Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 173 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO




NGUYỄN VĂN HẢI




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN
VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG RỔ TRẺ LỨA TUỔI 11 – 13





LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC













HÀ NỘI - 2013

2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO



NGUYỄN VĂN HẢI



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN
VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG RỔ TRẺ LỨA TUỔI 11 – 13
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62.14.01.04


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS LÊ QUÝ PHƯỢNG


2. TS NGUYỄN DANH HOÀNG VIỆT




HÀ NỘI - 2013

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án



Nguyễn Văn Hải



4
MỤC LỤC

Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục các biểu bảng, hình, sơ đồ, đồ thị trong luận án

Mở đầu 1
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4
1.1. Đặc điểm môn bóng rổ qua các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước
4
1.1.1. Đặc điểm chung môn bóng rổ 4
1.1.2. Đặc điểm thi đấu bóng rổ hiện đại 6
1.1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu trong giảng dạy -
huấn luyện bóng rổ
9
1.2. Cơ sở lý luận chung về giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
trong môn bóng rổ
12
1.2.1. Đặc điểm giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu 12
1.2.2. Mục tiêu huấn luyện giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu cho
VĐV bóng rổ
17
1.2.3. Chương trình và kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ của
một số tỉnh
18
1.3. Đặc điể
m tâm sinh lý VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 – 13 21
1.3.1. Đặc điểm huấn luyện tâm lý VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 – 13 21
1.3.2. Cơ sở sinh lý của huấn luyện thể thao thanh thiếu niên 24
1.4. Lập kế hoạch huấn luyện VĐV môn bóng rổ 25
1.4.1. Những nguyên lý cơ bản về lập kế hoạch 26
1.4.2. Phân loại kế hoạch huấn luyện 27
1.4.3. Phân chia thời kỳ huấn luyện quanh năm 31
1.5. Tóm tắt chương tổng quan 39
Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 41

2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 41

5
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.2. Khách thể nghiên cứu 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
41
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm 42
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 42
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 43
2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh 50
2.2.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý 54
2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 58
2.2.8. Phương pháp toán học thống kê 58
2.3. Tổ chức nghiên cứu 61
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 61
2.3.2. Địa đ
iểm nghiên cứu 62
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 63
3.1. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả huấn luyện về thể lực,
chuyên môn (kỹ thuật), tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ trẻ lứa
tuổi 11- 13
63
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá
trình độ thể lực, chuyên môn, tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ
trẻ lứa tuổi 11- 13
63
3.1.2. Xác định tính thông báo của hệ
thống test đánh giá trình độ thể

lực, kỹ thuật, tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ lứa tuổi 11 - 13
81
3.1.3. Xác định độ tin cậy của hệ thống test đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn, tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ lứa tuổi 11 - 13
81
3.1.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực, chuyên môn
cho VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13
83
3.1.5. Bàn luận 88
3.2. Nghiên cứu kế hoạch huấn luyện đối với VĐV bóng r
ổ 11- 13
tuổi
91
3.2.1. Kế hoạch huấn luyện lựa chọn thử nghiệm cho VĐV bóng
rổ 11 – 13 tuổi
91
3.2.2. Đối chiếu kế hoạch huấn luyện soạn thảo thử nghiệm nêu
trên với thực trạng kế hoạch huấn luyện ở một số trung tâm
ở nước ta
101

6
3.2.3. Bàn luận 107
3.3. Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ lứa
tuổi 11- 13
110
3.3.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm 110
3.3.2. Ứng dụng các test, chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá hiệu quả
thông qua theo dõi diễn biến thành tích của VĐV bóng rổ
qua các giai đoạn huấn luyện

110
3.3.3. Đánh giá hiệu quả huấn luyện thông qua hiệu quả tuyển
chọ
n VĐV sang giai đoạn chuyên môn hoá sâu
113
3.3.4. Bàn luận 115
Kết luận và kiến nghị 118
A. Kết luận 118
B. Kiến nghị 119
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến
luận án
120
Danh mục tài liệu tham khảo 121
Phụ lục

7
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CLB - Câu lạc bộ.
HLTT - Huấn luyện thể thao.
HLV - Huấn luyện viên.
PKKQ - Phòng không Không quân.
TDTT - Thể dục thể thao.
VĐV - Vận động viên.
VH,TT&DL - Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
XHCN - Xã hội chủ nghĩa.





8
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại Số Nội dung Trang
Bảng 1.1 Phân chia các mức độ tố chất thể lực theo các vị
trí thi đấu (theo tác giả Nguyễn Phi Hải)
18
1.2 Phân phối thời gian chương trình huấn luyện 19

3.1 Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng các test
trong đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV bóng
rổ trẻ lứa tuổi từ 11 - 13 (n = 37)
Sau 77

3.2 Kết quả kiểm định hai lần phỏng vấn lựa chọn các
test đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV bóng rổ
trẻ lứa tuổi 11 - 13
Sau 80

3.3 Kết quả xác định độ tin cậy của hệ thống các chỉ
tiêu, các test nhằm đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn, tâm sinh lý cho nữ VĐV bóng rổ trẻ
lứa tuổi 11 - 13
Sau 81

3.4 Kết quả xác định độ tin cậy của hệ thống các chỉ
tiêu, các test nhằm đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn, tâm sinh lý cho nam VĐV bóng rổ
trẻ lứa tuổi 11 - 13
Sau 81


3.5 So sánh kết quả kiểm tra các chỉ số đánh giá trình
độ thể lực, chuyên môn theo từng lứa tuổi của
nam VĐV bóng rổ trẻ (n = 19)
Sau 86

3.6 So sánh kết quả kiểm tra các chỉ số đánh giá trình
độ thể lực, chuyên môn theo từng lứa tuổi của nữ
VĐV bóng rổ trẻ (n = 27)
Sau 86

