Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đề cương kiểm toán hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.75 KB, 76 trang )

TUẤN HÙNG

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG I : KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN................4
I.Khái niệm về kiểm toán hoạt động:.................................................................................4
2, Đặc điểm của chức năng kiểm toán................................................................................5
3, Mục tiêu của kiểm toán hoạt động.................................................................................5
Chương II :............................................................................................................................. 8
Chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động.............................................................8
i. Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động................................8
II. Chuẩn mực kiểm toán hoạt động:..................................................................................9
1. Nguyên tắc chung trong việc cụ thể hóa và áp dụng chuẩn mực chung:........................9
2. Chuẩn mực chung về kiểm toán viên trong kiểm toán hoạt động.................................10
3. Chuẩn mực thực hành..................................................................................................11
4. Chuẩn mực báo cáo:.....................................................................................................12
III. Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động được kiểm toán:...................................................14
1. Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động với việc hình thành hệ thống tiêu chí:....................14
2. u cầu của hệ thống tiêu chí cho kiểm tốn hoạt động:.............................................14
3. Kết cầu của hệ thống tiêu chí cho kiểm tốn hoạt động:..............................................15
Chương iii : tổ chức kiểm toán hoạt động............................................................................17
I. Đặc điểm chung của tổ chức kthđ.................................................................................17
1. Xét trên góc độ một phân hệ độc lập............................................................................17
II.Đặc điểm quy trình kito................................................................................................18
1.Đặc điểm chung của quy trình kthd...............................................................................18
2.Đặc điểm gd lập kế hoạch kt trong kthd........................................................................19
3.Đặc điểm của giai đoạn thực hiện kt hd........................................................................21
4.dd của giai đoạn tổng hợp và báo cáo............................................................................23
5.dd của giai đoạn theo dõi thực hiện kt và kiến nghị kt..................................................24
Chương 4:Kiểm tốn hoạt đơng quản lý và sử dụng nhân lực..............................................24
I. Hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực với kiểm toán.................................................24
1.Các chức năng và các vấn đề đặt ra đối với phòng tổ chức nhân sự, bao gồm:.............24


2. Phát triển DN...............................................................................................................27
II.Tiêu chí đánh giá hđộng quản ly và sử dụng nhân lực..................................................27
1.Đối với phòng nhân sự..................................................................................................27
2. Tiêu chí đánh giá hoạt động đối với phát triển doanh nghiệp.......................................29
III, Các kỹ thuật thu thập và các phương pháp phân tích dữ liệu:....................................31
1 Các kỹ thuật thu thập dữ liệu:........................................................................................31
2. Phân tích dữ liệu........................................................................................................... 33
IV, Quy trình kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực.....................................33
1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:......................................................................................33
2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán:....................................................................................35

1


TUẤN HÙNG
3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán:.......................................................................................35
V, Một số ví sụ minh hoạ về phát hiện và khuyến nghị kiểm toán hoạt động quản lý và sử
dụng nhân lực:.................................................................................................................. 36
CHƯƠNG V : KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG.................................................36
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VỚI KTHĐ........................36
1. Mục tiêu....................................................................................................................... 36
2. Quá trình tác nghiệp của hoạt động cung ứng..............................................................36
3. Đặc điểm của hoạt động cung ứng...............................................................................36
II. ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG TRONG QUAN HỆ
ĐÁNH GIÁ VƠi HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU NĂNG QUẢN LÍ...................37
1. Đánh giá tổ chức hoạt động cung ứng..........................................................................37
2. Đánh giá quản trị tác nghiệp hoạt đọng cung ứng........................................................38
3. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ hoạt đông cug ứng......................40
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU NĂNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG.................................................................................................................... 41

Chương 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất.............................................................................43
I, Đặc điểm hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới kiểm tóan................................................43
1, Bản chất và vai trò của hoạt động sản xuất..................................................................43
2, Chu kỳ của sản xuất với vấn đề kiểm tóan...................................................................43
II, Nội dung kiểm toán hoạt động sản xuất:......................................................................45
1, Đánh giá tổ chức hoạt động sản xuất:...........................................................................45
2, Đánh giá hiệu qủa và hiệu năng hoạt động sản xuất:....................................................47
Chương 7: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG MARKETING.....................................................49
I. Tầm quan trọng, mục tiêu và đặc điểm chung của một cuộc kiểm toán hoạt động mar.
......................................................................................................................................... 49
1. Tầm quan trọng của kiểm toán hoạt động mar.............................................................49
2.Mục tiêu của kiểm tốn hoạt động marketing................................................................50
3.Đặc tính chung và khái niệm.........................................................................................50
II.Bản chất và chức năng của hoạt động mar ảnh hưởng tới kiểm tốn............................51
1.Tầm quan trọng của mar................................................................................................51
III/ Quy trình và nội dung kiểm tốn hoạt động mar;.......................................................52
1. Quy trình kiểm toán hoạt động mar:.............................................................................52
2. Nội dung của cuộc kiểm toán mar:...............................................................................53
Chương 8:Kiểm toán các hoạt động thu chi và thanh toán...................................................60
I/Kiểm toán hoạt động thu chi tiền mặt............................................................................60
1/Đặc điểm của hoạt động thu chi tiền mặt tới kiểm toán họat động................................60
2/Đánh giá chung hoạt động thu chi qua kiểm tóan tiền mặt tồn quỹ...............................60
3/Kiểm tốn hoạt động thu tiền mặt.................................................................................61
4/ Kiểm toán hoạt động chi tiền mặt................................................................................62
II/ Kiểm toán hoạt động thanh toán..................................................................................63

2


TUẤN HÙNG

1/Kiểm toán hoạt động thanh toán các khoản phải thu.....................................................63
2. Kiểm toán hoat động thanh toán các khoản phải trả.....................................................66
III. xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động thu-chi và thanh tốn.......................................68
CHƯƠNG 9 : KIỂM TỐN HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN..................................................69
I. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KIỂM TỐN................................................................................................................... 69
II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THƠNG TIN....................................................70
1, tiêu chí đánh giá phát triển hệ thống.............................................................................70
2, tiêu chí đánh giá việc áp dụng hệ thống thơng tin........................................................71
III. KĨ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN..........................................72
IV. QUI TRÌNH KIỂM TỐN HỆ THỐNG THƠNG TIN.............................................72
1, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán........................................................................................72
2, giai đoạn thực hiện kiểm toán......................................................................................74
3, Giai đoạn kết thúc kiểm toán........................................................................................75

3


TUẤN HÙNG
CHƯƠNG I : KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG KIỂM TỐN
I.Khái niệm về kiểm tốn hoạt động:
Theo phạm vi hẹp : kiểm tra tác nghiệp - một bộ phận của việc kiểm tra nội bộ có liên
quan đến thành tựu phi tài chính cũng như tài chính và việc đánh giá hiệu quả và khả năng
sinh lời của một doanh nghiệp. Mục tiêu của kiểm tra tác nghiệp là tối thiểu hóa tình trạng
lãng phí, đảm bảo và cải tiến chất lượng những thông tin khả dụng để quản lí doanh nghiệp
và xem lại các mơ hình và kĩ thuật ra quyết định.
Từ điển thuật ngữ tài chính ứng dụng : KTHĐ là quá trình kiểm tra đánh giá hiệu lực,
hiệu quả của các hoạt động, các giải pháp kĩ thuật, các phương án sản xuât, các qui chế quản
lí … đã hoặc đang được áp dụng tại một đơn vị. mục đích của KTHĐ là đánh giá khách
quan chuẩn xác thực trạng và đề xuất các giải pháp cần thiết, hợp lí nhằm cải thiện tình

hình.
Về nghĩa từ có thể hiểu KTHĐ trên các khía cạnh chủ yếu sau
Thứ nhất : KTHĐ cũng là 1 loại hình kiểm tốn nên cũng có chức năng xác minh và
bày tỏ ý kiến của kiểm tốn nói chung. Tuy nhiên chức năng này cũng được cụ thể hóa theo
hướng thẩm định và đề xuất hay tổng quát hơn là đánh giá.
Thứ hai : đối tượng của KTHĐ là những hoạt động cụ thể
Các hoạt động với đặc điểm về quan hệ chủ thể- khách thể tương ứng như sau

