ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
HÀ THỊ TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
HÀ THỊ TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
Hà Nội - Năm 2013
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 6
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 6
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài 13
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài 15
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 15
1.2.3. Một số đặc điểm của nghề kế toán 23
1.2.4. Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh
viên tốt nghiệp ngành kế toán 24
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Nghiên cứu đặc điểm tình hình của trường CĐKTTCTN 26
2.1.1. Một số thông tin cơ bản về trường CĐKTTCTN 27
2.1.2 Giới thiệu chung về chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng kế toán trường
CĐKTTCTN 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3. Tiến trình nghiên cứu 32
2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận 33
2.3.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn 33
2.4. Xây dựng công cụ đo lường 34
2.5. Kiểm tra độ tin cậy, tính hiệu lực của công cụ đo lường 37
2.5.1. Độ tin cậy và tính hiệu lực của bảng hỏi dành cho cựu sinh viên 37
2.5.2. Độ tin cậy và tính hiệu lực của bảng hỏi dành cho nhà tuyển dụng 42
iv
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Thực trạng việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán 46
3.1.1. Tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành 46
3.1.2 Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn 47
3.1.3. Thu nhập 48
3.1.4. Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập hiện tại 49
3.1.5. Thời gian tập sự 49
3.1.6. Khả năng hòa nhập công việc 50
3.1.7. Đánh giá của cựu sinh viên với công việc hiện tại 51
3.1.8. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng kiến thức được học vào
thực tế làm việc 52
3.1.9. Các kỹ năng, phẩm chất cần thiết của kế toán viên khi làm việc 53
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về mức độ thích ứng với công việc của sinh viên
tốt nghiệp ngành kế toán 56
3.2.1. Phân tích kết quả về mức độ thích ứng kiến thức chuyên môn của sinh
viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu cầu công việc 58
3.2.2. Phân tích kết quả về mức độ thích ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp
ngành kế toán đối với yêu cầu công việc 64
3.2.3. Phân tích kết quả về mức độ thích ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp ngành kế toán đối với yêu cầu công việc 71
3.3. Khảo sát mối tương quan giữa mức độ thích ứng kiến thức, kỹ năng, thái độ
của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu cầu công việc 78
3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành kế toán 79
3.4.1 Các giải pháp đối với nội dung chương trình đào tạo cử nhân kế toán của
khoa kế toán trường CĐKTTCTN 79
3.4.2. Các giải pháp đối với việc thực tập 83
3.4. 3. Các giải pháp nhằm cải thiện công tác phục vụ học tập của sinh viên 84
PHẦN KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đáp ứng các yêu cầu bức thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng Bộ Giáo dục
đào tạo, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngoài việc tích cực
đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng còn tập trung nghiên cứu và đánh giá chương trình đào tạo, quy
trình đào tạo, trong đó, việc đánh giá chất lượng của sản phẩm đầu ra là các sinh viên tốt nghiệp và sự thích
ứng của những sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của các cơ sở làm việc được đặc biệt coi trọng, nhất là
mức độ thích ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên đã tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường
lao động. Qua đó, các đơn vị đào tạo có thể xây dựng và điều chỉnh các chương trình, quy trình đào tạo cho
phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay
Khoa kế toán trường cao đẳng Kinh Tế Tài Chính Thái Nguyên (CĐKTTCTN) được thành lập từ
năm 2004 , dù đã có 6 khóa sinh viên tốt nghiệp song vẫn là một khoa rất mới về quy trình và chương trình
đào tạo. Khoa áp dụng các chương trình của các nước phát triển như Anh, Mỹ và Hà Lan là những nước có
thế mạnh về kiến thức, về phương pháp, song tính phù hợp với thực tế nhu cầu của Việt Nam vẫn còn là vấn
đề cần xem xét. Mặt khác, do là một khoa mới nên chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá về quy trình và chất
lượng đào tạo tại Khoa. Vì vậy, việc đánh giá mức độ thích ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của
các nhà tuyển dụng họ, có ý nghĩa vô cùng quan trọng với một khoa mới như khoa kế toán. nó giúp khoa trả
lời cho câu hỏi chất lượng đào tạo sinh viên hiện nay của Khoa đã đáp ứng được yêu cầu công việc của các
đơn vị tuyển dụng hay chưa?
