Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về tính an toàn và đáp ứng kháng thể của vắc xin bại liệt bất hoạt từ chủng sabin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.21 KB, 57 trang )

Viện Kiểm định Quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế





Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ:

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về tính an
toàn và đáp ứng kháng thể của vắc-xin bại
liệt bất hoạt từ chủng Sabin


Chủ nhiệm đề tài: Lê Văn Phủng












7959


Hà nội - 2007



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do Polyovirus gây ra.
Bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể gây liệt cơ vận động, để lại di chứng liệt
suốt đời; đặc biệt nghiêm trọng nếu như liệt các cơ hô hấp thì có thể đe dọa
tới tính mạng.
Để ngăn chặn bệnh bại liệt, biện pháp dự phòng đặ
c hiệu là hiệu quả
nhất. Để dự phòng đặc hiệu, người ta sử dụng vắc xin bại liệt. Có 2 loại vắc
xin phòng bệnh bại liệt là vắc xin bất hoạt (IPV) và vắc xin sống giảm độc
lực (OPV). Vắc xin sống giảm độc lực kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch
tại chỗ và miễn dịch dịch thể. Tuy nhiên, dùng vắc xin này có nhược điểm là
chủ
ng Sabin được tạo ra từ chủng hoang dại làm giảm độc lực, nên trong quá
trình phát triển tự nhiên, virut Sabin có thể gây đột biến và có nguy cơ quay
trở lại có độc lực, đặc biệt là typ 3. Vắc xin IPV chủ yếu gây miễn dịch dịch
thể, ngăn ngừa virut xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Trong vắc xin
này, virut bại liệt đã bị bất hoạt nên không có khả năng hồi độc.
Trong quá trình thanh toán bệnh bại liệt, việ
c sử dụng vắc xin sống
giảm độc lực là thích hợp và hiệu quả nhất. Cho đến nay, mặc dù bệnh bại
liệt ở Việt Nam đã được thanh toán từ năm 2000, song vẫn cần thiết cho trẻ
mới sinh uống phòng bệnh bại liệt bằng vắc xin OPV vì dự kiến của Tổ chức
Y tế Thế giới là, đến năm 2005 sẽ thanh toán bệnh bại liệt trên phạm vi toàn
cầu, nhưng trên thực tế đã chưa thực hiện được. Năm 2001, 3 khu vực đã
được công nhận thanh toán bại liệt bao gồm: Trung Mỹ, Tây Thái Bình
Dương và châu Âu, còn các vùng khác vẫn chưa thanh toán được bệnh bại
liệt: Tây Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Phi. Do đó, dịch bại liệt có thể
lan tràn sang các nước đã thanh toán bệnh bại liệt. Indonesia là nước đã

thanh toán được bệnh bại liệt năm 2000, nhưng do virut bại liệt hoang dại t

Trung Phi xâm nhập vào đã gây ra những ca bại liệt mới, lan tràn thành vụ
dịch nhỏ, có tới hơn 300 ca mắc bại liệt do virut hoang dại và hơn 40 trường

2
hợp có liên quan đến virut vắc xin. Như vậy để bảo vệ được thành quả thanh
toán bệnh bại liệt là vô cùng khó khăn. Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế
giới khuyến cáo rằng, từ nay đến 2010, tất cả các nước vẫn sử dụng OPV
hoặc IPV, nhưng từ sau 2010 chỉ sử dụng vắc xin IPV để phòng bệnh bại
liệt.
Ở nước ta, nếu sử dụng IPV nh
ập ngoại cho trẻ em dưới 1 tuổi thì rất
khó khăn về kinh phí (350 tỷ đồng /năm). Về sản xuất, với điều kiện cơ sở
vật chất chưa đảm bảo đủ độ an toàn như hiện nay, Việt Nam chưa thể dùng
chủng virut bại liệt hoang dại, vì trong quá trình này, virut hoang dại có thể
bị thải ra ngoài, là nguy cơ gây nên dịch bại liệt.
Xuất phát từ tình hình đó, Trung tâm Nghiên cứu S
ản xuất vắc xin và
sinh phẩm y tế đã nghiên cứu sản xuất vắc xin bại liệt bất hoạt dùng chủng
giảm độc lực của Sabin theo công nghệ của Nhật Bản để phục vụ cho trẻ em
của Việt Nam. Để được cấp phép sử dụng, sản phẩm phải được nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng. Mục tiêu của đề tài này là:
1. Thực địa giai đo
ạn 1: Đánh giá tính an toàn của vắc xin IPVs
trên người lớn tình nguyện;
2. Thực địa giai đoạn 2: Đánh giá tính an toàn và đáp ứng miễn
dịch trên trẻ em.



3
Chương I
TỔNG QUAN

1.1. Virut bại liệt
Virut Bại liệt (VRBL) được Landsteiner và Popper phát hiện năm
1909 sau khi tiêm dịch tuỷ sống của một trẻ bị chết vì bại liệt vào não khỉ
[3].
1.1.1. Phân loại virut
Virut Bại liệt có tên là Poliovirus, là thành viên của nhóm virut đường
ruột, họ Picornaviridae [51, 67]. Họ Picornaviridae bao gồm 3 typ kháng
nguyên [76].
Typ 1: tên gọi là Brunhilde với các chủng đại diện là Mahoney (Mỹ)
và 1942 (Viện Pasteur Paris).
Typ 2: chủng gốc là Lansing với các chủng đạ
i diện là MEF và 1523
(Viện Pasteur Paris).
Typ 3: chủng gốc là Leon với các chủng đại diện là Saukett và 1226
(Viện Pasteur Paris) [3, 50].
Typ 1 là nguyên nhân chính của các vụ dịch lớn, chiếm 80-90%.
Trong khi đó typ 2 và 3 gặp ít hơn tuỳ theo từng nước và từng vùng địa lý
khác nhau.
1.1.2. Hình thái học
VRBL có cấu trúc hình khối 20 mặt [55], đường kính khoảng 30 nm,
không có vỏ, khối lượng 6,8 x 10
6
dalton. Tỷ trọng của virut là 1,34 g/cm
3
trong ceaseum chloride. Bao bọc xung quanh lõi ARN là một vỏ capsit.
Capsit bao gồm 60 tiểu đơn vị (Capsomer) giống hệt nhau xếp đối xứng, mỗi

tiểu đơn vị được cấu tạo bởi một trong 4 chuỗi polypeptit là VP1, VP2, VP3
và VP4 [65, 77]. Bằng phương pháp hiển vi điện tử và siêu cấu trúc, người ta
biết chi tiết về cấu trúc của hạt virut hoàn chỉnh.


