Lớp 6
Câu 1: Em hãy cho biết khi thực hiện động tác tâng cầu bằng má trong bàn chân
thì vị trí nào của chân tiếp xúc với cầu?
a. Má trong bàn chân.
b. Má ngoài bàn chân.
c. Mu bàn chân.
d. Gót chân.
Câu 2: Động tác nào bổ trợ chính cho kỹ thuật tâng cầu bằng đùi?
a. Chạy bước nhỏ.
b. Chạy gót chạm mông.
c. Chạy đá lăng trước.
d. Chạy nâng cao đùi.
Câu 3: Động tác nào bổ trợ chính cho kỹ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân?
a. Chạy đá lăng trước.
b. Chạy đá má trong.
c. Chạy đá má ngoài.
d. Chạy gót chạm mông.
Câu 4: Tập đá cầu thường xuyên giúp cho cơ thể phát triển tố chất nào?
a. Nhanh.
b. Linh hoạt.
c. Khéo léo.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 5: Đánh giá mức độ thực hiện động tác tâng cầu căn cứ vào yếu tố nào?
a. Thực hiện đúng động tác.
b. Sự linh hoạt, khéo léo của người tập.
c. Số lượng cầu tâng được.
d. Cả 3 phương án trên .
Câu 6: Động tác tâng cầu trở lại cho người đối diện là động tác:
a. Tâng cầu bằng đùi.
b. Tâng cầu bằng má trong bàn chân.
c. Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
Câu 7: Muốn thực hiện động tác chuyền cầu có hiệu quả, người tập cần phải có
những yếu tố cơ bản nào?
a. Tâng cầu tốt.
b. Phán đoán đúng tốc độ và hướng cầu bay đến.
c. Di chuyển linh hoạt, khéo léo.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 8: Trong thi đấu, vận động viên không được phép dùng bộ phận nào của cơ
thể để đá hoặc đỡ cầu?
a. Đầu.
b. Ngực.
c. Đùi.
d. Tay.
Câu 9: Động tác chuyền cầu theo nhóm 2 người bằng má trong bàn chân là:
a. Hướng má trong bàn chân lên cao.
b. Hướng má trong bàn chân về trước.
c. Hướng má trong bàn chân sang trái.
d. Hướng má trong bàn chân sang trái.
Câu 10: Muốn tâng cầu được nhiều trong thời gian quy định, người tập cần phải:
a. Tâng cầu lên cao hơn đầu người.
b. Tâng cầu cao ngang mặt.
c. Tâng cầu ở tầm thấp.
Câu 11: Hãy cho biết động tác được mô tả sau đây là kỹ thuật của động tác nào?
“Đứng chân thuận để sau, hơi co gối chạm đất bằng nửa bàn chân trên, trọng tâm
dồn vào chân trước, tay cùng bên chân thuận cầm cầu, tung nhẹ cầu cao ngang tầm
mặt, mắt nhìn cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Co gối chân thuận dùng đùi tâng cầu
lên cao. Tiếp theo, di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên.”
a. Tâng cầu bằng má trong bàn chân.
b. Tâng cầu bằng đùi.
c. Chuyền cầu bằng má trong bàn chân.
d. Chuyền cầu bằng đùi.
Lớp 7
Câu 1: Em hãy cho biết khi thực hiện động tác tâng cầu bằng mu bàn chân thì vị
trí nào của chân tiếp xúc với cầu?
a. Má trong bàn chân.
b. Má ngoài bàn chân.
c. Mu bàn chân .
Câu 2: Kỹ thuật cơ bản đúng của động tác tâng cầu bằng mu bàn chân là:
a. Dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao.
b. Dùng mu bàn chân tâng cầu ra sau.
c. Dùng mu bàn chân tâng cầu ra trước.
Câu 3: Kỹ thuật cơ bản đúng của động tác phát cầu thấp chân chính diện là:
a. Thân trên hơi xoay người sang bên, chân đá quét ngang từ sau ra trước để mu
bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 20-30cm.
b. Chân đá cầu nâng đùi lên cao, duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân
tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 20-30cm.
c. Chân đá cầu nâng đùi lên cao, duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân
tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 60-70cm.
