Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển sức mạnh cho trẻ 5 6 tuổi trường mầm non đồng tâm vĩnh yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÊ THỊ THÚY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TRÒ CHƠI NÉM BÓNG TRONG PHÁT
TRIỂN SỨC MẠNH CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TRƢỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÊ THỊ THÚY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TRÒ CHƠI NÉM BÓNG TRONG PHÁT
TRIỂN SỨC MẠNH CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TRƢỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PPGD thể chất mầm non
Hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ TRƢỜNG SƠN CHẤN HẢI

HÀ NỘI, 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Lê Thị Thúy
Sinh viên: Lớp K37A - GDMN. Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của đề
tài không trùng với bất cứ đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này tại trường
Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Toàn bộ những vấn đề được
đưa ra bàn luận, nghiên cứu là những vấn đề mang tính thời sự, cấp bách và
đúng thực tế của trường Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Thúy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGDĐT

: Bộ giáo dục đào tạo

cm

: centimet

ĐHSP


: Đại học Sư phạm

GD & ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GDMN

: Giáo dục mầm non

GDTC

: Giáo dục thể chất

NĐC

: Nhóm đối chứng

NTN

: Nhóm thực nghiệm

NXB

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự


TCVĐ

: Trò chơi vận động

TDTT

: Thể dục thể thao


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4
1.1. Cơ sở lý luận xác định hướng nghiên cứu của đề tài ................................. 4
1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC cho trẻ
mầm non ............................................................................................................ 4
1.1.2. Cở sở khoa học của lý luận GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non .......... 5
1.2. GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân ................................................. 9
1.2.1. Vị trí, vai trò của GDMN ........................................................................ 9
1.2.2. Mục tiêu của GDMN............................................................................. 10
1.2.3. Chương trình GDMN ............................................................................ 10
1.2.4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp GDMN ......................................... 11
1.3. Giáo dục thể chất ở trường mầm non ....................................................... 12
1.3.1. Vị trí và vai trò của môn GDTC đối với việc phát triển thể chất cho trẻ
mầm non .......................................................................................................... 12
1.3.2. Nhiệm vụ GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non.................................... 13
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Đồng Tâm Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ..................................................................................... 15
1.4.1. Đặc điểm tâm lý .................................................................................... 15
1.4.2. Đặc điểm sinh lý.................................................................................... 16
1.5. Vị trí, vai trò của ném bóng trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ
mầm non .......................................................................................................... 18

1.6. Cơ sở giáo dục sức mạnh ......................................................................... 19
1.6.1. Khái niệm và phân loại sức mạnh ......................................................... 19
1.6.2. Cơ chế sinh lí điều hòa sức mạnh ......................................................... 19
1.6.3. Nhiệm vụ và phương tiện giáo dục sức mạnh....................................... 20
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..22
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu ............................................. 22
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 22
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 23
2.2.4. Phương pháp sử dụng test kiểm tra thể lực ........................................... 23


2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................... 23
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ............................................................ 23
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 24
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 24
2.3.2.Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 25
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 26
3.1. Đánh giá thực trạng việc sử dụng TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm
non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ......................................................... 26
3.1.1. Thực trạng công tác GDTC trường Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 26
3.1.2. Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ................................................. 26
3.1.3. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường ........................................ 28
3.1.4. Thực trạng việc sử dụng một số TCVĐ nhằm phát triển sức mạnh cho
trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trường Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh
Phúc ................................................................................................................. 29
3.1.5. Thực trạng sử dụng trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh cho
trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ............... 31

3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh
cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc ......... 32
3.2.1. Cơ sở lựa chọn một số trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh
cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Đồng Tâm................................................ 32
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm .......................................................... 36
3.2.3. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non
Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ................................................................ 37
3.2.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng
Nội dung
biểu
Bảng 3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên trong trường (n=26)
Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn giáo viên về việc lựa chọn một số trò chơi

Trang
27
32

ném bóng nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi trường
Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (n=26)
Bảng 3.3 Tiến trình giảng dạy trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức

37


mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh
Yên - Vĩnh Phúc.
Bảng 3.4 Bảng phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho trẻ 5 - 6

38

tuổi trường Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
(n=26)
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra của 2 nhóm trước thực nghiệm

40

(nA = nB = 15)
Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra của 2 nhóm sau thực nghiệm (nA = nB = 15)