4
1.1.3. Tính chất miễn dịch học
Miễn dịch thụ động được truyền từ mẹ sang con. Kháng thể này chỉ xuất
hiện ở trẻ sơ sinh sau đó giảm dần và biến mất khi trẻ được 6 tháng tuổi [72].
Miễn dịch chủ động là sự đáp ứng miễn dịch (ĐƯMD) khi cơ thể bị
nhiễm virut tự nhiên hay do dùng vắc xin. Đây là loại miễn dịch quan tr
ọng
mà loài người đã biết ứng dụng để phòng bệnh bằng cách dùng vắc xin. Khi
cơ thể bị nhiễm VRBL hoặc dùng vắc xin, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch đặc
hiệu chống lại VRBL với miễn dịch dịch thể là chủ yếu (IgM, IgG và IgA).
Những người bị thiếu hụt miễn dịch, khi bị nhiễm VRBL, kể cả virut
vắc xin Sabin đều có nguy cơ mắc b
ệnh Bại liệt [8]. Chính vì vậy mà vắc xin
Sabin bị chống chỉ định đối với những người này. Còn đối với vắc xin IPV
có thể dùng được cả khi người đó có nguy cơ mắc bệnh cao.
Một số yếu tố làm giảm khả năng miễn dịch tại chỗ như những người
cắt bỏ tuyến giáp và tuyến hạnh nhân [8]. Trong một số vụ dịch, người ta
th
ấy, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, trẻ suy dinh dưỡng có tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn [15, 77].
1.1.4. Sự nhân lên của VRBL trong tế bào cảm thụ
VRBL cũng giống như các virut khác, bắt buộc phải nhân lên trong tế
bào cảm thụ. Dựa vào tính chất này mà người ta đã phân lập và nghiên cứu
sâu được về virut và sản xuất vắc xin.
Sự nhân lên của VRBL đã được biết từ năm 1913. Dựa vào tính ưa tế


bào thần kinh của VRBL, người ta đã dùng mô não và tuỷ sống để nuôi cấy
virut. Năm 1949, lần đầu tiên Enders đã thành công trong việc nuôi cấy
VRBL trên tế bào mô của động vật có vú trong phòng thí nghiệm [15, 71].
Tiếp sau đó ông đã khẳng định, VRBL có khả năng nhạy cảm với nuôi cấy tế
bào thận khỉ tiên phát. Đây là một phát hiện quan trọng, tạo tiền đề cho việc
sản xuất vắc xin phòng Bại liệt, kể c
ả OPV và IPV. Ngày nay, nhiều nhà sản
xuất vắc xin Bại liệt trên thế giới vẫn còn sử dụng tế bào này. Ngoài tế bào
thận khỉ tiên phát, VRBL còn nhạy cảm với một số dòng tế bào thường trực

5
khác như HEp-2 có nguồn gốc từ tế bào ung thư biểu mô người, RD có
nguồn gốc từ tế bào ung thư phổi của người, tế bào Vero có nguồn gốc từ
thận khỉ xanh Phi châu. Những dòng tế bào này được sử dụng rộng rãi trong
các phòng thí nghiệm về Bại liệt [78].
1.2 Tình hình bệnh bại liệt ở Việt Nam
Ở Việt Nam bệnh Bại liệt đã xuất hiện từ lâu và đ
ã hoành hành nhiều
năm trên toàn quốc. Năm 1952, vụ dịch Bại liệt lớn đầu tiên được phát hiện
ở Hà Nội có khoảng 1500 người mắc. Trong 3 năm liên tục 1957, 1958,
1959 đã xảy ra 3 vụ dịch lớn ở Hà Nội và miền Bắc Việt Nam với hàng ngàn
người mắc, trong đó 80-90% là trẻ dưới 3 tuổi. Vụ dịch năm 1959 có tỷ lệ
mắc trên toàn miền Bắc là 44,99/100.000 dân. Riêng tại Hà Nội, tỷ lệ m
ắc là
226/100.000 dân [6, 9]. Vắc xin Bại liệt (Sabin) được sử dụng đầu tiên ở
miền Bắc từ tháng 12 năm 1959 do Liên Xô cung cấp với số lượng ít. Từ
cuối năm 1961, đầu năm 1962 bắt đầu dùng vắc xin Sabin do Việt Nam sản
xuất và dùng liên tục cho đến ngày nay. Kết quả là các vụ dịch lớn không
xảy ra nữa mà chỉ còn những trường hợp mắc bệnh lẻ tẻ. Năm 1961, với 529

ca bạ
i liệt chiếm tỷ lệ 3,9/100.000 dân; đến năm 1965, tỷ lệ này chỉ còn
0,66/100.000 dân, giảm gần 6 lần [11].
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975 bệnh
Bại liệt xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước, nhất là các tỉnh phía Nam [8].
Năm 1981 Việt Nam tiến hành chương trình tiêm chủng cho trẻ dưới 1
tuổi. Đến năm 1986 chương trình được mở rộng trên phạm vi cả nướ
c và
chương trình uống vắc xin phòng Bại liệt đã đạt được kết quả cao. Trong
những năm 80 đạt 87% và trong những năm 90 đạt trên 90%. Kể từ năm 1993,
hàng năm còn tổ chức 2 đợt vào những ngày tiêm chủng toàn quốc cho trẻ
dưới 5 tuổi uống 2 liều vắc xin Bại liệt đạt trên 99%. Do đó tình hình mắc
bệnh Bại liệt giảm đi rõ rệt: Năm 1993, năm bắt đầu chiế
n dịch những ngày
tiêm chủng toàn quốc, có 152 ca Bại liệt trong toàn quốc. Năm 1994 còn 31

6
ca, năm 1995 còn 12 ca, đến 1996 chỉ còn 2 ca và năm 1997 chỉ còn 1 ca. Từ
đó đến nay không còn ca Bại liệt do virut hoang dại nào được phát hiện.
1.3. Vắc xin phòng bệnh bại liệt
1.3.1. Lịch sử vắc xin Bại liệt
Hiện nay trên thị trường có 2 loại vắc xin Bại liệt:
- Vắc xin chết (còn được gọi là vắc xin Bại liệt bất hoạt): được làm
từ những hạt virut đã bị bất hoạt không có kh
ả năng gây nhiễm trùng.
- Vắc xin sống giảm độc lực: được làm từ những hạt virut còn khả
năng gây nhiễm nhưng đã được làm giảm độc lực đến mức không còn khả
năng gây bệnh nữa.
* Trước năm 1955
Những thông báo sớm nhất về sự gây được miễn dịch cho người đối với

bệnh Bại liệt là của Brodie và Park năm 1936 và Kolmer -1936. Những tác gi

này đã dùng phương pháp hoá học để bất hoạt hỗn dịch virut thu được sau khi
gây nhiễm virut vào hệ thống thần kinh trung ương của khỉ [18, 46]. Vào thời
gian đó, khả năng kiểm tra về tính an toàn của vắc xin chưa được tốt, do đó
vắc xin còn gây ra nhiều tai biến.
Hơn một thập kỷ sau, vào năm 1948, Morgan đã chứng minh rằng hỗn
dịch virut Bại liệt typ 2 được bất hoạt bằ
ng Formaldehyde có khả năng gây
đáp ứng miễn dịch trên khỉ. Cũng theo phương pháp đó, người ta đã thực
hiện đối với virut typ 1. Nghiên cứu trên chuột đã khẳng định rằng virut bất
hoạt typ 2 gây được đáp ứng miễn dịch trên loài gặm nhấm [24]. Năm 1952,
khi tiến hành thử nghiệm trên đười ươi và 6 người tình nguyện cho thấy
kháng thể tồn tại trên 6 tháng [33]. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy
virut bất hoạt bằng Formalin có khả năng gây đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ
thể khỏi bị bệnh Bại liệt.
Một phát hiện quan trọng nữa là, virut Bại liệt có khả năng nhân lên
trên các nuôi cấy tế bào mô thần kinh của người và khỉ [30]. Sau đó, người ta
biết được rằng virut Bại liệt có khả năng nhân lên trên nuôi cấy tế bào thận

