A. Giới thiệu chung về cổ phiếu Ngân Hàng tại Việt Nam
1. Lịch sử ra đời của cổ phiếu Ngân Hàng tại Việt Nam
Như một quy luật, ở đâu có TTCK thì ở đó có sự tham gia của hệ thống NHTM. Tại
Việt Nam, NHTM đã tham gia vào thị trường như tổ chức đầu tư, bảo lãnh, phân phối, thanh
khoản… cho TTCK từ khi thị trường này hình thành. Tuy nhiên, việc các NHTM tham gia
trực tiếp vào thị trường bằng cách chào sàn chứng khoán của chính NH mình thì phải đến
năm 2006 mới có. Tính đến nay, đã có 8 mã cổ phiếu Ngân Hàng được niêm yết.
• Sacombank là ngân hàng tiên phong “chào sàn” tại Việt Nam
Ngày 12/7/2006, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) niêm yết cổ
phiếu, nâng tổng số lượng cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại TTGDCK TP HCM tăng hơn 3
lần so với cuối năm 2005 Cũng tại thời điểm đó, giới chuyên môn đã nhận định: sự kiện
Sacombank lên sàn không chỉ làm tăng quy mô vê vốn mà còn tạo ra những chuyển biến
mới.
• ACB nối gót Sacombank
Ngày 21.11, hơn 110 triệu cổ phiếu (CP) của NH ACB đã chính thức giao dịch tại
TTGDCK HN. Đây là CP NH thứ hai tham gia thị trường chứng khoán (TTCK) tập trung
sau CP Sacombank niêm yết tại TTGDCK TPHCM. Các chỉ số chứng khoán ở cả hai sàn
giao dịch đều tăng mạnh.
Điều đáng ngạc nhiên là, chính NĐT trong nước mới là nhân tố làm nên phiên giao
dịch bùng nổ của ACB khi giá trị chuyển nhượng lên tới hơn 7,2 tỉ đồng. Trang thông tin
giao dịch trực tuyến của sàn HN đã tê liệt cả buổi sáng ngày 21.11 do lượng nhà đầu tư truy
cập xem giao dịch quá đông. Tổng khối lượng đặt mua CP ACB lên tới 322.600 CP, cao gấp
đôi lượng chào bán. Giá giao dịch cao nhất đạt 150.000đ/CP, giá thấp nhất đạt 119.000đ.
Thống kê của TTGDCK HN cho thấy tổng giá trị giao dịch CP ACB trong ngày đạt xấp xỉ
7,4 tỉ đồng, chiếm trên 56% tổng giá trị toàn thị trường CP. Chỉ số HASTC đóng cửa ở mức
202,94 điểm, tăng 5,77 điểm.
• Năm 2009, hàng loạt cổ phiếu Ngân Hàng “chạy đua” lên sàn:
SHB (Ngân Hàng TMCP Sài gòn):
Tiếp theo là SHB chào sàn Hà Nội với giá 14.400 đồng, giao dịch dẫn đầu thị
trường.Cụ thể, sáng nay, 50 triệu cổ phiếu của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã chính
thức chào sàn Hà Nội với mã chứng khoán là SHB. Sự kiện này đã gây được sự quan tâm
chú ý của không ít nhà đầu tư.
VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam):
Ngày 30.6.2009, hơn 112 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) với mã chứng khoán là VCB đã chính thức được niêm yết và giao dịch
tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
CTG, NVB, EIB, HBB
Tiếp theo VCB, bốn ngân hàng nữa đã niêm yết trên TTCK đó là CTG, NVB, EIB và
HBB. Chúng ta có thể tóm tắt quá trình niêm yết của 8 mã cổ phiếu NH trên TTCK như sau:
STT Tên NH Mã CK Ngày niêm
yết
Số lượng Giá chào
sàn (VND)
1 NHTMCP Sài Gòn
thương tín
STB 12-7-2006 917.923.013 78.000
2 NHTMCP Á Châu ACB 21-11-2006 >110.000.000 135.000
3 NHTMCP Sài Gòn-
Hà Nội
SHB 20-04-2009 50.000.000 14.400
4 NHTMCP Ngoại
thương VN
VCB 30-06-2009 112.300.000 60.000
5 NHTMCP Công
thương VN
CTG 16-7-2009 121.200.000 50.000
6 NHTMCP Nam
Việt
NVB 13-9-2009 100.000.000 11.900
7 NHTMCP XNK VN EIB 27-10-2009 880.000.000 28.000
8 NHTMCP Nhà HN HBB 23-11-2010 300.000.000 9.600
2. Cổ phiếu Ngân Hàng đã từng là “cổ phiếu vua”:
3. Những năm 2006 - 2007 là thời vàng son của cổ phiếu NH. Cổ phiếu NH, lúc
đó, dù chỉ trên sàn OTC, cũng luôn là niềm ao ước của dân chơi chứng khoán
cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp.
4. Tháng 5/2006, chỉ trong vòng hai tuần, giá một số cổ phiếu NH trên OTC đã
tăng 30 - 70%, với tổng giá trị giao dịch khổng lồ. Cổ phiếu của Ngân hàng Á
Châu (ACB) thời điểm giữa năm 2006 đã lên hơn 10 chấm; của Eximbank là
7,2…
5. Riêng cổ phiếu của Ngân hàng Phương Đông, một NH thương mại cổ phần
(NHTMCP) nhỏ, cũng đã lên đến gần 7 chấm, tăng khoảng 70% trong vòng
một tháng. Năm 2007, đã có người bỏ ra tiền tỷ chỉ để mua thâm niên công tác
của cán bộ, nhân viên ngân hàng Vietcombank, hầu mong “bỏ con cá rô, bắt
con cá sộp” khi NH này IPO. Rồi người ta hào hứng mua bán cả những cổ
phiếu NH ảo, (vì NH đó mới chỉ được dự định thành lập)!
