Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 27 trang )

















































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  







NGUYỄN THỊ ÁNH DUƠNG






ĐẶC TRƯNG PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ







LUẬN VĂN THẠC SĨ












HÀ NỘI - 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

  






NGUYỄN THỊ ÁNH DUƠNG





ĐẶC TRƯNG PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ



Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh







HÀ NỘI - 2013




4
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
2
LỜI CAM ĐOAN
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
7
PHẦN MỞ ĐẦU
8
1. Lý do chọn đề tài
8
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
11
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
12
4. Câu hỏi nghiên cứu
12

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
12
6. Phạm vi nghiên cứu
12
7. Phương pháp nghiên cứu
12
8. Cấu trúc của luận văn
13


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ
14


1.1. Cơ sở lý luận
14
1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến phương thức tuyển sinh
đại học và sau đại học
14
1.1.1.1. Khái niệm phương thức tuyển sinh
14
1.1.1.2. Khái niệm năng lực
15
1.1.1.3. Đánh giá năng lực
16
1.1.1.4. Lý thuyết khảo thí cổ điển
18




5
1.1.1.5. Lý thuyết khảo thí hiện đại
21
1.1.1.6. Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá
24
1.1.2. Hệ thống giáo dục đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ
25
1.2. Tổng quan
33
1.3. Kết luận Chương 1
37


CHƯƠNG 2. TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ
39


2.1. Phương thức tuyển sinh đại học
39
2.2. Tiêu chuẩn tuyển sinh đại học
41
2.3. Đặc trưng của các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh đại học
43
2.4. Sự tranh luận về các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh đại học
54
2.5. Kết luận chương 2
59



CHƯƠNG 3. TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ
62


3.1. Phương thức tuyển sinh sau đại học
62
3.2. Tiêu chuẩn tuyển sinh sau đại học
64
3.3. Đặc trưng của các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh sau đại học
66
3.4. Tuyển sinh sau đại học ở 2 đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ
75
3.4.1. Đại học Harvard (Harvard University)
75
3.4.2. Đại học Pennsylvania (University of Pennsylvania)
77
3.5. Kết luận chương 3





79



6




KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
81


1. Kết luận
81
2. Một số gợi ý về chính sách tuyển sinh đại học ở Việt Nam
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
86

























3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đại học của Hoa Kỳ luôn được đánh giá cao bởi sự hợp lý
và khả năng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho xã hội.
Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của nền giáo
dục Hoa Kỳ là chiến lược và phương thức tuyển sinh hợp lý đã giúp các
trường đại học, cao đẳng có thể tuyển chọn được những sinh viên ưu tú có
thể tiếp nhận được những kiến thức và kỹ năng được giáo dục và đào tạo ở
bậc đại học.
Ở Việt Nam cho đến nay, sau nhiều thay đổi và cải cách, các trường
đại học và cao đẳng Việt Nam vẫn tuyển sinh dựa trên một phương thức
duy nhất, đó là thi tuyển. Chưa nói đến thủ tục rườm rà, chỉ cần nói đến
nội dung thì cách thi tuyển đại học ở Việt Nam thực sự là một áp lực rất
lớn đối với rất nhiều thí sinh, bởi vì phần lớn đề thi tuyển sinh dựa trên
những kiến thức vượt xa chương trình giáo dục phổ thông, khiến những thí
sinh không có điều kiện học thêm tại các trung tâm hoặc tự học thêm qua
tài liệu tham khảo thì khó có cơ may thi đậu. Chính vì vậy, công tác tuyển
sinh vẫn là một khâu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học, thể hiện ở
3 mặt cụ thể. Thứ nhất, các kỳ thi tuyển sinh đại học của Việt Nam được
đánh giá là mới chỉ kiểm tra được phần kiến thức tích luỹ được của thí
sinh mà chưa đánh giá được khả năng học tập và tiềm năng của thí sinh.
Tuy nhiên trong thực tế, công tác đánh giá và bồi dưỡng năng lực học tập

và tự học tập của người học là quan trọng hơn rất nhiều so với việc kiểm
tra kiến thức của người học. Thứ hai, việc tổ chức thi tuyển sinh tập trung
theo các đợt: 1 đợt/năm đối với hệ đại học và 2 đợt/năm đối với hệ sau đại
học, vừa gây sức ép thi cử lên thí sinh, vừa gây tốn kém kinh phí cho
trường tổ chức thi và cho cả xã hội. Thứ ba, do khâu thi cử chỉ tập trung
vào đánh giá kiến thức của một số môn nhất định nên quá trình đào tạo ở
các cấp học dưới có xu hướng tập trung vào các môn thi cử, học lệch hay
học tủ, vì vậy mục tiêu phát triển toàn diện thường không đạt được. Các
hoạt động khác như dạy thêm, học thêm, luyện thi theo đó rất phát triển
nhằm đào luyện khả năng nhớ bài của học sinh và sinh viên. Đây là một
vấn đề gây rất nhiều bức xúc cho xã hội và các cơ quan quản lý.
Chỉ có thay đổi phương thức thi tuyển một cách toàn diện, đánh giá
đúng năng lực của thí sinh mới khắc phục được các vấn đề trên. Vì thế,
yêu cầu đổi mới phương thức tuyển sinh cũ theo hướng tiên tiến, hiện đại


4
là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau
đại học, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt
Nam hiện nay. Điều đó có nghĩa là cần xem lại cách tuyển sinh đại học và
sau đại học của Việt Nam trong tương quan so sánh với giáo dục đại học
của các quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của
luận văn là: “Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở
Hoa Kỳ” với mong muốn tạo nên những gợi ý về việc xây dựng phương
thức tuyển sinh đại học và sau đại học hợp lý hơn cho nền giáo dục đại
học Việt Nam.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đây sẽ là một đề tài nghiên cứu đặc trưng phương thức tuyển sinh
đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. Xuất phát từ sự phân tích và đánh giá về

phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ đề tài sẽ đưa ra
được cách nhìn tổng quát nhất về phương thức tuyển sinh đại học và sau
đại học ở Hoa Kỳ.
Đề tài cũng góp phần bổ sung cho những nghiên cứu lý thuyết về
khảo thí trong phương thức tuyển sinh đánh giá bằng năng lực. Thông qua
các kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đưa ra những gợi ý thiết thực
nhất cho công tác tuyển sinh đại học và sau đại học ở Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho những ai
quan tâm đến công tác tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ cũng
như của Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu mong đợi của đề tài
Kết quả nghiên cứu mong đợi của đề tài sẽ là làm sáng tỏ những đặc
trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ, từ đó đưa
ra được những gợi ý xác đáng để xây dựng phương thức tuyển sinh hợp lý
cho giáo dục đại học nói chung và cho các trường đại học và cao đẳng nói
riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu những đặc trưng phương thức
tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ, từ đó đưa ra một số gợi ý
nhằm nâng cao hiệu quả phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở
Việt Nam.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ, từ
đó có những gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn người học


5
trong công tác tuyển sinh đại học và sau đại học ở Việt Nam.



