Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÌM HIỂU QUAN điểm dân bản của MẠNH tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.83 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Mục lục 1
Mở đầu 2
Chương 1: Cơ sở lý luận – xã hội hình thành quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử 5
1.1. Sơ lược tiểu sử Mạnh Tử 5
1.2. Cơ sở lý luận – xã hội của quan điểm "dân bản" 6
1.2.1. Cơ sở lý luận 6
1.2.2. Điều kiện chính trị - xã hội 8
Chương 2: Quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử 11
2.1. Nội dung quan điểm "dân bản" 11
2.2. Từ "dân bản" của Mạnh Tử đến quan điểm lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh 18
Kết luận: 23
Tài liệu tham khảo 25
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là một trong những hệ thống triết học có ảnh hưởng lớn
đến tư tưởng cũng như đời sống tinh thần, đời sống chính trị - xã hội Việt
Nam. Mạnh Tử là một trong ba đại nho thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ông
là người có nhiều quan điểm khá tiến bộ và tích cực trong hệ thống triết
học Nho giáo. Tìm hiểu quan điểm “dân bản” của ông trên tinh thần ôn cố
tri tân là một trong những cách tiếp cận lịch sử triết học mà chúng ta cần
quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu.
Hơn nữa, trên phương diện giá trị, dân chủ với ý nghĩa mong muốn
mang đến tự do, bình đẳng, bác ái cho con người là một trong những giá trị
không những có ý nghĩa với riêng một dân tộc nào mà nó còn mang tính
nhân loại phổ quát, cho nên có thể nói, dân chủ là giá trị mà nhân loại luôn
muốn vươn tới ở mọi thời đại. Riêng ở Việt Nam, ngay từ thời đại của
Nguyễn Trãi, của Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến dân chủ. Ngày nay,
trong Đại hội IX, phạm trù “dân chủ” đã được Đảng ta chính thức đưa vào
mục tiêu phấn đấu của đất nước trong thời kỳ mới. Để xây dựng một đất


nước xã hội chủ nghĩa thật sự tiến bộ và vững mạnh thì vấn đề dân là chủ
và dân làm chủ là một trong những vấn đề cấp thiết và quan trọng.
Tìm hiểu quan điểm “dân bản” của Mạnh Tử, từ đó bước đầu đặt
mối liên hệ với quan điểm dân chủ của Hồ Chí Minh và chắc lọc, kế thừa
những tinh hoa, những giá trị tích cực của nó nhằm ứng dụng, xây dựng
một nền dân chủ triệt để và toàn diện nhằm phát triển xã hội ta hiện nay
cũng không nằm ngoài tinh thần ấy.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều học giả nghiên cứu những vấn đề khác nhau của triết
học nho giáo nói chung và triết học Mạnh Tử nói riêng như: Nho giáo của
Trần Trọng Kim; Đại cương triết học Trung Quốc của PGS. TS Doãn
Chính; Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm. Trong những công trình đó
có bàn về triết học Mạnh Tử và quan điểm dân bản của ông, tuy nhiên chưa
có công trình riêng nào chuyên viết về đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Từ việc tìm hiểu quan niệm dân bản của Mạnh Tử, bước đầu đặt mối
liên hệ với quan điểm dân chủ của Hồ Chí Minh. Với mục đích trên, tác giả
đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể cho đề tài như sau:
Thứ nhất, giới thiệu sơ lược về Mạnh Tử và cơ sở xuất phát của
quan điểm dân bản của ông.
Thứ hai, quan điểm dân bản của Mạnh Tử và sự kế thừa nó trong
thời đại Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật và
phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đồng thời còn có sử dụng các phương pháp khác như : logic và lịch
sử, phân tích và tổng hợp, so sánh…
3
5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm có hai
phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận – xã hội hình thành quan điểm “dân bản”
của Mạnh Tử.
Chương 2: Quan điểm “dân bản” của Mạnh Tử và sự kế thừa nó
trong thời đại Hồ Chí Minh.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN – XÃ HỘI HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM
“DÂN BẢN ” CỦA MẠNH TỬ
1.1. Sơ lược tiểu sử Mạnh Tử
Mạnh Tử ( 327 – 289 tr CN) là nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại của
Trung Quốc, là nhân vật tiêu biểu của Nho gia sau thời Khổng Tử, ông
được xem là người kế thừa chính đối với tư tưởng của Khổng Tử, nên
người đời sau ghép tên hai ông lại và gọi là Nho giáo Khổng - Mạnh. Mạnh
Tử tên thật là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, người đất Châu, thuộc miền Nam
tỉnh Sơn Đông ngày nay, ( được người đời sau tôn vinh gọi là Mạnh Tử),
cha là Khích Công Nghi, mẹ là Cừu Thị. Mạnh Tử vừa lên ba tuổi thì cha
chết. Cừu Thị được người đời sau ca tụng là người mẹ rất quan tâm đến
môi trường nuôi dạy con cái, bà đã nuôi dưỡng và giáo dục lễ nghĩa cho
con rất chặt chẽ. Sách “Liệt nữ”có ghi lại rằng lúc Mạnh Tử còn nhỏ, vì
nhà ở gần nghĩa địa, Mạnh Tử hay vào nghĩa địa chơi, ông hay rủ bạn cùng
chơi trò tống táng, bà mẹ không yên tâm, bà dời đến chỗ ở mới, lần này vì
nhà gần phố xá, chợ búa, bà lại thấy con hay chơi rao hàng, bưng bánh, bán
thịt, bà lại không yên tâm, để tránh con bị ảnh hưởng bà lại tiếp tục dọn
nhà đến chỗ khác, lần này nhà ở gần trường học, bà rất vui mừng khi thấy
lúc này con hay bày trò chơi học theo lễ nhạc, khi đó bà mới thực sự yên
tâm về nơi ở mới của gia đình và định cư tại đó. Khi lớn lên Mạnh Kha
theo học một đệ tử của Tử Tư, tên là Khổng Cấp, là cháu nội của Khổng
Tử, cho nên có thể nói Mạnh Tử là người theo phái Nho gia của Tăng Tử,

