Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nghiên cứu công nghệ sản xuất oxyt nhôm hoạt tính phục vụ cho ngành gốm sứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.93 KB, 38 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU SÀNH SỨ THỦY TINH CÔNG NGHIỆP









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT OXYT NHÔM
HOẠT TÍNH PHỤC VỤ CHO NGÀNH GỐM SỨ


CNĐT: NGUYỄN TRUNG KIÊN












8327



HÀ NỘI – 2010
MỤC LỤC
TỔNG QUAN
1
NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2
1. Nhiệm vụ của đề tài 2
2. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
4
1. Cơ sở lý thuyết chung về oxyt nhôm 4
2. Nguyên liệu sản xuất oxyt nhôm 10
2.1 Tình hình khai thác cao lanh và đất sét 10
2.2 Tình hình thăm dò và khai thác bôxit tại Việt Nam và trên thế giới
12
3. Các phương pháp chế biến quặng để sản xuất alumina
16
3.1 Sản xuất Al
2
O
3
bằng phương pháp hoả luyện
17
3.2 Sản xuất Al
2
O
3
phương pháp thuỷ luyện (phương pháp Bayer)
17

PHẦN II: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
20
1.Nghiên cứu phương pháp tách nhôm oxyt trong bôxit, caolanh bằng dung
dịch kiềm.
20
2. Nghiên cứu phương pháp tách nhôm oxyt trong bôxit, caolanh bằng dung
dịch axit.
22
3. Sản xuất α Al
2
O
3
siêu mịn
31
4. Ứng dụng sản phẩm của đề tài
32
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
34
1. Kết luận 34
2. Kiến nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
35
Phụ lục tính toán kinh tế, phụ lục phân tích, xác nhận kỹ thuật


1
TỔNG QUAN
Trong công nghiệp silicat, để sản xuất các sản phẩm thủy tinh, gốm sứ, vật
liệu chịu lửa và một vài loại xi măng chịu nhiệt, người ta thường sử dụng nguyên
liệu giàu Al

2
O
3
. Nguồn nguyên liệu giàu Al
2
O
3
bao gồm:
- Các khoáng tự nhiên chứa Al
2
O
3
hàm lượng cao như quặng silimanit, kianit
(đisten), anđaluzit, điumoterit; nhôm hyđrat tự nhiên như điaspor, bômit, hyđragilit,
bôxit, corun.
- Nguồn nguyên liệu nhân tạo gồm hyđroxit nhôm Al(OH)
3
, ôxyt nhôm kỹ
thuật dạng α -Al
2
O
3
và các chế phẩm ôxyt nhôm nung α - Al
2
O
3
(corun điện nóng
chảy). Tuy nhiên, trong sản xuất các mặt hàng gốm kỹ thuật và vật liệu chịu lửa cao
cấp gốc alumin (ôxyt nhôm) người ta tập trung sử dụng các nguyên liệu nhân tạo
chứa Al

2
O
3
cao, đó là ôxyt nhôm α - Al
2
O
3
kỹ thuật, sạch, đã chuyển hóa sau khi
nung và có cỡ hạt rất mịn.
Ngày nay, trên thế giới, người ta sản xuất hàng triệu tấn Al
2
O
3
kỹ thuật mỗi
năm, song hầu như đến 90% được dùng để luyện nhôm kim loại. Chỉ có 10% làm
nguyên liệu dùng để sản xuất các loại sản phẩm phi kim loại như gốm, thủy tinh,
ximăng alumin, phèn nhôm, bột mài, cao su. Vì vậy, vai trò của nguyên liệu Al
2
O
3

kỹ thuật trở nên rất quan trọng và cần được nghiên cứu phát triển, nhất là ở Việt
Nam khi mà nguồn nguyên liệu này rất khan hiếm và chưa có ngành công nghiệp
riêng để sản xuất chúng.
Với cách đặt vấn đề như trên Viện Nghiên cứu Sành sứ Thuỷ tinh Công
nghiệp đã đăng ký và được Bộ Công Thương đặt hàng nghiên cứu thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu công nghệ sản xuất ôxyt nhôm hoạt tính phục v
ụ cho ngành gốm
sứ”. Hợp đồng số: 213.10.RD/HĐ-KHCN ký ngày 19 tháng 03 năm 2010 ký giữa
Bộ Công Thương và Viện Nghiên Cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp.



2
NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Nhiệm vụ của đề tài
- Khảo sát đánh giá chất lượng của nguyên liệu sản xuất ôxyt nhôm
- Xây dựng quy trình công nghệ nâng cao chất lượng, loại bỏ những tạp chất
không mong muốn trong ôxyt nhôm khi sử dụng trong sản xuất gốm sứ
- Xác định được các thông số kỹ thuật của dây chuyền công nghệ.
- Qui trình công nghệ hoàn thiện nâng cao chất lượng ôxyt nhôm và sản xuất
200kg sản phẩm ôxyt nhôm siêu mịn ứng dụng s
ản phẩm vào trong sản xuất gốm
sứ.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, công tác
nghiên cứu tiến hành theo phương pháp thực nghiệm đối chứng qua các bước sau:
- Nghiên cứu các loại oxyt nhôm hoạt tính đang được sử dụng trong sản xuất
gốm sứ, vật liệu chịu lửa.
- Nghiên cứu xác định thành phần vật chất của m
ẫu nghiên cứu, thí nghiệm
xác định qui trình công nghệ với các điều kiện và chế độ hòa tan tối ưu, tiến hành
phân tích xác định các chỉ tiêu công nghệ hợp lý trong phòng thí nghiệm và thử
nghiệm sản phẩm vào việc sản xuất men và sứ cao cấp.
- Các thí nghiệm nghiên cứu, xác định thành phần vật chất của mẫu nghiên
cứu, thí nghiệm xác định qui trình công nghệ với các điều kiện, chế độ tối ưu phân
tích xác định các chỉ tiêu công nghệ hợp lý trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm
đưa sản phẩm vào sản xuất trong men và sản xuất vật liệu chịu lửa.
- Các thí nghiệm nghiên cứu, xác định thành phần vật chất của các mẫu, chất
lượng sản phẩm đã sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc Rơnghen trên máy
Siemen D500 X Ray Lab, phân tích nhiệt vị sai trên máy Deryva Grapher, phân

tích hóa học được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Sành sứ


3
Thủy tinh Công nghiệp, Viện Vật liệu Xây dựng Bộ xây dựng, trung tâm phân tích
thí nghiệm địa chất cục địa chất và khoáng sản Việt Nam. các mẫu sản xuất thử
nghiệm được tiến hành tại công ty cổ phần Lửa Việt, công ty TNHH TOKO
























