Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Một số giải pháp cho sự phát triển ngành than việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.51 KB, 18 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Than là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá của quốc
gia, là nguồn lợi thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia. Đối với Việt Nam,
Than có một vai trị hết sức quan trọng trong việc khai thác, sử dụng và tiến
hành xuất khẩu. Hàng năm, hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt
Nam đã thu về một nguồn lợi lớn cho quốc gia, là một trong những nhóm
ngành có tỷ trọng đóng góp GDP lớn nhất của đất nước. Ngành Than được
coi là ngành công nghiệp hạ tầng của các ngành công nghiệp quan trọng khác
khi mà cung cấp đầu vào cho các ngành về hóa chất, xi măng, điện và phân
bón… Sự phát triển của ngành Than của Việt Nam gắn liền với sự phát triển
của các ngành nghề khác trong tổng thể nền kinh tế.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn tác động của Than đối với sự phát triển kinh tế
của Việt Nam em đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp cho sự phát
triển ngành than Việt Nam”.

1


PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN THAN TẠI VIỆT NAM
1. Than khoáng sản
Than khoáng sản là một trong những tài ngun khống sản trong lịng
đất của quốc gia, cùng với các loại khống sản khác như: Đồng, chì, kẽm,
thiếc…đã tạo thành một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú và
có giá trị của Việt Nam. Than khống sản là một trong những loại nhiên liệu
hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy, các xác cây cối thực vật
được nước và bùn lưu giữ khỏi bị oxi hóa và phân hủy bởi sinh vật mà hình
thành nên Than đá ngày nay. Thành phần chính của Than khống sản là chất
Cacbon, ngồi ra cịn có các chất khác như lưu huỳnh, nên Than có tính năng
là đốt cháy tốt và sinh ra lượng nhiệt lớn, vì vậy Than khống sản là nguồn
ngun liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới.
Hiện nay, lượng Than được khai thác trên thế giới và Việt Nam được sử


dụng trong các ngành năng lượng, phục vụ sản xuất nhà máy nhiệt điện và các
ngành công nghiệp sử dụng chất đốt… Than đang được khai thác từ các mỏ
Than lộ thiên hay các hầm lò nằm sâu dưới lòng đất. Ngày nay, với trình độ
cơng nghệ hiện đại, cơng tác thăm dò và khai thác đã giúp con người phát
hiện ra nhiều tài ngun khống sản có giá trị đồng thời khai thác có hiệu quả
hơn đối với nguồn tài sản quốc gia này. Việt Nam được đánh giá là có nguồn
dự trữ Than đá đáng kể và có giá trị về mặt kinh tế, trong tài nguyên về
khoáng sản thì Than đá là nguồn tài ngun có trữ lượng và hiệu quả kinh tế
lớn nhất.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế thì trữ lượng Than hiện nay trên thế
giới rất lớn, khoảng 910 tỷ tấn, đủ cho sản xuất trong 155 năm với tốc độ như
hiện nay và nếu như khơng có sự đột biến nào thì nhu cầu sử dụng Than trên
thế giới sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2050. Theo các cuộc thăm dò và
khai thác thì Than hiện diện ở khắp nơi trên thế giới và được sử dụng chủ yếu
trong các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, phục vụ các ngành công
nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhưng được sử dụng lớn nhất là
2


trong các nhà máy nhiệt điện, do đó 40% lượng điện được sản xuất trên toàn
cầu là từ các nhà máy nhiệt điện dùng Than.
2. Lịch sử phát triển ngành than tại Việt Nam
Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, trải qua 72
năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3
vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rõ, đánh dấu mốc son chói lói trong
trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải
phóng vùng mỏ góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại
độc lập tự do cho Tổ quốc. Trải qua quá trình hình thành, hoạt động và phát
triển của ngành, dù trong bất kỳ hồn cảnh khó khăn gian khổ nào, người thợ
mỏ Việt Nam vẫn phát huy bản lĩnh sáng tạo và tinh thần đồn kết, dũng