nước Lỗ (là thầy dạy của Tử Tư). Mạnh Tử theo Nho học, hiểu rõ đạo lý
của Khổng Tử, lại có tài biện thuyết nên đã trở thành một trong ba đại Nho
của thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, được phong là Á thánh.
5
Trong quan điểm chính trị - xã hội, Mạnh Tử ra sức bảo vệ, đề cao
vương đạo, đả kích bá đạo. Ông đi sâu tìm hiểu bản tính của con người,
trên cơ sở nhân học của Khổng Tử, ông xây dựng học thuyết “Tính thiện”
khá đặc sắc, là một trong những cơ sở hình thành quan điểm “dân bản”.
Mạnh Tử hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho giáo trên cả
phương diện thế giới quan và nhân sinh quan. Về mặt trước tác có tập
Mạnh Tử cùng Luận ngữ, Đại học, Trung dung hợp thành bộ Tứ thư, được
xếp là một trong những sách kinh điển của Nho giáo.
Để phát triển Nho giáo và quan điểm, chủ trương của mình, Mạnh
Tử cũng giống như Khổng Tử, đã từng dẫn học trò (đi chu du khắp các
nước chư hầu để truyền bá tư tưởng, học trò đi theo ông khi đông nhất có
đến vài trăm người). Ông muốn sử dụng các học thuyết chính trị - xã hội
của mình để cứu đời, ông đã đến nước Tống, nước Nguỵ và đã từng öôøi
lm khanh của Tề Tuyên Vương, tuy nhiên ông không được vua các nước
chư hầu trọng dụng, họ chỉ xem ông là mộöôøi l trong học thuyết gi đáng
kính chứ không tiếp thu chủ trương chính trị của ông. Cuối đời, Mạnh Tử
đã lui về làm công việc dạy học và nghiên cứu học thuật, triết học, viết
sách.
1.2. Cơ sở lý luận – xã hội của quan điểm “dân bản”
1.2.1. Cơ sở lý luận
Quan điểm dân bản của Mạnh Tử xuất phát và chịu ảnh hưởng lớn
của triết học Nho giáo thời kỳ Tiên Tần, với tinh thần luôn coi trọng đạo,
trọng “nhân”, “lễ”, “nghĩa” “trí”, “tín”, coi trọng sự “chính danh”, xây
dựng người “quân tử”. Ở thời kỳ này Nho giáo chủ trương “thiên nhân
tương đồng”, trên cơ sở đó họ cho rằng đạo trời đất là trung hòa, trung
dung, còn đạo của con người là trung thứ, đạt được trung thứ là đạt được

6
chí thiện, chỉ cần học tập, tồn tâm dưỡng tính, sửa mình theo Nhân, Nghĩa,
Lễ, Trí, Tín thì có thể trở thành người chí nhân, chí thiện.
Xuất phát từ quan điểm của Khổng Tử “nhân chi sơ tính dĩ trực”, từ
các quan niệm về nhân, lễ , trí… Mạnh Tử phát triển thành “nhân chi sơ
tính bản thiện”. Sự tiến bộ của Mạnh Tử là ở chỗ ông đã phát triển quan
điểm của Khổng Tử theo một khuynh hướng mới. Theo đó, cả Khổng Tử
và Mạnh Tử đều cho rằng tòan bộ những tố chất này đã có sẵn trong tâm
của mỗi người, vì vậy con người chỉ cần soi rọi trong tâm là biết tất cả.
Đây là phương pháp phản tỉnh nội tâm, là một trong những lý do để Mạnh
Tử xây dựng học thuyết tính thiện, cơ sở lý luận của quan điểm “dân bản”,
chế độ “bảo dân” với chủ trương giáo huấn nội tâm để đưa con người quay
về với bản tính vốn thiện của mình.
Có thể nói đối với Mạnh Tử, quan niệm về bản tính con người, được
kết tinh trong học thuyết tính thiện của ông. Mạnh Tử cho rằng bản tính
của con người vốn thiện, điều đó bắt nguồn từ tứ đoan, bốn đầu mối nằm
sẵn trong tâm của mỗi người là lòng trắc ẩn, tu ố, từ nhượng và thị phi.
Trong người ta ai cũng có lòng thương người: không có lòng trắc ẩn
(không thương xót), không phải là người, không có lòng tu ố (không thẹn
ghét), không phải là người, không có lòng từ nhượng (lòng cung kính),
không phải là người, không có lòng thị phi (phân biệt phải trái), không phải
là người. Lòng trắc ẩn là đầu mối của Nhân, lòng tu ố là đầu mối của
Nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của Lễ, lòng thị phi là đầu mối của Trí.
Bốn đức đó quan trọng như mầm cây của hạt giống, như tứ chi của con
người vậy. Con người sở dĩ bất thiện là do hòan cảnh tác động, do tự mỗi
con người không có sự phản tỉnh nội tâm, không rèn luyện được, không tự
giữ được mình. Như vậy con người sinh ra là bình đẳng như nhau, đều
7
thiện như nhau. Cho nên trong các học thuyết về chính trị - xã hội, để đảm
bảo trật tự xã hội ổn định thì tốt nhất là nên thực hiện chính sách dùng

