Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

làm đồ dùng dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.36 KB, 11 trang )






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài:
LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC PHỤC VỤ ĐỔI MỚI
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện : Vƣơng Thị Quyên.
Trường: Phó hiệu trưởng trường tiểu học Trung Màu - Gia Lâm.










II. Làm đồ dùng dạy học phục vụ trò chơi học tập.
Để đạt được mục tiêu về giáo dục, nhà trường tiểu học đã duy trì học đủ 9 môn
học. Tất cả các môn học đều được xây dựng với nội dung kiến thức theo hình xoáy
trôn ốc, đó là nhiều vòng tròn đồng tâm, khép kín. Càng lên lớp cao, kiến thức
càng mở rộng hơn để khi hết cấp tiểu học, các em đã có một vốn kiến thức để vào
đời học nghề hoặc học lên cao hơn nữa. Với cấu trúc chương trình như vậy, cùng
một trò chơi học tập với cùng loại ĐDDH đó, giáo viên chỉ cần nghiên cứu kỹ bài
học của khối lớp mình là áp dụng được. Sau đây, tôi đưa ra một số trò chơi điển
hình và cách làm ĐDDH cho trò chơi đó áp dụng vào một số bài học của một số


môn học lớp 3.
1. Trò chơi “Đi chợ”.
1.1. Mục đích:
- Thông qua trò chơi, củng cố cho học sinh kiến thức về các chất dinh dưỡng có
trong các loại thức ăn và vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
1.2. Cách chơi.
Khi dạy bài “Thức ăn hàng ngày và các chất dinh dưỡng” (Sức khoẻ lớp 3), ta tổ
chức “Trò chơi đi chợ” vào cuối giờ học để củng cố bài học chuẩn bị 3 bảng gài
(có thể là 2 tùy theo nhóm chơi). Mỗi em được phát số quân bài như nhau. Trong
mỗi quân bài đã được ghi các loại rau, hoa quả, lương thực thực phẩm và gia vị. Ví
dụ: lúa, ngô, khoai, sắn, thịt lợn, gà, vịt, đậu, cá, cua, rau muống, trứng, tương, cà,
mắm, muối, xoài, cam.
- Giáo viên gọi 3 em đại diện 3 tổ lên chơi. Yêu cầu 3 em đi chợ mua 8 thứ về nấu
một mâm cơm (có thể là nhiều món hơn hoặc ít hơn tùy theo mâm cơm khách hoặc
bình dân). Em nào mà “đi chợ” về nhanh nhất “mua” các thứ đủ chất dinh dưỡng
hơn thì em đó thắng. Các thứ đi chợ về được cài lên bảng gài.
Ví dụ: có em mua gạo, muối, mắm, rau muống, thịt lợn, mì chính, đậu, chuối.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thuyết minh mâm cơm của mình gồm có các chất
dinh dưỡng gì qua các món ăn đó.
- Có thể thay các quân bài bằng các tranh ảnh. Nếu là các mô hình vật thật thì
không cần dùng bảng gài mà chỉ cần bày lên bàn là được.
1.3. Cách làm đồ dùng cho trò chơi trên
* Nguyên liệu: Giấy, bìa cứng, kim, chỉ, dây.
* Cách làm:
- Vi tính các tiếng tên các loại lương thực, thực phẩm, rau quả, gia vị. Cỡ chữ to
ra giấy khổ 5 x 10 rồi bồi ra bìa thành các quân bài.
- Bảng gài làm bằng bìa kích thước 40cm x 50cm.
+ Gấp xuống 6cm về phía trước rồi máy giữa một đường cách mép bìa 2cm.
+ Đầu dưới bìa gấp lên 4cm, máy chạy giữ một đường vào khoảng giữa chỗ

gấp lên đó.
+ Dùng một miếng bìa nữa kích thước 40cm x 50cm áp vào giữa bảng gài đó
và máy chạy một đường chia đôi miếng bìa đó.
+ Đột 2 lỗ đinh khuy 2 bên mép bảng đó để luồn dây treo.
Ta được một chiếc bảng bài có 2 hàng gài như hình vẽ sau:








1.4. Các nguồn khai thác để tạo ĐDDH thay các quân bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, hình vẽ các loại cây luơng thực,
thực phẩm, rau, hoa, quả. Hoặc học sinh nặn các thứ đó từ đất sét rời phơi khô.
- Đặt mua các thứ đó bằng nhựa thông qua phòng mầm non.
2. Trò chơi “Thi hiểu biết”.
2.1. Mục đích:
- Hình thức trò chơi này như loại bài tập trắc nghiệm, kiểm tra kiến thức của các
em cũng như củng cố khắc sâu kiến thức của bài học.
- Tạo hứng thú học tập trong giờ học.
- Xây dựng tính hỗ trợ đoàn kết cho nhau.
2.2. Cách chơi.
Cuối giờ học môn tự nhiên xã hội lớp 3 bài “Hoạt động hô hấp”, giáo viên củng cố
bài giảng bằng cách tổ chức trò chơi “Thi hiểu biết”.
- Giáo viên giữ nguyên số nhóm học của lớp đó 5 nhóm, mỗi nhóm 7 em. Phát cho
mỗi nhóm 9 bảng ghi số từ 0 đến 8. Trên bảng lớp, giáo viên ghi:
Các bộ phận trong cơ thể người:
1. Mũi 5. Hầu