3.7 Kiểm định kết quả kiểm tra các test đánh giá trình
độ thể lực, chuyên môn theo từng lứa tuổi của
nam VĐV bóng rổ trẻ (n = 19)
Sau 86

3.8 Kiểm định kết quả kiểm tra các test đánh giá trình
độ thể lực, chuyên môn theo từng lứa tuổi của nữ
VĐV bóng rổ trẻ (n = 27)
Sau 86

3.9 Tiêu chuẩn xếp loại trình độ thể lực, chuyên môn
theo từng nội dung của nam VĐV bóng rổ trẻ lứa
tuổi 11
Sau 86

3.10 Tiêu chuẩn xếp loại trình độ thể lực, chuyên môn
theo từng nội dung của nam VĐV bóng rổ trẻ lứa
tuổi 12
Sau 86


3.11 Tiêu chuẩn xếp loại trình độ thể lực, chuyên môn
theo từng nội dung của nam VĐV bóng rổ trẻ lứa
tuổi 13
Sau 86

9
Thể loại Số Nội dung Trang
Bảng 3.12 Tiêu chuẩn xếp loại trình độ thể lực, chuyên môn
theo từng nội dung của nữ VĐV bóng rổ trẻ lứa
tuổi 11
Sau 86

3.13 Tiêu chuẩn xếp loại trình độ thể lực, chuyên môn
theo từng nội dung của nữ VĐV bóng rổ trẻ lứa
tuổi 12
Sau 86

3.14 Tiêu chuẩn xếp loại trình độ thể lực, chuyên môn
theo từng nội dung của nữ VĐV bóng rổ trẻ lứa
tuổi 13
Sau 86

3.15 Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn theo từng nội dung của nam VĐV
bóng rổ trẻ lứa tuổi 11
Sau 86

3.16 Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn theo từng nội dung của nam VĐV
bóng rổ trẻ lứa tuổi 12

Sau 86

3.17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn theo từng nội dung của nam VĐV
bóng rổ trẻ lứa tuổi 13
Sau 86

3.18 Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn theo từng nội dung của nữ VĐV bóng
rổ trẻ lứa tuổi 11
Sau 86

3.19 Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn theo từng nội dung của nữ VĐV bóng
rổ trẻ lứa tuổi 12
Sau 86

3.20 Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực,
chuyên môn theo từng nội dung của nữ VĐV bóng
rổ trẻ lứa tuổi 13
Sau 86

3.21 Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá trình
độ tập luyện cho VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13
87

3.22
Vai trò và thực trạng chương trình huấn luyện giai
đoạn chuyên môn hoá ban đầu cho VĐV bóng rổ
trẻ (n = 11)

102

3.23
Kết quả tổng hợp chương trình huấn luyện cho
VĐV bóng rổ lứa tuổi 11 – 13 giai đoạn chuyên
môn hoá ban đầu
103

3.24 Kết quả tổng hợp sử dụng chỉ tiêu, test đánh giá
cho VĐV bóng rổ lứa tuổi 11 – 13 giai đoạn
chuyên môn hoá ban đầu
Sau 103


10
Thể loại Số Nội dung Trang
Bảng
3.25 Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển trình độ
tập luyện tại một số trung tâm bóng rổ
106

3.26 Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá trình độ tập
luyện của VĐV bóng rổ
111

3.27 Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu, test đánh giá trình độ
tập luyện qua các giai đoạn huấn luyện chuyên môn
hoá ban đầu của nam VĐV bóng rổ lứa tuổi 11 - 13
Sau 112


3.28 Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu, test đánh giá trình độ
tập luyện qua các giai đoạn huấn luyện chuyên môn
hoá ban đầu của nữ VĐV bóng rổ lứa tuổi 11 - 13
Sau 112

3.29 Kết quả so sánh tự đối chiếu và nhịp độ tăng
trưởng của các test đánh giá trình độ tập luyện của
nam VĐV bóng rổ lứa tuổi 11
Sau 112

3.30 Kết quả so sánh tự đối chiếu và nhịp độ tăng
trưởng của các test đánh giá trình độ tập luyện của
nam VĐV bóng rổ lứa tuổi 12
Sau 112

3.31 Kết quả so sánh tự đối chiếu và nhịp độ tăng
trưởng của các test đánh giá trình độ tập luyện của
nam VĐV bóng rổ lứa tuổi 13
Sau 112

3.32 Kết quả so sánh tự đối chiếu và nhịp độ tăng
trưởng của các test đánh giá trình độ tập luyện của
nữ VĐV bóng rổ lứa tuổi 11
Sau 112

3.33 Kết quả so sánh tự đối chiếu và nhịp độ tăng
trưởng của các test đánh giá trình độ tập luyện của
nữ VĐV bóng rổ lứa tuổi 12
Sau 112


3.34 Kết quả so sánh tự đối chiếu và nhịp độ tăng
trưởng của các test đánh giá trình độ tập luyện của
nữ VĐV bóng rổ lứa tuổi 13
Sau 112

3.35 Kết quả ứng dụng các test đánh giá theo phương
pháp xác định hệ số tuyển chọn cho VĐV bóng rổ
lứa tuổi 11 – 13 năm 2010
114
Hình
2.1 Sơ đồ test chạy chữ T 46
2.2 Sơ đồ test linh hoạt 505 46
2.3 Sơ đồ dẫn bóng 47
2.4 Sơ đồ di chuyển chuyền bóng trong 30 giây 48
2.5 Sơ đồ dẫn bóng số 8 lên rổ 49
2.6 Sơ đồ di chuyển test Suicides Drill 49