cảm, ln tiên phong đi đầu, tạo nên nhiều chiến công xuất sắc trong chiến
đấu chống giặc ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chặng đường đã đi qua, ngành Than
Việt Nam đã gặp khơng ít những khó khăn và thăng trầm trong lịch sử phát
triển, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới của đất nước và những
năm đầu của thập niên 90, nạn khai thác Than trái phép phát triển tràn lan đã
dẫn đến nhiều hậu quả đối với ngành Than và xã hội, tình trạng tài ngun
mơi trường vùng mỏ Than bị hủy hoại, trật tự xã hội phức tạp, công nhân
thiếu việc làm, ngành Than đã phải cắt giảm sản xuất… với những khó khăn
đó đã đẩy ngành Than của Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng và suy
thoái nghiêm trọng trong một thời gian. Trong giai đoạn trưởng thành và
phát triển từ 1985 đến năm 1994, ngành Than Việt Nam đã có những bước
đầu thành công trong việc khai thác tập trung tại các khu mỏ, việc đầu tư
trang thiết bị, máy móc tại các hầm mỏ nên sản lượng khai thác và tiêu thụ
đã được phản ánh qua kết quả kinh doanh của ngành.
3. Tầm quan trọng của ngành Than Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng Than lớn trên thế
giới, với ước tính có khoảng 4 tỷ tấn Than Antraxit. Với trữ lượng Than phân
3


bố chủ yếu là ở độ sâu dưới 500m trong khi lượng Than ở các mỏ lộ thiên lại
rất nhỏ, khoảng 300 triệu tấn nên gặp khơng ít khó khăn trong việc khai thác.
Hơn nữa, Việt Nam có trữ lượng khoảng 17 tỷ tấn Than nâu thích hợp cho
việc sử dụng trong các ngành công nghiệp nồi hơi, nhưng phần lớn lượng
Than này nằm dưới Đồng bằng châu thổ sông Hồng nên số Than này sẽ rất
khó khăn trong việc khai thác do việc ảnh hưởng đến diện tích đất nông
nghiệp và ảnh hưởng của lượng nước ngầm cao. Than Antraxit nằm chủ yếu ở
vùng mỏ Quảng Ninh còn Than nâu chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông
Hồng. Ngành Than là một bộ phận của nền kinh quốc dân thống nhất, phát

triển của ngành Than phải đặt trong sự phát triển của các ngành liên quan và
đặt trong tổng thể phát triển của nền kinh tế và xã hội. Ngành Than là một
trong những ngành cơng nghiệp mang tính chất hạ tầng và là nguồn cung cấp
đầu vào phục vụ cho nhiều ngành kinh tế khác. Mang tính chất là một ngành
cơng nghiệp hạ tầng nên ngành cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát
triển nội ngành và cả con người, đảm bảo cho ngành Than Việt Nam phát
triển một cách bền vững, chắc chắn và đồng bộ với các ngành nó phục vụ.
Khi nói đến tầm quan trọng của ngành Than, chúng ta cần đánh giá Than
trong các mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng… Về
Kinh tế Việc khai thác Than có một vai trị rất quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của nhiều ngành nói riêng, cụ thể
như: Đảm bảo nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu cho một số ngành trong nền
kinh tế quốc dân như: điện, xi măng, sắt thép, giấy, đạm, vật liệu xây dựng và
chất đốt sinh hoạt… Hàng năm, một lượng Than lớn được cung cấp cho các
ngành công nghiệp luyện kim cũng như phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong sinh
hoạt không ngừng được tăng lên.
Ngành Than đã trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn việc làm
cho người lao động và gián tiếp tạo việc làm cho hàng chục vạn người ở các
ngành kinh tế khác. Theo số liệu tổng kết của ngành Than về số lượng lao
động tham gia hoạt động trong ngành và thu nhập bình quân qua các năm.
4


Ngành Than đã tạo việc làm cho một bộ phận lớn người lao động tại địa
phương hay khắp các vùng miền khác đến tham gia khai thác trong các mỏ
Than hay quản lý. Năm 2002 , lượng lao động tham gia trong ngành Than
mới khoảng hơn 80.000 lao động, nhưng đến năm 2015 thì lượng lao động
của ngành Than đã tăng lên đến 115.000 lao động, với mức thu nhập bình
qn của một lao động khoảng 8,7 triệu đồng/người/tháng. Ngồi ra, nếu tính
mỗi lao động của ngành Than ni thêm 1,5 – 2 người ăn theo thì trong thực