4
PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1, Cơ sở lý thuyết chung về ôxyt nhôm
Ôxyt nhôm thuộc nhóm ôxyt lưỡng tính là một thành phần của vật liệu gốm,
có thể nằm trong các nguồn như: caolanh, đất sét, fenspat, alumina ngậm nước.
Vật liệu gốm sứ ôxyt nhôm kỹ thuật vẫn giữ được 90% độ bền ở 1100°C do
ôxyt nhôm kỹ thuật có nhiệt độ nóng chảy cao và được dùng để chế tạo các chi tiết
cần có tính chịu nhiệt. Vật liệu gốm sứ
ôxyt nhôm kỹ thuật nung có tính chống mài
mòn cực tốt do đó được dùng để chế tạo các chi tiết nghiền, dụng cụ & dao cắt, ổ
bạc làm việc ở nhiệt độ cao và rất nhiều chi tiết cơ khí khác. Ôxyt nhôm là yếu tố
quan trọng thứ hai sau silic ôxyt. Cùng với ôxyt silic và các ôxít trợ chảy, ôxyt
nhôm ngăn chặn sự kết tinh (nhờ đó tạo thành thủy tinh – men ổn định).
Ôxyt nhôm là yếu tố chính làm tăng độ bền cho men: tă
ng độ bền kéo, giảm
độ giãn nở nhiệt, tăng độ cứng và tăng khả năng chống ăn mòn hóa học. Thêm ôxyt
nhôm nói chung làm tăng nhiệt độ nóng chảy của men; tuy nhiên, trong một số
công thức có chứa xôđa-vôi (hiđrôxyt natri- hiđrôxyt canxi, thêm một lượng nhỏ
ôxyt nhôm lại làm giảm nhiệt độ nóng chảy. Tăng hàm lượng ôxyt nhôm làm men
"cứng" hơn, bền & ổn định hơn trên khoảng nhiệt độ rộng hơn (tuy nhiên hàm
lượng cao quá có thể dẫn đến "crawling", lỗ kim và bề mặt thô ráp). Thêm ôxyt
nhôm vào ngăn chặn sự kết tinh và hóa mờ của men trong quá trình làm nguội.
Ngược lại, thêm một lượng nhỏ CaO giúp giảm độ nhớt của men nóng chảy (nghĩa
là men chảy lỏng hơn).
Nguồn cung cấp ôxyt nhôm trong men và xương thường được cung cấp từ
Cao lanh, fenspat, nepheline là những nguồn cung cấp tốt nhất, trong đó lý tưởng
nhất là cao lanh do nó còn ảnh hưởng quan trọng đến s
ự tạo thành huyền phù, độ
keo Trong công thức men, nên sử dụng tối đa fenspat và cao lanh làm nguồn cung
cấp Al

2
O
3
cho đến khi hàm lượng chất kiềm đạt tới mức giới hạn, sau đó nếu chưa
đủ thì bổ sung bằng alumina ngậm nước.

5
Ôxyt nhôm là yếu tố khống chế độ chảy của men nung (vì ôxyt nhôm giúp
hình thành những mối liên kết chặt giữa ôxít trợ chảy và SiO
2
), giữ không cho men
chảy loãng và chảy khỏi bề mặt phủ men. Đây là lý do nó được gọi là "ôxyt trung
gian".
Tỉ số SiO
2
trên Al
2
O
3
là chỉ số chính cho biết độ bóng mặt men. Khi không
có bo, tỉ số SiO
2
trên Al
2
O
3
nhỏ hơn 5:1 thường cho mặt men khá mờ xỉn. Tỉ số lớn
hơn 8:1 thường cho mặt men bóng nếu không có sự hiện diện của ôxty titan,
ôxyt kẽm, ôxyt magiê hay ôxyt canxi. Al
2

O
3
ngậm nước có thể tạo bọt và làm đục
men.
Ôxyt Nhôm hoạt tính sử dụng trong sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa là
ôxyt nhôm thành phần khoáng chủ yếu chứa khoáng α - Al
2
O
3
, cỡ hạt mịn tăng độ
linh động trong sản xuất vật liệu chịu lửa và một số ứng dụng tạo hiệu ứng nổi trên
bề mặt của sản phẩm gạch ceramic
Nhôm hyđroxit được sản xuất công nghiệp theo phương pháp Bayer, dựa
trên sự hòa tách các nguyên liệu đầu tự nhiên như bôxit, điaspor Bằng dung dịch
kiềm mạnh trong thiết bị autoclave để hình thành natri aluminat dễ tan, các tạ
p chất
khác như SiO
2
, Fe
2
O
3
… Được giữ lại ở dạng cặn rắn không hòa tan. Dung dịch
natri aluminat được lọc sạch tạp chất- không tan và được bổ sung bằng NaHCO
3

để kết tủa nhôm hyđroxit tinh khiết. Sản phẩm trung gian dạng gel của hyđroxit
nhôm có thể tạo ra các sản phẩm kỹ thuật chứa nhôm tiếp theo tùy thuộc phương
pháp xử lý nhiệt sau đó.
Công nghệ truyền thống trước đây thường chỉ dừng ở mức tạo ra Al(OH)

3

sạch, song tập hợp hạt có khi lại khá thô do sự kết tụ hạt hình cầu xốp gây cản trở
cho công nghệ gia công phối liệu gốm sau này do bề mặt phản ứng pha rắn thấp và
lượng tạp chất kiềm còn lại khá cao. Nhôm oxit kỹ thuật truyền thống chủ yếu chứa
khoáng α - Al
2
O
3
. Đây là sản phẩm sau khi nung hydroxyt nhôm ở nhiệt độ trên