1
MỞ ĐẦU
Từ xa xưa dưới các hình thức khác nhau, trò chơi bóng rổ đã xuất hiện
ở một số nước trên thế giới như: Ở Mêhicô có tên là Pok-Tapok; người Astek
gọi là Ollamalituli. Vào tháng 12/1891 Dr. James Naismith (Mỹ) đã sáng tạo
ra trò chơi này và soạn thảo "Luật chơi bóng rổ" với 15 điều luật đầu tiên, đến
nay vẫn được tiếp tục sử dụng.
Bóng rổ được giới thiệu tại Thế vận hội Berlin vào năm 1936. Đến nay
bóng rổ đã phát triển để trở thành một trong các môn thể thao phổ biến nhất
trên thế giới cả về số lượng người tập luyện và chất lượng của các giải đấu.
Bóng rổ đã trở thành môn thể thao Olympic và luôn được thi đấu chính thức
tại các kỳ đại hội. Từ đó môn bóng rổ đã phát triển rộng rãi trên toàn thế giới,

năm 1983 FIBA đã hợp nhất 157 Liên đoàn bóng rổ các quốc gia, đến năm
1987, FIBA đã bao gồm 168 nước thành viên [31], [61], [62].
Ở Việt Nam, môn bóng rổ du nhập vào từ thập niên 1930 ở các tỉnh
thành như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu là phát triển trong
quân đội và của những người Hoa. Hiện nay, bóng rổ đang thực sự phát tri
ển
mạnh tại các tỉnh thành như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng,
Yên Bái, Quảng Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng, trong lực lượng vũ trang, các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp, Trung học Phổ thông
và Trung học Cơ sở… Bóng rổ đã chính thức được đưa vào hệ thống thi đấu
quốc gia và đồng thời đưa vào chương trình giảng dạy của các trường Đại
học, cao đẳ
ng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trung học cơ
sở.
Ngày 10/6/2005, Uỷ ban TDTT đã ban hành Luật bóng rổ gồm 2 phần 8
chương và 50 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu bóng rổ từ cơ sở đến
toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam [10], [51], [54].
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phong trào tập luyện và thi
đấu bóng rổ đã đạt được những thành công nhất định, song bên cạnh đó vẫn

2
còn những tồn tại cần phải khắc phục, đặc biệt là các công trình nghiên cứu
khoa học về bóng rổ vẫn còn ở mức độ hạn hẹp. Các công trình nghiên cứu
của tác giả Lê Nguyệt Nga [26], Đặng Hà Việt [54], Lưu Thiên Sương [33],
Phạm Văn Thảo [36], Lê Vũ Kiều Hoa [18], Lê Thế Hùng [21], Lê Thị Vân
Anh [1], Nguyễn Hữu Thiệp [37] và các tác giả khác từ kết quả cho thấy vấn
đề đánh giá kế
hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ chưa có tác giả nào quan tâm
nghiên cứu. Đặc biệt, hướng đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV
bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 – 13 không được các tác giả trong các trường không

chuyên về TDTT quan tâm nghiên cứu.
Ở trong nước, môn bóng rổ được nhiều đối tượng tham gia tập luyện và
cũng có nhiều trung tâm đào tạo VĐV năng khiếu, tuy nhiên chỉ có một số ít
tác gi
ả đã nghiên cứu về bóng rổ: Đinh Can [5], Nguyễn Văn Trung, Phạm
Văn Thảo [41], Nguyễn Phi Hải [13]. Ngoài ra còn có các tài liệu được các
tác giả biên dịch như: "Huấn luyện bóng rổ hiện đại", biên dịch: Hữu Hiền
[15]; "Bóng rổ", biên dịch: Trần Văn Mạnh [31]; Nguyễn Văn Trung,
Nguyễn Quốc Quân, Phạm Văn Thảo
[40]. Trong các cuốn sách, các tác giả
đã giới thiệu về cách chơi bóng rổ, phương pháp luận, lý luận cơ bản về giảng
dạy, tuyển chọn và huấn luyện bóng rổ, song chưa đi sâu nghiên cứu về đánh
giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ ở nước ta.
Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện dưới góc độ chuyên môn bằng
việc sử
dụng các chỉ tiêu, chỉ số, test nằm trong quy trình theo dõi và điều khiển
huấn luyện. Cùng với xu thế phát triển bóng rổ hiện đại, việc không đánh giá
được toàn diện những tác động của kế hoạch huấn luyện đến sự phát triển của
VĐV sẽ là trở ngại lớn đối với các HLV. Chính vì vậy, để đảm bảo việc kiểm
soát những tác động của kế hoạ
ch huấn luyện một cách khoa học và có hiệu quả,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV
bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13”.

3
Mục đích nghiên cứu:
Biên soạn kế hoạch huấn luyện đối với VĐV bóng rổ 11 - 13 tuổi để
đưa vào thử nghiệm và đánh giá hiệu quả thử nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi giải quyết ba

mục tiêu cơ bản sau:
Mục tiêu 1: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả huấn luyện về thể
lực, chuyên môn (k
ỹ thuật), tâm sinh lý cho VĐV bóng rổ
trẻ lứa tuổi 11 - 13.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu kế hoạch huấn luyện đối với VĐV bóng rổ 11
- 13 tuổi.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV bóng rổ trẻ
lứa tuổi 11 - 13.
Giả thuyết khoa học:
Đào tạo VĐV bóng rổ là quá trình điều khiển liên tục và nhiều năm
thông qua k
ế hoạch huấn luyện. Nếu cố định các nguyên nhân khách quan do
tác động của HLV, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ VĐV là không đổi thì kế
hoạch huấn luyện chưa gắn kết chặt chẽ và khoa học với đánh giá trình độ tập
luyện là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện VĐV bóng rổ
trẻ lứa tuổi 11 - 13. Một trong các giả thuy
ết đặt ra là kế hoạch huấn luyện
VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13 hiện đang được các đơn vị áp dụng chưa
được xây dựng khoa học, chưa có hệ thống chỉ tiêu, test đánh giá trình độ tập
luyện tin cậy. Điều này đã dẫn đến hiệu quả huấn luyện chưa đạt được như
mong muốn, chưa đáp ứng được mục tiêu
đào tạo VĐV bóng rổ đặt ra ở trẻ lứa
tuổi 11 - 13.