tế việc khai thác Than đã nuôi sống hàng trăm ngàn người. Tạo mới và phát
triển các khu dân cư, hình thành nhiều làng mỏ, phát triển dân số và từ đó
phát triển về nhà ở, trường học, bệnh viện… và các dịch vụ hạ tầng cơ sở hạ
tầng gần các khu mỏ khai thác. Tại các khu vực khai thác mỏ Than sẽ hình
thành các dịch vụ, các ngành nghề sản xuất nhỏ để phục vụ hay cung cấp cho
công nhân, hay đấy chính là việc phát triển của các ngành công nghiệp phụ
trợ, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho một bộ phận người dân. Hình thành
giai cấp cơng nhân mỏ ở Việt Nam và văn hóa người mỏ, nhất là ở Quảng
Ninh. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa… Ở những
vùng xa xôi hẻo lánh, phát triển khai thác mỏ Than là việc làm gia tăng sử
dụng vùng đất xung quanh và giá trị của chúng. Góp phần phân bố lại dân cư
lao động hợp lý hơn, giảm được sức ép gia tăng dân số lên các trung tâm,
thành thị. Tuy nhiên trong việc khai thác Than, đặc biệt là hoạt động khai thác
trong hầm lị ln tiềm ẩn những rủi ro nổ lò, cháy lò, bục nước, sập lún hầm
lò… Hậu quả là người lao động gánh chịu, bên cạnh đấy cũng có nhiều lao
động mắc bệnh nghề nghiệp… đấy cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho ngành
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận lao động của
ngành. Về bảo vệ môi trường Từ khi được thành lập vào năm 1994, Than Việt
Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường vùng mỏ khai thác
theo tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành Than và các vùng
Than. Với phương châm và mục tiêu đặt ra trong công tác bảo vệ mơi trường,
ngành Than đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa trong việc quản lý môi trường
5


và giảm thiểu các ô nhiễm do hoạt động khai thác. Có thể những kết quả trong
cơng tác quản lý môi trường của ngành Than không triệt để hay chưa kiểm
sốt hồn tồn lượng ơ nhiễm của hoạt động khai thác gây ra nhưng những
hành động của ngành đã tạo động lực và bước đi đầu cho những ngành công
nghề khác học tập và làm theo trong công tác bảo vệ mơi trường, khắc phục

sự suy thối của mơi trường sống xung quanh con người. Một số kết quả mà
ngành Than đạt được: Hầu hết các mỏ và các đơn vị sản xuất – kinh doanh đã
lập và được duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, là cơ sở ban đầu cho
việc quan 23 trắc, quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát và
giảm thiểu ô nhiễm. Bên cạnh đấy, các mỏ và các nhà máy sàng tuyển đã,
đang và thực hiện các dự án xây dựng các cơng trình chống bụi, thốt nước,
xử lý nước thải, thực hiện nạo vét sông suối, khôi phục một số hồ nước ở
Quảng Ninh, xây kè đập ở chân bãi thải đất đá của quá trình khai thác và
trồng cây xanh xung quanh các vùng mỏ, thực hiện chương trình phủ xanh đất
trống đồi trọc.

6


PHẦN 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG NGÀNH THAN TRONG NƯỚC
1. Cầu thị trường ngành than trong nước
Sản lượng than tiêu thụ trong nước đã có sự tăng lên đáng kể từ mức 10
triệu tấn năm 2002 lên khoảng 28 triệu tấn năm 2013, trong đó chủ yếu là
than sản xuất trong nước 27,5 triệu tấn (chiếm 98,2%), than nhập khẩu chỉ
khoảng 0,5 triệu tấn (chiếm 1,8%): gồm than mỡ khoảng hơn 100 ngàn tấn
dùng cho luyện kim và than subbitum (than nồi hơi hoặc than năng lượng),
khoảng 400 ngàn tấn dùng cho sản xuất điện ở miền Nam.
Theo dự báo trong Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020,
có xét triển vọng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo
Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg, thì nhu cầu than trong nước thời gian tới sẽ
tăng rất cao. Theo phương án cơ sở cụ thể là:
Đơn vị: triệu tấn
STT
1

1.1
1.2

Hộ tiêu thụ Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025
Tổng số
Các

ngành

khác
Nhiệt điện

Năm 2030

56,2

112,3

145,5

220,3

22,6

29,5

32,8

39,0


33,6

82,8

112,7

181,3

Như vậy, so với mức tiêu thụ năm 2013 đến năm 2015 nhu cầu than
trong nước sẽ tăng gấp 2 lần, đến năm 2020 tăng gấp 4 lần và đến năm 2030
tăng gấp 8 lần.
Nếu dựa theo những số liệu dự báo nhu cầu than trong hai năm trước
đây thì có thể thấy những dự báo trên đây là quá cao. Ví dụ, năm 2012 dự báo
nhu cầu là 32,9 triệu tấn, thực tế chỉ là 25,3 triệu tấn, bằng 76,9%; năm 2013
dự báo nhu cầu là 38,3 triệu tấn, thực tế khoảng 28 triệu tấn, bằng 73,1%.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhu cầu than thực tế giảm so với dự báo
là 2 năm vừa qua do nguồn nước nhiều nên thủy điện huy động tăng lên.
7


