Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.27 KB, 33 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN HẢI ĐĂNG





ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
RA NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ





LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ












HÀ NỘI - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN HẢI ĐĂNG



ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
RA NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS TRẦN ANH TÀI
2. PGS.TS HOÀNG KIM GIAO




HÀ NỘI-2012



LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu được nêu và trích dẫn trong
luận án là chính xác và trung thực. Những kết quả
nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố
trong các công trình khác.

Tác giả luận án




Nguyễn Hải Đăng

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc PGS.TS Trần Anh Tài đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
án này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội, Thầy Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên trong và ngoài Khoa Kinh tế
Chính trị đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình
nghiên cứu để hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu
tư và Tổng cục Thống kê đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cung cấp tài
liệu, thông tin về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam, làm cơ sở quan trọng cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới cơ quan nơi tôi công tác đã quan
tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận
án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viện, tiếp thêm nghị
lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án này./.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa 0

Lời cam đoan 1

Lời cảm ơn 2

Mục lục

3

Danh mục các ký hiệu và ch
ữ viết tắt
6


Danh mục các bảng

7

Danh mục các biểu đồ 8

M
Ở ĐẦU
9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI


21

1.1. Khái niệm, các hình thức và tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài

21

1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 21

1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 22

1.1.3. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang
phát triển

25


1.2. Cơ sở lý thuyết, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của Nhà nước
đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


28

1.2.1. Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

28

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các doanh nghiệp

32

1.2.3. Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 39

1.3. Mục đích và tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 42

1.3.1. Mục đích đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp các nước đang
phát triển

42

1.3.2. Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nước chủ đầu tư

44

1.4. Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và bài học đối với

Việt Nam

49

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư ra nước ngoài của một số nước và bài
học đối với Việt Nam

49

1.4.2. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của một số TNCs và bài học đối
với các doanh nghiệp Việt Nam

61

Kết luận Chương 1 68

Chương 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC
NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ



TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 70

2.1. Quá trình hội nhập kinh tế và hệ thống pháp luật về đầu tư ra
nước ngoài của Việt Nam

70

2.1.1. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng 70


2.1.2. Các bước đi trong quá trình hội nhập 72

2.1.3. Kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 74

2.1.4. Hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 75

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam

80

2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 80

2.2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 90

2.2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số doanh nghiệp Việt Nam 105

2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam

114

2.3.1. Những lợi ích từ đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 114

2.3.2. Những hạn chế về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

117

2.3.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế 120


Kết luận Chương 2 125

Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC
ĐẨY, TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ




127

3.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế 127

3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 127

3.1.2. Xu hướng của dòng đầu tư quốc tế 131

3.1.3. Bối cảnh kinh tế Việt Nam 133

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

135

3.2. Mục tiêu và một số quan điểm, định hướng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

138


3.2.1. Mục tiêu chung của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 138

3.2.2. Một số quan điểm đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 138

3.2.3. Một số định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các
doanh nghiệp Việt Nam

143

3.3. Các giải pháp về phía Nhà nước nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam

153


3.3.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư ra
nước ngoài gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước

153

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài 154

3.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài

157

3.3.4. Các biện pháp hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài 161


3.3.5. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và cung cấp thông tin cho các
doanh nghiệp

164

3.3.6. Khuyến khích thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư ở nước ngoài

166

3.3.7. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển
theo chiều sâu, giành lợi thế trong cạnh tranh

167

3.4. Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao
hiệu quả đầu tư ở nước ngoài

168

3.4.1. Cần xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài và chuẩn bị kỹ các
các điều kiện trước khi đầu tư ra nước ngoài

168

3.4.2. Tăng cường liên kết kinh doanh và tích cực tham gia các hiệp hội
doanh nghiệp

170


3.4.3. Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống phân phối ở nước ngoài 171

3.4.4. Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 173

3.4.5. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và tìm cơ hội đầu tư trong khủng hoảng

174

Kết luận Chương 3 175

KẾT LUẬN 177

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

180

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 181

PHỤ LỤC 200



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ACFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN
AIA Hiệp định khung thành lập khu vực đầu tư ASEAN

BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài
EU Liên minh Châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
NIE Các nền kinh tế công nghiệp hoá mới
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OFDI Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
TNCs Công ty xuyên quốc gia
TCT Tổng công ty
UNCTAD Cơ quan liên hợp quốc về hợp tác và phát triển
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WB Ngân hàng thế giới





3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng nhanh trong
những năm gần đây và đang có xu hướng tiếp tục tăng nhanh về số dự án, quy mô
đầu tư; lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng, địa bàn đầu tư tiếp tục mở rộng. Đây thực

sự là biểu hiện mới của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, rất cần
được quan tâm nghiên cứu vì trên thực tế đang có nhiều quan điểm khác nhau, thậm
chí là trái ngược nhau về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư của các doanh nghiệp
Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” nhằm đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo lợi ích của quốc gia, lợi ích của
các doanh nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về dòng đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào nước ta, rất ít đề tài nghiên cứu về đầu tư của Việt Nam ra
nước ngoài. Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này, nhưng nội
dung chỉ là sự phản ánh tình hình, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài hoặc chỉ đề cập đến
lợi ích thuần túy của doanh nghiệp. Những công trình đã công bố như là những lát cắt
nhỏ mà chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về đề tài này theo
phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phân tích thực
trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, luận án đề xuất các quan
điểm, định hướng, giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài nước
của Việt Nam nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam từ năm 2005 đến nay dưới góc độ kinh tế chính trị. Như vậy, luận
án không chỉ nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp, mà còn
nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến lợi ích của
đất nước, trong mối quan hệ tác động qua lại với sản xuất trong nước và những vấn
đề liên quan đến an ninh, quốc phòng, quan hệ chính trị của nước ta với các nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên quan điểm của kinh tế chính trị, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu

chủ yếu là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp nghiên cứu đặc trưng
của kinh tế chính trị là trừu tượng hoá khoa học để xem xét và đánh giá sự vận động
của đối tượng nghiên cứu, cụ thể là: phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân
tích, so sánh, nghiên cứu điển hình, thống kê mô tả, dự báo kinh tế.
6. Những đóng góp của luận án
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về đầu tư ra nước ngoài, nhất là đầu
tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển.