Lĩnh vực công : bao gồm các hoạt động huy động quản lí và sử dụng ngân sách NN
cùng các TS cơng khác. KTNN thực hiện

Lĩnh vực tư : chủ yếu các hoạt động kinh doanh của DN. KTNB thực hiện
Thứ ba : mục tiêu là cải thiện tình hình hay chi tiết hơn là tối đa hóa hiệu quả tồn
dụng hóa thơng tin và tối ưu hóa các mơ hình và kĩ thuật ra quyết định. KTHĐ thực hiện
chức năng đánh giá các mặt hiệu lực của quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt động và hiệu năng
quản lí.
Thứ tư : tính chất mang tính nội bộ
KTHĐ bao gồm 3 loại kiểm tốn cụ thể sau:

Đánh giá hiệu lực của thơng tin và quản lí các nghiệp vụ tài chính ( đánh giá hiệu
lực thông tin và quản trị nội bộ)
Nhận định xí nghiệp về hiệu quả và thành tích các hệ thống thông tin, về tổ chức thiết
lập cho hoạt động của xí nghiệp và về các phương pháp điều hành. Không phải nhận định
kết quả mà nhận định quy trình và phương pháp đã vận dụng để đạt được kết quả. Được gọi
là “ kiểm sốt các cơng việc ks nội bộ”

Kiểm tốn quản lí : nhận định xí nghiệp về kết quả
Đưa ra nhận định về điều kiện kinh doanh và những quyết định quản lí ( các
nguồn lực có được sử dụng tối ưu k?) và như vậy chủ yếu là nhận định về hiệu
quả quản lí.


Kiểm toán chiến lược:

4


TUẤN HÙNG
Nhận định về bên trong xí nghiệp nếu dự án kinh tế lập ra ban đầu luôn luôn
được chủ động đặc biệt nếu ở cấp những người điều hành các lựa chọn phát
triển đều tương xứng và các quyết định đều hợp thời.
KẾT LUẬN: + KTHĐ là loại hình kiểm toán hướng vào đánh giá hiệu lực của hệ thống
thông tin và quản trị nội bộ hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lí các hoạt động đã
và đang diễn ra trong một tổ chức cơ quan
+ KTHĐ có thể có các yếu tố của kiểm tốn thơng tin và kiểm tốn tn thủ
+ Do có đối tượng là những hđ cụ thể về qtrinh xử lý thông tin và qtri nội bộ , về hiệu quả
hđ và về hiệu năng qlí -> nên quản lý KSHĐ chủ yếu do Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán nhà
nước thực hiện
+ Các mục tiêu cơ bản của KTHĐ:
 Kiểm toán hiệu lực của hệ thống thông tin & quản trị nội bộ.
 Kiểm toán hiệu quả hđ : gọi tắt kiểm toán hiệu quả
 Kiểm toán hiệu năng quản lý ( kiểm toán hiệu năng)-> kiểm toán chú ý cả trong
hiện tại và tương lai
+ KTHĐ khác KTTC cả đối tượng ktoan lẫn chức năng Ktoán
2, Đặc điểm của chức năng kiểm toán
Chức năng : Kiểm tra đánh giá hay thẩm tra đánh giá.

Nội dung Thẩm định, đánh giá bao gồm:
Mơ tả lí giải sự vắng mặt (tần suất mức độ…)của đặc tính cần đánh giá
Thể hiện qua lưu kí hoặc lưu đồ/
Trắc nghiệm ngiệp vụ được sử dụng phổ biến: TN đạt y/c và TN độ tin cậy

Đo lường mức độ tồn tại cụ thể của một vật một hiện tượng làm cơ sở cho kết luận về
mức độ đạt được. Với các thuộc tính có thể lượng hóa đc ,tiêu chuẩn(t/c) này pải là
trị số của 1 chỉ tiêu cụ thể. Với những thuộc tính khơng thể lượng hóa đc, t/c này là 1
Quy tắc cụ thể. Đo lường trg chức năng của KTHĐ như là 1 qt ứng dụng các pp đối
chiếu trên cơ sở lượng hóa or quy tắc hóa vận động của sự vật or hiện tượng cần
đánh giá.
Nhận xét về tính hợp lí tính hiệu quả tính khả thi của một dự án.
Đây là qtrinh hình thành ý kiến đánh giá về mức độ đạt được và kiến nghị các giải
pháp cải tiến các trình tự và các pp tổ chức để nâng cao hiệu lực quản trị nội bộ ,
hiệu quả hđ và hiệu năng quản lý.
Phân tích sốt xét kết hợp với trắc nghiệm tần suát để đánh giá chất lượng của
các trình tự , các pp điều hành cùng các pp tổng hợp khác để thực hiện chức
năng này.
3, Mục tiêu của kiểm toán hoạt động

Soát xét và nhận định hiệu lực của kiểm soát quản trị nội bộ:
Trong KTHĐ hiệu lực cần được xem xét trên cả 2 mặt tác động sức mạnh tạo nên 1 kết quả;
hiệu lực việc có giá trị điều tiết ,chi phối. Cụ thể:

5


TUẤN HÙNG
+ “ Nhận định xí nghiệp về hiệu quả và thành tích của các hệ thống
thơng tin và tổ chức đc thiết lập cho hđ của xí nghiệp và về các pp điều hành.
+ “ Nhận định này sẽ đi đến ý kiến về chất lượng của công cụ và những đề
xuất về các trình tự , đường truyền , chu trình ... nhằm nâng cao hiệu quả và độ
tương xứng của tổ chức và các pp điều hành.”

Xem xét và đánh giá hiệu quả hoạt động

Hiệu quả thường được hiểu là mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm
với đầu ra hàng hóa và dịch vụ
Mối tương quan này có thể được đo lường
+ Theo hiện vật được gọi là hiệu quả kĩ thuật
+ Theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế
Khái niệm hiệu quả được dùng làm 1tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị
trường phân phối tốt như thế nào
Gắn liền với khái niệm hiệu quả là khái niệm tiết kiệm hay tíh kinh tế. với ý nghĩa thông
thường tiết kiệm là việc để dành chưa dùng đến tiền của trong lúc này
Như vậy nhận định hiệu quả và tiết kiệm trong kiểm toán hoạt động là nhận định về sức sản
xuất và sức sinh lời của các nguồn lực mà qua việc tìm hiểu xem xét những điều kiện hoạt
động và những quyết định cùng việc tổ chức mua sắm sử đụng huy động các nguồn lực
trong quan hệ đầu ra với những hoạt động đó

Nghiên cứu và đánh giá hiệu năng quản lí
Hiệu năng thường được đòng nghĩa với hiệu quả và kết quả của hiệu lực
Trong KTHĐ hiệu năng là một khái niệm độc lập ứng dụng trong các mục tiêu cụ thể có thể
đo lường và nhận định cải tiến
Theo đó khái niệm hiệu năng chỉ rõ mối quan hệ giữa nguồn lực với kết quả giữa mức độ
thực hiện với mức độ dự kiến của các mục tiêu (trong hiện tại và trong tương lai) qua tác
động của đầu ra trên 2 phương diện
 Mức đảm bảo các nguồn lực cả trong hiện tại và trong tương lai so với yêu cầu của
các mục tiêu đã đặt ra
 Mức phù hợp giữa các kết quả cả trong hiện tại vầ trong tương lai so với các mục tiêu
đã đặt ra
Với nội dung trên kiểm tốn hiệu năng cịn được đồng nghĩa với kiểm toán chiến lược