41

Biểu đồ 1 Thành tích ai ném xa nhất của 2 nhóm đối chứng và thực

42

nghiệm trước và sau thực nghiệm
Biểu đồ 2 Thành tích ném bóng vào rổ của 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm trước và sau thực nghiệm
Biểu đồ 3 Thành tích ném bóng qua dây của 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm trước và sau thực nghiệm

43
43



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Đặt vấn đề
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì
vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển đảm bảo xây dựng một thế
hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng
lần thứ IX đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn
nhân lực con người”. Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm
hàng đầu của toàn xã hội.
GDMN có một vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người
mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục đích của GDMN là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
GDMN tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho
việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trẻ em hôm nay
- thế giới ngày mai. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được
tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con
người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối
với xã hội, đối với cộng đồng.
GDTC là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện.
Hơn nữa, GDTC cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể
trẻ đang phát triển khỏe mạnh, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ
máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc,



2
mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên
những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.
Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã
đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng dặn: “Giáo dục phải đảm bảo
tính toàn diện trong đó GDTC là một mặt không thể thiếu được. Nếu các đồng
chí được Đảng và Nhà nước giao trọng trách giáo dục mà coi nhẹ GDTC là
một điều không đúng mà còn là một sai lầm”. GDTC không chỉ tác động tích
cực tới quá trình phát triển và hoàn thiện thể chất mà còn góp phần quan trọng
trong phát triển các phẩm chất đạo đức, nhân cách và những phẩm chất cho
cuộc sống, học tập và lao động con người. GDTC cho trẻ trước tuổi đi học đặt
cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng
khoái, rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen vận động cần
thiết trong cuộc sống.
Tuổi mẫu giáo, các em đến trường không chỉ được học tập mà các em còn
được hoạt động vui chơi hàng ngày, bởi lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động
chủ đạo. Ở trường mầm non, TCVĐ được sử dụng một cách thường xuyên.
TCVĐ vừa là nội dung học tập vừa là hình thức vui chơi được trẻ yêu thích và
tích cực tham gia. Trong khi chơi trẻ hào hứng, hình thành những phẩm chất đạo
đức, biết giúp đỡ lẫn nhau, biết quan tâm đến bạn cùng chơi. TCVĐ chống lại sự
mệt mỏi, căng thẳng của trẻ trong quá trình học tập, là điều kiện để hình thành
thói quen vận động cho trẻ.
Trong các tố chất thể lực để phát triển cho trẻ như: sức nhanh, sức
mạnh, sức bền… thì tố chất sức mạnh có vai trò vô cùng quan trọng trong sự
phát triển con người toàn diện, giúp trẻ sau này có cơ thể khỏe mạnh. Trong
nhà trường có rất nhiều hoạt động để phát triển sức mạnh cho trẻ. Trò chơi
ném bóng là phương tiện tốt để phát triển sức mạnh cho trẻ mầm non. Trò



3
chơi ném bóng tạo sự hứng thú cho các em. Trong khi chơi, các em được giao
lưu với nhau, có sự hợp tác, đoàn kết với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
Chính vì thế, áp dụng trò chơi ném bóng là một việc làm ý nghĩa giúp các em
phát triển toàn diện, giúp các em nhanh nhẹn, hoạt bát và năng động với môi
trường xung quanh.
Qua tìm hiểu, việc tổ chức hướng dẫn TCVĐ đặc biệt là tổ chức trò
chơi ném bóng trong dạy học ở trường mầm non còn chưa được quan tâm,
giáo viên chưa chú trọng và chưa sát với mục đích của giờ học, còn hoài nghi
chưa dám chắc chắn trò chơi có ảnh hưởng tốt tới chất lượng giờ học phát
triển thể chất hay không? Đã có đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: “Lựa
chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động để phát triển sức mạnh cho trẻ 5 6 tuổi trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” của sinh viên
K36 khoa GDTH, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng
trò chơi ném bóng trong phát triển sức mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm
non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Xuất phát từ lí do trên, đề tài tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiệu
quả sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển sức mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi
trường Mầm non Đồng Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài với mục đích lựa chọn hệ thống các bài tập nhằm
nâng cao tố chất sức mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Đồng Tâm Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
3. Giả thuyết khoa học
Thực tế cho thấy việc phát triển các tố chất sức mạnh cho trẻ thông qua
các TCVĐ chưa tốt. Với đề tài tiến hành nghiên cứu, việc áp dụng trò chơi
ném bóng sẽ đem lại hiệu quả cao trong phát triển sức mạnh cho trẻ. Nếu trò
chơi ném bóng được tổ chức một cách hợp lí thì không chỉ phát triển cho trẻ
mẫu giáo lớn trường Mầm non Đồng Tâm mà còn cho tất cả trẻ ở các trường
khác.