6
1200
o
C, các hạt cầu có xu hướng kết tụ lại thành các tập hợp hạt hình cầu với
đường kính trung bình từ 90 - 120 µm, trơn nhẵn (linh động) và xốp.
Tiêu chuẩn cũ của các nước Đông Âu, Nga .Thường được xác định thành
các loại G - 00, G - 0, G - 1, G - 2, G - 3, G - 4 theo thành phần hóa học và tạp chất
để định hướng khi sử dụng. Các loại này thường chứa tạp chất kiềm đến 0,35 -
0,70% Na tính qui đổi từ Na
2
O. Tạp chất Na
2
O không mong muốn cho sản xuất
gốm và vật liệu chịu lửa alumin. Ôxyt natri trong nhôm hyđroxit hay nhôm oxit kỹ
thuật α - Al
2
O
3
sản xuất theo phương pháp Bayer lại nằm ở mạng lưới bên trong

của tập hợp hạt, vì vậy rất khó tách, kể cả khi rửa kỹ bằng nước hay axit. Thường
các loại nhôm hyđroxit và nhôm oxit sạch phải được tinh chế theo các công nghệ
đặc biệt.
Trở ngại lớn nhất của việc sử dụng loại ôxyt nhôm kỹ thuật này trong công
nghiệp gốm sứ là công nghệ gia công quá phức tạp và tốn kém: ng
ười ta tránh độ
co và tăng hiệu quả nghiền bằng cách nung sơ bộ chúng ở nhiệt độ gần 1450
o
C, sau
đó nghiền mịn trở lại trong các máy nghiền bi thép hoặc máy nghiền rung. Tiếp
theo phải rửa sắt mòn trong quá trình gia công bằng axit, rửa lại bằng nước sạch,
sau đó mới đưa vào sử dụng trong phối liệu gốm sứ. Vào thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ
20 có hàng loạt các công trình nghiên cứu xử lý ôxyt nhôm kỹ thuật dùng cho gốm
kỹ thuật và vật liệu chịu lửa, nhưng chi phí sản xuất tốn kém và hi
ệu quả không
cao, giá thành sản phẩm đắt mà chất lượng sản phẩm lại bị hạn chế.
Sang thập kỷ 90, bằng những tiến bộ kỹ thuật, nhiều hãng nguyên liệu trên
thế giới đã sử dụng phương pháp Sol - gel, sa lắng hóa học hoặc plasma hóa học để
cho ra đời các loại ôxyt nhôm kỹ thuật nung với độ sạch 99,7%, tạp kiềm < 0,05%
và điều đặc biệt là có cỡ h
ạt siêu mịn (5 - 10µm) với thành phần pha ≥ 95% dạng α
Al
2
O
3
. Loại nguyên liệu này đã tạo ra bước đột phá trong công nghệ gốm kỹ thuật
khi chế tạo các loại bê tông gốm ít xi măng, siêu ít xi măng hoặc không dùng xi

7
măng thủy lực (xi măng alumin), gốm cắt gọt, gốm bền nhiệt, bền cơ, gốm cách

điện cao thế, vật liệu chịu lửa cao alumin chất lượng cao
Vì vậy, có thể nói ở thế kỷ 21, lĩnh vực ôxyt nhôm kỹ thuật nung đã hoàn
toàn từ bỏ các công nghệ truyền thống của thập kỷ 80 trước đây. Các loại ôxyt
nhôm kỹ thuật truyền thống như
G - 00, G - 1 - G - 4 hoặc nung sơ bộ dạng thô
theo công nghệ Bayer sẽ chỉ là các sản phẩm và công nghệ của quá khứ.
Bằng công nghệ mới, giá thành của các loại nhôm oxit nung siêu sạch, siêu
mịn này không đắt hơn nhiều so với ôxyt nhôm kỹ thuật α – Al
2
O
3
truyền thống, vì
vậy, ngày nay nó trở thành nguyên liệu phổ biến và cao cấp cho ngành công nghiệp
gốm kỹ thuật và vật liệu chịu lửa, bê tông gốm.
Cả nước ta hiện nay chỉ có một cơ sở duy nhất sản xuất nhôm hyđroxit kỹ
thuật ở dạng hàng hóa, đó là Nhà máy Hóa chất Tân Bình tại thành phố Hồ Chí
Minh. Nguyên liệu là bôxit Trại Mát - Lâm Đồng, có nguồn gốc bômit và hàm
lượng Al
2
O
3
khá cao (~47%). Tuy nhiên, hàm lượng Fe
2
O
3
và SiO
2
cũng khá lớn,
đặc biệt là Fe
2

O
3
. Ưu điểm của loại bôxit này là ngậm nước nên mềm, dễ gia công,
cỡ hạt thô. Sắp tới nhu cầu các chế phẩm của ôxyt nhôm hyđrat kể cả ôxyt nhôm
nung cho công nghệ luyện nhôm, hóa chất, cao su và các ngành khác là khá lớn.
Nguồn nguyên liệu alumin trong nước ngoài bôxit Lâm Đồng, còn có cao lanh Tấn
Mài - Quảng Ninh, cao lanh Yên Bái, bôxit Lạng Sơn và Quảng Ninh
Có thể nói, trữ lượng nguyên liệu cho công nghiệp tinh chế ôxyt nhôm Việt
Nam trong tương lai khá hứa hẹn. Tuy vậy, cần định hướng công ngh
ệ theo hướng
hiện đại như các nước đã làm để từ chế phẩm trung gian - keo gel của hyđroxyt
nhôm sau kết tủa có thể trở thành các dạng ôxyt nhôm kỹ thuật nung siêu mịn, siêu
sạch và độ chuyển hóa thành α -Al
2
O
3
trong sản phẩm ôxyt nhôm đạt ≥ 95% (đạt
tiêu chuẩn chất lượng nhôm oxit kỹ thuật nung quốc tế). (Trích theo PGS.TS Đào
Xuân Phái – Trường đại học Bách Khoa Hà nội
[9])