4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: “Những đặc trưng
cơ bản của phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ là
gì?”
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Tài liệu của các chuyên gia giáo dục, các nhà nghiên cứu về tuyển
sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ và Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Đặc trưng của phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa
Kỳ.
6. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 năm
2012 đến tháng 4 năm 2013
+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung
nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của phương thức tuyển sinh đại học và
sau đại học ở Hoa Kỳ
7. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc trưng phương thức tuyển sinh
đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ nên trong quá trình tiến hành, đề tài sẽ
chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác
tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ và của Việt Nam.
8. Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về phương thức
tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ
Chương 2: Tuyển sinh đại học ở Hoa Kỳ
Chương 3: Tuyển sinh sau đại học ở Hoa Kỳ
Kết luận

Tài liệu tham khảo







6



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở
HOA KỲ

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến phương thức tuyển sinh đại
học và sau đại học
Các khái niệm và kiến thức liên quan đến tuyển sinh theo phương
thức đánh giá năng lực đã được đề cập đến và là cơ sở để nghiên cứu
phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ
1.1.1.1. Khái niệm phương thức tuyển sinh
Phương thức tuyển sinh được hiểu như là cách thức để các cơ sở giáo
dục và đào tạo chiêu mộ được những học sinh sinh viên phù hợp với mục
tiêu giáo dục và đào tạo của mình. Nói đến phương thức tuyển sinh là nói
đến rất nhiều các khía cạnh khác nhau liên quan đến công tác tuyển sinh
1.1.1.2. Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Trong nghiên cứu này, năng lực được quan niệm là khả năng cá nhân đáp

ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công việc học tập của mình.
Năng lực của người học đáp ứng với yêu cầu của việc học tập là sự tổng
hợp toàn bộ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình
học tập tại trường tiểu học, trung học và trong thời gian tham gia hoạt
động xã hội thực tế được biểu hiện qua mức độ hoàn thành việc học tập
của họ.
1.1.1.3. Đánh giá năng lực
Đánh giá năng lực học tập và kiến thức tổng hợp là phương thức thi
rất phổ biến ở các trường đại học trên thế giới. Xuất phát từ triết lý người
học đại học và sau đại học cần có năng lực tư duy sáng tạo hơn là những
khối kiến thức cụ thể, phương thức thi đánh giá năng lực chú trọng việc
đánh giá năng lực tư duy logic, khả năng lập luận, phân tích, kiến thức
tổng hợp của thí sinh và kết quả thi của thí sinh sẽ phản ánh tốt hơn năng
lực thực sự của người học trong việc theo đuổi thành công các khoá học
mà họ đã chọn.
1.1.1.4. Lý thuyết khảo thí cổ điển
Trong phần này, nội dung của Lý thuyết khảo thí cổ điển đã được đề


7
cập đến và là cơ sở quan trọng trong việc hình thành các bài test để đánh
giá khả năng và năng lực của các thí sinh.
Phương trình cơ bản trong lý thuyết khảo thí cổ điển
x
i
= t
i
+ e
i


Trong đó: x
i
là điểm làm bài test của thí sinh i
t
i
là điểm thực của thí sinh i e
i
là sai số
Từ sự phân tích về nội dung của Lý thuyết khảo thí cổ điển, các công
thức tính toán độ tin cậy của bài test của các tác giả đã được đưa ra, đồng
thời những hạn chế trong Lý thuyết khảo thí cổ điển cũng được đề cập
đến.
1.1.1.5. Lý thuyết khảo thí hiện đại
Lý thuyết khảo thí hiện đại gắn với việc sử dụng Lý thuyết hồi đáp
IRT (Item Response Theory). Lý thuyết hồi đáp được xây dựng trên cơ sở
khoa học về xác suất và thống kê. Các công trình quan trọng của Lý thuyết
hồi đáp ra đời vào thập niên cuối của Thế kỷ 20 và đạt được nhiều thành
tựu lớn, được công nhận và áp dụng phổ biến trong thực tiễn. Lý thuyết
hồi đáp IRT đã đạt những thành tựu quan trọng nâng cao độ chính xác của
trắc nghiệm. Lý thuyết hồi đáp là cơ sở quan trọng để xây dựng các bài
kiểm tra tiêu chuẩn hoá (standardised test) được áp dụng phổ biến trong
công tác tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ.
1.1.1.6. Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá
Bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá (standardised test) là bài kiểm tra được
thực hiện và chấm điểm theo một cách thức nhất quán hoặc tiêu chuẩn.
Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được thiết kế bằng cách mà ở đó các câu
hỏi, các điều kiện cho quy trình thực hiện, chấm điểm và sự diễn giải là
nhất quán và được thực hiện và chấm điểm theo một cách thức tiêu chuẩn
đã được định trước.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, cho thấy việc

sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá nhằm đánh giá năng lực học tập
và kiến thức tổng hợp như ACT hoặc SAT (dùng cho tuyển sinh vào đại
học), GMAT, GRE (dùng cho tuyển sinh sau đại học), LSAT (dành cho
những người học ngành Luật), NBPTS (đối với những người học các
ngành Sư phạm), CLEP (Chương trình thi các môn học giáo dục đại cương
bậc đại học). Đây là những bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được thực hiện rất
phổ biến ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới trong công tác tuyển
sinh.
1.1.2. Hệ thống giáo dục đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ
Trong mục này, hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ đã được đề cập đến,


8
trong đó nhấn mạnh đến hệ thống giáo dục đai học (Higher Education). Sự
đa dạng và phong phú về loại hình trường, đặc điểm của từng loại hình
trường và hệ thống bằng cấp được đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại
học của Hoa Kỳ cũng đã được đề cập đến trong mục này.