2. Phổi 6. Động mạch
3. Tĩnh mạch 7. Tim
4. Khí quản 8. Mao mạch phổi.
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi, sau đó gõ 1 tiếng trống (thước), học sinh suy nghĩ
trong nửa phút hoặc 1 phút, gõ 2 tiếng học sinh giơ bảng.
- Các câu hỏi đưa ra có thể là:
1) Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
(Học sinh giơ bảng số 1, 5, 4, 2 là đúng).
2) Cơ thể trao đổi được khí với môi trường bên ngoài là nhờ những bộ phận
nào? (1, 2, 4, 5).
3) Khi hô hấp, khí ôxi được vào các bộ phận nào trong cơ thể? (1, 5, 4, 2, 8).
v v
Mỗi câu hỏi, nhóm nào giơ đúng số thì được tính một lần điểm. Cuối cùng giáo
viên tổng kết số điểm của mỗi nhóm và công bố kết quả.
2.3. Cách làm đồ dùng dạy học.
* Nguyên liệu: Gỗ, đinh, sơn xanh (trắng) và sơn đỏ.
* Cách làm:
- Cưa gỗ thành bảng hình vuông hoặc tròn cạnh (đường kính) 15cm.
- Đóng cán dài từ 8 - 10cm, rộng 3cm, dày 1cm.
- Sơn bảng màu xanh hoặc trắng, viết số bằng sơn đỏ.
2.4. Nguồn khai thác khác.
Cho học sinh sưu tầm bìa cứng có kích thước như các loại bảng trên rồi cắt số bằng
giấy đỏ dán vào bìa đó.
3. Trò chơi khám bệnh.
3.1. Mục đích.
Qua trò chơi giúp học sinh khắc sâu kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách
đề phòng một số bệnh thường gặp ở độ tuổi học sinh.
- Bồi dưỡng tư tưởng, nếp sống văn hoá cho học sinh trong khi chăm sóc hoặc đưa
đón bệnh nhân khi đi khám bệnh.
- Trang bị cho học sinh một số kiến thức cần có khi phải đi đến gặp bác sĩ để khám

bệnh.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
3.2. Cách chơi.
Khi dạy học “Phòng bệnh đường hô hấp” (Sức khoẻ lớp 3), giáo viên tổ
chức trò chơi vào cuối buổi học để củng cố kiến thức.
- Một học sinh đóng làm bác sĩ, một học sinh đóng làm mẹ bệnh nhân và
một học sinh đóng làm bệnh nhân.
- Người mẹ ân cần đưa con đến gặp bác sĩ trình y bạ và đề nghị bác sĩ khám bệnh
cho con mình vì con bị ho và sốt.
- Bác sĩ đề nghị bệnh nhân nằm lên giường đặt ống nghe vào lưng nghe tim, phổi,
kẹp đo nhiệt độ và hỏi;
+ Cháu ho và sốt lâu chưa?
+ Đi học có quàng khăn, mặc ấm không?
+ Cháu có thường sốt kéo dài vào những buổi chiều không?
Từ đó, bác sĩ đoán bệnh, kê đơn thuốc và dặn dò người mẹ về cho con uống thuốc
đều đặn và giữ gìn sức khoẻ bằng cách luôn giữ ấm cơ thể, không hút thuốc lá,
thường xuyên tập thể dục.
3.3. Cách làm ĐDDH.
- Nguyên liệu:
+ Một dây điện dài 40cm đã rút lõi.
+ Một dây đồng nhỏ dài 50cm.
+ Một thanh tre (gỗ).
+ Một đoạn dây nhôm f 3 dài 46cm – 50cm.
+ Một vỏ sáp loại Liên Xô.
- Cách làm:
+ Làm ống nghe: Uốn thanh nhôm thành hình chữ U kích thước như hình vẽ, hai
đầu được cuộn dây chun nhỏ. Luồn sợi dây đồng nhỏ vào sợi dây điện, một đầu
buộc với vỏ hộp sáp, một đầu được buộc chặt vào thanh nhôm hình chữ U. Ta
được một ống nghe.
+ Vót thanh gỗ (hoặc tre) dày 0,5cm; rộng 1,5cm dài 13cm. Vót lượn tròn 2 đầu

để làm đo độ (nhiệt kế).
- Mua một quyển sổ y bạ, một mũ bác sĩ, một áo
trắng.








