KĨ NĂNG VIẾT TIỂU LUẬN.
I. Tiểu luận là gì?
- Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học khi nghiên cứu hoặc học tập về một
môn học nào đó nhằm giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về 1 vấn đề khoa
học thuộc môn học đó.
- Tiểu luận có thể được coi là 1 công trình khoa học nhỏ.
- Lợi ích của việc viết tiểu luận:
+ Làm quen với nghiên cứu khoa học.
+ Hình thành thói quen nghiên cứu khoa học.
+ Rèn luyện kĩ năng viết và phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề quan tâm.
+ Nắm vững, am hiểu về vấn đề, lĩnh vực mà mình nghiên cứu.
+ Hiểu rõ hơn về nội dung môn học.
+ Chuẩn bị và trang bị kiến thức, kĩ năng, thái độ cho việc viết khóa luận tốt nghiệp
và báo cáo thực tập tốt nghiệp.
- Hình thức tiểu luận:
+ Tiểu luận nên được soạn thảo bằng máy tính hoặc viết tay tùy theo yêu cầu của
người hướng dẫn.
+ Dung lượng từ 15 đến 25 trang.
+ Nếu soạn thảo bằng máy tính:
` In trên giấy A4.
` Kiểu chữ Times New Roman.
` Cỡ 13 hoặc 14.
` Lề trên = lề dưới = lề phải = 2cm. Lề trái = 3cm.
- Các bước thực hiện:
+ Xác định đề tài ( tên đề tài)
Đề tài do người hướng dẫn nêu ra hoặc sinh viên phải tự tìm kiếm ( trong quá trình
học tập, bên ngoài thực tiễn).
1
+ Ý nghĩa tên đề tài:
` Xác định đối tượng nghiên cứu.
` Xác định phạm vi nghiên cứu.
` Giới hạn về nội dung, mức độ nghiên cứu.
` Đề tài cần xác định phương pháp nghiên cứu, điều kiện thực hiện.
Như vậy, đề tài có ý nghĩa quyết định ý nghĩa của tiểu luận.
+ Yêu cầu:
` Phù hợp với ngành học, môn học.
` Vừa với khả năng của mình.
` Đưa ra những giới hạn phù hợp.
` Không nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng.
+ Tập hợp thông tin:
` Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra…
` Các nguồn tư liệu, sách báo…
` Thông tin thu nhập được phải phù hợp với nội dung đề tài
` Thông tin phải có tác dụng làm tài liệu tham khảo.
` Thông tin phải có độ tin cậy cao.
+ Xây dựng đề cương đề tài:
` Đề cương là khung tiểu luận, là các nét chính của phương pháp giải quyết vấn đề
nghiên cứu được nêu ra . Đề cương phải trả lời được các câu hỏi sau:
` Bao nhiêu phần? Bao nhiêu mục?
` Cách bố trí ra sao?
` Nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì?
+ Phần mở đầu:
` Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của vấn đề, đặt vấn đề. ( tại sao lại chọn vấn đề này
làm nghiên cứu).
` Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu để làm gì? Cần phải làm gì khi
2
nghiên cứu?
` Đối tượng nghiên cứu: là cái gì? Vấn đề gì?
` Phạm vi nghiên cứu: ở đâu? Bao giờ? Những khía cạnh nào của vấn đề?
` Phương pháp nghiên cứu.
+ Nội dung:
` Đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn ngành học.
` Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong
đề tài, các kết quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá
` Phần này có thể được viết nhiều, sửa chữa, bổ xung trong suốt qua trình nghiên cứu.
` Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức, tâm huyết của người làm nghiên cứu.
+ Thông thường tiểu luận thường được trình bày ở 3 phần:
` Những vấn đề cơ bản…
` Nhận thức chung…
` Lý luận chung về…
+ Mẫu tiểu luận:
I. Cơ sở thực tiễn và lý luận.
- Các khái niệm liên quan đến đề tài.
- Sơ lược các nội dung liên quan đến đề tài.
- Kinh nghiệm 1 số nơi khi giải quyết đề tài
II. Thực trạng vấn đề.
III. Kết quả và kiến nghị.
- Tóm tắt những nội dung nghiên cứu chính.
- Chỉ ra cái mới của nghiên cứu.
- Đưa ra kiến nghị, đề xuất, gợi mở của bản thân: cần trao đổi thêm, cần nghiên cứu
thêm về vấn đề gì?
+ Cách trình bày:
` Bìa được làm bằng giấy cứng
3
` Phía trên: tên trường, khoa, ở giữa là biểu tượng của trường, bên dưới biểu tượng là
tên bài tiểu luận, môn, đề tài. Tiếp theo là tên người hướng dẫn, họ tên sinh viên, lớp,
cuối cùng là Hà Nội ngày…
` Lời cảm ơn nếu cần.
` Danh mục chữ viết tắt
` Mục lục
` Phần mở đầu.
` Phần nội dung.
` Danh mục tài liệu tham khảo.
` Phụ lục.
4