Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.6 KB, 102 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN





HÀ THỊ THU HIỀN



NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN TRONG LÊN
ĐỒNG CỦA ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM ( QUA NGHIÊN
CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY- XÃ KIM THÁI -
HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số : 603160




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Ngô Đức Thịnh


Hà Nội - 2011





1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU, NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ
VỀ PHỦ DẦY . 9
1.1 Tổng quan về Đạo Mẫu. 9
1.2 Nghi lễ lên đồng của Đạo Mẫu. 17
1.3 Giới thiệu về Phủ Dầy. 26
1.3.1 Giới thiệu về vùng đất địa linh Thiên Bản. 26
1.3.2 Lịch sử phát triển của Phủ Dầy. 28
Chương 2: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN CỦA ĐẠO MẪU Ở
VIỆT NAM (QUA NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY – XÃ
KIM THÁI - HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH). 31
2.1 Giải thích khái niệm. 32
2.1.1 Nghi lễ 32
2.1.2 Định nghĩa tiền duyên. 33
2.2 Bước đầu mô tả về nghi lễ cắt giải tiền duyên ở Phủ Dầy – Xã Kim
Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định. 34
2.2.1 Giới thiệu về nghi lễ cắt giải tiền duyên. 34
2.2.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do thầy pháp sư thực hiện 41
2.2.3 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do đồng thầy Đạo Mẫu thực hiện 44
Chương 3: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN TỪ CÁI NHÌN CỦA
NHỮNG NGƯỜI TRONG . 50
3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên dưới cái nhìn của người đồng thầy. 50

3.1.1 Con đường dẫn đến vai trò đồng thầy. 50



2
3.1.2 Tâm tư, nguyện vọng sau khi tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên
của đồng thầy N. 56
3.2 Nguyên nhân tiến hành nghi lễ cùng tâm tư, nguyện vọng của người
đi làm lễ. 60
3.2.1 Nhân vật thứ nhất. 61
3.2.2 Nhân vật thứ hai. 67
3.2.3 Nhân vật thứ ba. 72
3.3 Thử đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghi lễ cắt giải tiền duyên. 77
3.3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được nhìn dưới góc độ một hiện tượng
văn hóa xã hội. 78
3.3.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được làm xuất phát từ niềm tin tôn
giáo của con người. 81
3.3.3 Những tác động của nghi lễ cắt giải tiền duyên với xã hội Việt
Nam hiện nay. 84
PHẦN KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC ẢNH 98



3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng dân gian của người Việt và một số dân tộc khác có tục
thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ mà ngày nay chúng ta gọi

là Đạo Mẫu đang đóng một vai trò và vị trí quan trọng. Đạo Mẫu đáp ứng
những nhu cầu và khát vọng trong đời sống thường nhật của con người nên
được phổ biến khá rộng, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền núi. Đạo
Mẫu là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ lâu đời, đã từng tồn tại trong
thời kỳ lâu dài của lịch sử chế độ phong kiến, nhất là thế kỷ XV - XIX, hiện
nay vẫn tiềm ẩn và có chiều hướng phát triển trong xã hội, ở cả đồng bằng,
đô thị và miền núi, tạo nên một nét khá nổi bật trong bức tranh chung vốn
hết sức đa dạng và phong phú của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Đây là
một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực, mặc dù trong quá trình
phát triển, nó đã thu nhận không ít những ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật
giáo và thậm chí cả Nho giáo nữa. Đạo Mẫu tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm đấng
sáng tạo và bảo trì cho vũ trụ - con người, là nơi con người ký thác những
mong ước, khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe, tài
lộc. Một tôn giáo tín ngưỡng hướng về đời sống trần thế hiện tại, chứ không
phải là mai sau, ở thế giới bên kia như nhiều tôn giáo khác!
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay các hình thức sinh hoạt
tín ngưỡng của Đạo Mẫu diễn ra phong phú trong đó các nghi lễ thờ cúng
được coi là một đặc trưng tiêu biểu khiến con người nhớ đến nhất khi nhắc
về tôn giáo này. Đạo Mẫu cùng với sinh hoạt nghi lễ của mình trở thành
một phần trong bức tranh sinh hoạt tôn giáo của dân tộc Việt Nam. Trong
những nghi lễ này luôn chứa đựng giá trị văn hóa – nghệ thuật, ý nghĩa



4
nhân văn nên đã tạo nên một thứ văn hóa tôn giáo chỉ có riêng trong Đạo
Mẫu, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc.
Khi nhắc đến Đạo Mẫu, chúng ta hẳn sẽ nghĩ đến nghi lễ hầu đồng,
đây được coi là một nghi lễ tiêu biểu, đặc trưng nhất của tôn giáo này.
Nhưng rất thiếu xót khi tìm hiểu về Đạo Mẫu mà chúng ta không nhắc đến

một vài nghi lễ nhỏ khác như: nghi lễ trả nợ tào quan, trình đồng tiễn căn,
cắt giải tiền duyên… Những nghi lễ trên tuy không được nhắc nhiều đến
nhưng nó đóng vai trò khá quan trọng bởi khi tìm hiểu về ý nghĩa của từng
nghi lễ này chúng ta sẽ thấy chức năng của nó chính là giải quyết từng vấn
đề trong cuộc sống con người. Và trong buổi hầu đồng, các nghi lễ này diễn
ra trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu của Đạo Mẫu Tứ Phủ.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến nghi
lễ cắt giải tiền duyên với đối tượng tiến hành chủ yếu là người phụ nữ, nhân
tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và bảo tồn các giá
trị văn hóa lịch sử dân tộc.
Nghi lễ cắt giải tiền duyên cũng giống như nghi lễ lên đồng là đều
gắn liền với sự thăng trầm của Đạo Mẫu, từ khi đất nước phát triển nền kinh
tế, hội nhập quốc tế, Đạo Mẫu được phục hưng do đó nghi lễ này được quay
trở lại trong các buổi lễ hầu. Nó xuất phát từ thực tế khi kinh tế phát triển đi
kèm với nó là các vấn đề xã hội, áp lực của con người càng lớn nên yêu cầu
giải quyết mọi việc bằng con đường tâm linh được đặt ra ngày một nhiều.
Do nhận thấy nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu là một sinh hoạt tín
ngưỡng của một số ít cá nhân trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên lại đóng
một vai trò nhất định về mặt tinh thần và trong chừng mực nào đó là chất
kết dính quan trọng của hệ thống nghi lễ Tứ Phủ bởi vậy chúng tôi đã chọn
vấn đề tìm hiểu về Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của Đạo



5
Mẫu ở Việt Nam (Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dầy – Xã Kim Thái –
Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định) làm đề tài nghiên cứu trong luận văn
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Nghi lễ cắt giải tiền duyên được diễn ra trong buổi hầu đồng của Đạo