Cùng với đó, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nên nhu cầu điện cũng giảm
so với dự báo. Nhưng ngay cả khi nhu cầu than thực tế chỉ bằng khoảng 80%
nhu cầu dự báo thì cũng đã là rất cao. Khi đó nhu cầu than đến năm 2015 sẽ là
45 triệu tấn, tăng so với năm 2013 là 17 triệu tấn (bình quân mỗi năm tăng 8,5
triệu tấn, bằng sản lượng của 4 mỏ hầm lò cỡ lớn) và đến năm 2020 là 90 triệu
tấn, tăng so với năm 2013 là 62 triệu tấn (bình quân mỗi năm tăng 12,4 triệu
tấn, bằng sản lượng của 6 mỏ hầm lị cỡ lớn).
Rõ ràng mức tăng đó là q cao so với tiến độ xây dựng các mỏ than
mới và vấn đề đặt ra là khả năng nâng cao sản lượng than trong nước sẽ như
thế nào trong thời gian tới.

2. Cung Thị trường ngành than trong nước
Thực tế ngành than hiện nay ở trong nước cho thấy thời gian tới nguồn
cung ứng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bởi các lý do:
Thứ nhất, tài nguyên than đã được thăm dị có khả năng huy động vào
khai thác bị suy giảm và mức độ tin cậy thấp. Theo báo cáo của TKV ngày
16/12/2013 về tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển than đã được phê
duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg (Quy hoạch 60) thì tổng trữ lượng
và tài nguyên bể than Đông Bắc và vùng nội địa giảm 1,875 tỷ tấn (giảm
20,8%) so với Quy hoạch 60, do việc cập nhật tài nguyên, trữ lượng theo báo
cáo kết quả giai đoạn 1 đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng than dưới mức 300m, bể than Quảng Ninh” đã được Bộ Tài ngun và Mơi trường phê duyệt
trước đó.
Như vậy, chỉ sau 1 năm phê duyệt Quy hoạch 60, trữ lượng than đã
“bốc hơi” gần 2 tỷ tấn do mức độ tin cậy thấp của số liệu báo cáo thăm dị.
Tính đến 31/12/2013, tổng trữ lượng và tài ngun bể than Đơng Bắc và vùng
nội địa cịn lại là 6,933 tỷ tấn, trong đó phần tài nguyên đạt cấp trữ lượng rất
thấp, chỉ khoảng 30%. Ngoài ra, việc khai thác bể than Đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH) hiện chưa rõ về công nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường, việc khai
8


thác thử nghiệm theo dự kiến cũng bị lùi lại. Hiện chưa rõ sẽ làm ở địa điểm
nào và khi nào bắt đầu.
Thứ hai, khả năng nâng cao sản lượng khai thác bị hạn
chế và giảm so với quy hoạch đã được duyệt. Theo Quy hoạch
60, sản lượng than thương phẩm dự kiến đến năm 2030 (triệu
tấn) như sau:
STT
I

II


 

P/a sản lượng
P/a khơng có than

Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030
57,4

62,3

68,1

65,6

P/a có than Đồng bằng
57,4
sơng hồng

62,8

70,0

75,7

0,5

1,9

10,1


Đồng bằng sơng hồng

- Đồng bằng sơng
hồng

0

Nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định, việc khai thác than ở
Đồng bằng sông hồng trong giai đoạn này là chưa thể thực hiện được. Do vậy,
mức sản lượng tối đa đến năm 2025-2030 theo Quy hoạch 60 có thể đạt chỉ là
khoảng 65 triệu tấn.
Tuy nhiên, theo báo cáo của TKV về tình hình thực hiện Quy hoạch 60
sau khi rà sốt lại tình hình tài nguyên, trữ lượng than thì khả năng tối đa chỉ
đạt sản lượng than thương phẩm khoảng 55 triệu tấn/năm, hụt so với Quy
hoạch 60 khoảng 10 triệu tấn.
Như vậy, so sánh nhu cầu dự báo và khả năng khai thác trong nước cho
thấy từ năm 2015 sẽ thiếu than và đến năm 2020 tối đa chỉ đáp ứng được 50%
nhu cầu, đặc biệt than cho sản xuất điện sẽ thiếu trầm trọng. Ước tính đến
năm 2015 thiếu khoảng 3 triệu tấn và đến năm 2020 ít nhất thiếu hơn 40 triệu
tấn, bằng tổng sản lượng than toàn ngành năm 2013.
Thứ ba, nhu cầu vốn đầu tư tăng cao. Theo tính toán trong Quy hoạch
60, tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2030 là
9