4
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm môn bóng rổ qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước
1.1.1. Đặc điểm chung môn bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao tập thể. Trận đấu được tổ chức thi đấu đối
kháng trực tiếp trên sân kích thước 28m x 15m giữa hai đội, mỗi đội 5 người
trong thời gian 40 phút. Mục đích của thi đấu bóng rổ là hạn chế tối đa đối
ph
ương ném bóng vào rổ của mình và cố gắng tối đa để đưa bóng vào rổ đối
phương. Kết quả cuối cùng của thi đấu bóng rổ rất đặc biệt: Điểm số rất cao
(trung bình từ 80 – 85 điểm/trận đấu); Tần số thay đổi các kết quả trung gian
lớn (trung bình cứ 30” thay đổi tỉ số 1 lần); Không có tỷ số hoà, tức không có
tính chất thoả hiệp về trậ
n đấu. Để đạt được mục đích trên, cả đội bóng cần có
sự phối hợp thống nhất hành động của các thành viên nhằm thực hiện một
nhiệm vụ chung [31], [52], [56], [60], [62].
Mỗi trận thi đấu bóng rổ diễn ra trong 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút không
tính thời gian bóng chết. Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 – 2 và giữa hiệp 3 – 4 là 2
phút, giữa hiệp 2 – 3 là 15 phút. Mỗi đội được quyền hội ý 2 lần (1 phút/lần)
trong hi
ệp 1 – 2, 3 lần trong hiệp 4, và 1 lần trong từng hiệp phụ (mỗi hiệp
phụ kéo dài 5 phút) [52], [56], [62].
Các hành động của mỗi VĐV trên sân có định hướng cụ thể tương ứng
với các vị trí, các HLV, chuyên gia đã chia vị trí thi đấu của các cầu thủ là:
Trung phong, tiền phong và hậu vệ [31], [59], [62].
Trung Phong: Các VĐV thường có chiều cao nhất trong đội, có thể lực
tốt và sức bật tốt.
Tiền phong: Các VĐV có chiều cao, nhanh nhẹn và sức b
ật tốt, cảm
giác không gian và thời gian tốt, ném rổ tốt, biết đánh giá tình huống và tấn
công kiên quyết, dũng cảm.

5
Hậu vệ: Các VĐV có sức mạnh, linh hoạt và bền tối đa, khôn ngoan và

thận trọng.
Sân thi đấu bóng rổ được chia ra làm 3 khu vực gồm vùng bên ngoài vạch
3 điểm 6m75 (guards), khu vực nằm giữa vòng 3 điểm tới khu vực hình chữ nhật
(forward) và khu vực trung tâm bên trong hình chữ nhật (center). Mỗi vị trí
tương ứng với khu vực hoạt động chủ yếu của mỗi cầu thủ [62].
Hậu vệ ném xa (Shooting Guard) là cầu thủ có tố chất nhanh nhẹn để
cản phá hiệu quả tiền phong đối phương, là cầu thủ chuyền bóng xa tốt nhất
và thường thực hiện ném rổ chuẩn xác ở cự ly ghi 3 điểm nhiều nhất. Người
chơi ở vị trí này cũng có thể ch
ơi tốt ở vị trí tiền đạo phụ (small forward),
người chơi cùng lúc 2 vị trí trong trận đấu được gọi là "Swingmen".
Hậu vệ điều phối bóng (Point Guard): Cầu thủ ở vị trí này được coi là
nhạc trưởng khi phòng thủ và phát động tấn công nên cầu thủ này phải có tố
chất, kỹ thuật chuyền bóng, dẫn bóng, giữ bóng và quan sát nhạy bén tốt nhất
trong đội, người chơi ở vị trí này thường c
ầm bóng nhiều nhất trong đội từ
phần sân của mình sang sân đối phương và điều khiển hướng tấn công của
đội. Cầu thủ ở này có thể hình nhỏ hơn các vị trí khác nhưng ngược lại họ rất
nhanh nhẹn và xử lý bóng sắc sảo.
Tiền phong phụ (Small Forward): Cầu thủ chơi ở vị trí này chiếm phần
quan trọng như hậu vệ điều phối bóng trong độ
i bóng, chạy chỗ tạo khoảng
trống rất linh hoạt. Ném bóng tốt là khả năng cần có của vị trí này. Đối với
phòng thủ, vị trí này được xem là điểm chủ chốt. Small forward là người chơi
1 đấu 1 hay nhất trong đội bóng và ném ở cự ly xa hay hơn người chơi vị trí
tiền đạo chính nên cầu thủ chơi ở vị trí này bắt buộc phải cao to.
Tiền phong chính (Power Forward) là người mạnh mẽ nhấ
t trong tranh
bóng và phòng thủ của trận đấu, chơi ở những vị trí cố định được HLV xác
định theo đúng chiến thuật đặt ra. Phần lớn là ghi điểm cận rổ hay tranh bóng