7
khỉ. Hỗn dịch virut này được bất hoạt bằng Formalin và có khả năng gây đáp
ứng miễn dịch. Hiệu lực bảo vệ của cả 3 typ vắc xin bất hoạt bằng formalin
đã được chứng minh qua một thử nghiệm lớn trên thực địa của Thomas
Francis năm 1954 [15, 71]. Kết quả của thử nghiệm này cho thấy, vắc xin có
hiệu lực bảo vệ đạt 80-90%, trong đó typ 1 là 60-70%, typ 2 là 90% và typ 3
trên 90%. Sự
khác biệt giữa các typ và hiệu lực thấp hơn so với dự kiến là do
sự có mặt của Merthiolate (Thimerosal), một chất dùng làm chất bảo quản.
Hàm lượng của chất này trong typ 1 lớn hơn typ 2 và 3. Vấn đề này được

chứng minh một cách rõ ràng khi người ta thay thế Merthiolate bằng chất
khác.
* Sau năm 1955
Tiếp theo cuộc thử nghiệm trên thực địa tháng 4/1955, vào trước mùa
dịch Bại liệt, vắc xin Bại liệt bất ho
ạt IPV đã được dùng ở Mỹ. Đến năm
1961, số trẻ mắc bệnh giảm 90% so với giai đoạn trước khi dùng vắc xin.
Kết quả này đạt được khi 54% dân số đã nhận đủ 3 hoặc hơn 3 liều vắc xin
bất hoạt, chủ yếu là trẻ em.
Tiếp sau đó, IPV đã được sản xuất và sử dụng ở nhiều nước trên thế
giới. Cho đến nay, nó v
ẫn là một trong hai vắc xin chủ yếu phòng Bại liệt.
Do những ưu điểm của nó mà có một số ý kiến cho rằng, sau khi thanh toán
Bại liệt trên toàn thế giới sẽ chỉ dùng IPV trong 2 đến 3 năm liên tiếp.
1.3.2. Sản xuất vắc xin Bại liệt bất hoạt
Phương pháp sản xuất, tinh chế, kiểm định vắc xin Bại liệt bất hoạt đã
có nhiều tiến bộ và thay đổi so v
ới phương pháp được sử dụng trong thời
gian đầu.
Ban đầu vắc xin được sản xuất trên nuôi cấy tế bào thận khỉ tiên phát
trong những chai nhỏ (Chai dẹt, dung tích 1,2-1,5 lít). Nhưng ngày nay nó đã
được nuôi cấy trên những bình lớn (Tank) với những vật mang vi thể
(Microcarier) [45] . Đó là những hạt thủy tinh hình cầu có kích thước khoảng
1 micro mét. Có 3 loại tế bào được sử dụng, đó là tế bào thận khỉ thứ phát

8
(đã được cấy truyền), tế bào Vero có nguồn gốc từ tế bào thận khỉ xanh châu
Phi, và tế bào lưỡng bội có nguồi gốc từ người (MRC-5). Chất lượng của
kháng nguyên được tạo ra từ những dòng tế bào này đều như nhau. Bước
tiếp theo của qui trình sản xuất là cô đặc nước nổi, tinh chế và bất hoạt bằng

formaldehyde để loại bỏ tính gây bệnh của virut mà vẫn giữ
được tính kháng
nguyên [70]. Đòi hỏi đầu tiên của vắc xin Bại liệt bất hoạt là việc bất hoạt
hoàn toàn tính gây bệnh của virut mà không ảnh hưởng đến khả năng gây
đáp ứng miễn dịch của chúng. Đó là kết quả của việc nghiên cứu quá trình
virut bị bất hoạt ở những nhiệt độ khác nhau, cũng như là ở các nồng độ
formalin khác nhau. Với những điều kiện thích hợ
p, kháng nguyên vẫn còn
tính miễn dịch tốt như thời điểm mà virut chưa bị bất hoạt [70].
Chủng virut gốc được sử dụng là Mahoney (đối với typ 1), MEF (typ
2) và Saukett (typ 3). Ngày nay hầu hết các nhà sản xuất trên thế giới đều
dùng những chủng này trừ Thuỵ Điển họ dùng chủng Brunenders cho typ 1.
Hiệu giá của vắc xin đã được tiêu chuẩn hoá trên in vitro (như đơn vị
kháng nguyên D) cũng như trên in vivo (như ĐƯMD trên
động vật) dựa trên
tiêu chuẩn của TCYTTG. Tổ chức này chấp nhận một vắc xin chuẩn về khả
năng ĐƯMD đã được thử nghiệm trên trẻ em [70]. Vắc xin IPV hiện nay
được kiểm định tính an toàn và hiệu lực mà không cần dùng khỉ [45]. Hiệu
giá của vắc xin này không bị thay đổi trong vòng ít nhất là 2 năm khi bảo
quản ở 2-8
0
C.
Để tránh nhiễm trùng trong quá trình sản xuất, một số kháng sinh đã
được sử dụng như Streptomycin, Neomycin, Polymycin B. Trong quá trình
tinh chế, các kháng sinh này sẽ được làm giảm đến mức không chuẩn độ
được ở vắc xin thành phẩm. Lượng nhỏ formalin và 2-phenoxyethanol còn
lại trong vắc xin được coi như là chất bảo quản.
1.3.3. Khả năng bảo vệ của vắc xin IPV
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa số liều vắc xin được tiêm và t
ỷ lệ %