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành kế toán trường cao đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên” làm luận văn thạc sỹ Đo lường và Đánh
giá trong Giáo dục.
Kết quả mà luận văn muốn hướng tới chính là xem xét thực tế hiện nay, các cựu sinh viên của khoa
kế toán có thích ứng được yêu cầu công việc của các cơ quan mà họ làm việc hay không, để từ đó Khoa có
những điều chỉnh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lao
động trong ngành nghề này.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
• Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần vào việc hệ thống hoá các tài liệu, các công trình nghiên
cứu về vấn đề thích ứng công việc của sinh viên nói chung và mức độ thích ứng công việc của sinh viên
ngành kế toán nói riêng, qua đó làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu này. Mặt khác, đề tài góp phần
vào việc xây dựng hệ thống các chỉ số để đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh viên.
• Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra các chỉ số đánh giá cụ thể, rõ ràng để làm rõ thực trạng của vấn đề này. Từ đó, tìm ra những
nguyên nhân, hạn chế và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao mức độ thích ứng công việc của sinh
viên, giúp sinh viên nhanh chóng hoà nhập với công việc sau khi ra trường, đáp ứng với yêu cầu của cơ sở tuyển
dụng và xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng làm việc và thái độ đối với công việc mà sinh viên đã
được trang bị khi còn học trong nhà trường, để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
tại khoa kế toán, trường CĐKTTCTN, đảm bảo đưa ra được những sản phẩm nguồn nhân lực hoàn thiện nhất
đáp
ứng tốt
các yêu cầu của thị trường lao động.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài giới hạn ở mức độ phân tích, đánh giá khả năng thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành kế toán trường CĐKTTCTN.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế
toán trường CĐKTTCTN
5.2 Khách thể nghiên cứu
Cựu sinh viên thuộc các khoá 2, 3, 4, 5 và người sử dụng lao động.
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
(1). Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thích ứng như thế nào với các yêu cầu cơ bản của
công việc trong thực tế về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp?
(2). Chương trình đào tạo của khoa kế toán trường CĐKTTCTN hiện nay cần phải cải tiến
như thế nào để sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể thích ứng tốt được yêu cầu của thị trường lao
động hiện nay?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Nhìn chung sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thích ứng với các yêu cầu cơ bản của công việc ở
mức độ trung bình, trong đó về mặt kiến thức và thái độ chuyên môn là tốt còn về mặt kỹ năng là chưa tốt.
(2). Chương trình đào tạo của khoa kế toán hiện nay cần phải cải tiến theo hướng tăng cường nhiều
khối lượng thực hành nhằm phát triển kỹ năng chuyên môn của sinh viên, đồng thời tăng cường hơn nữa mối
quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp quan sát, tra cứu tài liệu và tiến hành phỏng vấn sâu
tìm ra những cứ liệu đáng tin cậy để góp phần chứng minh tính đúng đắn khách quan của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp định lượng: Tiến hành điều tra thông qua việc phát và thu bảng hỏi, thống kê và xử lý
số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS, Excel, Quest.
- Các nhận định trong bảng hỏi được đánh giá theo thang đo chạy từ 1 đến 5 (1- Rất kém; 5 - Rất
tốt).
7.2. Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo cụm. Mẫu
khảo sát gồm 320 cựu sinh viên ngành kế toán thuộc các khóa đào tạo 2, 3, 4, 5 và 60 cán bộ quản lý các
cơ quan/ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
8. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
8.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát 320 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán và 60 cán bộ quản lý cơ quan/doanh
nghiệp.
8.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2011 đến 3/2013
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Trong các hội thảo do Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đề cập nhiều tới mối quan hệ giữa đào tạo
và việc sử dụng nguồn nhân lực, Tại hội thảo quốc gia “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” tổ chức năm
2005, 2007 hay “Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2020” của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành năm 2010 đã cho thấy vấn đề đáp ứng công việc của sinh viên sau khi ra trường.