Bảng 1.1. Cách thức đạt được bằng cấp
trong các loại hình trường tại Hoa kỳ

Loại hình trường
Bằng cấp đạt được
Các trường cao đẳng và các
trường đại học (2151
trường) – Đào tạo 4 năm
- Cử nhân
- Thạc sĩ
- Tiến sĩ
Các trường cao đẳng kỹ

thuật hay cao đẳng cộng
đồng (1276 trường) – Đào
tạo 2 năm
- Cử nhân cao đẳng tương đương với
đào tạo nghề nghiệp 2 năm tại các
trường đại học
- Người học có bằng cử nhân cao đẳng
có thể học chuyển tiếp lên đại học
Các trường độc quyền sở
hữu khác (669 trường)
- Các bằng cấp kỹ thuật cao nhất
- Người học có thể học chuyển tiếp lên
đại học
Nguồn: Chronicle of Higher Education (2001)

Sự sử dụng các tiêu chuẩn tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa
Kỳ có sự liên hệ rất chặt chẽ với loại hình trường. Trong khi 97 % các
trường công lập bốn năm yêu cầu ứng viên phải có bằng tốt nghiệp trung
học, tuy nhiên chỉ có 83.7 % các trường công lập hai năm làm điều đó.
Nổi bật hơn là sự sử dụng một chính sách tuyển sinh mở. Nhiều trường
cao đẳng cộng đồng công lập (62 %) thực hiện các chính sách tuyển sinh
mở. Thực tế này trái ngược với những chính sách tuyển sinh của các
trường cao đẳng bốn năm và các trường đại học khi chỉ có 7.5 % các
trường thực hiện những chính sách tuyển sinh mở. Đại bộ phận các trường
cao đẳng bốn năm và các trường đại học dựa vào kết quả thi tuyển sinh và
năng lực học tập ở bậc trung học phổ thông để tuyển chọn các ứng cử
viên.
Bảng 1.2. Sử dụng tiêu chuẩn tuyển sinh
trong các loại hình trường ở Hoa Kỳ




9
Tiêu chuẩn
tuyển sinh
Đại học
công lập
Cao đẳng
kỹ thuật
công lập
Đại học
tư thục
Cao đẳng
kỹ thuật
tư thục
Kết quả thi
tuyển sinh
92.8 %
39.8 %
86.7 %
69.3 %
Thứ hạng
bậc THPT
68.4 %
6.4 %
66.1 %
32.0 %
Tuyển sinh
tự do
7.5 %

62.4 %
4.4 %
9.3 %
Nguồn: Chronicle of Higher Education (2001)

1.2. Tổng quan
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về công tác tuyển sinh bậc giáo
dục đại học ở cả Hoa Kỳ và Việt Nam, nội dung của phần tổng quan đã
trình bày tóm tắt về hệ thống tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa
Kỳ, tóm tắt các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về nền
giáo dục, đặc biệt là vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh như phương
thức tuyển sinh, các tiêu chuẩn được sử dụng trong tuyển sinh đại học và
sau đại học của Hoa Kỳ. .
1.3. Kết luận Chương 1
Sự tiếp cận phương thức tuyển sinh đánh giá năng lực trong giáo dục
đại học đã được đề cập đến trong Chương 1. Trong đó, khái niệm năng lực
và đánh giá năng lực liên quan đến phương thức tuyển sinh đại học và sau
đại học đã được làm rõ. Mặt khác, các lý thuyểt khảo thí đã được đưa ra,
đặc biệt là lý thuyết khảo thí hiện đại đã được phân tích một cách cụ thể rõ
ràng, để thấy được khả năng ứng dụng của các lý thuyết khảo thí trong
công tác tuyển sinh, đặc biệt là các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được ứng
dụng rất rộng rãi trong tuyển sinh hiện nay. Các bài kiểm tra tiêu chuẩn
hoá sử dụng giúp cho các trường đại học và cao đẳng có thể tuyển được
những sinh viên, học viên có đủ năng lực và phẩm chất thực hiện thành
công các khoá học mà họ đã lựa chọn.
Hệ thống giáo dục sau phổ thông của Hoa Kỳ rất đa dạng và phong
phú về cả loại hình trường và các bậc đào tạo từ đào tạo 2 năm, đào tạo 4
năm đến đào tạo sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ). Các bậc học của giáo dục
sau phổ thông của Hoa Kỳ có sự liên thông rất cao. Do vậy, học sinh
không nhất thiết phải ghi danh thẳng vào các trường đại học mới đạt được

bằng cử nhân mà có thể học liên thông từ bậc đào tạo thấp lên bậc đào tạo
cao hơn.


10
CHƯƠNG 2. TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ

2.1. Phương thức tuyển sinh đại học
Nói đến tuyển sinh đại học ở Hoa Kỳ là nói đến quá trình nộp đơn
xin học hàng năm của các ứng viên để theo đuổi chương trình đại học ở
các trường đại học và cao đẳng. Quá trình này thường được diễn ra vào
năm cuối của học sinh ở bậc trung học phổ thông.
Trong khi nộp đơn, thí sinh phải nộp đơn riêng rẽ cho từng trường
mà họ muốn theo học. Các trường đại học và cao đẳng thường có các mẫu
hồ sơ tuyển sinh riêng của mình. Không có giới hạn về số lượng các
trường đại học và cao đẳng mà mỗi thí sinh có thể nộp đơn xin học trừ phi
họ nộp đơn theo các chương trình “quyết định sớm” (early decision) hoặc
một vài chương trình “hành động sớm” (early action).
Chương trình “quyết định sớm” cho phép thí sinh nộp đơn sớm hơn
một vài tháng. Các thí sinh đăng ký vào một trường đại học theo chương
trình “quyết định sớm” sẽ được thông báo kết quả được nhận hay không
vào giữa tháng 12. Thí sinh được chấp nhận theo chương trình “quyết định
sớm” của một trường đại học thì bắt buộc phải theo học tại trường đại học
đó và rút hồ sơ khỏi các trường khác.
Chương trình “hành động sớm” về cơ bản là giống với chương trình
“quyết định sớm”. Thí sinh có thể nộp hồ sơ xin học sớm và biết được kết
quả có được nhận hay không hoặc hoãn sang năm sau vào khoảng giữa
tháng 12. Trong đa số các trường hợp, không giống như thí sinh nộp hồ sơ
theo chương trình “quyết định sớm”, thí sinh được chấp nhận vào một
trường đại học theo chương trình “hành động sớm” không bắt buộc phải

theo học tại trường đại học đó.
Chương trình “tuyển sinh cuốn chiếu” (rolling admission) được áp
dụng ở nhiều trường đại học có số lượng thí sinh lớn. Chương trình này
cho phép các thí sinh triển vọng có thể nộp đơn vào bất cứ thời điểm nào
giữa mùa thu và mùa xuân. Các thí sinh sẽ nhận được kết quả chỉ một vài
tuần sau đó. Chương trình làm giảm sự căng thẳng và mệt mỏi cho các thí
sinh bởi vì họ sẽ không phải nộp đơn cùng một lúc tới tất cả các trường đại
học mà học mong muốn.
2.2. Tiêu chuẩn tuyển sinh đại học
Các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ áp dụng những tiêu chuẩn
tuyển sinh rất đa dạng khi lựa chọn các ứng viên. Hội đồng quốc gia về tư
vấn tuyển sinh đại học của Hoa kỳ (NACAC) cho biết các trường đại học
và cao đẳng tại Hoa Kỳ đã sử dụng ít nhất là 12 tiêu chuẩn cụ thể trong