6. Giới phân tích cho rằng, cổ phiếu NH trở thành “cổ phiếu vua” bởi hai yếu tố
cơ bản.
7. Thứ nhất, đó là do sự thăng hoa chung của thị trường chứng khoán khi chỉ
trong 3 tháng cuối năm 2006 và đầu 2007, chỉ số giá chứng khoán tăng từ 500
điểm lên trên 1.000 điểm. Đã có lúc người ta phải đặt câu hỏi đầy lo lắng bởi
sự phát triển tới 300% trong vòng 1 năm, từ tháng 4/2006 đến tháng 3/2007 của
thị trường chứng khoán Việt Nam.
8. Thứ hai, năm 2007 cũng là năm “ăn nên làm ra” của ngành NH, khi tăng
trưởng huy động vốn lên đến 50%, và tăng trưởng tín dụng ở mức 40% so với
năm 2006. Đây cũng là năm các NHTMCP thể hiện kết quả kinh doanh ấn
tượng và nỗ lực đầu tư không mệt mỏi để phát triển công nghệ, dịch vụ và
mạng lưới hoạt động.
9. Cổ phiếu NH còn có thêm “lực đẩy” khi nhiều NHTMCP có cổ đông chiến
lược nước ngoài.
B. Những biến động của nhóm cổ phiếu Ngân Hàng năm 2010:
1. Bối cảnh thị trường chứng khoán năm 2010 nói chung:
Biểu đồ 1: Diễn biến chỉ số VN Index năm 2010:
Các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán năm 2010
1. 11/1 : Tin đồn tăng LSCB
2. 26/1: lãi suất cơ bản tăng lên 8%
3. 11/2: Tỷ giá chính thức (USD/VND) tăng 3,36%
4. 15/3: ANZ thoái vốn tại STB
5. 1/ 4: Chính phủ yêu cầu nhà nước hạ thêm LS cho vay
6. 7/5 Chính phủ ban hành nghị quyết 23/NQ-CP yêu cầu NHNN khẩn trương có biện
pháp để hạ lãi suất
7. 6/5 Thị trường chứng khoán thế bắt đầu giai đoạn giảm mạnh do lo ngại khủng hoảng
vỡ nợ công lan rộng khắp châu Âu sau khủng hoảng trầm trọng tại Hy Lạp.
8. 20/5: Thông tư 13 ban hành
9. Tháng 7: Vinashin công bố khoản nợ 80000 tỷ và lo ngại phá sản
10.1/8 : tin đồn các quĩ của Dragon Capital thoái vốn
11.12/8: ĐHCĐ của VEIL và VGF quyết định không thoái vốn
12.17/8 Tỷ giá thị trường tự do biến động tăng, tỷ giá chính thức tăng 2,1%
13.6/9: Chính phủ yêu cầu NHNN rà soát thông tư 13
14.28/9: Thông tư 19 sửa đổi thông tư 13 nhưng ko có trọng yếu
15.30/9 tỷ giá ngoại tệ thị trường tự do bắt đầu tăng mạnh, giá vàng cũng có xu hướng
tăng mạnh
16.23/10: CPI tăng cao lên 1,05%’
17.5/11: LSCB lên 9%, NHNN tăng cường thắt chặt tiền tệ, không phá giá VND cho đến
cuối năm
18.11/11: giá vàng đạt đỉnh 38 triệu đ/ lượng, USD tự do lên 21500
19.24/11: CPI tháng 11 tăng 1,86%, CPI cả năm vượt dự kiến 11% và tin đồn NHNN tạm
hoãn thời hạn tăng vốn điều lệ của NHTM lên 3000 tỷ sang năm sau
20.8/12: Techcombank nâng lãi suất huy động lên 17%, nhen nhóm 1 cuộc đua lãi suất
21.14/12: các NHTM được gia hạn tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ thêm 1 năm, các NHTM
đồng thuận lãi suất huy động cao nhất 14%
22.15/12: Moody hạ tín nhiệm TPCP của Việt Nam xuống B1
23.24/12: CPI tháng 12 tăng 1,98%
(Nguồn: Vietcombank Security)
Trái với những dự báo lạc quan của năm 2009, năm 2010 lại là 1 năm đáng thất vọng
với các nhà đầu tư khi các chỉ số VN Index, HNX Index liên tiếp sụt giảm so với năm
2009.
- Trong 6 tháng đầu năm 2010, đây là giai đoạn lạc quan và đạt mức cao nhất của TTCK
trong năm.VNI tại 549 điểm và HNX – index tại 187,22 điểm.
- Nửa cuối 2010, đây là thời kỳ khó khăn nhất của thị trường CK. VNI đóng cửa giảm 2%
so với cuối 2009 khi chốt phiên 31/12/2010 tại 484.66 điểm, HNX đóng cửa tại 114,24 điểm
giảm 32% so với cuối 2009. Đặc biệt trong giai đoạn này , chỉ số giảm xuống với mốc đáy
của năm là vào tháng 8 và tháng 11. VNI với 2 lần giảm xuống mức đáy là 420 điểm, HNX
giảm thấp nhất trong vòng 18 tháng xuống 97,41 điểm(t11/2010).
- Tuy nhiên tháng 12, một khối lượng lớn tiền "lạ" bất ngờ đổ về thị trường đã vực dậy VN-
Index.
