Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.13 KB, 14 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







VŨ ĐÌNH TUẤN






THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NHẰM PHÁT
TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020




LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG







Đà Lạt - 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






VŨ ĐÌNH TUẤN



THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NHẰM PHÁT
TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng

Mã số: 60.34.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. QUÁCH MẠNH HÀO



Đà Lạt - Năm 2012

1

Mở đầu




1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kinh tế - Xã hội tỉnh Lâm Đồng tiếp tục ổn định và phát triển, tuy nhiên cũng còn những hạn chế. Một
trong những nguyên nhân cơ bản đó là thu hút vốn đầu tư đạt thấp. Vì vậy để có thể phát huy tiềm năng và
lợi thế trong phát triển KT-XH của tỉnh Lâm Đồng, thì vấn đề vốn đầu tư, thu hút và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư cho phát triển KT-XH tỉnh Lâm Đồng luôn được quan tâm. Chính vì vậy việc thực hiện
nghiên cứu đề tài “Thu hút vốn đầu tƣ nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng định hƣớng đến
năm 2020” là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý đã đề cập đến vấn đề thu
hút vốn đầu tư. Tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về nguồn lực tài chính cho
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nhưng các đề tài chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề thu hút vốn và sử dụng
vốn đầu tư.
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng và những yêu cầu về phát triển KT-XH theo
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, đã đặt ra những yêu cầu mới về phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh . Đó là những vấn đặt ra về mặt lý luận và thực tiễn để tác giả thực hiện nghiên cứu Luận án khoa học

với đề tài “Thu hút vốn đầu tƣ nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng định hƣớng đến năm
2020’’.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày có hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư.

- Đánh giá phân tích thực trạng và rút ra những nguyên nhân tác động đến việc thu hút vốn đầu tư.
- Đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh Lâm Đồng; kiến nghị, đề
xuất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập
trung nghiên cứu thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, sử dụng số liệu thống kê và phương pháp
thống kê so sánh, phương pháp dự báo, phân tích thống kê, phương pháp so sánh tổng hợp trong xử lý thông
tin.
6. Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về đầu tư, vốn đầu tư; mối quan hệ giữ vốn đầu tư và
phát triển kinh tế -xã hội.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng thu hút các nguồn vốn đầu tư, từ đó đánh giá những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân.

2
- Hệ thống những giải pháp đã có, hoàn thiện và đề xuất thêm những giải pháp đổi mới cơ chế chính
sách và giải pháp tổ chức thực hiện.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được chia
làm 3 chương:

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN CHO ĐẦU TƢ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Khái niệm về đầu tƣ và vốn đầu tƣ
1.1.1. Khái niệm về đầu tư
- Qua nghiên cứu các quan niệm về đầu tư của các Nhà kinh tế học và một số từ điển Tài chính, có thể
phân biệt một số loại đầu tư như sau:
Thứ nhất là đầu tư tài chính: là bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất.
Thứ hai là đầu tư thương mại: là bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu
lợi nhuận.
Thứ ba là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: là bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm duy
trì và tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh. Đó là đầu tư kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội.
1.1.2. Khái niệm về vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiết kiệm của dân
cư và vốn thu hút từ các nguồn khác đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì và tạo
năng lực mới nền kinh tế - xã hội.
1.1.3. Các hình thức đầu tư
Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới hai hình thức: Đầu tư trực tiếp, Đầu tư gián tiếp.
1.2. Thu hút vốn đầu tƣ
- Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm tới việc khai thác, thu hút các nguồn vốn đầu tư, làm cho
lượng vốn đầu tư tăng lên nhằm thoả mãn nhu cầu đầu tư. (gồm tiết kiệm từ trong nước và nước ngoài)
- Thu hút vốn đầu tư được luôn được quan tâm, là sự cần thiết khách quan. Vì:
Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, thu hút vốn đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ ba, thu hút vốn đầu tư góp phần tăng cường khoa học kỹ thuật, công nghệ.
1.3. Mối quan hệ giữa đầu tƣ và tăng trƣởng kinh tế
Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt: đầu tư là một thành phần của tổng cầu, khi đầu
tư tăng lên thì trực tiếp làm cho thu nhập quốc dân tăng lên; Vốn là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản
xuất, kết hợp với các yếu tố khác tạo ra của cải vật chất trong xã hội. Do vậy vốn là nhân tố quan trọng nhất

