ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--- ---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CỤM CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG - THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN THỊ SƯƠNG
Khóa học: 2011 - 2015
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--- ---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CỤM CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG - THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Sương
ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Lớp: K45KT-TNMT
Niên khóa: 2011 – 2015
Huế, tháng 04 năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu bên cạnh những nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ thầy cô, gia đình, bạn bè và các cán bộ
làm việc tại cơ quan thực tập.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô
giáo ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh đã tận tình giúp đỡ, định hướng đề tài, và những
chỉ dẫn hết sức quý báu đã giúp tôi giải quyết những vướng mắc gặp phải.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học kinh tế Huế, là những
người trong suốt quá trình học đã truyền thụ kiến thức chuyên môn làm nền tảng vững
chắc để tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bác, các chú và các anh chị đang
công tác tại Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn 45 hộ gia đình tại phường Thủy
Phương đã nhiệt tình cộng tác trong suốt thời gian phỏng vấn và điều tra số liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh, ủng hộ và động viên trong những lúc khó khăn, giúp tôi có thể hoàn thành tốt
công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã cố gắng và tâm huyết với công việc nhưng chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và động viên của
Thầy, Cô và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 04 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Sương
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................... 11
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................................................11
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................................12
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................................................12
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................................13
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 14
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................................14
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................................................................14
1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường..................................................................................14
1.1.1.1. Môi trường...............................................................................................................................................14
1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường......................................................................................................15
1.1.1.3. Ô nhiễm môi trường.................................................................................................................................16
1.1.2. Khái niệm nước tự nhiên và ô nhiễm nước.......................................................................................17
1.1.2.1. Nước tự nhiên..........................................................................................................................................18
1.1.2.2. Nước thải và phân loại nước thải..............................................................................................................18
1.1.2.3. Khái niệm nước thải công nghiệp.............................................................................................................18
1.1.3. Quan điểm phát triển bền vững........................................................................................................20
1.1.4. Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam..........................................................................................21
1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................................................23
1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất..................................................................................................23
1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động..............................................................................................................23
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................................................................24
1.2.1. Tình hình xả thải và xử lý nước thải công nghiệp trên thế giới và Việt Nam....................................24
1.2.1.1. Tình hình xả thải và xử lý nước thải nước thải công nghiệp trên thế giới.................................................24
1.2.1.2. Tình hình xả thải và xử lý nước thải nước thải công nghiệp ở Việt Nam...................................................24
CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CỤM CÔNG NGHIỆP
THỦY PHƯƠNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG........................................................................................................ 27
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU........................................................................................................................27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................................27
2.1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................................................................27
2.1.1.2. Địa hình.....................................................................................................................................................27
2.1.1.3. Khí hậu......................................................................................................................................................28
2.1.1.4. Thủy văn...................................................................................................................................................28
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................................................................29
2.1.2.1. Dân số và lao động ...................................................................................................................................29
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai.........................................................................................................................29
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng............................................................................................................................................32
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ MT CỤM CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG............................................................34
2.2.1. Hoạt động của Cụm công nghiệp Thủy Phương................................................................................34
2.2.2. Tình hình quản lý MT nước thải của Cụm công nghiệp Thủy Phương...............................................35
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
2.3. ẢNH HƯỞNG NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG DÂN CƯ PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG..........39