690.875 tỷ đồng, bình quân là 36.362 tỷ đồng mỗi năm, trong đó đầu tư mới
29.797 tỷ đồng và đầu tư duy trì cơng suất là 6.565 tỷ đồng. Nếu khơng tính
đến vốn đầu tư khai thác than ĐBSH thì bình quân mỗi năm cần khoảng hơn
32.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD/năm), riêng đầu tư mới

khoảng 26.000 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của
TKV (bao gồm cả Tổng công ty Đông Bắc) đến năm 2013 chỉ có khoảng
32.000 tỷ đồng, riêng sản xuất than chỉ khoảng hơn 18.000 tỷ đồng.
Theo quy định của Luật Khoáng sản để được cấp phép hoạt động
khoáng sản vốn của chủ sở hữu tối thiểu phải bằng 30% tổng mức đầu tư đối
với hoạt động khai thác và 50% đối với cơng tác thăm dị. Với nhu cầu vốn
đầu tư mới là 26.000 tỷ đồng/năm thì mỗi năm vốn chủ sở hữu phải có ít nhất
khoảng 7-8 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, với tổng vốn chủ sở hữu của sản xuất
than hiện có thì vốn đầu tư từ nguồn khấu hao cơ bản hàng năm chỉ có khoảng
1.800 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 23% mức vốn quy định. Cịn nguồn vốn tích
lũy từ lợi nhuận sau thuế để lại cho doanh nghiệp (tức là quỹ đầu tư phát triển
trích lập từ lợi nhuận sau thuế), nếu có cũng rất hạn hẹp vì hiệu quả sản xuất
than ngày càng giảm do giá bán than giảm, trong khi giá thành tăng cao. Hơn
nữa, theo quy định mới thì quỹ đầu tư phát triển chỉ được trích lập tối đa bằng
30% lợi nhuận sau thuế. Như vậy, nguồn vốn đầu tư cho phát triển than trong
thời gian tới sẽ thiếu trầm trọng so với nhu cầu đầu tư.
Lẽ ra, trong bối cảnh đó phải có chính sách, biện pháp và hình thức
thích hợp để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế thì hiện đang có
biểu hiện của tình trạng cấp phép khai thác than tràn lan, kể cả cho những tổ
chức, cá nhân không đủ năng lực theo quy định. Cần lưu ý rằng, thời điểm
này điều kiện tài ngun khơng cịn thuận lợi để khai thác theo kiểu “bóc
ngắn cắn dài”, tàn phá mơi trường. Mà việc khai thác phải chuyển sang khai
thác lộ thiên xuống sâu dưới mực nước biển với hệ số bóc đất đá thậm chí
trên 15m3/tấn, hoặc phải khai thác hầm lị trong điều kiện có nguy cơ cao về
cháy nổ, bục nước, sập đổ lị... địi hỏi phải có công nghệ hiện đại, thiết bị tiên
10


tiến, đội ngũ cán bộ chuyên gia trình độ cao, công nhân kỹ thuật lành nghề,
giàu kinh nghiệm và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tận thu tài ngun,

an tồn và bảo vệ mơi trường.
Thứ tư, giá thành khai thác tăng cao, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Do phần trữ lượng than có điều kiện khai thác thuận lợi, giá thành
thấp đã cạn kiệt, phải chuyển sang khai thác phần trữ lượng than có điều kiện
khai thác khó khăn, phức tạp, giá thành tăng cao. Ở các mỏ lộ thiên trước đây
có hệ số bóc đất đá bình quân vào khoảng 4-5 m3/tấn than và cung độ vận
chuyển đất đá khoảng 2-3 km, thì nay hệ số bóc đất đá đã tăng lên trên 10
m3/tấn, thậm chí lên đến 15 m3/tấn và cung độ vận chuyển bình quân lên đến
4-5 km. Dự báo trong tương lai sẽ còn tăng hơn nữa.
- Trước đây, tỷ lệ sản lượng khai thác hầm lị chỉ vào khoảng 30-35%
thì nay đã tăng lên trên 50% và sắp tới lên khoảng 70%. Hơn nữa, điều kiện
khai thác hầm lị cũng khó khăn, phức tạp hơn khi xuống sâu có nhiều rủi ro
về nổ khí, bục nước, cháy lị, sập lị... Ngồi ra, phần trữ lượng than có chất
lượng tốt, giá bán cao cạn kiệt dần, trong khi phần trữ lượng than chất lượng
thấp, giá bán thấp tăng cao.
Chính sách thuế, phí của Nhà nước đối với khống sản nói chung và
đối với than nói riêng ngày càng tăng cao làm cho giá thành than tăng cao
gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi
trường, thuế mơn bài, thuế nhà đất…
- Các loại phí bao gồm: phí bảo vệ mơi trường, nước thải, lệ phí cấp
giấy phép thăm dị, lệ phí cấp phép khai thác, hồn trả chi phí điều tra cơ bản
địa chất, ký quỹ cải tạo phục hồi mơi trường. Thêm vào đó là tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản. Đây là một khoản thu mới theo quy định của Luật
Khoáng sản. Theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 quy định
về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khống sản, đối với
than khoản thu này ước tính bằng khoảng 1/3 mức thuế tài nguyên. TKV hàng
năm phải nộp thêm khoản tiền này khoảng trên 1.000 tỷ đồng.
11