tạo ra tăng trưởng kinh tế.
1.4. Vai trò của vốn đầu tƣ đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế
Trong quá trình đầu tư vốn là một nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìa khoá của sự thành công về tăng
trưởng và phát triển kinh tế:
1.4.1. Đối với các đơn vị kinh tế

3
Vốn là nhân tố tiền đề cho ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị kinh tế; vốn không thể mất đi mà
vốn phải được bảo toàn và phát triển.
1.4.2. Đối với nền kinh tế quốc dân
- Tác động của vốn đến cân bằng kinh tế vĩ mô.
- Vốn tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tác động của vốn đến việc phát triển cơ sở hạ tầng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Vốn chính là nhân tố tạo ra động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tối ưu.
1.5. Nguồn vốn đầu tƣ
1.5.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước
Nguồn vốn đầu tư trong nước hình thành từ tiết kiệm của NSNN, tiết kiệm của các doanh nghiệp và
tiết kiệm của khu vực dân cư.
Tóm lại, tiết kiệm là quá trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhập ở hiện tại để tạo ra nguồn vốn
cung ứng cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, do nguồn tiết kiệm trong nước thấp nên cần phải thu hút nguồn vốn
nước ngoài.
1.5.2. Nguồn vốn nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp:
Viện trợ phát triển chính thức: (ODA).
- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ: (NGO).
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: (FDI)
1.5.3. Thu hút thông qua thị trường vốn
- Phát hành chứng khoán trong nước, chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế.
- Thu hút vốn nước ngoài thông qua các hoạt động thuê tài chính, tín dụng thương mại, tín dụng ngân
hàng.

Tóm lại, vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế được thu hút từ nguồn vốn trong nước và nguồn vốn
nước ngoài.
1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành nguồn vốn đầu tƣ
1.6.1. Chiến lược công nghiệp hóa (CNH)
CNH là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của các quốc gia. CNH là quá trình tác động của công
nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại, đưa nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu tới công nghiệp hiện đại”.
Như vậy CNH tác động rất mạnh đến qúa trình hình thành nguồn vốn đầu tư.
1.6.2. Các chính sách về kinh tế
Phát triển kinh tế của quốc gia phụ thuộc vào chiến lược và định hướng phát triển. Trong đó các chính
sách kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu. Mục tiêu của các chính sách kinh tế:
- Thứ nhất, Tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, giá trị tiền tệ, mức độ đảm bảo công ăn việc làm, cân
bằng cán cân thanh toán.
- Thứ hai, Mục tiêu xã hội là công bằng, an toàn, tiến bộ xã hội.
- Thứ ba, Mục tiêu cơ cấu như cải thiện ngành, lãnh thổ, cơ cấu kết cấu hạ tầng, cơ cấu các thành phần
kinh tế.
Để đảm bảo việc thực thi các chính sách phải có nguồn vốn nhất định. Như vậy, các chính sách kinh tế
là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguồn vốn đầu tư.
1.7. Kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tƣ

4
Nhất thiết phải đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ tiết kiệm trong nước, mạnh dạn vay nợ nước ngoài
song phải đảm bảo khả năng trả nợ; Vốn NSNN tập trung đầu tư vào các trọng điểm; Thực hiện các chính
sách khuyến khích đầu tư tư nhân, chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Đối xử bình đẳng giữa
thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; Tạo ra cơ chế đặc biệt cho những đặc khu kinh tế; Khuyến
khích đầu tư vào các vùng khó khăn bằng những cơ chế chính sách riêng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: Vốn đầu tư có được do thực hiện qua qúa trình tiết kiệm, tích lũy trong và
ngoài nước. Qui mô vốn cho đầu tư của mỗi quốc gia phụ thuộc khả năng của nền kinh tế, chiến lược CNH-
HĐH, chính sách kinh tế của quốc gia đó. Đầu tư có vai trò quan trọng làm tăng tổng cầu và tăng vốn cho
sản xuất. Tỉnh Lâm Đồng với nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả số vốn đầu
tư tạo ra sức bật, tạo đà phát triển kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững.