Mối quan hệ giữa các mục tiêu
Như vầy giữa đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ với đánh giá hiệu quả hoạt động và đánh giá
hiệu năng quản lí có mối quan hệ hữu cơ trong 1 cuộc KTHĐ. Trong mối quan hệ đó đánh

giá hiệu lực quản trị nội bộ vừa là 1 mục tiêu vừa là tiền đề cho đánh giá hiệu quả hoạt động
và đánh giá hiệu năng quản lí
Ba mục tiêu nói trên của KTHĐ có tính độc lập tương đối song giữa chúng có mối liên hệ
rất chặt chẽ trong nghiên cứu đánh giá một hoạt động cụ thể

Khác biệt về đánh giá KSNb trong KTHĐ và KTTC
6


TUẤN HÙNG
Chỉ tiêu
Mục tiêu

Phạm vi
khảo sát
Đối tượng
đánh giá
hệ thống
KSNB
Trình tự
đánh giá
Hướng kết
luận

KT tài chính
Đánh giá hệ thống ksNB là nghiên
cứu sự hiện diện và hđ của quy chế
ks với các yếu tố cấu thành hệ thống
KSNB để đánh giái trọng yếu và rủi
ro , xay dựng kế hoạch và lựa chọn

thủ tục kiểm tốn
Quan tâm tới diện rộng( tồn bộ hệ
thống KSNB của khách thể kiếm
tốn)
Quan tâm tới tồn bộ hđ tài chính
trong quan hệ với các quy chế kiếm
sốt nội bộ

Kt hoạt động
ĐI sâu và tính chất thường xuyên của
các nghiệp vụ tạo nên các quy trình cùng
các cách thức đã vad đang áp dụng để
tạo ra hiệu lực của kiếm soát > Đánh giá
hệ thống KSNB là mục tiêu
Tập trung chú ý tới các nghiệp vụ xảy ra
trong bộ phận được lựa chọn ktoan
Quan tâm tới nguồn lực đã cso và cần có
để đảm bảo hiệu quả của hđ, của Thông
tin và của quản lý

Thường bắt đầu từ kết quả để lựa Xem xét tuần tự diễn biến của các
chọn thử nghiệm áp dụng
nghiệp vụ
Quan tâm tới tính hữu hiệu của hệ Hướng tới hiệu lực cụ thể của các quy
thống kiếm soát đối với độ tin cậy trình và phương pháp kiếm sốt
của thơng tin

Kiểm tốn hoạt động với kiểm tốn tài chính
Chỉ tiêu
Mục tiêu

tổng qt
Đối tượng
cụ thể
Pp kiểm
tốn

KT tài chính
Chất lượng thơng tin ( độ tin cậy, hợp
lý, hợp pháp
Các bảng khai tài chính đã hồn thành
PP chứng từ và ngồi chứng từ để hình
thành các trắc nghiệm , thử nghiệm ,
thủ tục kiếm toán về chất lượng ( độ tin
cậy ,hợp lý, hợp pháp )của thông tin

Phạm vi Chủ yếu là các yếu tố liên quan tới chất
kiểm sát
lượng thông tin tài hcisnh đã qua trong
tồn bộ khách thể kiểm tốn
Đối tượng Tất cả những ng quan tâm( chủ sở hữu ,
sd kết quả cơ quan nhà nước )

7

Kt hoạt động
Hiệu lực quản trị nội bộ, hiệu quả hđ,
hiệu năng quản lý
Các hoạt đông cụ thể về tài chính và
phi tài chính đã và đang đc thực hiện
Vận dụng tổng hợp cá pp kiểm toán

kết hợp pp thống kê , dự báo ... để
hình thành các trắc nghiệm ( kể cả
trắc nghiệm tần suất) , đo lường ,
phân tích
Tồn bộ hoạt động đang đc thực hiện
trong phạm vi đc kiểm soát trên cơ sở
chọn mẫu điển hình or trọng điểm
Chủ yếu cho nhà quản lý trong đơn vị


TUẤN HÙNG
Chương II :
Chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động
i. Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động
- Chuẩn mực kiểm toán là một hệ thống pháp lý làm thước đo và điều tiết kiểt toán
trong quan hệ với các hoạt động khác.
- Đặc biệt với đối tượng cụ thể của kiểm toán hoạt động rất đa dạng nên chuẩn mực
kiểm toán hoạt động không thể xây dụng chung làm cơ sở cho mọi cuộc kiểm toán
hoạt động.
- Các chuẩn mực để so sánh đánh giá kiểm toán hoạt động thường mang nhiều yếu tố
chủ quan, bao gồm nhiều thông tin không tài chính nên khơng có một chuẩn mực
chung thích hợp với mọi cuộc kiểm toán hoạt động.
- Kiểm toán hoạt động cần có những chuẩn mực định hướng chung cho những cuộc
kiểm toán riêng biệt. do vậy, những chuẩn mực này cần có hai phần:
o Thứ nhất: phần chung co mọi cuộc kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực
chung được chấp nhận phổ biến hoặc những cụ thể hóa của các bộ máy kiểm
toán ( kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ).
o Thứ hai: phần đặc thù cho từng loại hoạt động theo quy định có liên quan đến
hoạt động được kiểm toán.
- Cùng với chuẩn mực ( standard) cần có để hướng dẫn hành vi và đo lường chất lượng

hoạt động của chủ thể kiểm toán.
- Kiểm toán hoạt động cũng cần những thước đo cho việc đánh giá mỗi trình tự, mỗi
phương pháp điều hành và mỗi kết quả hoạt động của khách thể kiểm toán ( đơn vị
được kiểm toán)
- Loại thước đo này thường được gọi là tiêu chuẩn ( criterion) để kiểm toán.
- Tiêu chuẩn để kiểm toán là “ những quy cách kỹ thuật, những thuộc tính, đặc tính
thống nhất cho một sản phẩm hay một ngành dịch vụ dùng làm mẫu mực hay cơ sở
để đo lường, đánh giá hoặc làm căn cứ để thực hiện.
- Tiêu chuẩn là kết quả cụ thể của cơng tác tiêu chuẩn hóa do một cơ quan có thẩm
quyền phê chuẩn.
- Tiêu chuẩn có thể thay đổi đucợ nhưng trong một thời gian nhất định thì ít thay đổi.
- Các tiêu chuẩn được chia thành:
o Tiêu chuẩn về kỹ thuật ( ví dụ kích cỡ tối đa, tối thiểu, màu sắc cấu thành, …)
o Tiêu chuẩn về tính năng ( sản phẩm hoặc dịch vụ phải có một tính năng đặc
biệt nào đó).
- Trong kiểm toán hoạt động, nhiều đối tượng cụ thể lại thiếu vắng những chuẩn mực,
thậm chí cả sự phản ánh trên thực tiễn diễn biến của đối tượng kiểm toán.
- Khi đó, kiểm tốn hoạt động phải lựa chọn những thước đo tương đương, thậm chí có
khi phải tự xây dựng – dù mang tính chủ quan- tiêu chuẩn làm căn cứ xem xét, đánh
giá.