11
công tác tuyển sinh. Các trường khác nhau đặt trọng số cho các tiêu chuẩn
tuyển sinh cũng khác nhau. Một số trường rất coi trọng điểm số của các
bài kiểm tra ACT hoặc SAT, trong khi một số trường khác lại không yêu
cầu. Trong 12 tiêu chuẩn tuyển sinh mà NACAC đưa ra thì có 4 tiêu chuẩn
được coi là có ảnh hưởng lớn nhất (trọng số lớn hơn 40 %) trong việc lựa
chọn thí sinh của các trường đại học và cao đẳng đó là: a) điểm số của các
khóa học dự bị đại học, b) điểm số của các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu
chuẩn hoá, c) điểm số tích luỹ ở bậc trung học phổ thông (GPA), và d) thứ
hạng trong lớp học ở bậc trung học phổ thông. Các tiêu chuẩn khác trong
12 tiêu chuẩn tuyển sinh do NACAC đưa ra đều có mức độ ảnh hưởng hay
mức độ quan trọng không vượt quá trọng số 40 %.

Bảng 2.1. Mức độ quan trọng tương đối
của các tiêu chuẩn tuyển sinh bậc đại học ở Hoa Kỳ


STT
Tiêu chuẩn tuyển sinh
Mức độ quan trọng
tương đối (%)/năm
1999
2000
1
Kết quả học tập bình quân của các khoá
dự bị đại học của ứng viên
84.0
77.8
2
Kết quả bài thi tuyển sinh tiêu chuẩn hoá
của ứng viên
54.0
57.7
3
Điểm trung bình của ứng viên ở bậc
THPT
42.0
42.6
4
Thứ hạng trong lớp học ở bậc THPT
42.0
33.6
5
Các bài luận của ứng viên
32.0
19.6

6
Thư giới thiệu của tư vấn học tập đối với
ứng viên
19.0
15.5
7
Thư giới thiệu của giáo viên đối với ứng
viên
18.0
14.1
8
Kết quả phỏng vấn đối với ứng viên
14.0
10.6
9
Sự phục vụ cộng đồng của ứng viên
9.0
8.1
10
Sự tham gia các hoạt động ngoại khoá
của ứng viên
5.0
7.0
11
Mức độ xuất sắc trong việc tham gia các
chương trình của ứng viên
2.0
0.9
12
Điều kiện về tài chính của ứng viên

1.0
0.9
Nguồn: National Association for College Admission Counseling (2001)


12
Mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chuẩn tuyển sinh cụ thể
thay đổi theo thời gian. Trong khoảng thời gian 12 năm từ 1989 đến 2000,
các cuộc khảo sát của NACAC đã chỉ ra rằng mức độ quan trọng tương
đối của 4 tiêu chuẩn tuyển sinh quan trọng nhất đã có sự thay đổi.
2.3. Đặc trưng của các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh đại học
Năm 1925, Uỷ ban đại học (CB) đã quyết định phát triển các bài
kiểm tra năng lực mà có thể đưa ra được một chỉ số về năng lực của ứng
viên để thực hiện thành công chương trình học ở bậc đại học. Một năm sau
đó, Kỳ kiểm tra năng lực học tập (the Scholastic Aptitude Test - SAT) đầu
tiên đã được thực thi đối với 8040 ứng viên đại học. Bài kiểm tra SAT đã
được thiết kế để đo lường năng lực hoặc khả năng trí tuệ bẩm sinh của học
sinh. Năm 1959, Chương trình Thi tuyển Đại học Hoa Kỳ đã kết hợp với
Uỷ ban đại học (CB) trong việc cung cấp những bài kiểm tra khách quan
tiêu chuẩn hoá. Bài kiểm tra này được biết đến như là bài kiểm tra ACT
(Admission College Test), được thiết kế để đo lường những kỹ năng toán
học và thuyết trình, những kỹ năng được cho rằng là rất cần thiết để thực
hiện thành công quá trình học tập ở bậc đại học. Không giống như bài thi
SAT, bài thi ACT nhằm vào việc đo lường mức độ tinh thông của học sinh
trung học phổ thông về kiến thức và các kỹ năng liên quan đến bậc đại
học.
Bài kiểm tra SAT nhằm mục tiêu kiểm tra sự thành thạo của học sinh
về việc đọc, viết và toán học, những môn học được giảng dạy hàng ngày
trong các lớp học ở bậc trung học phổ thông. Những kiến thức và kỹ năng
đó là rất quan trọng cho sự thành công trong học tập ở bậc đại học và

trong suốt cuộc đời của người học. Trong thực tế có hai loại bài kiểm tra
tiêu chuẩn hoá SAT: Bài kiểm tra SAT lập luận (SAT Reasoning Test hoặc
SAT-I Test) và Bài kiểm tra SAT môn học (SAT Subject Test hoặc SAT-II
Test). Bài kiểm tra SAT-I bao gồm 3 phần chính: Đọc bình luận, Toán và
Viết. Bài kiểm tra SAT-II bao gồm 20 bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá đa lựa
chọn được đưa ra theo các môn học riêng biệt. Học sinh sẽ lựa chọn những
bài kiểm tra đặc trưng nào là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu tuyển sinh
đầu vào của các trường đại học và cao đẳng mà học sinh có kế hoạch đăng
ký dự tuyển.
Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá như SAT là các công cụ quan trọng
đối với các trường đại học và cao đẳng để so sánh những sinh viên tham
gia đăng ký dự tuyển. Hơn nữa, bài kiểm tra SAT cũng kiểm tra một số
nhận thức mà thông thường không có trong chương trình giáo dục bậc
trung học phổ thông như các kỹ năng đọc, ngữ pháp và từ vựng. Bài kiểm


13
tra SAT đảm bảo rằng những sinh viên đại học triển vọng có đủ những kỹ
năng cơ bản này để tham gia học tập thành công ở bậc đại học.
Bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT nhằm mục tiêu đo lường những
điều mà học sinh đã được học trong các khoá học ở bậc trung học phổ
thông ở các môn Tiếng Anh, toán và khoa học. Do các bài kiểm tra tiêu
chuẩn hoá ACT được dựa trên những gì đã được giảng dạy ở trong chương
trình giáo dục ở bậc phổ thông, vì thế mà các học sinh thường cảm thấy
thuận lợi hơn với bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT so với các loại bài kiểm
tra khác. Bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT có 4 bài tiểu kiểm tra (subtests)
về phần Tiếng Anh, phần toán, phần đọc và phần khoa học. Trong bài kiểm
tra tiêu chuẩn hoá ACT cũng có một phần kiểm tra viết tuỳ chọn được cộng
thêm 30 phút vào thời gian của bài kiểm tra ACT. Mỗi phần trong bài kiểm
tra tiêu chuẩn hoá ACT có giá trị tổng số điểm là 36 điểm và không có sự trừ