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2006-2010

2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Tiềm năng và nguồn lực phát triển
2.1.2. Thực trạng một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh
2.1.2.1. Thực trạng phát triển các lĩnh vực kinh tế
2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư, từng bước đáp ứng tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên hệ thống hạ tầng còn thiếu nhiều nhất là giao thông đối ngoại, hạ tầng đô thị, giao thông nông thôn.
2.1.3. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh
2.2. Thực trạng về thu hút vốn đầu tƣ (2006-2010)
2.2.1. Thu hút vốn từ nguồn vốn đóng góp của dân cư
Giai đoạn 2006-2010 là 375,766 tỷ đồng (đã quy đổi), chiếm tỷ trọng 0,96% so với tổng vốn đầu tư
toàn xã hội và 3,21% thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. (biểu 2.1)
2.2.2. Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh tế cá thể
a) Về số lượng doanh nghiệp
b) Về nguồn vốn của các doanh nghiệp
Đến 31/12/2010 là 38.146,13 tỷ đồng, tăng 228,53% (hơn 3 lần) so với năm 2005 và tăng 15,62% so
với năm 2009, tỷ lệ tăng nguồn vốn bình quân hàng năm là 36,85% .
2.2.3. Thu hút vốn từ nguồn tín dụng
2.2.4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
a) Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
b) Huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.3. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế của việc thu hút vốn đầu tƣ
2.3.1. Những kết quả đạt được và tác động của thu hút vốn đầu tư
a) Những kết quả đã đạt được của việc thu hút vốn đầu tư
Trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn đầu tư là 32.328 tỷ đồng; tỷ lệ thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so

với GDP luôn tăng cao (39,98% GDP), tăng gấp 3,5 lần so thời kỳ 2001 - 2005, vốn rong nước chiếm 90,7%;
vốn NSNN chiếm 16,21% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

5
- Công tác thu NSNN đạt kết quả khá tốt, tổng thu NSNN đều có sự gia tăng hơn năm trước. Chi
NSNN có tiến bộ, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách ngày càng tăng. Vốn đầu tư thuộc
NSNN đã được tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các công trình trọng điểm, đầu tư cho vùng nông
thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư có sự chuyển biến quan trọng,thu hút ngày càng rộng các nguồn vốn trong
xã hội. Hình thức thu hút và lĩnh vực đầu tư tương đối đa dạng hơn trước.
- Việc bố trí, sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hợp lý và có hiệu
quả hơn.
b) Tác động của thu hút vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội
- Tác động của vốn đầu tư xã hội đối với tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm xã hội (GDP, theo giá 1994) năm 2010 đạt 24.884,23 tỷ đồng, tăng 3,38 lần so với
năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 14%/năm, vượt chỉ tiêu (13-14%/năm) và cao
hơn mức bình quân cả nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: ngành dịch vụ thu hút được nhiều vốn ,nhất đạt 17.987,8 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 46,12%; ngành công nghiệp xây dựng đạt 12.435,67 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,88%;
ngành nông lâm thuỷ sản thấp nhất: 8.580,07 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22%.
- Lao động và giải quyết việc làm: Giải quyết việc làm tiếp tục có chuyển biến tốt.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế của việc thu hút vốn đầu tư
- Thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở đạt thấp.
- Việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn chậm, quy mô nhỏ, số dự án đầu tư vào lĩnh vực
công nghiệp chế biến nông- lâm sản còn quá ít.
Thu hút các nguồn vốn thực hiện xã hội hóa hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục - thể thao còn
chậm.
- Chưa đa dạng hóa các kênh thu hút vốn, nguồn vốn FDI, ODA thấp; hình thức đầu tư BOT,
BT…còn rất hạn chế.
- Các Ngân hàng thương mại chỉ tập trung hoạt động ở thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt, chưa mở rộng ra

địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng hiện nay là rất thấp, đứng thứ 61/63 tỉnh, thành cả
nước.
Tóm lại, thu hút vốn toàn xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua là chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
- Công tác xúc tiến đầu tư còn yếu, chậm đổi mới. Hình ảnh Lâm Đồng chưa được các nhà đầu tư
trong và ngoài nước biết nhiều.
- Thu hút vốn đầu tư thiếu sự chọn lọc, thiếu sự định hướng vào những ngành lĩnh vực lợi thế của tỉnh;
Công tác quy hoạch và tổ chức quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch còn yếu, chưa thống nhất như chồng
chéo; một số ngành lĩnh vực chưa có quy hoạch.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thiếu chưa đồng bộ.
- Hình thức thu hút vốn dưới dạng đổi đất lấy cơ sở hạ tầng còn thiếu cơ chế chính sách thực hiện;
thiếu cơ chế thu hút đầu tư dưới các hình thức BOT, BT, BTO.
- Môi trường đầu tư chưa thật sự thông thoáng. Một số ách tắc, khó khăn vướng mắc chưa được tháo
gỡ kịp thời.

6
- Công tác giải phóng mặt bằng chậm, trong đó nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: Lâm Đồng có những điều kiện thuận lợi về vị trí - địa lý kinh tế, tiềm
năng đất bazan màu mỡ và giàu tiềm năng về du lịch. Tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để khai thác các tiềm
năng và lợi thế cho phát triển kinh tế, song nguồn vốn đầu tư huy động được còn rất hạn hẹp; hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư chưa cao. Để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cần phải có chủ trương và định hướng
đúng đắn, đề ra các giải pháp khơi dậy các nguồn vốn đầu tư và sử dụng các nguồn vốn này có hiệu quả nhất.


CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN CHO ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020


3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng
3.1.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội có tính quyết định cho sự phát triển toàn diện của tỉnh. Phát triển ngành du lịch - dịch vụ sớm trở
thành ngành kinh tế động lực; đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và
xuất khẩu; phát triển các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu; phấn đấu tạo ra bước chuyển dịch
tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô
thị, đồng thời coi trọng đầu tư hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh xã
hội hoá một số lĩnh vực xã hội. Kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa ba mặt của sự phát triển, gồm phát triển kinh
tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. 3.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu về phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
a) Về phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2020 đạt 14,5-15,0%/năm,
trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng 15,0-16,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 13,5-14,0%/năm. Đến năm
2015 bình quân đầu người đạt 44,5 - 46,2 triệu đồng (khoảng 2.200 - 2.300 USD), năm 2020 đạt 92 -100
triệu đồng (khoảng 3.500 - 3.800 USD);
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiệu quả, hợp lý và phát triển theo chiều sâu, đến năm 2015 tỷ trọng ngành
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là 36,8 - 37,0%, 26,8 - 28,0%, 35,2 - 35,8%; đến năm
2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 27,0 - 28,0%; 35,0 - 36,0%, 36,0 - 37,0%;
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 44% GDP; giai đoạn 2016-2020
khoảng 42%GDP;
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt 13,8-14,3% GDP, giai đoạn 2016-
2020 khoảng 14,2% GDP.
b) Về phát triển xã hội
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,3% vào năm 2015 và 1,2% vào năm 2020. Đến năm 2015 tỷ lệ hộ
nghèo còn 2%; đến năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo;
- Phấn đấu đến năm 2015 có 20% trường mầm non, 80% trường tiểu học, 20% trường trung học cơ sở
và 10% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2020 các chỉ tiêu trên là 40%, 90%, 40% và
20%; đến năm 2020 có 10% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cấp giáo dục bậc trung học;