2.3.1. Đặc điểm của các hộ điều tra............................................................................................................39
2.3.2. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp..............................................................................................40
2.3.3. Ảnh hưởng đến ngành nghề của hộ..................................................................................................42
2.3.4. Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.......................................................................................................44
2.3.5. Ảnh hưởng đến đời sống người dân..................................................................................................45
2.3.6. Ảnh hưởng đến MT xung quanh........................................................................................................47
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG................................................................................50
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MT PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG............................................50
3.1.1. Tăng cường kiểm tra pháp luật về bảo vệ MT...................................................................................50
3.1.2. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường....................................................................50
3.1.3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường........................51
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VÀ VÙNG BỊ ẢNH HƯỞNG NƯỚC THẢI CỤM CÔNG NGHIỆP............51
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 53
1. KẾT LUẬN..........................................................................................................................................................53
2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................................................54
2.1. Đối với chính quyền địa phương...........................................................................................................54
2.2. Đối với các cơ quan chức năng về MT..................................................................................................54
2.3. ĐỐI VỚI CÁC DN THUỘC CỤM CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG.................................................................................55
2.4. ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN........................................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 56
PHỤ LỤC...................................................................................................................................................... 57
SVTH: Nguyễn Thị Sương
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HỆU
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
BVMT
Bảo vệ môi trường
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
BOD 5
Nhu cầu ôxy sinh hóa
COD
Nhu cầu ôxy hóa học
NĐ-CP
Nghị định - Chính phủ
UBND
Ủy ban nhân dân
SVTH: Nguyễn Thị Sương
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
BIỂU ĐỒ 1. MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN CỦA MÙI HÔI TRONG KHÔNG KHÍ.....................................................46
BIỂU ĐỒ 2. Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI.............................................48
SVTH: Nguyễn Thị Sương
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1: TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2014...................................................................................................................... 29
BẢNG 2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG NĂM 2014..................................................30
BẢNG 3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2014...................................................................31
BẢNG 4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2014.............................................................32
BẢNG 5. TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG..........................................36
BẢNG 6. VÍ TRÍ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CÓ PHÁT SINH
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG.............................................................36
BẢNG 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI CỦA CÁC CƠ SỞ TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG............37
BẢNG 8. VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC MẶT TẠI KÊNH DẪN NƯỚC TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG ..........38
BẢNG 9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC MẶT TẠI KÊNH DẪN NƯỚC TẠI CỤM
CÔNG NGHIỆP THỦY PHƯƠNG..................................................................................................................... 39
BẢNG 10. MỨC THIỆT HẠI CỦA NGƯỜI DÂN SẢN XUẤT LÚA.........................................................................40
BẢNG 11. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ NĂNG SUẤT LÚA.................................................41
BẢNG 12. Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VỀ SỰ THAY ĐỔI CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY LÚA.................................42
BẢNG 13. SỰ BIẾN ĐỘNG NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA...................................................................43
BẢNG 14. SỰ BIẾN ĐỘNG THU NHẬP CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA........................................................................44
BẢNG 15. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP DO ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CỤM CÔNG NGHIỆP...................47
BẢNG 16. TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI CỤM CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG.............................................48
SVTH: Nguyễn Thị Sương
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: ““Ảnh hưởng của nước thải Cụm công nghiệp Thủy Phương đến
hoạt động sản xuất và đời sống người dân phường Thủy Phương, thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến 2 mục tiêu chính sau:
- Đánh giá được những tác động do nước thải từ hoạt động Cụm công nghiệp
Thủy Phương gây ra cho người dân địa phương.
- Từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục, giảm thiểu những tác động tiêu cực.
2. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ dân sống gần khu vực
Cụm công nghiệp Thủy Phương
- Số liệu từ chi cục BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế, từ UBND phường Thủy Phương
- Tham khảo sách, báo, tạp chí, một số thông tin trên mạng Internet có liên quan
đến đề tài.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp khảo sát
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
4. Kết quả đạt được
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:
- Một số nhà máy, doanh nghiệp nằm trong Cụm công nghiệp Thủy Phương vẫn
chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, nước thải thải ra môi trường tại một số điểm vẫn
chưa đạt QCVN.
- Thu nhập của các hộ dân gần Cụm công nghiệp Thủy Phương giảm rõ rệt do
thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi giảm mà nguyên nhân chủ yếu không gì khác ngoài
ảnh hưởng từ nước thải của Cụm công nghiệp.
- Sức khỏe của người dân cũng bị ảnh hưởn rất nhiều khi hàng ngày phải ngửi
mùi khó chịu, thậm chí là tiếp xúc trực tiếp với nước thải của Cụm công nghiệp.