Trong nghiên cứu: “Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị trường lao động”, năm 2007, tác giả
Phạm Thị Huyền, giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng giáo dục đại học Việt Nam hiện
nay cung không đáp ứng cầu về cả mặt số lượng và chất lượng.
Nghiên cứu đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo. Năm 2003, trong khuôn khổ Tiểu dự án
giáo dục đại học mức A, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá chương trình
đào tạo chuyên ngành kinh tế ngoại thương”. Hầu hết các nghiên cứu trong Tiểu dự án này tập trung vào
đánh giá mục tiêu, nội dung của chương trình đào tạo, số khác tập trung vào đánh giá công tác quản lý và tổ
chức thực hiện chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế ngoại thương.
Cuộc khảo sát của Trương Hồng Khánh, Phạm Thị Diễm (2007) tại trường Đại học Kinh tế
Tp.HCM với đề tài “Kiến thức, kỹ năng của SV Đ
H
Kinh tế Tp.HCM dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng”.
Tác giả đã đưa ra một số tiêu chí, chỉ số để khảo sát chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Nguyễn Thị Thanh Thoản (2007) nghiên cứu với đề tài
“Nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường Đ
H
Bách Khoa”. Tác giả đã
đưa ra một số tiêu chí để tiến hành điều tra cựu sinh viên tốt nghiệp tại trường Đ
H
Bách Khoa Tp.Hồ Chí
Minh.
Cụ thể hơn các nghiên cứu trên đây, trong đề tài “Các Giải pháp Cơ bản nâng cao Chất lượng Giáo
dục Đại học” do Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2007 nhằm thu thập các ý kiến về
chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam, các nhà khoa học đã tập trung lấy ý kiến của các nhà giáo dục,
các tổ chức sử dụng lao động và ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng của sản phẩm giáo dục đại
học hiện nay là như thế nào và các tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp cần phải có.
Hội thảo “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 20/4/2009 đã
ghi nhận nhiều tham luận, kết luận chính của hội thảo là sinh viên ra trường yếu về thực hành, kém về kỹ năng
và có một ”độ vênh” nhất định giữa đào tạo đại học và yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Độ vênh đó
thể hiện cả trong kiến thức và các kĩ năng cứng và mềm của sinh viên.
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
Việc đánh giá kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp của cựu sinh viên đều
diễn ra ở hầu hết các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là ở Anh, Mỹ và Nhật Bản. Hướng đánh giá
này của các trường đại học được tích hợp trong các khảo sát về tình trạng việc làm của sinh viên tốt
nghiệp và đánh giá chất lượng đầu ra của từng chương trình nhằm mục đích thứ nhất là để đánh giá và
xếp loại các trường đại học theo chuyên ngành đào tạo và mục đích thứ hai là các trường đại học có căn cứ
để điều chỉnh chương trình đào tạo, quy trình đào tạo của mình.
Công trình nghiên cứu của các tác giả G,Gallavara, E, Hreinsson và các cộng sự thuộc Hiệp hội
đảm bảo chất lượng GDĐH Châu Âu trong cuốn sách nhan đề Learning outcome: Common framework -
different approaches to evaluation of learning outcome in the Nordic countries G,Gallavara, 2008, Cuốn
sách trình bày những kinh nghiệm cụ thể của việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện tại các quốc gia
này.
Cuộc khảo sát của tạp chí Update (Nhật Bản) thực hiện năm 1996, khảo sát của Việt Giáo dục Hàn
Quốc (KEIDI) thực hiện năm 2003, khảo sát của Viện Quản lý Đào tạo nhân lực (NIAM) của Hà Lan đối
với các doanh ngiệp sử dụng lao động. Nội dung của cuộc khảo sát là tìm ra các tiêu chí mà các doanh
nghiệp đánh giá cao ở người lao động trong quá trình tuyển dụng.