Chỉ trong vòng 20 phiên, VN-Index tăng từ mốc 426 điểm lên 493 điểm (tăng tương ứng
15%). Khối lượng giao dịch trên HSX bắt đầu nhích dần lên 60, 70 triệu đơn vị, thậm chí đã
xuất hiện các phiên giao dịch sôi động lên tới trên 100 triệu đơn vị/phiên, những con số
thường thấy trong một xu hướng tăng trưởng của thị trường.
Cá biệt, trong một phiên 14/12, khối lượng giao dịch trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh
lên tới 134,9 triệu đơn vị (tương ứng 3.279 tỷ đồng), sàn Hà Nội cũng khớp gần 110,9 triệu
cổ phiếu (tương ứng 2.262,9 tỷ đồng).
2. Năm 2010 có phải là 1 năm mà cổ phiếu Ngân Hàng tạo sóng?
Biểu đồ Giá và khối lượng giao dịch của các cổ phiếu Ngân Hàng tiêu biểu
Nguồn: Cophieu68.com
2.1 Giai đoạn 1: 6 tháng đầu năm 2010:
Đầu năm cổ phiếu ngân hàng được xếp vào nhóm cổ phiếu có tính thanh khoản tốt
nhất thị trường. Có thể thấy rõ đặc điểm này trong giai đoạn từ đầu năm 2010 khi mà tổng
khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng khối
lượng toàn thị trường. Theo số liệu thống kê thì nhóm cổ phiếu này chiếm trung bình
9,34% tổng khối lượng khớp lệnh toàn thị trường, trong đó riêng 3 tháng đầu năm con số này
lên tới 16% và đóng một vai trò quan trọng giúp VN-Index tăng điểm. Tại HOSE, dẫn đầu
top thanh khoản tháng 1/2010 thuộc về mã STB của Ngân hàng Sacombank, với hơn 50,20
triệu đơn vị được chuyển nhượng trong tháng. Như vậy trung bình mỗi phiên, STB giao dịch
2,51 triệu đơn vị. Còn EIB mới chào sàn HOSE trong năm 2009 nhưng cũng đã trở thành cổ
phiếu khá “hot” khi được khối ngoại thường xuyên vét cạn “room”. Ngoài STB và EIB thì
các cổ phiếu ngân hàng còn lại như VCB, CTG, ACB hay SHB đều có mức thanh khoản rất
cao trên thị trường. Đỉnh điểm là phiên giao dịch 02/03/2010, khi mà tổng khối lượng
khớp lệnh của 6 mã cổ phiếu ngân hàng chiếm tới 16,3% khối lượng khớp lệnh của cả 2
sàn.
Thông tư 13 được ban hành từ tháng 20/5/2010 và đã có những tác động ngay đến
các cả thị trường nói chung và cả nhóm cổ phiếu Ngân Hàng.
Cổ phiếu ngân hàng có xu hướng giảm, thị trường giao dịch không còn sôi động như
trước. Giá của các chứng khoán từng được mệnh danh là “cổ phiếu vua” vẫn cứ dậm chân
tại chỗ: STB quanh mức 22.000 đồng, ACB 34.000 đồng, VCB 43.000-44.000 đồng, EIB
22.000 đồng… Một số môi giới đã gọi các “cổ phiếu ngân hàng là trái phiếu Chính phủ đời
mới" vì các chứng khoán này rất ít sóng trong thời gian gần đây.
2.2 Giai đoạn 2: 6 tháng cuối năm 2010: Xu hướng chung là giảm nhưng tháng 12 có vài
phiên tăng đột biến.
Nửa cuối năm 2010 là quãng thời gian ảm đạm đối với cổ phiếu ngân hàng.
+ Từ tháng 8 giữa tháng 11, khi VN-Index bắt đầu rời xa mức 500 điểm, chỉ số này đã giảm
khoảng 12,8%. Trong khi đó VCB giảm 12%, STB giảm 18,7%, EIB giảm 15,2%, CTG giảm
25,8%. HNX-Index giảm cùng kỳ 34,6% thì ACB giảm 23%, NVB từ khi lên sàn (13/9/2010)
giảm 27%, SHB giảm 16,5%
+ Cuối năm, áp lực gia tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng đè nặng lên các ngân hàng, lại đối mặt
với TTCK lình xình => Việc phát hành gặp khó khăn
• Navibank là một điển hình. Dù cổ phiếu ngân hàng này đã được niêm yết trên Sở GDCK
Hà Nội (mã CK: NVB), nhưng với diễn biến thị trường trong lúc này và được dự báo từ
nay đến cuối năm khó có thể khởi sắc, giá cổ phiếu NVB đã không còn giữ được ở mức
bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu (kết thúc phiên giao dịch ngày 25/11, giá cổ
phiếu NVB chỉ còn 8.400 đồng/cổ phiếu). Vì thế, việc hoàn thành kế hoạch tăng vốn
điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng của Navibank có những khó khăn nhất định.
Thêm vào đó, cổ đông lớn của Ngân hàng là Tập đoàn Vinatex đã quyết định thoái vốn
khỏi Navibank. Đến nay, quá trình tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng của ngân hàng này hầu
như vẫn "dậm chân tại chỗ".
+ 14/12. Các NHTM được chính thức gia hạn việc tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ trong vòng 1
năm, NHTM đồng thuận lãi suất huy động 14%, làm cho cổ phiếu ngân hàng tăng điểm
mạnh.
