Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tác dụng của phương pháp làm mẫu kêt hợp với tranh ảnh hình vẽ kỹ thuật đối với người học môn thể dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.93 KB, 4 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LÀM MẪU KÊT HỢP VỚI TRANH ẢNH
HÌNH VẼ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC MÔN THỂ DỤC.
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chủ quan:
Trong quá trình học, người học luôn có quan điểm không chú trọng lắm đối
với môn học thể dục nên việc học đôi lúc chưa đạt kết quả cao cho người học. Một
phần cũng do dặc thù của môn thể dục là hoạt động ngoài trời nên do ảnh hưởng
của khí hậu vì vậy đã gặp rất nhiều hạn chế đến việc thực hành của các em dẫn đến
tiếp thu bài và hình thành động tác của học sinh chưa cao. Vì thế để nâng cao nhận
thức của người học ta phải có một phương pháp giảng dạy cho phù hợp với bộ
môn. Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giải quyết vấn đề đó và từng bước
hoàn thiện phương pháp giảng dạy bộ môn được tốt hơn.
2. Ly do khách quan:
Do nhiều tác động, chúng ta không thể làm mẫu được một cách chính xác nên
cần có một dụng cụ để bổ trợ cho động tác đó, như việc làm mẫu trực tiếp kỹ thuật
hoặc gián tiếp kỹ thuật qua tranh ảnh, phim và hình vẽ kỹ thuật. Những điều trên
không phải trường nào cũng đáp ứng được, để bù vào những hạn chế đó, là lý do
tôi chọn đề tài này để nâng cao phương pháp giảng dạy bộ môn thể dục.
Phần II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình giảng dạy để cho học sinh hiểu một vấn đề, một cách chính
xác và toàn diện. Đòi hỏi người giáo viên phải có một cách dạy sao cho phù hợp
với trình độ học vấn và khà năng tiếp thu của học sinh.
Đối với bộ môn thể dục cũng có rất nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng đòi
hỏi người giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp giảng dạy nào cần đảm bảo
tính vừa sức, phù hợp với trình độ vận động của học sinh, các điều kiện cơ sở vật
chất, dụng cụ tập luyện . . . đặc biệt các phương pháp cần có tính giáo dục toàn diện
về: Kỹ thuật, thể lực và phẩm chất đạo đức cho học sinh. Cần có sự liên hệ chặt chẻ
với các giáo viên bộ môn khác để bồi duỡng vốn kiến thức, những hiểu biết có liên
quam tới giáo dục, giảng dạy thể dục thể thao. Khi sử dụng phương pháp giảng dạy


thể dục thể thao cần có sự phối hợp và sữ dụng hiệu quả các phương pháp sư phạm
khác để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
Ví dụ: Đối với học phần đội hình đội ngủ.
Dựa vào kết qủa học tập của người học hơn hai năm qua tôi thấy việc người
học tiếp thu những động tác, nội dung tương đối khó hay rườm rà thì đa số người
học không tiếp thu được toàn bộ kỹ thuật động tác đó. Một phần người học cũng
chưa chịu suy nghỉ hay còn xem nhẹ môn học này nên việc tiếp thu của học sinh
gặp rất nhiều khó khăn là một điều dễ hiểu, nên khi giảng dạy tôi gặp không ít khó
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Quốc Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
khăn vì vậy để tạo được hứng thú tập trung học tập của học sinh tôi đã bố trí thời
gian, lượng vận động phù hợp với trình độ và sức khoẻ của người học và để học
sinh hiểu bài tốt hơn tôi đã sữ dụng phương pháp giảng giải và làm mẫu kết hợp với
tranh ảnh hình vẽ kỹ thuật.
Ví dụ: Khi tôi dạy cho học sinh kỹ thuật chạy 100m cho học sinh.
Đối với phương pháp này đã đem lại cho học sinh một kết quả rất khả quan
đối với động tác khó và rườm rà. Tôi đã áp dụng với rất nhiều nội dung học thì nó
càng chứng tỏ điều này hơn.
Đối với động tác khó thi tôi làm mẫu kết hợp với giảng giải xong tôi đã sử
dụng những hình vẽ kỹ thuật để giải thích thêm cho người học hiểu hơn. Vì vậy học
sinh đã nắm rất vững bài học, đồng thời còn đưa ra những tấm gương tốt, những kết
quả tốt trong hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nước để các em có cái nhìn
đúng hơn về bộ môm này.
Ví dụ: Như đối với động tác nhảy cao “ Giai đoạn trên không” ta không thể
làm mẫu một cách chậm cho học sinh thấy được, vì vậy ta phải dùng hình ảnh kỹ
thuật.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Quốc Trang 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Nhưng đối với các động tác dễ chỉ sử dụng phương pháp giảng giải và làm
mẫu cũng đã giúp học sinh hiểu được toàn bộ kỹ thuật động tác.