nhân nghĩa và lòng trắc ẩn của các bậc vua chúa để giáo hoá con người
tránh làm điều bất thiện, biết phản tỉnh nội tâm để tìm về với bản tính thiện
vốn có trong tâm của mình. Đây là một trong những quan điểm khá tiến bộ,
nếu xét ngay trong bối cảnh của xã hội thời kỳ đó và trên lập trường tư
tưởng mà ông đại diện, thì tư tưởng này của Mạnh Tử là rất đáng trân trọng
.
Vì vậy để xã hội tốt, con người phải luôn quan tâm giữ gìn bản tính
thiện của mình, nghĩa là con người phải tồn tâm dưỡng tính, tốt nhất là có
sự phản tỉnh nội tâm, phải chú trọng giữ gìn cho tâm có lương tri, lương
năng: và cách tốt nhất là ôn luyện, học tập đạo nghĩa.
Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng học thuyết “tính thiện” chính là một
trong những cơ sở cơ bản nhất để Mạnh Tử đưa ra quan điểm dân bản, chủ
trương cơ bản là để trị nước yên dân thì phải biết lấy dân làm gốc, bảo tồn
nhân nghĩa, lấy nhân nghĩa trị nước chứ không vì cái lợi, phải dùng nhân
nghĩa để đối xử với dân, phải giáo hóa dân quay về với bản tính thiện ban
đầu.
1.2.2. Điều kiện chính trị - xã hội
Nếu ở thời đại Khổng Tử, thời kỳ Xuân Thu, về mặt đạo đức, luân
lý, “danh và thực óan trách nhau”, tức là danh và thực không phù hợp với
nhau, thì đến thời kỳ của Mạnh Tử, thời kỳ Chiến Quốc, cuộc đấu tranh
giai cấp ngày càng quyết liệt hơn. Trong xã hội ở giai đoạn này, chế độ
tông pháp nhà Chu bị bãi bỏ, tòan bộ lễ nghi trở thành hình thức, trật tự lễ
nghĩa, cương thường xã hội bị xáo trộn nghiêm trọng, giá trị đạo đức bị
băng hoại, suy đồi đặt ra một loạt các vấn đề xã hội, triết học mới, và theo
8
đó, các nhà tư tưởng đua nhau xây dựng các hệ thống triết học đạo đức, các
vấn đề về tam cương, ngũ thường đều ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu
bức xúc ấy của thời đại .
Đến cuối thời Xuân Thu, về mặt chính trị - xã hội, nhìn chung, đây
là thời kỳ biến chuyển về cả kinh tế, chính trị, xã hội, cả về pháp chế, và đó

cũng là thời kỳ quá độ giữa hai chế độ (chế độ nô lệ suy tàn và sơ kỳ của
chế độ phong kiến), lúc này, tông pháp nhà Chu không còn, đạo lý, nhân
luân đảo lộn, còn chế độ phong kiến thì mới manh nha, chiến tranh giành
đất đai, dân cư, ngôi bá chủ diễn ra liên miên theo xu hướng ngày càng gay
gắt và quyết liệt, những cuộc viễn chinh, thôn tính lẫn nhau làm số phận
của các nước nhỏ và số phận của thần dân các nước trở nên chông chênh,
cơ cực, làm nảy sinh một loạt các vấn đề hết sức cấp thiết trong trên lĩnh
vực chính trị - xã hội như nhu cầu về phương pháp, chính sách nhằm “tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Chính trong sự giao thời, lịch sử xã hội biến
chuyển sôi động giữa hai chế độ đó đã đặt ra những câu hỏi lớn và nhiệm
vụ lịch sử mới cho các nhà lãnh đạo cũng như những nhà tư tưởng trong xã
hội: làm thế nào cho thiên hạ từ lọan thành trị, và làm sao để đẩy xã hội
tiến lên, do vậy các nhà tư tưởng cùng với nhà vua, luôn quan tâm tìm
kiếm và xây dựng những cách thức và phương pháp trị nước, “bình thiên
hạ” sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là một trong những lý do làm cho
triết học Trung Hoa, đặc biệt là thời kỳ này có xu hướng thiên về triết học
đạo đức, triết học chính trị, làm xuất hiện nhiều trường phái triết học lớn,
nhiều nhà tư tưởng lớn và họ tranh luận với nhau hết sức quyết liệt, tạo nên
không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Hoa cổ đại
mà người đời sau gọi đây là thời kỳ “bách gia chư tử” hoặc là thời kỳ
“bách gia tranh minh”.
9
Tư tưởng của những triết gia thời kỳ này không chỉ nổi tiếng đương
thời mà cái bóng của họ còn bao trùm xã hội ở nhiều thời kỳ, nhiều quốc
gia lân cận trong đó có Việt Nam.
Các trường phái triết học phát triển rất phong phú, đa dạng và khá
sâu sắc, họ đã tìm ra nhiều cách trị nước khác nhau: nhân trị, pháp trị, lễ
trị… và quan điểm của Nho giáo Khổng - Mạnh chủ trương theo “nhân
trị”, quan điểm “ dân bản” của Mạnh Tử cũng xuất phát từ tinh thần của
thời đại ấy.

Nho giáo Khổng - Mạnh đại diện cho cho tầng lớp quý tộc cũ, nuối
tiếc chế độ tông pháp nhà Chu, cho nên cả Khổng Tử và cả Mạnh Tử sau
này “cố chấp nhân sinh” là vì thế. Nuối tiếc chế độ Tông pháp thời Tây
Chu, bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp quý tộc cũ, nhưng cũng không hòan
tòan bảo thủ, tuy tinh thần cải biến trong các quan điểm chính trị xã hội của
các ông thường mang tính nữa vời, nhưng dù sao thì ngay trong thời đại ấy,
quan điểm và học thuyết của các ông đã là khá tiến bộ.
10
Chương 2
QUAN ĐIỂM “DÂN BẢN” CỦA MẠNH TỬ
2.1. Nội dung quan điểm “dân bản” của Mạnh Tử
Từ quan điểm “nhân chính” trong học thuyết chính trị xã hội, Mạnh
Tử đã đề xuất quan điểm “dân bản” hết sức độc đáo, với tinh thần đề cao
vai trò của dân, dân là quý nhất, dân là gốc của nước, có dân mới có nước,
có nước mới có vua. Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân lao động
đối với sự tồn vong, suy thịnh của một đất nước. Quan điểm “dân bản” có
một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Lấy dân làm gốc, ông nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh”. Theo Mạnh Tử vua là thuyền, dân là nước, nước có thể lật
thuyền, cho nên trong một nước, dân là cao hơn cả. Mạnh Tử từng cho
rằng: Trời trông ở dân ta trông, trời nghe ở dân ta nghe, vì vậy hễ ai được
lòng dân chúng thì được làm thiên tử.
Quan điểm này tuy còn mang nặng tính duy tâm, đề cao thiên mệnh,
nhưng điểm tích cực là nó đã biết đề cao vị trí và vai trò của dân.
Mạnh Tử quan niệm, trong một nước có ba của báu là đất đai, nhân
dân và chính sự, kẻ nào lấy châu ngọc làm của báu thì tai họa sẽ mắc vào
thân, chỉ xem dân là của báu thì xã tắc mới yên bình, phồn thịnh. Theo đó,
vua phải luôn là ông vua có lòng chẳng nỡ, có lòng trắc ẩn đối với dân, vua
phải luôn có tấm lòng nhân đức, phải biết yêu thương dân, cần kiệm, gia
huệ với dân chúng. Nếu vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vua