6
gần rổ, nhiệm vụ người chơi ở vị trí này là ghi càng nhiều điểm càng tốt, và
người chơi vị trí này thường là người chơi gần nhất với Trung phong.
Trung phong (Center) là cầu thủ cao to nhất đội, có chức năng chơi gần
tương tự như tiền phong chính, nhưng tầm hoạt động và di chuyển thì hẹp
hơn, với yêu cầu là tranh bóng tốt, khả năng ghi điểm ở
vị trí cận rổ khi tấn
công, cản phá các pha ném bóng gần rổ khi phòng thủ và phong tỏa vị trí gần
rổ không để đối phương tranh bóng ở phần sân nhà. Ai chơi ở vị trí này được
gọi là Bigman vì thể hình họ vừa cao và vừa to, ngược lại không cần đòi hỏi
tố chất nhanh nhẹn và kỹ thuật chơi bóng điêu luyện như các vị trí khác.
1.1.2. Đặc điểm thi đấu bóng rổ hiện
đại
Về khuynh hướng, xu thế của bóng rổ hiện đại được tác giả Iu. M.
Portnova (1997) tổng kết chặt chẽ và đầy đủ qua việc phân tích, quan sát các
giải thi đấu quốc tế [31]. Kết quả cho thấy, các khuynh hướng của bóng rổ
hiện đại phát triển theo các xu hướng sau: (1) Số lượng đội bóng có trình độ
cao tăng nhanh, trình độ xích gần nhau; tâm lý thi đấu căng thẳng; tích cực,
kết hợp hài hoà giữa tấn công và phòng thủ ở trình độ thể lực cao, kỹ thuật
điêu luyện, chính xác và ổn định; (2) Trình độ cá nhân phát triển ở mức độ
cao, kỹ thuật đa dạng, linh hoạt, tư duy chiến thuật toàn diện; (3) Trình độ
chuẩn bị thể lực chuyên môn tốt: Sức bền, nhanh, mạnh. Ưu tiên VĐV trẻ có
chiều cao ổn định (tuổi trung bình 24 – 25 tuổi; chiều cao: Hậu vệ 200 –
202cm, tiền phong và trung phong 204 – 207cm); (4) Tận dụng tốt những tình
huống thuận lợi trong tấn công và phòng thủ, sử dụng nhiều kỹ chiến thuật
mới rất có hiệu quả.
Kết quả phân tích về xu thế của bóng rổ hiện đại trong thời điểm gần
đây cũng không có thay đổi nhiều và bao gồm 4 xu thế chính [54]. Cụ thể như
sau: (1) Ngày càng cao hơn; (2) Ngày càng nhanh hơn; (3) Ngày càng chuẩn

xác hơn; (4) Tinh thông kỹ thuật.

7
Hoạt động của cầu thủ trong thi đấu bóng rổ luôn có sự biến hoá đa
dạng và thay đổi liên tục. Kỹ thuật chơi trong bóng rổ là tổng hợp các động
tác cho phép giải quyết có hiệu quả nhất các nhiệm vụ thi đấu cụ thể. Trong
thi đấu bóng rổ, chiến thuật tấn công và phòng thủ được chuyển đổi liên tục,
nên các kỹ thuật trong bóng rổ thường được phân thành hai phần chính: Kỹ
thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ. Các kỹ thuật trong môn bóng rổ rất đa
dạng, phong phú, phức tạp (cấu trúc động hình học và cấu trúc động học). Tần
số thay đổi các hoạt động trong thi đấu bóng rổ là 997 ± 183 (khoảng 2 giây
thì có một thay đổi) [15], [31], [40], [57], [59], [60], [61].
Bóng rổ hiện đại là môn thể thao của những người khổng lồ, thể hiện ở
cường độ vận động cao, hoạt động thi đấu rất căng thẳng, đòi hỏi VĐV phải
huy động đến cực hạn khả năng chức phận của cơ thể và các tố chất nhanh -
mạnh tối đa. Mặc dù hoạt động thi đấu không liên tục song mật độ hoạt động
ở cường độ cao là rất lớn. Số lần dừng ngẫu nhiên chiếm khoảng 22.25 ± 11.8
lần/trận, thời gian dừng ngẫu nhiên khoảng 25 – 40 giây/lần. Vì vậy, các hoạt
động trong thi đấu bóng rổ diễn ra kế tiếp nhau giữa hoạt động cường độ cao
và cường độ tối đa [31], [54], [60], [62].
Để có được thành tích bóng rổ như hiện tại và đào tạo được những
VĐV xuất sắc, theo tác giả Cubutsôp thì các đội bóng rổ đã chú trọng cải tiến,
nâng cao kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, đặc biệt chú trọng công tác
tuyển chọn [61]. Còn ông Saiđơn (huấn luyện viên người Mỹ) cho rằng việc
nâng cao trình độ bóng rổ là kết quả của sự phát triể
n rộng rãi môn bóng rổ
trong quần chúng cộng với sự khoa học hóa trong tuyển chọn và huấn luyện
[60]. HLV bóng rổ giàu kinh nghiệm người Mỹ, Bob Kinight cho rằng: Bóng
rổ là môn thể thao có nhiều khả năng huấn luyện nhất và cũng có sự biến hoá
đa dạng nhất. Tổng hợp các kỹ thuật, chiến thuật được chuẩn hoá để ứng


8
dụng trong giảng dạy - huấn luyện cũng cho thấy mức độ phức tạp của môn
thể thao này [15], [40].
Qua các nhận xét trên của các chuyên gia bóng rổ có thể thấy rất rõ là
các nước có nền bóng rổ mạnh rất chú trọng tới chương trình giảng dạy cho
VĐV. Ngày nay do sự tranh đua quyết liệt trong bóng rổ đã dẫn tới sự giành
giật từng điểm trong toàn trận đấu, do vậy xu thế chung c
ủa các đội bóng rổ
mạnh thế giới đã chú ý đến chương trình giảng dạy cho VĐV bóng rổ trẻ nắm
được kỹ thuật điêu luyện, ý thức chiến thuật cao mà còn phải có tố chất thể
lực, trạng thái chức năng cơ thể tốt, tâm lý thi đấu vững vàng và hình thể phù
hợp với từng vị trí cầu thủ mới có thể đáp ứng được đòi h
ỏi của bóng rổ hiện
đại. Ví dụ, trên thế giới các đội nam lọt vào vòng chung kết, phần lớn đều có
chiều cao trung bình là 1m96, nữ là 1m82, chạy 100m nam dưới 11 giây.
Bóng rổ Việt Nam những năm gần đây mặc dầu có sự phát triển tương
đối tốt, song một thời gian dài bóng rổ Việt Nam tiến bộ chậm chỉ mấy năm
nay, bóng rổ nước ta đã dần dần hồi phục và phát triển qua gi
ải bóng rổ các
đội mạnh toàn quốc. Năm 1996 có 7 đội nam và 6 đội nữ tham gia, trong số
các đội đó ta thấy chỉ có 2 đội nữ có các VĐV có độ tuổi trung bình là dưới
20, còn phần đông các VĐV nam đã quá tuổi và xuống thể lực. Chiều cao của
các VĐV bóng rổ nước ta nói chung rất thấp, hiệu quả thi đấu không cao,
chưa có nhiều trận đấu tỉ số vượt quá 100 điểm.
Thực v
ậy, trong công tác tuyển chọn, rất nhiều HLV chỉ mới dựa vào
kinh nghiệm bản thân để tuyển chọn. Từ hiện trạng đó, muốn phát triển được
bóng rổ đuổi kịp trình độ các nước trong khu vực thì ngoài việc cần thúc đẩy
sự phát triển môn bóng rổ có tính quần chúng rộng rãi, còn cần phải đánh giá