- Người dân đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương tuy nhiên cho tới
bây giờ vẫn chưa có một giải pháp nào từ phía các cơ quan chức năng.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA.............................................................................................. 57
PHỤ LỤC II. CÁC KẾT QUẢ TỪ PHẦN MỀM SPSS
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI........................................................................................................................ 61
PHỤ LỤC III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC IV. PHIẾU ĐIỀU TRA................................................................................. 69
SVTH: Nguyễn Thị Sương
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, nền kinh tế của Việt Nam cũng đang
có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang
diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên
với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công
nghiệp, dịch vụ, du lịch… kéo theo đó là nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác
BVMT và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Và con người đã dóng lên những hồi
chuông báo động về các hiểm họa môi trường như vấn đề biến đổi khí hậu, sự gia tăng
mực nước biển, suy thoái tầng ozon, sự nóng lên của Trái Đất, sự suy giảm nhanh đa
dạng sinh học…
Nhiều cuộc tranh luận và cuộc hội thảo đã được các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu đưa ra nhằm phân tích nguyên nhân và tìm ra các giải pháp giảm bớt nguy
cơ môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay trong cả nước nói
chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, sự gia tăng nước thải trong những năm gần
đây là rất lớn. Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng thải từ
các lĩnh vực trên toàn quốc. Điều này có thể cho thấy sự nguy hại từ nước thải của
ngành công nghiệp.
Tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây cũng đã phát triển với việc hình
thành KCN, Cụm công nghiệp, làng nghề, các nhà máy, . . . Chính những thành tựu đó
đã góp phần đưa Thừa Thiên Huế vững bước đi lên và trong tương lai gần sẽ trở thành
thành phố trực thuộc Trung Ương. Một trong những Cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh phải kể đến Cụm công nghiệp Thuỷ Phương thuộc Phường Thủy Phương, thị xã
Hương Thủy. Cụm công nghiệp đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của thị xã Hương
Thủy nói chung và phường Thủy Phương nói riêng. Tuy nhiên những ảnh hưởng của
nước thải Cụm công nghiệp gây ra cũng không hề nhỏ cho sản xuất và đời sống người
dân trên địa bàn phường. Điều này đang gây ra những bức xúc to lớn của người dân
trong vùng với Cụm công nghiệp đó là môi trường sống của họ đang bị ô nhiễm,
những ngày trời nắng mùi hôi thối không thể tả nổi, còn trời mưa thì mùi hối thối bốc
SVTH: Nguyễn Thị Sương
11
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
lên cả ngày, đó là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây.
Xuất phát từ thực tế trên và bằng kiến thức học tập qua bốn năm trên ghế giảng
đường, tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của nước thải Cụm công nghiệp Thủy
Phương đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân phường Thủy Phương, thị
xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu nhằm biết được mức
độ ảnh hưởng của nước thải Cụm công nghiệp đến hoạt động sản xuất và đời sống của
người dân nơi đây.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được những tác động do nước thải từ hoạt động CN trên địa bàn
phường Thủy Phương gây ra cho người dân địa phương. Từ đó đề xuất những giải
pháp khắc phục, giảm thiểu những tác động tiêu cực.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về nước thải và ảnh hưởng nước thải
từ các hoạt động CN ở Việt Nam cũng như ở Thừa Thiên Huế đến môi trường xung
quanh.
- Tìm hiểu về thực trạng và mức độ ảnh hưởng do nước thải từ các hoạt động CN
trên địa bàn đến môi trường sống của cộng đồng dân cư.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động do nước thải từ các hoạt
động CN đến đời sống dân cư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các DN hoạt động trên địa bàn phường Thủy Phương
- Các hộ gia đình thuộc địa bàn phường Thủy Phương
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: các dữ liệu thông tin chủ yếu được thu thập chủ yếu trong giai đoạn
2010 tới nay
- Không gian: khu vực xung quanh Cụm công nghiệp Thủy Phương, phường
Thủy Phương, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
12
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: đề tài sử dụng 2 phương pháp là thu thập số liệu
sơ cấp và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Số liêu thứ cấp: được cung cấp bởi Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên
Huế, UBND phường Thủy Phương, sách báo, internet, truyền hình, các khóa luận tốt
nghiệp, . . .
- Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua việc tiến hành điều tra 45 hộ gia đình
trên địa bàn nghiên cứu, các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.
Phương pháp nghiên cứu , khảo sát thực địa: công tác khảo sát thực địa bao
gồm xác định những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu và thứ yếu cũng như đối tượng bị tác
động do nước thải từ hoạt động công nghiệp trên địa bàn gây ra. Xác định quy mô và
mức độ tác động của nước thải.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: dùng phần mềm SPSS để tổng hợp và
xử lý số liệu đã thu thập được.
Phương pháp so sánh: từ số liệu đã tổng hợp và phân tích ở trên so sánh, đối
chiếu với QCVN về MT để đánh giá chất lượng MT.
Phương pháp khảo sát chuyên gia: trong quá trình điều tra, thường xuyên tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ chuyên môn nhằm hoàn thiện và kiểm chứng
các kết quả nghiên cứu.
Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: để đánh giá một cách khách quan
nhất thì cần lấy ý kiến từ người dân, kể cả những người bị ảnh hưởng và không bị ảnh
hưởng.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
13
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1.1. Môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên". (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam).
Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng
tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể hay một sự kiện cũng tồn tại và
diễn biến trong một môi trường .
Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện vật lý, hóa học, sinh
học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống, phát triển của từng cá
nhân và của từng cộng đồng con người. Môi trường sống của con người theo chức
năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, tồn
tại ngoài ý muốn của con người, nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người. Đó
là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước… Môi
trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn
nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ
và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm
cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội
định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh
vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
SVTH: Nguyễn Thị Sương
14
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuôc sống, như
ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo..
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sinh
sống và phát triển.
1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các
chức năng cơ bản sau:
Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật: Trong
cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần 1 không gian nhất định để phục vụ cho
hoạt động sống như: Nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất… Như vậy chức năng này đòi
hỏi môi trường phải có 1 phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không
gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa
học, sinh học, cảnh quan và xã hội.
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng
tăng lên về cả số lượng và chất lượng, mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã
hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
- Rừng tự nhiên: Có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và
độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thủy vực: Có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí
và các nguồn thủy hải sản.
- Động thực vật: Cung cấp lương thực, thực phẩm và nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: Có chức năng duy trì các
hoạt động trao đổi chất.
- Các loại quặng, dầu mỏ: Cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt
động sản xuất…
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá
trình sống. Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi
SVTH: Nguyễn Thị Sương
15
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của sinh vật và các yếu tố môi trường khác
sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá
trình sinh địa hóa phức tạp.
Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường Trái Đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì chính môi trường Trái Đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử Trái Đất,lịch sử tiến hóa của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo
động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên Trái Đất như phản ứng
sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến
tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa,…
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật , các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng
ngoạn, tôn giáo và văn hóa khác.
Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động bên ngoài: Các thành phần
trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh
vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: Tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm
vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
1.1.1.3. Ô nhiễm môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Ô nhiễm môi trường là sự biến
đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc
cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh
vật và vật liệu.
Các hình thức ô nhiễm MT bao gồm:
Ô nhiễm không khí: là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu,
giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
Có hai nguồn gây ra ô nhiễm cơ bản đối với môi không khí đó là nguồn do thiên
nhiên và nguồn do các hoạt động của con người.
- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên: phun núi lửa, cháy rừng, bão bụi gây ra do
SVTH: Nguyễn Thị Sương
16
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
gió mạnh và bão, các phản ứng hóa học giữa các khí tự nhiên, . . .
- Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của con người: người ta phân ra:
+ Nguồn gây ô nhiễm do công nghiệp
+ Nguồn gây ô nhiễm do giao thông vận tải
+ Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người.
Ô nhiễm nước: là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý - hóa học
- sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ
lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đô thị, khu công nghiệp kéo
theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi
sinh vật kể ả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm không xác định
được nguồn.
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công
nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc diệt cỏ và các phân bón tỏng nông nghiệp,
các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông vận tải đường biển.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân biệt ô nhiễm vô cơ, ô
nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sịnh vật, ô nhiễm phóng xạ.
Theo vị trí người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm
mặt nước và ô nhiễm nước ngầm.
Theo nguồn gây ô nhiễm người ta phân biệt:
- Nguồn xác định: là các nguồn thải chúng ta có thể xác định được vị trí chính
xác như cổng thải nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thị.
- Nguồn không xác định: là các chất ô nhiễm phát sinh từ những trận mưa lớn
kéo theo bụi bẩn, xói mòn đất đai, . . .
Ô nhiễm đất: là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố
sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Các
nguyên nhân gây ô nhiễm đất bao gồm ô nhiễm bởi tác nhân sinh học, ô nhiễm bởi các
tác nhân hóa học, ô nhiễm do tác nhân vật lý.
Tùy vào phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm toàn cầu, khu vực hay địa phương. Ô
nhiễm MT có ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên nhất là sinh vật và sức khỏe con
người. Để giảm thiểu ô nhiễm MT phải áp dụng các công nghệ không chất thải hoặc
phải làm sạch các chất thải trước khi thải ra MT.
1.1.2. Khái niệm nước tự nhiên và ô nhiễm nước
SVTH: Nguyễn Thị Sương
17
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
1.1.2.1. Nước tự nhiên
Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, sông, suối, ao,
hồ, nước ngầm, băng tuyết, hơi ẩm trong đất và không khí.
Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con
người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động CN và
2.000 lít cho hoạt động NN. Nước chiếm 99% tọng lượng sinh vật sống trong MT
nước và 44% trọng lượng cơ thể con người.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng
lượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện
các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và
mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước.
1.1.2.2. Nước thải và phân loại nước thải
Nước thải là chất lỏng được sinh ra trong quá trình sử dụng của con người và đã
bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
Tùy vào nguồn gốc phát sinh, người ta phân ra các loại nước thải chủ yếu như sau:
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hơạt động thương
mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp (nươc thải sản xuất) : là nước thải từ các nhà máy đang hoạt
động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó có nước thải công nghiệp là chủ yếu.
- Nước thấm qua: đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách
khác nhau như qua khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của các hố ga, hố
người.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ơ rnhững
thành phố hiện đại, nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống thoát riêng.
- Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lòng trong hệ thống cống thoát
nước của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.
1.1.2.3. Khái niệm nước thải công nghiệp.
Theo QCVN-24-2009: nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở
sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải.
Đặc điểm của nước thải công nghiệp:
SVTH: Nguyễn Thị Sương
18
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
- Nước thải của khu công nghiệp gồm 2 loại chính: nước thải sinh hoạt từ các khu
văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp.
- Nước thải công nghiệp rất đa dạng và khác nhau về thành phần cũng như lượng
phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong khu
công nghiệp, loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của
công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở.
- Thành phần nước thải công nghiệp chủ yếu bao gồm: các chất rắn lơ lửng
(TSS), hàm lượng chất hữu cơ (BOD; COD), kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (hàm
lượng tổng Nitơ, tổng photpho . . .)
Tính chất đặc trưng của nước thải:
- Nước thải bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ với nồng độ cao như: các ngành công
nghiệp chế biến da, nấu thép, thủy hải sản, nước thải sinh hoạt...
- Nước thải bị ô nhiễm bởi chất béo, dầu mỡ, nước có màu và mùi khó chịu như:
các ngành công nghiệp chế biến da, thủy hải sản, điện tử, cơ khí, dệ nhuộm, . . .