Câu 4: Sử dụng bước trượt ngang khi nào?
a. Đón cầu của đối phương bay bổng ở phía trước.
b. Đón cầu của đối phương bay cao ở 2 bên thân .
c. Đón cầu của đối phương bay về phía sau.
Câu 5: Sử dụng bước trượt chếch khi nào?
a. Đón cầu của đối phương bay ở phía trước chếch theo một góc nào đó.
b. Đón cầu của đối phương bay ở bên trái.
c. Đón cầu của đối phương bay ở bên phải.
Câu 6: Làm thế nào để chuyền cầu về hướng đối diện bằng mu bàn chân?
a. Hướng mu bàn chân lên cao.
b. Hướng mu bàn chân sang trái.
c. Hướng mu bàn chân ra trước.
d. Hướng mu bàn chân sang phải.
Câu 7: Khi thực hiện động tác phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân,
bàn chân đá cầu ở vị trí nào?
a. Không nâng cao quá đầu gối
b. Nâng cao trên đầu gối.
c. Nâng cao ngang tầm hông.
Câu 8: Tư thế của thân người khi thực hiện động tác phát cầu thấp chân chính diện
bằng mu bàn chân:
a. Thân người hơi ngả ra sau.
b. Thân người hơi khom về trước.
c. Thân người thẳng.
d. Thân người nghiêng sang 1 bên.
Câu 9: Khi kết thúc động tác phát cầu, chân đá cầu:
a. Lăng theo cầu rồi sau đó tiếp đất.
b. Xoay một vòng theo quán tính cơ thể rồi sau đó tiếp đất.
c. Dừng lại đột ngột rồi sau đó tiếp đất.
Câu 10: Kích thước biên dọc và biên ngang của sân thi đấu là bao nhiêu?
a. 11,88m và 6,05m
b. 11,88m và 6,10m.
c. 11,88m và 6,15m.
Câu 11: Chiều cao của mép trên của lưới đá cầu áp dụng đối với thiếu niên là bao
nhiêu?
a. 1,30m.
b. 1,40m.
c. 1,50m.
d. 1,60m
Câu 12: Tập bổ trợ đá vào cầu treo cố định có tác dụng gì?
a. Tạo cảm giác tiếp xúc cầu chính xác.
b. Hình thành động tác cơ bản đúng.
c. Luyện kỹ năng động tác.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 13: Để đưa cầu vào cuộc trong mỗi trận đấu, vận động viên sử dụng động tác
nào?
a. Tâng cầu.
b. Đỡ cầu.
c. Phát cầu.
d. Chuyền cầu.
Câu 14: Lỗi đỡ cầu bằng tay được tính ở vị trí nào:
a. Từ khuỷu tay đến ngón tay.
b. Từ mỏm vai đến ngón tay.
c. Từ mỏm vai đến khuỷ tay.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 15: Em hãy cho biết động tác được mô tả sau đây là kỹ thuật của động tác
nào?
“Đứng chân thuận để sau hơi co gối chạm đất bằng nửa bàn chân trên, trọng tâm
dồn nhiều vào chân trước, tay cùng bên chân thuận cầm cầu. Tung nhẹ cầu cầu lên
cao khoảng ngang tầm mặt, co chân sau nâng đùi lên cao sao cho mu bàn chân
hướng về phía cầu rơi. Khi cầu rơi xuống đến khoảng hợp lý dùng mu bàn chân
tâng cầu lên cao ở độ cao hợp lý để có thể tiếp xúc cầu ở lần sau”.
a. Chuyền cầu bằng mu bàn chân.
b. Phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.
c. Tâng cầu bằng mu bàn chân.
Câu 16: Trong thi đấu, trước khi đá cầu sang sân đối phương, mỗi vận đông viên
được chạm cầu tối đa là bao nhiêu lần? (tính cả quả chắn cầu trên lưới khi phòng
thủ)
a. 2 lần.
b. 3 lần.
c. 4 lần.
