Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.04 MB, 206 trang )



i





















VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


Nguyễn Đình Lâm




Â
Â
M
M


N
N
H
H


C
C


T
T
R
R
O
O
N
N
G
G


N

N
G
G
H
H
I
I


L
L




P
P
H
H


T
T


G
G
I
I
Á

Á
O
O






H
H
À
À


N
N


I
I





LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC





HÀ N

I - 2013


ii





















VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



Nguyễn Đình Lâm


Â
Â
M
M


N
N
H
H


C
C


T
T
R
R
O
O
N
N
G

G


N
N
G
G
H
H
I
I


L
L




P
P
H
H


T
T


G

G
I
I
Á
Á
O
O






H
H
À
À


N
N


I
I



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Chuyên ngành : Tôn giáo học

Mã số : 62.22.90.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. LÊ VĂN TOÀN
2. TS. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

HÀ NỘI - 2013


iii
LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của hai nhà
khoa học. Tất cả trích dẫn, số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, nghiêm
túc, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận trong luận án chưa từng được công bố trên
bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu những lời cam
đoan trên đây không đúng.

Tác giả luận án



Nguyễn Đình Lâm


iv
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6

1.1. NGUỒN TÀI LIỆU 6
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 10
1.3. KHUNG PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT 20
1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 25
1.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO VÀ NGUỒN GỐ
C, DIỆN MẠO
CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO Ở HÀ NỘI 36
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO 36
2.2. NGUỒN GỐC CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI 55
2.3. DIỆN MẠO CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI 68
2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2…………………………………………………………………… 82
Chương 3: CHỨC NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA ÂM NHẠC
TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO Ở HÀ NỘI 83
3.1. CHỨC NĂNG CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ 83
3.2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI 98
3.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 124
Chương 4: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ
PHẬT GIÁO HÀ NỘI HIỆN NAY 125
4.1. NHẬ
N ĐỊNH CHUNG 125
4.2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 138
4.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 144
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158
PHỤ LỤC 159


v

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ÂN Âm nhạc
ÂNPGHN Âm nhạc Phật giáo Hà Nôi
ÂNPGVN Âm nhạc Phật giáo Việt Nam
GS Giáo sư
Nxb Nhà xuất bản
PG Phật giáo
PGVN Phật giáo Việt Nam
TLTK Tài liệu tham khảo
Tp.Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tiến sĩ








1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trải qua gần hai thiên niên kỷ du nhập và phát triển, Phật giáo đã đi sâu vào
hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội, trở thành một trong những bộ phận cấu
thành nền văn hóa Việt Nam, để lại nhiều dấu mốc đáng chú ý trong suốt chiều dài
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngược lạ
i, chính những yếu tố truyền
thống đã tác động trở lại và là “chất liệu”, phương tiện để Phật giáo nhập thế, phát

triển với sắc thái riêng so với Phật giáo trong khu vực và vùng lãnh thổ khác.
Âm nhạc Phật giáo sinh ra từ trong nghi lễ Phật giáo, là kết quả của quá trình
vận động liên tục từ sự biến đổi, hình thành tông phái đến diễn trình truyền thừa vào
các nền văn hóa khác nhau mà tính nhiều tầng, nhiề
u lớp trong âm nhạc Phật giáo
Việt Nam là một minh chứng sống động. Nằm trong truyền thống âm nhạc nước
nhà, âm nhạc Phật giáo lấy âm nhạc bản địa là cơ sở chính trong quá trình hình
thành và phát triển. Ngoài thể hiện những đặc điểm chung của một nền âm nhạc
truyền thống dân tộc, âm nhạc Phật giáo Việt Nam nói chung còn là âm nhạc chức
năng nên mang những đặc trưng riêng gắn với triết lý và t
ập quán tu tập của tôn
giáo này.
Có thể nói, nghiên cứu âm nhạc Phật giáo là góp phần nghiên cứu Phật giáo
Việt Nam, cũng là để, thông qua đó nghiên cứu âm nhạc, văn hóa và tôn giáo Việt
Nam trong lịch sử. Nói cách khác, thực tế cho thấy, Phật giáo Việt Nam mang tính
vùng miền và tông phái, bởi vậy nghiên cứu về tôn giáo và văn hóa Việt Nam nói
chung cũng như trong nghiên cứu vùng văn hóa không thể không nghiên cứu Phật
giáo. Trong tương quan đó, nghiên cứu văn hóa, tư tưởng của Phật giáo Vi
ệt Nam
không thể không nghiên cứu âm nhạc Phật giáo.
Ở một phạm vi cụ thể, nghiên cứu âm nhạc Phật giáo qua trường hợp Thăng
Long - Hà Nội, đặt trong bối cảnh vùng châu thổ Bắc bộ là góp phần chỉ ra bản chất
của sự khác biệt mang tính vùng miền của âm nhạc và Phật giáo Việt Nam. Với vị
trí là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa
của dân t
ộc hàng nghìn năm qua, âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội chứa đựng và còn


2
bảo lưu được nhiều yếu tố mang đặc trưng riêng; dù vậy chưa dành được những

nghiên cứu chuyên sâu. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Âm
nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội” để viết luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn
giáo học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Với tên đề tài này, đối tượng cụ thể của luận án sẽ là vấn đề nguồn gốc, sự hình
thành và diện mạo, đặc biệt là chức năng của âm nhạc cùng mối quan hệ âm nhạc -
nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội; một số đặc trưng cơ bản của âm nhạc Phật giáo; các lớp
văn hóa âm nhạ
c, tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc và nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, thứ nhất, luận án nghiên cứu âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội chỉ
nghiên cứu phong cách Hà Nội. Do vậy, ngoài những chùa trên địa bàn Hà Nội cũ
(trước năm 2008), chúng tôi còn khảo sát một số chùa nằm ở phụ cận có thực hành
phong cách này; và như vậy, các phong cách địa phương khác có mặt trên địa bàn Hà
Nội hiện nay không thuộc phạm vi nghiên c
ứu của luận án này. Thứ hai, công trình tập
trung nghiên cứu đặc điểm của trường hợp hai không gian nghi lễ tiêu biểu là lễ
Thường nhật và lễ Trai đàn chẩn tế.
Về âm nhạc, các khía cạnh tôn giáo học của âm nhạc trong nghi lễ sẽ được quan
tâm nghiên cứu trước hết của luận án; vấn đề âm nhạc học có được đề cập nhưng chỉ
dừng lại ở một s
ố đặc trưng cơ bản như quan hệ ca từ, giai điệu, tổ chức và chức năng
của nhạc khí; vai trò, chức năng của các nhịp trống - có so sánh với một số thể loại âm
nhạc truyền thống vùng châu thổ Bắc bộ và âm nhạc Phật giáo ở Thái Bình.
Về tên gọi, luận án “âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội” là nhấn mạnh
mối quan hệ giữa âm nhạ
c và nghi lễ Phật giáo. Như vậy, các thể loại âm nhạc Phật
giáo được đề cập với tư cách là âm nhạc Phật giáo chỉ sử dụng trong nghi lễ Phật giáo
với mục đích cúng dàng chư Phật, Bồ Tát, và hóa giải chúng sinh, không có trường