4
- Khái quát hóa về thực trạng và phân tích được các nhân tố tác động đến hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đưa ra được một số quan điểm, định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nước của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đảm
bảo lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của đất nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được
kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.






























5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

1.1. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Từ những quan niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, có thể đưa ra khái niệm
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam như sau: “Đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài là việc các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn bằng tiền, tài
sản khác ra nước ngoài để đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó
ở nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận”.
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Liên minh và sát nhập (M&A): là hình thức chủ đầu tư tiến hành mua lại, liên
minh hoặc sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài.
- Đầu tư mới (GI): là hình thức chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông
qua một doanh nghiệp mới. Đầu tư mới có các hình thức chủ yếu là thành lập doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ
sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(BOT) và một số hình thức khác của BOT là BTO và BT.
1.2.3. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang phát triển
Thứ nhất, quy luật phân bố tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia, vùng
lãnh thổ là yếu tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt ở
trong nước.
Thứ hai, quy luật về sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia tạo
nên sự chênh lệch về trình độ phát triển và lợi thế so sánh giữa các nước, là nhân tố
thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài.
Thứ ba, các quốc gia đang phát triển dần thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc
hậu, vươn lên mạnh mẽ để đầu tư, phát triển các thế mạnh của mình ở nước ngoài.
Một số doanh nghiệp của các nước này cũng phát triển mạnh mẽ, có tiềm lực kinh tế
đủ mạnh để đầu tư ra nước ngoài. Khi các doanh nghiệp càng lớn mạnh, thị trường
trong nước càng trở thành nhỏ bé, làm xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để mở
rộng thị trường và không gian phát triển.
Thứ tư, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các
quốc gia cũng đòi hỏi các nước đang phát triển phải nỗ lực trong việc khai thác, tận
dụng xu hướng này để phát triển, thu được nhiều lợi ích nhất, thu hẹp khoảng cách
với các nước tiên tiến nên buộc phải tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra

những bước tiến vượt bậc về kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học, công nghệ.
Thứ năm, các nước đang phát triển đang phải đối mặt với chế độ bảo hộ phi
thuế quan của các nước phát triển nên OFDI là giải pháp quan trọng vượt qua rào càn
này để thâm nhập thị trường các nước phát triển.

6
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


Hiện nay có nhiều lý thuyết khác nhau giải thích về nguồn gốc, bản chất của
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng
lý thuyết “chiết trung” của Dunning để luận giải những vấn đề liên quan đến đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang phát triển.
Theo lý thuyết này, động lực thúc đẩy công ty đầu tư ra nước ngoài gồm 3 điều
kiện chủ yếu: lợi thế về sở hữu (O- Ownership advantage), lợi thế của nước chủ nhà
(L- Locational advantage) và lợi thế nội vi hóa của công ty (I- Intenalization
advantage), gọi là mô hình OLI . Để giải thích mô hình OLI, Dunning đã xây dựng
hai mô hình bổ trợ là mô hình ESP [E- Environment (Môi trường), S- Systems (hệ
thống), P- Policies (Chính sách)] và mô hình IDP (Investment Development Path -
Giai đoạn phát triển của đầu tư). Hai mô hình này giải thích mối quan hệ giữa trình
độ phát triển với đầu tư của một quốc gia và dự đoán trước được xu hướng phát triển
của đầu tư.
Nội dung của mô hình OLI như sau:
O (Lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp): Những lợi thế đặc biệt về sở hữu, chủ
yếu về công nghệ, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy công ty đầu tư ra nước ngoài. Các
công ty có công nghệ hiện đại hơn sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh
nên tích cực đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế này.
L (Lợi thế đặc biệt của nước tiếp nhận): Đầu tư ra nước ngoài sẽ được triển

khai tại những vùng lãnh thổ mà các lợi thế đặc biệt của vùng lãnh thổ (L) cho phép
doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích khi sử dụng lợi thế đặc biệt của mình - O”.
Các lợi thế đặc biệt của vùng lãnh thổ thể hiện qua mô hình ESP là: E (nguồn
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, giai đoạn phát triển kinh tế, nền tảng tạo nên các
yếu tố văn hóa - xã hội - lịch sử, cơ sở hạ tầng…); S (Mức độ tự do hóa kinh tế, hệ
thống tổ chức xã hội, “thái độ” đối với tư bản nước ngoài, các yếu tố văn hóa và xã
hội…), P (Các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô…).
Dunning đã xây dựng mô hình IDP để chỉ ra năm giai đoạn phát triển của đầu
tư mà một nước nhất thiết sẽ phải lần lượt trải qua và ứng với mỗi giai đoạn phát triển
thì nhu cầu đầu tư tăng lên tương ứng.
I (Lợi thế mang lại từ hoạt động nội vi hóa): Để quyết định đầu tư ra nước
ngoài, công ty phải so sánh lợi ích giữa cho thuê công nghệ hoặc xuất khẩu với việc
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo Dunning, việc tạo dựng mạng lưới quốc tế qua
nội vi hóa cho phép doanh nghiệp sở hữu O kiểm soát chuỗi giá trị của sản phẩm,
tăng sức mạnh trước các nhà cung cấp, bảo vệ những thành quả của R&D.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các doanh nghiệp
1.2.2.1. Môi trường kinh doanh của nước chủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(i) Chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách kinh tế vĩ mô có tác động lớn tới đầu
tư ra nước ngoài nhất là chính sách tài chính- tiền tệ, xuất nhập khẩu, chính sách quản

