Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM_3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.8 KB, 9 trang )

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP
QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

1.4. Thủ tục hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc

Chương trình nghị sự

* Tại các khoá họp thường kỳ, thông thường, chương trình nghị sự của
Đại hội đồng Liên hợp quốc gồm khoảng 150 đề mục, liên quan đến tất
cả các lĩnh vực thuộc sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

* Chương trình nghị sự tạm thời của khoá họp thường kỳ do Tổng thư
ký soạn thảo và chuyển cho các nước thành viên chậm nhất là 60 ngày
trước ngày khai mạc, bao gồm:

+ Báo cáo của Tổng thư ký;

+ Báo cáo của các cơ quan chính của Liên hợp quốc, các cơ quan thuộc
Đại hội đồng Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn thuộc Liên hợp
quốc;

+ Các đề mục do Đại hội đồng quyết định tại khoá họp trước;

+ Các đề mục do các cơ quan chính của Liên hợp quốc kiến nghị;

+ Các đề mục do bất cứ thành viên nào đề nghị;

+ Các đề mục liên quan đến ngân sách;

+ Các đề mục thuộc Điều 35, đoạn 2 của Hiến chương do các nước
không phải thành viên đề nghị.



* Bổ sung đề mục

Các nước thành viên, các cơ quan chính của Liên hợp quốc và Tổng thư
ký được đưa đề mục bổ sung 30 ngày trước khi khai mạc khoá họp.

* Thông qua chương trình nghị sự

+ Chương trình nghị sự tạm thời và danh sách đề mục bổ sung cùng báo
cáo của Uỷ ban chung (gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch Đại hội đồng)
được chuyển cho Đại hội đồng thông qua khi khai mạc.

+ Muốn đưa một đề mục phải kèm theo một bản giải thích hoặc dự thảo
nghị quyết.

+ Việc sửa đổi hoặc gạt bỏ một đề mục phải do Đại hội đồng thông qua
bằng bỏ phiếu với số phiếu quá bán của những nước có mặt và tham gia
bỏ phiếu.

Đoàn tham gia

* Mỗi nước thành viên gồm 5 đại biểu chính thức, 5 đại biểu dự khuyết
và không hạn chế số lượng cố vấn.

* Đại biểu dự khuyết có thể trở thành đại biểu chính thức theo bổ nhiệm
của trưởng đoàn.

* Uỷ nhiệm thư và danh sách thành viên phải được người đứng đầu Nhà
nước, Chính phủ hoặc Bộ trưởng Ngoại giao cấp và gửi cho Tổng thư ký
Liên hợp quốc một tuần trước ngày khai mạc.


Các hình thức thông qua văn kiện

* Tại các Uỷ ban, các nghị quyết được thông qua bằng đa số thường
hoặc thông qua không cần bỏ phiếu.

* Các quyết định về các vấn đề quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp
quốc được thông qua bằng đa số áp đảo (2/3) của các thành viên có mặt
và tham gia bỏ phiếu. Các vấn đề quan trọng gồm: các vấn đề liên quan
đến các khuyến nghị về hoà bình, an ninh quốc tế, bầu uỷ viên không
thường trực Hội đồng Bảo an, các thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội,
Hội đồng Quản thác theo Điều 86, mục 1e của Hiến chương Liên hợp
quốc, kết nạp thành viên mới, treo quyền thành viên, khai trừ thành viên
và các vấn đề ngân sách.

* Các vấn đề khác được thông qua bằng đa số thường.

* Khi có nhất trí cao, các nghị quyết có thể được thông qua không cần
bỏ phiếu.

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc có các hình thức bỏ phiếu: kín (bầu cử),
công khai, ghi tên, gọi tên.

Cơ chế lãnh đạo

* Bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch: Đại hội đồng bầu 1 Chủ tịch và 21
Phó Chủ tịch cho từng khoá họp.

* Chủ tịch có thể cử một phó Chủ tịch làm Quyền chủ tịch, có quyền hạn
và nghĩa vụ như Chủ tịch.


* Chủ tịch tuyên bố khai mạc và kết thúc các phiên họp, hướng dẫn thảo
luận, cho phép các đoàn phát biểu, nêu các vấn đề và tuyên bố các quyết
định; quyết định về các kiến nghị thủ tục (points of order), toàn quyền
kiểm soát và bảo đảm trật tự các phiên họp. Khuyến nghị Đại hội đồng
về giới hạn thời gian, số lần đại biểu được phát biểu, giới hạn danh sách
đại biểu phát biểu.