8
Trong công nghiệp silicat (gồm các ngành thủy tinh, gốm sứ, vật liệu chịu
lửa, gốm kỹ thuật) sau năm 2005, nhu cầu ôxyt nhôm kỹ thuật sẽ tăng đến 15.000 -
20.000 tấn/năm. Đấy là chưa nói đến các ngành khác, nhất là khi chiến lược phát
triển công nghiệp luyện nhôm Việt Nam có thể được thực hiện vào năm 2010.
Vì vậy triển vọng và trách nhiệm của ngành chế biến và cung cấp nhôm oxit
kỹ thuật ở
Việt Nam vào thế kỷ 21 rất lớn. Các ngành công nghiệp hóa học, luyện
kim và các nhà khoa học, nhà sản xuất kinh doanh phải sớm bắt đầu vào cuộc ngay

từ bây giờ và càng nhanh càng tốt.
Nhôm hyđroxit được sản xuất công nghiệp theo phương pháp Bayer, dựa
trên sự phân hủy các nguyên liệu đầu tự nhiên như bôxit, điaspor bằng dung dịch
kiềm mạnh trong thiết bị autoclave để hình thành natri aluminat dễ tan, các tạp chất
khác như SiO
2
, Fe
2
O
3
… được giữ lại ở dạng cặn rắn không hòa tan. Dung dịch natri
aluminat được lọc sạch tạp chất- không tan và được bổ sung bằng NaHCO
3
để kết
tủa hyđroxyt nhôm tinh khiết. Chế phẩm dạng gel của nhôm hyđroxyt có thể tạo ra
các sản phẩm kỹ thuật chứa nhôm tiếp theo tùy thuộc phương pháp xử lý nhiệt sau
đó:
Sự tạo thành hydroxyt nhôm khi kết tủa là một quá trình phức tạp, cùng với
sự thuỷ phân trong dung dịch chứa nhôm lại có quá trình tách kết tủa hydroxyt
nhôm vô định hình kèm theo sự tạo thành mầm kết tinh, phát triển cấu trúc thứ
sinh.
Cấ
u trúc của ôxyt nhôm được xác định bởi điều kiện kết tủa hidroxyt nhôm
như pH của môi trường, nhiệt độ, nồng độ dung dịch, tốc độ nạp liệu v.v
Trong phạm vi pH 6-7,5 kết tủa hidroxyt nhôm tạo thành pha vô định hình, ở
dạng hợp thể với kích thước vài trăm Å từ những phần tử nhỏ hơn 20 Å . Do cấu
trúc phân tán mịn nên khó lọc rửa, độ ẩm cao, lượng mất khi nung ở 550
o
C tới 85-
90%.


9
Khi pH > 7,5 kết tủa chuyển thành pha giả bemit. Giả bemit đa tinh thể thấy
ở dạng hợp thể từ những phần tử ban đầu có đường kính 30-70Å và những phần tử
hình kim H = 60Å , L= 200Å . Kết tủa chứa càng nhiều pha kết tinh càng dễ lọc
nhưng khi đó lại có ít dạng vô định hình là cấu tử xi măng hoá làm cho độ bền của
xúc tác giảm.
Ở pH lớn hơn 9, kết tủa bắt đầu chuyể
n thành bayerit. Bayerit nói chung ở
dạng những phần tử tam giác có kích thước đến 10µm. Kết tủa chứa nhiều pha
bayerit ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo hạt xúc tác.
Giá trị pH của môi trường còn ảnh hưởng đến dạng thù hình của ôxyt nhôm.
Khi pH từ 6,0 đến 10,0 sau khi xử lý nhiệt thì dạng thù hình ôxyt nhôm thu được ở
dạng γ -Al
2
O
3
có lẫn α -Al
2
O
3
. Còn pH > 10,5 kết tủa và xử lý nhiệt thì ôxyt nhôm
thu được chủ yếu ở dạng γ -Al
2
O
3

Ngoài ra, khi tăng pH từ 6,0 đến 11,5 hàm lượng Na
2
O trong sản phẩm tăng

từ 0,01 đến 0,5%.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình kết tủa hydroxit nhôm. Khi kết tủa ở
nhiệt độ thường sẽ tạo thành pha vô định hình, còn ở nhiệt độ 100
o
C và trong phạm
vi pH của môi trường 8-10 sẽ thu được kết tủa dạng bemit có lẫn pha vô định hình.
Khi xử lý nhiệt hydroxit nhôm sẽ chuyển thành ôxyt nhôm , ở điều kiện nung
vừa phải kích thước tinh thể thay đổi không đáng kể, bề mặt có những khuyết tật
của vật thể rắn, khi tỷ lệ nguyên tử trên bề mặt so với thể tích càng lớn thì khả năng
phản ứng càng lớn và có tính chấ
t khác với đơn tinh thể lớn.






10


Trong quá trình nung hydroxyt nhôm có 3 hiệu ứng nhiệt. Hiệu ứng thu nhiệt
đầu tiên đặc trưng bởi pic trong phạm vi nhiệt độ 108 - 125
o
C do tách nước hấp thụ
và nước vật lý. Trong khoảng nhiệt độ 250-280
o
C mẫu tiếp tục bị biến đổi do mất
nước ở lớp giữa, có hiệu ứng thu nhiệt nhẹ
Ở vùng nhiệt độ 380-430
o

C giảm khối lượng, do phân huỷ monohidrat thành
nhôm oxit.

11
Nung đến 600
o
C sẽ thu được γ -Al
2
O
3
trong khoảng nhiệt độ 600-800
o
C xảy
ra sự tăng kích thước của tinh thể, ở nhiệt độ hơn 800
o
C γ -Al
2
O
3
bắt đầu chuyển
thành
σ-Al
2
O
3
, ở nhiệt 1200
o
C chuyển thành α -Al
2
O

3
.
2.Nguyên liệu sản xuất nhôm oxyt
Như chúng ta đã biết nguyên liệu để sản xuất ôxyt nhôm bao gồm chủ yếu
những nguyên liệu trong đó có chứa nhôm oxyt với hàm lượng cao. Vì vậy chủ yếu
là đi từ bôxit, cao lanh, đất sét
2.1 Tình hình thăm dò và khai thác caolanh, đất sét
Sau 50 năm (1995-2005) tìm kiếm, thăm dò trên lãnh thổ Việt Nam chưa tính
đến các mỏ sét làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất xi măng, gạch ngói, các
nhà địa chất đã nghiên cứu, phát hiện ra hơ
n 70 mỏ sét gốm sứ, sét chịu lửa và sét
hấp phụ lớn, nhỏ khác nhau với tổng trữ lượng ước tính là 285 triệu tấn, trong đó
trữ lượng cấp B, C1 (Cấp trữ lượng 121+122 mới) chiếm khoảng 40% phân bố ở 6
khu vực chủ yếu. Từng khu vực cụ thể có những đặc điểm khác nhau
Khu vực Sông Hồng : Khu vực phân bố chủ yếu các mỏ sét dọc theo sông
Hồ
ng từ Lào Cai về Sơn Tây, kéo dài khoảng 220 km. Các mỏ sét nằm trùng với
khu vực phân bố của các đá Pecmantit, migmatit, granit. Sét ở đây chủ yếu là sét
kaolinit có chất lượng cao, độ hạt < 0,02 mm chiếm 30÷60%, Al
2
O
3
25÷30%,
Fe
2
O
3
0,4÷1,2%, TiO
2
0,0÷0,35%.

