Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  




NGUYỄN VĂN NGHIÊM



ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA GIÁO VIÊN CÁC MÔN TỰ NHIÊN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)





LUẬN VĂN THẠC SĨ










Hà Nội – Năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  



NGUYỄN VĂN NGHIÊM



ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA GIÁO VIÊN CÁC MÔN TỰ NHIÊN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)


Ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương







Hà Nội – Năm 2013

- iii -

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC PHỤ LỤC x
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 4
4.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu 4
5. Câu hỏi nghiên cứu 4
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
6.1. Khách thể nghiên cứu: 4
6.2. Đối tượng nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu 5
7.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu 5
7. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6

7. 3. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu 6
8. Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước 8

- iv -

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan ở ngoài nước 10
1.2. Sơ lược chính sách và tình hình ứng dụng CNTT trong giáo dục 13
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động dạy học 15
1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của hoạt động dạy học 15
1.3.2. Hoạt động dạy và hoạt động học 20
1.4. Chuẩn năng lực CNTT cho giáo viên 22
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài 24
1.6. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 26
1.6.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 26
1.6.2. Mức độ ứng dụng CNTT 27
1.6.3. Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu 27
Kết luận Chương 1 29
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu 31
2.2. Mẫu nghiên cứu 32
2.2. Quy trình nghiên cứu 34
2.3. Xây dựng công cụ đo lường 36
2.3.1. Xác định các chỉ báo 36
2.3.2. Xây dựng bảng hỏi 42
2. 4. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường 44
Kết luận chương 2 48
Chương 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 49

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 49
3.2. Đánh giá thang đo 50
3.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 50
3.2.1.1. Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học” 50

- v -

3.2.1.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong
HĐDH 51
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 53
3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo 60
3.2.3. Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu 64
3.3. Kết quả khảo sát mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên
THPT tỉnh Bình Phước 65
3.3.1. Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước
65
3.3.2. Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản 72
3.3.3. Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp 73
3.3.4. Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH
73
3.3.5. Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân 74
3.3.6. Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng 75
3.3.7. Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường 75
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH
của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước” 77
Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Khuyến nghị: 87
3. Những điểm còn hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo 89

Tài liệu tham khảo 90
Phụ lục 93


- 1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vai trò và tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT
trong dạy học đã được chứng minh bởi rất nhiều công trình nghiên
cứu cũng như thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua,
nó cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy và học là cần thiết và là
xu thế tất yếu của giáo dục.
Hiện tại tỉnh Bình Phước có 22 trường THPT, 1904 giáo viên
trong đó có 614 giáo viên dạy các môn tự nhiên. Những năm học gần
đây ngành giáo dục Bình Phước cũng đã tích cực triển khai thực hiện
nhiệm vụ CNTT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Gần đây nhất,
“Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Phước…” xác định đến năm
2020 “e-learning được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh”. Tuy
nhiên việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên ở
mức độ nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ ấy và làm thế
nào để nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo
viên THPT đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động
dạy học của giáo viên THPT đồng thời xác định mối tương quan giữa
các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT của giáo
viên các môn tự nhiên bậc THPT. Từ đó đề xuất một số gợi ý nhằm
nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo
viên THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học trong xây dựng chính
sách nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH. Đồng thời có
- 2-

thể dùng bộ công cụ để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong
HĐDH của giáo viên.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên các
môn tự nhiên bậc THPT.
4.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu
Giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh thuộc các trường
THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
5. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT ứng dụng CNTT trong
hoạt động dạy học ở mức độ nào?
(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT
trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc
THPT?
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể: Giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, thuộc
các trường THPT trên địa bàn tình Bình Phước.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
- Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo
viên THPT.
- Tác động của các yếu tố được chọn đến mức độ ứng dụng
CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên THPT.
- 3-


7. Phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được tiến hành trong khảo cứu tài liệu và
nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu định lượng được tiến hành với bảng
hỏi trong nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu chính thức.
8. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần. Phần Mở đầu: nêu tóm tắt nội
dung cơ bản của luận văn; Chương 1: cơ sở lý luận và tổng quan
nghiên cứu vấn đề; Chương 2: phương pháp nghiên cứu; Chương 3
trình bày kết quả khảo sát và phân tích số liệu; Kết luận và khuyến
nghị.

Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong phần này tác giả tiến hành khảo cứu và tóm tắt một số
bài báo khoa học, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài để có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu. Đồng
thời qua đó khẳng định tính đúng đắn của hướng nghiên cứu và thừa
kế những kết quả phù hợp cho đề tài luận văn.
1.2. Sơ lược chính sách và tình hình ứng dụng CNTT trong giáo
dục
Qua phân tích chính sách từ các văn bản của trung ương, chính
phủ, tỉnh Bình Phước và của ngành giáo dục các cấp về ứng dụng
CNTT trong giáo dục và hạ tầng CNTT ngành giáo dục tỉnh Bình
Phước cho thấy các nhà hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo từ
trung ương đến địa phương đều đánh giá việc ứng dụng CNTT trong
- 4-

hoạt động dạy học có vai trò mang tính chiến lược trong quá trình cải

cách giáo dục. Ứng dụng CNTT trong HĐDH là xu thế tất yếu, là kỹ
năng cần thiết của giáo viên trong thời đại thông tin hiện nay.
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động dạy học
Trong phần này tác giả trình bày một số vấn đề cơ bản về hoạt
động dạy học theo quan điểm của giáo dục học. Trong giới hạn của
đề tài, tác giả chỉ đề cập đến hoạt động dạy học với nghĩa là dạy học
trong nhà trường - một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể chứ
không hàm ý nói đến dạy học nói chung (dạy học trong cuộc sống).
Như vậy, nghiên cứu này tiếp cận khái niệm “hoạt động dạy
học” là việc chuẩn bị phương tiện dạy học, lựa chọn phương pháp
dạy học, xác định mục tiêu dạy học và nội dung dạy học, đến việc
thực hiện hoạt động dạy của người giáo viên. Hoạt động dạy học
được xem xét cả trước, trong và sau khi lên lớp. Trước khi lên lớp là
công tác chuẩn bị như tìm kiếm tài liệu, soạn giáo án, làm mô hình
dạy học ; trong khi lên lớp là hoạt động dạy học trên lớp; và sau khi
lên lớp là các hoạt động hỗ trợ học tập như việc tư vấn, giải đáp thắc
mắc, tổ chức các hoạt động nghiên cứu cho học sinh.
1.4. Chuẩn năng lực CNTT cho giáo viên
Khung Chuẩn năng lực ICT cho giáo viên của UNESCO
(UNESCO ICT Competency Framework for Teachers) chỉ ra những
yêu cầu cần thiết về năng lực CNTT của giáo viên để giúp học sinh
không chỉ nắm vững những kiến thức học được từ chương trình mà
còn có thể biết cách kiến tạo ra những kiến thức mới. ICT-CFT được
sắp xếp theo ba cấp độ khác nhau trong giảng dạy tương ứng với ba
giai đoạn kế tiếp của sự phát triển của giáo viên. Với mỗi cấp độ,
ICT-CFT được phân chia thành sáu khía cạnh.
- 5-

Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng Khung ICT-CFT như
một căn cứ khoa học nhằm xác định các chỉ báo về năng lực ứng

dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên đồng thời cũng là một trong
những căn cứ quan trọng để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu
cho đề tài.
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài
Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, dựa vào Khung
chuẩn năng lực ICT-CFT, và tham khảo các ý kiến chuyên gia, trong
phạm vi của đề tài này, tác giả xác định như sau:

Hình 1. Mô hình khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
1.6. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.6.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học
Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là việc sử dụng các
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để
khai thác, sản xuất và trao đổi thông tin số, phục vụ hiệu quả cho
hoạt động dạy học của giáo viên.
Mức độ ứng dụng
CNTT trong hoạt
động dạy học của
giáo viên
Điều kiện tiếp
cận CNTT
Kỹ năng SD
máy tính
Đặc điểm cá
nhân của GV
Sự hỗ trợ của
BGH và đồng
nghiệp
- 6-


1.6.2. Mức độ ứng dụng CNTT
Mức độ được xác định theo 5 mức theo chiều hướng tăng dần
về tần số ứnng dụng CNTT trong HĐDH là: (1) chưa bao giờ, (2) 1
đến 2 lần/học kỳ, (3) hằng tháng, (4) hằng tuần, và (5) hằng ngày.
1.6.3. Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH
của giáo viên THPT gồm: (1) điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin,
(2) kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên, (3) đặc điểm cá nhân của
giáo viên, và (4) sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp.
1.6.3.1. Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin
Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin được hiểu là cơ hội để
tiếp cận, sử dụng các thiết bị CNTT (“tiếp cận” không mang nghĩa về
mặt năng lực, kỹ năng). Điều kiện tiếp cận được đánh giá theo 5
mức: (1)chưa có, (2)rất khó tiếp cận, (3)khó tiếp cận, (4)dễ tiếp cận,
(5)rất dễ tiếp cận.
1.6.3.2. Kỹ năng sử dụng máy tính
Kỹ năng sử dụng máy tính được hiểu là khả năng sử dụng máy
tính và phần mềm máy tính trong xử lý công việc liên quan đến
HĐDH. Kỹ năng cũng được chia thành 5 mức độ để đánh giá đó là
(1) chưa biết, (2) biết ít, (3) chưa thành thạo, (4) thành thạo, và (5) rất
thành thạo.
1.6.3.3. Đặc điểm cá nhân của giáo viên
Đặc điểm cá nhân trong nghiên cứu bao gồm thái độ của giáo
viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, các đặc điểm dân số
học, đặc điểm về chuyên môn và thâm niên công tác
Nghiên cứu này tiếp cận thái độ với nghĩa là “quan điểm, cách
nhìn nhận, ứng xử của cá nhân đối với việc ứng dụng CNTT trong
- 7-

hoạt động giảng dạy”. Thái độ cũng được đánh giá theo 5 mức: (1)

rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) phân vân, (4) đồng ý, và (5)
rất đồng ý.
1.6.3.4. Sự hỗ trợ của ban giám hiệu và đồng nghiệp
“sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp” được hiểu là sự hỗ trợ
việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học bao gồm sự hỗ trợ của
ban giám hiệu và sự hỗ trợ, giúp đỡ của đồng nghiệp. Đánh giá yếu tố
này theo thang đo 5 mức: (1) Chưa có, (2) hiếm khi, (3) chưa thường
xuyên, (4) thường xuyên, và (5) rất thường xuyên.

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu
Bình Phước được tái lập theo quyết định của Quốc hội khóa
IX, kỳ họp thứ 10 (6-11-1996) và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 1 tháng 1 năm 1997. Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ
tướng Chính phủ, ngày 11 tháng 8 năm 2009, hiện nay tỉnh Bình
Phước có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 3 thị xã và 07 huyện.
Về giáo dục, năm học 2011 - 2012 toàn tỉnh có 429 trường học
và 6.558 lớp. Toàn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện,
thị xã công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, 100% số xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học
và THCS, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%. Năm học 2012 đến
2013 toàn tỉnh có 447 trường và 7.823 lớp, 217.476 học sinh. Cán bộ,
giáo viên, nhân viên công tác tại các trường trên toàn tỉnh đạt 15.304
cán bộ.
- 8-

2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống và phân tầng không theo tỷ lệ. Với tổng thể là 614

giáo viên, sai số mẫu là 5% và độ tin cậy là 95% thì cỡ mẫu là 237
giáo viên. Cộng thêm khoảng 10% dự phòng ta có cỡ mẫu điều tra là
khoảng 260 giáo viên.