hợp ngoại lệ.
3. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu


3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đạt được kết quả mà ở đó thể hiện
những đóng góp, phát hiện mới với các kết luận như: diện mạo của âm nhạc Phật giáo;
chức năng và mối quan hệ giữa âm nhạc với nghi lễ Phật giáo; đặc trưng và những lớp
văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội.
3.2. Mục đích nghiên cứu chính c
ủa luận án là đem kết quả nghiên cứu, bao gồm
cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như những kết luận khoa học vào ứng dụng trong
nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành tôn giáo học và âm nhạc truyền thống dân tộc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu gốc là kinh điển Phật giáo và các bộ quốc sử, tài liệu
thứ cấp, tài liệu điền dã tr
ực tiếp và các lý thuyết nghiên cứu, luận án xây dựng, làm rõ
cấu trúc, diện mạo của đối tượng nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: 1. Âm nhạc xuất
hiện trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội từ khi nào; 2. Âm nhạc có chức năng và ý nghĩa
như thế nào trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội; 3. Âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội có
những đặc trưng cơ bản nào khác biệt và tương đồng so với mộ
t số thể loại âm nhạc
phổ biến ở vùng châu thổ Bắc bộ và âm nhạc Phật giáo ở một địa phương cụ thể cùng
khu vực?
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Âm nhạc Phật giáo là kết quả của quá trình hình thành, vận động, bồi đắp và
phát triển liên tục từ các lớp văn hóa qua lịch sử. Những cơ sở hình thành âm nhạc
Phật giáo, nhữ
ng thăng trầm của âm nhạc Phật giáo gắn bó mật thiết với hoàn cảnh và

những biến cố lịch sử; yếu tố vùng miền, sự phân hóa ngay trong nội bộ các tiểu vùng
cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sắc thái và đặc trưng của âm nhạc Phật giáo ở từng địa
phương. Nói cách khác, âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội nằm trong tổng thể nguyên hợp
cũng như sự tác
động của các yếu tố lịch sử, địa lý, con người và mối liên hệ qua lại
giữa các yếu tố đó. Vì vậy, để tiếp cận, làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, luận
án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện
chứng trong triết học Mác-Lênin và một số lý thuyết trong nghiên cứu văn hóa, âm
nhạ
c, tôn giáo và xã hội học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu


4
Luận án tiếp cận tổng thể đối tượng, do đó các phương pháp liên ngành tôn giáo,
xã hội và âm nhạc học sẽ được ứng dụng trong nghiên cứu này.
5.2.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học khi tiếp cận kinh điển Phật
giáo và các bộ quốc sử để “mở” các từ khóa là khái niệm, thuật ngữ liên quan đến âm
nhạc và nghi lễ Phật giáo; tìm hiểu bản chất cũng như nộ
i hàm của khái niệm; nghĩa
đen hoặc nghĩa bóng của khái niệm căn cứ vào bối cảnh của khái niệm để thông qua
đó, tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc xuất hiện và những ghi nhận về sự có mặt của âm
nhạc Phật giáo qua lịch sử;
5.2.2. Phương pháp điền dã, trong đó sử dụng căn bản hai thao tác phỏng vấn
sâu (hỏi từng sư tăng, từng chùa theo nhóm chủ đề) và phỏ
ng vấn tham dự (hỏi trong
quá trình diễn ra nghi lễ) phối hợp quay phim-ghi hình tư liệu, ;
5.2.3. Phương pháp so sánh đối chiếu, trong đó sử dụng hai thao tác là so sánh
theo chiều ngang để chỉ ra mối quan hệ giữa âm nhạc Phật giáo với âm nhạc truyền
thống trên cùng khu vực; so sánh theo chiều dọc để tìm hiểu sự tương đồng và khác

biệt của âm nhạc Phật giáo ở các địa phương khác (ở đây là Hà Nội, Thái Bình và
Huế), từ
đó chỉ ra tính vùng miền và diện mạo của âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội hiện
nay và mối liên hệ qua lại của nó với âm nhạc truyền thống trên cùng khu vực trong
lịch sử.
5.2.4. Phương pháp phân tích âm nhạc học để tìm ra những đặc điểm cơ bản
trong thể loại, giai điệu âm nhạc, khí nhạc và nhịp trống của âm nhạc Phật giáo ở Hà
Nội; sự có mặt của t
ừng thành tố âm nhạc trong từng giai đoạn/ bước lễ trong nghi lễ
Phật giáo.
5.2.5. Phương pháp nghiên cứu lịch sử, trong đó phối hợp sử dụng hai phương
pháp lịch đại và đồng đại để đặt sự phát triển của âm nhạc Phật giáo trong dòng chảy
của lịch sử, đồng thời nhìn nhận những biến cố lịch sử như là những nguyên nhân căn
bản tác động và làm
ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của âm nhạc Phật
giáo.
5.2.6. Phương pháp tâm lý học tôn giáo để nghiên cứu niềm tin tôn giáo của
người tu hành và Phật tử thể hiện thực tế trong các đàn lễ và qua các câu chuyện lịch
sử.


5


6. Những đóng góp của luận án
Về cơ sở lý luận, có thể khẳng định, đây là công trình đầu tiên sử dụng các lý
thuyết và phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội, tôn giáo học và nghệ
thuật trong nghiên cứu âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội.
Về cơ sở thực tiễn, đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện về
nguồn gốc, diện mạo và chức năng của âm nhạ

c Phật giáo ở Hà Nội, đặc biệt là
phương diện tôn giáo học, trên cơ sở các nguồn cổ sử và quá trình điền dã, nghiên cứu
trực tiếp các nghi lễ Phật giáo tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành vùng châu thổ Bắc bộ.
Hai nghi lễ Thường nhật và Trai đàn chẩn tế ở châu thổ Bắc bộ cũng là vấn đề đầu tiên
được tác giả nghiên cứu qua luận án này.
Nguồn tài liệu được s
ử dụng trong luận án đảm bảo độ tin cậy cao và có thể
kiểm chứng được. Vì vậy, kết quả của luận án sẽ là nguồn tài liệu khoa học hữu ích
trong nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, cũng là nguồn tư liệu cần tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc truyền thống và một số lĩnh vực liên ngành gần ở nước
ta trong bối cảnh hiện nay.
7. Bố cục c
ủa luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Công trình của
tác giả, nội dung của luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan
đến luận án;
Chương 2: Đặc điểm của nghi lễ Phật giáo và nguồn gốc, diện mạo của âm
nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội;
Chương 3: Chức n
ăng và một số đặc trưng của âm nhạc Phật giáo ở Hà
Nội;
Chương 4: Vấn đề bảo tồn và phát huy âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội hiện
nay.