7
- Đầu tư, xây dựng các cơ sở khám, chữa bệnh, đến năm 2015 có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức
3.1.3.1. Thuận lợi
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng bộ tỉnh trong bối cảnh thế giới đang có xu thế hòa
bình, hợp tác là chủ yếu; toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho từng quốc gia mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, phát triển nền kinh tế tri thức, tiếp cận khoa học - công nghệ hiện đại.
Lâm Đồng có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh thuộc khu vực trọng
điểm phía Nam, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Có nhiều danh lam thắng cảnh với thương hiệu nổi
tiếng; có thành phố Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, là đô thị du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng, nguồn nguyên liệu nông, lâm sản phong phú về chủng
loại.
3.1.3.2. Khó khăn và thách thức
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phải chấp nhận cạnh tranh ngày càng gay gắt; xung đột và những
vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Ở trong nước, cũng gặp khó khăn, thách thức do những hạn chế, yếu kém
nội tại chậm được khắc phục, trong lúc các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà
bình”, tìm mọi thủ đoạn chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Ở trong tỉnh, bên cạnh những khó khăn chung của đất nước, còn phải đối mặt với nhiều khó khăn của
một tỉnh vùng Tây Nguyên, đó là xa các trung tâm kinh tế lớn, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, khả năng
cạnh tranh yếu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỉ lệ hộ nghèo trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao; các vấn đề về khiếu nại, tố cáo, cùng với sự chống phá của các thế lực
thù địch là nguyên nhân có khả năng gây mất ổn định chính trị.
3.1.4. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Căn cứ Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2011-2020. Theo đó, đã dự báo:
a) Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư theo các chương trình, dự án được quy hoạch cả giai
đoạn 2011-2020 khoảng 115.000 tỷ đồng, tương đương 5,75 tỷ USD (chưa tính trượt giá theo thời gian), cụ
thể như sau:

- Giai đoạn 2011-2015: Tổng nhu cầu đầu tư khoảng 44.000 tỷ đồng (tương đương 2,2 tỷ USD).
- Giai đoạn 2016-2020: Tổng nhu cầu đầu tư khoảng 71.000 tỷ đồng (tương đương 3,55 tỷ USD).
b) Khả năng huy động vốn:
- Giai đoạn 2011-2015: mức huy động vốn đầu tư xã hội bằng 44% GDP, tăng bình quân 18-
18,6%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm khoảng 85.000 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2016-2020: tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm khoảng 200.000 tỷ đồng;
Như vậy, trong 10 năm 2011-2020, tổng mức đầu tư cho phát triển toàn xã hội khoảng 285.000 tỷ
đồng. Trong đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 57.000 tỷ đồng),
còn thiếu khoảng 58.000 tỷ đồng (115.000 tỷ đồng - 57.000 tỷ đồng).
3.2. Quan điểm chung về thu hút vốn đầu tƣ phát triển
- Thu hút vốn đầu tư đồng thời phải đảm bảo tính bền vững và chất lượng của quá trình phát triển Kinh
tế-Xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
- Hệ thống chính sách thu hút vốn vào tỉnh Lâm Đồng phải đảm bảo sự vận hành của cơ chế thị trường
và thực hiện các cam kết quốc tế.

8
- Nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Đa dạng hóa hình thức
thu hút vốn từ các tầng lớp dân cư, kết hợp với phát huy sức mạnh tổng hợp của các công cụ tài chính - tiền
tệ.
- Phấn đấu tăng thu NSNN. Nguồn vốn NSNN chủ yếu tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, những công
trình then chốt và ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thu hút tất cả các nguồn vốn trong xã hội, thực hiện đa dạng hóa các hình thức thu hút; tập trung đẩy
mạnh thu hút nguồn vốn ngoài NSNN, trong đó chú ý khai thác nhiều hơn nguồn vốn FDI, ODA, ….
- Bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, có trọng điểm, hướng vào khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ hiện đại.
- Đầu tư có trọng tâm, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn.
- Phân bổ vốn đầu tư hợp lý giữa các vùng, ngành. Tăng cường đầu tư bằng vốn NSNN cho 05 huyện
nghèo.
- Đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực phải căn cứ trên khả năng cân đối được nhu cầu về vốn; cân đối
với sử dụng các nguồn lực tự nhiên, xã hội con người và môi trường sinh thái. Đầu tư phát triển kinh tế phải