4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận xác định hƣớng nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC cho trẻ
mầm non
Hồ Chủ Tịch đã từng căn dặn: “Dạy trẻ như trồng cây non”, [II.15],
“Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. [II.10]. Nhận
thức được vai trò quan trọng của GDMN trong sự hình thành phát triển nhân
cách con người Việt Nam hiện đại, giáo dục trẻ trước tuổi học - giáo dục tiền
học đường, luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, định hướng
xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục học sinh lứa tuổi mầm non. Nghị quyết
số 14 NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ
“…kết hợp các biện pháp thể dục khoa học và những biện pháp y học hiện
đại để bảo vệ sức khỏe và rèn luyện các cháu, làm cho thể chất của các cháu
ngay từ bé đã được nuôi dưỡng và phát triển tốt”, [4]. Trong thư của Nguyên
Tổng bí thư Đỗ Mười gửi tạp chí “Vì trẻ thơ” có viết: “Bảo vệ và chăm sóc
giáo dục trẻ em, là một trong những mắt xích đầu tiên của quá trình triển khai
thực hiện chiến lược con người”, [12].
Quan niệm giáo dục hiện đại và tiến bộ nhấn mạnh rằng, cùng với việc
chăm lo nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe của trẻ, chủ động tạo ra những kích
thích, làm nảy sinh nhu cầu phát triển mới, từng bước hoàn thiện và phát triển
nhân cách của trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ những năm
đầu tiên của cuộc sống, là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở
thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Con người cần phải được giáo dục, đào tạo một cách có hệ thống ngay
từ khi bước những bước chập chững đầu tiên. Trong những điều kiện phát



5
triển giáo dục một cách đặc biệt, thì những khả năng tiềm tàng to lớn của trẻ
sẽ được bộc lộ và do đó việc hình thành nhân cách cho trẻ sẽ thu được những
thành công to lớn. Nhiều công trình khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã
chứng minh được lợi ích và hiệu quả của việc “can thiệp” vào lứa tuổi mầm
non. Việc chăm sóc sức khỏe của trẻ một cách khoa học từ khi trẻ còn nhỏ sẽ
đảm bảo phát triển toàn diện, đúng hướng, làm cơ sở cho sự phát triển trong
những giai đoạn tiếp theo của con người.
Do vậy, giáo dục nói chung và GDTC nói riêng cho trẻ trước tuổi đi học
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu trẻ không được chăm sóc, GDTC đúng đắn
và có hệ thống sẽ gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể của trẻ, mà
về sau không thể khắc phục được. Có thể nói, sự thành công trong bất kì hoạt
động nào của trẻ cũng đều phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe. Sức khỏe tốt sẽ
tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu quá trình giáo dục một cách toàn diện [II.3].
Quan điểm chiến lược về GD & ĐT đến năm 2020 là thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định: Ở
bậc học, cấp học, ngành học nhất thiết không thể coi nhẹ việc chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe cho học sinh, tạo mọi điều kiện cho các em được rèn luyện thông
qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động thể dục thể thao, để bản thân các em
được thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội [I.3].
1.1.2. Cở sở khoa học của lý luận GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non
1.1.2.1. Cơ sở tư tưởng
Trong đời sống thực tế xã hội, không có GDTC chung chung tồn tại
ngoài điều kiện lịch sử cụ thể. Trong mỗi chế độ kinh tế xã hội nhất định đều
có từng loại GDTC cụ thể.
Các nhà lý luận giáo dục duy tâm cho rằng, GDTC là bản tính hay nhu
cầu bản năng của con người giống như các sinh vật khác, GDTC mang tính
chất bẩm sinh của con người cũng tương tự như “sự giáo dục” - bắt chước của