6
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. NGUỒN TÀI LIỆU
1.1.1. Tài liệu gốc từ kinh điển Phật giáo và các bộ quốc sử, khảo cổ
1.1.1.1 Các bộ kinh điển của Phật giáo
Kinh điển của Phật giáo được luận án sử dụng gồm các bộ là Giới luật Thiết
yếu hội tập (quyển 5),
Hội Giải giới bổn Bồ Tát trong kinh Phạm Võng (Nxb. Tôn
giáo - 2011), Kinh Dược sư (Nxb. Tôn giáo - 2002), kinh Vu Lan (Nxb. Tôn giáo -
2008), kinh A Di Đà (Tổ đình Viên Minh, Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội xuất
bản), kinh Cứu khổ (Nxb. Hồng Đức), kinh Bổn Môn Pháp Hoa (Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh), kinh Địa Tạng (Nxb. Tôn giáo - 2005), kinh Phạm Võng, Phẩm Bồ
Tát Tâm Địa (Nxb. Tôn giáo - 2011); ngoài ra còn một số bộ kinh tham khảo là
Vãng sinh Tịnh độ, Lương Hoàng Sám, Pháp Hoa, Báo Ân
Đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên c
ứu nguồn gốc sự xuất hiện của
âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội. Đồng thời, những bộ kinh được đề cập trên đây là
nguồn tư liệu nghiên cứu đặc trưng của âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội, trước hết trên
phương diện ca từ - thể loại văn học. Và quan trọng, nhiều bộ kinh trong số này
được tụng trong các nghi lễ mà luận án nghiên cứu.
1.1.1.2. Các bộ
quốc sử
Luận án căn cứ vào các mô tả và đề cập về đối tượng nghiên cứu trong lịch
sử cổ - trung và cận - hiện đại.
Các cuốn cổ sử, gồm An Nam Chí Lược (Lê Tắc, Nxb. Thuận Hóa và Trung
tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế - 2002), Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức
Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích; dịch theo nguyên bản chữ Hán Trùng
San; Nxb. Văn học và Phân Viện Nghiên cứu Phật học, Hà N
ội - 1990), Đại Việt Sử
ký Toàn thư (Dịch theo bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1679), Tập I và II, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội - 1998), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú,


7
Viện Sử học Việt Nam phiên dịch và chú giải, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội -
1992).
Những tài liệu trên là những căn cứ khoa học, cùng với một số tài liệu dưới
đây, cho thấy sự xuất hiện của âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội và quá trình phát triển
liên tục của nó qua lịch sử, góp phần quan trọng vào việc trả lời câu hỏi: âm nhạc
Phật giáo ở Hà Nội xuất hiệ
n từ khi nào trong lịch sử.
1.1.1.2. Tài liệu khảo cổ và mỹ thuật
Một số văn bia cổ, những bức hình chạm khắc, vẽ và in trong kiến trúc các
ngôi chùa và bệ đá khuôn viên chùa như văn bia chùa Đọi, Hà Nam, các nhạc cụ
trên bệ đá chùa Vạn Phúc (Chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du - Bắc
Ninh, Thế kỷ 11 - 12), hình người Tấu nhạc (Vì nóc thượng điện chùa Thái Lạc,
Hưng Yên, gỗ Thế kỷ 13-14), Trình tấu âm nhạc: đàn tỳ bà và đàn nguyệt ( khắc gỗ,
chùa Thái Lạc, Lạc Hồng, Văn Lâm - Hưng Yên, Thế kỷ 13 - 14), Trình tấu âm
nhạc: đàn tranh và sáo (khắc trên gỗ, Chùa Thái Lạc, Lạc Hồng, Văn Lâm - Hưng
Yên), Trình tấu âm nhạc: Tiêu và nhị (khắc gỗ, Chùa Thái Lạc, Lạc Hồng, Văn
Lâm - Hưng Yên), Vũ điệu dâng hoa (khắc gỗ, chùa Thái Lạc, Lạc Hồng, Văn Lâm
- Hưng Yên), Vũ điệu dâng hoa (Khắc gỗ, Chùa Dâu, Thanh Khương, Thuận Thành
- Bắc Ninh), Vũ điệu dâng hoa (Khắc gỗ, Cồn Chè - Nam Định), Bát bộ Kinh Kim
Cương Bồ Tát cầm đàn Tam và Nhị (Chùa Nôm, Văn Lâm, Hưng Yên), Bồ Tát
Chuẩn Đề cầm Chuông - Linh (Chùa Đào Xuyên, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội), Bồ
Tát Chuẩn Đề cầm Chuông (Chùa Kiêu Kỵ, Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội), tượng Tứ
Linh Thiên Vương cầm đàn (Chùa Linh Đàm, Hoàng Mai).
Nguồn tài liệu này góp phần nhấn mạnh thêm sự xuất hiện, vai trò, chức năng
của âm nhạc cũng như quan điểm của Phật giáo đối với âm nhạc trong đời sống văn
hóa Phật giáo ở Hà Nội nói riêng, vùng châu thổ Bắc bộ nói chung.

1.1.2. Tài liệu thứ cấp
Những ghi chép, nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước về những
vấn đề liên quan đến âm nhạc và nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam giai đoạn trung đại, như Việt Nam trong quá khứ: tư liệu nước ngoài, William


8
Dampier (2007), Một chuyến du hành đến Đàng ngoài năm 1688, Nxb. Thế giới,
Hà Nội; cận hiện đại có Về Văn hóa tín ngưỡng truyền thống người Việt (Léopold
Cadière, Đỗ Trinh Huệ dịch, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội - 1997), Những
người bạn cố đô Huế (B.A.V.H, Tập IV - 1917, Đặng Như Tùng dịch, Tôn Thất
Hanh hiệu đính, Nhị Xuyên, Lê Văn biên tập, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1998), Hiểu
biết v
ề Việt Nam ( Pierre Huard - Ủy viên danh dự Trường Viễn Đông Bác Cổ và
Maurice Durand - Ủy viên Trường Viễn Đông Bác Cổ, Đỗ Trọng Quang dịch, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội - 1993)
1
Luc Benoist (2006), Dấu hiệu, biểu trưng và
thần thoại, Nxb. Thế giới, Hà Nội; Mario Sica (2013), Những lữ khách Ý trong
hành trình khám phá Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
Những tư liệu này đã ít nhiều đề cập đến các vấn đề có liên quan tới lễ nghi
và âm nhạc Phật giáo, đồng thời cung cấp bối cảnh lịch sử để luận án có thể tham
khảo hoặc kế thừa phương pháp luận nghiên cứ
u.
1.1.3. Tài liệu điền dã
Đề tài luận án còn dựa trên cơ sở tư liệu quan trọng khác là qua điền dã, khảo
sát và nghiên cứu trực tiếp, trong đó:
Tư liệu phỏng vấn tham dự các nghi lễ tại một số ngôi chùa ở Hà Nội và
vùng châu thổ Bắc bộ, sẽ nói ở phần diện mạo âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội - tiểu
mục 1 chương 3. Đây là những ngôi chùa thường xuyên t