Mẫu. Nghi lễ được tiến hành với mục đích là dứt bỏ liên hệ về tình duyên
kiếp trước của con người, làm cho họ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong
kiếp sống này, đây cũng là tư tưởng xuyên suốt của tất cả mọi nghi lễ trong
Đạo Mẫu. Nên khi nghiên cứu về nghi lễ này chúng ta phải đặt nó trong ý
nghĩa chung của Đạo Mẫu thì mới hiểu cụ thể được.
Ngoài ra cũng như nghi lễ hầu đồng, khi con người tiến hành nghi lễ
cắt giải tiền duyên sẽ được coi là một phương pháp trị liệu tích cực giúp họ
có niềm tin vào cuộc sống. Thông qua nghi lễ này, cá nhân được thức tỉnh,
và cảm nhận ở mình một nguồn năng lượng mới, mạnh mẽ có ý nghĩa hơn
trước trong một xã hội với nền kinh tế đang đà phát triển. Hơn nữa đối
tượng của nghi lễ này là người phụ nữ - một nhân tố bảo tồn các giá trị văn
hóa, và hiện nay nghi lễ này đang được thực hiện khá phổ biến ở cả nông
thôn và thành thị. Điều này đã tạo ra những mặt tích cực và tiêu cực luôn đi
kèm với nhau do đó việc tìm hiểu về nghi lễ này là một việc nên làm. Cho
nên chúng tôi nghĩ rằng đề tài này mang tính thiết thực và cần được quan
tâm nghiên cứu hơn nữa.
3. Đối tượng nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, tư liệu tham khảo.
Đối tượng mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn của mình gồm các
nhân vật: đồng thầy – người trực tiếp tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên,
và những người phụ nữ đi làm lễ cắt giải tiền duyên. Chúng tôi nghiên cứu
và đề cập đến các nhân vật này dưới góc độ tiểu sử, lý do họ làm nghi lễ,
tâm tư tình cảm của họ trước và sau khi đã tiến hành nghi lễ cắt giải tiền



6
duyên. Bên cạnh đó chúng tôi cũng miêu tả về phương thức tiến hành của
nghi lễ cắt giải tiền duyên. Và đi từ những điều trên, chúng tôi sẽ tìm ra tính
biểu trưng văn hóa cùng ý nghĩa tôn giáo của nghi lễ này.
Vấn đề tìm hiểu về các nghi lễ của Đạo Mẫu đã được đề cập đến

trong một số nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Trong đó có
nhiều công trình khoa học, tác phẩm viết đầy đủ, chi tiết về nghi lễ lên
đồng, hầu bóng của tín ngưỡng thờ Mẫu. Trước cách mạng có Việc thờ
cúng các vị thần bất tử ở Việt Nam xuất bản năm 1944 bằng tiếng Pháp
của tác giả Nguyễn Văn Huyên. Những năm gần đây, bắt đầu từ năm 1990,
khi tín ngưỡng thờ Mẫu gần như được phục hưng trỗi dậy, thì vấn đề này
được các nhà học giả Việt Nam chú ý xem xét như vấn đề văn hóa. Nhiều
công trình ra đời liên quan đến vấn đề này, đáng chú ý là cuốn Vân Cát
thần nữ của GS Vũ Ngọc Khánh xuất bản năm 1990 và cuốn Tứ bất tử của
GS Vũ Ngọc Khánh, GS.TS Ngô Đức Thịnh xuất bản năm 1991. Ngoài ra
còn có các tài liệu khảo sát về Các nữ thần ở Việt Nam của Mai Thị Ngọc
Chúc và Đỗ Thị Hảo bước đầu đã tích hợp thần tích, công trạng, ngọc phả
của 75 vị nữ thần ở Việt Nam. Bên cạnh đó tài liệu của tác giả Đặng Văn
Lung về Tam tòa Thánh Mẫu xuất bản năm 1991, các công trình chuyên
khảo về Đạo Mẫu như Hát Văn, Đạo Mẫu ở Việt Nam do GS.TS Ngô Đức
Thịnh chủ biên xuất bản năm 1996, cuốn sách Tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Trung Bộ do tác giả Nguyễn Văn Thông chủ biên năm 2002. Đặc biệt hơn
cả là các bài tham luận của học giả trong, ngoài nước về tục thờ Mẫu Việt
Nam trong hội thảo “Tín ngưỡng thờ Mẫu và Lễ hội Phủ Dầy” tổ chức tại
Hà Nội từ 30/3 đến 2/4/2001 được tập hợp đầy đủ trong cuốn Đạo Mẫu và
các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á do
GS.TS Ngô Đức Thịnh chủ biên.



7
Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên, Đạo Mẫu đã được tìm
hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau một cách đầy đủ và tương đối toàn vẹn
để từ đó chúng ta có thể tự hào đây là tôn giáo của người Việt, mang bản
sắc văn hóa, tư tưởng của người Việt, là tinh hoa chắt lọc qua bao thế hệ,

biểu tượng cho sức mạnh, tinh thần đoàn kết, sáng tạo không mệt mỏi…
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về những nghi lễ nhỏ
của Đạo Mẫu nói chung trong đó có nghi lễ cắt giải tiền duyên nói riêng để
thấy đó là một đối tượng ngày nay đang diễn ra hết sức sôi động và nảy sinh
nhiều vấn đề. Cho nên, trong luận văn của mình chúng tôi đi vào vấn đề
chuyên biệt là Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của Đạo Mẫu ở
Việt Nam (Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện
Vụ Bản – Tỉnh Nam Định).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Do nghi lễ cắt giải tiền duyên được tiến hành trong các buổi hầu
đồng lớn với sự hiện diện của bóng thần linh Tam Phủ, Tứ Phủ qua thân
xác ông, bà đồng với sự tham dự của người đi làm lễ nên khá độc đáo. Cho
nên phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng chủ yếu là tiếp cận đối
tượng bằng phương pháp điền dã dân tộc học nhằm tiếp xúc trực tiếp với
các ông, bà đồng và người đi làm lễ cắt giải tiền duyên. Trong quá trình
tiếp xúc với họ, chúng tôi thực hiện phỏng vấn trực tiếp, hoặc qua sẻ chia
tâm sự để hiểu rõ hơn vấn đề cần quan tâm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn
phải tìm hiểu, cập nhật các tài liệu, văn bản để hiểu rõ hơn về Đạo Mẫu, sử
dụng các băng hình, ảnh chụp để làm cơ sở đánh giá, nhận xét về các bước
thực hành nghi lễ. Từ những điều đã tìm hiểu được bằng phương pháp so
sánh, miêu tả, chúng tôi đưa ra các nhận xét để có thể hiểu rõ hơn về vấn
đề cần tìm hiểu. Đây là những phương pháp chủ yếu được chúng tôi sử
dụng trong quá trình nghiên cứu của mình.