Những vấn đề nêu trên không những làm giảm hiệu quả kinh doanh
than, mà còn tác động tiêu cực đến việc khai thác tận thu tài nguyên. Than là
tài nguyên thiên nhiên không tái tạo và hữu hạn, đối với nước ta tài nguyên
than cũng không phải là dồi dào. Do vậy, chính sách của Nhà nước cần phải
khuyến khích tận thu tối đa tài nguyên than để góp phần đáp ứng nhu cầu.
3. Thực trạng về những khó khăn trong ngành than
3.1. Khó khăn về lao động
Theo Hiệp hội Năng lượng, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản
Việt Nam (TKV) hiện có khoảng 140 ngàn lao động, trong đó, Quảng Ninh
có khoảng 110 ngàn người. Nếu tình hình khai thác, sản xuất kinh doanh than
giảm sút thì khả năng, có tới 110 ngàn lao động bị ảnh hưởng, giảm việc làm,
giảm thu nhập. Hệ lụy kéo theo là có tới 460 ngàn người là vợ con, gia đình
họ bị ảnh hưởng. Mặt khác, đáng báo động hơn là số công nhân ngành than bỏ
việc đang gia tăng. Cơ quan này cho hay, năm nay, ngành than đã có tới 1.500
thợ lị bỏ việc.
 

Trước đây, việc tuyển cơng nhân làm thợ lò chủ yếu là ở các tỉnh miền

Bắc như Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương... nhưng hiện nay, TKV
không tuyển được nữa mà phải vào tận vùng sâu, vùng xa và các tỉnh miền
Trung. Chi phí tuyển dụng lao động của ngành than vì thế tăng cao.
  

Có 3 ngun nhân chính dẫn đến tình trạng trên: mơi trường làm việc

độc hại, lương thấp và kinh doanh than sa sút. Ghi nhận sau cuộc khảo sát các
công ty than vùng Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh của TKV từ 13/8 đến
20/9, Hiệp hội cho biết: "Người công nhân lao động ngành than làm việc
trong điều kiện khó khăn cực nhọc nhưng lương bình quân chỉ khoảng 7 triệu

đồng/tháng. Người thợ lị phải ni theo 3-4 người trong gia đình nên họ
khơng thể đủ sống, chứ chưa nói là đãi ngộ, thu hút".
 

Điều kiện lao động của công nhân ngành than, đặc biệt là ở khai thác

hầm lò hết sức khắc nghiệt, tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro đến tính mạng. Do mỏ
than lộ thiên hiện chỉ cịn 40-45%, còn lại, việc khai thác than hầm lò chiếm
12


tỷ lệ trên 50% và sẽ còn tăng hơn nữa. Một số mỏ than như: Mạo Khê, Dương
Huy,..v..v.. có khí Mêtan (CH4), CO2, SO2, Nox... rất độc hại, mà TKV dù
đã triển khai các biện pháp hạn chế chất độc hại nhưng khó có thể đảm bảo
triệt để được. "Vì thế, nhiều công nhân than làm việc một thời gian đã bỏ đi,
gây ra tình trạng ln ln thiếu cơng nhân hầm lò. Đây là một báo động hết
sức lo lắng", cơ quan Hiệp hội nhấn mạnh.
 

3.2. Khó khăn về vốn 
Bên cạnh những khó khăn về lao động trên, Hiệp hội Năng lượng cịn

đưa ra các cảnh báo về tình trạng thiếu vốn trầm trọng của ngành than.
Theo phân tích của cơ quan này, đến năm 2015,  ngành than phải đạt
sản lượng khai thác 55 triệu tấn than sạch (tương đương với 58 - 60 triệu tấn
than nguyên khai) để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế.
 