ổ chức các nghi lễ lớn, ở
đó cho thấy tương đối đầy đủ diện mạo cũng như phong cách âm nhạc Phật giáo ở
Hà Nội nói riêng, Phật giáo Đại thừa vùng châu thổ Bắc bộ nói chung.
Cùng với quá trình tiếp cận các nghi lễ, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn
sâu các chức sắc tôn giáo của Giáo hội, trụ trì chùa và một số cư sĩ tại gia, Phật tử
có hiểu biết sâu và chuyên thực hiện các nghi lễ
Phật giáo ở Hà Nội (xin xem phần
Phụ lục 2).
Theo chúng tôi, trên đây là nguồn tư liệu quan trọng bậc nhất trong luận án
này để khẳng định diện mạo và đặc trưng của âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội hiện nay
và sự kế thừa, phát triển của nó trong lịch sử qua nghiên cứu liên hệ với nguồn tư
liệu gốc khác.


9
1.1.4. Tài liệu tham khảo
1.1.4.1. Những nghiên cứu liên quan đến Âm nhạc Phật giáo Việt Nam
Luận án tham khảo những công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về
âm nhạc Phật giáo ở Việt Nam như Nhạc lễ Phật giáo xứ Huế (Nguyễn Hữu Thông
chủ biên, Nxb. Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội -
2008), Góp phần tìm hiểu Lễ nhạc Phật giáo xứ Huế (Phạ
m Hồng Lĩnh, Luận văn
thạc sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện khoa học xã hội Việt Nam,
Hà Nội - 2009), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam (Luận án Tiến sĩ dân tộc nhạc học;
Trần Văn Khê, bản dịch tại thư viện Viện Âm nhạc), Lược sử âm nhạc Việt Nam
(Giáo trình bậc đại học - Thụy Loan, Nxb. Âm nhạc và Nhạc Viện Hà N
ội - 1993),
Lịch sử Âm nhạc Việt Nam, phần Về âm nhạc Phật giáo Việt Nam (Lê Mạnh Thát,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh-2000).
Đây là những nguồn tài liệu có liên quan nhiều đến âm nhạc Phật giáo và âm

nhạc truyền thống dân tộc, sẽ cung cấp cho chúng tôi những thông tin quan trọng về
diện mạo của âm nhạc Phật giáo địa phương và mối quan hệ giữa âm nhạc Phật giáo
với âm nhạc truyền thống.
1.1.4.2. Nhữ
ng nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ XX
Luận án còn tham khảo một số công trình nghiên cứu về Phật giáo như Việt
Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh - 1994), Lịch
sử Phật giáo Việt Nam (Lê Mạnh Thát, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh - 2005), Đại
cương Triết học Việt Nam (PGS.TS. Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội - 2000), Tổng tập văn học Việ
t Nam (Lê Mạnh Thát, Nxb. Văn học,
Hà Nội - 1996). Những nguồn tư liệu này không nghiên cứu về âm nhạc nhưng có
đề cập tới một số khía cạnh liên quan đến âm nhạc cũng như sự xuất hiện của âm
nhạc trong quá trình truyền giáo và nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội và vùng phụ cận.
1.1.4.3. Những tư liệu khác
Những cuốn tư liệu lịch sử đã đề cập ở mụ
c 1.1.2. Ngoài ra, luận án còn sử
dụng một số sách lý luận liên ngành khác như Lý thuyết vùng văn hóa trong Vùng
Văn hóa và Phân vùng Văn hóa ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh (Nxb. Khoa học xã


10
hội, Hà Nội, 2004), Lý thuyết chức năng trong Lịch sử và lý thuyết xã hội học (Lê
Ngọc Hùng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011), Lý thuyết về sự nhiều tầng,
nhiều lớp trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Thụy Loan, như
Lược sử âm nhạc Việt Nam (Giáo trình đại học), Nxb. Âm nhạc, 1993; Âm nhạc cổ
truyền Việt Nam, Nxb. Đại học Sư ph
ạm Hà Nội, 2006; Thường thức về âm nhạc cổ
truyền Việt Nam và Lịch sử âm nhạc, Nxb. Giáo dục, 2001. Đây là những tài liệu
quan trọng và có giá trị trên phương diện phương pháp luận giúp tác giả luận án

triển khai hướng đi cũng như tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách khoa học và
khách quan. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu, ngoài nhìn
nhận trực tiếp từ nh
ững nghiên cứu âm nhạc Phật giáo, còn có những nghiên cứu
liên ngành văn hóa học và âm nhạc học ở các loại hình tín ngưỡng khác nói chung.
Đó là các công trình: Tôn giáo tín ngưỡng và âm nhạc cổ truyền của PGS.TS.
Nguyễn Thụy Loan, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 07 năm 2007; Những biến đổi
trong thực hành âm nhạc tang lễ của người Việt vùng châu thổ Bắc bộ từ sau đổi
mới đến này qua trường hợp Bắc Ninh củ
a tác giả luận án, Tạp chí Nhân lực khoa
học xã hội, số 01 năm 2012; Hát văn của Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Nxb. Văn hóa
dân tộc, Hà Nội năm 2009; Âm nhạc Hát văn của Thanh Hà, Nxb. Âm nhạc, Hà Nội
năm 1995; Nghệ thuật Hát văn và Tín ngưỡng Tứ phủ, của Bùi Trọng Hiền, Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật, số 2, Hà Nội năm 2007.
Đây là những công trình, như trên đã trình bày, ít nhiều đề cậ
p đến đối tượng
nghiên cứu của luận án, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến vấn đề âm nhạc
tôn giáo, tín ngưỡng. Những công trình đã cung cấp cho luận án trên cả hai phương
diện: âm nhạc học và lý luận về tôn giáo, đặc biệt là tín ngưỡng, tôn giáo, một bộ
phận không thể thiếu trong luận án.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những công trình tiếp cận dưới góc độ âm nhạc học
Cho đến thờ
i điểm này chưa có công trình nào nghiên cứu về âm nhạc Phật
giáo ở Hà Nội một cách sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước ít
nhiều đề cập và liên quan đến vấn đề nghiên cứu dưới góc độ âm nhạc học, đó là