8


TUẤN HÙNG
-

Vì vậy, cùng với tiêu chuẩn cần nghiên cứu vả những chỉ tiêu cùng những tiêu chí
khác để hình thành tiêu chuẩn cho kiểm toán hoạt động.
- Chỉ tiêu là xác định về mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của một

hiện tượng kinh tế xã hội cụ thể.
- Chỉ tiêu gồm yếu tố số lượng và yếu tố chất lượng:
o Chất lượng là nội dung kinh tế vủa chỉ tiêu và mang tính ổn định tương đối.
o Số lượng là yếu tố được biểu hiện bằng trị số của chi tiêu với con số cụ thể và
do đó nó thường xuyên thay đổi theo thời gian ( cùng kỳ tính tốn), theo phạm
vi đo lường và địa điểm đo lường chỉ tiêu đó.
o Trong quan hệ với tiêu chí, cùng với khái niệm chỉ tiêu, cịn có khái niệm quy
tắc làm cơ sở đánh giá hoạt động.
- Lưu ý:
o Chỉ tiêu có thể định lượng thành những trị số cụ thể để xác định những chênh
lệch cụ thể.
o Quy tắc chỉ có thể cho phép đưa ra những đánh giá định tính với những mức
khác nhau: tốt, khá, trung bình, kém,…
Kết luận làm căn cứ cho định hướng xây dựng chuẩn mực và tiêu chuẩn
- Thứ nhất: chuẩn mực của kiểm toán hoạt động:
o Là những thước đo và hướng dẫn hành vi cho chủ thể kiểm toán.
o Là những chuẩn mực thực hành kiểm toán liên quan đến những đặc điểm của
đối tượng và mục tiêu kiểm toán cần đucợ điều chỉnh phù hợp.
- Thứ hai: kiểm tốn hoạt động cịn cần tiêu chuẩn đế đánh giá “ thành tích” của khách
thể kiểm tốn:
o Trong kiểm tốn hoạt động, tính cụ thể và đa dạng của đối tượng kiểm tốn
địi hỏi kiểm tốn viên phải tập hợp, chọn lọc, thậm chí phải xây dựng mới
những tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá hoạt động được kiểm toán.
o Cơ sở để xác định những tiêu chuẩn đó là những tiêu chí bao gồm cả những
chỉ tiêu định lượng và những quy tắc ( định tính).
II. Chuẩn mực kiểm tốn hoạt động:
1. Ngun tắc chung trong việc cụ thể hóa và áp dụng chuẩn mực chung:
- Thực hiện kiểm toán hoạt động là thực hiện chức năng thẩm định đánh giá độc lập,
khách quan, trung thực về hiệu lực của hệ thống quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt động
và hiệu năng quản lý.

- Thực hiện kiểm toán hoạt động trước hết cần đáp ứng đầy đủ địi hỏi của chuẩn mực
kiểm tốn được chấp nhận phổ biến về kiểm toán viên, về thực hành kiểm toán và về
báo cáo kiểm toán.
a. Đặc trưng trong việc vận dụng các chuẩn mực vào kiểm toán hoạt động
Thứ nhất: kiểm toán hoạt động thường do kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ thực
hiện.

9


TUẤN HÙNG
-

Các chuẩn mực này đều điều tiết cả hai đối tượng: bản thân kiểm toán viên và cơ
quan ( tổ chức) chịu trách nghiệm đối với cuộc kiểm toán đó.
- Các chuẩn mực trên đã được chuẩn hóa theo nhiều cấp độ và trong các phạm vi khác
nhau.
- Kiểm toán hoạt động chịu sự điều tiết của chuẩn mực trực tiếp nhất.
- Các văn bản khác được sử dụng kết hợp hoặc thay thế khi chưa rõ có quy định riêng
hoặc chấp nhận hoàn toàn quy định chung.
Thứ hai: hoạt động cụ thể thuộc đối tượng kiểm toán bao gồm cả hoạt động tài chính và hoạt
động phi tài chính, lại được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Do đó ngồi chuẩn mực nghề nghiệp có thể có các văn bản pháp lý khác nhau điều
tiết kiểm tốn hoạt động.
- Nếu giữa các chuẩn mực có điểm khác biệt, kiểm toán viên cần tuân thủ những quy
định trong văn bản có tính pháp lý cao nhất.
2. Chuẩn mực chung về kiểm toán viên trong kiểm toán hoạt động
b. Tính độc lập:
Tính độc lập địi hỏi kiểm tốn viên và cơ quan tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đều
phải được độc lập với ý nghĩa thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc để kết luận kiểm tốn đảm bảo

tính khách quan.
- Một là về mặt pháp lý:
o Với kiểm toán viên nội bộ, cần tránh sự lệ thuộc vào đơn vị kiểm toán. Muốn
vậy địa vị pháp lý của bộ phận kieearm toán nội bộ cần phải được xác lập ở
cấp độ phù hợp : có thể trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ hoặc thấp
nhất là trong quy chế kiểm toán nội bộ.
o Với kiểm tốn viên bên ngồi, địa vị pháp lý này cần được khẳng định trong
luật kiểm toán hoặc trong luật ngân sách.
o Với các chuyên gia từng lĩnh vực cũng cần có quy định trong quy chế kiểm
tốn nội bộ.
- Hai là, về hiệu lực tổ chức và hoạt động:
o Trên cơ sở hệ thống pháp lý trên, kiểm tốn hoạt động có thể được thực hiện
độc lập hoặc liên kết với kiểm tốn tài chính.
o Trình tự kiểm toán cũng trải qua ba bước cơ bản: chuẩn bị kiểm toán, thực
hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
o Nội dung và cách thức tiến hành trong mỗi bước cần được tổ chức phù hợp vở
mục tiêu của kiểm tốn hoạt động.
o Để đảm bảo tính độc lập, kiểm toán hoạt động cũng cần được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc cơ bản, chỉ phụ thuộc vào người lãnh đạo cao nhất
c. Trình độ nghề nghiệp tương xứng trong kiểm toán hoạt động
- Khả năng và kinh nghiệm tập trung vào hướng cần ứng dụng phù hợp với kiểm toán
hoạt động bao gồm hai mặt :

10


TUẤN HÙNG
o Một là , các phương pháp kỹ thuật chung của kiểm toán từ chọn mẫu kiểm
toán qua so sánh đối chiếu đến kỹ thuật trình bày qua sơ đồ, bảng biểu,…
o Hai là, các phương pháp kỹ thuật chuyên biệt hơn của kiểm toán hoạt động,

đặc biệt là các cách thức thực hiện phương pháp luận nhìn nhân, xem xét vấn
đề, hiểu biết về hoạt động và tổ chức khảo sát kiểm tra, đánh giá các trình tự
hoặc phương pháp điuề hành và kết quả hoạt động …
- Kiểm tốn viên phải có kiến thức khá đầy đủ về nghiệp vụ vả khả năng xem xét,
đánh giá hoạt động được kiểm tốn.
- Với mỗi đồn ( tổ) kiểm toán hoạt động cụ thể, người chủ chốt cũng phải đảm bảo
chắc chắn tập thể của mình là một khối tính thơng cần và đủ cho cuộc kiểm tốn cụ
thể.
d. Đạo đức và tác phong:
Đạo đức và tác phong đặc thù cần cso của kiểm toán viên trong kiểm toán hoạt động là dễ
dàng trong việc tiếp xúc để dễ nắm bắt tình hình và cũng thấy trước vấn đề cần quan tâm
đồng thời giữ quan hệ tốt với khách thể kiểm toán.
3. Chuẩn mực thực hành
e. Lập kế hoạch chu đáo và việc giám sát người giúp việc
- Lập kế hoạch kiểm toán chu đáo chủ yếu được thể hiện qua chương trình kiểm tốn.
- Chương trình kiểm tốn hoạt động là một phương án mềm dẻo song cần cụ thể, có
khi cần đến những bảng kê các cơng thức kiểm soát cần làm.
- Yêu cầu cơ bản của chương trình là cung cap cho các thành viên một nhãn quan rộng
và cụ thể, rõ ràng về các mục tiêu cần và có thể đạt được trên mỗi mặt của một nhiệm
vụ cụ thể nhằm đánh giá được kết quả của từng cơng việc đó.
- Chương trình kiểm tốn hoạt động cần bao hàm những yếu tố cơ bản của một chương
trình kiểm tốn nói chung đồng thời thể hiện được những đặc điểm chủ yếu của kiểm
toán hoạt động:
o Mục tiêu, bối cảnh, nhiệm vụ của kiểm toán…
o Chi tiếu những việc phải nghiên cứu và những cách thức tương ứng.
o Thời gian cần hoàn thành.
o Người thực hiện có trình độ tương xứng.
- Giám sát cơng việc là chuẩn mực hết sức quan trọng vủa kiểm toán hoạt động trên cả
hai ý nghĩa:
o Về mặt hỗ trợ