• Phiên giao dịch sáng nay 14/12 được coi là phiên giao dịch kỷ lục của năm 2010 khi cổ
phiếu ngân hàng đang dần “soán ngôi” cổ phiếu chứng khoán làm trụ đỡ cho thị trường và
hàng trăm triệu cổ phiếu được bán ra song lượng tiền đổ vào thị trường không lấy vì thế
mà suy giảm.
+ Trong ngày 14/12, Habubank HBB giao dịch kỷ lục 16 triệu cổ phiếu, gấp hơn 8 lần
lượng cổ phiếu giao dịch vào ngày trước đó, giá cổ phiếu tăng 800 đ/cp, cuối phiên vẫn
dư mua trần gần 400 nghìn đơn vị.
+ STB giao dịch 14,7 triệu cp, gấp gần 4 lần so với lượng cổ phiếu giao dịch ngày 13/12
(4, 07 triệu cp); cách giá trần 100 đồng
+ ACB tăng 1.600 đồng, giao dịch 3 triệu cp, gấp gần 5 lần so với lượng cổ phiếu giao
dịch vào ngày trước đó;
+ SHB giao dịch 5,4 triệu cp trong khi đó trước đó 1 ngày SHB chỉ giao dịch 481300 cổ
phiếu ;
+ EIB giao dịch hơn 7 triệu cp, trước đó 1 ngày EIB giao dịch hơn 2,5 triệu cổ phiếu…
+ SHB, EIB, NVB, CTG cuối phiên đều tăng trần.
ACB 13/12 14/12 15/12 16/12
Giá cổ phiếu 25.7 27.3 29.1 13.4
Khối lượng giao
dịch 636,700 3,073,500 2,001,600
1,072,7
00
SHB 13/12 14/12 15/12 16/12
Giá cổ phiếu 12.5 13.3 14.2 13.4
Khối lượng giao
dịch 481,300 5,401,100 5,479,900
2,415,4
00
HBB 13/12 14/12 15/12
Giá cổ phiếu 11.2 12 12.8 12.1
Khối lượng giao
dịch 1,847,700
16,071,30
0
12,626,10
0
2,870,9
00
EIB 13/12 14/12 15/12 16/12
Giá cổ phiếu 14.6 15.2 15.9 15.2
Khối lượng giao
dịch 2,512,150 7,441,170 3,366,080
2,156,1
90
3 Nguyên nhân nào khiến giá cổ phiếu Ngân Hàng “down”:
Chắc hẳn đến nay, vẫn chưa nhiều người lãng quên 1 thời hoàng kim của nhóm cổ
phiếu Ngân Hàng. Từng được mệnh danh là “cổ phiếu vua”, từng được coi là các ông lớn
dẫn dắt cả thị trường chứng khoán, thì nay việc nhóm cổ phiếu Ngân Hàng tụt dốc đã gây
không ít lo lắng cho các NĐT đang nắm giữ loại cổ phiếu này. Thông qua phân tích diễn
biến giá và khối lượng giao dịch, có thể thấy 1 xu hướng chung của các mã cổ phiếu Ngân
Hàng đều tụt giá. Vậy, đâu mới là nguyên nhân “dập giá”cổ phiếu Ngân Hàng trong năm
2010?
3.1Nhóm nhân tố thị trường:
Giá cổ phiếu trên thị trường phụ thuộc trực tiếp vào tương quan giữa cung cầu.
Nhìn chung xu hướng của thị trường cổ phiếu Ngân Hàng năm 2010 có xu hướng down
và bật trở lại vào cuối năm 2010.
Nhân tố thị trường:
Nhóm ngành ngân hàng đồng thời cũng là 1 trong 19 nhóm ngành (ngành cấp 2)
trên TTCK vậy nên diễn biến của giá cổ phiếu ngành Ngân Hàng cũng chịu ảnh hưởng
bởi diễn biến chung của thị trường. Năm 2010 là 1 năm khó khăn cho hoạt động Ngân
Hàng, Chính phủ liên tiếp thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng cao…
Dòng vốn đầu tư đổ vào nền kinh tế nói chung và lĩnh vực chứng khoán nói riêng cũng
suy giảm. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ ngại dốc ví để đầu tư bởi chi tiêu còn không đủ, lấy
đâu ra tiền để đầu tư và đầu tư làm gì khi xu hướng thị trường được dự báo là sẽ “down”?
Trong khi đó, giá vàng và đô la lại dao động mạnh cũng phần nào kéo các nhà đầu tư
nhảy từ “chứng khoán” dốc hầu bao để “lướt sóng” trên thị trường vàng và đô la.
Nhân tố chính sách:
- Nghị định 141/NĐ-CP
Đứng trước 1 năm đầy khó khăn và thách thức, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh
khốc liệt để duy trì hoạt động trên thương trường. Và 1 trong những rào cản lớn nhất là
nghị định 141/NĐ- CP. Chính phủ vừa ra quyết định hạn chế các doanh nghiệp Nhà nước
góp vốn, đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp này thoái
vốn tại các TCTD khiến cho hoạt động của các TCTD càng trở nên khó khăn và lộ trình
tăng vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ngày 22/11/2006 của
Chính phủ là bài toán “hóc búa” đối với nhiều ngân hàng. Ngân Hàng nhà nước còn gấp
rút yêu cầu các Ngân Hàng phải dự thảo kế hoạch tăng vốn điều lệ trước tháng 3 năm
2010 và đến cuối năm 2010 vốn điều lệ phải tăng lên 3000 tỷ. Việc này đã khiến cho các
lãnh đạo Ngân Hàng phải đau đầu giải quyết bài toán vốn.