2.3. Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết
Mô hình lý thuyết
Các chỉ báo thang đo
Bảng hỏi thô
Nghiên cứu sơ bộ:
Phát bảng hỏi thăm dò, phỏng
vấn
Điều chỉnhBảng hỏi thử nghiệm
Điều tra thử nghiệm
Bảng hỏi chính thức
Nghiên cứu chính thức
Kiểm định thang đó
Cronbach’s Alpha & EFA
Phù hợp
Chưa phù hợp
Điều chỉnh mô hình
Kiểm định mô hình
Phân tích hồ quy
Kết luận
Hình 2. 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
- 9-

Nghiên cứu được tiến hành theo bốn bước: (1) khảo cứu tài
liệu nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu vấn đề,

(2) nghiên cứu sơ bộ bằng định tính, (3) nghiên cứu thử nghiệm bằng
định lượng và (4) nghiên cứu chính thức bằng định lượng (Hình 2.1)
2.4. Xây dựng công cụ đo lường
2.4.1. Xác định các chỉ báo
Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thập theo các yếu tố được xác
định như khung lý thuyết (Hình 1). Qua nghiên cứu tổng quan và cơ
sở lý luận được trình bày trong Chương 2, tác giả đã xác định được
72 chỉ báo (Phụ lục 1).Bằng khảo sát thăm dò và phỏng vấn sâu 15
giáo viên và xin ý kiến chuyên gia, 30 chỉ báo đã được loại bỏ, giữ lại
42 chỉ báo để xây dựng công cụ đo lường (Phụ lục 2).
2.4.2. Xây dựng bảng hỏi
Trên cơ sở các chỉ báo và phân tích, thiết kế thang đo, tác giả
xây dựng Phiếu khảo sát Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động
dạy học của giáo viên (Phụ lục 2).
2. 5. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường
2.5.1. Khảo sát thử nghiệm
Sử dụng bảng hỏi tiến hành khảo sát thử nghiệm trên mẫu thử
với 60 giáo viên thuộc 2 nhóm đối tượng (thị xã và không thuộc thị
xã theo tỷ lệ 1:1).
2.5.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi
Tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin vậy
Cronbach’s alpha (Bảng 2.5). Thấp nhất là α = 0.840, cao nhất là α =
0.890; chỉ số Cranbach’s Alpha của tất cả 36 item = 0.941, đây là chỉ
số cao cho thấy bộ câu hỏi có độ tin cậy cao.
- 10-

Bảng 2.5. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng kết
STT
Tên nhân tố
Số lượng

biến
Cronbach’s
Alpha
1
Mức độ ứng dụng CNTT trong
HĐDH
09
0.855
2
Kỹ năng sử dụng máy tính
11
0.890
3
Điều kiện tiếp cận CNTT
11
0.840
4
Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp
06
0.850
5
Nhận định cá nhân
05
0.840

Chương 3
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Số bảng hỏi phát ra là 290, số bảng hỏi thu về là 277, trong đó
có 19 phiếu phải loại bỏ vì người trả lời bỏ trống nhiều hoặc phương

án chọn trả lời tự mâu thuẫn. Số bảng hỏi dùng để xử lý là 258 (thỏa
mãn điều kiện kích thước mẫu cần thiết là 237).
3.2. Đánh giá thang đo
3.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
3.2.1.1. Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy
học”
Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học”
gồm 09 biến. Hệ số Cronbach’s alpha = 0.822. Hệ số tương quan biến
tổng của biến md1 = 0.298, các biến còn lại có hệ số trong khoảng từ
0.427 đến 0.648.
- 11-