o Kiểm toán viên phải được đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết, nhất là khi gặp những
bất trắc, khó khăn khơng lường trước được.
o Cơ cấu cảu một đồn kiểm tốn cũng cần đảm bảo cả hai mặt:
 Tính tập thể ( hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau)
 Cá nhân ( thấu hiểu và có thể hồn thành cơng việc được giao)
o Về kiểm soát những người cộng sự: kiểm tốn viên và người phụ trách ln
hướng vào những mục tiêu chính như:

11


TUẤN HÙNG
 Công việc được thực hiện theo đúng những chuẩn mực kiểm toán hoạt
động.
 Nội dung cơ bản của chương trình kiểm tốn được tơn trọng.
 Hồ sơ cùng giấy làm việc được lập thỏa đáng.
o Mức độ hỗ trợ và kiểm tốn cần được xác định trước có tính đến những khó
khăn riêng của từng nhiệm vụ và trình độ của từng người cộng sự cũng như
trong tổ chức, đặc biệt tính tự kiểm sốt được trong đồn kiểm toán
f. Hiểu biết hệ thống kiểm soát nội bộ và lựa chọn các phép thử nghiệm thích
hợp.
- Hiểu biết hệ thống kiểm toán nội bộ cần thực hiện qua nhiều bước:
o Bước đánh giá sơ bộ chỉ hướng vào việc giúp người phụ trách kiểm toán hoạt
động hiểu được tình hình chung của đơn vị phụ trách và những vấn đề cần
kiểm toán
o Bước đánh giá chi tiết hiệu lực kiểm soát nội bộ do kiểm toán viên nghiên cứu
đầy đủ và chi tiết trên cả hai mặt:
 Một là, hiệu lực của quy chế kiểm soát tại hoạt động được kiểm toán.
 Hai là, tác động của kiểm soát nội bộ đến kết quả hoạt động.
g. Thu thập bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực:

- Bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực cần bao gồm một hệ thống đồng bộ từ các văn bản
giao nhiệm vụ đến giấy làm việc của kiểm toán viên và cả các biên bản của các cuộc
họp sơ bộ đến kết thúc cuộc kiểm toán hoạt động.
- Tất cả các giấy tờ này đều cần được chuẩn hóa cả về nội dung và hình thức theo
phương thức mềm dẻo.
- Tính chuẩn mực ở đây là số lượng và chất lượng bằng chứng phải tương xứng với kết
luận của cuộc kiểm toán hay cụ thể hơn là có đủ chứng cứ để khẳng định hay bác bỏ
giả thiết ban đầu hoặc những vấn đề phát sinh trong q trình kiểm tốn.
4. Chuẩn mực báo cáo:
- Chuẩn mực báo cáo của kiểm toán hoạt động cũng không thể sử dụng những chuẩn
mực được chấp nhận phổ biến của kiểm tốn tài chính.
- Chuẩn mực báo cáo của kiểm toán hoạt động cần được xác định từ chính bản chất
( chức năng), yêu cầu của báo cáo nói chung cũng như những chuẩn mực chung về
báo cáo kiểm toán trong các bộ máy kiểm toán và từ những đặc điểm về đối tượng và
về mục tiêu của kiểm toán hoạt động.
- Về bản chất, báo cáo là sự “ hoàn trả”, sự báo lại nói chung hay một bản tường trình
về q trình và kết quả thực thi nhiệm vụ của người thực hiện vho người đặt hàng
hay người giao nhiệm vụ.
- Trong kiểm toán hoạt động, cùng với báo cáo bằng văn bản nhất thiết phải có khi kêt
thúc kiểm tốn cịn rất cần những báo cáo miệng từng phần.

12


TUẤN HÙNG
-

Với báo cáo bằng văn bản, báo cáo kiểm toán hoạt động là báo cáo chi tiết nhất và
nhất thiết phải có những quy định chung về chức năng ( mục tiêu), yêu cầu và về nội
dung cùng hình thức trình bày báo cáo.

- Theo cơ quan tổng kế toán Hoa Kỳ ( general accounting office – GAO), tất cả các
báo cáo kiểm tốn đều cần tơn trọng các chuẩn mực sau:
o Một là, trình bày các sự việc trung thực và chính xác, chỉ gồm nững thơng tin
ghi nhân, kết luận đã đúng đắn dựa vào những chứng cớ đầy đủ nằm trong các
giáy tờ làm việc của kiểm toán viên và để chứng thực hoặc lam cơ sở cho
những điểm trình bày hay cho những mặt đúng đắn và có lý của những điểm
đó.
o Hai là, trình bày những điều nhận thấy và những kết luận một cách thuyết
phục.
o Ba là , phải khách quan.
o Bốn là, dùng thuật ngữ trong sáng đơn giản như chủ đề cho phép.
o Năm là, xúc tích nhưng đồng thời phải rõ ràng để người xử dụng báo cáo hiểu
được.
o Sáu là, trình bày các sự việc một cách tồn diện nhằm thông báo đầy đủ cho
người sử dụng báo cáo.
o Bảy là, nhấn mạnh vịa việc cải tiến chứ khơng phải vào việc phê bình quá
khứ, những lời bình luận phải được trình bày có mức độ, chú ý tới tất cả
những khó khăn hay hồn cảnh bất thường mà nhân viên hữu quan gặp phải.
Nội dung của báo cáo kiểm toán hoạt động
- Thứ nhất: mục tiêu và phạm vi nghiên cứu vả về bề rộng ( số lượng các phòng ban và
các vấn đề)và bề sâu ( phạm vi các mục tiêu: cả hiệu quả hoạt động vả hiệu năng
quản lý hay chỉ hiệu lực của kiểm soát quản trị nội bộ)
- Thứ hai: những phương pháp và kỹ thuật sử dụng:
o Mô tả chung các phương pháp và kỹ thuật được xử dụng.
o Nêu rõ những phương pháp hay kỹ thuật khác nhau cho những hoạt động khác
nhau cùng những lý do.
o Mức độ ảnh hưởng đến kết quả kiểm tốn ( nếu có).
- Thứ ba: những điều nhận biết và những vấn đề cần nêu lên được trình bày thơ những
nguyên tắc sau:
o Một là, những điều ghi nhận phải được trình bày khách quan và cố gắng rõ

ràng, đầy đủ tới mức cần thiết.
o Hai là, mọi điều ghi nhận hay phê phán phải trên cơ sở các chứng cứ có hiệu
lực có trong giấy làm việc của kiểm toán viên. Bản thân báo cáo cũng phải
đưa ra những thơng tin cần thiết để có sức thuyết phục.
o Ba là, chỗ nhấn mạnh phải là những khả năng cải tiến hơn là những yếu kém.