Khu vực đông bắc Bắc Bộ: Ngoài các mỏ sét ở Sóc Sơn (Hà nội), Minh Tân,
Trúc Thôn (Hải Dương), Tấn mài, Kinh Tinh, Vĩnh Thực, còn có các mỏ sét ở Hà
Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Khu vực Bình Trị Thiên: Có các mỏ sét caolinh ở Đồng Hới (Quảng Bình)
Mỏ sét hấp phụ Hương Hộ và Phú Bài (Thừa Thiên Huế)
Các tỉnh ven biển miền Trung: Có các mỏ phân bố ở các tỉnh Quảng Nam,
Phú Yên, tỉnh Quảng Nam có đến 12 mỏ sét caolanh, sét.

12
Khu vực nam tây nguyên: Khu vực này có các mỏ caolin và bentonit ở Đắc
Lắc, Lâm Đồng, Bình Thuận, đáng chú ý nhất là có mỏ sét bentonit ở Tam Bố
(Lâm Đồng) với thành phần khoáng vật chính là montmorillonit, ít kaolinit và
hydromica.
Khu vực châu thổ sông Đồng Nai: Khu vực này phổ biến loại sét trắng xám
trên toàn diện tích 1000 km
2
thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai và Bình Dương.
Bảng 1 : Đặc tính đất sét, cao lanh của một số mỏ ở Việt Nam
Hàm lượng oxit chính
Tên mỏ
Al
2
O
3
Fe
2
O
3
Độ dẻo
(%)

Độ chịu
lửa (
o
C)
Quy mô
mỏ
Yên Bái 30,9 0,78 - 2,10 23,79 - 30,90 1690-1710 Nhỏ
Trúc Thôn -
Hải Dương
22,7 - 30,0 1,17 - 4,24 22,00 - 27,90 1850-1650 Lớn
Mạo Khê -
Quảng Ninh
17,06 - 35,49 1,00 - 5,00 18,89 - 29,95 1850-1710 Nhỏ
Xuân Mai -
Hoà Bình
31,40 - 33,45 2,39 - 2,79 17,00 - 20,00 1630 Nhỏ
Làng Chánh -
Thanh Hoá
31,10 - 36,15 2,75 - 3,99 22,00 1730 Nhỏ
Tân Thành -
Đồng Nai
20,09 - 21,02 0,98 - 2,87 18,00 - 23,50 1850 Lớn
Vĩnh Tân -
Đồng Nai
17,50 - 20,00 1,00 - 1,50 15,00 - 21,00 1850-1610 Lớn
(Theo báo cáo đề tài Nghiên cứu công nghệ chế biến đất sét của Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy
tinh Công nghiệp năm 2007)

13



2.2 Tình hình thăm dò và khai thác bôxit tại Việt Nam và trên thế giới
Sự phân bố quặng trên thế giới
Nguồn UCRASAL - 2006

Bản đồ phân bố quặng trên thế giới
Bôxit là tên gọi theo thành phố (Baux) của Pháp, nơi đã tìm thấy bôxit đầu tiên năm
1821.
Quặng bôxit không phân bố rộng rãi trên thế giới mà tập trung một vài khu
vực. Chỉ có 7 khu vực giàu quặng bôxit: Đó là Tây và Trung Phi (chủ yếu là, Ghi –
nê) Nam Mỹ (Brazil, Venezuela, Suriname) các ca-ri-bê (Jamaica), Nam á và Châu
Đại Dương (Úc, Ấn Độ), Trung Quốc, Trung (Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ), và Urals
(Nga).

14
Sự phân bố bôxit tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nhiều quặng bôxit, trữ lượng
quặng bôxit ở nước ta lên đến 8 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên,
tại địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Nông. 20% trữ lượng quặng A1 trên
thế giới ở Đắc Nông với trữ lượng 5.48 tỉ tấn. Trữ lượng bôxit ở Tân Rai, Lâm
Đồng trên 700 triệu tấn, có th
ể khai thác được 67 triệu tấn quặng tinh. Kế hoạch
khai thác ban đầu ở Tân Rai là 600.000 tấn quặng tinh/năm. Nếu khai thác 120.000
tấn alumina/năm, dự án khai thác bôxit – nhôm ở Lâm Đồng sẽ kéo dài 98 năm,
nhưng khai thác 600.000 tấn/năm thì riêng vùng Tân Rai kéo dài 45 năm và nếu mở
rộng vùng mỏ bôxit Bảo Lộc, lên cao nguyên Di Linh thì thời hạn khai thác 150
năm.
Thành phần chủ yếu của quặng bôxit
Bôxit là sản phẩm của quá trình phong hóa đất sét ở trong điều kiện khí hậu
nhiệu đới hoặc nửa nhiệt đới.