- Thông tư 13 – “giọt nước làm tràn ly chứng khoán”:
Thông tư 13 ban hành ngày 20 tháng 05 năm 2010 (chính thức có hiệu lực vào
ngày 01 tháng 10 năm 2010) đã gây 1 cú sốc đối với nhóm cổ phiếu Ngân Hàng khiến
cho các mã cổ phiếu “down” giá khá mạnh (biểu đồ ví dụ của VCB, SHB, STB).
Ngân Hàng Nhà nước đã nâng hệ số an toàn vốn từ 8% 9% trong nghị
định 141/NĐ-CP ban hành năm 2006 đã tạo áp lực không nhỏ đối với các
ngân hàng trong việc đảm bảo các tỷ lệ theo quy định.
Thông tư quy định các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, cho vay
các công ty chứng khoán có hệ số rủi ro bằng 250% sẽ tác động hạn chế
dòng tiền tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán
Các ngân hàng phải chạy đua trên chiến tuyến huy động vốn, điều đó đồng nghĩa
với việc 1 lượng cung cổ phiếu lớn sẽ được tung ra và hạn chế rót vốn vào các đợt phát
hành cổ phiếu của các tổ chức tín dụng khác.
Thông tư 19 (27-09-2011) đã từng được đánh giá là “gỡ nút thắt cho thông tư 13”
với việc xác định nguồn vốn huy động được điều chỉnh theo hướng không loại trừ tiền
gửi của Kho bạc Nhà nước, vốn vay các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở
lên, hay 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế.). Nhưng những thay đổi này
cũng không ảnh hưởng nhiều nên không đủ sức tạo lực đẩy cho thị trường cổ phiếu Ngân
Hàng khởi sắc đi lên.
- Giãn tăng vốn ngân hàng là “màn cứu nguy” cho chứng khoán:
Theo thông tin sửa đổi, bổ sung Nghị định 141, gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho
các tổ chức tín dụng (TCTD) thêm một năm đến 31/12/2011, thay vì 31/12/2010.
Trong bối cảnh hiện tại, quyết định hoãn thời hạn tăng vốn điều lệ thêm một năm có
thể giúp giảm sức ép trong hệ thống tài chính đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán.
Cụ thể:
Thứ nhất: Ở góc độ cung - cầu, hoãn tăng vốn cho ngân hàng sẽ tháo gỡ được mối lo
ngại về dư thừa nguồn cung cổ phiếu ngân hàng, nếu các ngân hàng tiếp tục phát hành cổ
phiếu huy động vốn - một trong những nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu từng chiếm địa
vị hàng đầu thị trường trở nên ế ẩm suốt năm 2010.
Giải tỏa áp lực bán tháo cổ phiếu ngân hàng và các khoản đầu tư tài chính khác khi cổ
đông không đủ tiền mặt để đóng góp cho các đợt tăng vốn.
Thứ hai: Nguồn vốn mà các nhà đầu tư chuẩn bị để tăng vốn cho hệ thống ngân hàng sẽ
được chuyển vào mua các cổ phiếu khác sẽ hỗ trợ tốt cho TTCK. Trong phiên giao dịch
Thứ 2 thị trường đã phản ứng một cách rất tích cực với thông tin này. Phiên giao dịch
Thứ 3, hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều tăng ấn tượng, cả giá và thanh khoản đều tăng vọt.
3.2 Nhóm nhân tố ngành:
Ngành Ngân Hàng tính đến ngày 17/09/2010 chỉ có 7 công ty niêm yết ( đến nay đã là
8 Ngân Hàng), tuy nhiên mức độ vốn hóa của ngành lại đứng thứ 2, chỉ sau ngành tài
chính với tổng số vốn lên đến 133,72 tỷ VND. Nó thể hiện mức độ ưu thế của nhóm cổ
phiếu ngành này so với các ngành khác. Tuy nhiên, cổ phiếu Ngân Hàng năm 2010 rớt
giá không phải chỉ do ảnh hưởng thuần túy của các yếu tố thị trường mà còn do những
yếu tố bên trong, nội tại của chính Ngân hàng khiến cho cổ phiếu của họ chưa thực sự
hấp dẫn nhà đầu tư.
Tỷ lệ nợ xấu tăng, tăng trưởng tín dụng vượt tăng trưởng huy động, chất lượng tín
dụng còn thấp, tín nhiệm tín dụng hạ
Hệ thống Ngân Hàng hiện đang phải đối mặt với 2 bài toán lớn, đó là tăng vốn điều lệ và
bị hạ xếp hạng tín nhiệm tín dụng. Theo thông tư 13, 23 Ngân Hàng buộc phải tăng vốn điều
lệ lên 3000 tỷ vào ngày 31/12/2010. Tuy nhiên đến tháng 12 năm 2010, có tận 10 NHTM
chưa đáp ứng nổi yêu cầu này, NHNN đã phải “giãn” hạn 1 năm. Điều này thể hiện sự không
nhất quán trong chính sách cũng như bộc lộ những khó khăn của hệ thống tài chính và việc
sử dụng kém hiệu quả của thị trường vốn trong nước.
Tỷ lệ nợ xấu thì gia tăng, từ 1.9% vào cuối năm 2009 đến 2.5 % vào cuối năm 2010. Đặc
biệt khoản nợ lên đến 26000 tỷ đồng của các NHTM cho Vinashin vay nếu như đưa vào nợ
xấu thì tỷ lệ nợ xấu sẽ không dừng ở mức 2.5% mà sẽ leo lên tới 3.2%.