13


TUẤN HÙNG
o Bốn là, cần đưa vào báo cáo những tiến bộ đã có của đơn vị và ý kiến của
người quản lý về những kết luận kiểm toán.
- Thứ tư: thơng thường báo cáo kiểm tốn khơng nêu những mặt tích cực nhưng nếu
thấy trong đó có mặt đáng được phổ biến cho các đơn vị khác hay cần mở rộng cho
những hoạt động khác thì trong báo cáo cần trình bày rõ ràng cả những khả năng và
những ưu việt của việc ứng dụng.
- Thứ năm : những vấn đề đáng nghiên cứu sâu hơn hoặc chưa nghiên cứu đến đều cần
được kê ra trong báo cáo.
- Thứ sáu : những gợi ý: có những nhiệm vụ kiểm tốn hoạt động có dụng ý loại trừ
mọi điều khuyến nghị và giới hạn vào một bản thuyết trình sự viêc. Tuy nhiên nói
chung kiểm tốn viên phải có ý kiến về những hướng cải tiến có thể được.
III. Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động được kiểm toán:
1. Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động với việc hình thành hệ thống tiêu chí:
- Trong kiểm tốn hoạt động cần có những mức xác định hoặc những quy tắc cụ thể
làm thước đo và điều chỉnh hoạt động hướng tới tiết kiệm tối ưu và tuân thủ các quy
cách cụ thể phản ánh các thuộc tính xác định của từng loại hoạt động.
- Mỗi thuộc tính này cần được cụ thể hóa qua chỉ tiêu hay quy tắc gọi chung là tiêu
chí.
- Tiêu chí được hiểu là tiêu thức ( loại chỉ tiêu) và dấu hiệu ( loại quy tắc) được lựa
chọn làm cơ sở để xác định và phân loại, tổng hợp các chỉ tiêu, các quy tắc theo một

nhóm ( phân hệ) xác định.
- Mỗi hoạt động đều cần và có thể đánh giá tho nhiều tiêu chí khác nhau:
o Theo mức tổng hợp hay chi tiết của tiêu chí ( tiêu chí tổng quát, tiêu chí cụ
thể).
o Theo nội dung kinh tế của tiêu chí ( sức sản xuất, sức sinh lời, sức tác động về
pháp lý hay về tổ chức).
o Theo mục tiêu đánh giá ( hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng).
o Theo tính chất của tiêu chí ( định tính, định lượng).
- Trong tổ chức nói chung và tổ chức kiểm tốn hoạt động nói riêng vẫn cần kết hợp
nhiều mặt, nhiều loại tiêu chí để hình thành một hệ thống tiêu chí với nhiều phân hệ.
- Mục tiêu của sự kết hợp này là hình thành một hệ thống tiêu chí hồn chỉnh, tin cậy,
có hiệu lực cao trong đánh giá hoạt động được kiểm tốn.
- Muốn vậy hệ thống tiêu chí này cần đáp ứng những yêu cầu xác định, được xây dựng
trên cơ sở cụ thể xác định và được tổ chức khoa học.
2. Yêu cầu của hệ thống tiêu chí cho kiểm toán hoạt động:
- Một là, đảm bảo phản ánh khái quát và đồng bộ đối tượng kiểm toán.
- Hai là, đảm bảo tính hiệu lực và thực tiễn của hệ thống.
- Ba là, kết hợp nhiều loại tiêu chí theo yêu cầu kiểm toán hoạt động.
- Bốn là, đảm bảo yêu cầu cụ thể kết hợp với yêu cầu đơn giản hiệu quả.
- Năm là, đảm bảo tính so sánh được giữa các tiêu chuẩn thể hiện qua tiêu chí.

14


TUẤN HÙNG
3. Kết cầu của hệ thống tiêu chí cho kiểm tốn hoạt động:
- Hệ thống tiêu chí cho kiểm tốn hoạt động có thể phân thành ba nhóm ( ba phân hệ)
theo mục tiêu kiểm tốn và mỗi nhóm lại bao gồm nhiều loại tiêu chí:
o Tiêu chí tổng quát.
o Tiêu chí cụ thể ở các cấp độ khác nhau:

 Tiêu chí định tính.
 Tiêu chí định lượng.
- Kết cấu của hệ thống tiêu chí cho kiểm tốn hoạt động:
- Nhóm I: nhóm tiêu chí đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và quản lý ( hiệu lực
quản trị nội bộ)
o Tiêu chí tổng quát cấp I : phản ánh tổng quát toàn bộ một trong ba mục tiêu
tổng quát của kiểm toán hoạt động. nếu chọn chữ số la mã cho loại tiêu chí
tổng quát sẽ có ba chữ số la mã là I , II, III. Theo đó mục tiêu thứ I : mức hiệu
lực cảu hệ thống quản trị nội bộ ( tốt , khá, trung bình, kém) sẽ mang chữ đầu
tiên là I .
o Tiêu chí tổng quát cấp II : sau thứ tự của mục tiêu tổng quát ( chữ số la mã) là
thứ tự các mặt co thể chi tiết mang chữ số la tinh I.f (f =01-n) phản ánh khái
quát từng mặt của mục tiêu kiểm tốn . ví dụ : với mục tiêu thứ I có thể quy về
ba mặt:
I.01: mức hiệu lực của quá trình điều hành.
I.02: mức kiểm sốt được qua hệ thống thơng tin.
I.03: mức tồn dụng của thông tin cho quyết định quản lý.
o Tiêu chí cap III : tiêu chí trung gian cụ thể cho tiêu chí tổng quát cap II vào từng yếu
tố cấu thành mỗi mục tiêu kiểm toán hoạt động.
o Về hiệu lực của quá trình điều hành I.01 gồm:
o I.01.01: mức sát thực, rõ ràng của các mục tiêu hoạt động ( kinh doanh, sự
nghiệp, hành chính)
o I.01.02 mức cụ thể, thiết thực của cơ chế điều hành ( cơ cấu, phương pháp,
trình tự)
o I.01.03: mức tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm sốt tổ chức ( phân
cơng- phân nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn, bất kiêm nhiệm).
Tiêu chí cap IV của nhóm I :cụ thể hóa tiêu chí trung gian, giả định đã đến mức đo lường
trực tiếp:
o Với mức hiệu lực của mục tiêu kiểm toán hoạt động (I.01.01) có thể có:
o I.01.01.01: mức chi tiết hóa cụ thể, rõ ràng của mỗi mục tiêu hoạt động ở cap

dưới.
o I.01.01.02 : mức đảm bảo nguồn lực tương ứng với mục tiêu.
o I.01.01.03 : kết quả mục tiêu tương ứng với nguồn lực.
- Nhóm II : nhóm tiêu chí đánh giá tiết kiệm hoặc hiệu quả hoạt độngL