* Chủ tịch không tham gia bỏ phiếu.
Vai trò của Ban thư ký
Ban thư ký tiếp nhận dịch, in và phát các tài liệu, báo cáo, nghị quyết,
biên bản, các bài phát biểu tại phiên họp và các công việc khác theo yêu
cầu của Đại hội đồng.

Qui trình hội nghị

* Phát biểu

+ Chủ tịch có thể khai mạc phiên họp khi có ít nhất là 1/3 đại biểu.

+ Không đại biểu nào được phát biểu khi chưa được Chủ tịch cho phép.
Chủ tịch cho phép các đoàn phát biểu theo thứ tự đăng ký và có quyền
yêu cầu các đại biểu ngừng phát biểu khi vấn đề không liên quan tới chủ
đề đang thảo luận.

+ Khi đã hết thời hạn đăng ký phát biểu, các đại biểu có thể được phát
biểu bằng cách sử dụng quyền trả lời.

* Kiến nghị về thủ tục (points of order)


Trong quá trình thảo luận, đại biểu có thể sử dụng kiến nghị về thủ tục
và Chủ tịch sẽ quyết định ngay về việc này. Đại biểu sử dụng kiến nghị
về thủ tục không được phát biểu về nội dung vấn đề đang thảo luận.

* Thủ tục đưa ra hoặc rút các quyết định

+ Người đưa ra đề nghị (motion) có thể rút lại bất cứ lúc nào trước khi
bắt đầu bỏ phiếu, trừ trường hợp đề nghị đã được bổ sung. Đề nghị đã
rút có thể được đưa trở lại với bất cứ đại biểu nào.

+ Các đề nghị và các bổ sung phải được nộp cho Tổng thư ký bằng văn
bản. Theo quy định chung, không thảo luận và bỏ phiếu các đề nghị khi
văn bản chưa được Ban thư ký xem và gửi cho các đại biểu ngày hôm
trước. Chủ tịch có thể cho phép thảo luận và thông qua các đề nghị và bổ
sung mặc dù văn bản sao mới phát cho đại biểu trong ngày hôm đó.

+ Đề nghị đã thông qua hoặc bác bỏ có thể đem ra xét lại nếu 2/3 đại
biểu có mặt đồng ý. Về đề nghị xét lại quyết định, chỉ 2 đại biểu trong số
các nước chống đề nghị đó được quyền phát biểu.
Thủ tục kết nạp, khai trừ thành viên

* Đơn xin làm thành viên

Các quốc gia muốn gia nhập Liên hợp quốc phải nộp đơn cho Tổng thư
ký, tuyên bố chấp nhận các nghĩa vụ ghi trong Hiến chương. Tổng thư
ký sẽ sao và gửi đơn cho Đại hội đồng và các nước thành viên. Hội đồng
Bảo an kiến nghị Đại hội đồng kết nạp. Đại hội đồng sẽ xem xét quốc
gia đó có phải là quốc gia yêu chuộng hoà bình và có khả năng sẵn sàng
thực hiện các nghĩa vụ qui định trong Hiến chương hay không, và quyết
định bằng bỏ phiếu đa số áp đảo (2/3).


* Nước thành viên hiện đang là đối tượng bị Hội đồng Bảo an áp dụng
các biện pháp phòng ngừa hoặc cưỡng chế sẽ bị treo quyền thành viên
tại Đại hội đồng theo khuyến nghị của Hội đồng Bảo an. Hội đồng Bảo
an có thể khôi phục quyền thành viên cho nước bị tước quyền thành viên
trong trường hợp này.

* Nước thành viên liên tục vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương có
thể bị Đại hội đồng khai trừ khỏi Liên hợp quốc theo khuyến nghị của
Hội đồng Bảo an.
* Hiến chương Liên hợp quốc không qui định về việc nước thành viên
rút ra khỏi Liên hợp quốc, thực tế chưa xảy ra trường hợp nào.

2. Hội đồng Bảo an:

Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, các nước thành viên
Liên hợp quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc
giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an có thể áp
dụng các biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột
và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ
lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các hành
động xâm lược.

Các quy định của Hiến chương liên quan đến Hội đồng Bảo an nằm
trong các chương V, VI, VII, VIII và XII.

2.1. Thành viên

Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước uỷ viên
thường trực là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên

không thường trực do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ
hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự
đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của Liên hợp
quốc và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm.
10 nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân bổ khu
vực địa lý như sau: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á (3 nước châu Phi, 2
nước châu Á); 1 nước thuộc Đông Âu; 2 nước thuộc vùng Mỹ Latinh và
Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước khác.

×