số người được bảo vệ bằng vắc xin đã được thực hiện vào năm 1959. Vào

9
năm 1955, một vụ dịch Bại liệt đã bùng nổ ở Mỹ mà người ta nghi là do liên
quan đến số liều vắc xin được tiêm. Nhưng thực tế đây là do vắc xin không
đủ độ an toàn.
Bảng 1.1: Tỷ lệ trẻ 0-4 tuổi mắc Bại liệt liên quan đến số liều vắc xin tiêm
Không
tiêm
Tiêm 1
mũi
Tiêm 2
mũi
Tiêm 3
mũi
Tiêm 4
mũi
Số người (triệu) 4,7 1,3 3,6 7,4 3,6
Số ca mắc 1508 234 209 267 51
Tỷ lệ/
100.000 dân
32,1 18,0 5,8 3,6 1,4
Bảng 1.1 chỉ ra con số ước tính của các cá thể từ 0-4 tuổi không được
tiêm vắc xin hoặc nhận 1 hay nhiều liều vắc xin và số ca mắc Bại liệt trong
mỗi nhóm. Với những số liệu này có thể suy ra, vắc xin được sử dụng từ
năm 1955-1959 có thể bảo vệ gần 55% sau liều thứ nhất, 80% sau 2 liều,
91% sau 3 liều và 96% sau 4 liều, còn lại 4% không được bảo vệ. Từ mối
quan hệ
này có gợi ý rằng vắc xin có hiệu giá cao hơn có thể sẽ bảo vệ với tỷ
lệ lớn hơn với số liều ít hơn, và theo lý thuyết thì sẽ có một vắc xin mà có

khả năng bảo vệ 100% chỉ với 1 liều tiêm duy nhất.
Những số liệu ban đầu ở vùng nhiệt đới cho thấy, ở những vùng đó,
IPV tạo ra hiệu quả giống như là vùng ôn đới. Một nghiên c
ứu ở Senegal
nhận thấy kết quả hiệu lực bảo vệ là 89% sau khi tiêm 2 liều IPV. Tại Israel
cho con số tương tự sau 3 liều vắc xin, còn ở Ấn Độ thì chỉ sau 1 liều.
1.3.3.1. So sánh giữa hai loại vắc xin OPV và IPV
Hai loại này đều có tác dụng bảo vệ tốt đối với bệnh Bại liệt. Tuy
nhiên, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó.
V
ắc xin bất hoạt (IPV)
- Ưu điểm:
+ Bảo quản dễ dàng, thuận lợi hơn OPV
+ Không bị ức chế bởi một số vi khuẩn đường ruột khác khi sử dụng

10
+ Vì virut đã bị bất hoạt nên chúng không có khả năng quay trở lại độc
lực như vắc xin sống.
+ Vắc xin này có thể dùng an toàn cho người bị suy giảm miễn dịch
hoặc bị ức chế miễn dịch, và cả những người trong gia đình họ.
- Nhược điểm:
Hiệu giá ban đầu của IPV thấp nên cần phải tiêm nhắc lại. Đối với những
n
ước đang phát triển thật khó khăn để tiêm một vài mũi cho một số lượng lớn
trẻ nhỏ và trẻ chuẩn bị đến trường. Giá thành của IPV rất cao, do đó càng khó
khăn cho những nước nghèo.
Miễn dịch thu được từ IPV là miễn dịch dịch thể trong huyết thanh.
Chúng chỉ có thể ngăn ngừa sự lan toả của virut từ hầu họng và ruột non đến
hệ thần kinh trung
ương chứ không thể bất hoạt và ngăn ngừa sự nhân lên

của virut ở hầu họng và ruột được. Khi bị nhiễm virut Bại liệt hoang dại,
những người được tiêm IPV vẫn đào thải virut ra ngoài và trở thành một
nguồn lây nguy hiểm. Hay nói cách khác, IPV chỉ có thể bảo vệ cho từng cá
nhân riêng lẻ.
Vắc xin sống giảm độc lực (OPV)
OPV đã được sử dụng rộng rãi vì rất dễ sử
dụng và giá thành rẻ. OPV
không chỉ tạo ra kháng thể trong huyết thanh mà còn tạo ra kháng thể tại chỗ
ở ruột và tạo ra kháng thể bền vững giống như bị nhiễm virut tự nhiên.
TCYTTG đã dùng OPV cho chương trình TCMR trên toàn thế giới.
Khoảng trên 80% trẻ em dưới 1 tuổi trên thế giới đã được gây miễn dịch cơ
bản bằng OPV và virut Bại liệt hoang dại đã dần dần không còn tồn tại trong
tự nhiên nữ
a.
Sự ĐƯKT của trẻ sơ sinh thấp hơn so với những trẻ lớn hơn. Khoảng
70% số trẻ sơ sinh có ĐƯMD tại chỗ trong ruột và 30-50% trẻ sơ sinh tạo
được kháng thể trong máu đối với 1 hoặc 3 typ. Nhưng những trẻ này sẽ tạo
được miễn dịch đầy đủ trong những lần uống OPV tiếp theo.

11
Nhược điểm cơ bản của OPV là có thể gây ra bệnh Bại liệt do vắc xin
với tỷ lệ khoảng 1 trường hợp trên 1 đến 2 triệu liều được uống. Trong khi đó
IPV không gây ra tai biến này.
Vấn đề kết hợp hai loại vắc xin này:
Ở một số nước như Đan Mạch, Israel, người ta đã kết hợp 2 loại vắc
xin IPV và OPV trong việc gây miễn dịch cho tr
ẻ. Chiến lược này đã được
thực hiện thành công ở một số vùng có nguy cơ cao ở Trung Đông, nơi có
khả năng du nhập virut hoang dại từ ngoài vào. Một nghiên cứu trên những
thanh niên trẻ ở Israel năm 1988 đã chỉ ra rằng: Nếu chỉ dùng IPV thì không

ngăn chặn được sự lan truyền của virut Bại liệt hoang dại và nếu chỉ dùng
OPV cho trẻ nhỏ thì không có khả năng bảo vệ suốt
đời.
Sự kết hợp hai loại vắc xin này là kết hợp những nét ưu điểm của mỗi
loại. Vắc xin OPV tạo ra được miễn dịch giống như bị nhiễm tự nhiên, ngăn
chặn được sự lưu hành của VRBL hoang dại, kháng thể tồn tại lâu trong cơ
thể. Trong khi đó IPV tạo ra miễn dịch tức thời mà không chịu sự ức chế nào
của các y
ếu tố tự nhiên. Tuy nhiên sự kết hợp này làm tăng chi phí cho việc
phòng chống bại liệt.
1.3.3.2. Vấn đề sử dụng vắc xin sau khi đã thanh toán Bại liệt
Đây là một vấn đề còn phải nghiên cứu và thảo luận tiếp. Theo Joseph
L. Melnick [38], để hạn chế nguy cơ bệnh quay trở lại có thể xảy ra trong
tương lai, có liên quan đến việc sản xuất vắc xin thì các chủng virut độc lực
để sả
n xuất IPV phải được thay thế bằng chủng giảm độc lực của Sabin.
Cũng đã có nhà sản xuất nghiên cứu về vấn đề này. Sau khi thanh toán bại
liệt bằng OPV nên sử dụng 1 hoặc 2 năm chỉ bằng IPV. Khi đó sẽ không còn
VRBL do người uống OPV thải ra nữa, tức là sẽ không còn VRBL (cả virut
hoang dại và virut vắc xin) lưu hành.
Theo Cochi, tại cuộc họp của TCYTTG tại Geneva vào tháng 3 năm
1998 về cơ s
ở khoa học của việc ngừng gây miễn dịch đối với bại liệt [22] là

12
để không phải dùng vắc xin bại liệt trong tương lai chúng ta phải tiến hành
một số bước như sau:
Giả sử năm 2000 là ca bại liệt cuối cùng xảy ra.
- Đối với những nước dùng IPV: Tiếp tục dùng IPV cho đến hết năm
2004.