6
loài vật vậy như đi, chạy, nhảy… Với lập luận này, trên thực tế họ đã phủ
nhận vai trò của lao động và tư duy - một hiện tượng mới về chất đã làm cho
con người khác biệt với các loài vật. Theo họ, thực tiễn của hình thức giáo
dục này nhằm thỏa mãn những yêu cầu bản năng nào đó và hầu như không có
liên quan đến yêu cầu xã hội. Do đó, họ đã phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ
giữa xã hội và giáo dục và cả nội dung của giáo dục.
Các nhà lý luận giáo dục duy vật cho rằng: GDTC là một hiện tượng xã
hội - là phương tiện phục vụ xã hội, chủ yếu nhằm nâng cao thể chất, đồng
thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần của con người. Họ khẳng
định rằng, chỉ khi nào con người tự giác tập luyện các bài tập thể chất, nhằm
phát triển cơ thể của bản thân để chuẩn bị cho những hoạt động nhất định thì
lúc đó mới có GDTC thực sự.
Các tư tưởng tiến bộ về giáo dục toàn diện, đó là con người phải được
phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần đã xuất hiện trong kho tàng văn
hóa chung của xã hội loài người từ nhiều thế kỷ trước đây.
Tuy nhiên, do tính chất của quan hệ xã hội và lịch sử trong các chế độ
ấy thực tế đã không vượt ra khỏi giới hạn của những ước mơ tuy cao đẹp
nhưng không có điều kiện khách quan để biến thành hiện thực.
Trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu sắc các quy luật khách quan của sự
phát triển xã hội, Các Mác và Ăngghen đã chứng minh sự phụ thuộc của giáo
dục vào điều kiện vật chất, khám phá bản chất xã hội và giai cấp của giáo dục.
Các Mác nhấn mạnh rằng: “Giáo dục trong tương lai sẽ kết hợp lao động sản
xuất của xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo con người phát triển
toàn diện” (Các Mác, Ăngghen: Tuyển tập, tập 23, trang 495 - tiếng Nga).
Công lao lớn nhất của C. Mác là phát hiện ra sự tái sản xuất trong mỗi
con người để xã hội phát triển. Ông coi GDTC là một bộ phận hữu cơ của
hiện tượng giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con người một



7
cách toàn diện. GDTC là phương tiện quan trọng để phát triển thể lực con
người và nó phải được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ? GDTC cho trẻ mầm non là cơ
sở phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể, hình thành những thói quen vận động
cần thiết cho cuộc sống.
Như vậy, luận điểm về tính tất yếu của sự phát triển toàn diện về thể
chất và tinh thần, luận điểm về sự thống nhất giữa các mặt giáo dục đức, trí,
thể, mỹ và lao động trong học thuyết của Mác và sau này người kế tục là V. I.
Lênin đã trang bị cho lý luận GDTC phương pháp nhận thức và cho phép
nghiên cứu sâu sắc những quy luật sư phạm trong quá trình GDTC cho con
người nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng.
1.1.2.2. Cơ sở khoa học tự nhiên
Cơ sở khoa học tự nhiên của GDTC là toàn bộ các môn khoa học mà
nhiệm vụ của nó là nghiên cứu những quá trình phát triển sinh học của con
người. Những kiến thức khoa học này được xây dựng trên cơ sở học thuyết
của các nhà sinh học vĩ đại như: I. M. Xêtrênốp (1829 - 1905) I. P. Paplốp
(1849 - 1936) và những người kế tục. Các học thuyết đó bao gồm: học thuyết
về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường, học thuyết về mối liên hệ thần
kinh tạm thời của các phản xạ có điều kiện và sự hình thành định hình động
lực, học thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp.
Các môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các quá trình phát triển sinh học
của con người, quy luật về sự thay đổi trong cơ thể do ảnh hưởng của luyện
tập TDTT, quy luật về sự thay đổi cơ chế sinh lý theo giới tính và theo lứa
tuổi dưới ảnh hưởng của lượng vận động, những biểu hiện của những quy luật
vật lý, sinh học trong các động tác kỹ thuật của bài tập thể chất tác động lên
cơ thể con người,…
Những môn khoa học thuộc nhóm này bao gồm: sinh lý học TDTT,
sinh cơ học, sinh hóa học, vệ sinh học, y học TDTT, thể dục chữa bệnh.