7
lý ngoại hối. Khi Chính phủ thay đổi các chính sách này sẽ tác động lớn đến hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
(ii) Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài: Chính phủ ký kết các Hiệp
định đầu tư song phương, đa phương, hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước
cũng tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư kinh
doanh ở nước ngoài.
(iii) Tiềm lực kinh tế, khoa học - công nghệ: Mức độ tích lũy của nền kinh tế
có vai trò làm tăng hoặc giảm áp lực đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Những nước

có đầu tư ra nước ngoài lớn thường có mức tích lũy từ nội địa cao, dự trữ ngoại tệ
lớn. Các nước có trình độ phát triển khoa học - công nghệ cao luôn có lợi thế trong
đầu tư ra nước ngoài, nhất là lợi thế cạnh tranh độc quyền về công nghệ và lợi thế về
qui mô. Những nước đầu tư ra nước ngoài lớn thường có tỉ trọng cao về cung cấp
công nghệ trên thị trường thế giới.
1.2.2.2. Môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài
(i) Tình hình chính trị: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài rất cần môi trường chính
trị ổn định để đảm bảo các cam kết của Chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu
vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư và là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự an
toàn của các hoạt động đầu tư.
(ii) Chính sách, pháp luật: Mức độ đầy đủ, hợp lý của hệ thống pháp luật và
các chính sách có ảnh hưởng lớn đến dòng vốn đầu tư vào nước chủ nhà. Nếu nước
chủ nhà chỉ ban hành những qui định cần thiết, không phân biệt đối xử để tạo môi
trường đầu tư minh bạch, bình đẳng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì làm ăn
ở nơi xa lạ, nhà đầu tư nước ngoài phải dựa vào pháp luật của nước chủ nhà để bảo đảm
quyền lợi cho họ. Nếu việc thực hiện luật kém hiệu lực sẽ khó thu hút được các nhà đầu
tư nước ngoài.
(iii) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm
khoảng cách địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, là những yếu tố quan trọng liên
quan đến chi phí, khả năng sinh lời hoặc rủi ro của các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu
tư nước ngoài sẽ lựa chọn đầu tư vào những nơi có vị trí thuận lợi, không cách trở vì
chi phí vận chuyển thấp, giảm được giá thành và hạn chế rủi ro. Khí hậu và đặc điểm
về thời tiết, độ ẩm, bão lũ cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài. Một nước sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nếu có nguồn tài nguyên
khoáng sản dồi dào, trữ lượng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.
(iv) Trình độ phát triển của nền kinh tế: Một quốc gia không thể thu hút được
nhiều vốn đầu tư nước ngoài nếu trình độ quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và chất
lượng dịch vụ kém như hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, điện lực, viễn
thông, các dịch vụ về lao động, tài chính, công nghệ Mức độ cạnh tranh hay độc
quyền của thị trường cũng tác động đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài.

(v) Đặc điểm phát triển văn hóa- xã hội: Một nước sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài nếu có dân số đông vì dân số đông không chỉ có lợi thế về nguồn lao
động mà còn là thị trường tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn còn phụ thuộc vào
trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động và sức mua của dân cư. Những khác biệt

8
về ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ, tiêu dùng cũng
ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư.
1.2.2.3. Các nhân tố thuộc về môi trường quốc tế
Xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước, sự phát triển của các liên kết khu
vực và quốc tế, sự tăng trưởng của các TNCs, tốc độ toàn cầu hoá và sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học- công nghệ là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn
đến quan hệ kinh tế quốc tế, môi trường và dòng đầu tư quốc tế.
1.2.3. Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập môi trường, định hướng,
điều tiết, hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và vai trò cung ứng hàng hóa
công. Hệ thống pháp lý đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất và rõ ràng sẽ tạo thuận
lợi thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, cá nhân. Để đảm
bảo hiệu quả đầu tư và lợi ích của các doanh nghiệp và lợi ích quốc gia, nhà nước
thường định hướng và điều tiết hoạt động đầu tư thông qua các chính sách kinh tế
như chính sách quản lý ngoại hối, chính sách về tài chính- tiền tệ, xuất nhập khẩu
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ có thể thành lập các quỹ đầu tư hải ngoại để
hỗ trợ vốn và bảo hiểm vốn đầu tư ở nước ngoài. Các hoạt động ngoại giao, giao lưu
văn hóa, cung cấp ODA, phát triển hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên
lạc và phương tiện thanh toán quốc tế, tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư và cung cấp
thông tin về môi trường đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đến đầu tư ra nước ngoài.
1.3. MỤC ĐÍCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI
1.3.1. Mục đích đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp các nước đang phát triển
Doanh nghiệp của các nước đang phát triển đầu tư ra nước ngoài có nhiều mục

tiêu khác nhau, nhưng đa số nhằm các mục tiêu tìm kiếm thị trường; mục tiêu nâng
cao hiệu quả kinh doanh, tìm kiếm nguồn tài nguyên bù đắp cho những thiếu hụt
trong nước, mục tiêu tìm kiếm các tài sản chiến lược đã hình thành và một số doanh
nghiệp Nhà nước đầu tư ra nước ngoài để thực hiện những mục tiêu khác do Chính
phủ các nước giao như đảm bảo an ninh năng lượng, mục tiêu chính trị, ngoại giao.
1.3.2. Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nước chủ đầu tư
1.3.2.1. Những tác động tích cực
(i) Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia khi các doanh
nghiệp đầu tư vào những địa bàn có tỷ suất lợi nhuận cao hơn trong nước.
(ii) Góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển khi hoạt động đầu tư ra
nước ngoài góp phần cung cấp nguyên liệu cho sản xuất trong nước, thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa, xúc tiến thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch vào trong nước .
(iii) Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
(iv) Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia.
(v) Góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động trong nước thông qua
xuất khẩu lao động làm việc tại các dự án ở nước ngoài.
(vi) Củng cố, tăng cường quan hệ ngoại giao, ảnh hưởng chính trị, góp phần
quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia.