- Đối với những nước dùng OPV: Phải điều tra xem virut Sabin có độc
lực có trở lại lưu hành không sau khi đã ngừng uống OPV.
+ Nếu có: Từ năm 2003 ph
ải chuyển toàn bộ sang dùng IPV cho đến
hết năm 2004.
+ Nếu không: Tiếp tục cho uống OPV cho đến năm 2005. Hoặc từ
năm 2003 cho uống BOPV (chỉ có Sabin 1 và 3) cho đến năm 2005. Hoặc
cho uống Sabin đơn giá typ 1 và typ 3 cho đến năm 2005. Trong thời gian đó
giám sát hoạt động của virut polio typ 2 trong tự nhiên.
1.4. Thanh toán Bại liệt ở Việt Nam
Việt Nam đã đưa OPV vào sử dụng từ trên 40 năm nay. Khả năng bảo
vệ của OPV do nướ
c ta sản xuất đạt >90% và bệnh bại liệt đã giảm đến mức
không còn nữa. Số ca mắc bại liệt đã giảm dần kể từ khi có vắc xin. Năm
1993 có 157 ca bệnh bại liệt do virut bại liệt hoang dại. Đến năm 1994 còn
31 ca, năm 1995 còn 12 ca, năm 1996 còn 2 ca và năm 1997 còn 1 ca. Từ đó
đến nay chưa phát hiện một trường hợp bại liệt do virut hoang dại nào nữa.
Từ năm 1993 đến nay t
ỷ lệ uống OPV3 luôn đạt >90% và tỷ lệ uống bổ sung
cho trẻ <5 tuổi luôn đạt gần 100%. Chúng ta có 2 phòng thí nghiệm chuẩn
thức để chẩn đoán virut bại liệt ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, và một hệ
thống giám sát liệt mềm cấp đến tận cơ sở với hệ thống sổ sách theo dõi cẩn
thận, chế độ báo cáo thường xuyên. Kết quả của việc sử dụng vắ
c xin OPV
là Việt Nam đã thanh toán được bệnh Bại liệt vào tháng 10 năm 2000.




13

1.5. Tình hình nghiên cứu sản xuất vắc xin bại liệt bất hoạt của Nhật
Bản
Xuất phát từ việc vi rút bại liệt hoang dại đã được loại trừ, cần sử dụng
vắc xin an toàn hơn để không còn virut Sabin lưu hành ngoài môi trường,
người ta đã sử dụng vắc xin Bại liệt bất hoạt. Những nghiên cứu đầu tiên
người ta nhận thấy, sử dụng chủ
ng virut Bại liệt hoang dại (chủng độc lực)
để sản xuất vắc xin bất hoạt thì hiệu ứng bảo vệ tương tự như khi dùng OPV
(chủng giảm độc lực của Sabin). Song việc sử dụng chủng độc lực vô cùng
nguy hiểm đối với nhiều nước, trong khi điều kiện sản xuất chưa bảo đảm,
dễ dàng đưa virut Polio hoang dại ra ngoài cộng đồng qua nướ
c thải. Khả
năng gây dịch bệnh là có thể. Xuất phát từ tình hình trên, một số nước đã
nghiên cứu và sử dụng chủng giảm độc lực của Sabin để sản xuất IPV. Nhật
Bản là một trong những nước trên đã áp dụng phương pháp này.
Kết quả nghiên cứu của Nhật Bản
Vắc xin của Nhật Bản sử dụng tế bào Vero nuôi theo hệ thống động
trong bình l
ớn có những hạt rất nhỏ mang tế bào (microcarrier system-
celligen plus). Chủng 3 typ của Sabin được gây nhiễm trên tế bào Vero nuôi
cấy trong hệ thống này đều cho kết quả cao (tính theo lg10):
Typ I: 10 CCID
50
/ml
Typ II: 9,2 CCID
50
/ml
Typ III: 9,4 CCID
50
/ml

- Sự cô đặc virut bằng siêu lọc còn lại 60 - 80%.
- Sự cô đặc virut bằng siêu ly tâm còn lại 50-75%.
- Kháng nguyên D thu được trước và sau khi bất hoạt là 70-80%.
- Tổng số thu được từ virut ban đầu đến khi bất hoạt xong khoảng 30-
50%. Trong một liều 0,5 ml kháng nguyên D có:
Typ I: 3 đơn vị
Typ II và III: 100 đơn vị

14
- Sau quá trình tinh chế (làm sạch), các thông số thu được tương tự như tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới đòi hỏi.
- Tính ổn định của vắc xin IPV sản xuất từ chủng Sabin: được nghiên
cứu ở các nhiệt độ -20
o
C, 4
o
C, và 36
o
C.
+ Ở 4
o
C ổn định, không giảm hiệu giá sau 2 năm.
+ Ở 36
o
C hiệu giá giảm từ từ, nhưng không quá 12 tháng.
+ Giữ ở - 20
0
C, không thích hợp với S-IPV và không bền ở 37
0
C.

Một nghiên cứu khác về kháng thể trung hoà được tạo ra ở những trẻ
sử dụng vắc xin bại liệt theo 2 phác đồ khác nhau:
+ Sử dụng 2 liều S-IPV
+ Sử dụng 2 liều S-IPV + 1 liều OPV
cho thấy đều có đáp ứng miễn dịch cao ở những người biểu hiện quá
mẫn (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2: Kháng thể trung hòa được tạo ra ở những trẻ em tình nguyện
có phản ứng huyết thanh âm tính
được tiêm phòng
Hiệu giá kháng thể trung bình chủng Sabin (log2)
Vắc xin
Typ I Typ II Typ III
2 liều IPV
n = 39
11,1 ± 0,4
n = 31
8,2 ± 0,7
n = 42
8,9 ± 0,6
2 liều S-IPV và 1
liều OPV
n = 26
9,9 ± 0,4
n = 20
10,1 ± 0,7
n = 28
8,8 ± 0,9
Như vậy, vắc xin S- IPV dùng cho trẻ em đã có đáp ứng miễn dịch
chống lại bệnh Bại liệt là ứng cử viên đầy triển vọng cho kế hoạch toàn cầu
của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm ngăn chặn vi rút hoang dại và độc lực liên

quan đến vắc xin.
1.6. Tình hình sử dụng IPV và OPV ở Mỹ và các nước khác
- Vắc xin bại liệt bất hoạt hiện nay đượ
c khuyến cáo sử dụng ở Mỹ.
- Cho đến những năm gần đây, Mỹ vẫn dùng OPV vì nó dễ cung cấp, giá
không đắt và bảo vệ người trong cộng đồng hiệu quả hơn IPV. OPV là vắc xin