3.2.1.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng
CNTT trong HĐDH
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT
trong HĐDH gồm 33 biến, gồm: 11 biến đo kỹ năng, 11 biến đo điều
kiện tiếp cận, 6 biến đo sự hỗ trợ, và 05 biến đo thái độ giáo viên.
Hệ số Cronbach’s alpha = 0.911. Có 02 biến có hệ số tương
quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 (tc3 = 0.288, ht3 = 0.128), 31 biến còn lại
có hệ số trong khoảng từ 0.356 đến 0.642.
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
a. Thang đo Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH
Thang đo Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH gồm 08 biến
quan sát. Chỉ số Cronbach’s Alpha = 0.829, hệ số tương quan biến
tổng (nhỏ nhất = 0.382).
Phân tích EFA tại mức giá trị Eigenvalue=1 với phép quay
Varimax cho kết quả trích xuất được 01 nhân tố, tuy nhiên biến md3
có trọng số nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn mức yêu cầu nên được
loại bỏ và tiến hành phân tích EFA lần hai. Kết quả EFA lần hai với
07 biến cho kết quả như sau:

Kiểm định KMO và Barlett cho giá trị Sig=.000, hệ số KMO =
0.847, chứng tỏ sử dụng phương pháp EFA là thích hợp. Phương sai
trích = 50.234%, chỉ số Factor loading của cả 07 biến đều đạt yêu cầu
(nhỏ nhất là 0.653).
Bảng 3. 5. Kết quả EFA khái niệm mức độ ứng dụng CNTT trong
HĐDH
Ma trân nhân tố

md6
md2
md5
md7
md9
md4
md8
Nhân tố
1
0.805
0.764
0.703
0.686
0.669
0.668
0.653
- 12-

b. Thang đo các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT
trong HĐDH
Tiến hành phân tích EFA lần thứ nhất với 31 biến đạt yêu cầu
(mục 3.2.1.2), các biến tc2, tc4 có chỉ số Factor loading nhỏ (< 0.5)

nên được loại bỏ. Phân tích EFA lần 2 thu được kết quả như sau:
Kiểm định KMO và Barlett’s cho giá trị Sig=.000, hệ số KMO
= 0.870, tổng phương sai trích đạt 65.349%, chứng tỏ sử dụng phân
tích EFA là phù hợp.
Kết quả phân tích EFA tại mức giá trị Eigenvalue=1 với
phương pháp xoay nhân tố với phép quay Varimax cho phép trích
được 06 nhân tố từ 29 biến quan sát (Bảng 3.7). Giá trị Cumulative =
65.349 cho biết 06 nhân tố này giải thích 65.349% biến thiên của dữ
liệu. Trọng số nhân tố các biến đều đạt yêu cầu (min = 0.508).

Bảng 3.7. Kết quả EFA các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng
CNTT trong HĐDH

Nhân tố
1
2
3
4
5
6
kn5
.815





kn3
.801






kn2
.797





kn4
.780





kn6
.746





kn7
.656






kn1
.646





kn8
.508





ht4

.853




ht5

.822





ht2

.706




ht6

.685




- 13-

ht1

.590




tc7

.557





td4


.808



td5


.804



td2


.775



td3


.773



td1



.666



tc10



.843


tc8



.756


tc9



.695


tc11




.534


kn11




.810

kn9




.717

kn10




.700

tc6






.733
tc5





.661
tc1





.532
Dựa vào những điểm giống nhau của biến nằm trong nhân tố
tác giả đặt tên cho những nhân tố và tên biến các nhân số như sau:
Nhân tố 1: “Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản”, biến nhân tố là X
1
.
Nhân tố 2: “Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp”, biến nhân tố là X
2
.
Nhân tố 3: “Thái độ của giáo viên”, biến nhân tố là X
3
.
Nhân tố 4: “Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân”, biến nhân tố là X
4
.
Nhân tố 5: “Kỹ năng Sử dụng phần mềm chuyên dụng”, biến nhân tố

là X
5
.
Nhân tố 6:
“Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường”, biến nhân tố là X
6
.
3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha các nhân tố đều đạt 
 và thông số của các biến Total correlation trong từng nhân tố đều
> 0.4 cho thấy các biến quan sát là các chỉ báo giải thích cho các
nhân tố.
- 14-