11
các tác giả Trần Văn Khê (Pháp) với Du ngoạn trong Âm nhạc truyền thống Việt

Nam (Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh - 2004), Nguyễn Hữu Thông (chủ biên), Nhạc lễ
Phật giáo xứ Huế, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Nxb. Thành
phố Hồ Chí Minh, 2008, Nguyễn Đình Lâm, “Âm nhạc Phật giáo trong nghi lễ cầu
siêu”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 6, năm 2008, Hà Nội; “Diễn xướng thanh
nhạ
c trong nghi lễ Phật giáo (trường hợp lễ cầu siêu)”, Tạp chí nghiên cứu Tôn
giáo, số 12, 2008, Hà Nội; “Tổ chức dàn nhạc trong nghi lễ cầu siêu”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 năm 2009. Lê Toàn với “Bước đầu tìm hiểu âm nhạc
Phật giáo ở Bắc Ninh: trường hợp lễ cầu siêu” trên Tạp chí Di sản Văn hóa, Cục Di
sản Văn hóa, số 02 năm 2008. Phạm Hồng Lĩnh với
Góp phần tìm hiểu Lễ nhạc
Phật giáo xứ Huế, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện
Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội 2009. Nguyễn Thuyết Phong (Mỹ) trong “Bản
sắc Lễ nhạc Phật giáo Việt Nam” in trong Nghệ thuật Phật giáo trong đời sống hôm
nay (GS. Hoàng Chương chủ biên, Nxb. Dân trí, Hà Nội - 2010), Bùi Trọng Hiền
với “Nhạc Phật giáo”, trong 1000 năm âm nhạc Thăng Long-Hà N
ội (quyển 2 -
Nhạc cổ truyền), Nxb. Âm nhạc, Hà Nội - 2010.
Trên đây là những công trình, bài viết nghiên cứu dưới góc nhìn âm nhạc
học. Mặc dù còn những hạn chế khác nhau nhưng các công trình đã đóng góp
những mặt sau.
Thứ nhất, về tên gọi thể loại, bài bản và đặc điểm “nhạc hát”, trong các
nghiên cứu trên phần lớn đã chỉ ra được sự phong phú, đa dạng tên gọi và, ở mức
độ nông sâu khác nhau,
đề cập đến đặc điểm âm nhạc của các thể loại âm nhạc Phật
giáo và hình thức, không gian diễn xướng của nó ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam,
đáng chú ý là âm nhạc Phật giáo Huế, góp phần tái khẳng định và bổ sung tên gọi
thể loại âm nhạc Phật giáo hiện đang được sử dụng. Về vấn đề này, các tác giả đều
cho biết có bốn thể loại, hình thức căn b
ản nhất hiện có mặt trong đời sống âm nhạc

Phật giáo Việt Nam đó là Tán, Tụng, Niệm, Thỉnh mà hai trong số đó (Tán - Tụng)
cũng đã được ghi nhận có từ thế kỷ thứ V-VI trong thư tịch cổ.


12
Tác giả và đại diện nhóm tác giả ở Huế (Huy Thông và Phạm Hồng Lĩnh) đã
cơ bản đưa đến một cái nhìn tương đối đầy đủ và toàn diện, ở một mức độ nào đó,
diện mạo âm nhạc Phật giáo xứ Huế, từ tên gọi bài bản cho đến đặc điểm âm nhạc,
thang âm cùng với hệ thống nhạc khí và ý nghĩa sử dụng của chúng. Bên c
ạnh đó,
các tác giả cũng đã chỉ ra được những ảnh hưởng qua lại giữa âm nhạc Phật giáo
Huế và âm nhạc truyền thống địa phương, góp phần khẳng định mối quan hệ hữu cơ
giữa âm nhạc truyền thống (với vai trò là cơ sở) và âm nhạc Phật giáo như một quy
luật có tính tất yếu.
Hai tác giả Trần Văn Khê và Nguyễn Thuyết Phong, mặc dù không đi vào chi
tiết song với cái nhìn khái quát đã chỉ ra những vấn đề căn bản về vai trò, vị trí và ý
nghĩa của âm nhạc Phật giáo trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Chủ yếu
đặt nghiên cứu âm nhạc Phật giáo ở khu vực Huế và Nam bộ, hai tác giả cũng đã
cho biết một số tên gọi thể loại, trong so sánh với âm nhạc Phật giáo Bắc bộ, mang
đặc trưng riêng và đã thể hiện rõ y
ếu tố vùng miền. Đó là các thể loại Hương Huê
thỉnh, Dương chi, Tịnh Thủy, Nguyên tiêu, Nguyện sanh.
Ở khu vực Hà Nội, tác giả luận án và nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cũng
bước đầu nghiên cứu vấn đề, trước hết ở khía cạnh bài bản, tổ chức nhạc khí. Trong
đó, những nghiên cứu của tác giả luận án công bố trên Tạp chí chuyên ngành từ
năm 2008 đã chỉ ra hệ thống tên gọi và
đặc điểm các thể loại âm nhạc Phật giáo ở
đây, gồm nhiều thể loại thanh nhạc, trong đó bốn thể loại, hình thức được sử dụng
phổ biến với thời lượng lớn là Canh (tán), Kệ, Kinh (tụng), Than, Thỉnh, đồng thời
bước đầu đề cập đến vấn đề thang âm trong Tán Canh. Năm 2010, tác giả Bùi

Trọng Hiền công bố bài báo khoa học liên quan và có đề cập đến các th
ể loại trên,
trong đó một số tên gọi thể loại khác được nhắc đến như Xướng lễ, Bạch và Kể
hạnh. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cũng đã bước đầu đề cập đến vấn đề cấu trúc
bài bản gắn với khái niệm “Đận” trong âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội.
Liên quan đến vấn đề tên gọi, từ năm 2006, tác giả luận án đã tìm hiể
u về đặc
điểm thể loại âm nhạc Phật giáo khác nhau có yếu tố vùng, qua nghiên cứu các
vùng Canh ở vùng châu thổ Bắc bộ và cho thấy, ở riêng Hà Nội có một hệ thống tên


13
gọi bài bản nhạc hát khá phong phú, nhiều trong đó mang tính đặc trưng so với âm
nhạc Phật giáo ở các địa phương khác cùng khu vực. Đặc biệt là vấn đề Tổ nghề
gắn với khái niệm “lò Canh”; đó là lò Canh chùa Bộc, Quảng Bá - Tây Hồ và lò
Canh chùa Thanh Nhàn; cùng với đó là tên gọi của 13 thể loại là: Canh Ai, Giả tổ,
Lô hương, Chí tâm, Canh Phú, Hoàng kim, Canh Thổng, Canh Hãm, Giới đinh, Tả
thủ, Canh Đông ba (Ba đông - Ba tây), Bảo đỉnh và Canh Đàn th
ượng.
Đây là những phát hiện lý thú về vấn đề liên quan đến âm nhạc Phật giáo ở
Hà Nội nói riêng của các tác giả, góp phần gợi mở hướng tiếp tục nghiên cứu
chuyên sâu nhiều khía cạnh khác nhau trong luận án này.
Thứ hai, về tổ chức khí nhạc, như trên đã nhắc đến đôi chỗ, các nghiên cứu
trên đây cũng góp phần đi đến một nhận định chung về tên gọi và việc sử dụ
ng nhạc
cụ trong nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam. Tuy ở mỗi vùng miền có những dị biệt khác
nhau trong cách sử dụng nhưng một số nhạc cụ là thống nhất như Chuông (gồm
Hồng chung - đại và Chuông Gia trì ngồi tụng - tiểu), Khánh, Mõ. Ngoài các nhạc
khí này, các tác giả ở Huế còn đề cập đến nhiều nhạc khí có nguồn gốc dân gian
khác được thực hành trong nghi lễ Phật giáo ở đây như Nhị, Sáo, Tiêu, Thanh la,