Thành phần chủ yếu của bôxit là hydragilit (gipxit) Al(OH)
3
, bơmit và
điaspo AlOOH. Ngoài ra, còn chứa các khoáng vật sắt (hematit Fe
2
O
3
, piric,
hydrohematit, limonit, xiderit), silic ở dạng thạch anh, hydroxit (opan) và

15
alumosilicat keo ngậm nước (Caolinit, halozit ), titan oxyt ở dạng keo, anatazo
TiO
2
, rutin và trong thành phần của sfen, peropskit và inmenit. Trong một số bôxit
có cả canxi và magie cacbonate, cũng có cả các tạp chất crom, vanadi, photpho,
gali oxyt và các nguyên tốt khác.
Người ta chia bôxit thành các loại sau: hydragilit, hydragilit – bơmit, bơmit
diaspro và điaspro. Trong những mỏ bôxit điaspo là loại già nhất, còn trẻ nhất là
hydragilit, các loại bôxit còn lại nằm giữa bôxit điaspo sạch và hydragilit sạch, khi
phong hóa alumosilicat trong điều kiện thiên nhiên sẽ tạo thành tất cả các khoáng
vật ôxyt nhôm ngậm nước – keo nhôm - chứa lượng nước không xác định
Al
2
O
3
.xH
2
O. Sự mất nước của keo nhôm theo thời gian sẽ làm biến đổi thành phần
khoáng vật , với hydragilit x=3, điaspo và bơmit x=1.

Keo nhôm – alumo giả bền – hydragilit – bơmit – điaspo – crundum.
Theo Maliavkin, tùy theo tỉ số trọng lượng của Al
2
O
3
và SiO
2
, tất cả đất đá
chứa nhôm chia làm 3 loại:
Sialit Al
2
O
3
: SiO
2
≤ 1
Alit Al
2
O
3
: SiO
2
> 1
Bôxit Al
2
O
3
: SiO
2
> 1

Nhìn bề ngoài bôxit có thể khác nhau. Thông thường bôxit có màu đỏ, khá
cứng, đôi khi cũng gặp bôxit có màu trắng, vàng, xanh thẫm và các màu khác. Màu
đỏ chứng tỏ hàm lượng ôxyt sắt cao, khi hàm lượng ôxyt sắt thấp thì bôxit có màu
xám hoặc trắng.
Thành phần hoá học của bôxit dao động trong giới hạn rộng, kể cả hàm
lượng Al
2
O
3
cũng như hàm lượng các tạp chất và nước hydrat. Trong bôxit hàm
lượng Al
2
O
3
càng lớn và môdun silic càng cao thì chất lượng bôxit càng tốt.
Bôxit không những dùng trong công nghiệp nhôm mà còn dùng để sản xuất
corumdum nhân tạo, xi măng alumin, gạch chịu lửa, bôxit còn dùng để thay florin

16
làm trợ dung khi luyện thép. Cho thêm bôxit sẽ làm tăng độ chảy loãng của xỉ, tạo
điều kiện thuận lợi để khử photpho và lưu huỳnh trong thép, bôxit còn được dùng
sấy khí và dùng làm chất hấp thụ khí tinh lọc các sản phẩm dầu lửa khỏi các tạp
chất nhuộm màu và làm bẩn, khử lưu huỳnh trong dầu lửa rất tốt, sản xuất sơn
khoáng vật màu đỏ tử bôxit với hematit là thành phầ
n có ích.
Chất lượng quặng bôxit ở Việt Nam
Quặng bôxit ở Việt Nam có ở Miền Bắc và Miền Nam nhưng quặng bôxit ở
Miền Nam được đánh giá là tốt hơn so với các vùng khác.
Chất lượng quặng ở Miền Nam:
- Thành phần khoáng vật: Chủ yếu là gipsit, một ít bơmit và kaolinit.

- Thành phần hóa học : Al
2
O
3
từ 35-49%, SiO
2
: 10 -15%, Fe
2
O
3
: 20-25%,
TiO
2
: 2-3%.
Chất lượng quặng tinh bôxit ở vùng mỏ Đắc Nông nêu ở bảng 1
Chất lượng quặng bôxit ở miền Bắc Việt Nam.
Thành phần khoáng vật: Điaspo : 20-50%, cá biệt 80%, gipsit 4-7 %.
Thành phần hóa học Al
2
O
3
: từ 20 -50%, SiO
2
từ 5 -10%.











17
Bảng 2: Đặc tính của một số mỏ bôxit của miền Nam Việt Nam
Hàm lượng (%)
TT Tên mỏ Chiều dày trung
bình thân quặng (m)
Al
2
O
3
SiO
2
M
si
Thu hồi
1 “1-5” 522 49,36 2,14 23,1 50
2 Quảng Sơn 5,0 50,00 2,52 19,8 45,4
3 Nhân Cơ 4,6 48,30 3,45 14,0 46,0
4 Gia Nghĩa 4,3 47,99 2,58 18,6 49,9
5 Bắc Gia Nghĩa - 46,10 2,23 20,8 47,1
6 Đắc Nông 4,5 48,74 2,20 22,2 50,6
7 Tuy Đức 5,0 48,74 2,20 22,2 45,2

3.Các phương pháp chế biến quặng để sản xuất alumina
Hiện nay trên thế giới có khoảng 90% alumina trên thế giới được sản xuất
bằng công nghệ Bayer. Để chuyển bôxit thành alumina người ta nghiền quặng và
trộn với đá vôi và xút, bơm hỗn hợp này vào bình áp lực cao, rồi nung lên. Ôxyt

nhôm hòa tách bằng sút, rồi kết tủa, rửa sau đó nung thu được sản phẩm.
Quá trình sản xuất Al
2
O
3
thực chất là quá trình làm giàu Al
2
O
3
, nhằm tách
lượng Al
2
O
3
trong bôxít ra khỏi các tạp chất khác (các xít…). Alumina luyện kim
được chuyển hoá trong quá trình điện phân trong bể muối cryolite nóng chảy
(Na
3
AlF
6
) để thành nhôm kim loại.