Năm 1990, B.P Allen (Mỹ) đã tiếp cận vấn đề thích ứng học tập của sinh viên thông qua hệ thống
tác động hình thành các kỹ năng học tập ở trường đại học,
Hướng nghiên cứu đánh giá sản phẩm giáo dục đại học được sử dụng rộng rãi trong giáo dục
đại học ở Hoa Kỳ, ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Đánh giá sản phẩm giáo dục đại học được thực hiện
thông qua bộ chỉ số thực hiện. Khác với bộ tiêu chuẩn kiểm định, bộ chỉ số thực hiện chủ yếu bao gồm
các yếu tố định lượng, có thể thu thập qua công tác thống kê. Các yếu tố định tính (như thái độ, sự hài
lòng) sẽ được đo đếm bằng các phương pháp định lượng (điều tra, quan sát). Bộ chỉ số thực hiện cho
phép giám sát chất lượng giáo dục đại học hàng năm, không quá tốn nhiều thời gian và phức tạp như
đánh giá đồng nghiệp, có thể thực hiện đồng loạt trên qui mô cả nước.
1.2. Cơ sở lý luận thuộc về đề tài
1.2.1.Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1.1 Đánh giá
Đánh giá là quá trình xem xét mức độ phù hợp giữa mục tiêu và thực trạng thực hiện mục tiêu đó. Hay
nói cách khác, đánh giá quan tâm đến sự tương quan giữa các thông tin cụ thể về thực trạng giáo dục với mục
tiêu giáo dục, từ đó có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục đào tạo.
1.2.1.2 Khái niệm mức độ
Khái niệm mức độ gắn liền với phạm trù “độ”, “lượng” trong triết học. Trong luận văn này “mức độ”
có nghĩa là đo lường và đánh giá được sự khác nhau giữa các sinh viên trong việc thích ứng công việc
1.2.1.3. Khái niệm công việc
Công việc là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm
vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động, nhằm tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm”.
1.2.1.4. Khái niệm thích ứng
Thích ứng là quá trình con người chủ động, tích cực thay đổi nhận thức, thái độ và kỹ năng của bản
thân để hình thành những cấu trúc tâm lý mới đáp ứng được những yêu cầu mới của hoạt động.
1.2.1.5. Khái niệm thích ứng công việc
Thích ứng công việc là quá trình người lao động chủ động, tích cực thay đổi nhận thức, thái độ và
kỹ năng của bản thân để đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của công việc.
1.2.1.6. Mô hình lý thuyết được sử dụng trong đề tài
*) Mô hình của Benjamin Bloom (1956):
Đã phân biệt ba khía cạnh của hoạt động giáo dục, bao gồm: Cung cấp nhận thức: các kỹ năng trí
tuệ; Tác động thái độ: sự phát triển trong các lĩnh vực tình cảm hoặc cảm xúc (Thái độ); Hình thành kỹ
năng: các kỹ năng thuộc về chân tay hay thể chất ; Các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ này cũng chính
là mục tiêu của quá trình đào tạo.
1.3. Một số đặc điểm của nghề kế toán
Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh
tế tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước cho lãnh đạo đơn vị, từ đó có những
giải pháp quản lý phù hợp, thúc đẩy đơn vị ngày càng lớn mạnh.
1.4. Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán
Mô tả các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, nội dung câu hỏi liên quan đến khả năng thích ứng công việc
của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu đặc điểm tình hình của trường CĐKTTCTN
2.1.1 Một số thông tin cơ bản về trường CĐKTTCTN
Nêu tóm tắt sự thành lập, phát triển và các ngành nghề Trường CĐKTTCTN
2.1.2 Giới thiệu chung về chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng kế toán trường CĐKTTCTN
Nêu tóm tắt mục tiêu và chương trình đào tạo
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu
2.2.1.1. Tổng thể
Tổng thể gồm: 710 sinh viên của 4 khóa 2,3,4,5
2.2.1.2. Chọn mẫu
Đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo cụm.