xem xét trên lợi ích, hiệu qủa toàn cục của tỉnh và vùng Tây Nguyên.
3.3. Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ .
3.3.1. Giải pháp thu hút vốn từ nguồn vốn đóng góp của dân cư
a) Nguồn vốn trong dân cư:
- Địa phương cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân dễ dàng bỏ vốn đầu tư.
- Khuyến khích áp dụng rộng rãi việc mở tài khoản cá nhân, gửi tiền tiết kiệm, mua các kỳ phiếu, trái
phiếu, giảm dần đến bỏ tập quán giữ tiền mặt, trữ vàng để tích lũy.
- Các TCTD cần khuyến khích nhân dân mở tài khoản cá nhân, đảm bảo thanh toán thuận tiện qua tài
khoản này, khuyến khích sử dụng hình thức thẻ thanh toán, mở rộng phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt.
- Cần có các biện pháp khuyến khích người dân bỏ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh theo quy mô nhỏ
và vừa, áp dụng các hình thức ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… trên cơ sở biết khai thác tối đa lợi thế so sánh
của từng vùng, từng khu vực.
- Tăng nguồn vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước làm cơ sở huy động vốn, nhân lực, vật lực trong dân
cư. Thông qua Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy mạnh mẽ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
.
b) Thu hút vốn đầu tư từ Việt kiều:
- Lãnh đạo địa phương nên tổ chức những buổi gặp mặt với Việt kiều để giới thiệu những cơ hội đầu
tư và chính sách thu hút đầu tư.
- Giới thiệu với đồng bào ở nước ngoài: về môi trường kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, chủ trương
phát triển kinh tế của địa phương, chính sách ưu đãi, tiềm năng và thế mạnh, những dự án kêu gọi đầu tư,
những doanh nghiệp làm ăn thành đạt tại địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều ở địa phương thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt kiều, tạo
ra những cơ hội hợp tác kinh doanh, nghiên cứu những dự án, bảo đảm về tính pháp lý. .
3.3.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước
Đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút tốt nguồn vốn đầu tư; tranh thủ
tối đa sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

9
Thực hiện đầy đủ cơ chế, chính sách do Trung ương ban hành trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, bổ

sung các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.
Cải thiện môi trường đầu tư, theo hướng thông thoáng, minh bạch và thân thiện; đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính.
Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, thường xuyên gặp gỡ, đối thoại để
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh. (đường giao thông, thông tin liên
lạc, điện, nước, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp).
Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường vốn;
liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư. Kiên quyết thu hồi những dự án chậm hoặc không triển khai.
3.3.3. Giải pháp thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh tế cá thể
Trong thời gian tới, sự phát triển của khu vực kinh tế này là rất mạnh mẽ, ngoài các giải pháp như
phần 3.3.2 nêu trên, cần quan tâm một số giải pháp sau:
- Bổ sung điều chỉnh các quy hoạch, xây dựng danh mục các dự án thu hút đầu tư, khuyến khích hình
thức đầu tư BT, BOT vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển.
- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư
phát triển; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, trang trại vùng nông thôn, vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn.
- Động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm
sản, khôi phục các nghề truyền thống địa phương;
- Củng cố phát triển hệ thống TCTD trên toàn tỉnh. Cần có chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh
nghiệp tư nhân: Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ bảo lãnh tín dụng.
3.3.4. Giải pháp thu hút vốn từ nguồn tín dụng
- Củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh; khuyến
khích mở thêm chi nhánh và mở rộng mạng lưới hoạt động.
- Mở rộng, củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
- Các TCTD cần nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng cách phát hành đa dạng các loại kỳ phiếu, tín
phiếu, tiền gởi tiết kiệm, mở rộng phương thức thanh toán qua ngân hàng.
- Đề xuất để các dự án ưu đãi được vay vốn dài hạn, vốn tín dụng từ quĩ hỗ trợ đầu tư quốc gia, vốn
Ngân hàng chính sách xã hội Tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay.
3.3.5. Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

a) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Song song với các giải pháp như đã nêu đối với nguồn vốn khu vực dân cư, cần phải có thêm những
giải pháp, đó là:
- Cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường hơn nữa tính minh bạch của môi trường đầu tư; chuẩn bị tốt
nhất về cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất, đẩy nhanh xây dựng các khu công nghiệp.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút FDI phù hợp với quá trình hội nhập.
- Nâng cao chất lượng xây dựng danh mục đầu tư kêu gọi vốn FDI; kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng
nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư nước ngoài: Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư theo
định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác giới thiệu hình ảnh của địa phương, nâng cao chất lượng trang Web dành cho