Như vậy, trong vòng 3 năm tới, TKV phải khai thác được thêm 20 triệu


tấn than nguyên khai nữa. Sản lượng này đồng nghĩa với việc TKV phải xây
dựng tối thiểu là 10 mỏ mới với công suất từ 2 triệu đến 2,5 triệu/năm, nằm
trong tổng số 28 mỏ mới mà Chính phủ đã giao. Tuy nhiên, kế hoạch này khó
đạt bởi nhiều yếu tố:
 

Thứ nhất, thời gian xây dựng một mỏ hầm lị mới với cơng suất trên sẽ

phải mất từ 6 -7 năm. Trung bình, vốn đầu tư  mỗi mỏ khoảng 300-350 triệu
USD. Như vậy, số tiền cần cho trước mắt để xây dựng được 10 mỏ mới là 3,5
tỷ USD. Và nếu xây hết cả 28 mỏ mới như Chính phủ giao và mở rộng 61 mỏ
cũ, TKV sẽ cần lượng vốn đầu tư tới hàng chục tỷ USD.
 

Trong khi đó, vốn là bài tốn hóc búa nhất trong bối cảnh kinh doanh

than hiện nay. Theo Hiệp hội Năng lượng, thiếu vốn đầu tiên là do giá than
bán cho điện rất thấp, dưới giá thành. Về điểm này, TKV từng cho biết, sau
khi tăng giá than, tập đoàn vẫn phải bù lỗ giá than bán cho điện tới hơn 7.000
tỷ đồng trong năm 2012.

13


 

Thứ hai, sản lượng và giá bán than xuất khẩu giảm. Năm 2012, giá xuất

khẩu than đã giảm từ 24- 36% tùy loại. Tiêu thụ than cả năm nay sẽ giảm 5
triệu tấn so với kế hoạch.

 

Thứ ba, hàng loạt chi phí đầu vào của TKV ngày càng tăng cao, với các

gánh nặng thuế, phí rất lớn.
Vì vậy, ngành than khơng có lãi và khơng đủ điều kiện để thực hiện
chủ trương đầu tư phát triển nêu trên. "Nếu không có những đột phá mới về cơ
chế chính sách của Nhà nước, Chính phủ thì hậu quả đến năm 2015, năm
2020, sẽ không đủ than cung cấp cho hàng chục nhà máy nhiệt điện chạy than
với tổng công suất là 36.000MW trong Quy hoạch Điện VII, chưa nói tới
khơng đủ than phục vụ cho các ngành kinh tế khác".
4. Một số giải pháp cho thị trường ngành than trong nước
- Tạo lập thị trường than cạnh tranh, công khai, minh bạch.
- Đảm bảo sản lượng than khai thác trong nước bằng việc đẩy mạnh
cơng tác thăm dị nâng cấp tài ngun với mức độ tin cậy cao để đảm bảo
đủ trữ lượng than đưa vào khai thác.
- Phát huy tối đa lợi thế khai thác lộ thiên với công suất lớn, năng suất
và hệ số thu hồi than cao, an toàn, áp dụng các thiết bị công nghệ đồng bộ
công suất lớn và hình thức vận tải liên tục.
- Nghiên cứu tìm kiếm cơng nghệ khai thác hầm lị thích hợp trên cơ sở
áp dụng cơ giới hóa đến mức cao nhất có sự hợp tác với các đối tác nước
ngồi có năng lực về công nghệ, chế tạo thiết bị và tài chính theo hướng
từng bước nội địa hóa khâu chế tạo thiết bị phục vụ cơ giới hóa.
- Cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an tồn lao động và có chính
sách thích đáng thu hút cơng nhân hầm lị như: chính sách tiền lương, bảo
hiểm, chăm sóc sức khỏe, điều kiện đi lại, sinh hoạt văn hóa thể thao, hỗ trợ
nhà ở.
- Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý để tạo vốn đầu tư phát triển
than và khuyến khích khai thác tận thu tối đa tài nguyên than. Cụ thể, giảm
14



mức vốn đối ứng của chủ đầu tư từ 30% xuống 15%, 20% và 25% tổng
mức đầu tư tùy theo quy mơ vốn của từng dự án.
- Do than antraxit có giá trị cao cho nên cần cho phép duy trì xuất khẩu
ở mức hợp lý các loại than mà nhu cầu trong nước chưa sử dụng hết để có
ngoại tệ nhập thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất than cũng như nhập khẩu
than nồi hơi có giá rẻ hơn để sản xuất điện.
- Nhà nước bảo lãnh hoặc có chính sách thích hợp hỗ trợ ngành than
vay vốn từ các nguồn trong nước, huy động vốn trên thị trường quốc tế để
đầu tư phát triển khai thác than, đặc biệt là các dự án khai thác than ĐBSH.
- Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo hình thức BO
đối với các cơng trình, hạng mục cơng trình phục vụ dây chuyền chính khai
thác than như băng tải chở than, đất đá, ô tô chở đất đá, nhà máy tuyển
than..., các tập đoàn, DNNN chủ yếu chỉ nắm quyền chỉ huy, điều hành và
nắm đầu ra thông qua nắm quyền chủ mỏ hoặc các khâu then chốt.
- Chính phủ chỉ đạo Bộ Cơng Thương xây dựng chính sách sử dụng
than hợp lý, nhất là về chủng loại và chất lượng phù hợp cho các hộ sử
dụng than: điện, xi măng, phân bón…và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhà
máy nhiệt điện sử dụng than trong nước ở phía Bắc, các hộ sử dụng than
nhập khẩu ở phía Nam.
- Nghiên cứu chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo
nhằm giảm áp lực vào nhiên liệu hóa thạch; tiến tới hạn chế các nhà máy
điện dùng than để chuyển sang sử dụng dạng năng lượng khác nhằm giảm
nhập khẩu than.
- Có chính sách giảm sử dụng than của các hộ khác để dành than cho
điện như hạn chế sử dụng vật liệu nung, khuyến khích sử dụng vật liệu
khơng nung trong các dự án xây dựng cơng trình; khuyến khích sử dụng
các nguồn năng lượng khác phục vụ nhu cầu chất đốt sinh hoạt, sấy nông
sản thực phẩm…