Não b
ạt, Kiểng, Kèn và một số loại trống lớn nhỏ khác nhau. Gắn với các nhạc khí
là bài bản riêng dành cho khí nhạc cũng đã được các tác giả ở Huế giới thiệu và
nghiên cứu.
Riêng ở Hà Nội, phần lớn tên gọi và đặc điểm của các nhạc khí trên cũng
được thực hành trong các ngôi chùa ở đây, cũng đã được tác giả luận án và nhà
nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đề cập ít nhiều trong bài viế
t của mình. Ngoài ra, tác
giả luận án còn phát hiện số lượng không ít các nhịp trống còn được bảo tồn và phát
huy trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội. Đây có thể được coi là bài bản nhạc khí thể
hiện được những đặc trưng riêng của phong cách âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội.
Có thể nói, những nghiên cứu trên đã đóng một phần quan trọng ở nhiều
phương diện giúp tác giả luận án có thể kế thừ
a, tiếp thu để xây dựng luận án này.
Có thể đưa ra một số nhận xét khái quát dưới đây.


14
Một là, về phương diện tư liệu-thực tiễn, các nghiên cứu âm nhạc Phật giáo ở
cả ba miền Bắc - Trung - Nam đã cho tác giả một cái nhìn tổng quan về diện mạo
âm nhạc Phật giáo ở một số địa phương, góp phần có cái nhìn bước đầu về âm nhạc
Phật giáo Việt Nam trong lịch sử và hiện tại. Ở đó, các tên gọi bài bản, cả nhạc hát
và nhạ
c đàn, không gian thực hành và ý nghĩa sử dụng âm nhạc Phật giáo nói chung
đã ít nhiều được đề cập.
Hai là, về phương diện lý luận, những nghiên cứu trên giúp tác giả bổ sung
phương pháp luận khi nhìn nhận âm nhạc Phật giáo như là kết quả của quá trình tiếp
nhận, kế thừa và vận động liên tục trong dòng chảy của âm nhạc truyền thống Việt
Nam cũng như mối quan hệ hữu cơ gi
ữa hai mảng âm nhạc này. Đây là những vấn

đề căn bản, quan trọng giúp tác giả học hỏi và nhìn nhận khi tiếp cận đối tượng
nghiên cứu; đồng thời giúp tác giả có thêm cơ sở lý luận vững chắc để khẳng định
vai trò của văn hóa âm nhạc bản địa quyết định tính đặc thù âm nhạc Phật giáo ở
một địa phương, vùng cụ thể. Nói cách khác, các nghiên cứu trên đều cho thấy, âm
nhạc Phật giáo Việt Nam thể hiện tính vùng miền một cách rõ nét và tất yếu gắn với
phương ngữ và âm nhạc dân gian. Đây là vấn đề tối quan trọng khi tiếp cận các hiện
tượng âm nhạc truyền thống tại Việt Nam.
1.2.2. Những công trình tiếp cận dưới góc nhìn sử học-Phật giáo
Ở góc độ này có các công trình đáng chú ý đã công bố của bốn tác giả là Lê
Mạnh Thát, Nguyễn Lang, Thích Giác Duyên và Nguyễn Hùng Hậu. Công trình của
các tác giả ít nhiều đề cập đến âm nhạc Phật giáo và lịch sử của loại hình âm nhạc
này nhưng đáng chú ý là đề cập một cách trực tiếp đến sự xuất hiện cũng như vai
trò của âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo. Cụ thể, tác giả Lê Mạnh Thát với ba công
trình Lịch sử âm nhạc Việt Nam - từ thời Hùng Vương đến thời Lý Nam Đế, Nxb.
Tp. Hồ Chí Minh, 2001; Lịch sử Ph
ật giáo Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, 2005; Tổng tập văn học Việt Nam, (Tập I, II), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1996.
Tác giả Thích Giác Duyên với bài nghiên cứu Về nguồn gốc Chuông - Trống - Mõ
đăng trên mạng điện tử (xem Danh mục TLTK). Tác giả Nguyễn Lang với công
trình Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Và tác giả


15
Nguyễn Hùng Hậu với Đại cương Triết học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2000.
Nghiên cứu các công trình ở phương diện này, các tác giả đã đề cập đến
những vấn đề dưới đây.
Thứ nhất, trong các nghiên cứu của tác giả Lê Mạnh Thát đã cho thấy ba vấn
đề: một là thời gian xuất hiện âm nhạc Phật giáo ở Giao Chỉ - Việt Nam, mà Hà Nội
là m

ột “ngoại ô” gần nhất; hai là tên gọi của một số thể loại, cụ thể ở đây là “Ca -
Tán - Tụng - Vịnh” và khái niệm “gảy đàn đốt hương” - những thông tin quan trọng
về âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo; và ba là vị trí và vai trò của âm nhạc Phật giáo
Việt Nam ngay từ thời kỳ đầu Bắc thuộc.
Liên quan trực tiếp đến vấn đề này là vấn đề mà tác giả Thích Giác Duyên đề
cập (Chuông - Tr
ống - Mõ). Ở đây, mặc dù không nhìn nhận dưới góc nhìn âm nhạc
học, nhưng rõ ràng, tác giả đã cho biết Chuông, Trống và Mõ xuất hiện khi nào,
trên cơ sở nguồn cổ sử Trung Quốc. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tác giả là
Tiến sĩ Tôn giáo học, bảo vệ tại Trung Quốc và hiện đang trụ trì một ngôi chùa ở
Thành phố Gia Lai, thuộc phái Khất sỹ.
Hai công trình sau của tác giả Nguyễn Lang và Nguyễn Hùng Hậu cũng đã
đề cập đến những vấn đề liên quan tới đối tượng nghiên cứu của luận án này. Cụ
thể, tác giả Nguyễn Lang đề cập đến một vấn đề đáng chú ý nhất liên quan trực tiếp
đến âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội hiện nay là vấn đề xây dựng nghi lễ Phật giáo nhập
thế - đi vào dân gian qua vai trò của hai Thiền sư lỗi lạc là Trần Nhân Tông và
Huyền Quang dưới thời k
ỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam: thời Trần. Sự
kiện này gắn với sự ra đời của các tác phẩm “Phật giáo Pháp sự Đạo tràng Công
Văn Cách Thức”, “ Lục thì Sám hối Khoa nghi” và “Bình đẳng Lễ Sám Văn”. Đây
là những tác phẩm, theo nghiên cứu của chúng tôi, đã được Việt hóa từ bộ Thủy
Lục chư khoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, đồng thờ
i xây dựng và bổ sung những
yếu tố mới cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.