8
5. Đóng góp của luận văn.
Vấn đề chúng tôi tìm hiểu trong luận văn của mình tuy không mới
mẻ lại ở một góc độ rất nhỏ nhưng điều mà chúng tôi muốn truyền tải đến

giúp người đọc có thể hình dung cụ thể nghi lễ cắt giải tiền duyên qua tâm
tư, tình cảm của chính những người trong cuộc. Có như vậy chúng ta mới
hiểu được ý nghĩa của nghi lễ tôn giáo có tích cực và tiêu cực như thế nào
trong đời sống con người hiện nay. Từ đây chúng tôi mong muốn sẽ góp
một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của
dân tộc Việt Nam.
6. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tư liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Đạo Mẫu, nghi lễ lên đồng và về Phủ Dầy.
Chương 2: Nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu ở Việt Nam
(Qua khảo cứu thực tế tại Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh
Nam Định).
Chương 3: Nghi lễ cắt giải tiền duyên từ cái nhìn của những người
trong cuộc.












9
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU, NGHI LỄ LÊN ĐỒNG

VÀ VỀ PHỦ DẦY .
1.1 Tổng quan về Đạo Mẫu.
Tục thờ nữ thần và thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ lâu đời trên thế
giới. Đây là hiện tượng tín ngưỡng tâm linh, đặc trưng của tín ngưỡng này
là coi trọng phụ nữ, coi trọng đời sống nông nghiệp. Và Việt Nam chúng ta
cũng không nằm ngoài quy luật tâm linh này. Bởi lẽ đất nước Việt Nam
hình thành trên cơ sở một nền nông nghiệp lạc hậu chịu ảnh hưởng của khí
hậu khắc nghiệt địa hình phức tạp, bị các thế lực ngoại bang xâm chiếm,
cảnh nội chiến phân tranh đã đẩy dân tộc đến chỗ bế tắc bị kìm hãm triền
miên. Trước hoàn cảnh ấy, người Việt cổ và các thế hệ tiếp nối luôn có sự
đấu tranh sinh tồn vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, sáng tạo ra nền văn hóa, văn
minh riêng trong đó có tục thờ nữ thần nông nghiệp.
Phải chăng ở đây có một Nguyên lý Mẹ như GS Trần Quốc Vượng
nói đến trong văn hóa truyền thống Việt Nam, là hiện tượng phổ quát trong
nền văn hóa chung của khu vực Đông Á, mà thực tế đó là nguyên lý của
nền nông nghiệp lúa nước thì chính xác hơn. Sự tương đồng như ta thấy, là
căn bản của một nền sản xuất nông nghiệp gần giống nhau, trên một môi
trường có nhiều nét tương đồng. Như vậy, vai trò của người phụ nữ có tính
chất toàn thế giới, do đời sống và sự biết ơn, nhờ vậy đem lại nét chung
mang tính chất toàn thế giới của hiện tượng thờ nữ thần. Với nguyên lý Mẹ
- cội nguồn của sự sinh sôi, nảy nở và phát triển vai trò của người mẹ,
người phụ nữ càng có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất đời
thường và tâm linh của cư dân nông nghiệp. Và tín ngưỡng đề cao vai trò
của người phụ nữ hiện nay vẫn được duy trì trong đời sống của các tộc
người cư trú tại vùng Trường Sơn, Tây Nguyên còn ở người Kinh tuy mức



10
độ nó đã hạ thấp hơn nhưng cuộc sống gia đình vẫn do người vợ, người mẹ

đảm đương mọi công việc như: tề gia, nuôi dạy con cái, là lực lượng lao
động chính.
Như vậy truyền thống thờ nữ thần, thờ Mẫu ở Việt Nam thuộc phạm
trù của khái niệm Nguyên lý Mẹ của nền văn hóa Việt Nam
1
, thuộc mẫu
hình của Nguyên lý Mẹ. Chỉ có một nguyên lý mẹ của nền nông nghiệp lúa
nước, thì mới có hiện tượng tâm linh coi trọng vai trò của phụ nữ. Điều đặc
biệt trong văn hóa Việt Nam chính là hiện tượng coi trọng và coi người phụ
nữ có vai trò đặc biệt trong xã hội. Điều này không phải/chưa chắc đã do
việc ảnh hưởng lâu dài của chế độ mẫu hệ lên đời sống, nhưng Mẫu hệ sẽ
để lại các hóa thạch văn hóa dài lâu. Đối với Việt Nam, cũng như cái nét
chung của loài người, kết thúc Mẫu hệ là bước vào thời kỳ của Phụ hệ.
Nhưng ngay cả khi làm ra chiếc trống đồng, trong văn hóa Đông Sơn,
người phụ nữ cũng là người đánh đầu tiên. Vậy sức mạnh của giới nữ, các
vị nữ thần nằm ở đâu, mà trong văn hóa Việt Nam hiện tượng này là phổ
biến, và tín ngưỡng thờ nữ thần có khắp mọi nơi, và tín ngưỡng Mẫu là nét
đặc trưng rất riêng, mà trong đó nổi bật là thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
Thậm chí nét riêng biệt đặc biệt đó mà có nhiều người gọi đó là Đạo Mẫu
2
.
Danh từ Mẫu là gốc Hán Việt, còn thuần Việt gọi là Mẹ. Nghĩa ban
đầu Mẫu hay Mẹ đều để chỉ người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó, là
tiếng xưng hô của người con với người đã sinh ra mình. Ngoài ý nghĩa


1
Đây là khái niệm được GS Trần Quốc Vượng phát biểu trong một bài viết của cuốn sách Văn hóa Việt
Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, Trang 467-472. Trong cuốn sách này, GS đã đặt
câu hỏi về Nguyên lý Mẹ “Thế cho nên tôi nghĩ là nền văn hóa truyền thống Việt Nam đã từng có

NGUYÊN LÝ MẸ ” (trang 472). Trong cuốn sách này, GS tìm hiểu và đưa dẫn chứng về quan điểm này,
trong lịch sử và vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. Cuối bài viết GS, có nhấn mạnh đến 3
câu hỏi về Nguyên lý Mẹ : 1. Vì sao dân gian nói “nhất vợ nhì giời” còn Nho giáo lại là “Vua-quan-dân”,
như vậy Vua – con trời chỉ ở thứ ba. 2. Kiểu từ ngữ bắt đầu bằng tiếng “cái”, tức là gọi Mẹ, hay cái gì to
tát – sông cái, ngón tay cái, đường cái, cột cái…3. Câu thành ngữ “Giàu con út, khó con út” là tại sao ? vì
Nam Trung Bộ tài sản của bố mẹ, thuộc về con gái út.
2
Có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về tín ngưỡng Mẫu, trong đó GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, việc thờ
các Mẫu là Đạo Mẫu, xin xem Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu ở Việt Nam, NXB VHTT, Hà Nội, 1996.



