Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề nghiên cứu khoa học cho giáo sinh tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.74 KB, 5 trang )

Câu 1. Anh hãy nêu tên đề tài nghiên cứu của anh (chị)? Xác định từ khóa, đối tượng
nghiên cứu, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài?
Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất
trong tiêu đề của nó. Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng
nhiều thông tin nhất Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài cần phải có tính đơn nghĩa, khúc
chiết, rõ ràng, chuẩn xác để có thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo
khả năng hiểu thành nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
* Có một số điểm cần lưu ý hạn chế hay không nên khi đặt tên cho đề tài như
sau:
- Dùng những cụm từ có độ bất định thông tin cao: như “Về…”, “Thử bàn về…”,
“Một số biện pháp…”, “Một số vấn đề…”, “Tìm hiểu về…”, v.v. vì càng bất định thì nội
dung phản ánh được càng không rõ ràng, chính xác.
- Lạm dụng những từ chỉ mục đích: những từ như “nhằm”, “để”, “góp phần”,… nếu bị
Lạm dụng dễ làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung trọng tâm;
- Lạm dụng mĩ từ hoặc cách nói bóng bẩy: tiêu chí quan trọng trong văn phong khoa học
là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa.
Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trong vì tên đề tài chỉ rõ đối tượng và
phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn
phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề
nghiên cứu.
* Dưới đây là một số mẫu về cách cấu tạo tên đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: “Cấu trúc câu tiếng Lào” (Ngữ văn), Bualy Paphaphan, Trường đại
học Tổng hợp Hà Nội, 1993.
Giả thuyết khoa học: “Phông lưu trữ Uỷ ban Hành chính Hà Nội (1954-1975) – nguồn sử
liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô” (Biên soạn lịch sử và sử liệu học), Hồ Văn Quýnh,
Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
Mục tiêu nghiên cứu: “Đặc điểm khu hệ thú Ba Vì” (Động vật học), Phi Mạnh Hồng,
Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994.
Mục tiêu + phương tiện: “Chuyển hoá phế liệu ligno-xenluloza nhờ nấm sợi bằng phương
pháp lên men rắn” (Vi sinh học), Phạm Hồ Trương, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội,1993.
1


Mục tiêu + Môi trường: “Đặc trưng sinh học về sự phát triển cơ thể và sự sinh đẻ của phụ
nữ nông thôn Đồng bằng Bắc bộ” (Nhân chủng học), Hà Thị Phương Tiến, Trường đại học
Tổng hợp Hà Nội, 1995.
Mục tiêu + Phương tiện + Môi trường: “Sử dụng kỹ thuật kích hoạt nơtron để khảo sát sự
phân bố của nguyên tố đất hiếm trong một số khoáng vật Việt Nam” (Hoá vô cơ), Nguyễn
Văn Sức, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 1995
* Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương mới
tại vùng sinh thái Phúc Yên -Vĩnh phúc.
1. Từ khóa của đề tài: + Một số giống Đậu tương ( chính)
+ Đặc điểm nông sinh học
+ Vùng sinh thái PY -VP
2. Đối tượng nghiên cứu: Cây Đậu tương
3. Phạm vi n/c: Trên đất PY - VP
4. Mục đích:
+ Tận dụng diện tích đất nhàn rỗi, cải tạo nguồn đất để tăng thu nhập cho người dân.
+ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây Đậu tương.
5. Nội dung n/c:
+ Khả năng thích nghi về khí hậu của cây Đậu tương.
* Nhiệt độ * Độ ẩm * Ánh sáng * Gió
+ Khả năng sinh trưởng trên đất của cây Đậu tương
Đất mầu, đất pha cát
+ Khả năng thích nghi sinh trưởng về nước, độ ẩm của cây Đậu tương
* Ưa nước * Chịu hạn
+ Thích nghi về chế độ chăm sóc
* Phân chuồng ủ hoại mục * Hàm lượng Kali
* Hàm lượng Nitơ * Hàm lượng Photpho.
Câu 2. Từ đề tài N/c của anh(chị) đã chọn, hãy đề xuất một ý tưởng khoa học? chỉ rõ
2
luận đề, luận cứ, luận chứng?
Để trả lời Luận đề, Luận cứ,Luận chứng của đề tài đang nghiên cứu trước hết phải