một cách chính xác hiệu quả của các kế hoạch huấn luyện. Hiện nay, về tuyể
n
chọn VĐV bóng rổ trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Những
nước có nền bóng rổ mạnh như: Mỹ, Nga, Pháp, Ý, Nam Tư, Trung Quốc…

9
đều đã nghiên cứu xây dựng cho mình một chương trình huấn luyện VĐV
bóng rổ trẻ, trên cơ sở đó tuyển chọn đào tạo VĐV bóng rổ một cách khá
hoàn chỉnh. Ở nước ta đã có những chương trình đào tạo VĐV bóng rổ trẻ
nhưng hầu hết các chương trình đó được xây dựng mà chưa có sự đánh giá
khoa học về hiệu quả của chương trình.
1.1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu trong giảng dạy - huấn
luyện bóng rổ
Vấn đề nghiên cứu hệ thống các bài tập ứng dụng trong giảng dạy -
huấn luyện môn bóng rổ cho các đối tượng nghiên cứu khác nhau đã thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả.
Từ năm 2007 trở về trước mới chỉ có công trình nghiên cứu của tác giả
Lê Nguyệt Nga với đề tài "Nghiên cứu trình độ tập luy
ện của VĐV bóng rổ
nam nữ cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh" [26]; Đặng Hà Việt trên VĐV
cấp cao với đề tài "Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn
cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam quốc gia" [54]; trên đối tượng đội tuyển nữ
quốc gia về khả năng hồi phục của tác giả Lưu Thiên Sương (2003) [33]; và
của tác giả Phạm Văn Thảo về "Nghiên c
ứu lựa chọn chỉ số và xây dựng chỉ
tiêu tuyển chọn ban đầu VĐV bóng rổ nữ Việt Nam lứa tuổi 12
– 13" [36]; Lê
Vũ Kiều Hoa (2007) về “Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức
mạnh chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ quốc gia” [18]; Nguyễn Phi Hải
(2008), “Ứng dụng máy móc chuyên môn nâng cao hiệu quả phòng thủ cho

học sinh bóng rổ trường trung học phổ thông Mát-xcơ-va”, Luận án tiến sĩ.
[12]; Đinh Quang Ngọc (2011), "Nghiên cứu lý luận và thực tiễn huấn luyện
nâng cao thể lực cho nam VĐV bóng rổ cấp cao Vi
ệt Nam" [27]; Tuy nhiên,
các tác giả cũng chưa đi sâu vào đánh giá chương trình đào tạo VĐV bóng rổ.
Với đối tượng là VĐV bóng rổ ở các trung tâm TDTT của các tỉnh, thành
có các tác giả: Lê Thế Hùng (2004) “Nghiên cứu xác định một số nội dung và

10
chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng rổ nữ tỉnh Yên Bái lứa tuổi 13-14” [21], Lê Thị
Vân Anh (2010) “Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV bóng
rổ nữ lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh” [1]; Bùi Duy Hiếu (2011) “Nghiên cứu
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng rổ
Hà Nội” [17]; Nguyễn Hữu Thiệp (2011), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
tuyển chọn nữ VĐV bóng rổ tr
ẻ vào giai đoạn huấn luyện ban đầu 9 - 11 tuổi
tỉnh Yên Bái” [37]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, vấn đề đánh
giá chương trình đào tạo VĐV bóng rổ cũng chưa có tác giả nào quan tâm
nghiên cứu.
Các tác giả: Lý Kế Cường (1998) [8], Đỗ Quốc Hùng (2002) [20],
Nguyễn Thanh Ngọc (2004) [28], Nguyễn Hải Đường (2009) [10], Lê Mạnh
Linh (2010) [25], Lý Thị Ánh Tuyết (2005) [50] chủ yếu nghiên cứu theo
hướng hoàn thiện hệ thống bài tập, phát tri
ển các tố chất thể lực trong giảng
dạy môn bóng rổ hoặc ngoại khoá cho đối tượng sinh viên trong các trường
cao đẳng, đại học, như vậy, hướng đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo
VĐV bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 – 13 không được các tác giả trong các trường
không chuyên về TDTT quan tâm nghiên cứu.
Qua tìm hiểu các đề tài nghiên cứu nêu trên trong giảng dạy - huấn luyện
bóng rổ của các tác giả, chúng tôi có một số nhậ

n xét như sau:
Thứ nhất: Hầu hết các tác giả trong và ngoài nước có sự tương đồng
nhất định trong việc sử dụng hệ thống các bài tập thuộc các nhóm khác nhau
nhằm phát triển các năng lực chuyên môn cho VĐV bóng rổ như: Các năng
lực về kỹ - chiến thuật, các tố chất thể lực chuyên môn (sức nhanh, sức mạnh
tốc độ, sức bền, khả năng phối hợp v
ận động).
Thứ hai: Việc đánh giá trong các giai đoạn huấn luyện cho các đối
tượng chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu, các test để tuyển chọn và thải loại VĐV.
Các test đánh giá chủ yếu dưới góc độ sư phạm, chưa ứng dụng nhiều các test