11
xưng hô đó, từ Mẫu – Mẹ còn có ý nghĩa tôn vinh những bà Mẹ chung của
mọi người. Đạo Mẫu Việt Nam chứa đựng những nhân tố về một hệ thống
vũ trụ luận nguyên sơ, thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức dân tộc, cội
nguồn sâu sắc mà trong đó biểu tượng Mẫu là biểu tượng cao nhất và đẹp
đẽ nhất.
Việt Nam ngoài việc thờ mẫu tự nhiên như Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp
Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là bốn lực lượng tạo ra hạt mưa và Tứ phủ (Mẫu
Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa) là bốn miền tạo
dựng lên vũ trụ sáng tạo ra bầu trời, mặt đất, rừng, biển còn có các Mẫu
nhân thần. Hiện tượng đặc biệt trong các vị mẫu phải kể đến Mẫu Liễu
Hạnh, bà là vị Mẫu trung tâm của các vị Mẫu, là vị chủ Mẫu. Không có sự
công nhận mang tính nghi thức quốc gia hay quy chế rằng Liễu Hạnh là vị
chúa Mẫu, xong việc bà được thờ rất rộng, các nghi thức có quy chế định
hình không văn bản, cũng như vai trò của bà trong tín ngưỡng dân gian làm
cho việc thờ phụng Liễu Hạnh trở nên quan trọng nhất. Nó thể hiện sự độc
đáo mang bản sắc của dân vùng lúa nước, vùng châu thổ sông Hồng và các
tỉnh trong nước có mối liên quan. Khác với mẹ Âu Cơ của người Việt, khác

với bà Sao Cái của người Tày, nữ thần Yana của dân tộc Chăm… tín
ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh mới xuất hiện trên 500 năm nhưng so với các
Mẫu nguyên thủy thì thật trẻ trung ấy vậy mà trở thành một thế giới mơ và
qua sự mơ ước còn nảy sinh ý thức tu dưỡng để trở thành người hoàn thiện
hơn, hoàn mỹ hơn. Từ trên năm thế kỷ này, tục thờ Mẫu Liễu Hạnh song
song tồn tại cùng đạo Phật, cũng như tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, thờ
danh nhân, danh tướng có công với dân, với nước.
“Sinh hỏa suất ba phen trinh hiếu gương treo quận bắc
Tinh thần năm trăm lẻ anh linh bóng dọi chốn thành Nam”
(Câu đối lăng Mẫu tại Tiên Hương)



12
Tâm thức dân gian tôn vinh Mẫu Liễu Hạnh trong hàng “Tứ bất tử ”
Việt Nam, công đức lớn lao như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử,
Tản Viên Sơn Thánh là những bậc thánh thần đạo cao, đức trọng, công lớn
với đất nước, với hậu thế từ buổi bình minh lịch sử, mãi mãi tồn tại trong
đời sống tinh thần dân tộc.
Người xưa đã ghi nhận hiện tượng nữ thần Liễu Hạnh công chúa là
một sự kỳ lạ, qua sách Truyền kỳ tân phả do nữ sỹ tài danh Đoàn Thị
Điểm viết. Nguyễn Công Trứ viết Liễu Hạnh công chúa diễn âm cùng
nhiều tác giả viết một số bài về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, song trong ý niệm
dân gian thì lai lịch của Mẫu trên lãnh thổ Việt Nam vô cùng phong phú,
nó không bó hẹp trong thư tịch Hán Nôm, bi ký mà lan rộng trong truyền
thuyết khắp các lũy tre xanh, trên lời hay ý đẹp của các câu đối, đại tự, các
bài văn chầu, thi ca cùng những hoạt động tín ngưỡng lễ hội. Nó không chỉ
thể hiện ở những địa danh thờ Mẫu mà còn xuất hiện khắp mọi nơi. Hình
bóng bà Chúa Liễu như cây tùng, cây bách bao trùm cả các vị thần linh
khác, giúp các vị ân thần, dương thần dựa bóng Mẫu để phù hộ cho nước,

cho dân, cứu chữa cho dân gian khỏi bị bệnh tật, đói nghèo do thiên tai.
Dân gian tôn vinh Mẫu là mẹ của thiên hạ sánh cùng với Hưng Đạo Đại
Vương của thời Trần hoặc Bát Hải Đại Vương là những danh thần hơn
Mẫu hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi. Ảnh hưởng của Mẫu Liễu là một xu
hướng hồi cổ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thuộc nhiều tỉnh,
nhiều vùng đặc biệt trên địa bàn châu thổ sông Hồng như Nam Định, Thái
Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nội. Vấn đề này không phải là sự ngẫu
nhiên mà là sự phát triển theo quy luật lịch sử xã hội. Nó thể hiện truyền
thống tín ngưỡng văn hóa nguyên thủy của dân tộc. Nó cũng thể hiện xu
hướng bài trừ “Vọng ngoại” do đó mà diện mạo thờ Mẫu Liễu Hạnh vừa
phong phú, đa dạng vừa có ý thức tự chủ. Riêng với Phủ Dầy, Sòng Sơn,



13
Quảng Nạp, Điện Hòn Chén, Tây Hồ… khi phụ nữ đặt chân đến đều có
cảm giác như được về với quê mẹ. Một cảm xúc thân quen trào lên, muốn
thủ thỉ nhỏ to, những chuyện vui buồn để cầu mẹ có sự cảm thông gia ân
cho con cháu. Vì thế với hình tượng Mẫu Liễu, người Việt đã xây dựng cho
mình một bà Mẹ nhân sinh (Chữ của GS Vũ Ngọc Khánh)[18,tr. 52], một
con người đầy huyền thoại và mang tính nhân văn.
Đạo Mẫu với hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ từ địa đầu
Tổ quốc đến Đèo Ngang và từ địa danh này trở vào Nam nó biến đổi kết
hợp với tục thờ nữ thần của dân tộc Chăm trở thành một hình thái mới.
Miền Trung thờ Thánh mẫu Thiên Yana cùng Bà Đen là hai chị em họ của
Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền Bắc. Các vị Thánh Mẫu này cũng có thánh
tích giống như Thánh Mẫu Liễu Hạnh với việc lập gia đình, sinh con, có
công trạng với nhân dân. Ngoài ra ở Nam Bộ còn có tục thờ Bà Chúa Xứ,
Bà Thủy, Bà Hỏa… là những vị thần nữ có quyền phép phù trợ cho đời
sống hàng ngày của cư dân nơi đây.