15


TUẤN HÙNG
-

-

-

-

-

-

-

-

Tiêu chí đánh giá hiệu quả chính là:
o Sức sản xuất ( hiểu rộng ra là sức hoạt động)
o Sức sinh lời.
o Mức tiết kiệm trên từng yếu tố hoặc từng nhóm yếu tố.
Do đó phân hệ tiêu chí này chủ yếu gồm các chỉ tiêu ( lượng hóa trên cơ sở nội dung

xác định) đặc biệt là các chỉ tiêu tỷ suất.
Tương tự như cách xây dựng nêu ở nhóm I, có thể hình thành phân hệ tiêu chí này
theo ví dụ sau:
II.01. sức sản xuất ( có thể tính chung cho tồn bộ đơn vị hoặc cho từng hoạt động cụ
thể)
o II.01.01. sức sản xuất của chi phí.
o II.01.01. 01 sức sản xuất của chi phí tiền lương.
o II.01.01. 02sức sản xuất của chi phítài sản cố định
o II.01.01.03 sức sản xuất của chi phí nguyên liệu, vật liệu.
Nhóm III: nhóm tiêu chí đánh giá hiệu năng quản lý:
Hiệu năng quản lý cần được xét trên hai mặt:
o Mức đảm bảo nguồn lực,.
o Mức phù hợp giữa các kết quả so với mức đặt ra trong mục tiêu kinh doanh
hoặc mục tiêu hoạt động khác.
Do vậy, chính mức đặt ra trong mục tiêu đã là tiêu chuẩn đánh giá hiệu năng quản lý.
Trong trường hợp mục tiêu khơng có tiêu chuẩn rõ ràng có thể tham khảo tiêu chuẩn
của các đơn vị tiền tiến cùng loại hoặc tham khảo mức đạt được ở kỳ trước cùng yêu
cầu và điều kiện mới trong kỳ này.
Cách thức xây dựng tiêu chí đánh giá này cũng dựa vào bản chất , nội dung của khái
niệm hiệu năng.
Theo đó tiêu chí đánh giá hiệu năng có thể phân thành hai loại:
o Loại I :Mức đảm bảo nguồn lực (III.01)
o Loại II : mức phù hợp giữa kết quả đạt được với mục tiêu (III.02)
Mỗi mục tiêu cùng tiêu chí đánh giá chúng có tính độc lập tương đối và có quan hệ
với nhau rất chặt chẽ mang tình liên hồn trong quan hệ nhân – quả tho những chiều
hướng khác nhau.
Việc đánh giá nói chung và việc xây dựng tiêu chí đo lường nói riêng khơng chỉ cần
phản ánh mà cịn cần thích ứng với mối quan hệ đa chiều đó phù hợp với đặc điểm
của từng loại hoạt động cụ thể trong từng loại hình đơn vị kiểm tốn.
Trong quan hệ đó, điều cần đặc biệt nhấn mạnh là kết hợp yêu cầu cơ bản và tính hệ

thống với tính linh hoạt của hệ thống tiêu chí cụ thể cùng tiêu chuẩn đánh giá phù
hợp với yêu cầu quản lý thể hiện qua mục tiêu của từng cuộc kiểm toán cụ thể.

16


TUẤN HÙNG
Chương iii : tổ chức kiểm toán hoạt động
I. Đặc điểm chung của tổ chức kthđ
1. Xét trên góc độ một phân hệ độc lập
 KTHĐ cần được tổ chức theo những nguyên lí chung về tổ chức của
một hệ thống con và mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống
kiểm toán cũng cần được xác lập ở mức tối ưu
 Loại hình hoạt động cụ thể thuộc đối tượng KTHĐ rất đa dạng , phong
phú và chứa đựng nhiều mối qh kinh tế xã hội khác nhau
 Do đó , để đạt được mục tiêu of tổ chức nói chung và của tổ chức
KTHĐ nói riêng, tổ chức KTHĐ cần được tổ chức thích hợp với đối
tượng cụ thể , với mục tiêu xác định và với cách thức kiểm toán khoa
học
 Về đối tượng cụ thể của KTHĐ rất đa dạng nên tổ chức kt cần được tổ
chức theo những hướng chủ yếu sau
o Thứ nhất : theo lĩnh vực hđ : kthđ cần đươc tổ chức thích ứng
với 3 lĩnh vực hd : kinh doanh, hành chính, sự nghiệp
 Với loại hình hoạt động kinh doanh lợi nhuận được coi
mục tiêu hàng đầu:
+ Mục tiêu cơ bản trực tiếp nhất của kt loại hd này là
đánh giá hiệu quả hd
+ Để đánh giá được hiệu quả cuối cùng này, kthd
phải xuất phát từ hiệu lực quản trị nội bộ trong
quan hệ với hiệu năng quản lí

+ Trong truong hợp này , hiệu quả có thể xem là
thuộc tính cơ bản và đánh giá hiệu quản được coi
là “nét đậm” cần có trong bức tranh toàn cảnh báo
cáo KTHĐ của doanh nghiệp
 Với hoạt động hành chính cơng :
+ Đây là những hoạt động quản lí nhà nước trên cơ
sở sd tiền thuế do dân đóng góp vào ngân sách nhà
nc do vậy cũng ko thể xem nhẹ hiệu quả sử dụng
ngân sách
+ Mục tiêu của hoạt động này là với cố gắng tói đa
trog việc lượng hóa có thể đo lường hiệu quả hd
hành chính cơng qua mức tiết kiệm các khoản chi
tiêu thay cho lợi nhuận trong kinh doanh
+ Mục tiêu kt đối với hoạt động này là hiệu lực của
hệ thống thông tin và phương pháp điều hành cũng
như hiệu năng của quản lí cần kết hợp sd các định
mức với các chuẩn mực, các quy tắc

17


TUẤN HÙNG


Với hoạt động sự nghiệp được thể hiện ở 2 hình
thức :hoạt động mang đặc trưng của hoạt động hành
chính và hoạt động mang đặc trưng của kinh doanh. Do
vậy mục tiêu , phạm vi và cách thức kiểm toán cần xác
định cụ thể trong từng cuộc kiểm toán
o Thứ hai : xét trong mỗi đơn vị cụ thể , hd thuộc đối tượng kiểm

toán cũng rất đa dạng.Do đó kthd có thể thực hiện như sau :
 Với tất cả hoạt động (kiểm tốn tồn diện
 Chọn hd thuộc chức năng cơ bản của cơ quan hay tổ chức
được kiểm tốn
 Chọn những chương trình mục tiêu mới hay đang được
thử nghiệm
 Chọn hd chưa được kiểm toán kì trước(kiểm tốn trọng
điểm)
 Về mục tiêu kt : số lg , kết cấu và tính chất của mục tiêu cụ thể cần được xác
định theo yêu cầu quản lí.Theo đó, cuộc kiểm tốn có thể thực hiện đồng thời
3 mục tiêu cơ bản :hiệu lực kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động, hiệu năng
quản lí
 Về phạm vi : kthd có thể được tổ chức trên tồn bộ cơ quan hay tổ chức được
kiểm toán hoặc chỉ trên một vài đơn vị cụ thể..Việc xác định mức toàn diện
hay trọng điểm của các đối tượng cụ thể cùng tính đồng bộ hay điển hình của
mục tiêu và độ hẹp hay rộng của phạm vi kiểm toán cần được xác định trên cơ
sở yêu cầu của quản lí và khả năng huy động các nguồn lực cho cuộc kt cụ
thể.Chính phạm vi kiểm tốn(tồn bộ hay bộ phận, tồn diện hay trong điểm)
quyết định quy mơ kiểm tốn lớn, vừa hoăc nhỏ
1. Xét trên góc độ tồn bộ hệ thống kiểm toán : tổ chức kthd cần chú ý cả kết
hợp trên cả hai hướng: Một là tổ chức 1 cuộc kthd độc lập (hoặc với toàn bộ
hoạt động , hoặc với từng mặt, từng lĩnh vực hod) : trong trường hợp này có
lúc có nơi vẫn cần kết hợp xem xét tính tuân thủ với độ tin cậy của thơng
tin.Do đó tổ chức kiểm tốn phải kết hợp xem xét giải quyết yêu cầu này trong
quy định kiểm toán. Hai là tổ chức cuộc kt liên kết giữa kthd với kttc. Trong
trường hợp này những yêu cầu về nd và mục tiêu của kthd vẫn cần được đáp
ứng đầy đủ
II.Đặc điểm quy trình kito
1.Đặc điểm chung của quy trình kthd
Gd1: lập kế hoạch kt