9
1.3.2.1. Những tác động tiêu cực
(i) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư, các
mục tiêu và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, nhất là các nước đang phát triển.
(ii) Làm giảm cơ hội việc làm, thu nhập trong nước.
(iii) Làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mất cân bằng cán cân thanh
toán, sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư. Do trình độ quản lý yếu kém của các nước
đang phát triển, có thể xảy ra mất kiểm soát đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
1.4. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư ra nước ngoài của một số nước và bài học đối với

Việt Nam
Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cho thấy, khi
nền kinh tế chưa phát triển, Chính phủ các nước thường thực hiện chính sách kiểm
soát chặt chẽ đầu tư ra nước ngoài. Khi nền kinh tế đã phát triển, Chính phủ các nước
từng bước thực hiện các biện pháp nới lỏng việc kiểm soát đầu tư ra nước ngoài.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ các
nước đã thành lập các quỹ đầu tư, thực hiện bảo hiểm vốn cho các doanh nghiệp đầu
tư ra nước ngoài, thực hiện các biện pháp miễn giảm thuế và cung cấp thông tin đầy
đủ, thường xuyên cho các doanh nghiệp. Chính phủ các nước đều tăng cường đàm
phán để ký kết các hiệp định song phương, đa phương, hiệp định tránh đánh thuế hai
lần với các nước, thúc đẩy hoạt động ngoại giao, cung cấp ODA để hỗ trợ các doanh
nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Đây thực sự là những kinh nghiệm quý mà nước ta có thể vận dụng trong công
tác quản lý, điều tiết hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
1.4.2. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của một số TNCs và bài học đối với các
doanh nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số tập đoàn nước ngoài như
Honda, Samsung, Coca Cola, Unilever có thể rút ra nhiều bài học cho các doanh
nghiệp Việt Nam khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài, cụ thể là: Kinh nghiệm tiếp cận
thị trường thông qua thương mại trước khi đầu tư sản xuất trực tiếp ở nước sở tại;
kinh nghiệm trong việc thực hiện liên doanh, mua lại và sát nhập doanh nghiệp; kinh
nghiệm xây dựng thương hiệu tại thị trường nước ngoài; kinh nghiệm giữ bí quyết
công nghệ, kỹ thuật khi đầu tư ở nước ngoài; kinh nghiệm về phát triển thị trường
kinh doanh và kinh nghiệm xây dựng, phát triển nhân sự phục vụ hoạt động kinh
doanh ở nước ngoài; kinh nghiệm trong việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học,
công nghệ để phát triển sản phẩm .








10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU
TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
2.1.1. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng
Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực sự bắt đầu
cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng. Đây là quá
trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham
gia vào các tổ chức, thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Quan điểm, chủ trương hội
nhập kinh tế quốc tế được thể hiện nhất quán, với tinh thần ngày càng chủ động, tích
cực hơn, phù hợp với tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.2. Các bước đi trong quá trình hội nhập
Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước đã hiện thực hóa với các bước đi
cụ thể trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và ngày càng tham gia sâu, rộng vào
các tổ chức kinh tế khu vục, thế giới; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phù
hợp với luật pháp quốc tế. Để thống nhất việc chỉ đạo quá trình Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh
tế quốc tế, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều hành các bộ, ban, ngành và các
địa phương tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.3. Kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Với đường lối đối ngoại đúng đắn, đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với 179 nước, có quan hệ thương mại với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lần đầu
tiên trong lịch sử, nước ta đã có quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, là thành viên
chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, các tổ chức và định chế thương mại, tài

chính chủ chốt ở khu vực và thế giới.
2.1.4. Hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Khuôn khổ pháp lý về đầu tư ra nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện,
ngày càng thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định việc đầu tư ra nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 (thay
thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), trong đó quy định về hoạt động đầu tư ra
nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 09/8/2006 Chính phủ ban hành Nghị
định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
(thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP). Ngày 25/7/2007, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 121/2007/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu
khí. Ngày 20/02/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-
TTg phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” để định hướng
hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và quy định các lĩnh
vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư và một số cơ chế chính sách có liên quan.

11
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình đăng ký đầu tư

Giai đoạn thứ nhất (1989-1998): Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam có đặc điểm cơ bản là đầu tư nhỏ lẻ. Đây là thời kỳ trước khi Chính phủ
ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam đã
đầu tư 16 dự án ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam đạt 7,08 triệu
USD, quy mô bình quân mỗi dự án đạt khoảng 0,44 triệu USD.
Giai đoạn thứ hai (1999 – 2005): Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời kỳ này có sự thay đổi lớn cả về chất và lượng. Việt Nam

có thêm 126 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký phía Việt
Nam đạt 973,15 triệu USD, quy mô bình quân vốn/dự án đạt 7,72 triệu USD/dự án.
Đây là kết quả khi Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và
các văn bản hướng dẫn tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
theo các giai đoạn
Giai đoạn