như tấm lòng mình. Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua như
người dưng trong nước. Vua xem bề tôi như đất như cỏ thì bề tôi coi vua
như giặt thù…vì vậy phải biết quan tâm đến nhân dân. Trên cơ sở quan
điểm đó, Mạnh Tử có lời khuyên đối với các bậc vua chúa là: Người ưa sắc
11
đẹp không hại, ưa thích của cải nhiều cũng không hại, ưa thích ruộng đất,
đi săn bắn cũng không hại, ưa thích âm nhạc, du ngoạn cũng không hại.
Nhưng trong lúc ưa thích sắc đẹp, ngài nên nhớ trong nước đang còn cảnh
vợ chồng phân ly; trong lúc ưa thích của cải nhiều, ngài nên nhớ rằng trong
nước đang còn cảnh lầm than đói rét; trong lúc ngài xua quân đi săn bắn
ngài nên nhớ rằng đang còn cảnh cha con anh em, vợ chồng chia ly, đau
khổ. Nói tóm lại, ngài nên suy xét chín chắn việc làm của ngài. Nghĩa là
cần phải quan tâm đến việc chính trị, trị nước chăn dân như thế nào để luôn
đảm bảo trong nước gia đình no ấm hòa thuận, hạnh phúc sum vầy, ấy mới
là ông vua tốt. Nghĩa là lấy sự yên bình của muôn dân làm tiêu chí để đánh
giá về sự thống trị của chế độ và sự anh minh sáng suốt của vua, nghĩa là
một ông vua tốt thì phải lo trước cái lo của dân và vui sau cái vui của dân.
Coi dân là của báu của quốc gia, nên trong khi thực hành các chính
sách, bậc vua chúa phải coi trọng nhân dân, tôn trọng dân chúng, đồng thời
cũng phải luôn giữ mình khiêm cung, sinh họat tiết kiệm, gia huệ với bề
tôi. Có như thế thì mới đảm bảo tạo được sự an lành cho dân chúng, có như
thế thì vua mới chiếm được lòng tin và kính trọng của nhân dân.
Với quan điểm “dân bản”, xem nhân nhân dân là gốc của nước,
Mạnh Tử chủ trương trong việc chính trị, vua phải lấy điều nhân nghĩa làm
gốc, một ông vua trị nước mà không dựa vào nhân nghĩa, không biết xem
trọng, chăm lo cho dân, chỉ vui thú hưởng lợi lộc riêng, sống tà dâm, bạo
ngược, để dân lầm than, đó khổ, thì đó là ông vua bất nhân, là “bá đạo” chứ
không phải là “vương đạo”.
Chế độ chính trị theo quan điểm "dân bản" tốt nhất theo Mạnh Tử là
chế độ thực hành chính trị theo nhân trị, trong đó ngôi thiên tử phải thuộc

về người có tài có đức, quan điểm "dân bản" kiên quyết phế bỏ những ông
12
vua vô đạo, nếu vua là bạo chúa thì có thể đổi mệnh vua với ba điều kiện:
giết vua phải thuận theo ý trời, phải hợp lòng dân, và người thay thế ngôi
vua phải là bậc hiền tài, là người đại diện cho mong muốn và khát vọng
của muôn dân, được dân kính trọng và tin tưởng.
Xuất phát từ quan điểm "dân bản" với lòng chẳng nỡ, thương dân,
tận mắt chứng kiến cảnh chiến tranh tàn sát, khốc liệt giữa các nước trong
thời kỳ Chiến Quốc, ông lên án những ông vua vì cố tranh giành đất đai mà
làm hại dân, đem dân đi chinh chiến, xuất phát từ lòng thương dân, ông cực
lực lên án chiến tranh làm cho dân chết chóc, đói khổ, lầm than. Nếu trong
nước còn chiến tranh, còn đói khổ nghĩa là vua quan có tội với dân. Mạnh
tử phản đối chiến tranh rất quyết liệt, ông cho rằng, hiện tại, các nước đánh
nhau giành đất giết người thây chết đầy đồng, đánh nhau giành thành, giết
người thây chết đầy thành, như thế gọi là cho đất ăn thịt người, và người ta
đang chuẩn bị cho nguời ăn thịt người. Tiếng nói này của Mạnh Tử thể
hiện sự đồng cảm sâu sắc với nổi lòng và nguyện vọng của nhân dân Trung
Hoa suốt 550 lọan lạc.
Hạn chế trong quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử là ông luôn bênh
vực và biện hộ cho chế độ phân chia đẳng cấp, thứ bậc trong xã hội. Nhà
vua, người quân tử hiền tài, đức độ phải thương dân nhưng cũng phải tuân
theo luân loại, thứ bậc: người quân tử đối với loài vật thương mà không
nhân từ, đối với dân thì nhân từ mà không thân thiết. Người quân tử thân
thiết với người thân của mình rồi mới nhân từ với dân, nhân từ với dân rồi
mới thương đến loài vật.
Qua quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử có thể nói ông có trái tim
đập cùng nhịp đập với quần chúng nhân dân, nhưng bộ óc và lý trí thì luôn
13
đứng về phía giai cấp mà ông đại diện, cái tình thì thuộc về nhân dân,
nhưng cái lý thì lại thuộc về giai cấp cầm quyền.