điểm đối với việc đoán mò trong bài kiểm tra ACT, chính vì thế học sinh cần
cố gắng trả mọi câu hỏi trên bài kiểm tra ACT. Điểm số tổng hợp được báo
cáo là điểm bình quân của tất cả các bài tiểu kiểm tra và cũng có số điểm tối
đa là 36.
Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá đã được tán thưởng như là một cách
thức không đắt đỏ để đánh giá một cách tin cậy đánh giá năng lực học tập
bậc đại học của các ứng viên. Sự sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá
đã được tăng cường bởi sự tăng trưởng mạnh về số lượng thí sinh ghi danh
vào các trường đại học sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Các bài kiểm
tra tiêu chuẩn hoá đã cho phép những nhân viên tuyển sinh đại học của các
trường có thể xử lý một cách hiệu quả và kinh tế hàng nghìn ứng viên đại
học. Sau đó, các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá nói chung và bài kiểm tra
SAT nói riêng đã hoàn thành một vai trò khác: một thước đo chất lượng
của các cơ sở giáo dục đào tạo.
Bảng 2.2. Điểm SAT bình quân của sinh viên năm thứ nhất (1998)

Tên trường đại học và cao đẳng
Điểm số SAT
Các trường có mức độ tuyển chọn thấp hơn
Đại học Denison
1020
Đại học Bang Pennsylvania
1038
Đại học Miami (Bang Ohio)
1073
Đại học Tulane
1080
Đại học Bắc California, Chapel Hill
1080
Các trường có mức độ lựa chọn cao hơn

Cao đẳng Bryan Mawr
1370


14
Tên trường đại học và cao đẳng
Điểm số SAT
Đại học Yale
1360
Cao đẳng Swathmore
1340
Đại học Columbia
1330
Đại học Rice
1316
Nguồn: Chronicle of Higher Education (January 24, 2000)

Trong những năm gần đây, các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn
hoá đã trở thành chủ đề cho sự chỉ trích đang tăng lên đối với câu hỏi về
giá trị của chúng như là những phép đo về sự thành đạt ở bậc đại học của
sinh viên. Rất nhiều tác giả như Adelman C. (1999), Hiss W. C. (1993) và
Miller D. W. (2001) có quan điểm chỉ trích về các bài kiểm tra tiêu chuẩn
hoá được sử dụng như là một tiêu chuẩn tuyển sinh quan trọng. Healy
(1999) và Olivas (1997) đã chọn ra sự tác động hỗn tạp đối với tộc người
thiểu số và những sinh viên đại học có thu nhập thấp như là một hạn chế,
yếu kém khác của các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá (xem Bảng
2.3 và 2.4). Năm 1999, Văn phòng vì quyền công dân của Bộ Giáo dục
Hoa Kỳ tương tự đã cảnh báo các trường đại học rằng việc sử dụng các bài
kiểm tra tiêu chuẩn hoá có thể có sự phân biệt đối xử bởi vì điểm số của
các ứng viên thuộc những tộc người thiểu số, đặc biệt là người Hoa Kỳ

gốc Phi và Mỹ La tinh thua kém khá nhiều so với điểm số của các ứng
viên da trắng.

Bảng 2.3. Sự khác biệt về điểm số SAT
của học sinh thuộc các tộc người khác nhau

Điểm số SAT của học sinh thuộc các tộc người khác nhau
Xuất thân
của học sinh
SAT
(Phần Ngữ văn)
SAT
(Phần Toán)
SAT
Tổng số
Gốc Á
498
560
1058
Gốc Âu
527
528
1055
Người bản xứ
484
481
965
Gốc Mỹ La- tin
463
464

927
Gốc Phi
434
422
856
Nguồn: Chronicle of Higher Education (September,17, 1999)

Bảng 2.4. Sự khác biệt về điểm số SAT
của học sinh thuộc các gia đình có thu nhập khác nhau


15

Điểm số SAT của học sinh thuộc các
gia đình có thu nhập hàng năm khác nhau
Thu nhập
hàng năm
SAT
(Phần Ngữ văn)
SAT
(Phần Toán)
SAT
Tổng số
≥ $100000
559
571
1130
$80000-$99999
539
543

1082
$70000-$79999
527
531
1058
$60000-$69999
520
523
1043
$50000-$59999
514
516
1030
$40000-$49999
505
506
1011
$30000-$39999
493
493
986
$20000-$29999
476
478
954
$10000-$19999
449
458
907
≤ $9999

427
444
871
Nguồn: Chronicle of Higher Education (September,17, 1999)

2.4. Sự tranh luận về các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh đại học
Những chỉ trích về các bài kiểm tra tuyển sinh khách quan là rất đa
dạng, phức tạp. Một số tìm thấy sự kết nối yếu giữa bài kiểm tra và những
gì mà học sinh đã được dạy ở bậc trung học phổ thông. Một số khác cho
thấy phạm vi hạn chế về khả năng và năng lực mà các bài kiểm tra tiêu
chuẩn hoá có thể đo được. Sự đánh giá và suy nghĩ mang tính phê phán
đối với nghệ thuật và những kỹ năng giải quyết những vấn đề phức tạp chỉ
là một vài năng lực mà một bài thi 3 tiếng đồng hồ khó có thể nắm bắt
được. Có một số chỉ trích khác cho rằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá có
những hậu quả tiêu cực đối với các trường trung học cơ sở và trung học
phổ thông khi chúng được sử dụng cho các mục đích về giải trình trách
nhiệm. Các trường học bắt đầu chuyển hướng từ thực hiện theo chương
trình học sang “dạy các bài kiểm tra”, thủ tiêu mục đích chính của giải
trình trách nhiệm là tăng cường sự chuẩn bị và sự sẵn sàng cho việc học
tập ở bậc đại học.
Trong tất cả các phê phán về các bài thi tuyển sinh thì sự thiếu hợp
lý của các bài thi tuyển sinh trong việc xem chúng là những dự đoán trước
về sự thành công của các sinh viên ở bậc đại học là có sức thuyết phục
nhất. Hai phép đo sự thành công của sinh viên đại học thường được sử
dụng là điểm số bình quân ở bậc đại học (GPA) và sự hoàn thiện bằng cấp.
Bảng 2.5 tóm tắt mối tương quan giữa kết quả học tập đại học năm


16
học thứ nhất (GPA) và các bài kiểm tra tiêu chuẩn, thành tích học tập ở

bậc trung học phổ thông đối với 2 trường đại học công lập và các trường
đại học và cao đẳng thành viên của Uỷ ban đại học (CB). Trong cả ba
trường hợp, các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá giải thích được một
tỷ lệ rất nhỏ đối với sự biến động của chỉ số GPA của sinh viên đại học.
Trong khi đó, thành tích học tập ở bậc trung học phổ thông có thể giải
thích được tương đương hoặc tốt hơn các bài kiểm tra SAT hoặc ACT như
là những dự đoán về sự thành công của sinh viên ở bậc đại học.