16
Cùng với tác giả Nguyễn Lang, công trình của tác giả Nguyễn Hùng Hậu
cũng đã “vô tình” nhắc đến một số chi tiết liên quan đến âm nhạc Phật giáo qua
khảo cứu quốc sử.

Nhìn một cách đại thể, ở mảng này, các tác giả đã đóng góp những vấn đề
sau.
Trước hết, bên cạnh các bộ quốc sử mà tác giả đã khảo cứu thì các công trình
nghiên cứu trên đã cho chúng tôi có được cái nhìn xuyên suố
t về quá trình xuất hiện
và phát triển của âm nhạc Phật giáo ở Giao Chỉ - Việt Nam, trong đó có Hà Nội.
Những nghiên cứu này cũng đã cung cấp và bổ sung thêm cho tác giả có được hiểu
biết hơn về bối cảnh lịch sử cũng như môi trường sống mà âm nhạc Phật giáo đã đi
và trải qua. Cũng chính từ nhiều nguồn tư liệu lịch sử khác nhau, trong đó có nguồn

liệu khảo cổ, mà đã cho tác giả có được kiến thức để có thể đưa ra những giả
thuyết khẳng định sự phát triển liên tục của âm nhạc ở những thời kỳ mà âm nhạc
Phật giáo bị “khuất” không được đề cập hoặc ít được ghi chép trong chính sử.
Tiếp đến, những nghiên cứu ở mảng này là cơ sở khoa học, khách quan cho
biết sự có mặt của các khái ni
ệm, thuật ngữ liên quan đến tên gọi, hình thức diễn
xướng của âm nhạc Phật giáo.
Cuối cùng, các công trình đã góp phần quan trọng giúp tác giả nhận thức vấn
đề nhập thế của Phật giáo khi tiếp cận và biến những yếu tố truyền thống bản địa,
trong đó có âm nhạc và các yếu tố khác phù hợp để trên đó xây dựng những nghi lễ
- âm nhạc Phật giáo mang sắc thái riêng củ
a Việt Nam và Hà Nội.
1.2.3. Đánh giá chung
1.2.3.1. Những khía cạnh cho luận án kế thừa
Như trên đã trình bày một phần, các công trình nghiên cứu ở hai góc độ trên
cùng với quá trình nghiên cứu riêng của tác giả đã giúp chúng tôi có được một nhận
thức thống nhất và tương đối toàn diện về âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội nói riêng,
Phật giáo Việt Nam nói chung từ khởi đầu hình thành cho đến những bước phát
triển của nó. Những đóng góp trong các công trình nghiên c
ứu về âm nhạc Phật

giáo trên không chỉ giúp chúng tôi có được những hiểu biết về mối quan hệ của âm


17
nhạc Phật giáo với âm nhạc truyền thống của từng vùng, miền mà quan trọng, còn
giúp cho chúng tôi có được cách tiếp cận (cùng với các lý thuyết nghiên cứu) cũng
như phương pháp luận để nghiên cứu luận án này.
Nhìn một cách đại thể, đây là những công trình công phu, nghiêm túc bởi tính
khoa học và sự phong phú về nguồn tư liệu chính sử được ghi chép qua lịch sử. Ở
công trình của tác giả Nguyễn Lang, với nhãn quan vừa là ngườ
i tu hành, vừa là
một học giả, ông đã cung cấp hệ thống luận điểm có giá trị về văn hóa và lịch sử
Phật giáo, trong đó có âm nhạc. Từ đó cho chúng tôi thấy được, Phật giáo Việt
Nam, đặc biệt là Phật giáo Bắc tông, có đặc điểm tương đối khác so với Nam tông ở
một số vùng miền khác của Việt Nam. Điều này bổ sung vấn đề liên quan đến việc
nhìn nhận âm nhạc mang tính tông phái và vùng miền. Cũng qua Việt Nam Phật
giáo sử luận, đặc biệt là qua nguồn tư liệu được tổng hợp, đánh giá giai đoạn Phật
giáo Việt Nam những thế kỷ đầu sau Công nguyên đã cho thấy Phật giáo nước nhà
có sự hỗn dung với bốn yếu tố chính: Nho, Phật, Đạo và văn hóa tín ngưỡng bản
địa. Điều này làm rõ hai điểm: thứ nhất, nếu như
yếu tố âm nhạc trong Phật giáo
truyền thống có vẻ mờ thì quá trình nhập thế, hỗn dung tôn giáo hay thông qua lăng
kính của tôn giáo khác, đặc biệt của Nho giáo, âm nhạc đã đi vào đời sống văn hóa
Phật giáo nói chung một cách tích cực và có tổ chức rõ ràng. Điều này thể hiện rõ
nhất ở yếu tố dàn nhạc, theo cơ cấu Bát âm qua quan niệm của Trung Hoa (thực
chất là quan niệm Nho giáo). Thứ hai, trên tinh thần nhập thế, sự
hòa hợp trong
thực hành âm nhạc Phật giáo tiếp tục được bồi đắp trên cơ sở nền tư tưởng dung
hợp tam giáo và nền âm nhạc dân gian truyền thống của dân tộc.
Ở các công trình âm nhạc Phật giáo xứ Huế, tính chất văn hóa Huế cũng như

đặc điểm phương ngữ quy định ngôn ngữ đặc trưng trong âm nhạc nói chung, âm
nhạc Phật giáo xứ Huế nói riêng. Từ đặc trưng âm nhạ
c Phật giáo xứ Huế, việc
phân chia thể loại âm nhạc, tổ chức dàn nhạc và nhạc cụ, và đặc biệt là phân tích bài
bản âm nhạc Phật giáo ở đây cũng góp phần cung cấp cái nhìn cụ thể và đa diện
giúp chúng tôi xây dựng luận án này.