Tuy quan điểm của Mạnh Tử ít nhiều còn chịu chi phối bởi lợi ích
của giai cấp quý tộc đương thời, nhưng nó là tấm gương phản ánh khá rõ
nét thực trạng xã hội, xu thế thời đại, cuộc sống khắc khoải và ước vọng
sâu xa của quần chúng nhân dân lao động Trung Hoa trong thời kỳ Xuân
Thu - Chiến Quốc đầy biến động.
Thứ hai, chế độ “bảo dân”.
Trước hết, một ông vua tốt thì phải biết quan tâm, chăm lo đời sống
kinh tế của nhân dân, đảm bảo cho dân ấm no, hạnh phúc. Mạnh Tử chủ
trương thực hiện chế độ “hằng sản” “hằng tâm”, cải cách kinh tế, thi hành
chế độ điền địa và thuế khóa công bằng nhằm mục đích cuối cùng là cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Mạnh Tử khuyên các bậc vua chúa: Ngài vui cái vui của dân thì dân
cũng vui cái vui của mình, ngài lo cái lo của dân thì dân cũng lo cái lo của
mình, vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo, thế thì sẽ được làm vưong trong
thiên hạ vậy.
Trong chế độ bảo dân, trước hết phải thực hiện chế độ "hằng sản"
"hằng tâm", để chăm lo đời sống của dân phải dựa vào việc thực hành phép
chính trị nhân đức đối với dân. Vua nhân từ, đức độ và anh minh trước hết
phải lo cho dân có sản ngiệp riêng. Sở dĩ Mạnh Tử chủ trương thực hiện
chính sách "hằng sản" "hằng tâm", vì theo lý luận của ông thì, trong cuộc
sống, chỉ khi con người có được vật chất đầy đủ thì họ mới có đạo đức luân
lý (đây là quan điểm duy vật khá tiến bộ). Cho nên theo đó, Mạnh Tử cho
rằng: nói đạo đức, khuyến khích tinh thần mà không quan tâm đến đời sống
vật chất thì là vô nghĩa và thiếu cơ sở.
14
Tinh thần của quan điểm "hằng sản" "hằng tâm" là chỉ khi nhà vua
xây dựng được đời sống ấm no cho nhân dân thì mới mong có được những
thần dân tốt, vì người không no đủ thì dễ sinh ra gian tà, từ đó Mạnh Tử
cho rằng: Thánh nhân cai trị thiên hạ phải làm cho dân có đậu thóc cũng
nhiều như nước lửa, khi đậu thóc cũng nhiều như nước lửa thì dân chẳng

còn ai là bất nghĩa nữa.
Kế đến là phải thực hiện chế độ giảm siêu thuế và có chế độ thu thuế
công bằng, vì quyền lợi của dân. Để kích thích cho dân yêu thích lao động,
phát triển năng suất, đảm bảo cuộc sống ấm no, bậc vua chúa phải giảm
hình phạt, bớt thuế liễn, phải để cho nông dân trong nước chiếm hữu một
lượng đất đai nhất định, khiến cho dân siêng năng, chăm chỉ trong việc cày
sâu cuốc bẫm, làm vườn tược.
Xã hội thời kỳ này có ba cách thu thuế; thu thuế bằng sản vật, thuế
bằng lúa gaọ, thuế bằng sức lao động. Bậc vua chúa cần thu một hạng thuế,
mà hoãn hai hạng thuế, nếu một mùa, cùng một lúc thu 2, hoặc 3 hạng thuế
thì dân sẽ đói khổ, lầm than. Nói chung là bậc vua chúa, không nên bắt dân
chúng phải gánh nặng thuế má, mà ngược lại luôn phải xem xét, giảm siêu
thuế tùy thuộc vào tình hình thực tế của việc canh tác, mùa màng
Mặc khác cũng cần phải thi hành các chính sách, chế độ điền điạ công
bằng, phân chia ruộng đất hợp lý, phân minh. Ông đã vẽ nên một bức tranh
khá đầy đủ của nền kinh tế tiểu nông ỏ Trung Hoa thời kỳ bấy giờ, ông đã
đề ra những biện pháp phát triển kinh tế khá thiết thực và chủ trương thực
hiện theo chế độ tĩnh điền là công bằng và lý tưởng nhất. Điểm tiến bộ của
Mạnh Tử đối với Khổng Tử là nếu Khổng Tử chủ yếu bàn về chính trị, đaọ
đức, còn về kinh tế chỉ bàn trên phương diện chiến lược, thì Mạnh Tử là
người bàn khá cụ thể và chi tiết về vấn đề kinh tế, nhằm phát triển hiệu
15
quả nhất nền kinh tế tiểu nông đặc trưng của xã hội Trung Hoa. Mạnh Tử
từng viết rõ trong cuốc sach Tận tâm hạ như sau: Nhà có 5 mẫu đất, trồng
dâu ở dưới chân tường, người đàn bà chăm lo nuôi tằm, dệt lụa, thì người
già đuợc đầy đủ vải lụa mà mặc. Nuôi năm con gà mái, hai con lợn nái,
đừng làm mất mùa sinh sản của nó, thì người già cả được đầy đủ, không
thiếu thịt ăn. Ruộng có trăm mẫu, người đàn ông trong nhà chăm lo cày
cấy, thì nhà có 8 miệng ăn có thể không bị đói. Có thể thấy Mạnh Tử đã
đưa ra kế hoạch phát triển nền nông nghiệp tiểu nông mô hình nhỏ lẻ, tự

cung tự cấp khá hiệu quả. Theo ông, với mô hình đó, nếu nhân dân siêng
năng, chăm chỉ thì không thể đói khát, thiếu ăn mà ngược laị sẽ ngày càng
có đời sống ấm no, sung túc, từ đó xây dựng được nền kinh tế của đất nước
cũng phồn thịnh.
Thứ ba, trong chế độ bảo dân, ngoài việc chăm lo đời sống cho nhân
dân còn phải tiến hành giáo hoá dân, đó cũng là một trong những nhiệm vụ
trọng yếu của phép trị nước.
Theo Mạnh Tử, cần phải quay laị thời kỳ nhà Chu, mở các tường tự,
hiệu, học, là hệ thống các trường học từ làng xã đến kinh đô để dạy cho
nhân dân về moị mặt. Trong đó, tường là trường daỵ cho dân ở trình độ sơ
đẳng nhất về đaọ lý, phong tục, về sự kính nhường và phụng sự người già
cả. Tự là trường dạy cho dân về võ nghệ, về phép bắn cung, rèn luyện sức
khoẻ, thể lực. Hiệu là trường daỵ cho dân về các vấn đề phong hóa, đaọ
đức, nhân luân. Còn học là trường quốc học, ở taị kinh đô, là cấp độ đaò
taọ có quy mô lớn nhất trong cả nước. Thực ra ở tất cả các trường, xuyên
suốt mọi bậc học, người ta đều daỵ cho dân về đạo lý nhân luân, bởi theo
Mạnh Tử, để bảo tồn và phát triển tâm tính của con người thì luôn cần
phải có sự rèn luyện, giáo dục đạo lý cho con người. Trong giáo dục đạo
16
lý, nhân nghĩa thì phải có những tiêu chuẩn, và chuẩn mực ấy không có gì
khác hơn là đức độ, đạo lý của thánh hiền gọi là “pháp tiên vương”,
Ở lĩnh vực này Mạnh Tử đã từng rút ra kết luận, trong sách Mạnh
Tử, ông viết: chính trị hay thì dân sợ mà tuân theo, giáo hoá hay thì dân
yêu mà kính phục. Chính trị hay thì được của dân, giáo hoá hay thì được
lòng dân.
Thực ra trong quan điểm về giaó hoá dân vẫn cò chịu ảnh hưởng của
sự phân chia giai cấp. Xuất phát từ trong quan điểm chính trị - xã hội,
Mạnh Tử chgo rằng trong xã hội chia ra thành hai hạng người: những
người lao tâm và những người lao lực. Hạng người thứ nhất là quý tộc, vua
chúa, lo việc trị dân và sống dựa vào sức lao động của dân. Hạng người lao