Số dự
án
Tỷ trọng

Tổng vốn đăng
ký phía VN
(Tr.USD)
Tỷ trọng

Vốn bình
quân
(Tr. USD)
1989-1998
16
2,51%
7,08
0,06%
0,44
1999-2005
126
19,74%

973,15
8,84%
7,72
2006-2011

496

77,74%

10.031,76

91,10%

20,22

Tổng số 638

100,00%

11.011,99

100,00%

17,23

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư [8, 9]
Giai đoạn thứ ba (2006 đến 2011): Đây là thời kỳ bùng nổ đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Số dự án đầu tư tăng mạnh mẽ với 469
dự án, tổng vốn đăng ký đạt 10.031,76 triệu USD, chiếm 77,74% số dự án và khoảng
91% tổng số vốn đăng ký của Việt Nam. Quy mô đầu tư trung bình một dự án đạt

khoảng 20,22 triệu USD, gấp khoảng 3 lần giai đoạn 1999-2005.
2.2.1.2. Tình hình thực hiện dự án đầu tư
Theo số liệu thống kê, lũy kế đến cuối năm 2011, tổng vốn đầu tư đăng ký của
các doanh nghiệp Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 2,96 tỷ
USD, chiếm tỷ lệ 26,66% số vốn đăng ký, thấp hơn tỷ lệ năm 2007 (32,34%). Trong
đó, tỷ lệ vốn thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ vốn
thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên.
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký đầu tư ở 58 quốc gia, vùng
lãnh thổ nhưng các dự án đầu tư vẫn tập trung ở một số quốc gia như Lào,
Campuchia, Nga, Malaysia, Campuchia, Angiêri, Hoa Kỳ, Veluezuela, Mozambich…


12
Bảng 2.5. Vốn thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài
của các doanh nghiệp Việt Nam
Ngành
Năm 2007 Năm 2011
Vốn đăng
ký (USD)
Vốn thực
hiện (USD)
Tỷ lệ
TH/ ĐK
Vốn đăng
ký (USD)
Vốn thực
hiện (USD)
Tỷ lệ
TH/ĐK
Công nghiệp

1.504.514.883

54.847.053

36,45% 6.660.999.312 1.865.563.264 28,00%
Tỷ trọng
75,00% 84,54% # 60,50% 63,72% #
Nông nghiệp
285.989.569

4.302.626

1,50% 1.458.071.860 264.536.448 18,14%
Tỷ trọng
14,26% 6,63% # 13,24% 9,03% #
Dịch vụ
215.533.116

5.729.737

2,66% 2.882.894.395 797.867.047 27,68%
Tỷ trọng
10,74% 8,83%
# 26,26% 27,25% #
Tổng số
2.006.037.568

64.879.416

32,34% 11.011.992.551 2.927.967.119 26,66%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo các số liệu của Bộ KH&ĐT
Theo số liệu báo cáo, có 77,7% số dự án và 91,1% số vốn được cấp phép trong
giai đoạn 2006 – 2010 đa số các dự án mới đang trong quá trình đầu tư. Một số dự án
đã đi vào hoạt động, một số doanh nghiệp đã có lợi nhuận chuyển về nước. Đa số các
dự án đang triển khai đúng tiến độ nhưng có một số dự án chậm thực hiện đầu tư. Tỷ
lệ vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài khá thấp và có
xu hướng giảm xuống sẽ làm giảm hiệu quả, thậm chí mất thời cơ của doanh nghiệp.
2.2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo lĩnh vực
Lĩnh vực công nghiêp và xây dựng có 244 dự án, chiếm 38,2% tổng số dự án,
thấp hơn lĩnh vực Dịch vụ (327 dự án). Tổng số vốn đầu tư trong lĩnh vực này đạt
trên 6,6 tỷ USD, chiếm khoảng 60% tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam. Quy mô
đầu tư trung bình khoảng 27 triệu USD/dự án. Trong đó có 90 dựa án khai thác
khoáng sản với tổng vốn khoảng 4,3334 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 65%, vốn đầu tư bình
quân khoảng 48,1 triệu USD/dự án.
Bảng 2.6. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo lĩnh vực
Ngành
Số dự
án
Vốn đầu tư của nhà đầu tư VN
(USD)
Công nghiệp, Xây dựng 244

6.660.999.312

Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy
sản
67

1.458.071.860


Dịch vụ
327
2.882.894.395
Tổng số 638

11.011.992.551

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [8, 9]

13
Lĩnh vực Nông nghiệp - Lâm nghiệp có 67 dự án, chiếm tỷ lệ ít nhất với 10,5%
tổng số dự án, tổng số vốn đăng ký là 1,458 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 13,3% tổng số
vốn của phía Việt Nam; quy mô đầu tư khoảng 21,76 triệu USD/dự án.
Trong lĩnh vực dịch vụ có 327 dự án, chiếm 51,3%; tổng vốn đầu tư đạt trên
2,88 tỷ USD, chiếm khoảng 26,3% tổng số vốn đăng ký phía Việt Nam, quy mô đầu
tư khoảng 0,88 triệu USD/dự án. Trong ngành dịch vụ, số vốn đầu tư vào lĩnh vực
nghệ thuật giải trí có tỷ trọng cao nhất, chiếm 35,9%, với số vốn đạt 1,035 tỷ USD;
lĩnh vực thông tin truyền thông với số vốn đạt gần 1 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 34,7%.
2.2.2.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo địa bàn
Số dự án đầu tư vào Châu Á là 446 dự án, chiếm 69,9%, tổng vốn đầu tư là
6.435.303.89 USD, chiếm 58,4% tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam, quy mô đầu tư
khoảng 14,4 triệu USD/dự án. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đầu
tư vào Châu Á vì tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào, giá nhân công rẻ, đi lại thuận
tiện, chi phí thấp, có sự tương đồng về văn hoá…
Bảng 2.8: Số dự án và số vốn đầu tư ra nước ngoài tại các châu lục

Số dự án Tỷ trọng (%)
Số vốn
(tỷ USD)