Căn cứ công thức tính ước lượng mẫu, với 710 mẫu tổng thể nghiên cứu, dung lượng mẫu cho
ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy 95% sẽ cần khảo sát 250 sinh viên. Để tránh rủi ro khi gặp đối tượng
khảo sát, và để đảm bảo dung lượng chính của mẫu, nghiên cứu cộng thêm vào mẫu chính một mẫu
phụ bằng khoảng 10-30% mẫu chính; có nghĩa ta cần cộng thêm khoảng 60-70 sinh viên nữa. Tổng
cộng trong nghiên cứu này có tất cả 320 cựu sinh viên được khảo sát. Trong 320 sinh viên được chọn
làm mẫu nghiên cứu bao gồm khóa 2 có 32 sinh viên, khóa 3 có 52 sinh viên, khóa 4 có 80 sinh viên và
khóa 5 có 156 sinh viên.
Tuy nhiên để tăng độ tin cậy của các thông số từ phía sinh viên, đề tài sẽ lấy dữ liệu, một số thông
tin từ cán bộ quản lý các cơ quan/doanh nghiệp hiện có sinh viên nhà trường làm việc. Số lượng phiếu khảo
sát là 60 phiếu.
*) Phương pháp phỏng vấn sâu
Để tìm ra những cứ liệu đáng tin cậy để góp phần chứng minh tính đúng đắn khách quan của vấn đề
nghiên cứu.
2.3. Tiến trình nghiên cứu
2.3.1.Giai đoạn nghiên cứu tổng quan vấn đề
2.3.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn.
2.4. Xây dựng công cụ đo lường
Trong luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng và phương
pháp định tính, Bộ công cụ để nghiên cứu định lượng là hai mẫu phiếu hỏi ý kiến khảo sát 250 sinh viên tốt
nghiệp khóa 2, 3, 4 và 5 của ngành kế toán và 50 cán bộ quản lý.
2.5. Kiểm tra độ tin cậy, tính hiệu lực của công cụ đo lường
2.5.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho cựu sinh viên
Với 33 câu hỏi dành cho cựu sinh viên tự đánh giá mức độ thích ứng công việc từ mức độ thích
ứng rất kém đến mức độ rất tốt, sau khi đưa vào khảo sát thử nghiệm trên mẫu là 100 số liệu được nhập
vào SPSS và chạy trong phần mềm phân tích Quest .Kết quả thử nghiệm cho thấy các item số 7, 15, 16, 17,
19, 20, 22, 29 phải sửa lại.
Sau khi sửa chữa và điều chỉnh nội dung các item nằm ngoài khoảng đồng bộ, bảng khảo sát được
sử dụng để điều tra trên mẫu 250 cựu sinh viên,
2.5.2. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho nhà tuyển dụng
Sau khi đưa vào khảo sát thử nghiệm trên mẫu là 30, số liệu được nhập vào SPSS và chạy trong phần
mềm phân tích Quest. Kết quả thử nghiệm cho thấy các Item 11, 12, 26 cần phải sửa chữa lại. Sau khi sửa chữa,
điều chỉnh nội dung các câu nằm ngoài khoảng đồng bộ thích hợp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên diện
rộng với 50 cán bộ quản l . Kết quả cho thấy item số 5 là biến ngoại lai, loại bỏ item này ra khỏi bảng hỏi.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng việc làm của cựu sinh viên khoa kế toán
3.1.1. Tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành
Theo các phiếu điều tra thì tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành là 83,2% chỉ có 16,8% là phải làm
những công việc khác như nhân viên giao dịch So với con số chỉ có 30% làm đúng ngành nghề của cả nước
thì 83,2% thật sự là con số tốt.
3.1.2 Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn
Kết quả khảo sát cho thấy các cựu sinh viên làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và
TNHH tỷ lệ này chiếm đến 52%.
3.1.3. Thu nhập
Kết quả khảo sát cho thấy thu nhập bình quân hàng tháng của cựu sinh viên là 3.137 triệu đồng/tháng.