- Nước thải sinh hoạt: tự nhà bếp, khu sinh hoạt chung, tolet trong khu vực, khu
vui chơi giải trí, dịch vụ, khối văn phòng làm việc có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu
cơ dạng lơ lửng và hòa tan chứa nhiều vi trùng.
Những tác động của nước thải
- Ảnh hưởng đến môi trường:
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho đất.
Nước ô nhiễm thấm vào đất làm: liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc
đất bị phá vỡ, thay đổi đặc tính lý học hóa học của đất, vai trò đệm, tính oxi hóa, tính
dẫn điện dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh, thành phần chất hữu cơ giảm
nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.
Mặt khác, một số ion trong nước thải ảnh hưởng đến đất như quá trình oxi hóa các
ion Fe
2+
và Mn
2+
có nồng độ cao tạo thành các axit không tan như Fe 2 O 3 , MnO 2 tạo
ra nước phèn, canxi, magie và các ion kim loại khác làm đất bị chua. Đây chính là
nguyên nhân làm cây cối còi cọc, không phát triển được trên nguồn nước bị ô nhiễm.
SVTH: Nguyễn Thị Sương
19
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Nước thải ảnh hưởng cả đến môi trường không khí do mùi hôi từ nước thải là rất
khó chịu, đặc biẹt vào những ngày thời tiết nắng nóng thì mùi hôi thối đó lại càng rõ
rệt. Đồng thời ô nhiễm nguồn nước cũng làm mất mỹ quan cả ở đô thị lẫn nông thôn.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và
mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết,tiêu chảy, ung thư, . . .ngày
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại
bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra
asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng
asen 0,1mg/l. Vì vậy cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và
ăn uống. Nước nhiễm chĩ (Pb) gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh
ngoại biên, tác động lên hệ enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc
chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể bị
đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây
tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ
theo thời gian rồi mới gây độc. Nước nhiễm Natri (Na) gây bện cao huyết áp, bệnh tim
mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hóa, Kali, Kadimi gây bệnh thoái hóa cột
sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc
kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho...gây ngộ độc, viêm gan,
nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy
trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp
với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các
loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun sán. Kim loại nặng các
loại: Titan, sắt, chì, cadimi, asen, thủy nhân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết,
viêm xương, thiếu máu.
1.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Không thể phủ nhận vai trò của công nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội,
cụ thể công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia; công
SVTH: Nguyễn Thị Sương
20
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế; công
nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư; công nghiệp tạo thêm nhiều
việc làm cho xã hội; công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển; ngoài ra công
nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt xã
hội. Tuy nhiên công nghiệp phát triển cũng kéo theo các hệ lụy về môi trường, đồng
nghĩa với chất lượng cuộc sống suy giảm. Lúc này con người mới bắt đầu nhận thấy
hậu quả từ việc chỉ chú trọng phát triển công nghệp mà bỏ qua hoặc xem nhẹ vấn đề
môi trường. Một số quốc gia có quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, trong
khi thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp, và nơi đó đã trở thành xứ sở của ô
nhiễm. Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng
con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự
phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển
là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu
cực tới môi trường. Chỉ có như thế thì xã hôi mới phát triển được một cách bền vững.
1.1.4. Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều bắt buộc phải tuân
thủ các TCVN về môi trường. Về khái niệm tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, luật
TCQCKT xác định như sau:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn
để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cau chất lượng và hiệu quả của
các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự
nguyện áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mực giới hạn của các đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sực
khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc
gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yếu cầu cần thiết khác. Quy chuẩn kỹ thuật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
(điều 3, luật TCQCKT).
SVTH: Nguyễn Thị Sương
21
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Trước khi luật TCQCKT được ban hành,thì các TCVN bị bắt buộc áp dụng khi
chính thức công bố. Sau khi luật TCQCKT có hiệu lực, chỉ có QCVN mới bị bắt buộc
áp dụng, còn các TCVN chỉ là khuyến khích tự nguyện áp dụng. Theo Luật Bảo vệ
Môi trường 2005 thì tiêu chuẩn môi trường được chia thành 2 nhóm:
Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh gồm:
Nhóm TCMT đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác.
Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về
cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu nông
nghiệp và mục đích khác.
Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng
thủy sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác.
Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn.
Nhóm TCMT về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng.
Nhóm tiêu chuẩn chất thải bao gồm:
Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác.
Nhóm tieu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử
lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và tự hình thức xử lý khác đối với
chất thải.
Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy mọc, thiết bị
chuyên dụng.
Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại.
Nhóm tiêu chuẩn đối với tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xậy dựng.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chuyển tiếp, rà soát, chuyển
đổi tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ
thuật môi trường, gồm:
Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh chuyển đổi thành quy chuẩn
SVTH: Nguyễn Thị Sương
22
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh;
Tiêu chuẩn về chất thải được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
Đặc biệt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật QG về nước thải công
nghiệp do Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt
và được ban hành theo thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiên nay tất cả các nhà máy, khu công
nghiệp ở Việt Nam đang hoạt động đều phải tuân thủ theo quy chuẩn này.
1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Diện tích đất bình quân/hộ = tổng diện tích đất/tổng số hộ.
- Năng suất bình quân/hộ = tổng năng suất/tổng số hộ.
- Thu nhập bình quân/hộ = tổng thu nhập/tổng số hộ.
- Tỷ lệ ngành nghề hộ trước và sau khi có cụm công nghiệp.
1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động
- Để đánh giá ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải cụm công nghiệp đến
các yếu tố liên quan đến cây lúa, chúng tôi chọn các chỉ tiêu: lúa không trổ bông, hạt
gạo kém chất lượng, giường ruộng sạt lở, đất ruộng nhiều bùn với các mức đánh giá là
có thấy, không thấy.
- Để đánh giá ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải cụm công nghiệp đến
đời sống, chúng tôi đánh giá theo mức độ: ảnh hưởng ít, ảnh hưởng nhiều và không có
ý kiến.
- Để đánh giá ý kiến người dân về một số bệnh thường gặp do nước thải của cụm
công nghiệp, chúng tôi dùng các chỉ tiêu: hô hấp, da liễu, tiêu hóa.
- Để đánh giá ý kiến người dân về ảnh hưởn của nước thải cụm công nghiệp đến
môi trường, chúng tôi chọn các chỉ tiêu: mùi hôi trong không khí do nước thải; nước ở
các khe, kênh có màu đen; lượng tôm cá tự nhiên giảm; đất thoái hóa.
- Để đánh giá sự biến đổi ngành nghề của các hộ điều tra trước và sau khi có
cụm công nghiệp, chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu: thuần nông; kiêm nông nghiệp;
phi nông nghiệp.
- Để đánh giá sự biến động thu nhập của người dân trước và sau khi có cụm công
SVTH: Nguyễn Thị Sương
23
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
nghiệp, chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu: thu từ NN; thu từ KD,DV; thu từ lương LĐ;
nguồn thu khác.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình xả thải và xử lý nước thải công nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình xả thải và xử lý nước thải nước thải công nghiệp trên thế giới
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay. Đặc biệt là
các nước phát triển. Cùng với sự phát triển thì các khu công nghiệp, nhà máy, . . .đã
thải ra môi trường hàng loạt các chất thải độc hại làm cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm
trọng. Hàng loạt ví dụ điển hình là năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty
Aurul (Rumani) đã thải ra 50-100 tấn xianu và kim loại nặng vào dòng sông gần Baia
Mare (thuộc vùng Đông Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thủy sản ở đây chết
hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc
sống của 2,5 triệu người. Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi đã xảy ra một tai nạn kinh
hoàng khi nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Union Carbide India thải ra ngoài môi
trường 40 tấn izoxianat và metila. Theo viện Blacksmith, chính lượng khí độc hại này
đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khẻ của hàng trăm nghìn người dân và khiến
15.000 người tử vong. Thật đáng lo ngại khi vấn đề ô nhiễm ở khu vực này vẫn chưa
được giải quyết một cách triệt để. Người ta nghi ngờ rằng các mạch nước ngầm đã bị
nhiễm độc.
Nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung Quốc, dòng sông Huai dài 1978 km
được coi như nơi ô nhiễm nhất của nước này do các chất thải công nghiệp, động vật và
nông nghiệp. Mức độ mắc các bệnh cao bất thường của cộng đồng dân cư sống gần
lưu vực sông đã khiến chính phủ phải xếp nguồn nước của con sông ở mức độ ô nhiễm
độc hại nhất.
Kabu (Bắc Ấn Độ) - Thành phố trên sông, với 2,4 triệu dân , là nơi tập trung của
nhiều xưởng thuộc da. Những khảo sát, nghiên cứu của Chính phủ đã cho thấy một vài
khu vực có mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc do phẩm nhuộm, các chất hoá học độc
hại (crom, chì).
1.2.1.2. Tình hình xả thải và xử lý nước thải nước thải công nghiệp ở Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Sương
24
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cả nước hiện có 297 khu công nghiệp
đã được thành lập, trong đó, 208 khu đã đi vào hoạt động. Trong số các khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động, có 158 khu công nghiệp đã hoàn thành đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung. 24% khu công nghiệp còn lại chưa xây dựng hoặc có
triển khai nhưng chưa hoàn thành và đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải khu công
nghiệp. Hàng loạt vụ vi phạm điển hình là năm vừa qua, Công ty Cổ phần Thuộc da
Hào Dương, chuyên sản xuất da tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè
(Thành phố Hồ Chí Minh) bị xử phạt với tổng số tiền phải nộp hơn 6,39 tỷ đồng.
Nguyên nhân là trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10-2013, Công ty thuộc
3
da Hào Dương đã âm thầm xả hơn 437.000m nước thải chưa qua xử lý ra sông Đông
Điền. Trong khi đó, Công ty Hào Dương đã ký hợp đồng với KCN Hiệp Phước về việc
3
xử lý nước thải với mức giá 10.050 đồng/m , nhưng với hành vi vi phạm này, Công ty
Hào Dương đã tránh được việc phải trả hơn 4,3 tỷ đồng xử lý nước thải. Bên cạnh đó,
các cơ quan chức năng cũng đề nghị UBNDTP phạt Công ty Hào Dương thêm gần 2
tỷ đồng về các hành vi khác như: xả chất thải vượt chuẩn từ 10 lần trở lên; không thu
gom triệt để chất thải nguy hại; không thực hiện đúng báo cáo đánh giá tác động môi
trường; không thực hiện đủ chương trình quan trắc.
Đầu năm 2015, Trung tâm xử lý nước thải Khu công nghiệp Phố Nối (Hưng
Yên), đơn vị thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam bị bắt quả tang xả thẳng nước thải ra
môi trường. Đơn vị đã xây dựng 02 đường ống dẫn nước thải, một đường ống dẫn vào
bể lọc, 1 đường ống đấu tắt ra bên ngoài, khi không có đoàn kiểm tra, Trung tâm xử lý
nước thải Khu công nghiệp Phố Nối mở van cho xả trực tiếp ra môi trường. Một ngày
nước thải được xả ra ngoài môi trường từ 22h hôm trước đến 3h sáng hôm sau, lượng
nước thải trung bình khoảng 3.500m3. Tại nguồn tiếp nhận nước thải của doanh
nghiệp nước có màu đen, nhiều vẩn đục, bốc mùi hồi thối. Hàng nghìn người dân địa
phương đang chịu đựng cảnh ô nhiễm nhiều năm nay, hàng trăm ha lúa bị cằn cỗi,
nhiễm độc, . . .
SVTH: Nguyễn Thị Sương
25