lực là đaị đa số quần chúng nhân dân lao động, luôn phải phục tùng và
chuyên lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất nuôi sống hạng người thứ
nhất, theo Mạnh Tử đó là nguyên tắc phân công lao động có tính tự nhiên
và có tính quy luật chung, từ đó ông không đồng tình với quan điểm “vua
tôi cùng cày ruộng”. Tóm lại, trong lĩnh vực này ông cho rằng: Người lao
tâm cai trị người, kẻ lao lực bị người cai trị, kẻ bị người cai trị phải nuôi
người, người cai trị kẻ khác được người nuôi. Thực chất đây chính là tư
tưởng biện hộ cho việc áp bức và bóc lột nhân dân của giai cấp thống trị.
Trong việc giaó dục, giáo hoá dân, Mạnh Tử phân biệt có 5 loaị
nguời, 5 đối tượng cụ thể nhà giáo dục cần hiểu điều này để có cách giaó
dục cho phù hợp, ông nói: hạng người đã học cao thì cách dạy như là trận
mưa phải thời để thấm nhuần mà cảm hoá cho. Có hạng người tính chất
thuần hậu, dạy cho họ được thành đức hạnh. Có hạng người thiên tư sáng
suốt, dạy cho họ được thành tài năng. Có hạng người đến hỏi điều gì thì trả
lời cho, để giải thích cho những điểm nghi hoặc. Có hạng người chỉ trộm
17
nghe những điều hay lẽ phải mà tự tu tỉnh lấy mình. Nghĩa là có người
sáng suốt, có tố chất của người quân tử thì đào tạo thành kẻ có tài, học cao,
hiểu rộng; có người có tố chất thuần hậu thì dạy cho họ thành người có đức
hạnh; có người chỉ hỏi gì đáp nấy giải thích cho họ hiểu là được.
Chữ “ dân ” trong quan điểm “"dân bản" ” được Mạnh Tử hiểu là
quần chúng nhân dân lao động, với nghĩa là hạng nguời lao lực trong xã
hội, cho nên, đây là loại người mà hỏi gì chỉ cần đáp nấy cho họ hiểu là
đủ, đối với loại người này, vì bản tính và tố chất của họ, cho nên chỉ dạy
cho họ biết thuần phục, phục tùng, vì trong xã hội, theo ông những người
lao tâm thì luôn thống trị đối với những kẻ lao lực. Quan điểm này khá cực
đoan, mang nặng tư tưởng phân chia trật tự đẳng cấp trong xã hội, mục
đích là bảo vệ quyền lợi và địa vị cho giai cấp thống trị.
2.2. Từ "dân bản" của Mạnh Tử đến quan điểm lấy dân làm gốc của
Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở chung là xem trọng dân, điểm gặp nhau của Mạnh Tử và
Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốc, chăm lo đời sống cho dân, là dạy cho dân
biết, mở mang tri thức cho nhân dân, là giáo hoá dân, là chống chiến tranh,
chống giặc đói, giặc dốt, đem lại đời sống tự do, ấm no và hạnh phúc cho
dân.
Sở dĩ tác giả nói “điểm gặp nhau” của Mạnh Tử và Hồ Chí Minh,
bởi ở đây mang hai khả năng, cũng có thể là một sự gặp nhau ngẫu nhiên
của hai nhà tư tưởng nhân văn, biết lấy dân làm của báu của một quốc gia
dân tộc; hoặc cũng có thể quan điểm lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh sau
này có tiếp thu trên tinh thần lọc bỏ biện chứng, có cải biến đối với quan
điểm "dân bản" của Mạnh Tử. Tác giả thiên về khả năng thứ hai hơn bởi lẽ,
chúng ta đều biết rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa
18
văn hoá nhân loại từ cổ chí kim, từ đông sang tây là điều không thể phủ
nhận. Nhưng cần đặc biệt lưu ý rằng Hồ Chí Minh là một người Việt Nam
(quốc gia chịu ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo), bản thân Hồ Chí Minh
lại là một người rất giỏi Nho học, cho nên quan điểm của Người có dấu ấn
của Nho giáo, trong đó có quan điểm của Mạnh Tử là một điều hoàn toàn
có thể.
Tuy nhiên, trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh
đã vận dụng, kế thừa và phát triển một cách linh hoạt những quan điểm và
tư tưởng của Nho giáo trong thời đại mới, phù hợp với điều kiện và tình
hình cụ thể của đất nước Việt Nam.
Dù là gặp nhau theo khả năng thứ nhất hay thứ hai, nghiên cứu quan
điểm "dân bản" của Mạnh Tử và quan điểm lấy dân làm gốc của Hồ Chí
Minh, cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, quan điểm của Hồ Chí Minh
đều thể hiện sự phát triển và hoàn thiện, triệt để hơn Mạnh Tử.
Trên phương diện lý luận, không riêng gì quan điểm "dân bản", hầu
hết toàn bộ Nho giáo đã được Hồ Chí Minh lĩnh hội và phát triển lên một
trình độ mới như các vấn đề về tam cương, ngũ thường …