Như vậy trải qua những thăng trầm của lịch sử, Đạo Mẫu đang biến
đổi và chuyển hóa từ một tín ngưỡng nguyên thủy trở thành một tôn giáo
sơ khai. Bằng cơ sở nông nghiệp là chính, nhiều dân tộc Việt Nam trong đó
có tộc người Kinh đang dần lấy tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một nét hàng
ngày trong sinh hoạt tôn giáo. Việc thờ Mẫu thể hiện khát vọng có cuộc
sống ấm no hạnh phúc, có sức khỏe dồi dào trong kiếp sống hiện tại. Như
vậy nó hợp với nguyên lý Mẹ - một nguyên lý đề cao sự sinh sôi và phát
triển.
Khi tìm hiểu về Đạo Mẫu chúng ta có cảm nhận rằng các vị thần linh
trong Tam Phủ và Tứ Phủ được sắp xếp giống như mô hình một triều đình
nơi trần thế. Khi gạt bỏ những sai khác có tính địa phương, chắt lọc những



14
cái chung chúng ta có thể đưa ra một hệ thống điện thần Đạo Mẫu như
sau[36, tr. 22]:
- Ngọc Hoàng
- Tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng
Ngàn, Mẫu Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu).
- Ngũ vị Vương quan (Từ Đệ nhất đến Đệ ngũ), thường người
ta xếp Đức Thánh Trần vào hàng các Quan.
- Tứ vị Chầu bà hay Tứ vị Thánh bà là hóa thân trực tiếp của
Tam tòa Thánh Mẫu.
- Ngũ vị Hoàng tử (gọi theo từ Đệ nhất đến Đệ ngũ).
- Thập nhị Vương cô (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12).
- Thập nhị Vương cậu ( gọi theo thứ tự từ 1 đến 12).
- Quan ngũ Hổ.
- Ông Lốt.
Ngọc Hoàng là vị Thánh cao nhất trong Đạo Mẫu, có ban thờ riêng

trong các đền và phủ, nhưng vai trò của Ngọc Hoàng trong các nghi lễ thờ
cúng và tâm thức dân gian lại mờ nhạt. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh thì đó
là sự gá lắp lỏng lẻo của Đạo Giáo Trung Quốc vào Đạo Mẫu khi nó phù
hợp với tâm thức của người Việt Nam là có mẹ thì phải có cha.
Vị thần chủ có quyền lực nhất trong Đạo Mẫu chính là Tam tòa
Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ. Thánh Mẫu Liễu Hạnh
là một nhưng hóa thân thành Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Địa cai quản
vùng trời và nhân sinh. Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng rừng núi, Mẫu
Thoải trông coi vùng sông nước biển hồ.
Tiếp theo là tới hàng Quan Lớn, gồm 10 vị được thờ và hay nhập
đồng gọi theo thứ tự từ 1 đến 10. Trong 10 vị này có 5 vị đầu thường hay
giáng đồng hơn. Các quan đều thuộc dòng Long Vương Thủy phủ.



15
Hàng Chầu gồm 12 vị được gọi từ 1 đến 12 trong đó Tứ vị Chầu bà
là hóa thân trực tiếp của Thánh Mẫu trông coi các phủ và rất hay giáng
đồng. Các vị thánh này đều có nguồn gốc người dân tộc ở vùng núi, thuộc
Nhạc phủ, dòng Tiên nữ. Khi giáng đồng các Chầu ăn mặc theo trang phục
dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mường, nhạc chầu văn theo điệu Xá Thượng
mang đặc trưng miền núi.
Dưới hàng Chầu là hàng Quan Hoàng gồm 10 ông từ Hoàng Nhất
đến Hoàng Mười nhưng chỉ có bốn ông hay giáng đồng là Hoàng Cả,
Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười.
Hàng Cô có 12 cô từ Cô Cả đến Cô Bé đều là thị nữ của Thánh Mẫu
và các Chầu. Tuy nhiên khi giáng đồng chỉ thấy Cô Đôi, Cô Bơ, Cô Chín,
Cô Cam Đường thường hay giáng còn Cô Bốn, Cô Sáu thi thoảng có giáng
ở phủ Thượng Ngàn hoặc Thoải Phủ.
Hàng Cậu là phụ tá của các Quan Hoàng. Khi giáng đồng chỉ thấy

Cậu Bơ và Cậu Bé là hay giáng.
Bên cạnh đó Quan Ngũ Hổ và Ông Lốt cũng hay giáng đồng cho
những người có căn Ngũ Hổ hoặc Bạch Xà.
Trong điện thờ Mẫu, hệ thống thần linh cũng được chia ra làm các
phủ riêng biệt. Và mỗi phủ đó đại diện cho một miền khác nhau của vũ trụ.
Trong Đạo Mẫu hiện nay tồn tại quan niệm Tam Phủ và Tứ Phủ. Tứ Phủ là
gồm ba phủ trong Tam Phủ (Thiên, Địa, Thoải) và có thêm Phủ Thượng
Ngàn (Nhạc Phủ). Quan niệm này đều bắt nguồn từ quan niệm vũ trụ luận
nguyên sơ là Âm và Dương, dần dần yếu tố âm trong lưỡng cực Âm Dương
phân hóa thành Địa Phủ, Thoải Phủ và Nhạc Phủ. Tứ phủ ứng với bốn
phương, bốn miền của vũ trụ biểu hiện thành bốn màu cơ bản: Thiên Phủ
ứng với màu đỏ, Thoải Phủ ứng với màu trắng, Địa Phủ ứng với màu vàng,
Nhạc Phủ ứng với màu xanh. Đó cũng là màu sắc của trang phục các vị



16
thánh khi giáng đồng, và màu sắc của các đồ cúng lễ. Từ màu sắc này
chúng ta có thể dễ dàng phân biệt vị thánh thuộc phủ nào trong hệ thống
Tam Phủ, Tứ Phủ khi hầu đồng.
Còn có các địa điểm thờ Mẫu Liễu Hạnh lớn được gọi là Phủ như
Phủ Giầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) là xuất phát từ sự mô phỏng
của dân gian theo cách định danh cung vua, phủ chúa thời vua Lê, chúa
Trịnh. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn có một phủ hay được nhắc đến đó là
Phủ Trần Triều.
Đứng ở phương diện điện thần, Đức Thánh Trần được coi là vị thánh
Tứ Phủ. Tuy nhiên về hàng bậc cũng như phủ của Ông trong Tứ Phủ lại
không dễ xác định. Ông không thuộc dòng tiên thánh mà thuộc dòng nhân
thần được quy về dòng Long Vương Bát Hải Đại Vương nên được đặt
riêng ra thành một phủ Nhân thần thường hay gọi là phủ Trần Triều. Về thứ

bậc có lúc ông được đồng nhất với Vua cha trong đối sánh với Mẫu mẹ,
kèm theo lễ hội tưởng niệm “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, thậm
chí còn được đẩy lên mức độ cao hơn là Ngọc Hoàng (nơi thờ ông ở Kiếp
Bạc hai bên có hai dãy núi Nam Tào và Bắc Đẩu chầu về). Thông thường ở
các giá vua cha, Ngọc Hoàng chỉ giáng chứ không nhập đồng. Nhưng Đức
Thánh Trần lại khác, cùng các thuộc hạ và thần nhân Ông nhập đồng để trừ
tà, chữa bệnh hình thành một dòng đồng mới là dòng thanh đồng[36, tr. 38]
Tóm lại hệ thống thần linh trong Đạo Mẫu bao gồm cả thiên thần và
nhân thần đều là các vị thần linh có nguồn gốc tiên thánh. Các vị thần này
trải qua quá trình lịch sử hóa, trần gian hóa đã được tái tạo trở thành những
người có đầy đủ nguồn gốc công trạng với nhân dân nên được nhân dân tôn
kính và phụng thờ. Thánh Mẫu Liễu Hạnh ra đời muộn nhất nhưng thần
tích và công trạng của bà được nhân dân lưu truyền và lịch sử hóa một cách
trọn vẹn nên bà đã bước lên ngôi vị cao nhất trong điện thần Tứ phủ.