3.1.4. Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập hiện tại
Kết quả cho thấy 19,6% hài lòng với thu nhập hiện tại, có tới 65,6% cảm thấy tạm được và còn lại 14,8%
cảm thấy chưa hài lòng. Đa số cựu sinh viên đều cảm thấy chưa thỏa mãn về vấn đề thu nhập.
3.1.5. Thời gian tập sự
Kết quả khảo sát cho thấy thời gian tập sự trung bình của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán là 5 tháng.
Song trong số 250 sinh viên được khảo sát thì số sinh viên có thời gian thử việc từ 4 đến 6 tháng chiếm tỷ lệ
cao nhất cụ thể là 50% .
3.1.6. Khả năng hòa nhập công việc
Bạn có hòa nhập công việc khi mới vào làm không? 26,8% trả lời có, 57,2% hòa nhập tương đối tốt
và 16% cảm thấy hơi khó khăn khi bắt đầu công việc thực tế.
3.1.7. Đánh giá của cựu sinh viên với công việc hiện tại
Qua khảo sát cho thấy, chỉ có 25,2% sinh viên làm việc với trạng thái tốt nhất. Chiếm tỷ lệ cao nhất
với 45,2% sinh viên làm việc với trạng thái bình thường. Nhóm sinh viên làm việc với thái độ nhàm chán vì
công việc hiện tại không phù hợp với năng lực của họ chiếm 21,6%,. Tỷ lệ thấp nhất là nhóm sinh viên làm
việc với trạng thái căng thẳng và mệt mỏi vì công việc hiện tại rất áp lực, vượt quá sức của họ, tỷ lệ này
chiếm 8%.
3.1.8. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng kiến thức được học vào thực tế làm việc
Các cựu sinh viên khóa 2, khóa 3 đánh giá rất cao về mức độ ứng dụng của các kiến thức được học
tại trường vào thực tế công việc mà họ hiện đang đảm nhận ( khóa 2: 90% rất hữu ích và hữu ích – Khóa 3:
86,6%% rất hữu ích và hữu ích).
3.1.9. Các kỹ năng, phẩm chất cần thiết của kế toán viên khi ra làm việc
3.1.9.1. Các phẩm chất
Đối với kế toán viên thì phẩm chất trung thực, có tinh thần trách nhiệm là yếu tố rất cần thiết. Thêm
vào đó phải tính toán với các con số có khi lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng và các nghiệp vụ thì phát
sinh đa dạng, nó đòi hỏi phải có sự say mê công việc và khả năng chịu đựng áp lực rất lớn.
3.1.9.2. Các kỹ năng cần thiết Theo ý kiến tham
khảo của các cựu sinh viên thì để làm công tác kế toán tốt cần chú ý rèn luyện một số kỹ năng sau: Kỹ năng
tính toán (100%), viết (89,8%), nói(80,2). Đối với các kỹ năng thiên về tư duy và sống trong cộng đồng thì
những kỹ năng về: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo và thích nghi với sự thay đổi
là những kỹ năng rất cần thiết mà các cựu sinh viên muốn chia sẻ với những bạn muôn làm nghề kế toán.
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về mức độ thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành kế toán
Có tới 47,6% số cựu sinh viên được khảo sát cho rằng mức độ thích ứng với công việc của họ
là trung bình, mức độ thích ứng tốt và rất tốt chỉ có 14%, mức độ thích ứng kém và rất kém lần lượt là
31,6% và 6,8%.
Kết quả trên không có nhiếu khác biệt so với kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, cụ thể 44%
số người khảo sát đánh giá ở mức độ trung bình và 8% ở mức độ rất kém, chỉ có 4 % mức độ rất tốt
3.2.1. Phân tích kết quả về mức độ thích ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu
cầu công việc
.
3.2.1.1 Mức độ thích ứng về kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu cầu công việc
Kết quả khảo sát cho thấy có tới 52% người quản lý lao động đánh giá sinh viên tốt nghiệp ngành
kế toán nhà trường thích ứng ở mức độ trung bình về mặt kiến thức, trong khi đó, 14% số người khảo sát
đánh giá ở mức độ kém và 2% ở mức độ rất kém, chỉ có 6% mức độ rất tốt và 26% người quản lý lao động
đánh giá ở mức độ tốt. Như vậy, về mặt kiến thức, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán mới chỉ thích
ứ
n
g ở
mức độ trung bình các yêu cầu công việc
.
