Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Standard & Poor's đánh giá khả năng thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.29 KB, 4 trang )

Các chỉ tiêu đo lương khả năng thanh toán
1. Hệ số nợ
Hệ số nợ =
2. Hệ số nợ/vốn
Hệ số nợ/vốn =
3. Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính =
4. Hệ số tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu)
Hệ số tự tài trợ =
5. Hệ số đầu tư tài chính
Hệ số đầu tư tài chính =
6. Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
7. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
8. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
- Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp như: Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); Hệ số thanh khoản
nhanh;
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số khả năng trả lãi….
- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử
dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay hàng tồn kho; Vòng
quay khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân; Vòng quay tổng tài sản.
- Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho
hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; Hệ
số nợ so với tổng tài sản; Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ dài hạn;
- Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lời của doanh
nghiệp, chẳng hạn như: Hệ số thu nhập trên tổng tài sản; Khả năng sinh lời so với
doanh thu; ROE; ROA…
- Các yếu tố quan trọng khác có thể bao gồm chất lượng tài sản, dự phòng tổn thất,
quản lý tài sản và nợ, Ngoài ra, chẳng hạn như chứng khoán, chứng khoán phái


sinh, cho thuê, và các khoản nợ lương hưu, cũng có thể là một phần của phân tích
định lượng. Phân tích dòng tiền và tính thanh khoản giả định có tầm quan trọng
cao cho các công ty với xếp hạng cấp đầu cơ ('BB + và thấp hơn).
* Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập từ các
nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín
trong quan hệ với các Tổ chức tìn dụng, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình
độ quản lý của nhà lãnh đạo DN, môi trường kinh doanh của DN, khả năng ứng
phó của DN trên thương trường… Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài
chính được thông qua mô hình 6C gồm: Tư cách người vay (Character); Năng lực
của người vay (Capacity); Thu nhập của người vay (Cash); Bảo đảm tiền vay
(Collateral); Các điều kiện (Conditions); Kiểm soát (Control):
Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu
trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:
Z=1,2X1 +1,4X2 +3,3X3 +0,6X4+1,0X5
Trong đó:
X1 =tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”
X2= Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”
X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản”
X4 =Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”.
X5 = Tỷ số “ Doanh thu/ tổng tài sản”
Như vậy, với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược
lại. Điều này là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các khách hàng theo
mức độ nguy cơ vỡ nợ. Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của
khách hàng. Theo tính toán và thực tế cho thấy:
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,81< Z<2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z< 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Với mô hình này, ngân hàng và khách hàng có thể đo lường và so sánh cụ thể điểm
Z cho từng khoản vay. Ngoài ra, sự biến động của điểm số Z đã dự báo khả năng
chuyển đổi hạng tín nhiệm của khách hàng.

Phát triển mô hình này Altman đã xây dựng các hàm phân biệt Z’ và Z” (có tham
khảo cách xếp hạng của S&P) phù hợp hơn cho hầu hết các ngành. cụ thể là:
Z’ =6,56 X1 + 3,26 X2 +6,72 X3 +1,05 X4
Theo công thức này ta tính toán được
Nếu Z’>2,6 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,2< Z’ <2,6 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’<1,1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Z’’ =3,25 +6,56X1+3,26X2 +6,72X3+1,05X4.
Dưới đây là bảng xếp hạng tín dụng dựa trên chỉ số Z”
Nếu Z’’>5,85 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 4,15< Z’’ <5,85 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’’<4,15 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Với mô hình này đã mang lại nhiều ưu thế khắc phục những hạn chế của mô hình
chấm điểm. Cụ thể là:
- Với mô hình này, kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
- Mô hình điểm số Z đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để
lượng hoá xác suất vỡ nợ của người vay đã khắc phục được các nhược điểm của
mô hình định tính, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại
các NHTM.
- Mô hình điểm số Z đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tại các
ngân hàng đối với từng doanh nghiệp vay vốn.
- Mô hình xếp hạng tín dụng còn thể hiện: tính nhất quán, khách quan, không
phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các cán bộ tín dụng.
- Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách
hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Mặt khác, mô hình đòi hỏi hệ thống thông
tin đầy đủ cập nhật của tất cả các KH. Yêu cầu này là rất khó thực hiện trong điều
kiện nền kinh tế thị trường không đầy đủ.

×