Tỷ trọng (%)
Châu Á 446 69,9 6,525 58%
Châu Mỹ 93 14,6 3,452 27%
Châu Âu 65 10,2 1,031 8.5%
Châu Phi 21 3,3 0,676 6%
Châu Úc 13 2 0,138 1%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [8, 9]
Trong khu vực Châu Á, đầu tư của Việt Nam sang Lào là nhiều nhất với 206
dự án, chiếm 32,3%, tổng số vốn đầu tư là 3.355.898.061 USD, quy mô đầu tư bình
quân khoảng 16,3 triệu USD/dự án. Sau Lào là Campuchia với 104 dự án, chiếm
khoảng 16,3%, tổng số vốn đăng ký khoảng 2,43 tỷ USD, bình quân đạt 23,3 triệu
USD/dự án, cao hơn so với mức đầu tư bình quân vào Lào. Lào và Campuchia có
nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và lao động giá rẻ
nhưng lại thiếu vốn, công nghệ. Ba nước có quan hệ truyền thống tốt đẹp, là các quốc
gia láng giềng, nên có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển và thời gian di chuyển.
Các dự án đầu tư ở Lào và Campuchia đa số là khai thác khoáng sản, thuỷ điện, sản
xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, xây dựng cầu đường, sản xuất hàng gia dụng,
kinh doanh siêu thị, du lịch, trồng cây công nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt
Nam có nhiều dự án vẫn đang tiếp tục xin giấy phép đầu tư sang Lào và Campuchia.
Đứng sau Châu Á là Châu Mỹ với 93 dự án, chiếm 14,6% tổng số dự án. Tổng
số vốn đầu tư là 3.072.787.549 USD chiếm khoảng 27,9% tổng số vốn đăng ký phía
Việt Nam, đạt khoảng 33 triệu USD/dự án, gấp khoảng 2,3 lần so với khu vực Châu Á
là do có một số dự án rất lớn về thăm dò và khai thác dầu khí tại Venezuela, Peru. Đầu

14
tư của Việt Nam vào Hoa Kỳ có 82 dự án, chiếm 12,8%, tổng vốn đăng ký đạt 254,7
triệu USD, đạt khoảng 3 triệu USD/dự án. Các dự án tập trung vào lĩnh vực dịch vụ
như đại lý phân phối sản phẩm cho xuất khẩu trong nước, tư vấn đầu tư cho nhà đầu
tư Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ, gia công phần mềm.

Châu Âu có 65 dự án, chiếm 10,2%, tổng số vốn đầu tư là 900.703.107 USD,
chiếm 8,2% tổng số vốn đăng ký của Việt Nam. Quy mô đầu tư khoảng 13,85 triệu
USD/dự án. Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 17 dự án vào Liên bang Nga,
vốn đăng ký là 776,8 triệu USD, bình quân khoảng 45,7 triệu USD/dự án. Lĩnh vực
đầu tư chủ yếu là dầu khí, trung tâm thương mại, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
dựng, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm.
Tại Châu Úc, có 13 dự án đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 138,1 triệu USD,
quy mô đầu tư khoảng 10,6 triệu USD/dự án. Châu Phi, có 21 dự án đầu tư, số vốn
đăng ký khoảng 466 triệu USD, quy mô đầu tư khoảng 21,3 triệu USD/dự án. Số dự
án đầu tư của Việt Nam vào hai châu lục này chưa đáng kể vì đây là địa bàn còn rất
mới, khoảng cách địa lý khá xa, văn hóa, phong tục tập quán cũng có nhiều khác biệt
và những thông tin về các thị trường này chưa nhiều.
2.2.2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo hình thức và chủ thể đầu tư
Trước năm 1998, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chọn hình thức liên
doanh, chỉ có 2 dự án theo hình thức 100% vốn Việt Nam, nhưng từ năm 1998 đến
nay, hình thức đầu tư 100% vốn được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn nhiều
hơn. Chỉ tính số vốn của 5 Tập đoàn nhà nước đã chuyển ra nước ngoài đến nay ước
tính khoảng 1,35 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng số vốn đã chuyển ra nước ngoài của
Việt Nam, tập trung vào những dự án lớn; vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân
chiếm tỷ lệ nhỏ và tập trung vào các dự án quy mô nhỏ và vừa.
2.2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số doanh nghiệp Việt Nam
2.2.3.1. Đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hiện có 21 dự án đầu tư ở 17 nước trên thế
giới. Trong số đó, có 15 dự án thăm dò, 02 dự án phát triển, 04 dự án khai thác. Tổng
số vốn đầu tư, góp vốn đăng ký vào các dự án của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam là 3.684.822.082 USD, vốn đã thực hiện là 1.333.940.160 USD.
Tổng vốn đã góp vào 03 dự án đang khai thác là 874,85 triệu USD. Doanh thu
lũy kế đến tháng 12/2011 của 3 dự án này là 440,051 triệu USD, lợi nhuận lũy kế là
221 triệu USD. Tổng trữ lượng dầu khí có thể thu hồi theo tỷ lệ vốn góp của Tập
đoàn dầu khí đạt 172 triệu tấn, gấp khoảng 3 lần so với sản lượng khai thác của Tập

đoàn 5 năm (2006-2010).
Petrovietnam đã chính thức khai thác mỏ dầu đầu tiên tại Venezuela ngày
19/4/2012. Lô Junin 2 là mỏ dầu có trữ lượng lớn với hơn 31 tỉ thùng dầu nằm trên
vành đai dầu mỏ khí đốt Oricono, có trữ lượng lớn nhất. Dự kiến hàng năm, Việt
Nam sẽ có thêm 4 triệu tấn dầu, gần bằng tất cả sản lượng từ các giàn khoan của