hiểu Luận đề, Luận cứ, Luận chứng là gì?
1. Luận đề:
Luận đề là điều cần phải chứng minh trong một nghiên cứu khoa học; Luận đề trả lời
câu hỏi: “cần chứng minh điều gì?”. Về mặt logic học, luận đề là phán đoán mà tính chân
xác của nó cần phải được chứng minh. Mỗi luận đề cần chứng minh , về khách quan đều là
một phán đoán có giá trị đúng hoặc sai. Trong thực tế, việc xác định giá trị này đôi khi là
cả một quá trình lao động gian khổ mà người làm nghiên cứu khoa học phải thực hiện.
2. Luận cứ.
Luận cứ là bằng chứng (vật liệu) được đưa ra để chứng minh luận đề. Luận cứ được
xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thử nghiệm. Luận cứ
trả lời câu hỏi: “ chứng minh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính
chân xác đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề. Trong
nghiên cứu khoa học có hai loại luận cứ:
3. Luận chứng (lập luận)
Luận chứng là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng minh, nhằm
vạch rõ mối liên hệ logic giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề. Luận chứng
trả lời câu hỏi: “chứng minh bằng cách nào?”. Trong nghiên cứu khoa học tồn tại hai loại
luận chứng:
+ luận chứng logic; bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy luận được liên kết theo
một trật tự xác định (diễn dịch, quy nạp, loại suy).
- Suy luận diễn dịch ;
- Suy luận quy nạp ;
- Loại suy .
+ Luận chứng ngoài logic; bao gồm phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập
thông tin.
3
- Phương pháp tiếp cận;
- Phương pháp thu thập thông tin.
Vậy từ đề tài nghiên cứu " Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu
tương mới tại vùng sinh thái Phúc Yên -Vĩnh phúc"của tôi, tôi có đề xuất một ý tưởng khoa

học, luận đề, luận cứ, luận chứng như sau:
* Ý tưởng khoa học:
Từ việc N/c đặc điểm nông sinh học trong các điều kiện khác nhau, ý nghĩa các giai đoạn
chăm sóc để thấy được sự thích nghi của các giống Đậu tương mới ở PY -VP. Thông qua
việc N/c đó tôi đề xuất ý tưởng ' Trồng đại trà giống Đậu tương mới đó trên đất PY -VP'
* Luận đề của đề tài:
Chứng minh cây Đậu tương(Đt) sinh trưởng, phát triển tốt trên vùng sinh thái PY -VP.
* Luận cứ:
+ Lý thuyết: Cây Đt sinh trưởng trên đất cát pha, đất mầu cho năng suất cao. Xây dựng quy
trình, kĩ thuật trồng cây Đt để cho năng suất cao.
+ Thực nghiệm: Thực nghiệm trồng trên đất PY -VP. Thu thập thông tin về sự sinh trưởng,
phát triển , năng suất của cây trên hệ sinh thái PY -VP.
+ Các tài liệu về kĩ thuật trồng, chăm sóc bảo vệ cây Đt cũng như các giống Đt hiện đang
được trồng.
+ Các tư liệu về điệu kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai trên hệ sinh thái PY -VP.
* Luận chứng:
+ Qua số liệu thu thập thực nghiệm khả năng sinh trưởng của cây Đt trên đất PY -VP đem so
sánh với những vùng trồng tập trung.
+ Trong quá trình trồng tiếp tục theo dõi khả năng sinh trưởng của cây để hoàn thiện kĩ thuật
trồng.
+ Quan sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Đt đem so sánh với vùng trồng tập trung .
+ Dùng toán học thống kê rút ra các kĩ thuật phù hợp
+ Phỏng vấn người nông dân trong những đợt đi thực địa ở PY -VP.
+ Khi đã thành công tiến hành mở rộng với quy mô trồng đại trà.
Câu 3. Nội dung nghiên cứu này được rút ra từ luận đề, luận cứ hay luận chứng nào?
4
Từ đề tài nghiên cứu " Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương mới
tại vùng sinh thái Phúc Yên -Vĩnh phúc"ta thấy luận đề, luận cứ, luận chứng:
* Luận đề:
' Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của một số giống Đt mới tại vùng sinh thái

PY -VP'
* Luận cứ:
Các loại tài liệu về kĩ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ giống Đt .
Các giống Đt mới hiện đã được các tác giả công bố.
Các tư liệu về điều kiện tự nhiên khí hậu đất đai hệ sinh thái ở PY -VP
* Luận chứng:
+ Quan sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Đt ở từng thời kì và so sánh với vùng trồng
tập trung
+ Đo các số liệu dùng toán thống kê để rút ra các kĩ thuật phù hợp
+ Trao đổi với người nông dân trong các đợt đi thực địa ở PY -VP và hỏi khinh nghiệm kĩ
thuật trồng , chăm sóc, bảo vệ cậy Đt trước đây.
+ Thời gian trồng chăm sóc bảo vệ và sử lý sâu bệnh như thế nào
+ Năng suất thu được bao nhiêu : kg; sào ; kg/ ha
Vậy nội dung ' N/c đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương mới và mối
quan hệ của nó với sự thích nghi,sinh trưởng, năng suất được rút ra từ luận chứng. Vì phải
trải qua quá trình N/c thực tiễn mới rút ra được kết luận về sự thích nghi của của một số
giống đậu tương mới tại vùng sinh thái Phúc Yên -Vĩnh phúc.
5

×