Bảng 2.5. Sự tương quan giữa các tiêu chuẩn tuyển sinh
và kết quả học tập của sinh viên đại học năm thứ nhất (GPA)

Tiêu chuẩn tuyển
sinh
Cao đẳng
Utah Valley
State UVSC
* GPA
Đại học
Houston
UH * GPA
Uỷ ban đại
học (CB)
r*
% giải
thích
biến
động
r*
% giải
thích

biến
động
r*
% giải
thích
biến
động
Thành tích học tập ở
THPT
.461
21 %
.517
27 %
.36
13 %
ACT
.366
13 %
.508
26 %
-
-
SAT
-
-
0.478
23 %
0.35
13 %
SAT + Thành tích

học tập ở THPT




.44
19 %
(r*: Hệ số tương quan)

Bảng 2.6 tóm tắt mối tương quan giữa sự hoàn thiện bằng cấp ở bậc
đại học. Cũng giống như GPA, tỷ lệ phần trăm biến động giải thích được
trong việc hoàn thiện các khoá học đại học bởi điểm số các bài kiểm tra
tuyển sinh tiêu chuẩn là khá nhỏ. Một nghiên cứu đối với sinh viên của
Đại học Utah Valley State chỉ ra rằng chỉ có 9 % sự biến động trong việc
hoàn thành bằng cấp bậc đại học được giải thích bởi điểm số của bài kiểm
tra ACT. Cũng tương tự vậy, Burton và Ramist (2001) cho biết điểm số
của bài kiểm tra SAT cũng chỉ giải thích được 11 % sự biến động trong
việc hoàn thành bằng cấp bậc đại học. Sự kết hợp của SAT và thành tích
học tập ở bậc trung học phổ thông thậm chí còn kém tính dự đoán về việc


17
hoàn thành bằng cấp bậc đại học của sinh viên, chỉ giải thích được 8 % độ
biến động.


Bảng 2.6. Mối tương quan giữa các tiêu chuẩn tuyển sinh
và sự đạt được bằng cấp bậc đại học

Tiêu chuẩn tuyển sinh

Cao đẳng
Utah Valley State -
UVSC
Uỷ ban đại học
(CB)
r*
% giải thích
biến động
r*
% giải
thích biến
động
Thành tích học tập ở
THPT (GPA hoặc thứ
hạng trong lớp)
.342
12 %
.29
8 %
ACT
-
-
.33
11 %
SAT
.302
9 %
-
-
SAT + Thành tích học

tập ở THPT
-
-
.29
8 %
(r*: Hệ số tương quan)
Như vậy, việc sử dụng các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá
như là một sự dự đoán cho sự hoàn thiện bằng cấp ở bậc đại học chưa thực
đạt được như mong muốn. Bản thân Uỷ ban đại học (CB) cũng thừa nhận
rằng nhân tố quan trọng nhất chính là bảng điểm kết quả học tập của học
sinh ở bậc trung học phổ thông và các điểm số của bài kiểm tra SAT như
là phần bổ sung trong việc đánh giá năng lực và khả năng học tập ở bậc
đại học của các ứng viên trong công tác tuyển sinh (College Board, 2001).
2.5. Kết luận chương 2
Phương thức tuyển sinh đại học của Hoa Kỳ rất linh hoạt cho phép
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có nhiều lựa chọn để ghi danh
vào học tại nhiều trường khác nhau. Thời điểm các thí sinh làm hồ sơ dự
tuyển và nộp cho các trường đại học và cao đẳng cũng rất linh hoạt.
Điều đó làm giảm áp lực rất nhiều đối với các thí sinh tham gia dự tuyển
vào các trường của Hoa Kỳ.
Tiêu chuẩn tuyển sinh của các trường đại học và cao đẳng của Hoa
Kỳ rất đa dạng, trong đó điểm số của các kỳ thi đầu vào được đánh giá là
tiêu chuẩn quan trọng nhất để các trường tuyển chọn sinh viên. Các kỳ thi


18
đầu vào trong tuyển sinh vào các trường cũng rất đa dạng và được tổ chức
thường xuyên bởi các trung tâm tổ chức thi hoàn toàn độc lập với các
trường. Ngoài tiêu chuẩn về điểm số của các kỳ thi đầu vào, các trường đại
học và cao đẳng của Hoa Kỳ còn chú trọng đến kết quả học tập của các

khoá dự bị đại học, kết quả học tập, thứ hạng trong lớp của các thí sinh ở
bậc trung học phổ thông, thành tích của các thí sinh trong các hoạt động
ngoại khoá, hoạt động phục vụ cộng đồng, để làm cơ sở giúp các trường
tuyển chọn sinh viên. Phương thức tuyển chọn đa tiêu chuẩn của các
trường của Hoa Kỳ đã giúp cho các trường có thể tuyển chọn được những
sinh viên có đủ điều kiện để theo đuổi thành công các khoá học của nhà
trường.
Việc sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được cho là có nhiều ý
nghĩa nhất để tuyển chọn được những ứng viên có đủ năng lực, khả năng
để thực hiện thành công các chương trình học tập ở bậc đại học. Các bài
kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá được sử dụng phổ biến nhất trong tuyển
sinh đại học là SAT I và ACT. Các bài kiểm tra được xây dựng một cách
rất công phu bởi các tổ chức độc lập với các trường đại học và cao đẳng,
đồng thời bao trùm nhiều kỹ năng, nhiều lĩnh vực kiến thức nhằm đánh giá
toàn diện năng lực và khả năng của các ứng cử viên đại học và cao đẳng.
Tuy nhiên, cũng có những quan điểm về hạn chế của các bài kiểm tra tiêu
chuẩn hoá như điểm số của các tiêu chuẩn hoá tạo nên sự không công
bằng trong tuyển sinh giữa những thí sinh thuộc các sắc tộc khác nhau
hoặc những thí sinh có thành phần xuất thân gia đình khác nhau. Có nhiều
quan điểm cũng cho rằng điểm số của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá
không có ý nghĩa nhiều trong việc quyết định sự thành công của các sinh
viên đại học, đồng thời cũng chỉ ra rằng nhiều tiêu chuẩn khác có ý nghĩa
quyết định hơn đối với sự thành công của sinh viên đại học như chỉ số
GPA ở bậc trung học phổ thông.