18
3.1 Sản xuất Al
2
O

3
bằng phương pháp hoả luyện
Trong số các phương pháp hỏa luyện thì phương pháp thiêu kết bôxít với
Na
2
CO
3
có sự tham gia của CaCO
3
(gọi là phương pháp soda-vôi) là phương pháp
kinh tế và được ứng dụng công nghiệp. Phương pháp thiêu kết dùng để xử lý quặng
bôxít có chất lượng trung bình hoặc kém (hàm lượng SiO
2
cao) mà nếu xử lý bằng
công nghệ Bayer (công nghệ thủy luyện) thì không có hiệu quả kinh tế.
Nguyên lý của phương pháp hỏa luyện là: Thiêu kết hỗn hợp bô xít +
Na
2
CO
3
+ CaCO
3
trong lò quay ở nhiệt độ 1200
o
C để thực hiện các phản ứng sau:
Al
2
O
3
+ Na

2
CO
3
= 2 NaAlO
2
+ CO
2
;
SiO
2
+ 2 CaCO
3
= 2 CaO.SiO
2
+ 2CO
2
;
NaAlO
2
rắn là kết phẩm từ thiêu kết, dễ tan trong nước. Còn 2CaO. SiO
2

không tan trong nước và đi vào cặn thải (bùn thải).
Phương pháp thiêu kết có thể được áp dụng độc lập hoặc kết hợp với phương
pháp Bayer song song hoặc nối tiếp.
3.2 Sản xuất Al
2
O
3
bằng phương pháp Bayer (phương pháp thuỷ luyện)

Hiện nay và trong tương lai, khoảng 90% Al
2
O
3
trên thế giới vẫn được sản
xuất bằng công nghệ Bayer. Để chuyển từ bôxít thành Al
2
O
3
, người ta nghiền
quặng và trộn với đá vôi và soda cốt tích, rồi bơm hỗn hợp này vào bình chứa áp
lực cao, rồi nung lên. Ôxyt nhôm bị phân giải bằng soda cốt tích, rồi kết tủa, rửa, và
nung để tách nước ra. Thành phẩm là bột màu trắng mịn hơn muối ăn mà ta gọi là
alumina.
Công nghệ Bayer được dựa trên cơ sở của phản ứng thuận nghịch sau:
Hòa tan
Al(OH)3 + NaOH Gipxit rắn
Kết t
ủa<100
o
C
Gipxit rắn Al
2
O
3
+ 2H2O

19
Công nghệ Bayer chủ yếu gồm các công đoạn sau:
- Bôxit được hoà tách với dung dịch kiềm NaOH. Lượng Al

2
O
3
được tách ra
trong dạng NaAlO
2
hoà tan và được tách ra khỏi cặn không hoà tan (gọi là bùn đỏ
mà chủ yếu là các ô xít sắt, ô xít titan, ô xít silic…).
- Dung dịch aluminate NaAlO
2
được hạ nhiệt đến nhiệt độ cần thiết và cho
mầm Al(OH)
3
để kết tủa.
- Sản phẩm Al(OH)
3
cuối cùng được lọc, rửa và nung để tạo thành Al
2
O
3

thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất Al
2
O
3
bằng phương pháp Bayer, tùy theo thành
phần khoáng vật của bôxít mà công nghệ Bayer được chia thành 2 giải pháp khác
nhau:
Công nghệ Bayer châu Mỹ

Được áp dụng nếu Al
2
O
3
của bôxit ở dạng gippsite (trihydrate Al
2
O
3
. 3H
2
O),
có thể được hoà tách dễ dàng. Bôxít này thường được hòa tách ở nhiệt độ tối đa
140-145
0
C trong dung dịch hòa tách có nồng độ kiềm thấp (120-140g/l Na
2
O).
Công nghệ Bayer châu Âu
Được áp dụng nếu Al
2
O
3
của bôxít ở dạng boehmite và diaspore
(monohydrate Al
2
O
3
.H
2
O), phải hòa tách ở nhiệt độ cao hơn 200

o
C (240-250
o
C
trong các nhà máy hiện đại và có chất xúc tác đối với quặng diaspore) và trong
dung dịch hòa tách có nồng độ kiềm cao hơn (180-250g/l Na
2
O).
Công nghệ chế biến quặng bô xít ở Việt Nam
Bôxít ở Tây Nguyên là loại bô xít gippsite, mỏ lộ thiên dễ khai thác. Bôxít
này thuộc loại gippsite-goethite, chất lượng trung bình, thường phải qua tuyển rửa
mới đảm bảo chất lượng để sử dụng công nghệ Bayer Bắc Mỹ (nhiệt độ, nồng độ
kiềm hoà tách thấp). Tuy nhiên bôxít này có chứa nhiều goethite nên khả năng lắng
kém

20
Cho tới nay đã có hai nghiên cứu sản xuất alumina từ mỏ Tân Rai, tỉnh Lâm
Đồng, và mỏ “1/5”, tỉnh Đắk Nông để phục vụ cho việc lập Nghiên cứu khả thi
phát triển 2 mỏ này.
Tinh quặng bô xít mỏ “1/5” thuộc loại bô xít tốt (Al
2
O
3
~ 50,23%; SiO
2
~
2,09%), thành phần khoáng vật chủ yếu là gippsite dễ hoà tách, do đó có thể áp
dụng công nghệ Bayer để sản xuất alumina từ bô xít gippsite của Tây Nguyên, cụ
thể:
- Bùn quặng được khử silic sơ bộ trước khi hoà tách để cải thiện việc khử

silic và khả năng lắng tách bùn đỏ với hàm lượng chất rắn 1.000-1.050 g/l. nồng độ
kiềm hoạt tính là 160±3 g/l, lượng vôi thêm vào 2-2,2 % (quặng bôxít khô), nhiệt
độ 95-100
0
C, thời gian 5-6 phút.
- Hoà tách với bùn quặng sau khi tiền khử silic ở nhiệt độ 145
o
C, thời gian
60-75 phút, áp suất 12-14 ata.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác đối với bôxít Tân Rai cho kết luận như
sau:
- Bùn quặng qua tiền khử silic trước khi hoà tách để cải thiện việc khử silic
và khả năng lắng tách bùn với hàm lượng chất rắn 900-1.100g/l, trong dung dịch đã
qua sử dụng, nhiệt độ 95-100
o
C , thời gian từ bay hơi cô đặc 6-10 giờ; hậu khử silic
ở nhiệt độ 100
o
C, thời gian tối ưu là 6 giờ.
- Hoà tách với bùn quặng sau khi tiền khử silic ở nhiệt độ 105
0
C đến 107
o
C,
trong dung dịch có nồng độ kiềm cốt tích 210 g/l (hoặc cao hơn) thời gian: 2,5 giờ,
áp suất khí quyển.
Phương pháp bayer phương pháp hiện đại tối ưu đối với quặng bôxit nhưng
đòi hỏi thiết bị hiện đại và kinh phí thực hiện lớn, nên nhóm đề tài thực hiện nghiên
cứu phương pháp hóa học với kinh phí và thiết bị nghiên cứu phù hợp với điều kiện
hiện có.