17
Trong điện thờ Mẫu, tuy Mẫu đứng ngôi vị cao nhất có quyền năng
tối thượng nhưng bên cạnh Mẫu luôn có những người giúp việc là các Nam
thần và Nữ thần. Các vị thánh nam thì hóa thân trực tiếp vào các vị trí hàng
Quan Lớn, Quan Hoàng, Cậu và cũng phân thành Tứ Phủ. Thánh Mẫu với
vai trò thần chủ của điện thờ nhưng lại hóa thân trực tiếp vào hàng Chầu Bà
với những người giúp việc là hàng các Cô. Như vậy theo quan niệm dân
gian, Mẫu là một, là nhất thể nhưng lại hóa thành tam vị: Thiên, Địa, Thoải
để rồi thành ra Tứ vị Mẫu, tượng trưng cho bốn miền vũ trụ tạo thành cặp
Thiên – Địa (Trời – Đất), Thanh – Thoải (Rừng núi – Sông biển).
Còn ở tầm vi mô, Tứ phủ lại mô phỏng như một gia tộc, theo quan
niệm truyền thống “nhân thân tiểu thiên địa”. Hơn thế nữa đó là một gia
tộc đã được cung đình hóa qua cách thức bài trí, hệ thống xưng hô, trang

phục… Khá nhiều vị thánh trong Tứ phủ được gán với chức vị công chúa,
hoàng tử thuộc triều đại nào đó[36, tr. 43]. Tuy ở trên cao nhưng Mẫu và
các vị thánh Tứ Phủ vẫn có suy nghĩ gần gũi với người dân lao động nên
tục thờ Mẫu nhanh chóng được hòa nhập vào không gian thờ cúng ở làng
quê Việt Nam chính là một ban thờ sau ban Phật trong ngôi chùa làng. Từ
những nét trên đã cho chúng ta một cảm nhận ban đầu rằng Đạo Mẫu chính
là khát vọng của nhân dân lao động Việt Nam muốn có một tôn giáo mang
hơi thở, khát vọng, tư duy của chính họ. Do vậy chúng ta cần phải bảo lưu
những giá trị tốt đẹp của tôn giáo cổ truyền này.
1.2 Nghi lễ lên đồng của Đạo Mẫu.
Hầu đồng là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ cũng như một số
dạng thờ Mẫu khác. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tứ phủ vào
thân xác các ông đồng, bà đồng là sự tái hiện lại hình ảnh các vị thánh,
nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo Mẫu.



18
Lên đồng, hầu đồng hay hầu bóng là thuật ngữ quen thuộc trong tín
ngưỡng Tứ phủ. Đồng là từ gốc Hán để chỉ người con trai dưới 15 tuổi với
tư chất trong trắng, ngây thơ tự nhiên để thần linh có thể nhập vào. Dần dần
sau này người ta dùng các cô gái thay thế các thiếu niên này tuy nhiên
trong số các ông đồng, bà đồng thỉnh thoảng người ta thấy các em trai nhỏ
trên dưới 10 tuổi. Hầu bóng trong đó từ bóng chỉ vị thần linh nào đó chiếu,
nhập cái bóng (hồn) của mình vào ông đồng hay bà đồng và ông bà đồng
này chỉ là người hầu hạ cái bóng thần linh đó.
Lên đồng hay hầu đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của nhiều
vị thần linh, trong đó mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (ốp đồng, giáng
đồng) rồi làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ, nhảy múa, ban
lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăng đồng) được gọi là một giá đồng (tức

thời gian thần linh ngự trên cái giá của mình là các ông đồng bà đồng).
Hầu bóng thường diễn ra vào nhiều dịp trong một năm. Với những
đồng thầy đền thì trong một năm có lễ hầu xông đền, lễ hầu thượng nguyên
(tháng giêng), lễ hầu nhập hạ (tháng 4), lễ tán hạ (tháng 7), lễ tất niên
(tháng 12), lễ hạp ấn (25 - 12)… Trong các dịp trên, hai lần được coi là
quan trọng hơn cả là vào tháng 3 giỗ Thánh Mẫu và tháng 8 là dịp giỗ Vua
Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần. Đối với mỗi đền hay mỗi ông đồng bà đồng
thì các dịp hầu đồng còn nhiều hơn nữa như đầu tiên là lễ trình đồng, lễ lên
đồng, lễ hầu bản mệnh, lễ hầu ngày tiệc các vị thánh như tiệc cô Bơ (12/6),
tiệc Quan Tam Phủ (24/6), ông Hoàng Bảy (17/7), Trần Triều (20/8), Đức
Vua Cha (22/8), tiệc Chầu Bắc Lệ (tháng 9)… Với các đồng thầy ngoài
việc đảm bảo lễ trong các tiệc trên họ có thể tiến hành hầu đồng quanh
năm. Trong lễ hầu đó họ kết hợp hình thức lên đồng với các nghi lễ cắt giải
tiền duyên, di cung hoán số, trình đồng tiễn căn… cho người có căn cao số



19
nặng. Các bước chuẩn bị cho những nghi lễ này dựa trên nền tảng của nghi
lễ hầu đồng[44, tr. 190].
Mục đích của chúng tôi khi mô tả lại chi tiết nghi lễ hầu đồng nhằm
cho người đọc có cái nhìn sơ lược về nghi thức này. Nhưng nghi lễ hầu
đồng chỉ là nền tảng căn bản để người hầu thông qua đó thực hiện những
nghi lễ riêng như trình đồng, khai căn mở phủ, di cung hoán số, cắt giải
tiền duyên. Và trong nghi lễ hầu đồng này chúng ta cũng cần phải biết về
hầu đồng của thanh đồng, của đồng thầy có sự khác biệt nhau. Hầu đồng
của thanh đồng chỉ có các giá đồng về ốp đồng đây được coi là hầu vì căn
quả cho nhẹ nghiệp đồng thời cầu sức khỏe, tài lộc. Còn nghi lễ hầu của
đồng thầy lại hoàn toàn khác bởi họ phải chuẩn bị mã gồm voi, ngựa,
thuyền rồng để làm nghi lễ chứng đàn, chứng mã. Đây không phải là hầu

vai mà hầu để làm việc nên người đồng thầy có thể hầu ngang, hầu tắt, hầu
lướt vì đã có sắc ấn rồi. Còn thanh đồng khi hầu buộc phải hầu hết các giá
chính thường là 20 đến 22 giá (không hầu hết 36 giá vì có giá phải lướt
bóng tức “se giá hồi cung”). Một người có căn đồng một năm thường chỉ
hầu từ 2 đên 3 vấn nhưng đồng thầy tiến hành các khóa hầu quanh năm. Có
khi một tháng họ hầu 3 đến 4 vấn tùy thuộc vào nhu cầu của người đi đăng
ký làm lễ tứ phủ như trình đồng tiễn căn, di cung hoán số… Do vậy hầu
đồng do căn quả và hầu đồng của đồng thầy về căn bản đều xuất phát từ
nền tảng nghi lễ hầu đồng của Đạo Mẫu nhưng khi tham gia chúng ta sẽ
thấy nét độc đáo của từng buổi hầu.
Để hầu đồng làm lễ cho các gia chủ, ông đồng và bà đồng thường
phải chọn ngày lành. Mấy hôm trước khi hầu, người hầu đồng phải báo
trước chủ đồng đền, mời bạn bè là các con nhang đệ tử các bạn đồng,
những người thân những người có cùng lòng tin vào Thánh tới dự. Chủ đền
hay trực tiếp đồng thầy sẽ chỉ định hai người hầu dâng, tức người giúp