CHƯƠNG 3. TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ

3.1. Phương thức tuyển sinh sau đại học
Các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ thường tổ chức tuyển sinh
các khoá học sau đại học thành nhiều vòng trong một năm, có thể lên đến

2, 3 vòng trong một năm. Các ứng viên được khuyến khích nộp hồ sơ
online trên internet. Mỗi một vòng tuyển sinh cho các khoá sau đại học
đều được các trường thông báo cụ thể về tiêu chuẩn tuyển sinh, thời hạn
nộp hồ sơ cũng như các lời khuyên cần thiết cho các ứng viên. Các trường


19
của Hoa Kỳ thường tổ chức tuyển sinh cho các khoá sau đại học rất sớm
so với thời điểm khai giảng của khoá học. Điều đó tạo điều kiện cho các
ứng viên có đủ thời gian để hoàn thiện tất cả những yêu cầu cần thiết của
trường mà các ứng viên nộp đơn cũng như điều kiện của chính các ứng
viên cho việc theo đuổi một chương trình sau đại học.
3.2. Tiêu chuẩn tuyển sinh sau đại học
Đối với tuyển sinh sau đại học, các trường đại học sẽ đánh giá các
ứng viên dựa trên những tiêu chuẩn sau: thành tích và sự chuẩn bị về học
thuật phù hợp, những lý do thuyết phục để theo đuổi các chương trình sau
đại học ở các trường đại học và sự liên quan của ứng viên trong các hoạt
động ngoại khóa. Để có cơ hội tốt nhất được tuyển vào một trường đại học
có tính cạnh tranh cao cho các chương trình sau đại học, các ứng cử viên
cần phải có kết quả học tập tốt ở bậc đại học, điểm số bài thi tuyển sinh
tiêu chuẩn hoá cao và một bộ hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng có đầy đủ các
bài luận hoặc đơn trình bày cá nhân, các thư đề cử và một bộ lý lịch đề cập
tới tất cả những tiêu chuẩn tuyển chọn của trường đại học.
Các trường đại học của Hoa Kỳ trước hết sẽ quan tâm đến sự chuẩn
bị về học thuật phù hợp, thành tích và tiềm năng của các ứng viên. Những
điều này sẽ được đánh giá bởi kết quả học tập ở bậc đại học hoặc có thể ở
bậc sau đại học của các ứng viên thể hiện thông qua bản sao học bạ, những
nhận xét của giảng viên hay cố vấn học tập và các điểm số bài thi tuyển
sinh tiêu chuẩn hoá của các ứng viên (thông thường là điểm số của các bài
thi GRE hoặc GMAT).

Các trường đại học cũng tìm kiếm các kế hoạch nghiên cứu và học
tập mạch lạc và rõ ràng của các ứng viên được thể hiện trong các tuyên bố
cá nhân hoặc/và nghiên cứu. Các ứng viên cũng cần có khả năng khớp nối
các mục tiêu dài hạn và các mục tiêu ngắn hạn cũng như biết cách để hoàn
thành khoá học. Sự giải thích cụ thể và rõ ràng mối quan tâm của ứng
viên trong việc theo đuổi một chương trình sau đại học ở một trường đại
học cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để các trường đại học xem xét và
quyết định tiếp nhận hay từ chối đối với ứng viên đó. Các trường đại học
cũng muốn có một sự hiểu biết nhất định về tính cách, các mối quan tâm
về nghề nghiệp và cá nhân của các ứng viên sau khi xem xét các hồ sơ
tuyển sinh.
3.3. Đặc trưng của các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh sau đại học
Các bài kiểm tra GRE (the Graduate Record Exammination) và
GMAT (the Graduate Management Admission Test) được sử dụng làm
tiêu chuẩn tuyển sinh các khoá sau đại học tại các trường đại học và cao


20
đẳng của Hoa Kỳ.
Bài kiểm tra GRE nhằm mục đích đo lường khả năng lập luận ngôn
ngữ, lập luận định lượng và những kỹ năng viết phân tích, nghĩ bình luận
của ứng viên sau đại học đã đạt được trong một khoảng thời gian dài, các
kỹ năng và khả năng đạt được của ứng viên không liên quan đến bất kỳ
một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể nào. Bài kiểm tra GRE chung là một bài
kiểm tra dựa vào máy tính được thực hiện bởi các trung tâm khảo thí được
chọn lọc có chất lượng. Trong quá trình tuyển sinh sau đại học, tầm quan
trọng của điểm số GRE trong mối tương quan với các tiêu chuẩn tuyển
sinh khác thay đổi rất nhiều giữa các trường đại học và giữa các khoa
trong cùng một trường.
Bài kiểm tra GRE chung được làm trên máy tính bao gồm 6 phần.

Phần đầu tiên luôn là phần viết phân tích liên quan đến vấn đề theo thời
gian riêng rẽ và các nhiệm vụ tranh luận. Năm phần tiếp theo bao gồm 2
phần lập luận ngôn ngữ, 2 phần lập luận định lượng, và một phần hoặc là
nghiên cứu hoặc là thử nghiệm. Phần ngôn ngữ nhằm mục đích đánh giá
khả năng đọc hiểu, lập luận phê bình và cách sử dụng từ vựng. Phần định
lượng để đánh giá những kỹ năng lập luận và kiến thức toán học cơ bản
bậc trung học phổ thôn. Phần viết phân tích gồm 2 bài luận, một bài luận
vấn đề và một bài luận phê bình. Phần thử nghiệm có thể là hoặc một
phần ngôn ngữ, phần định lượng hoặc là phần viết phân tích có những câu
hỏi mới mà ETS cân nhắc sử dụng trong tương lai.
Bài kiểm tra GMAT là một bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được thực
hiện trên máy tính. Điểm số GMAT được xem như là một tiêu chuẩn
tuyển chọn ứng viên cho các chương trình sau đại học về ngành quản. Các
bài kiểm tra GMAT gồm 4 phần: Phần định lượng, phần ngôn ngữ, phần
lập luận tổng hợp và phần đánh giá viết phân tích. Phần định lượng của bài
kiểm tra GMAT đo lường năng lực lý giải định lượng, giải quyết các vấn
đề định lượng, và giải thích các dữ liệu đồ hoạ. Phần ngôn ngữ nhằm đo
lường khả năng đọc và tổng hợp các tài liệu viết, lý giải và đánh giá các
tranh luận và chỉnh sửa các tài liệu viết để diễn đạt các ý tưởng một cách
hiệu quả theo tiêu chuẩn văn viết trong Tiếng Anh. Phần lý luận tổng hợp
là một phần mới được thiết kế để đo lường khả năng của thí sinh để đánh
giá dữ liệu được diễn đạt bằng nhiều cách thức từ nhiều nguồn khác nhau.
Phần viết phân tích gồm một nhiệm vụ viết trong thời gian 30 phút – phân
tích một sự tranh luận. Điều quan trọng là thí sinh có thể phân tích sự lý
luận đằng sau một sự tranh luận cho trước và viết một phê bình về tranh
luận đó.