11
có sử dụng phương tiện kỹ thuật tin cậy. Đối với các đối tượng là VĐV, sinh
viên chuyên sâu bóng rổ thì các bài tập, các test sử dụng trọng huấn luyện,
kiểm tra kỹ chiến thuật, thể lực có tỷ lệ và mức độ ưu tiên như nhau. Đối với
các đối tượng là sinh viên không chuyên ngành TDTT thì tỷ lệ và mức độ ưu
tiên của các bài tập, các test chủ yếu liên quan đến việc lựa chọ
n các bài tập
bóng rổ để phục vụ huấn luyện kỹ - chiến thuật nâng cao thể lực chung và
chuyên môn. Trong công tác đánh giá từng giai đoạn huấn luyện bóng rổ, hầu
hết các tác giả đều đề cập đến các nhóm chỉ tiêu, test sau đây:
Nhóm chỉ tiêu hình thái như: Chiều cao, cân nặng, dài sải tay, dài bàn
tay, rộng bàn tay
Nhóm chỉ tiêu, test chức năng (tâm lý, sinh lý) như: Khả năng xử lý
thông tin, sức bền thần kinh, khả năng phả
n xạ, công năng tim, test Wingate
(công suất yếm khí tổng hợp, công suất yếm khí tối đa, chỉ số suy kiệt và năng
lượng).
Nhóm các test thể lực như: Các test với tạ gánh, dây nhảy, bao cát để
đánh giá sức mạnh các nhóm cơ chân tham gia di chuyển, các động tác bật

nhảy, xuất phát di chuyển ở các vị trí khác nhau, ví dụ các test bật cao tại chỗ,
bật xa tại chỗ, gánh tạ bật nhảy tại chỗ, bật nhả
y xa một hoặc hai chân, nhảy
dây tốc độ, lực bàn tay thuận, ngồi với, khả năng giữ thăng bằng khi nhắm
mắt co một chân, Linoi Agility test, test linh hoạt 505 Các test về chạy, di
chuyển: Cự ly ngắn 20, 30m, chạy con thoi, chạy zích zắc, chạy chữ T, dẫn
bóng luồn cọc, dẫn bóng tốc độ.
Nhóm các test chuyên môn: Dẫn bóng tốc độ 20m, dẫn bóng (s), di
chuyển chuyền bóng tối đa trong 30 giây, dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần, di
chuyể
n nhảy ném rổ trong 1 phút, trượt phòng thủ, test Suicides Drill, tại chỗ
nhảy ném rổ 20 quả, tại chỗ ném rổ 20 quả.

12
Quá trình huấn luyện VĐV bóng rổ cần kết hợp chặt chẽ giữa các chỉ
tiêu, test đánh giá khác nhau và đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện phải
gắn liền với rèn luyện các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, linh hoạt,
khéo léo, sức bền. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại năng lực và giai đoạn huấn
luyện khác nhau, nhằm không ngừ
ng nâng cao hiệu quả của công tác giảng
dạy - huấn luyện.
1.2. Cơ sở lý luận chung về giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu trong
môn bóng rổ
1.2.1. Đặc điểm giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu
Theo V.P. Philin [30], Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn [39] thì giai
đoạn chuyên môn hoá ban đầu thường ở hai năm đầu tiên sau khi trẻ em vào
trường thể thao, là giai đoạn chuyên môn hoá cơ sở. Vấn đề tuyển chọn ban
đầu gắn với chuyên môn hoá ngày càng đượ
c chú ý. Hệ thống huấn luyện có
hiệu quả ở giai đoạn này quyết định phần lớn thành công của quá trình huấn

luyện nhiều năm. Ở giai đoạn chuyên môn hoá thể thao ban đầu cần dành ưu
tiên cho huấn luyện thể lực toàn diện, kết hợp hữu cơ với huấn luyện cơ bản
và chuyên môn. Cần tránh chuyên môn hoá quá hẹp, sớm, nó có thể nâng
nhanh thành tích thể thao song lại có ít triển vọng về
lâu dài.
Theo L.P. Matvêep đặc điểm chuyên biệt của quá trình tập luyện ở giai
đoạn chuyên môn hoá ban đầu là: Hiệu quả cao của các lượng vận động được
thể hiện ở chỗ lượng vận động tăng trưởng ít hơn nhiều so với ở các giai đoạn
sau lại đi đôi với các mức tăng thành tích tương đối lớn; tính đều đặn tương
đối của nhịp độ
tăng hàng năm về khối lượng của lượng vận động tập luyện
và mức tăng trưởng thành tích thể thao; tác động tập luyện ít thể hiện tính đặc
thù nhưng hiệu quả của chúng lại có phạm vi rộng, thể hiện ở khả năng
"chuyển" trình độ tập luyện khi sử dụng những phương tiện huấn luyện khác
nhau có biên độ lớn hơn so với các giai
đoạn sau [30].

13
Khi nghiên cứu xây dựng hệ thống đào tạo VĐV, các chuyên gia trong
và ngoài nước đã đi đến kết luận: Thành tích thể thao đỉnh cao chỉ đạt được
khi những nền tảng của nó được xây dựng từ lứa tuổi thiếu niên, thanh niên
[35], [38]. Quá trình đào tạo VĐV có chủ đích và mang tính hệ thống hướng
tới những thành tích thể thao cao nhất có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Khái niệm về quy trình huấn luyện nhiều n
ăm được nhiều chuyên gia
trong và ngoài nước đề cập theo những cách tiếp cận khác nhau, song đồng
nhất về quan điểm.
Điểm tương đồng của quá trình huấn luyện nhiều năm ở hầu hết các
môn thể thao bao gồm việc đào tạo các VĐV từ lúc huấn luyện ban đầu ở lứa
tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên cho tới khi trở thành các VĐV có trình