21
PHẦN II: NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM
Công nghệ hóa học tách ôxyt nhôm đi từ bôxit, cao lanh
Định hướng của đề tài nghiên cứu nghiên cứu tổng hợp α -Al
2
O
3
nhôm mịn
đi từ bôxit, cao lanh ( Đối với nước có thiết bị hiện đại, phức tạp tổng hợp nhôm
hoạt tính từ bôxít và nung trong lò có phun thêm khí halogen đã tổng hợp α -Al
2
O
3

siêu mịn).
Đề tài tiến hành tổng hợp α -Al
2
O
3
đi từ cao lanh đề tài tiến hành thử nghiệm
đối với caolanh Yên Bái giá thành cao lanh thấp 400 -500 đ/kg. Mẫu cao lanh đề tài
thực hiện nghiên cứu, khảo sát là cao lanh K55 vì, giá thành của caolanh K55 là
thấp nhất (450-500đ/kg) so với các loại caolanh còn lại, hàm lượng Al
2
O
3
khoảng
29-30 %.
1. Nghiên cứu phương pháp tách nhôm oxyt trong bôxit, caolanh bằng dung

dịch kiềm.
1.1 Thí nghiệm phản ứng hòa tan bôxit
Thực hiện quá trình phân tích thành phần khoáng của quặng bôxit Lâm
Đồng, Phân tích nhiệt DTA (Tìm được Nhiệt độ biến đổi cấu trúc và mất khối
lượng lớn nhất của quặng bôxit Lâm Đồng từ đó xác định khả năng hòa tan của
Al
2
O
3
trong dung dịch kiềm).
Bảng 3: Thành phần khoáng của Quặng bôxit Lâm Đồng
TT Ký hiệu mẫu Thành Phần Khoáng vật Hàm lượng (%)
1 Q. Bôxit Lâm Đồng Hyđrôgơtit - Fe
2
O
3
.H
2
O
Gipxit - Al(OH)
3

Kaolinit - Al
2
[Si
2
O
5
](OH)
4

21
36
13
(Phân tích tại Trung Tâm khoáng sản địa chất có phụ lục kèm theo)

22
Nhiệt độ biến đổi cấu trúc và mất khối lượng lớn nhất của quặng bôxit Lâm
Đồng Tại nhiệt độ 332.9
o
C.
Phương trình phản ứng:
Al
2
O
3
+ 2.NaOH 2.NaAlO
2
+ H
2
O
2.NaAlO
2
+ H
2
SO
4
+ 2 H
2
O 2.Al(OH)
3

+ Na
2
SO
4
Tiến hành nung mẫu quặng bôxit tại nhiệt độ 330, 350, 400, 500, 600
o
C. Sau
đó thực hiện cân 50 g quặng bôxit sau nung tại các nhiệt độ trên trong 100ml dung
dịch kiềm 30% tại nhiệt độ môi trường, lọc kết cặn được dung dịch thực hiện phản
ứng với axit thu được hydroxyt nhôm. Hiệu quả của phản ứng thấp, hướng triển
khai tăng nhiệt của phản ứng hòa tan, mục đích tăng khả năng phản ứng hòa tan của
nhôm oxyt trong dung dịch kiềm.
Thực hi
ện quá trình phản ứng hòa tan quặng bôxit đã nung tại các nhiệt độ
trên trong dung dịch kiềm duy trì nhiệt độ phản ứng hòa tan 90 -100
o
C. Hiệu quả
của quá trình phản ứng hoà tan và phản ứng tạo kết tủa hydroxyt nhôm rất thấp.
Từ nghiên cứu thử nghiệm trên nhóm đề tài đưa ra kết luận:
Đối với quặng bôxit khi sử dụng phương pháp hòa tan nhôm oxyt trong dung
dịch kiềm phải được thực hiện trong thiết bị autocla áp suất cao và nhiệt độ hòa tan
90 – 100
o
C, khi thực hiện phản ứng hòa tan trong môi trường áp suất khí quyển thì
phản ứng hòa tan nhôm oxyt trong dung dịch kiềm không có hiệu quả.
1.2. Thí nghiệm phản ứng hòa tan nhôm oxyt trong caolanh bằng dung dịch
kiềm.
Thí nghiệm tiến hành nung cao lanh tại các nhiệt độ 580, 650, 750, 850
o
C

sau đó thực hiện phản ứng hòa tan tương tự như quặng bôxit thì hiệu quả của phản
ứng thấp.
Hướng tiếp theo Nhóm đề tài thực hiện phản ứng hòa tan trong dung dịch
axit.

23
2 Nghiên cứu phương pháp tách oxyt nhôm trong bôxit, caolanh bằng
dung dịch axit.
2.1 Thử nghiệm phương pháp hòa tan ôxyt nhôm trong bôxit bằng phương
pháp axit.
Phương trình phản ứng:
Al
2
O
3
+ 3 H
2
SO
4
+ 15 H
2
O Al
2
(SO
4
)
3
.18 H
2
O

Al
2
(SO
4
)
3
.18 H
2
O + 6 NaOH 2.Al(OH)
3
+ 3Na
2
SO
4
+ 18 H
2
O
Tiến hành nung mẫu quặng bôxit tại nhiệt độ 330, 350, 400, 500, 600
o
C. Sau
đó thực hiện cân 50 g quặng bôxit sau nung tại các nhiệt độ trên trong 500ml dung
dịch axit sulphuric 10% tại nhiệt độ 65-100
o
C, lọc kết cặn được dung dịch thực
hiện phản ứng với NaOH thu được hydroxyt nhôm. Qúa trình phản ứng diễn ra hiệu
quả tốt, nhưng bản chất trong quặng bôxit Lâm Đồng hàm lượng Fe
2
O
3
cao

(Hyđrôgơtit - Fe
2
O
3
.H
2
O 21%) quá trình lắng lọc loại bỏ kết tủa Fe(OH)
3
gặp rất
nhiều khó khăn, giá thành quặng bôxit Lâm Đồng sau khi chế biến khoảng
6000đ/kg vì vậy nhóm đề tài đánh giá phương pháp hòa tan ôxyt nhôm trong bôxit
bằng axit không hiệu quả.









×