21
3.4. Tuyển sinh sau đại học ở một số trường đại học danh tiếng tại Hoa

Kỳ
3.4.1. Đại học Harvard
Đại học Harvard (Harvard University) là một trường đại học tư thục
tọa lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ và là một thành
viên của Ivy League. Được thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1636 bởi cơ
quan Lập pháp thuộc địa Massachusetts. Đại học Harvard là đại học lâu
đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ.

Đại học Harvard bao gồm 11 cơ sở học thuật riêng lẻ - 10 khoa và Viện
Cao học Radcliffe - với những khu học xá nằm rải rác khắp vùng đô thị
Boston.
Các cơ sở đào tạo sau đại học của Đại học Harvard luôn mời gọi
các ứng viên, những người có bề dày kinh nghiệm học tập và phù hợp
cho lĩnh vực nghiên cứu cụ thể thể hiện tiềm năng để đạt được các thành
tích học tập cùng với Đại học Harvard. Nhìn chung, chỉ có các ứng viên
đã có bằng cử nhân (BA) hoặc tương đương với các thành tích xuất sắc
ở bậc đại học mới được nhập học. Những đề xuất, kiến nghị của các
khoa đào tạo và tuyên bố về mục đích học tập của các ứng viên sẽ được
cân nhắc, xem xét kỹ càng. Các nghiên cứu, các xuất bản phẩm và các
công việc độc đáo khác cũng có thể được cân nhắc bởi các hội đồng
tuyển chọn ứng viên trong quá trình đánh giá của họ.
Tất cả các chương trình đào tạo sau đại học của Đại học Harvard
yêu cầu điểm số của bài kiểm tra GRE chung; một số chương trình đòi
hỏi điểm số của bài kiểm tra GRE theo môn học (một số chương trình
cho phép thay thế điểm số GRE bằng điểm số GMAT). Trước khi làm
đơn dự tuyển, các ứng viên cần phải đọc kỹ lưỡng sự mô tả về các
chương trình đào tạo và các yêu cầu của các cơ sở đào tạo sau đại học,
các khoa của Đại học Harvard mà các ứng viên muốn nộp đơn dự tuyển.
Đại học Harvard coi trọng sự chính xác của tất cả các tài liệu được
cung cấp bởi các ứng viên. Nếu một ứng viên đưa ra các tuyên bố mục

đích học tập không chính xác hoặc đệ trình các tài liệu sai theo yêu cầu
của bộ hồ sơ, thì các hành động phù hợp của nhà trường sẽ được đưa ra.
Chỉ có người đứng đầu các cơ sở đào tạo sau đại học mới có quyền cấp
giấy trúng tuyển cho các ứng viên.
3.4.2. Đại học Pennsylvania (University of Pennsylvania)
Đại học Pennsylvania (tên gọi tắt là Penn hoặc UPenn) là đại học
tư thục nằm tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Penn là một thành viên của Ivy League với thế mạnh về các ngành khoa


22
học cơ bản, nhân chủng học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuật và
kinh doanh.
Penn là trường đứng vị trí thứ 6 về mức độ tuyển chọn trong công
tác tuyển sinh tại Hoa Kỳ. Ở bậc sau đại học, tỷ lệ tuyển sinh của Penn
cũng giống như phần lớn các trường đại học khác thay đổi đáng kể phụ
thuộc vào các trường và các chương trình đào tạo. Các chương trình đào
tạo có mức độ tuyển chọn cao nhất của Penn bao gồm trường luật, các
trường về chăm sóc sức khoẻ (dược, dược nha, y tá, và thú y), và trường
kinh doanh. Các ứng viên cho các chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ phải có
bằng cử nhân (BA) từ một trường hoặc một trường đại học được kiểm
định trước khi có quyết định trúng tuyển vào Penn. Các ứng viên cho các
chương trình Tiến sĩ vẫn chưa có bằng Thạc sĩ có thể được chấp nhận
thẳng vào các chương trình Tiến sĩ và những ứng viên này có thể đạt được
bằng Thạc sĩ khoa học trong khoá học của họ.
Những yêu cầu đối với các ứng viên khi nộp đơn đăng ký dự tuyển
bao gồm: thông tin về tiểu sử của ứng viên; bản tuyên bố cá nhân; 2 hoặc
3 thư giới thiệu chính thức; một bảng điểm chính thức đựng trong thư có
đóng dấu từ mỗi trường đại học hoặc cao đẳng mà ứng viên đã học; bảng
điểm chính thức của bài kiểm tra GRE; cùng với bảng điểm GRE, tất cả

các ứng viên quốc tế còn phải đáp ứng các yêu cầu về Tiếng Anh thông
qua điểm bài thi TOEFL hoặc IELTS.
Các ứng viên được đánh giá trên toàn bộ hồ sơ, chứ không phải dựa
trên những tiêu chuẩn đơn lẻ. Những hồ sơ hoàn thiện sẽ được đánh giá
một cách rất nhanh chóng ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ. Ứng viên được
chấp nhận là dựa vào sự đánh giá về khả năng của ứng viên có thể hoàn
thành tốt chương trình sau đại học và dựa trên sự tương thích của mối
quan tâm của ứng viên với các chương trình và nghiên cứu của nhà trường
3.5. Kết luận chương 3
Tuyển sinh các khoá học sau đại học thường được các trường đại
học, các viện đại học tổ chức thành nhiều vòng trong một năm, có thể
lên đến 2, 3 vòng trong một năm. Hầu hết các trường yêu cầu các ứng
viên nộp hồ sơ dự tuyển online trên internet. Các trường đại học và viện
đại học thường tổ chức tuyển sinh cho các khoá sau đại học rất sớm so
với thời điểm khai giảng của khoá học, thông thường từ 1 đến 2 năm.
Các trường đại học và cao đẳng các ứng viên dựa trên nhiều tiêu
chuẩn khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý đến thành tích và sự chuẩn bị về
học thuật phù hợp, những lý do thuyết phục để theo đuổi các chương trình
sau đại học ở các trường đại học và sự liên quan của ứng viên trong các

×