Chính những yếu tố này đã tác động vào tâm lý nhà đầu tư và góp phần làm giá cổ phiếu
Ngân Hàng trên thị trường giảm.
Nguồn: Fitch
C. Kịch bản nào cho cổ phiếu Ngân Hàng năm 2011
1. Xu hướng CP NH năm 2011
a. Những tín hiệu đáng mừng
• Với những CP trên thị trường hiện tại
Có thể nói 2010 là năm nhiều thử thách với với ngành ngân hàng do cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khắc phục. Ngân hàng đã phải đối mặt với các áp lực về
huy động vốn và tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến động…
Năm 2011, khu vực ngân hàng chắc chắn có cách tăng trưởng mới theo cách ổn định, tiến
lên cẩn trọng trên cơ sở có tầm nhìn dài hơn. Xã hội thường kỳ vọng vào sự bùng nổ, nhưng
lý thuyết và thực tế chỉ ra rằng sự chuẩn bị và sự cất cánh cẩn trọng, an toàn sẽ cho một
ngành hay một nền kinh tế tiến lên bền vững hơn mà không tốn kém bởi các cú sốc, các đổ
vỡ hay khủng hoảng. Người ta đang hi vọng vào bước đi chắc chắn của ngành ngân hàng từ
năm 2011, để cổ phiếu NH cũng có những khởi sắc.
Sau những khó khăn của khủng hoảng thời gian vừa qua, các NHTM đã xem xét lại
chiến lược hoạt động, tái cơ cấu cấu trúc hoạt động. Quá trình cải tổ hệ thống NHTM của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giúp các NHTM nâng cao được chất lượng quản trị rủi ro,
đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, năng lực vốn cũng được nâng lên.
Các NHTM đều tích cực xử lý nợ xấu và tái cơ cấu danh mục cho vay nhằm tăng chất
lượng tài sản. Với việc danh mục nợ luôn được đảm bảo đầy đủ yếu tố dự phòng rủi ro nên
khi các khoản nợ xấu được tái cơ cấu tốt, một khoản lợi nhuận lớn sẽ được ghi nhận.Những
điều này như một dạng khấu hao và sẽ mang lại dòng tiền thực hàng năm sau đó cao hơn
Cổ phiếu ngành ngân hàng đã trải qua khá nhiều thăng trầm trong giai đoạn 2007 – 2010. Sự
bứt phá trở lại của những mã ngân hàng lâu năm như ACB, STB đã khiến cho nhà đầu tư
bắt đầu chú ý đến nhóm này sau một thời gian dài bị ”thất sủng”. Để phân tích xu hướng
biến động của cả nhóm ngành, các nhà nghien cứu đã xây dựng chỉ số VS-Banking Index,
dựa trên 8 cổ phiếu ngân hàng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Cách tính chỉ số VS-Banking Index của hoàn toàn tương tự như cách tính VN-Index. Thời
kỳ gốc được chọn là đầu năm 2007 với mốc khởi điểm là 100.
Đợt thoái lùi đầu tiên kéo dài từ tháng 02/2007 đến đầu tháng 3/2009. Đây có thể coi là một
sự thử thách lớn khi mà nhiều mã cổ phiếu ngân hàng (ACB, STB ) mất đến hơn 70% giá
trị.
VS-Banking Index sụt giảm từ mức cao 205 điểm xuống còn 45 điểm. Đây rõ ràng là một sự
sụt giảm rất lớn (đến gần 80%). Đặc biệt, trong giai đoạn tháng 12/2007 đến tháng 06/2008
giá giảm gần như thẳng đứng. Standard Error Channel cho thấy giá đi trong một kênh rộng
và điều chỉnh sâu. Giai đoạn này kết thúc vào tháng 03/2009. Sau đó, giá đi vào giai đoạn
phục hồi ngắn trong vòng 4 tháng rồi lại đi vào một chu kỳ giảm điểm mới.Mặc dù không
sụt giảm nhanh và mạnh như giai đoạn trước, nhưng chính sự sụt giảm kéo dài của giai đoạn
này khiến mức thua lỗ trở nên nặng nề.
VS-Banking Index có một sự điều chỉnh giảm khá chậm nhưng dai dẳng. Sự sụt giảm trong
từng giai đoạn ngắn không quá nhiều nhưng tính cả thời kỳ là khá lớn. Chỉ số này sụt từ 115
điểm (tháng 06/2009) xuống còn 55 điểm (tháng 11/2010), tương đương hơn 50%.
Hiện nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang bắt đầu đi vào một xu hướng tăng khá bền vững.
Một số tín hiệu mua ngắn hạn đã quay trở lại trên đồ thị VS-Banking Index.
Chưa thể khẳng định nhiều về xu hướng trung hạn. Tuy nhiên,có khá nhiều điểm tương đồng
về mặt kỹ thuật giữa giai đoạn hiện nay với thời điểm cuối tháng 03/2009.
Một sự bứt phá mạnh của giá kéo theo sự phục hồi của Stochastic Oscillator, BBs Kế đến,
một số breakpoint xuất hiện với nhóm MA dài ngày cho thấy khả năng bứt phá là rất lớn.
Dựa trên những điểm giao cắt của giá với SMA 50, SMA 100 chúng tôi nhận thấy sự nâng
cao rõ rệt động lực tăng trưởng của ngành này. Trong năm 2011, chỉ số VS-Banking Index
có thể trở lại vùng đỉnh cũ 90 – 110 điểm như thời kỳ 6 tháng đầu năm 2009.