8
Sinh lý học TDTT nghiên cứu những quy luật hình thành kỹ năng, kỹ
xảo vận động và quá trình phát triển tố chất thể lực của con người, cấu tạo của
cơ thể, chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan, đặc điểm phát
triển vận động trẻ em theo lứa tuổi.
Sinh cơ học TDTT giúp cho việc nghiên cứu kỹ thuật của bài tập thể
chất, đánh giá chất lượng thực hiện chúng, đề ra phương pháp sửa chữa động
tác sai và đạt kết quả tốt nhất trong quá trình hình thành kỹ năng vận động.
Sinh hóa học TDTT nghiên cứu các quá trình hóa học diễn ra trong cơ
thể khi thực hiện bài tập thể chất cho phép hoàn thiện phương pháp tiến hành
chúng.
Vệ sinh học TDTT nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chế độ
vận động hợp lý, các phương tiện hoạt động TDTT.
Y học TDTT nghiên cứu những vấn đề đảm bảo về mặt sức khỏe cho
mọi người trong quá trình luyện tập TDTT.
Thể dục chữa bệnh nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập thể chất
nhằm hoàn thiện những khuyết tật của con người về mặt thể chất.
Mỗi một môn khoa học trên nghiên cứu những mặt riêng lẻ, các quy
luật hay các điều kiện GDTC có liên quan đến bản chất GDTC, cho phép lựa
chọn các phương tiện, nội dung, phương pháp sư phạm phù hợp trong quá
trình GDTC cho con người.
1.1.2.3. Cơ sở xã hội
Các môn khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật xã hội của sự phát
triển GDTC, lịch sử và tổ chức GDTC.
Những môn khoa học thuộc nhóm này bao gồm: lịch sử, tâm lý học,
giáo dục học, lý luận và phương pháp giáo dục của các môn TDTT.
Lịch sử TDTT nghiên cứu sự phát sinh, quá trình phát triển TDTT.
Tâm lý học TDTT nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, những biến đổi
về tâm lý con người do ảnh hưởng của hoạt động này.



9
Giáo dục học TDTT nghiên cứu qúa trình giáo dục trong hoạt động
TDTT và mối liên quan của hoạt động này với các mặt giáo dục toàn diện.
Lý luận và phương pháp giáo dục các môn TDTT nghiên cứu cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn và quá trình giáo dục các bộ môn đó đối với các lứa tuổi.
1.2. GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.1. Vị trí, vai trò của GDMN
Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người.
Phát triển giáo dục là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là
động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bởi vậy Đảng ta đã
khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó giáo dục mầm non là
một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí rất quan
trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. GDMN thực
hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong
báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005, UNESCO đã
đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát
triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”, “Bằng chứng cho thấy rằng việc chăm sóc
giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi đi học có liên quan đến việc phát triển nhận
thức và xã hội tốt hơn” [1].
GDMN là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của
cuộc đời. Sự phát triển của trẻ em trong thời kỳ này rất đặc biệt, chúng hồn
nhiên non nớt, buồn vui, khóc cười theo ý thích. Những gì trẻ được học, được
trang bị ở trường mầm non có thể sẽ là những dấu ấn theo trẻ suốt cả cuộc
đời. Theo như nhà giáo dục lỗi lạc Nga đã nói: “Những cơ sở căn bản của việc
giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5. Những điều dạy cho trẻ trong
thời kì đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau việc giáo dục đào tạo



10
con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là bắt đầu nếm quả, cùng những nụ hoa
thời đó được vun trồng trong 5 năm đầu tiên”.
Vậy nên đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành người như thế nào phần lớn phụ
thuộc vào tuổi thơ của các bé được diễn ra sao, bàn tay nào dẫn dắt các bé
trong những năm tháng thơ ấu, dẫn dắt như thế nào? Điều này phần lớn phụ
thuộc vào cha mẹ và đặc biệt là GDMN.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo tới sự nghiệp
GDMN, Người từng căn dặn: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ
cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ
tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Lời dạy của Người vẫn luôn được
cán bộ, giáo viên ngành học mầm non khắc ghi và biến thành phương châm
hành động.
Lịch sử GDMN ghi nhận: GDMN là khâu đầu tiên của quá trình đào
tạo con người Việt Nam. GDMN góp phần giải phóng phụ nữ, thực hiện bình
đẳng nam nữ. Nhờ có phát triển GDMN, phụ nữ yên tâm công tác, lao động
sản xuất, có điều kiện học hành nâng cao hiểu biết và hưởng thụ những phúc
lợi nho nhỏ trong gia đình cũng như có cơ hội đóng góp cho xã hội.
Như vậy, GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tầm quan trọng của GDMN là chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo
dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
1.2.2. Mục tiêu của GDMN
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một. GDMN tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ,
đặt nền móng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
1.2.3. Chương trình GDMN
(Ban hành kèm theo thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7

năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)