20
đồng thầy trong suốt lễ hầu đồng, mời cung văn… Việc chuẩn bị các lễ vật
dâng cúng trong lễ hầu đồng kèm theo các nghi lễ khác cũng tốn khá nhiều
tiền của, thời gian. Trước nhất, bà đồng hay ông đồng phải đưa một khoản
tiền cho chủ đền để làm một bữa cơm cúng và thiết đãi những người tới dự
sau khi kết thúc buổi hầu đồng. Lễ vật dâng cúng phải phù hợp với tính
chất của buổi hầu đồng với bản thân người hầu như là lễ trình đồng, lễ hầu
bản mệnh… Các thứ rượu, thuốc lá gói, các loại bánh trái hoa quả, đồ
chơi… phải chọn cho phù hợp với các giá đồng thuộc phủ nào trong Tứ
Phủ. Sau khi hầu xong mỗi giá ông đồng hay bà đồng thường dùng các loại
đồ cúng này cùng tiền để phát lộc cho người dự.
Về nguyên tắc, mỗi giá đồng hầu một vị thần linh nào đó thì phải có

một bộ trang phục riêng, không được dùng lẫn lộn trang phục với các vị
thánh khác, nên trong một buổi hầu đồng, ông/bà đồng định hầu bao nhiêu
giá thì phải chuẩn bị ngần ấy trang phục. Trên thực tế, tùy điều kiện tài
chính, tầng lớp xã hội mà việc chuẩn bị trang phục cho hầu đồng cũng khác
nhau. Với những người nông dân nghèo xưa kia chỉ cần chiếc khăn phủ
diện màu đỏ là đủ để họ hầu các giá đồng. Nhưng với tầng lớp thị dân, hình
thức hầu đồng từ lâu đã ít nhiều cung đình hóa thì trang phục trong hầu
đồng là rất hệ trọng, không thể thiếu.
Trước khi hầu, ông đồng hay bà đồng thông qua người chủ đền phải
làm lễ chúng sinh và lễ thánh. Đồ lễ chúng sinh được đặt trên một cái mâm,
trên đó có các đồ vàng mã cắt thành hình quần áo, tiền, lá vàng, thỏi bạc…
Có khi trên mâm còn có mấy đồng tiền thả vào chậu nước dành cho những
vong hồn chết đuối. Lễ chúng sinh có mặt trong tất cả các nghi lễ của tín
ngưỡng Tứ phủ và tín ngưỡng dân gian khác, dành cho những vong hồn
chết dữ hay không có người thừa nhận…Trước khi làm lễ hầu, cũng có lễ
cúng Thánh tại đền. Vật dâng cúng là thức ăn và những thứ hoa quả, bánh



21
trái. Tuy nhiên trong lễ này bắt buộc phải có ba loại thịt (tam sinh) đó là gà,
ngan, lợn. Cúng xong người ta đốt vàng mã cho chúng sinh và các Thánh
Tứ Phủ rồi rắc quanh chùa hay đền[44, tr. 191].
Theo trật tự thời gian có thể phân một buổi hầu đồng của đồng thầy
khi làm các nghi lễ kèm theo như: cắt giải tiền duyên, di cung hoán số…
thành các bước: thánh giáng, thay lễ phục thắp hương làm phép, múa đồng,
làm nghi lễ, ban lộc và nghe văn chầu, thánh thăng. Sau khi làm lễ và xin
phép mọi người được nhập đồng, ông đồng hay bà đồng trùm khăn đỏ phủ
diện lên đầu để thực hiện nghi thức thánh giáng, một nghi thức quan trọng
bậc nhất trong hầu bóng. Bà đồng hay ông đồng trùm khăn phủ diện, hai

tay dâng ba nén hương và các thân lắc lư cho tới khi nào thánh giáng thì
buông các nén hương, rùng mình, tay báo hiệu thánh thuộc hàng, thứ bậc
nào. Lúc đó cung văn tấu nhạc và xướng văn chầu phù hợp với vị thánh
vừa giáng.
Có hai hình thức thánh giáng, giáng trùm khăn (gọi là hầu tráng
mạn) và giáng mở khăn. Các giá thánh mẫu đều theo hình thức trùm khăn
(tráng mạn). Khi mẫu đệ nhất giáng thì người hầu giơ ngón tay trái lên báo
hiệu mẫu đã giáng, cung văn tụng kinh theo tiếng chuông và mõ. Khi người
hầu khẽ rùng mình, bắt chéo hai tay trước trán báo hiệu mẫu đã thăng, cung
văn chuyển sang điệu xe giá hồi cung.
Nếu Mẫu đệ nhất mặc áo đỏ, khăn đỏ, quạt đỏ, thì ở Mẫu đệ nhị,
người hầu mặc áo xanh, khăn xanh, quạt xanh. Khi mẫu giáng thì người
hầu giơ hai ngón tay trái. Cũng có khi người hầu giá này dưới hình thức lộ
diện bằng các xoay ngang khăn, dùng quạt lông công màu xanh che trước
mặt, quay từ trái sang phải phán bảo chúc tụng. Khi thánh thăng thì người
hầu giơ quạt lên che đầu. Giá Mẫu đệ tam cũng hầu không lộ diện như Mẫu
đệ nhất. Các giá Mẫu tuy chỉ giáng về chốc lát nhưng đóng vai trò hết sức



22
quan trọng bởi lúc này người thầy cúng trong buổi lễ sẽ lên cung trình với
Mẫu lý do của buổi hầu đồng, những nghi lễ sẽ được thực hiện để cầu
mong Mẫu phù hộ cho các gia chủ được khỏe mạnh, có tài lộc, hạnh phúc.
Khi biết nguyện vọng trên, người đồng thầy mang bóng Mẫu chấp thuận và
buổi lễ hầu đồng được tiếp tục. Trùm khăn phủ diện có ý nghĩa quan trọng
nhất trong nghi lễ thánh giáng. Từ quan niệm cho rằng người hầu đồng chỉ
là cái xác, cái giá, cái ghế để thánh nhập vào nên khi ông đồng, bà đồng
trùm khăn lên đầu, thì họ được coi như người đã chết. Có lẽ vì thế mà khi
người đã tắt thở bao giờ người ta cũng lấy khăn phủ mặt, còn với người