Kết quả trên không có nhiều khác biệt so với kết quả tự đánh giá của sinh viên tốt nghiệp ngành
kế toán về mặt kiến thức. Có tới 41,2% số sinh viên tốt nghiệp được khảo sát cho rằng mức độ thích ứng
của họ là trung bình, mức độ thích ứng tốt và rất tốt chỉ có 15,6%, mức độ thích ứng kém và rất kém lần lượt là
35,6% và 7,6%
3.2.1.2. Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ thích ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành kế
toán đối với yêu cầu công việc trong các khóa
h
ọc.
Mức độ thích ứng kiến thức
giữa sinh viên 4 khóa học thuộc khoa kế toán
không có sự
khác nhau.
3.2.1.3. Tìm hiểu mức độ thích ứng về kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu
cầu công việc thông qua các tiêu chí cụ thể.
Kết quả cho thấy nhóm hai tiêu chí mà người lao động tự đánh giá mình thích ứng tốt nhất là: 1/
Khả năng sử dụng tin học trong công việc; 2/ Khả năng vận dụng được những nội dung cơ bản của cácvăn
bản pháp luật như luật kế toán, luật thuế vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, hoạt động của cơ quan
Nhóm kiến thức mà người lao động tự đánh giá mình thích ứng kém nhất cũng đồng nhất với sự đánh giá
của cán bộ quản lý là: 1/ Khả năng lập, đọc và phân tích các báo cáo tài chính; 2/ Khả năng sử dụng ngoại ngữ
trong công việc.
Như vậy, đánh giá mức độ thích ứng ở từng tiêu chí kiến thức cụ thể thì cả cán bộ quản lý và người lao
động đều có chung ý kiến và không có nhiều khác biệt.
3.2.2. Phân tích kết quả về mức độ thích ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối
với yêu cầu công việc
.
3.2.2.1. Mức độ thích ứng về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu cầu công việc
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ thích ứng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán về mặt kỹ năng
theo ý kiến của người quản lý lao động phần lớn rơi vào mức độ thích ứng trung bình với 56% số ý kiến,
mức độ tốt và rất tốt chiếm 12% , mức độ kém và rất kém lần lượt là 10% và 22%.
Kết quả tự đánh giá của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán về mức độ thích ứng kỹ năng của mình
đối với yêu cầu công việc cũng cho kết quả tương tự như ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý. 47,6 % số sinh viên
tốt nghiệp đánh giá mức độ thích ứng về mặt kỹ năng của mình ở mức độ trung bình, mức độ tốt và rất tốt chiếm
16,8%, mức độ kém và rất kém chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 29,6% và 6,0%.
3.2.2.2. Tìm hiểu mức độ thích ứng về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với
yêu cầu công việc trong các khóa
h
ọc.
Mức độ thích ứng kỹ năng
giữa sinh viên 4 khóa học thuộc khoa kế toán
không có sự
khác nhau.
3.2.2.3. Tìm hiểu mức độ thích ứng v ề kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu cầu
công việc thông qua các tiêu chí cụ thể.