Tóm lại, mặc dù khó có thể trở lại thời hoàng kim như giai đoạn 2005 – 2007, nhưng tiềm
năng tăng trưởng của ngành ngân hàng đang lớn hơn khả năng giảm điểm trong thời gian tới.
Các ngân hàng lên kế hoạch chào sàn trong năm 2011
Trước những tiềm năng của TTCK cũng như lợi nhuận kì vọng của ngành NH, một loạt NH
đang lên kế hoạch lên sàn vào năm 2011. Đây là tín hiệu tốt, đánh dấu bước phát triển mới
cho thị trường CK ngân hàng hiện nay.
Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank cho biết, năm nay, HDBank có kế hoạch
nâng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng và chuẩn bị điều kiện để niêm yết cổ
phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung.
Còn theo bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc MB, sở dĩ MB hoãn kế hoạch niêm yết
trong năm qua là do thị trường không thuận lợi và việc chuẩn bị cho kế hoạch đưa cổ phiếu
MB lên sàn chứng khoán tập trung chưa chín muồi. Vì thế, MB xin phép cổ đông tiếp tục
chuẩn bị và dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trong năm nay.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank cho biết, sẽ đưa việc đưa cổ phiếu lên
sàn trình đại hội cổ đông trong kỳ họp thường niên vào tháng 3 tới để chuẩn bị kế hoạch đưa
cổ phiếu lên sàn chính thức và việc này có thể sẽ được thực hiện trong năm nay.
b. những hạn chế của NH trong TTCK 2011:
Năm 2011, ngành NH đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách
thức. điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới gía CK trong thời gian tới.
Thứ nhất, mặc dù nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại tuy nhiên suy thoái kinh tế vẫn có tác
động không nhỏ. Một số diễn biến bất ổn của kinh tế thế giới (khủng hoảng nợ ở một số nền
kinh tế châu Âu, những mâu thuẫn về chính sách tỷ giá của một số nền kinh tế lớn) cũng đã
gián tiếp ảnh hưởng bất lợi đến Việt Nam. Thị trường chứng khoán chưa thực sự hồi phục
cùng với biến động bất thường của giá vàng, giá USD trong nước tại một số thời điểm đã
gây khó khăn nhất định đối với hoạt động của các ngân hàng.
Thứ hai, trong năm 2010 các tổ chức tín dụng đã tập trung tăng nhanh quy mô mạng lưới,
phát triển các kênh bán hàng để chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, sự tham gia ngày càng
sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài kể cả trong các lĩnh vực vốn là truyền thống của
ngân hàng trong nước như lĩnh vực bán lẻ đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
tổ chức tín dụng.
Nguồn cung trên thị trường lớn do nhiều ngân hàng tiếp tục tăng vốn, một số ngân hàng có
quy mô lớn như BIDV, MB, MSB, DAB, SCB,… chào sàn sẽ tạo nguồn cung dồi dào.
Thị trường vốn phát triển đã phần nào gây sức ép lên hoạt động của NHTM. Thu nhập chênh
lệch lãi ngày càng thu hẹp trước sự cạnh tranh huy động vốn và cạnh tranh về cho vay. Hiện
nay, nếu vay ngân hàng với lãi suất cao thì doanh nghiệp có thể chọn phát hành trái phiếu
với lãi suất tương đương hoặc tốt hơn nhưng ổn định hơn, hoặc có thể phát hành cổ phiếu,
trái phiếu chuyển đổi.
Thứ ba, các tiêu chuẩn về năng lực tài chính và một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân
hàng đã được áp dụng theo hướng đảm bảo an toàn hơn, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Để
đáp ứng các tiêu chuẩn mới này, các ngân hàng cũng phải điều chỉnh cơ cấu tài sản, nâng
cao năng lực tài chính, cơ chế quản trị rủi ro, chính sách kinh doanh… Đây là thách thức
không nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều khó khăn.
Thứ tư, năm 2011, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố rủi ro, thách thức. Đó là lạm
phát tăng cao trong năm 2010, những biến động về tỷ giá trên thị trường tự do, biến động giá
vàng cho thấy nếu những yếu tố này không được kiểm soát có khả năng ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong năm 2011. Bên cạnh đó, những khó khăn của nền
kinh tế thế giới có thể là những rủi ro tác động gián tiếp.
Thứ năm, các ngân hàng nhận thức được rằng, việc niêm yết là điều cần thiết để nâng cao
tính thanh khoản, thương hiệu cũng như góp phần tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên,thực
tế cho thấy, một số ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán chính thức khi thị trường
không mấy thuận lợi trong thời gian qua dẫn đến kết cục là giá cổ phiếu nhiều thời điểm chỉ
giao dịch dưới mệnh giá trong xu hướng giảm chung của thị trường chứng khoán.
Đơn cử, Navibank đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán NVB
trong quý IV/2010, với kỳ vọng huy động thêm vốn tăng vốn điều lệ. Song trong xu thế lình
xình của thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng này khó thu hút được nhà đầu tư và giá
chỉ xoay quanh mức 10.000 đồng/cổ phiếu.
Thứ sáu, Tỷ suất cổ tức vẫn ở mức thấp so với lãi suất ngân hàng cho dù cổ tức của ngành
này là tương đối ổn định. Hơn nữa, CP Ngân hàng chịu rủi ro rất lớn bởi chính sách cung
tiền của NHNN. Hệ thống ngân hàng hiện nay có thể xem là đang đặt trước một sự cải tổ
mới. Áp lực cạnh tranh huy
động vốn làm tăng chi phí lãi và chi phí hoạt động; Sự hấp dẫn của các ngành có thu nhập
tăng đột biến như Bất động sản, tài chính, dịch vụ đang trở thành lực cản trở khả năng hồi
phục của nhóm cổ phiếu ngành này.