15
dạng nước dùng cho trẻ em qua đường uống, chứa virut sống giảm độc nhưng
cũng có một số rất nhỏ có thể đột biến và gây nên liệt cho trẻ em sau khi dùng vắc
xin. Cứ khoảng 3 triệu trẻ em được uống vắc xin có thể có 1 trẻ bị liệt.
- Ở Mỹ, OPV được dùng với qui mô lớn và thấy hiệu quả hơn IPV, khi
virut bại liệt hoang dại vẫn có mặt. Hiện nay, virut b
ại liệt hoang dại đã được
thanh toán khỏi miền Bắc và miền Nam nước Mỹ, IPV được khuyến cáo để thay
cho OPV bởi vì IPV chứa virut chết, nó không thể đột biến và gây nên tai biến
liệt. Vì vậy, sẽ không có rủi ro liên quan đến tiêm vắc xin IPV.
- Mặc dù virut bại liệt hoang dại được thanh toán ở Mỹ đã trên 20 năm,
nhưng các quốc gia ở Tây bán cầu và một số nơi khác trên thế giới bệnh vẫn
còn rấ
t phổ biến. Các vụ dịch bại liệt vẫn còn xuất hiện ở châu Á, châu Phi. Vì
vậy nước Mỹ vẫn tiếp tục dùng vắc xin.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mục tiêu đặt ra là hướng tới thanh toán bệnh
Bại liệt trên toàn thế giới vào năm 2005. Nếu mục tiêu đó đạt được và có thể
khẳng định rằng bại liệt đã được thanh toán, thì vắc xin bại liệt s
ẽ không cần thiết
phải sử dụng lâu dài nữa (giống như vắc xin phòng bệnh đậu mùa), nhưng cho
đến nay bệnh bại liệt do virut hoang dại đang còn lưu hành ở một số nước như Ấn
Độ, Pakistan, vùng Caribe và châu Phi. Gần đây nhất đã có tới hơn 300 ca mắc bại
liệt ở Indonesia, do vậy việc dùng vắc xin uống vẫn cần thiết. Tuy nhiên, ở một số

nước, nế
u đã thanh toán bại liệt qua nhiều năm thì nên dùng vắc xin bại liệt bất
hoạt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
1.7. Sản xuất vắc xin bại liệt bất hoạt tại Việt Nam
1.7.1. Chủng sản xuất
Chủng virut Sabin gồm 3 týp do Viện Bại liệt Nhật Bản cung cấp (týp
1, 2, 3). Cả 3 týp này đều có nguồn gốc từ chủng Sabin (SO) và được cấy
truyền từ 2
đến 3 lần.
- Chủng bại liệt typ 1 : WHO- IS-90C
- Chủng bại liệt typ 2 : IIS - 90A
- Chủng bại liệt typ 3 : IIIS-79A

16
1.7.2. Tế bào
Sử dụng hai loại tế bào
- Tế bào thận khỉ Macaca mulatta tiên phát 1 lớp hoặc tế bào thận bào
thai khỉ.
- Tế bào thường trực vero: Do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và dự
phòng (CDC) Atlanta, Mỹ cung cấp từ đời thứ 135.
Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất và kiểm định
vắc xin bại liệt bất hoạt từ chủng Sabin
Tế bào thận khỉ tiên phát và thứ phát
(Giống khỉ Maccaca Mullata)
Tế bào thường trực

Khỉ được
cách ly
Kiểm tra M. tuberculosis,
kháng thể SV40, SIV,

Foamy, kháng thể bại liệt
3 typ
Tách tế bào
thận khỉ tiên
phát






Nuôi trên chai
thuỷ tinh
- Quan sát tế bào đối
chứng
- Hấp phụ hồng cầu
Mẫu nước nổi được kiểm
tra:
- Vô trùng
- Phát hiện trực khuẩn
Lao
- Tác nhân ngoại lai trên
4 loại tế bào: Hep
2
C,
Vero, thận khỉ cùng loài,
thận thỏ sơ sinh
Tế bào vero (ATCC)
Vero đời cấy truyền thứ 124: 1 ampul


Vero đến đời thứ 129
(Ngân hàng tế bào giống - Master cell bank)

Vero đến đời thứ 134
(ngân hàng tế bào dùng sản xuất - MWCB)
Từ đây lấy để dùng SX

Vero 140 + 1 passage dùng sản xuất

Nuôi trên chai thuỷ tinh
(hoặc trên microcarrier)

Gây nhiễm


Mẻ gặt đơn Kiểm tra vô trùng

Kiểm tra hiệu giá (phương pháp vi lượng)
Thử nghiệm nhận dạng

17
Hộn vắc xin Kiểm tra vô trùng

Kiểm tra hiệu giá (phương pháp vi lượng)
Thử nghiệm nhận dạng
Kiểm tra an toàn đặc hiệu trên 4 loại động vật nhỏ:
+ Chuột ổ (< 24 giờ tuổi)
+ Chuột nhắt trưởng thành
+ Chuột lang
+ Thỏ

Cô đặc vắc xin Kiểm tra vô trùng
bằng hệ thống siêu lọc Kiểm tra hiệu giá (phương pháp vi lượng)
(Ultra filtration) Thử nghiệm nhận dạng
Cô đặc virut vắc xin bằng Kiểm tra hiệu giá của virut
siêu ly tâm
(Ultra centrifugation)
36.000vòng/phút/4giờ
Tinh khiết Kiểm tra tính tinh khiết của virut
(cột DEAE Sepharose CL-6B)(Bằng điện di hoặc kính hiển vi điện tử)
Bất hoạt Kiểm tra độ bất hoạt
(Formalin tỷ lệ 1:4000) Kiểm tra virut bại liệt sống tồn dư
37
0
C/12 ngày
Vắc xin đơn giá Kiểm tra vô trùng
sau bất hoạt Định lượng D-antigen
Thử nghiệm nhận dạng
Sản phẩm vắc xin cuối cùng Kiểm tra vô trùng
(pha vắc xin tam liên Định lượng D-antigen
và đóng ống) Kiểm tra chất gây sốt
Kiểm tra lượng Formaldehyde tồn dư
Đo pH
Kiểm tra độc tố trên chuột nhắt
Kiểm tra tính gây miễn dịch trên khỉ
Kiểm tra Protein toàn phần


18
1.8. Chiến lược sử dụng vắc xin IPV trên thế giới - liều dùng khuyến cáo
- Trẻ em dùng 4 liều IPV ở các lứa tuổi:

+ Liều 1 ở trẻ 2 tháng tuổi
+ Liều 2 ở trẻ 4 tháng tuổi
+ Liều 3 ở trẻ 6 đến 18 tháng tuổi
+ Liều 4 (tăng cường) ở trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
- Người lớn:
+ Hầu như không dùng vì đã được dùng từ nhỏ.
+ Những ng
ười ở nhóm có nguy cơ cao và nếu cần phải tiêm phòng vắc
xin bại liệt:
1. Những người đi du lịch trên thế giới vào những khu vực còn có virut Bại
liệt hoang dại.
2. Những người làm việc trong phòng thí nghiệm mà phải tiếp xúc với
Poliovirus.
3. Những người chăm sóc y tế có liên quan đến bệnh nhân bị Bại liệt.
Những người trong 3 nhóm này nếu chưa bao giờ tiêm phòng vắc xin
thì nên tiêm 3 liều IPV vào các khoả
ng thời gian:
+ Liều 1 ở bất kỳ thời gian nào
+ Liều 2 từ 1 đến 2 tháng sau liều 1
+ Liều 3 từ 6 đến 12 tháng sau liều 2
Những người trong 3 nhóm này đã được tiêm 1 hoặc 2 liều rồi thì nên
tiêm 1 đến 2 liều nữa thì sẽ được bảo vệ an toàn. Nếu những người trong 3
nhóm này đã dùng 3 hoặc hơn 3 liều vắc xin IPV hoặc OPV trước đó, thì có
thể tiêm 1 liều tăng cường IPV.
Những người không nên tiêm IPV:
- Nhữ
ng người bị dị ứng với các kháng sinh như Neomycin,
Steptomycin, Polymycin B.
- Đã bị phản ứng trầm trọng với IPV.
Những người chờ đợi:


19
- Bất kỳ ai đã bị ốm nặng trong lịch trình tiêm phải chờ khỏi mới tiêm
IPV. Tuy vậy, nếu cảm lạnh thì vẫn có thể tiêm được.
Những rủi ro khi dùng IPV:
- Sưng tại chỗ tiêm, ngoài ra hiện nay chưa phát hiện có vấn đề gì
khác khi tiêm IPV
Dùng IPV
- An toàn cho bệnh nhân bị HIV (suy giảm miễn dịch) và mang thai.
Không dùng OPV cho những bệnh nhân trên.
Những khuyến nghị sử dụng vắc xin Bại liệt hiện nay (WHO- 2002
và CDC Atlanta - Mỹ
)
Có 3 cách sử dụng vắc xin (dùng 4 liều theo thời gian ghi trên)
Cách 1: 2 liều tiêm IPV và 2 liều tiếp theo là OPV (Liều 1,2: IPV; liều
3,4: OPV)
Cách 2: Dùng hoàn toàn IPV (4 liều đều tiêm IPV).
Cách 3: Dùng hoàn toàn OPV (4 liều đều dùng OPV).
* Các nước đã sử dụng vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV): Mỹ, Ireland,
Đức, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản.
* Giá vắc xin IPV
- Do xu hướng trên thế giới sử dụng vắc xin hỗn hợp vắc xin bại liệt bất
hoạt v
ới các vắc xin khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván, nên không có đơn giá
của vắc xin bại liệt bất hoạt.
- Vắc xin bại liệt bất hoạt được Sanofi Pasteur chào với giá một liều
vắc xin bán thành phẩm là khoảng 3 USD. Tại Việt Nam, 1 liều vắc xin bại
liệt bất hoạt giá (đại lý): 54.500đ/liều; Giá đến người sử dụng: 70.000đ/liều
(2005). CDC cho rằng vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV)
đắt gấp 5 lần vắc xin

bại liệt sống (OPV).
Ở Việt Nam, giá nhập cho người sử dụng của vắc xin IPV gấp 90 lần
giá vắc xin OPV (2005).

20
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm
- Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế.
- Xã Vân Du và Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 9/2006 - 11/2007
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Cỡ mẫu
- Cho thử nghiệm giai đoạn 1: 20 người lớn khỏe mạnh.
- Cho thử
nghiệm giai đoạn 2: 200 trẻ từ 2-7 tuổi, chia làm 2 nhóm ngẫu
nhiên, một nhóm tiêm vắc xin nghiên cứu IPV, một nhóm tiêm vắc xin
đối chứng Imovax.
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
Cho thử nghiệm giai đoạn 1:
- Người trưởng thành từ 23-53 tuổi, khỏe mạnh, không mắc các bệnh
suy giảm miễn dịch, không có tiền sử dị ứng, không mắc các bệnh cấp
tính, không sốt.
- Tình nguyện tham gia vào nghiên cứu (thể
hiện qua việc ký đơn tình
nguyện).
- Đối tượng được khám sức khỏe trước khi tham gia vào nghiên cứu và

phải đạt các tiêu chuẩn về lựa chọn đối tượng.
Cho thử nghiệm giai đoạn 2:
- Trẻ em từ 2-7 tuổi, khỏe mạnh, không mắc những bệnh gây suy giảm
miễn dịch, không bị suy dinh dưỡng, không bị dị tật bẩm sinh, không
mắc những bệnh cấp tính.

21
- Trẻ có bố hoặc mẹ, hoặc người bảo trợ của trẻ đồng ý cho trẻ tham gia
vào nhóm nghiên cứu.
- Trẻ được khám sức khỏe trước khi tham gia vào nghiên cứu và phải
đạt các tiêu chuẩn về lựa chọn đối tượng.
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ (chung cho cả 2 giai đoạn)
- Đang tham gia vào một nghiên cứu về thuốc hoặc vắc xin khác,
- Sử dụng thuốc gi
ảm miễn dịch trong vòng 6 tháng trước khi bắt đầu
tiêm vắc xin,
- Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch,
- Sử dụng một vắc xin khác trong vòng 30 ngày trước khi bắt đầu tiêm
vắc xin nghiên cứu,
- Có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin,
- Đang bị bệnh cấp tính,
- Sử dụng globulin miễn dịch hoặc các chế phẩm củ
a máu trong vòng 3
tháng trước khi tiêm vắc xin.
- Có xét nghiệm HIV dương tính.
2.3. Vắc xin nghiên cứu
2.3.1. Vắc xin sử dụng cho nhóm nghiên cứu
Là vắc xin IPV do Trung tâm Nghiên cứu Vắc xin và Sinh phẩm Y tế sản
xuất.
Số lô: 0105

Dạng đóng gói: 2,5 ml/lọ
Liều dùng: 0,5 ml
Hạn sử dụng: 06/2008
Giấy chứng nhận chất lượng số: 0806-KQKĐ/ĐTNC cấp ngày 04
tháng 10 năm 2006.
2.3.2. Vắc xin sử dụng cho nhóm chứng
Là vắc xin bại liệt b
ất hoạt IMOVAC POLIO do Aventis Pasteur của Pháp
sản xuất.