Bảng 3.15. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng kết
STT
Tên nhân tố
Tên
biến
Cronbach’s
Alpha
1
Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH
Y
0.829
2
Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản
X
2


0.897
3
Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp
X
3

0.823
4
Thái độ của giáo viên
X
4

0.858
5
Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân
X
5

0.745
6
Kỹ năng Sử dụng phần mềm chuyên
dụng
X
6

0.771
7
Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường
X
7


0.752

3.2.3. Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu
Theo kết quả phân tích EFA, từ 04 yếu tố tác động đến mức độ
ứng dụng CNTT trong HĐDH ban đầu được phân tích thành 06 nhân
tố mới. Như vậy mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau (Hình
3.2).
Kỹ năng sử dụng máy tính
cơ bản
Sự hỗ trợ của BGH và đồng
nghiệp
Thái độ của giáo viên
Kỹ năng sử dụng máy tính
nâng cao
Điều kiện tiếp cận thiết bị
dùng chung
Điều kiện tiếp cận thiết bị
cá nhân
Mức độ
ứng dụng
CNTT trong
HĐDH
Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu chính thức
3.3. Kết quả khảo sát mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của
giáo viên THPT tỉnh Bình Phước
Trong phần này, tác giả phân tích các khia cạnh liên quan
nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu 1: “Giáo viên các môn tự nhiên bậc
THPT ứng dụng CNTT trong HĐDH ở mức độ nào?”.
- 15-


3.3.1. Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình
Phước
Trung bình Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo
viên các môn tự nhiên bậc THPT tỉnh Bình Phước (gọi tắt là giáo
viên Bình Phước) ở mức độ thấp - “1 - 2 lần/học kỳ” (mean = 2.43).
Phần lớn giáo viên Bình Phước “chưa bao giờ” hoặc chỉ ứng dụng “1
- 2 lần/học kỳ” (63.56%). 23.72% giáo viên ứng dụng CNTT trong
HĐDH ở mức “hằng tuần” hoặc “hằng ngày” và 24.3% giáo viên
Bình Phước “chưa bao giờ” ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Bảng 3.16. Thống kê mô tả thực trạng Mức độ ứng dụng CNTT
trong HĐDH
Mức độ Ứng dụng CNTT

Trung
bình
Tứ vị phân 1
(25%)
Trung vị
Tứ vị phân 3
(75%)
Mức độ Ứng dụng CNTT
2.43
1.86
2.36
3.00
So sánh mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên công tác trên
địa bàn thị xã và không thuộc thị xã cho thấy có sự khác biệt (Sig=
0.000). Nhóm “Thuộc thị xã” có mức độ ứng dụng trung bình là

“hằng tháng” (mean = 2.779), nhóm “không thuộc thị xã” có mức độ
ứng dụng trung bình là “1 đến 2 lần/học kỳ” (mean = 2.069).
So sánh trung bình mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của
giáo viên Bình Phước ở khía cạnh chuyên môn (môn học) cho thấy
có sự khác biệt ở bốn môn học khác nhau (Sig = 0.000). Kết quả
phân tích sâu theo phương pháp Dunnett t-tests cho thấy giáo viên
môn Toán có mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH thấp hơn giáo
viên môn Sinh học; không có sự khác biệt giữa các môn Vật lý, Hóa
học và Sinh học (Bảng 3.23).
- 16-

Bảng 3.23. Phân tích Post Hoc… theo phương pháp Dunnett t-
tests
Mức độ Ứng dụng CNTT - Dunnett t (2-sided)
a

(I)
Môn
(J) Môn
Khác biệt
của Trung
bình (I-J)
Sai số
chuẩn
Sig.
Khoảng tin cậy 95%
Cận dưới
Cận dưới
Toán