11
GDMN là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện
việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
GDMN được chia thành hai giai đoạn: nhà trẻ và mẫu giáo. Giai đoạn
nhà trẻ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi
đến ba tuổi; giai đoạn mẫu giáo thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
Chương trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm
sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi
dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều
kiện khác để nâng cao chất lượng GDMN.
Chương trình GDMN thể hiện mục tiêu GDMN, cụ thể hóa các yêu cầu về
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các
hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
1.2.4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp GDMN
Nội dung GDMN phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên
tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ
tuổi; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc
sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc
sống. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe
mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em
biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; yêu quý
anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái
đẹp; ham hiểu biết, thích cái đẹp.
Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động

chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên,
khích lệ. Phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm,


12
tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp
ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng
chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo
cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt
động một cách vui vẻ.
1.3. Giáo dục thể chất ở trƣờng mầm non
1.3.1. Vị trí và vai trò của môn GDTC đối với việc phát triển thể chất cho trẻ
mầm non
GDTC là một quá trình sư phạm tác động trực tiếp lên con người một
cách có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, phương tiện nhằm phát triển
năng lực con người để đáp ứng nhu cầu của xã hội. GDTC không chỉ tác động
tích cực đến quá trình phát triển và hoàn thiện thể chất mà còn góp phần quan
trọng phát triển các phẩm chất đạo đức nhân cách và những phẩm chất cần
thiết trong cuộc sống học tập và lao động.
Mục tiêu của nền giáo dục nước ta đặt ra là phải đào tạo ra những con
người toàn diện về mọi mặt có đủ: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động. Bên cạnh
công tác giáo dục văn hóa thì GDTC cũng chiếm một vị trí quan trọng, là một
bộ phận không thể thiếu của giáo dục quốc dân. Nó là tiền đề giúp người học
có đủ sức khỏe, tinh thần thoải mái, sảng khoái để tiếp thu kiến thức các bộ
môn khác.
GDTC trường học là cơ sở nền tảng của TDTT quốc dân. Đây là một
chiến lược quan trọng. GDTC đối với trẻ em góp phần thúc đẩy phát triển
thân thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất.
GDTC là một bộ phận không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển toàn
diện của trẻ em, là bộ phận hợp thành quan trọng của nền giáo dục phát triển

toàn diện. Thân thể khỏe mạnh là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục


13
khác. GDTC liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục
thẩm mỹ và lao động.
GDTC không những có thể bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho trẻ em
mà còn làm cho con người tinh thần mạnh khỏe, cuộc sống văn minh vui vẻ
có ý nghĩa, tạo nên hành vi thói quen văn minh như tôn trọng kỷ luật. Có
trách nhiệm với tập thể, tính đoàn kết cao, khích lệ lòng tự tin, dũng cảm của
bản thân.
GDTC trong trường học là yếu tố cơ bản để chuẩn bị sức khỏe, thể lực
phục vụ cho lao động sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Vì kết quả của hoạt động
GDTC là trình độ hoạt động thể lực của người học sẽ được nâng cao. Đó là cơ
sở để tiếp thu các thao tác lao động và giải quyết các nhiệm vụ mà thực tiễn
đòi hỏi người lao động và giải quyết các kỹ xảo vận động hoàn thiện. GDTC
còn giúp trẻ em rèn luyện ý chí, tinh thần vượt khó.
1.3.2. Nhiệm vụ GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non
Mục tiêu của GDMN là “…Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Khỏe mạnh và nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối.
- Giàu lòng thương, biết quan tâm nhường nhịn, giúp đỡ những người
gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở
xung quanh.
- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng
sơ đẳng (quan sát, so sánh, tổng hợp) cần thiết để vào trường phổ thông, thích
đi học.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, GDTC trong trường mẫu giáo có
những nhiệm vụ cụ thể sau:



14
a. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa
của trẻ.
- Rèn luyện cơ thể, nâng cao tính miễn dịch đối với các loại bệnh trẻ
thường mắc phải và đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển đúng lúc và hoàn
chỉnh của trẻ.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý, tích cực phòng
bệnh, phòng tai nạn, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, sinh hoạt và thân
thể, không để trẻ mệt mỏi vì hoạt động quá sức hoặc thần kinh căng thẳng.
- Hướng dẫn tổ chức rèn luyện cho trẻ một cách hợp lý nhằm tăng
cường sức khỏe, phát triển cân đối hình dạng và các chức năng của cơ thể,
tăng cường khả năng thích ứng của trẻ với những thay đổi của thời tiết hoặc
môi trường bên ngoài.
b. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động.
- Hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ
bản (đi, chạy, nhảy, leo, trèo), rèn luyện năng lực phối hợp cảm giác với vận
động, phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể với nhau…
- Từng bước rèn luyện những phẩm chất của vận động, giúp trẻ vận
động ngày càng nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng, ngày càng chính
xác, khéo léo hơn.
c. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh
cụ thể.
- Giáo dục cho trẻ nếp sống có giờ giấc. Rèn luyện cho trẻ thói quen ăn,
ngủ, thức đúng giờ và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang
hoạt động khác. Những thói quen này sẽ giúp cho trẻ ăn ngon, ngủ say, hoạt
động thoải mái, ảnh hưởng tốt tới sức khỏe của trẻ và giúp trẻ thích nghi với
thời khóa biểu sau này ở trường tiểu học.



15
- Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh có ý nghĩa vô cùng lớn đối với
việc bảo vệ sức khỏe và tăng cường thể lực. Cần hình thành, rèn luyện những
thói quen một cách tỉ mỉ, kiên trì trong thời gian dài để thói quen được củng
cố và ổn định.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng mầm non Đồng
Tâm - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
1.4.1. Đặc điểm tâm lý
Do đặc thù là một trường thành phố nên phần lớn trẻ em đến trường là
con em cán bộ, công nhân viên chức nhà nước (chiếm 70%), còn lại là con em
nông dân (chiếm 30%). Vì thế mà hằng ngày trẻ được bố mẹ đưa đến trường
trong sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Điều đó, tạo cho trẻ
cảm giác an toàn, yên tâm và tâm lý thoải mái, vui vẻ khi tới trường.
Trẻ ưa thích hoạt động
- Bởi lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ.
- Trẻ rất thích chơi những trò chơi bắt chước người lớn như: nấu ăn,
bán hàng, xây dựng ghép hình, các trò chơi đóng vai theo chủ đề và các trò
chơi vận động như: đá bóng, cướp cờ, ai ném xa nhất, đu quay, cầu trượt….
Trẻ có tâm lý ngại đi học:
- Trong thực tế có rất nhiều trẻ hăng hái đến trường. Đó đa số là những
đứa trẻ hướng ngoại, ưa thích khám phá và chúng hứng thú đi học để có thêm
bạn chơi cùng. Nhưng cũng còn một số ít trẻ sợ đến trường, thường nhút nhát
hoặc hay khóc khi tới lớp.
- Để khắc phục tình trạng sợ đến lớp của trẻ cha mẹ cần tạo cho trẻ
hứng thú khi đến trường bằng việc trò chuyện, giảng giải với trẻ (ví dụ: Con
bây giờ đã lớn nên phải đi học, ở trường con sẽ rất vui vì có nhiều bạn bè
nhiều đồ chơi mà ở nhà không có, con có thể được hát, múa, vẽ, nặn…),
không hù dọa trẻ và cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn.



16
Trẻ có nhu cầu chơi trong nhóm bạn.
- Trẻ có ý thức chan hòa với bạn cùng chơi. Biết tuân thủ luật chơi,
biết mượn, chia sẻ đồ chơi với bạn, biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi và
phong phú với bạn cùng chơi.
- Nếu như ở lứa tuổi trước, chỉ cần hai bạn chơi mẹ con thì đến tuổi
này, các bạn cùng hợp tác lại để chơi trò gia đình với các vai bố, mẹ, con cái,
ông bà.
Tính tình tương đối ổn định, dễ hướng dẫn, chỉ bảo.
- Đời sống tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này phong phú và sâu sắc hơn
nhiều so với lứa tuổi trước. Trẻ trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc, tình
cảm, hướng tình cảm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau.
- Trẻ luôn mong muốn nhận sự yêu thương trìu mến của cha mẹ, rất dễ
tủi thân khi không được quan tâm. Trẻ cũng bộc lộ tình cảm của mình mạnh
mẽ và rõ ràng hơn với mọi người, luôn tỏ ra an ủi, thông cảm với người khác.
Sự phát triển xúc cảm và ngôn ngữ:
- Ở lứa tuổi này, tình cảm đã bắt đầu phức tạp và phân hóa, từ quan hệ
gắn bó mẹ - con, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao lưu tình cảm nhiều hơn giữa mẹ con ở trẻ trai và bố - con ở trẻ gái. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm cuộc sống một cách
cụ thể và đa dạng hơn, vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biểu hiện về tình cảm rõ
ràng cũng như những phản ứng chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có
khả năng nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng như hiểu được những
câu nói dài của người khác. Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến
thức của lớp 1 và bậc học tiếp theo.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý
Hệ thần kinh: sự phát triển của hệ thần kinh ở lứa tuổi này đã được ở
mức cao hơn so với lứa tuổi nhà trẻ. Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh



17
của đại não kết thúc… Tuy nhiên ở trẻ em quá trình hưng phấn và ức chế chưa
cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn sự ức chế. Do đó, phải đối xử thận trọng với
trẻ, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặc kéo dài
thời gian vận động vì sẽ làm trẻ mệt mỏi. Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và
điều tiết đối với vận động cơ thể vì vậy hoạt động vận động của trẻ có hai tác
dụng: thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp và thúc đẩy sự phát
triển công năng của hệ thần kinh. Vận động cơ thể của trẻ có thể cải thiện tính
không công năng của quá trình thần kinh ở chúng. Song cần chú ý tới sự luân
phiên giữa vận động và nghỉ ngơi, tình trạng quá trình vận động của trẻ.
Hệ vận động: bao gồm xương, cơ và khớp.
Xương: thành phần hóa học xương của trẻ có chứa nhiều nước và chất
hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên có nhiều sụn xương, xương
mềm, dễ bị cong gãy. Ở trẻ 5 - 6 tuổi xương cột sống có 2 đoạn uốn cong vĩnh
viễn ở cổ và ở ngực, lồng ngực đã hẹp hơn, đường kính ngang lớn hơn đường
kính trước sau, xương sườn chếch theo hướng dốc nghiêng.
Cơ: hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ
mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp còn
yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Do đó, trẻ lứa tuổi này không thích nghi với sự căng
thẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trong
thời gian luyện tập. Khi trẻ được thường xuyên tham gia vận động thể lực hợp
lý sẽ tăng cường hiệu quả công năng các tổ chức cơ bắp, làm cho sức mạnh và
sức bền cơ bắp phát triển.
Khớp: trẻ lứa tuổi này ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn
yếu, dây chằng lỏng lẻo. Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ
giúp khớp được rèn luyện, từ đó tăng tính vững chắc của khớp.
Hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn của trẻ đang phát triển và hoàn thiện.
Buồng tim phát triển tương đối hoàn thiện, tần số co bóp của tim là 80 - 110
lần/phút. Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập nên đa dạng



18
hóa các dạng bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động,
phối hợp động và tĩnh một cách nhẹ nhàng.
Hệ hô hấp: đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc đường hô
hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Lên 6 tuổi thể
tích hô hấp của phổi là khoảng 215 - 220 ml. Trẻ 5 - 6 tuổi mỗi phút hít thở
khoảng 20 - 22 lần.
Hệ trao đổi chất: cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục năng
lượng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô. Ở
trẻ năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động
cơ bắp. Do vậy, khi trẻ hoạt động vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng
đầy đủ thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ bắp và đọng lại
những sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao đổi chất. Sẽ làm ảnh
hưởng tới cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm sự nhạy cảm. Do đó, cần thường
xuyên thay đổi vận động của các cơ, chọn hình thức vận động phù hợp với trẻ.
1.5. Vị trí, vai trò của ném bóng trong quá trình phát triển thể chất cho
trẻ mầm non
Ném bóng là một nội dung học trong chương trình GDTC cho trẻ em lứa
tuổi mầm non không chỉ có tác dụng tới sự phát triển của con người mà còn giúp
cho việc hoàn thiện và phát triển nhân cách cũng như đảm bảo, đáp ứng đời sống
cho con người, là nhu cầu không thể thiếu của người hâm mộ thể thao.
Ném bóng không chỉ giúp con người nâng cao thể chất chung mà còn
nhằm phát triển một cách toàn diện các tố chất thể lực như sức nhanh, sức
mạnh, sức bền và khả năng phối hợp vận động. Bên cạnh đó ném bóng còn
giúp cho con người có khả năng thích nghi với những thay đổi phức tạp và đa
dạng của điều kiện môi trường, nâng cao khả năng chống đỡ lại những tác
động có hại của môi trường.
Ném bóng đòi hỏi có sự tham gia hoạt động của toàn bộ cơ thể, vì vậy sẽ
giúp cho cơ thể phát triển toàn diện về hình thái và chức năng sinh lý. Tập luyện



×