4. Trò chơi “Tập làm phóng viên”.
4.1. Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức.
- Rèn kỹ năng nghe, nói cho các em.
- Tạo hứng thú học tập cho giờ học.
4.2. Cách chơi:
Trò chơi áp dụng củng cố kiến thức khi dạy bài “Bệnh AIDS” (Sức khoẻ lớp 3).
- Một học sinh đóng làm người phóng viên tay cầm micrô, tay cầm quyển sổ và
bút.
Người phóng viên đưa ra các câu hỏi để hỏi bất kỳ một bạn nào trong lớp. Nếu bạn
đó trả lời đúng thì người phóng viên cảm ơn, khen ngợi. Nếu chưa đúng, người
phóng viên nhận xét và hỏi câu hỏi cho bạn khác. Các câu hỏi có thể là:
+ Bạn cho biết bệnh AIDS do loại virut tên gì gây nên?
+ Bạn cho biết những nguyên nhân gây nên bệnh AIDS?
+ Tại sao bệnh AIDS rất nguy hiểmm?
+ Ta phải làm gì để phòng tránh bệnh AIDS?
- Cuối cùng, giáo viên nhận xét, tổ nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất, giáo viên
khen.
4.3. Cách làm ĐDDH.

- Nguyên liệu:
+ Tấm bìa kích thước 20cm x 15cm.
+ 1 quyển sổ.
+ 1 cái bút bi.
- Cách làm:
+ Cuộn tấm bìa lại thành hình trụ, có đường kính đáy 4cm.
+ Cắt hình tròn đường kính 4cm để dán bít một đáy tạo thành chiếc
micrô.
5. Trò chơi “Cướp cờ”.
5.1. Mục đích.
- Trò chơi nhằm củng cố các kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia trong bảng hoặc
tính nhẩm.
- Rèn trí thông minh, phản xạ nhanh nhẹn tháo vát cho học sinh.
- Gây hứng thú học tập cho học sinh.
5.2. Cách chơi:
Bài học “Phép chia cho 3” (Môn toán lớp 3) để củng cố về phép chia cho 3, ta tổ
chức trò chơi “cướp cờ” cuối giờ học ta chia học sinh thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5
em. Mỗi em được mang một số bất kỳ từ 1 đến 10 (tùy theo giáo viên chọn) làm
sao các số trong hai đội phải như nhau. Khi gọi các số để lên cướp cờ, lẽ ra ta gọi
số 4 thì ta gọi 12: 3 hoặc gọi số 9 thì ta gọi 27:3. Đội nào cướp được cờ thì đội đó
thắng.
5.3. Cách làm ĐDDH cho trò chơi.
- Nguyên liệu: Một chiếc khăn đỏ, một miếng bìa to, rộng.
- Cách làm:
Cắt bìa thành 20 miếng, kích thước 10cm x 10cm dán lên 20 miếng bìa đó các số
từ 1 – 10. Mỗi bìa 1 số. Mỗi bìa được đính một chiếc kim băng. Như vậy, mỗi số ta
có hai tấm bìa dành cho 2 đội. Khi chơi, tùy thuộc vào giáo viên lựa chọn số cho
phù hợp.
- Đối với những giờ học mà cần số lớn hơn thì ta có thể dán thêm chữ số nữa vào
trước, sau đó tạo thành số có nhiều chữ số.

6. Trò chơi “Ghép truyện giỏi”.
6.1. Mục đích.
- Trò chơi này rèn kỹ năng nghe, nhớ nội dung, những chi tiết cơ bản của truyện
được kể trên lớp (theo chương trình kể chuyện ở bậc tiểu học).
- Luyện cách sắp xếp “văn bản” đảm bảo tính hợp lý, chặt chẽ về nội dung (dựa
vào câu chuyện đã nghe kể theo mức độ yêu cầu đề ra của từng lớp dạy).
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
6.2. Cách chơi.
Mỗi học sinh được phát một bộ phận bài (bảng ghi chi tiết câu chuyện) giống nhau
sắp lẫn lộn không đúng trình tự diễn biến câu chuyện.
Nghe lệnh giáo viên “bắt đầu”, học sinh mở đọc nhanh quân bài, xếp loại trình tự
theo đúng diễn biến nội dung câu chuyện. Học sinh nào xếp đúng nhanh nhất là
thắng cuộc hoặc tặng danh hiệu người ghép chuyện giỏi.
6.3. Cách làm ĐDDH phục vụ cho trò chơi:
- Nguyên liệu: Giấy và bìa học sinh.
- Cách làm: Làm nhiều bộ giống nhau tùy theo số lượng học sinh tham
gia.
+ Chọn đánh vi tính các chi tiết cơ bản của truyện đã kể trên lớp trong chương
trình kể chuyện lớp 3 để học sinh thực hiện trò chơi (trong khuôn khổ 21cm x
15cm là tốt nhất).
+ Chụp lại nhiều bản để tạo ra nhiều bộ khác nhau.
+ Bồi bìa cứng tiện sử dụng lâu dài.
Ví dụ: Bài “Hoa mào gà”.
Chi tiết 1: Gà mơ đang đi kiếm mồi bỗng nghe thấy tiếng khóc.
Chi tiết 2: Gà dừng chân bên bể nước và thấy một cây màu đỏ tía, lá thon dài đang
tấm tức khóc một mình.
Chi tiết 3: Nghe gà mơ hỏi, cây thổ lộ nỗi buồn của mình không có hoa.
Chi tiết 4: Gà mơ thương bạn liền nhường cho bạn cái mào đỏ của mình.
Chi tiết 5: Cây sung sướng được mang chùm hoa đỏ như chiếc mào của gà
mơ.


×