đang sống nếu lấy khăn che mặt là một điều cấm kỵ [44, tr. 139].
Hình thức hầu mở khăn, tức thánh nhập thực sự và xuất hiện trước
mặt mọi người là hình thức hầu dành cho hầu hết các Thánh từ Quan trở
xuống. Tuy nhiên trong một buổi hầu đồng, không phải ai cũng hầu tất cả
các vị thánh mà chỉ một số vị thánh nào đó mà người ta biết rõ về thần tích
cũng như vai trò phù trợ của họ đối với người trần. Ngay trong một số vị
thánh mà nhiều người thường hầu, tùy theo căn đồng của mỗi ông đồng hay
bà đồng họ đặc biệt thường xuyên hầu một hay một số vị thánh nào đó. Ví
dụ trong buổi hầu đồng của đồng thầy có làm lễ cắt giải tiền duyên, di cung
hoán số… thì hàng Quan lớn như Quan Đệ Nhất, Đệ Tứ giáng bóng về còn
Quan Đệ Nhị, Quan Đệ Tam, Đệ Ngũ sẽ nhập đồng và trực tiếp làm lễ[36,
tr. 53].
Khi thánh giáng và nhập đồng thì lúc đó ông đồng, bà đồng không
còn là mình nữa mà là hiện thân của thần linh, những người ngồi quanh tỏ
ra tôn kính, thưa gửi bằng những cung cách tôn kính nhất, như những
người trần gian xưng hô với vua quan thời phong kiến. Khi thánh đã nhập,
ông đồng hay bà đồng dùng tay ra hiệu (thánh nam nhập thì ra hiệu bàng
tay trái, thánh nữ nhập thì ra hiệu bằng tay phải) và tung khăn phủ diện.



23
Lúc này hai người hầu dâng giúp người hầu đồng thay lễ phục cho phù hợp
với vị trí và tính cách từng người. Nói chung các vị thánh ở cùng một hàng
như hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, Cô… đều mặc một kiểu, sự khác biệt
chính là màu sắc lễ phục sao phù hợp với phủ của từng vị, phù hợp với gốc
tích dân tộc, phù hợp với vị thế là bên văn hay bên võ[36, tr. 55].
Sau khi thay đổi lễ phục, ông đồng hay bà đồng làm lễ dâng hương.
Đó là nghi thức không thể thiếu được của bất cứ sự hiện diện nào của các
vị thánh. Các ông đồng hay bà đồng nhận một số nén hương cầm trong tay

phải, huơ lên phía các nén hương khác làm động tác phù phép mà những
người hầu đồng gọi là “khai quang”, tức là xua đuổi đi cái trần tục, ma quỷ
làm trong sạch hương để dâng cho các vị thánh. Sau khi làm phép “khai
quang” ông đồng hay bà đồng ném nén hương xuống đất hay đưa cho
người hầu dâng, rồi cầm bó hương tiến tới trước bàn thờ thánh làm lễ dâng
hương.
Nghi thức dâng hương có sự khác biệt giữa thánh nam và thánh nữ.
Thánh nữ quỳ dâng hương, rập trán xuống đất ba lần. Các thánh nam thì
quỳ lạy, giơ cao bó hương trước trán. Mỗi lần vái lạy của thánh như vậy thì
người ta lại đánh một tiếng chuông. Việc dâng hương là một hành vi tôn
kính, một lời nguyện thầm lặng biểu hiện bằng làn khói hương bốc lên trời.
Hương cũng như các màu sắc chói lọi, mùi hương thơm của nước hoa, trái
cây… không những làm cho các vị thần linh thích mà còn có tác dụng xua
đuổi ma tà, chống lại những chết chóc[36, tr. 56].
Sự nhập hồn và tái sinh của thánh vào cơ thể các ông đồng, bà đồng
được biểu hiện sống động bằng các động tác múa. Tùy theo vị trí, và tính
cách của mỗi vị thánh mà động tác múa cũng khác nhau. Trong quá trình
này người đồng thầy mang bóng thánh sẽ tiến hành các nghi lễ như cắt giải
tiền duyên hoặc trình đồng tiễn căn theo quyền năng của mình. Đây chính



24
là điểm khác biệt cơ bản về hầu đồng của đồng thầy so với thanh đồng. Khi
múa xong, thánh lại ngồi xuống. Lúc này cung văn hát những bài văn chầu
kể lại sự tích, lai lịch và ca ngợi tài năng, sắc đẹp công đức của các vị thánh
đang giáng. Lúc này hai người hầu dâng cũng dâng lên thánh rượu, thuốc…
trước khi thánh dùng các đồ dâng đó phải làm nghi thức “khai quang” tức
làm thanh sạch hóa các đồ cúng dâng cho thần linh. Những chất kích thích
như rượu, thuốc lá, trầu có tác dụng trực tiếp tới trạng thái ngây ngất của

các ông đồng, bà đồng một trạng thái cần thiết cho thánh giáng. Mặt khác
theo quan niệm rất cổ xưa, rượu nước uống vào cơ thể coi như máu tiếp
thêm sức sống làm các vị thần linh sống lại trong cơ thể của các ông đồng
và bà đồng.
Đây cũng là lúc những người ngồi dự xung quanh xán lại bên các
ông/bà đồng nghe thánh phán truyền về tương lai hay dâng lễ vật cầu xin
bảo hộ, cầu tài lộc, xin chữa bệnh… Cũng có những ông/bà đồng đáp lại
những lời cầu xin, phán truyền bằng lời hay chỉ bằng ánh mắt điệu bộ bởi
họ nhập đồng theo kiểu “cấm khẩu”. Trong lúc thánh ngồi nghe hát chầu
văn, truyền bá cũng là lúc thánh phát lộc. Người hầu đồng cũng như các
con nhang đệ tử đi dự hầu đồng đều ước muốn được thánh thần ban phát
lộc cho bản thân và gia đình mình khác với đi tu niệm phật là để cầu phúc
cho đời sau[36, tr. 58].
Tùy theo từng vị thánh hay sở thích của từng ông đồng, bà đồng mà
việc truyền phán, phát lộc nhanh hay lâu rồi sau đó thánh thăng. Dấu hiệu
thánh thăng thường là lúc ông đồng, bà đồng ngồi yên, khẽ rùng mình, hai
tay bắt chéo trước trán hay che quạt lên đỉnh đầu… thì lúc đó người hầu
dâng phải nhanh chóng phủ khăn lên đầu ông/ bà đồng, những người cung
văn tấu nhạc và hát điệu thánh xe giá hồi cung. Cũng từ đó ông đồng và bà
đồng lại chuẩn bị nhập đồng vị thánh khác.

×