15


- Chính phủ chỉ đạo Bộ Cơng Thương xây dựng và tổ chức thực hiện
Chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài để khai thác than đưa
về phục vụ trong nước. Đồng thời, có các giải pháp về cơ chế chính sách
tạo điều kiện cho các tập đồn kinh tế nhà nước cũng như các doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế khác đầu tư ra nước ngoài khai thác mỏ, nhất là
chính sách bảo lãnh mua quyền khai thác mỏ.
Trên cơ sở Chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai
thác than được duyệt, đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và năng
lực vận chuyển phục vụ nhập khẩu than.

16


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Với vai trò trụ cột của cả nền kinh tế trong nhiều năm qua, ngành than
vẫn có được những tích lũy để tái đầu tư, tái cơ cấu hoạt động để nâng cao
năng lực sản xuất. Nhìn tổng thế có thể thấy ngành than sẽ có nhiều khó khăn
trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần có những giải pháp mang tính đồng bộ
như:
 

- Trước hết giá than phải bán theo giá thị trường. Mặt khác, ngành than

phải tìm mọi cách tăng cường hàm lượng xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ lượng
than có nhiệt lượng thấp và đầu tư cơ giới hóa đẩy mạnh năng suất, người lao
động hầm lò được quan tâm, chăm lo hơn nữa. Về phía nhà nước, Chính phủ
cũng cần hỗ trợ bằng nhiều cách như phát hành trái phiếu, vốn ODA hoặc các

nguồn vốn khác để ngành than đầu tư xây dựng các mỏ than mới, mở rộng
các mỏ than cũ, phát triển các nhà máy nhiệt điện mà Chính phủ giao cho
trong tổng sơ đồ điện VII đến năm 2020 là than phải đáp ứng 65 triệu tấn.
Ngồi ra, Chính phủ cùng các bộ, ngành cho phép giảm các loại thuế, phí.
Đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cấp
đầy đủ giấy phép theo chủ trương của Chính phủ để ngành than triển khai, mở
rộng, thăm dò khai thác…
- Ngành than đã vận động toàn thể người lao động phát huy tinh thần
“Kỷ luật và đồng tâm” cùng nhau vượt khó được đơng đảo cán bộ, công nhân
viên hưởng ứng và đồng thuận. Đồng thời, Tập đồn than khống sản Việt
Nam đồng loạt triển khai nhiều giải pháp điều hành linh hoạt để sản xuất phù
hợp với tiêu thụ. Tại các đơn vị đã triển khai giảm bóc đất đá, thực hiện các
giải pháp giảm ngày làm việc, bố trí làm việc luân phiên, giải quyết cho người
lao động nghỉ phép, giảm và dừng hẳn thuê ngoài.
- Ngành than đã triển khai nhiều giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất,
tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, vật tư, động lực… nhằm tối đa đảm bảo thu
nhập cho người lao động. Về tiết kiệm điện năng, Vinacomin áp dụng các giải
pháp để giảm các tổn hao kỹ thuật trong khâu phân phối và cung cấp điện
17


năng như đưa điện áp truyền tải cao đến gần hơn các cực phụ tải; thiết bị tự
động điều chỉnh điện áp dưới tải, các biến áp tự chỉnh áp; hạn chế vận hành
các trạm bơm nước vào giờ cao điểm, ưu tiên vận hành bơm nước vào giờ
thấp điểm; thay động cơ khơng đồng bộ có tải thấp bằng động cơ có cơng suất
bé hơn; lắp đặt biến tần, khởi động mềm cho các động cơ điện…

18




×