Ở quan điểm "dân bản", cũng là đề cao nhân dân, nhưng chữ “dân ”
trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chữ dân đại diện cho toàn bộ nhân dân lao
động trong xã hội, nhưng không mang nghĩa là kẻ lao lực, phải phục tùng
tyệt đối giai cấp thống trị. Trái lại, lấy dân làm gốc là tiến tới xây dựng
quyền làm chủ cho nhân dân, không phải người lao tâm ắt thống trị người
lao lực như Mạnh Tử quan niệm, mà Hồ Chí Minh cho rằng dân là chủ và
dân làm chủ, còn cán bộ là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Như
vậy, toàn bộ các quan điểm lấy dân làm gốc, rồi quan niệm về sự giáo hoá,
giáo dục cho nhân dân, cho đến việc chăm lo đời sống cho dân đều là quan
19
điểm vì dân triệt để hơn quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử, nếu không
muốn nói rằng đối lập hoàn toàn với quan điểm "dân bản" trên lập trường
phân chia đẳng cấp mà Mạnh Tử đã đề ra. Không như Mạnh Tử, con tim
dành cho nhân dân, nhưng khối óc lại dành cho giai cấp thống trị, Hồ Chí
Minh từ trong tâm tư, nguyện vọng, tình cảm cho đến lý luận, hoạt động
thực tiễn, nhất quán đều vì quyền lợi của nhân dân lao động.
Theo Mạnh Tử, người lao tâm bao giờ cũng thống trị người lao lực,
xem trọng lao động trí óc (mà hàm ý là tầng lớp quý tộc phong kiến thống
trị), coi nhẹ lao động chân tay. Hơn nữa, Mạnh Tử còn chia ra trong xã hội
có hai kiểu người, quân tử và tiểu nhân, trong đó quân tử là bậc thượng trí,
có tri thức mang tính tiên thiên, chỉ đào tạo cho những người này trở nên
tinh thông và chỉ họ mới có thể trở thành nhà lãnh đạo, còn kẻ tiểu nhân, u
mê, mờ tối, chỉ cần giải thích những thắc mắc cho họ hiểu là đủ, giáo hoá
cho họ trở thành những kẻ thuần phục, chuyên việc cày sâu cuốc bảm để
nuôi sống bản thân và cung phụng cho giai cấp thống trị. Hồ Chí Minh thì
lại lấy nguyên tắc bình đẳng tuyệt đối làm tiền đề cho quan điểm dân chủ,
quan điểm lấy dân làm gốc của mình.
Khác với Mạnh Tử, đưa ra quan điểm "dân bản" nhưng cuối cùng
ông lại cho rằng, thiên mệnh, mệnh trời đã định sẵn: thiên tử, vua là con
trời, do mệnh trời chỉ định, và có sự phân biệt thứ bậc rõ ràng, giữa vua

chúa và thần dân của họ. Theo đó, suy cho cùng thì nhân dân lao động chỉ
có một con đường duy nhất là phải chuyên tâm lao động sản xuất tạo ra của
cải cho xã hội, phục vụ nhu cầu của quý tộc phong kiến và chuyên tâm
phục tùng mọi mệnh lệnh của họ, dễ thấy tính cải lương, lý thuyết và hình
thức trong quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử, bởi khi lý giải trong thực
tiễn xã hội thì trật tự, thứ bậc giữa các giai cấp, sự định vị xã hội và bản
20
chất bóc lột của xã hội vẫn luôn được khẳng định, bảo vệ và duy trì. Xét
trong toàn bộ tư tưởng của Mạnh Tử thì có nhiều mâu thuẫn, quan điểm
tiến bộ đan xen với quan điểm bảo thủ, đây là mâu thuẫn trong quan điểm
"dân bản" nói riêng, là mâu thuẫn trong tư tưởng triết học Mạnh Tử, trong
Nho giáo nói chung, hay cũng chính là những mâu thuẫn, những trăn trở,
giằn xé trong tâm can của những nhà tư tưởng tiến bộ nhưng vẫn chưa
hoàn toàn thoát khỏi quan điểm bảo thủ của cả một thời đại, một ý thức hệ
Nho giáo.
Về phương diện thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng dân là gốc, dân là
chủ và dân làm chủ, và dân chủ là nói và làm, là tư tưởng và hành động
phải nhất quán. Từ lý thuyết lấy dân làm gốc, Người đã cố gắng không mệt
mỏi tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiến
tới giải phóng con người. Tiến hành xây dựng thể chế xã hội và phương
pháp thực hành dân chủ để đảm bảo vị trí làm chủ cho đại đa số quần
chúng nhân dân, giải phóng giai cấp. giải phóng con người, mà trước hết và
quan trọng nhất là giải phóng cho dân tộc khỏi ách ngoại xâm, giải phóng
nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, khỏi quan hệ xã hội bất bình đẳng,
bất công.
Trong việc chăm lo cho đời sống nhân dân, Mạnh Tử chỉ dạy cho
dân chăm cày sâu cuốc bẩm với mục đích nuôi sống bản thân và phục tùng
giai cấp thống trị, và ông quy trách nhiệm cho dân, là dân có lỗi nếu không
làm tròn trách nhiệm bổn phận phục tùng của mình trước giai cấp thống trị.
Còn Hồ Chí Minh, đối lập hoàn toàn, Người lại quy trách nhiệm cho cán