Nhóm năm tiêu chí mà người lao động tự đánh giá mình thích ứng tốt nhất là: 1/ Khả năng tìm kiếm
và khai thác thông tin hữu ích trên internet.; 2/ Khả năng điều chỉnh hành vi ( ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ)
để thích nghi với môi trường làm việc; 3/ Khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể; 4/ Khả
năng giao tiếp; 5/ Khả năng làm việc kế toán trên máy theo các phần mền kế toán chuyên dụng. Nhóm năm
tiêu chí mà người lao động tự đánh giá mình thích ứng kém nhất là: 1/ Khả năng phân tích và tổng hợp số
liệu.; 2/ Khả năng tổ chức và làm việc theo nhóm; 3/ Khả năng chịu đựng áp lực công việc; 4/ Khả năng sắp
xếp và tổ chức thực hiện công việc; 5/ Khả năng truyền đạt thông tin (sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hình ảnh,
công cụ hỗ trợ )
Như vậy có thể thấy trong nhóm năm tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán nhà trường
thích ứng trong công việc tốt nhất về mặt kỹ năng theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và ý kiến tự đánh
giá của người lao động có hai tiêu chí trùng nhau đó là: 1/
Khả năng tìm kiếm và khai thác thông tin hữu ích
trên internet
.; 2/ Khả năng điều chỉnh hành vi để thích nghi với môi trường làm việc. Trong khi đó với nhóm
5 tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thích ứng kém nhất có tới ba tiêu chí trùng nhau đó là: 1/
Khả năng tổ chức và làm việc theo nhóm; 2/ Khả năng truyền đạt thông tin (sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hình
ảnh, công cụ hỗ trợ ); 3/ Khả năng phân tích và tổng hợp số liệu;
3.2.3 Phân tích kết quả về mức độ thích ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế
toán đối với yêu cầu công việc.
3.2.3.1. Mức độ thích ứng về thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu cầu
công việc
Kết quả thống kê cho thấy mức độ tốt và rất tốt chiếm tới 48 %, mức độ thích ứng trung bình
chiếm 26 % và chỉ có 26% số người khảo sát cho rằng thái độ của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán
thích ứng kém và rất kém các yêu cầu công việc.
Ý kiến tự đánh giá của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán mức độ thích ứng về mặt thái độ đối với
yêu cầu công việc thì mức độ đạt được là tương đối tốt, đống nhất với ý kiến của cán bộ quản lý. 56% % số
ý kiến được hỏi cho rằng mình có thái độ nghề nghiệp thích ứng ở mức độ tốt và rất tốt, mức độ thích ứng
trung bình là 27,2% và kém, rất kém lần lượt là 14,4 % và 2,4 %.
3.2.3.2. Tìm hiểu mức độ thích ứng về mặt thái độ của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với
yêu cầu công việc trong các khóa
h
ọc
Mức độ thích ứng thái độ nghề nghiệp không có sự khác nhau giữa các khóa học.
3.2.3.3. Tìm hiểu mức độ thích ứng về thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối
với yêu cầu công việc thông qua các tiêu chí cụ thể.
Nhóm ba tiêu chí mà người lao động tự đánh giá mình thích ứng tốt nhất là: 1/ Trách nhiệm với công việc.;
2/ Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp; 3/ Cẩn thận, chăm chỉ trong công việc;. Nhóm ba tiêu chí mà
người lao động tự đánh giá mình thích ứng kém nhất là: 1/ Nhiệt tình trong công việc.; 2/ Thái độ tích cực đóng góp
cho Quý tổ chức; 3/ Ý thức thực hành tiết kiệm trong Quý tổ chức;
Như vậy có thể thấy trong nhóm ba tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán nhà trường thích
ứng trong công việc tốt nhất về mặt thái độ theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và ý kiến tự đánh giá của
người lao động có hai tiêu chí trùng nhau đó là: 1 Trách nhiệm với công việc.; 2/ Tôn trọng và chân thành
hợp tác với đồng nghiệp. Trong khi đó với nhóm ba tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán thích ứng
kém nhất thì cả ba tiêu chí đều trùng nhau giữa ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và ý kiến tự đánh giá của
người lao động đó là: /1/ Nhiệt tình trong công việc.; 2/ Thái độ tích cực đóng góp cho Quý tổ chức; 3/ Ý
thức thực hành tiết kiệm trong Quý tổ chức
3.3. Khảo sát mối tương quan giữa mức độ thích ứng kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên tốt nghiệp
ngành kế toán đối với yêu cầu công việc
Khảo sát vấn đề này, luận văn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản. Kết quả của phép phân
tích này cho thấy mối tương quan tuyến tính giữa mức độ thích ứng kỹ năng và tổng của mức độ thích ứng
cao hơn so với mức độ thích ứng kiến thức và mức độ thích ứng thái độ.