Ví dụ: Động tác vươn thở hai tay giang ngang, mắt nhìn thẳng, thân người
thẳng ( Đây là động tác đơn giản nên sử dụng phương pháp này ).
Con có rất nhiều các động tác khác nữa đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự
kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy mới đưa lại hiểu quả cao như: Phưong
pháp phân đoạn, phương pháp sữa chữa động tác sai, phương pháp hoàn chỉnh . . .
Vì có động tác đòi hỏi phải có tính hệ thống liên tục mà chỉ sữ dụng phương pháp
làm mẫu thì không thể nào thể hiện được nên khi giảng dạy cần phải có những hình
vẽ kỹ thuật để bổ trợ cho động tác kỹ thuật đó.
Phần III: KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG
Khi áp dụng phương pháp này đã có tác dụng nhất định đối với người học.
Qua điều tra quá trình học môn nhảy xa đối với khối 9 trong hai năm học 2009 –
2010 và năm học 2010 – 2011. Thì tôi thấy đối với khối 9 năm học 2009 – 2010 khi
tôi giảng dạy không sữ dụng phương pháp làm mẫu và giảng giải kết hợp với tranh
ảnh hình vẽ kỹ thuật chỉ một phần nhỏ hiểu được kỹ thuật động tác. Ngược lại ở
khối 9 năm học 2010 – 2011 khi tôi sử dụng phương pháp nêu trên thi đã thu được
kết rất tốt điều này thể hiện rỏ ở bảng sau:
Năm học
Số
học
sinh
Chất lượng
Ghi
chú
GIỏi Khá Tb
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
2009- 2010 72 10 13.9% 35 48.6% 27 37.5%
2010- 2011 65 17 26.2% 41 63% 7 10.8%
* Nhận xét – Đánh giá:
Bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp làm mẫu
và giảng giải kết hợp với tranh ảnh hình vẽ kỹ thuật đối với người học môn thể dục

theo hướng thích hợp: Từ thực tế trên tôi thấy đã đạt được nhiều bổ ích cho học
sinh trong quá trình học môn thể dục. Đồng thời học sinh dễ dàng thực hiên được
các động tác kỹ thuật đòi hỏi độ chinh xác cao trong các môn như: Chạy, nhảy cao,
nhảy xa . . .
* Kiến nghị:
- Đối với nhà trường:
+ Thư viện trường cần có đủ các tranh ảnh hình vẽ kỹ thuật và dụng cụ học tập
cho các môn nói chung và môn thể dục nói riêng.
+ Tăng cường kiểm tra theo dỏi và đưa ra các phương pháp học phù hợp với
đặc điểm và điều kiện của nhà trường và học sinh cho tốt hơn.
- Đối với phòng sở GD & ĐT:
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Quốc Trang 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tạo điều kiện cho các giáo viên dạy thể dục ở các trường được giao lưu với
nhau để học hỏi trao đổi và nâng cao chuyên môn.
* Bài học kinh nghiệm:
Qua hai năm thực hiên cải tiến sáng kiến kinh nghiệm tôi đã rút ra được nhiều
kinh nghiệm trong dạy học thể dục. Đồng thời cũng giúp tôi có thêm vốn kiến thức,
kinh nghiểm trong giảng dạy, nâng cao chuyên môn. Trên đây là một số sáng kiến
kinh nghiệm của cá nhân đã thực hiện thành công. Nay tôi xin trình bày cải tiến
sáng kiến kinh nghiệm này rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi kinh
nghiệm của các đồng chí giảng dạy bộ môn và ban lãnh đạo, hội đồng khoa học bộ
môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Duyệt của hôi đồng khoa học Khánh An, ngày 20 tháng 03 năm 2011
Trường THCS & THPT Khánh An Giáo viên thực hiện
Nguyễn Quốc
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Quốc Trang 4

×