15
Vietsovpetro hiện nay cộng lại… Hợp đồng hợp tác liên doanh giữa ngành dầu khí
hai nước có thời hạn tối đa 25 năm nữa và trong trường hợp gia hạn thêm 15 năm
theo thỏa thuận thì việc khai thác dầu tại lô Junin 2 sẽ góp phần đảm bảo được an
ninh năng lượng cho Việt Nam ít nhất trong 25 năm nữa. Ngoài ra, VietsovPetro,
Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)
cũng đã đầu tư ra nước ngoài và đã được những kết quả kinh doanh khả quan.
Như vậy, trong tương lai các hoạt động đầu tư ở nước ngoài sẽ mang lại nguồn
thu và lợi nhuận rất lớn cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như mang lại nhiều lợi
ích cho đất nước. Theo kế hoạch, đến năm 2016, Tập đoàn Dầu khí sẽ tự cân đối
dòng tiền doanh thu và chi phí đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài.
2.2.3.2. Đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn viễn thông quân đội
Hiện nay, Tập đoàn Viettel đã đăng ký thực hiện 07 dự án đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, trong đó có 3 dự án đầu tư vào Campuchia, 01 dự án đầu tư tại Lào, 01
dự án đầu tư vào Haiti, 01 dự án đầu tư tại Mozambique và 01 dự án ở Peru. Các dự
án đầu tư tại Lào và Campuchia đã đi vào khai thác, chứng minh hiệu quả và sự thành
công của Viettel.
Tập đoàn Viettel đã đầu tư sang Lào và Campuchia 69.427.804 USD, trong đó,
Campuchia là 40.289.676 USD, Lào là 29.138.128 USD. Theo số liệu lũy kế đến hêt
năm 2010, doanh thu của Viettel tại Campuchia đạt 381,088 triệu USD, tại Lào đạt
69,863 triệu USD. Như vậy, tổng doanh thu lũy kế tại hai nước này đạt 450,952 triệu
USD và tổng lợi nhuận lũy kế là ở hai nước này là 24,072 triệu USD, trong đó tại
Campuchia là 18,838 triệu USD, tại Lào là 5,233 triệu USD. Với mức lợi nhuận như
hiện nay, khoảng hai năm tới Viettel sẽ thu hồi lại toàn bộ số vốn đã đầu tư vào hai

thị trường này. Năm 2011 Viettel đã chuyển về nước hơn 40 triệu USD, nhiều hơn số
tiền mà Viettel đầu tư vào thị trường Campuchia cho mạng MetFone. Viettel dự kiến
lợi nhuận năm 2012 chuyển về nước đạt hơn 80 triệu USD. Theo số liệu thống kê
năm 2010, các dự án của Viettel tại Lào và Campuchia đã tạo việc làm, thu nhập cho
7.951 lao động, trong đó có 889 lao động Việt Nam và 7062 lao động bản địa. Doanh
thu của MetFone năm 2011 đạt 225 triệu USD (gấp 10 lần năm 2010), đóng góp trực
tiếp khoảng 2% vào tổng GDP của Campuchia. Thương hiệu Metfone của Viettel đã
được trao Giải thưởng Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất của năm do Frost &
Sullivan bình chọn. Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đứng đầu
Campuchia và Lào. Kết quả kinh doanh trên đã thể hiện rõ tính hiệu quả về kinh tế,
xã hội của các dự án đầu tư ra nước ngoài của Viettel.
2.2.3.3. Đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong lĩnh vực
khai khoáng và trồng cao su
Mục tiêu của Hoàng Anh Gia Lai là năm 2012 hoàn thành việc trồng 40.000ha
cao su, trong đó 25.000ha ở Lào và 15.000ha ở Campuchia. Theo tính toán, hàng năm
Hoàng Anh Gia Lai có thể thu hoạch khoảng 100.000 tấn mủ cao su quy khô, mang
lại doanh số khoảng 300 triệu USD, lợi nhuận khoảng 200 triệu USD. Ngoài ra, cuối
kỳ khai thác mủ cao su (sau 20 năm khai thác) 40.000 ha cao su sẽ cho ra hàng triệu

16
m
3
gỗ, đem về nguồn thu khoảng 400 triệu USD. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng
đang đầu tư khai thác các mỏ sắt ở Lào trữ lượng khoảng 20 triệu tấn và ở Campuchia
với trữ lượng khoảng 30 triệu tấn. Mục tiêu là khai thác và chế biến 50 triệu tấn
quặng sắt, ước tính đạt khoảng 6 tỷ USD.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.3.1. Những lợi ích từ đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.1.1. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

(i) Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu vào
thị trường quốc tế, tránh được hàng rào bảo hộ thương mại và tranh thủ những ưu đãi,
thuận lợi của nước tiếp nhận đầu tư. Chính hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã làm cho
vị thế, thương hiệu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam được khẳng định và nâng cao
trên thị trường thế giới.
(ii) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao
hiệu quả kinh doanh, phát huy được những lợi thế về quy mô, công nghệ, quản lý, sự
chênh lệch về trình độ phát triển.
(iii) Giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động được nguồn cung cấp nguyên
liệu, nhiên liệu, năng lượng giá rẻ để thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, nâng
cao năng lực cạnh tranh.
2.3.1.2. Đối với đất nước
(i) Nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp về
đầu tư ra nước ngoài đã từng bước được nâng cao.
(ii) Giúp nền kinh tế hội nhập sâu hơn và thể hiện tinh thần chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế chính trị, ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
(iii) Chủ động được nguồn cung cấp dầu khí, năng lượng, nguyên liệu, nhiên
liệu giá rẻ, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
(iv) Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam năng động, có kinh nghiệm, bản
lĩnh và năng lực kinh doanh quốc tế; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước được nâng cao
về trình độ, năng lực quản lý.
(v) Thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế, chính sách thuế,
thủ tục hành chính, hệ thống thông tin đối ngoại.
(vi) Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh, quốc phòng của quốc gia.
(vii) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn trực tiếp tăng cường quảng bá hình ảnh
đất nước, con người Việt Nam với thế giới.
2.3.2. Những hạn chế về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.2.1. Những hạn chế từ phía doanh nghiệp
(i) Quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng
tăng, nhưng đa số các dự án có quy mô nhỏ, nhất là các dự án của khu vực tư nhân.