Câu 17: Hình vẽ dưới đây mô kỹ thuật của động tác nào?
a. Tâng cầu bằng má trong bàn chân.
b. Chuyền cầu bằng má trong bàn chân.
c. Chuyền cầu bằng mu bàn chân.
d. Phát cầu thấp chân chínhdiện bằng mu bàn chân.
Lớp 8
Câu 1: Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực được sử dụng khi nào?
a. Phòng thủ.
b. Chắn cầu khi tấn công trên lưới.
c. Khống chế cầu ở tầm cao ngang ngực hoặc cao hơn.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 2: Kỹ thuật cơ bản đúng của động tác phát cầu cao chân chính diện là:
a. Thân trên hơi xoay người, chân đá quét ngang từ sau ra trước để mu bàn chân
tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 20-30cm.
b. Thân trên hơi xoay người, chân đá quét ngang từ sau ra trước để mu bàn chân
tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 60-70cm.
c. Chân đá cầu nâng đùi lên cao, duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân
tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 20-30cm.
d. Chân đá cầu nâng đùi lên cao, duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân
tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 60-70cm.
Câu 3: Trọng tâm cơ thể khi thực hiện động tác phát cầu cao chân chính diện bằng
mu bàn chân như thế nào?
a. Trọng tâm ở phía sau.
b. Trọng tâm không nâng lên cao.
c. Trọng tâm nâng lên cao.
d. Trọng tâm lệch sang 1 bên.
Câu 4: Khi nào thì sử dụng động tác đá cầu cao chân chính diện bằng mu bàn
chân?
a. Đón đường cầu ở tầm cao ngang hông trước mặt.
b. Đón đường cầu ở tầm cao ngang hông bên trái.
c. Đón đường cầu ở tầm cao ngang hông bên phải.
Câu 5: Hình vẽ dưới đây mô kỹ thuật của động tác nào?
a. Tâng cầu bằng mu bàn chân.
b. Phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.
c. Đá cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân.
Câu 6: Các trường hợp phát cầu sau, trường hợp nào là phát cầu đúng ?
a. Phát cầu chạm lưới rơi vào khu vực đỡ cầu của đối phương.
b. Phát cầu chạm vào đồng đội hoặc vật cản trước khi rơi xuống sân.
c. Phát cầu qua lưới, đế cầu chạm vào các đường giới hạn của khu vực đỡ cầu
của đội bạn.
d. Cầu phát không qua lưới hoặc chui dưới lưới.
Câu 7: Các trường hợp phát cầu sau, trường hợp nào là lỗi phát cầu ?
a. Phát cầu khi đã có lệnh của trọng tài.
b. Phát cầu qua lưới, rơi vào khu vực đỡ cầu của đối phương hoặc chạm vào
người đối phương.
c. Phát cầu đúng thứ tự thi đấu.
d. Đá không trúng quả cầu khi đã thực hiện động tác lăng chân phát cầu.
Câu 8: Sử dụng di chuyển đơn bước chếch trái, chếch phải khi nào?
a. Đón đường cầu ở xa 2 bên thân.
b. Đón đường cầu ở gần 2 bên thân.
c. Đón đường cầu gần chếch trái, chếch phải.
d. Đón đường cầu xa chếch trái, chếch phải.
Câu 9: Trong thi đấu, khi quan sát thấy đối phương đứng đỡ cầu ở xa lưới, người
phát cầu nên sử dụng chiến thuật nào để đạt hiệu quả nhất?
a. Phát cầu thấp - gần lưới vào khu vực hợp lệ.
b. Phát cầu cao - sâu phía xa lưới vào khu vược hợp lệ.
c. Phát cầu vào đúng vị trí đứng của đối phương.
Câu 10: Tư thế thân người của khi thực hiện động tác phát cầu thấp chân hoặc cao
chân chính diện bằng mu bàn chân như thê nào?
a. Thân trên hơi xoay sang 1 bên.
b. Thân người ngả ra sau.
c. Thân người hơi khom, hướng về phía trước.