=>Do đó, chưa có sự đảm bảo chắc chắn nào về tăng trưởng lợi nhuận ổn định.
Như vậy, năm 2011 vẫn là năm còn đầy khó khăn và thách thức với cổ phiếu NH. Các nhà
đầu tư cần xem xét kĩ lưỡng trước khi quyết định nên hay không nên khi đầu tư vào CP
ngành này.
c. Những khuyến nghị đầu tư
Cổ phiếu ngân hàng là loại cổ phiếu của một ngành đặc thù, nhạy cảm với sự thay đổi của
các biến số vĩ mô như tỷ giá hay lãi suất…, các yếu tố vĩ mô này rất khó dự đoán chính xác,
do vậy, cổ phiếu ngân hàng chỉ thích hợp với đầu tư trung và dài hạn, có thể chú ý tới cổ
phiếu như ACB hay CTG, đều là những ngân hàng lớn, ACB được cho là có nền tảng tốt,
khả năng tăng trưởng tín dụng tốt, tỉ lệ nợ xấu thấp,là một trong những ngân hàng có hệ
thống bán lẻ rộng nhất ở VN, mặc khác ACB nằm trong nhóm cổ phiếu có tính thanh khoản
cao nhất tại HNX. Mặc dù trong ngắn hạn đang có xu hướng giảm điểm phản ánh thực trạng
thị trường, nhưng với nền tảng vững chắc, ACB được kỳ vọng sẽ phục hồi trong dài hạn.
CTG là một trong 4 ngân hàng lớn, do vậy ngân hàng này có ưu thế trong tín dụng và huy
động vốn, tăng trưởng tín dụng trung bình ở mức khá cao, khoảng 30%, tuy vậy với hoạt
động quản trị rủi ro thuộc hàng tốt nhất ở nước ta, ngân hàng công thương luôn duy trì một
tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp, mạt khác mạng lưới rộng khắp và số vốn tương đối lớn là một
lợi thế cơ bản của CTG.
2. Giải pháp khuyến nghị để tăng trưởng cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới
• Với NN và NHNN
Nhà nước cần tạo điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán nói chung để từ đó các
ngân hàng có điều kiện phát triển hệ thóng cổ phiếu của mình. Chứng khoán NH không thể
phát triển nếu như thị trường chứng khoán bất ổn, mang tính rủi ro cao. Các nhà đầu tư đang
trong chờ vào việc tăng tính thanh khoản trong TTCK, làm cho các cổ phiếu linh hoạt hơn.
Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của 8 cổ phiếu hiện tại cũng như sự
niêm yết mới của mọt loạt NH trong năm 2011.
NHNN nên có những chính sách mới để hỗ trợ thị trường, giúp cho chứng khoán các NH
có thêm điều kiện phát triển, cũng như hỗ trợ các mã chứng khoán NH mới đang chuẩn bị
niêm yết trong thời gian tới.
• Với bản thân các NHTM
Các NH cũng nên tìm cho mình những hướng đi mới, làm cho chứng khoán thanh khoản của
mình phát triển. các NH nên cố gắng đổi mới mình, tăng được uy tín và thương hiệu của
mình. Bên cạnh đó, NH cũng cần đưa ra những chính sách ưu đãi, những giải pháp công
nghệ nhằm khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu NH mình.
Như biện pháp giao dịch Mobizstock- đặt lệnh thông qua Mobile của NH Đông Á. Với
MOBIZSTOCK, khách hàng chỉ cần một tin nhắn SMS để ủy thác thực hiện lệnh giao dịch:
mua-bán ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Thông tin của khách hàng sẽ được lưu và cập nhật tại
hệ thống máy chủ, đảm bảo tốc độ truy xuất cao, chính xác và độ bảo mật nhiều tầng. Trong
trường hợp số lượng các giao dịch qua hệ thống tăng vọt thì hệ thống có thể tự phân chia đều
cho các Broker một cách hợp lý. MOBIZSTOCK là công nghệ tối ưu bởi tính bảo mật cao
về thông tin tài khoản và thông tin cá nhân của khách hàng, do MOBIZSTOCK đã được tích
hợp với công nghệ OTAC (One Time Authentication, Certification). OTAC được phát triển
với trình độ ưu việt hơn nhiều so với công nghệ OTP (One Time Password), một công nghệ
hiện được sử dụng rất phổ biến tại hầu hết các ngân hàng trên thế giới. OTAC đã thể hiện sự
vượt trội so với “thế hệ ” OTP để có thể bảo vệ an toàn thông tin cho khách hàng.
Nhờ có tiện ích này mà NH đã giúp các nhà đầu tư có thêm cơ hội đầu tư nhanh chóng
và thuận tiện nhất. thành công này đã làm tăng uy tín của NH Đông Á, góp phần tăng giá trị
NH này trên TTCK.
Các NH cũng cần minh bạch hóa thông tin tài chính của mình một cách đầy đủ và chính
xác nhất. Công khai minh bạch thông tin là nhân tố quan trọng để các nhà đầu tư xem xét
nên hay không đầu tư vào cổ phiếu NH này.
Sau những khó khăn trong thời gian vừa qua,các NHTM nên xem xét lại chiến lược hoạt
động, tái cơ cấu cấu trúc hoạt động, tích cực xử lý nợ xấu để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho
ngân hàng.