22
Số lô: Z0036
Dạng đóng gói: 0,5 ml/lọ
Liều dùng: 0,5 ml
Hạn sử dụng: 12/2007
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Giai đoạn 1: Thử nghiệm tính an toàn: trên 20 người lớn khoẻ mạnh.
Sau khi tiến hành có kết quả, báo cáo tổng kết giai đoạn 1. Nếu đạt yêu
cầu mới chuyển sang giai đoạn 2 (Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 đã
được báo cáo cho Hội đồng Khoa h
ọc của Bộ Y tế ngày 12/06/2007).
- Giai đoạn 2: Đánh giá tính an toàn và hiệu lực. Thử nghiệm trên 200
trẻ, chia 2 nhóm: 100 trẻ từ 2 đến 7 tuổi bằng vắc xin thử nghiệm và
100 trẻ trong lứa tuổi đó bằng vắc xin đối chứng IMOVAC - POLIO
Aventis Pasteur (Pháp).
2.4.1.1. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1
Áp dụng thiết kế nghiên cứu mở, ngẫu nhiên, không có nhóm chứng. Giai
đoạn 1 tiến hành tiêm 3 mũi vắc xin, cách nhau một tháng và sau mỗi lầ
n

tiêm phải theo dõi sự kiện bất lợi sau tiêm trong thời gian 1 tháng. Thu thập
số liệu dựa trên phiếu theo dõi sự kiện bất lợi sau tiêm. Kết quả nghiên cứu
giai đoạn 1 được đưa ra thẩm định và đánh giá trước Hội đồng Khoa học Bộ
Y tế. Sau khi kết quả giai đoạn 1 đạt yêu cầu mới tiếp tục tiến hành thử
nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.
Phác đồ tiêm vắc xin giai
đoạn 1:

Khám
SK
Mũi 1 Theo dõi
30 ngày
Mũi 2 Theo dõi
30 ngày
Mũi 3 Theo dõi
30 ngày

2.4.1.2. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2
Áp dụng thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng, 1 lần mù: vắc xin
dùng để thử lâm sàng là vắc xin bại liệt bất hoạt do Polyvac sản xuất, vắc xin

23
dùng cho nhóm chứng là vắc xin bại liệt bất hoạt của Pháp - IMOVAC
POLIO, do Aventis Pasteur sản xuất.
Giai đoạn 2 cũng tiến hành tiêm 3 mũi vắc xin, cách nhau một tháng và sau
mỗi lần tiêm phải theo dõi sự kiện bất lợi sau tiêm trong thời gian 1 tháng.
Thu thập số liệu dựa trên phiếu theo dõi sự kiện bất lợi sau tiêm. Các đối
tượng được lấy máu xét nghiệm kháng thể bại liệt trước khi tiêm mũi 1 và
sau khi tiêm mũi 3 là 1 tháng
Phác đồ tiêm vắ

c xin giai đoạn 2:

Khám SK và
lấy máu lần 1
Mũi 1 Theo dõi
30 ngày
Mũi 2 Theo dõi
30 ngày
Mũi 3 Theo dõi
30 ngày
Lấy máu
lần 2

- Kỹ thuật xét nghiệm: Xác định hiệu giá kháng thể bằng phương pháp trung
hoà vi lượng để đánh giá đáp ứng miễn dịch của 2 vắc xin tiêm. Kỹ thuật
này được thực hiện tại Phòng xét nghiệm Virút đường ruột, Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương. Chi tiết kỹ thuật ghi trong "Phụ lục 2".
- Thu thập số liệu: Sử dụng phiếu theo dõi sự kiện bất lợ
i.
- Đánh giá kết quả: Thống kê kết quả xét nghiệm hiệu giá kháng thể
trung hoà của từng đối tượng nghiên cứu.
- Báo cáo: Người viết báo cáo cuối cùng được mở mã để biết kết quả
từng loại vắc xin và từng nhóm nghiên cứu.
2.4.2. Tổ chức thực hiện
2.4.2.1. Công tác chuẩn bị
a) Tuyển chọn đối tượng:
- Lập danh sách các trẻ từ 2-7 tuổi, cả 2 giớ
i.
- Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung nghiên cứu,
quyền lợi, trách nhiệm của đối tượng tham gia nghiên cứu cho các gia

đình có trẻ ở lứa tuổi 2-7 nằm trong danh sách lựa chọn.
- Tổ chức cho bố mẹ hoặc người bảo trợ của trẻ ký phiếu tình nguyện về
việc đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu sau khi đã đọc kỹ thông tin về

24
vắc xin, bản mô tả quyền lợi và nghĩa vụ của người nghiên cứu, mỗi
đối tượng được gắn với một mã số duy nhất và không trùng lặp.
- Đối tượng được tổ chức khám sức khỏe trước khi tiêm vắc xin 4 ngày,
và chỉ những đối tượng đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào danh sách
nghiên cứu. Tổng số có 207 đối tượng đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên
cứ
u.
- Lập danh sách của 207 đối tượng này, xếp thứ tự theo vần họ tên của
trẻ, sau đó dùng tính năng lựa chọn ngẫu nhiên trong phần mềm
EXCEL để phân bổ ngẫu nhiên các đối tượng trên vào 2 nhóm nghiên
cứu và đối chứng với kết quả có 103 đối tượng được phân vào nhóm
nghiên cứu và 104 đối tượng vào nhóm đối chứng.
b) Lựa chọn cán bộ y tế thực hiện tiêm phòng vắc xin:
- Là cán bộ
y tế khoẻ mạnh, có tay nghề tiêm chủng thành thạo, không bị
các bệnh nhiễm trùng ngoài da. Có khả năng chẩn đoán và xử lý sơ bộ
khi có sự cố (ví dụ: chẩn đoán và xử lý sốc theo đúng phác đồ điều trị
của Bộ Y tế).
- Đã được tập huấn về công tác chuẩn bị, tiêm vắc xin và theo dõi sau
tiêm trước khi tiến hành thử nghiệm.
- Tuân thủ các quy định kỹ
thuật: Bảo quản vắc xin đúng quy định; Kiểm
tra sơ bộ lọ vắc xin trước khi tiêm về nhãn mác, màu sắc, ; Thực hiện
quy trình vô trùng đúng kỹ thuật; Tiêm đúng liều, đúng đường tiêm và
tuân thủ thực hành an toàn trong tiêm chủng (vệ sinh tay, quần áo bảo

hộ, dùng bơm tiêm vô khuẩn 1 lần v.v ).
d) Địa điểm tổ chức tiêm:
- Đủ rộng, thoáng, đủ ánh sáng, đảm bảo vệ sinh,
- Có đủ trang thi
ết bị và đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc tiêm phòng
và sơ cứu ban đầu. Bao gồm:
+ Có đầy đủ bơm tiêm vô trùng theo số lượng người tiêm.
+ Có hộp chống sốc và phác đồ điều trị với đầy đủ cơ số thuốc như qui định.

×