Câu 11: Tư thế cơ bản đúng của chân khi thực hiện động tác phát cầu như thế
nào?
a. Duỗi căng chân và bàn chân, hướng mu bàn chân về trước.
b. Thả lỏng cổ chân, hướng mu bàn chân lên trên.
c. Mũi bàn chân cong, hướng về phía cổ chân.
Lớp 9
Câu 1: Tư thế chuẩn bị của động tác phát cầu cao chân nghiêng mình bằng mu
bàn chân là:
a. Trục vai song song với đường biên ngang, hướng mặt thẳng về phía đối
phương.
b. Trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang, mắt quan sát đối
phương.
c. Quay lưng về hướng đối phương.
Câu 2: Tư thế cơ bản đúng của động tác phát cầu cao chân nghiêng mình là:
a. Chân đá cầu nâng đùi lên cao, duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp
xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 60-70cm.
b. Chân đá cầu nâng đùi lên cao, duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp
xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 20-30cm.
c. Thân trên hơi xoay người sang bên, chân đá quét ngang từ sau ra trước để mu
bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân 60-80cm.
Câu 3: Kỹ thuật cơ bản đúng của động tác tung cầu khi thực hiện kỹ thuật phát cầu
cao chân nghiêng mình như thế nào?
a. Thả cầu.
b. Tung cầu thấp ngang tầm hông chếch ra phía trước về phía chân đá.
c. Tung cầu lên cao hơn đầu chếch ra trước về phía chân đá.
Câu 4: Hình vẽ bên mô tả kỹ thuật của động tác nào?
a. Phát cầu cao chân chính diện.
b. Phát cầu thấp chân chính diện.
c. Đá cầu cao chân chính diện.
d. Đá cầu cao chân nghiêng mình
Câu 5: Khi nào thì sử dụng động tác đá cầu cao chân nghiêng mình?
a. Khi cầu bay sang hai bên ở độ cao ngang hông và cách người một tầm chân đá.
b. Khi cầu bay cao ra sau ở độ cao ngang hông và cách người một tầm chân đá.
c. Khi cầu ở tầm cao ngang hông phía trước mặt và cách người một tầm chân đá.
Câu 6: Động tác di chuyển đơn bước ra sau chếch phải, chếch trái được vận động
viên sử dụng khi nào?
a. Đón đường cầu bay gần ở phía 2 bên thân.
b. Đón đường cầu bay gần chếch ở phía trước.
c. Đón đường cầu bay gần chếch phía sau.
d. Đón đường cầu bay ở xa chếch phía sau
Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào được phát cầu lại?
a. Khi trọng tài biên không xác định được điểm rơi của quả cầu và trọng tài
chính không đủ điều kiện để quyết định.
b. Một bộ phận của quả cầu rơi ra.
c. Cầu mắc lưới khi đang thi đấu, ngoại trừ lần chạm cầu cuối cùng.
d. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 8: Cầu phát đi trước khi trọng tài ra lệnh phát cầu thì đội có vận động viên
phát cầu đó xử lý như thế nào?
a. Phát cầu lại (chỉ được phát đến lần 2).
b. Mất điểm.
c. Được điểm.
Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là lỗi phát cầu:
a. Khi vận động viên tung hoặc thả cầu, chưa làm động tác phát cầu (chân đá
chưa rời khỏi mặt sân).
b. Khi vận động viên tung hoặc thả cầu, đá không trúng cầu khi đã thực hiện
động tác lăng chân phát cầu.
c. Khi vận động viên tung hoặc thả cầu, đá trúng cầu nhưng một bộ phận của
cầu bị rơi ra.
Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là phát cầu đúng?
a. Cầu chạm vào lưới trước khi rơi vào khu vực đỡ cầu của đối phương.
b. Cầu chạm vào đồng đội trước khi bay qua lưới sang sân đối phương.
c. Cầu bay qua mép trên của lưới, chạm vào vạch giới hạn trong khu vực đỡ
cầu của đối phương.
d. Chân của vận động viên phát cầu chạm vào vạch ngang giới hạn cuối sân
hoặc các vạch giới hạn khu phát cầu.