Gd2: thực hiện kế hoạch kt
Gd3: tổng hợp và lập báo cáo
Ga4: theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị

18


TUẤN HÙNG
2.Đặc điểm gd lập kế hoạch kt trong kthd
a.đặc điểm lập kế hoạch kt hd quy mơ nhỏ
 Tìm hiểu hoạt động được kt tại đơn vị:
+ Một là thu thập thơng tin hiện có về đơn vị : đặc biệt là về hd được kt để nắm
bắt thông tin tổng quát về đối tượng và khách thể kt
+ Hai là tiếp xúc bước đầu với đơi vị được kt nhằm trao đổi cùng lãnh đạo chủ
chốt của ddvj những vẫn đề đặt ra và tiếp nhận những thông tin chung vê đơn
vị đồng thời thống nhất chương trình tham quan dv đơn
+ Ba là tham quan để có nhận thức rõ hơn tính chất của các vấn đề và những
khó khăn riêng của dvi trong hdong dc kt
 Thu thập tài liệu:
+ Ktv tiếp cận được một số tài liệu về quản lí và điều hành trog đơn vị cần cho
công việc như :các văn bản mục tiêu được kt, các sơ đồ và quy chế tổ chức,
các trình tự ra quyết định và lân chuyển thoong chứng từ, các ngân quỹ và
bảng khai tài chính, các báo cáo nội bộ hoặc với bên ngoài về những hoạt
động có liên quan..
+ Sau khi nghiên cứu, kiểm tra , những tài liệu này là nguồn thông tin bổ sung
cho kết quả khảo sát của đoàn tổ kt
 Tổng hợp việc nghiên cứu sơ bộ và lập kế hoạch kt : đây là một báo cáo nột bộ của
nhóm ktv thực hiện nghiên cứu sơ bộ bao gồm :
+ Một là xác định lĩnh vực phải đi sâu : đây là cơ sở cho quyết định hướng trọng
tâm của kthd và do đó có ý nghĩa quyết định hiệu quả kt và tùy thuộc vào 2

yếu tố:- Mức độ am hiểu đối tượng và khách thể kt :cần huy động tối đa trí tuệ
và kết quả đã có và mở rộng diện khảo sát tới mức có thể và đi sâu dần vào
những vẫn đề được phát hiện là trọng tâm. -NGhệ thuật tổng hợp: cần kết hợp
giữa loại trừ dần những lĩnh vực ko được trọng tâm phải đi sâu với việc chọn
lọc vấn đề trọng điểm cùng các vẫn đề liên quan khác để hình thành một hệ
thống các mối liên hệ với một vài vấn đề trung tâm cần giải quyết
+ Hai là : xây dựng kế hoạch kt
 Kế hoạch cần dự kiến tầm rộng của những công việc phải làm đối với
mỗi lĩnh vực phải phân tích sâu, tính chất của cơng việc và ng phụ trách
 Kế hoạch cần dự kiến các trắc nghiệm về tính kịp thời và hiệu lực của
thơng tin được cung cấp cho việc lượng hóa các mục tiêu cần đo lường
 Trong trường hợp yêu cầu lượng hóa ko thể thực hiện được cần lựa
chọn thủ tục phân tích q trình quản lí làm giải pháp thay thế
 Cách thức cụ thể được lựa chọn này cần được trihf bay chi tiết trong
báo cáo nội bộ vừa làm cơ sở cho các dự kiến khác vừa là huwogns dẫn
cho việc phân tích sâu các vấn đề đã được xác định
b.đặc điểm lập kế hoạch kthd quy mô lớn
 Khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ :

19


TUẤN HÙNG
 Mục tiêu ktv có được hiểu biết đầy đủ về hoạt động cùng những giao dịch
chính và thu thập được những tài liệu cần thiết ban đầu để lựa chon phương
thức tổ chức cùng thủ tục kt
 Các thông tin chủ yếu cần thu thập ở bước này gồm : những hiểu biết về chức
năng, nhiệm vụ của đv được kt trong quan hệ với hd cần kiểm toán; mục tiêu
chung của hd và mức cụ thể của chương trình thuộc đối tượng kt; cơ cấu tổ
chức và trách nhiệm giải trình của đơn vj được kt; tác động từ bên trong và

bên ngoài đối với hoạt đọng được kt; nguồn lực phân bổ cho hoạt động cùng
qui trình kĩ thuật và quản lí hoạt động
 Xác định mục tiêu kt : mỗi cơ quan hoặc tổ chức kt đều đưa ra mục tiêu kt trong văn
bản chính thức về kế hoạch kt năm hoặc trong một quyết định cụ thể và kthd.Tùy
theo mức độ khái quát của mục tiêu đã được nêu ra, từ khi chuẩn bị lập kế hoạch kt,
mục tiêu này cần được cụ thể hóa từng bước theo những hướng khác nhau: số lượng
mục tiêu tổng quát phải thực hiện; yêu cầu cụ thể về mục tiêu phải thực hiện; trong
tâm của các mục tiêu và yêu cầu đặt ra; các mục tiêu đặc thù của cuộc kiểm
toán.MỨc độ rõ ràng và cụ thể về mục tiêu cần được quán triệt đầy đủ kịp thời qua
mỗi bước công việc đến từng thành viên của đoàn kt để thực hiện
 Xác định vấn đề trọng tâm của cuộc kiểm tốn: Do tính đa dạng phong phú của đối
tượng và mục tiêu của kiểm toán hd nên trong mỗi cuộc kt thường phải xác định vấn
đề trọng tâm cần tập trung kt.Vấn đề trọng tâm được hiểu là ván đề cốt yếu thể hiện
mặt bản chất của đối tg kt và quyết định trực tiếp nhất tới mức đạt được mục tiêu
kito.Do đó cần tập trung mọi nguồn lực và hd kt để nghiên cứu và nhận xét cả định
hướng , cách thức, trình tự và mức độ đạt dc mục tiêu của vấn đề trọng tâm này trong
quan hệ với các vấn đề khác có liên quan
 Tiêu chí để xác định vấn đề hệ trọng
+ Một là : tính hệ trọng của vấn đề: vấn đề được coi là hệ trọng chính là vấn đề
cốt lõi hay mang tính bản chất của hoạt động dc kito và do đó nếu thiều thơng
tin về vấn đề này báo cáo kt hd có thể gây tác động ko tốt cho ng sử dụng
+ Hai là: rủi ro quản lí : là những kết quả bất thường và ko mong đợi trong quản
lý như biến động bất thường về lao động, thất thoát tài sản trong bảo quản, sử
dụng...Là kết quả xảy ra khi kết thúc quá trình quản lí hay lặp lại nhiều lần: ko
đạt được mục tiêu của chương trình hay kế hoạch
+ Ba là dự kiến tác dụng của kiểm toán vấn đề hệ trọng cần được lựa chọn.Tác
dụng của kt vấn đề hệ trọng được đo lường bằng kết quả(lợi ích) của việc
kiểm toán vấn đề trọng yếu cần chọn.Tuy nhiên đây chỉ là những dự kiến,
phán đoán cho việc lựa chọn nội dung và phạm vi kiểm tốn nên các tiêu chí
có thể ở mức tổng qt và có tính linh hoạt hơn

+ Bốn là khả năng kiểm toán .Trong quan hệ với nhu cầu, knang kt cần tính đến
trước hết là số lượng và chất lượng đội ngũ ktv và nvien khác cùng khả năng
tài chính cho các vấn đề cần được kt gắn với mục tiêu cụ thể của cuộc

20



×