Sinh
46165
*

.14798
.005
8068
1165


Sinh
.03613
.15246
.988
3194
.3917
Hóa

Sinh
.11462
.15997
.784
2585
.4877

Tương tự, bằng phân tích ANOVA, tác giả so sánh sự khác
biệt về mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh “thâm niên công tác” và
phân tích sâu bằng phương pháp Bonfferoni cho thấy chỉ có đối
tượng có thâm niên “trên 20 năm” là có sự khác biệt (thấp hơn) so
với các nhóm thâm niên “6-10” (-1.148) và “11 – 15” (-1.265), các

nhóm khác so với nhau đều không có sự khác biệt.
So sánh sự khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh
“độ tuổi” hoặc “giới tính” cho thấy không có sự khác biệt nào.
So sánh khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh “Số
năm sử dụng máy tính” cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm “1 – 5
năm” với nhóm “11 – 15 năm” (-0.605).
Phân tích tần suất phương án trả lời cho từng biến (câu hỏi)
cho thấy giáo viên Bình Phước ứng dụng thường xuyên nhất là việc
“soạn bài giảng điện tử” (32.95% “hằng ngày” hoặc “hằng tuần”), và
“trả lời email cho học sinh, phụ huynh hoặc đồng nghiệp” (28.29%
“hằng ngày” hoặc “hằng tuần”). Ít được giáo viên ứng dụng nhất là
việc “làm phim, ảnh tư liệu, hoạt hình phục vụ dạy học” (79.84%
- 17-

“chưa bao giờ” hoặc “1-2 lần/học kỳ”) và “Phân tích, đánh giá đề thi
sau khi kiểm tra” (68.22% “chưa bao giờ” hoặc “1-2 lần/học kỳ”).
3.3.2. Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản
Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản của giáo viên Bình Phước
phần lớn ở mức thành thạo và rất thành thạo (72.9%). Một phần rất
nhỏ có kỹ năng ở mức “biết ít” hoặc “chưa biết” (4.66%). Giá trị
trung bình đạt 3.965 tương đương với mức “thành thạo”.
3.3.3. Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp
Đánh giá về sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp đối với việc
ứng dụng CNTT trong HĐDH, phần lớn giáo viên cho rằng chưa
thường xuyên hoặc hiếm khi (70.93%). Giá trị trung bình đạt 2.895
tương đương với mức “chưa thường xuyên”.
3.3.4. Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong
HĐDH
Nhận định của của giáo viên Bình Phước phần về việc ứng
dụng CNTT trong HĐDH phần lớn theo hướng tích cực ở mức “đồng

ý” hoặc “rất đồng ý” (89.92%). Giá trị trung bình đạt 4.3535 tương
đương với mức “rất đồng ý”.
3.3.5. Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân
Điều kiện tiếp cận với các thiết bị CNTT của cá nhân, bạn bè,
đồng nghiệp của giáo viên Bình Phước phần lớn ở mức “dễ” hoặc
“rất dễ” tiếp cận (50.38%). 15.51% cho rằng khó hoặc rất khó tiếp
cận. Giá trị trung bình đạt 3.41 tương đương với mức “dễ tiếp cận”.
3.3.6. Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng
Mức độ sử dụng phần mềm chuyên dụng của giáo viên Bình
Phước phần lớn ở mức thấp – “chưa biết” hoặc “biết ít” (50%). Kỹ
- 18-

năng ở mức “thành thạo” hoặc “rất thành thạo” chỉ có 16.16%. Giá trị
trung bình đạt 2.57 tương đương với mức “chưa thành thạo”.
3.3.7. Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường
Điều kiện tiếp cận với các thiết bị CNTT của nhà trường của
giáo viên Bình Phước phần lớn ở mức “dễ” hoặc “rất dễ tiếp cận”
(63.18%). 11.63% cho rằng “khó” hoặc “rất khó tiếp cận”. Giá trị
trung bình đạt 3.54 tương đương với mức “dễ tiếp cận”.