bộ, đảng viên, cho những người lãnh đạo xã hội: Nếu dân đói, Đảng và
Chính phủ có lỗi, nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm, đảng
21
và Chính phủ có lỗi. Nói chung, nhà quản lý hoàn toàn chịu trách nhiệm
nếu không chăm lo đầy đủ đời sống cho nhân dân về mọi mặt .
Vấn đề dân chủ và làm chủ của dân được Hồ Chí Minh xem xét một
cách khoa học: trong cách mạng dân tộc dân chủ, thì dân là chủ và dân làm
chủ là cố gắng đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, hoà bình cho
dân tộc và đấu tranh giải phóng giai cấp, đem lại ruộng đất cho dân cày.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thì nội dung dân chủ và làm chủ được
gắng với nhiệm vụ cụ thể như tạo điều kiện cho người lao động làm chủ
trong từng cơ sở sản xuất, cơ quan, xí nghiệp, nhà trường….
Dân chủ là làm cho dân được no ấm, hạnh phúc. Bác từng viết: nước
độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì.
Từ những lý luận của mình về dân chủ, Hồ Chí Minh đã suốt đời
cống hiến và hi sinh cho lý tưởng cao đẹp đó. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Người, từ quan điểm dân là gốc trong lý thuyết, Người tiến hành thực
hiện các biện pháp để xây dựng quyền làm chủ cho nhân dân. Những cố
gắng của Người đã có được thành quả bước đầu và được ghi nhận như một
một mốc son chói lọi trong lịch sử chính trị - xã hội nhân loại, một nước
Việt Nam độc lập ra đời, một dân tộc Việt Nam tự do được cả thế giới biết
đến và khâm phục.
22
KẾT LUẬN
Nghiên cứu quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử và bước đầu đặt vấn
đề về sự liên hệ từ quan điểm "dân bản" tới quan điểm lấy dân làm gốc của
Hồ Chí Minh, một trong những vấn đề lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh và
cũng là một trong những vấn đề nóng bỏng trong thời đại chúng ta ngày
nay. Tác giả có một số kết luận bước đầu:

Thứ nhất, trong hệ thống quan điểm duy tâm chủ nghĩa của triết học
Nho giáo với tinh thần cơ bản là bảo thủ, cực đoan, và đặc biệt là sự phân
biệt đẳng cấp thì quan điểm "dân bản" và chế độ "bảo dân" của Mạnh Tử là
một trong những tư tửơng khá tiến bộ, có tính dân chủ, tuy còn nữa vời
nhưng vẫn thể hiện được khá rõ tính nhân văn trong tư tưởng Mạnh Tử. Về
cơ bản, những quan điểm trong học thuyết chính trị -xã hội với học thuyết
nhân chính và quan điểm "dân bản", có thể xem đây là một trong những
quan điểm đặc sắc nhất trong triết học Mạnh Tử nói riêng và triết học nho
giáo nói chung. Quan điểm "dân bản" cùng với những biện pháp cải cách,
xây dựng nền kinh tế khá thiết thực và cụ thể của ông đã thực sự có ý nghĩa
tích cực đối với đời sống xã hội đương thời. Quan điểm của ông đã ít nhiều
thể hiện được tiếng nói và khát vọng của nhân dân lao động trong xã hội
Trung Hoa thời kỳ đó. Vì vậy, xét trong tính lịch sử - cụ thể của nó thì với
hệ thống triết học, lý luận về các vấn đề chính trị - xã hội của mình, Mạnh
Tử xứng đáng được tôn vinh là bậc Á thánh của Nho giáo và là một trong
những triết gia lớn của hệ thống triết học Trung Hoa nói riêng và triết học
phương Đông nói chung.
Thứ hai, trên cơ sở có kế thừa những tư tưởng tiến bộ của Mạnh Tử,
Hồ Chí Minh đã kết hợp với tinh thần của thời đại, xây dựng quan điểm
dân chủ khá triệt để. Tiếp đó Người suốt đời chiến đấu vì nền hoà bình, độc
23
lập và dân chủ cho nhân dân, đã bước đầu định hình và hoạch định chiến
lược xây dựng một nền kinh tế, một thể chế chính trị mà mọi lợi ích cũng
vì dân, mọi quyền lợi đều vì dân, một nhà nước của dân, do dân và vì dân
nhằm đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho dân.
Thứ ba, thiết nghĩ, theo logic phát triển đó, ngày nay, những thế hệ
sau Hồ Chí Minh cần thực hiện triệt để hơn nữa, thành công và thiết thực
hơn nữa những lý luận của Người. Phát triển, hoàn thiện quan điểm dân
chủ trên phương diện lý luận và đặc biệt là trên phương diện thực tiễn,
triển khai thành công vấn đề thực hành dân chủ, xây dựng một thể chế xã

hội, một đất nước mà ở đó thật sự dân là chủ và dân làm chủ.
Thứ tư, tư tưởng dân chủ chỉ có thể được thực hiện triệt để khi nó
thực sự được quan tâm và triển khai từ góc độ bản chất của vấn đề chứ
không phải là hình thức, phải triển khai thực hành dân chủ trên mọi phưong
diện của cuộc sống, trên mọi mặt từ kinh tế đến chính trị - xã hội, được
thực hiện từ cấp cơ sở cho đến các cơ quan trung ương, mà đặc biệt quan
trọng nhất, vẫn là phải dân chủ thực sự ngay ở cấp cơ sở, bởi từ chính nơi
đây mới thật sự là tiếng nói, là khát vọng, là ước muốn, phát ra từ chính
cuộc sống, từ nhu cầu thực tế của quần chúng. Nói theo kiểu của Hồ Chí
Minh muốn thực hiện thắng lợi vấn đề dân chủ nói riêng, hay muốn thắng
lợi ở bất cứ lĩnh vực nào, thì suy cho cùng vẫn chỉ có thể “xây lầu thắng lợi
trên nền nhân dân”.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS. Doãn Chính, Đại cương triết học Trung Quốc, NXB CTQG, Hà
Nội, 1999.
2. Trần Trọng Kim, Nho giáo, Trung tâm học liệu, Bộ GD, Sài Gòn, 1972.
3. Bộ GD và ĐT, Triết học, tập 1, NXB CTQG, Hà Nội, 2003.
4. Bộ GD và ĐT, Triết học, tập 2, NXB CTQG, Hà Nội, 2003.
5. Bộ GD và ĐT, Triết học, tập 3, NXB CTQG, Hà Nội, 2003.
6. GS.TS. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, NXB CTQG, Hà Nội, 2006.
7. PTS. Vũ Tình, Đạo đức học phương đông cổ đại, NXB CTQG, Hà Nội,
1998.
8. Thái Hoà - Chu Quý – Ngô Văn Tuyển biên dịch, Bách khoa toàn thư
tuổi trẻ - Nhân loại và xã hội, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2002.
9. Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Văn Ánh – Đỗ Đình Hãng - Trần Văn La,
Lịch sử thế giới trung đại, NXB GD, 2005.
10. PGS.TS. Nguyễn Hùng Hậu, Đại cương lịch sử triết học Việt Nam,
NXB CTQG, Hà Nội, 2002.
11. Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB GD, 2006.

25

×