độ cao. Quá trình huấn luyện đó
được bắt đầu từ đào tạo cơ bản với nội dung
toàn diện theo đặc thù của từng môn thể thao, cho tới việc huấn luyện chuyên
môn hoá hẹp.
Quá trình huấn luyện thể thao nhiều năm được Matvêép L. P., chia làm
4 giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ, giai đoạn chuyên môn hoá
thể thao bước đầu hoặc chuẩn bị cơ sở, giai đoạn hoàn thi
ện sâu và giai đoạn
“tuổi thọ thể thao”. Giai đoạn chuẩn bị thể thao sơ bộ thể thao thường bắt đầu
từ tuổi học sinh tiểu học. Giai đoạn chuyên môn hoá bước đầu với mục đích
tạo nền tảng toàn diện và chất lượng cho sự điêu luyện thể thao và những
thành tích tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hoà và cân đối của cơ thể
, làm
phong phú thêm kỹ năng, kỹ xảo vận động cho VĐV. Giai đoạn chuyên môn
hoá sâu là thời gian tập luyện tích cực nhất và đồng thời cũng là thời gian nảy
nở của những tài năng thể thao và chiếm lĩnh những đỉnh cao của thành tích
thể thao. Giai đoạn “tuổi thọ thể thao” là giai đoạn giảm sút theo lứa tuổi
những khả năng chức phận và khả năng thích ứ
ng của cơ thể [29].

14
Theo D. Harre, quá trình huấn luyện nhiều năm của Cộng hoà dân chủ
Đức trước đây được chia làm 2 giai đoạn huấn luyện khác nhau: Giai đoạn
huấn luyện VĐV trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao.
Mục đích của giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ nhằm tạo tiền đề chung và
năng lực chuyên môn cho các VĐV để đạt thành tích thể thao cao nhất ở các
giai đoạn kế tiếp. Sự tích luỹ diễn ra liên tục với sự tăng dần tính chất chuyên
môn hoá trong tập luyện. Ở giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao, mục đích cao
nhất là xây dựng các thành tích thể thao đỉnh cao trong quá trình huấn luyện
chuyên môn hoá [14].

Theo D. Harre thì cơ sở khoa học của sự phân chia quá trình huấn luyện
thành các giai đoạn là các yếu tố xác định thành tích thể thao. Trong mỗi giai
đoạn huấn luyệ
n cần xác định chính xác mục đích, nhiệm vụ, nội dung tập
luyện tương ứng, tuổi đời không phải là tiêu chuẩn để phân chia giai đoạn.
VĐV có thể chuyển tiếp sang giai đoạn huấn luyện kế tiếp nếu họ đã đạt được
những yêu cầu của giai đoạn huấn luyện trước đó.
Vấn đề phân chia các giai đoạn huấn luyện nhi
ều năm đã được một số
nhà khoa học Việt Nam đưa ra những quan điểm nhằm định hướng cho phù
hợp với đặc điểm thể chất và thực tiễn huấn luyện VĐV ở Việt Nam.
Dựa trên quan điểm của nhân tài học, tác giả Nguyễn Thế Truyền đã
chia hệ thống huấn luyện nhiều năm thành 3 giai đoạn như sau: Giai đ
oạn
phát hiện năng khiếu thể thao, giai đoạn đào tạo tài năng thể thao và giai đoạn
bồi dưỡng nhân tài thể thao [45], [47].
Tác giả Phạm Danh Tốn đã chia quy trình huấn luyện nhiều năm thành
3 giai đoạn chính sau: Giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn hiện thực hoá tối
đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao. Trong đó mỗi giai
đo
ạn lớn lại bao gồm 2 thời kỳ có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.

15
Lê Văn Lẫm (1994) cũng cho rằng, quá trình huấn luyện nhiều năm có
thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn thực hiện tối
đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì thành tích thể thao.
Qua phân tích và tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và ngoài
nước về đặc điểm các giai đoạn của quy trình huấn luyện nhiều năm cho thấy:
Quá trình huấ
n luyện VĐV diễn ra nhiều năm và được chia thành các giai

đoạn huấn luyện cụ thể. Việc phân chia này chỉ mang tính tương đối song nó
luôn kế tiếp nhau và có tính kế thừa. Để huấn luyện VĐV đạt được trình độ và
thành tích đỉnh cao thì bắt buộc phải tuân thủ quy luật phát triển sinh học của
cơ thể để từ đó hoàn thành những mục đích, nhiệm vụ mà mỗi giai đoạ
n huấn
luyện đã xây dựng trong quy trình huấn luyện. Tuỳ theo các môn thể thao mà
những tiêu chuẩn đặc trưng cho từng giai đoạn huấn luyện cũng khác nhau.
Do kết quả phân tích về sự phân chia quá trình huấn luyện VĐV thành
các giai đoạn cho thấy: Để đánh giá khả năng hoạt động thể lực, trình độ
chuyên môn và tâm lý của VĐV phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của từ
ng
giai đoạn huấn luyện để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, các test đánh giá cho
phù hợp và khoa học. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kế hoạch huấn luyện VĐV
cần gắn liền với một giai đoạn huấn luyện cụ thể, tương đồng với môn thể
thao. Trong đó, việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu, test đánh giá phải đảm bảo
tính đồ
ng bộ, khoa học và mang tính quyết định.
Có nhiều tiêu chí để phân chia các giai đoạn huấn luyện, song quy luật
phát triển sinh học tự nhiên của con người được coi là tiêu chí cơ bản. Hay
nói cách khác, hệ thống huấn luyện nhiều năm gắn liền với giới hạn tuổi của
VĐV và tuổi đạt thành tích đỉnh cao của môn thể thao cụ thể. Kết quả nghiên
cứu của nhiều công trình khoa học cho thấy, giữ
a tuổi sinh học và tuổi khai
sinh không bao giờ đồng nhất. Sự cách biệt này bị chi phối chủ yếu bởi quá
trình phát dục mang đặc tính di truyền và đặc tính cá thể được diễn ra theo

×