18
Như trên đã đề cập, âm nhạc Phật giáo Việt Nam nói chung, mặc dù có đặc
thù riêng bởi tính vùng miền và tông phái nhưng đều có những đặc điểm chung
được quy định bởi nguồn gốc, quá trình du nhập trên cơ sở các tầng văn hóa truyền
thống Việt Nam. Vì vậy, kế thừa nghiên cứu mới này sẽ giúp chúng tôi khẳng định
sự tương đồng trong âm nhạc Phật giáo Việt Nam trong lịch sử nhưng
đồng thời
thấy được sự phát triển liên tục và sức sống của âm nhạc Phật giáo Việt Nam từ
trước tới nay.
1.2.3.2. Những khoảng trống để luận án nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, các nghiên cứu chuyên về âm nhạc lại chưa có những
nghiên cứu sâu về “tính chất tôn giáo (Phật giáo)” của âm nhạc. Nói đúng hơn, chưa
có công trình nào làm rõ và sâu về chức năng và ý nghĩa của âm nhạc cũ
ng như mối
quan hệ hữu cơ giữa âm nhạc và nghi lễ Phật giáo; những vấn đề căn bản của tập
quán tu tập và quan hệ ngôn ngữ Phật giáo ảnh hưởng đến đặc trưng và cấu trúc âm
nhạc cũng chưa được phát hiện, đề cập.
Ngược lại, những nghiên cứu dưới góc nhìn lịch sử thì chưa thể “chạm” tới
hoặc có được mô tả, nhậ
n xét cụ thể về những vấn đề đề cập, đó là các sự kiện liên
quan đến âm nhạc Phật giáo được trích dẫn trong các công trình.
Về cơ sở thực tiễn, những bài viết của tác giả luận án và một bài của nhà

nghiên cứu Bùi Trọng Hiền về âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội cũng chỉ mới dừng lại ở
việc giới thiệu, mô tả một mảng ho
ặc một số khía cạnh của thể loại, chưa đưa ra
được cái nhìn tổng thể cũng như diện mạo cùng với những đánh giá, kết luận khoa
học về nhiều vấn đề có tính bản chất trong âm nhạc Phật giáo địa bàn này.
Như vậy, thông qua xem xét, đánh giá ba công trình nghiên cứu có liên quan
trực tiếp tới đề tài luận án cho chúng tôi nhận thấy, các công trình trên đây là nguồn
tư liệu quý đối với việ
c tham khảo, nghiên cứu đối tượng và phạm vi đã đặt ra trong
luận án này. Hai công trình đầu tiên tuy không đề cập đến góc độ âm nhạc học
nhưng là những nguồn tư liệu giúp tác giả có được cơ sở tài liệu khoa học để kế
thừa, nghiên cứu và khẳng định sự phát triển liên tục của âm nhạc Phật giáo Việt
Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Cũng như vậy, mặc dù Nhạc lễ Phật giáo xứ Hu
ế


19
không thuộc đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận án này nhưng cũng đã cung
cấp cách tiếp cận cũng như phương pháp luận và những vấn đề thực tiễn trong
nghiên cứu âm nhạc Phật giáo ở một vùng cụ thể - để luận án của chúng tôi tiếp tục
kế thừa và phát triển trong nghiên cứu này.
1.2.4. Những vấn đề đặt ra
Như vậy, những nghiên c
ứu về âm nhạc Phật giáo nói chung ở Việt Nam và
Hà Nội ít nhiều đã được đề cập. Nguồn tư liệu về những vấn đề liên quan bao quát
cả trên phương diện lịch sử, văn hóa và âm nhạc Phật giáo. Đó là những tư liệu quý,
là cơ sở khách quan để chúng tôi tiếp tục kế thừa và phát triển trong luận án Tiến sĩ
Tôn giáo học này. Từ cơ sở lý luận và thực tiễ
n còn bỏ ngỏ, luận án sẽ tập trung giải
quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu:

Thứ nhất là tổng hợp, khái quát lại những vấn đề cơ bản về âm nhạc Phật
giáo ở Hà Nội và vùng phụ cận, có liên quan qua những khía cạnh: 1) cơ sở, quá
trình hình thành; 2) chức năng, vị trí và ý nghĩa của âm nhạc Phật giáo qua trường
hợp Hà Nội; 3) đặ
c trưng của âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội, đặt trong bối cảnh vùng
châu thổ Bắc bộ khi so sánh với âm nhạc Phật giáo ở Thái Bình; và bước đầu so
sánh một vài khía cạnh của âm nhạc Phật giáo Huế. Khía cạnh thứ nhất, luận án sẽ
nghiên cứu để chỉ ra nguồn gốc, cơ sở hình thành, những nguyên nhân căn bản làm
thay đổi, phát triển âm nhạc Phật giáo châu thổ Bắc bộ qua trường hợp Hà N
ội. Ở
đây, luận án trả lời các câu hỏi: âm nhạc Phật giáo thực hiện chức năng như thế nào,
ý nghĩa của việc sử dụng âm nhạc Phật giáo; âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội có những
thể loại nào tiêu biểu, đặc trưng cơ bản của chúng - mối quan hệ giữa âm nhạc Phật
giáo với âm nhạc truyền thống Việt Nam thể hiện như thế nào ?
Đây cũng là những
vấn đề cơ bản sẽ được giải quyết một cách khái quát, căn bản và tương đối đầy đủ
trong luận án này trên cơ sở các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu liên ngành,
chuyên ngành.
Thứ hai, trên cơ sở đó, luận án đi đến giải quyết vấn đề cơ bản đặt ra trong
nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôn giáo học và âm nhạc học hiện nay: nghiên cứu


20
nghệ thuật tôn giáo trong nghiên cứu tôn giáo học và việc tiếp cận âm nhạc tôn giáo
trong nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.
1.3. KHUNG PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT






















Trong khung có sử dụng một số cụm từ viết tắt. Cụ thể: Âm nhạc (ÂN), Âm
nhạc Phật giáo (ÂNPG), Việt Nam (VN), Phật giáo (PG), Phật giáo Việt Nam
(PGVN), Âm nhạc Phật giáo Hà Nội (ÂNPGHN).
Trước h
ết, như đã thể hiện trong biểu đồ trên, luận án sử dụng các lý thuyết
nghiên cứu nhằm vào mục đích giải quyết các vấn đề nghiên cứu ở các phần cụ thể:
Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nôi
ÂN có chức
năng gì
trong nghi lễ
Phật giáo?

Duy vật lịch

sử
ÂNPGHN có quan hệ
như thế nào với âm
nhạc truyền thống và
ÂNPG địa phương ?
ÂN có chức
năng riêng
trong nghi lễ
PG
Â
NPG Hà Nội: nhi

u
tấng, lớp; mang đặc
trưng riêng; là một bộ
phận của nền ÂN
tru
y
ền thốn
g
VN
ÂNPG VN
và Hà Nội
xuất hiện
cùng
PGVN
ÂNPG xuất
hiện và phát
triển như
th

ế
nào?
-Vùng văn hóa
-Tính nhiều tầng, nhiều
lớp trong ÂN truyền
thống Việt Nam
- Âm nhạc phương Tây
Chức năng
luận
Câu hỏi
nghiên cứu

Lý thuyết
nghiên cứu
Giả thuyết
khoa học

Kết quả nghiên cứu: Chương 2, 3, một phần chương 4 và Kết luận

×