Hình 3.11. Biểu đồ trung bình mức độ các yếu tố trong nghiên
cứu
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến “Mức độ ứng dụng CNTT
trong HĐDH của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước”
Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2 “Những yếu tố nào ảnh
hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của
giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT?”, trong phần này, tác giả sử
dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để tìm ra những yếu tố ảnh
2,43
2,57

2,91
3,41
3,54
3,78
4,25
1,00
1,80
2,60
3,40
4,20
5,00
Mức độ
Ứng dụng
CNTT
Kỹ năng
sử dụng
phần
mềm
chuyên
dụng
Sự hỗ trợ
của đồng
nghiệp và
BGH
Điều kiện
tiếp cận
thiết bị
cá nhân
Điều kiện
tiếp cận

thiết bị
nhà
trường
Kỹ năng
sử dụng
máy tính
cơ bản
Thái độ
của giáo
viên
Trung bình mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
- 19-

hưởng đồng thời đánh giá mức độ tác động của chúng đến đến mức
độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy: mức độ giải thích của các
biến độc lập (Xi) đối với biến phụ thuộc (Y) trong mô hình là 51.5%.
Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) = 1.737 cho thấy không có sự
tương quan giữa các phần dư.
Kiểm tra Hệ số phóng đại phương sai VIF (Bảng 3.32) cho
thấy cả 6 biến đều bằng 1.00 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 3. 32. Kết quả hồi quy từng phần
Các hệ số
a

Mô hình
Chưa chuẩn
hóa
Đã chuẩn

hóa
t
Sig.
Thống kê cộng
tuyến
B
Sai số
chuẩn
Beta
Dung
sai
VIF
1
(Hằng số)
.004
.044

.093
.926


Nhân tố 1
.290
.044
.288
6.570
.000
1.000
1.000
Nhân tố 2

.352
.044
.350
7.977
.000
1.000
1.000
Nhân tố 3
.139
.044
.138
3.150
.002
1.000
1.000
Nhân tố 4
.232
.044
.231
5.255
.000
1.000
1.000
Nhân tố 5
.468
.044
.464
10.588
.000
1.000

1.000
Nhân tố 6
.184
.044
.182
4.157
.000
1.000
1.000
a. Biến phụ thuộc: Mức độ Ứng dụng CNTT
Xem xét giả định về phân phối chuẩn của phần dư ta thấy
Mean =0.000, Std. Dev. = 0.988, do đó giả định phân phối chuẩn của
các sai số của mô hình không bị vi phạm. Kết quả phân tích phương
cho mức ý nghĩa Sig.F = 0.000 cho thấy mô hình hồi quy phù hợp
với tổng thể nghiên cứu và có thể sử dụng được.
- 20-

Sáu nhân tố có mối liên hệ tuyến tính với mức độ ứng dụng
CNTT trong HĐDH với mức ý nghĩa (Sig  0.000). Như vậy, ta có
phương trình hồi quy như sau:
  

 

 

 

 


 

 

Kỹ năng sử dụng máy tính
cơ bản
Sự hỗ trợ của BGH và đồng
nghiệp
Thái độ của giáo viên
Kỹ năng sử dụng phần
mềm chuyên dụng
Điều kiện tiếp cận thiết bị
nhà trường
Điều kiện tiếp cận thiết bị
cá nhân
Mức độ
ứng dụng
CNTT trong
HĐDH
0,288
0,35
0,138
0,464
0,182
0,231

Hình 3. 13. Mô hình hồi quy tuyến tính

Hình 3.14. Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố
0,138

0,182
0,231
0,288
0,35
0,464
0
0,05
0,1
0,15
0,2
0,25
0,3
0,35
0,4
0,45
0,5
Thái độ của
giáo viên
Tiếp cận
thiết bị nhà
trường
Tiếp cận
thiết bị cá
nhân
Kỹ năng sử
dụng máy
tính cơ bản
Sự hỗ trợ
của BGH và
đồng

nghiệp
Kỹ năng sử
dụng phần
mềm
chuyên
dụng
Mức độ tác động của các nhân tố (Beta)

×