(ii) Nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài đã được cấp phép nhưng vẫn chưa triển
khai hoặc triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín
của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
(iii) Tốc độ chuyển vốn ra nước ngoài năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ suất

17
lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của dự án ở nước ngoài thấp vì đa số các
dự án mới được cấp phép đang thực hiện đầu tư, chưa đưa vào khai thác.
(iv) Đa số các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài chưa mạnh về tiềm lực tài
chính, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh quốc
tế còn nhiều hạn chế nên không có nhiều lợi thế trong cạnh tranh.
2.3.2.2. Những hạn chế từ phía Nhà nước
(i) Nhà nước chưa xây dựng chiến lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư ra nước
ngoài (trừ ngành dầu khí) nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính tự phát.
(ii) Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa hoàn
thiện, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng được yêu cầu xử lý các vấn đề
phát sinh trong quá trình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
(iii) Thủ tục hành chính về đầu tư ra nước ngoài còn nhiều bất cập, gây khó khăn
cho doanh nghiệp.
(iv) Nhiều bất cập trong công tác quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chậm
được khắc phục.
(v) Nhà nước chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
(vi) Nhà nước chưa có biện pháp phát huy tiềm năng của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư.
2.3.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân thành công
(i) Những thành công trên mặt trận ngoại giao và quan hệ kinh tế đối ngoại đã
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
(ii) Hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài

đang dần được hoàn thiện, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài.
(iii) Nhà nước ngày càng quan tâm và đã ban hành một số chính sách ưu đãi
đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Bộ máy quản lý đầu tư ra nước
ngoài được quan tâm hoàn thiện.
(iv) Tiềm lực của nền kinh tế, năng lực và sức mạnh của các doanh nghiệp Việt
Nam ngày càng được nâng cao.
(v) Điều kiện quốc tế thuận lợi, môi trường đầu tư ở các nước hấp dẫn, nhiều
tiềm năng và những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ
các nước đã làm tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam.
(vi) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp
Việt Nam vượt qua hàng rào bảo hộ thương mại của một số nước.
2.3.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế
(i) Nhận thức nhận thức về vai trò, lợi ích của hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của các cơ quan quản lý nhà nước chưa thống nhất nên khi điều hành còn quá thận
trọng, can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp.

18
(ii) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là lĩnh vực rất mới, phức tạp. Các cơ quan
quản lý và đội ngũ doanh nhân Việt Nam chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm.
(iii) Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nội lực của nền kinh tế chưa cao, trình độ
phát triển mới ở mức trung bình của thế giới.
(iv) Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính,
công nghệ và năng lực quản lý còn nhiều hạn.
(v) Rất ít doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài.
(vi) Các doanh nghiệp Việt Nam thường kinh doanh đơn lẻ, thiếu sự liên kết,
hợp tác, chia sẻ thông tin với nhau, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh.
(vii) Vai trò, sự ảnh hưởng của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam chưa rõ nét.
(viii) Suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh
tế nước ta.

































19
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY, TẠO ĐIỀU KIỆN
THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới
(i) Thế giới đang trải qua quá trình biến đổi kết hợp xu thế phát triển kinh
tế theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu để hình thành nền kinh tế toàn
cầu.
(ii) Nền kinh tế tri thức đang hình thành sẽ là một đặc trưng nổi bật của kinh tế
thế giới trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
(iii) Quá trình kép toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế phát
triển thành một trào lưu cuốn hút hầu hết các nước tham gia.
(iv) Vai trò và tầm hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy
nhanh quá trình quốc tế hoá nến kinh tế thế giới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
(v) Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các nước ngày càng có xu hướng lựa chọn
chiến lược kinh tế phát triển bền vững.
(vi) Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nguy
cơ khủng hoảng kinh tế-tài chính, cạn kiệt taì nguyên, khủng bố quốc tế.
3.1.2. Xu hướng của dòng đầu tư quốc tế
(i) Xu hướng tự do hóa các nguồn lực tạo môi trường đầu tư quốc tế ngày càng
thuận lợi hơn và thúc đẩy mạnh việc di chuyển dòng vốn FDI.
(ii) Dòng FDI vào các nước phát triển có xu hướng suy giảm, nhưng giá trị
tuyệt đối FDI vào các nước này vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
(iii) Dòng FDI từ các nước phát triển vẫn đóng vai trò chủ yếu nhưng dòng
FDI từ các nước đang phát triển đang có xu hướng gia tăng.

(iv) Các công ty xuyên quốc gia tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và triển
khai R&D, đồng thời xây dựng, thiết lập các cơ sở nghiên cứu và triển khai ở các
nước đang phát triển.
(v) Những năm đầu thế kỷ 21, đầu tư ra nước ngoài giảm mạnh, dòng đầu tư
chủ yếu hướng vào những địa điểm đầu tư an toàn và có lợi thế.
3.1.3. Bối cảnh kinh tế Việt Nam
(i) Nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn với nền kinh tế
khu vực và thế giới. Những thời cơ, điều kiện thuận lợi đan xen với không ít khó
khăn thách thức đang đặt ra đối với nước ta.
(ii) Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chững lại và có xu hướng suy giảm.
(iii) Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực dến
nền kinh tế và doanh nghiệp nước ta.
(iv) Nhà nước đang thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng.

×