10
công tác thu hút vốn đầu tư.
- Tổ chức bộ máy xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, đào tạo cán bộ chuyên sâu về xúc tiến đầu tư nước
ngoài.
b) Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA):
Chủ động xây dựng danh mục các chương trình dự án ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA, làm cơ sở vận
động tài trợ; phối hợp với các tỉnh khác để thu hút vốn ODA theo các tiểu vùng; bố trí đủ vốn đối ứng thực
hiện dự án. Nâng cao năng lực đội ngũ làm kinh tế đối ngoại và quản lý dự án để thu hút và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn ODA.
UBND tỉnh giao cho Sở Kế hoạch – Đầu tư làm đầu mối cùng các ngành, tích cực phối hợp với các Bộ
ngành đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng vốn ODA để phát triển hạ tầng giao thông đô thị, giao thông
nông thôn.
3.3.6. Một số giải pháp hỗ trợ khác
3.3.6.1. Cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường đầu
tư kinh doanh thật sự thông thoáng
- Cải cách thủ tục hành chính là giải pháp đột phá trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường cho phát triển sản xuất, kinh doanh;
- Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Đẩy nhanh

tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, kinh tế hợp
tác.
- Thực hiện việc phân công, phân cấp quản lý đầu tư theo hướng tăng quyền chủ động cho cấp cơ sở;
tiếp tục đổi mới quy trình và tổ chức công khai, minh bạch thủ tục đầu tư.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng đảm bảo thống nhất, ổn định, minh bạch
và hấp dẫn hơn. Ban hành cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (áp dụng tỷ lệ
đơn giá thuê đất, giá đất với mức thấp nhất trong quy định của pháp luật) và các chính sách ưu đãi khác.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của các khu
công nghiệp (Phú Hội, Lộc Sơn)
- Định hướng đầu tư vào các lĩnh vực khai thác lợi thế của Lâm Đồng bằng cách xây dựng danh mục
và công khai rộng rãi danh mục thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực phát triển công nghiệp, du lịch, xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch, nông – lâm nghiệp.
- Kêu gọi, khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT để triển khai đầu tư sớm nhất dự án đường cao tốc
Dầu Giây – Liên Khương.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động trái phiếu công trình cho công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
trọng điểm. Ngoài ra cần chủ động, tích cực thu hút vốn ODA đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
- Đề nghị Chính phủ bổ sung mới một số tuyến bay nội địa, quốc tế đến Đà Lạt.
- Tạo điều kiện cho các địa bàn có lợi thế phát triển như Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức
Trọng khai thác quỹ đất đề tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển độ thị.
- Ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển nông nghiệp
công nghệ cao đối với rau, hoa, chè, cà phê, chăn nuôi bò sữa.
- Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch.
- Hoàn thành việc bồi thường giải phóng mặt bằng đối với dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao
(200ha), công khai danh mục ưu đãi đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.
- Ban hành chính sách thưởng thành tích vận động nhà đầu tư tại tỉnh; nghiên cứu hình thành Quĩ xúc

11
tiến đầu tư.
3.3.6.2. Tăng cường hợp tác liên tỉnh, liên kết, đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và điều hành thực
hiện quy hoạch, kế hoạch

Trong đó cần chú trọng đặc biệt hợp tác trên các lĩnh vực: Phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ;
Trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp; Trên lĩnh vực công nghiệp;Trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.
3.3.6.3. Mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế với
mức tăng trưởng cao và ổn định.
- Có định hướng tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh từ nay đến năm 2015 và đến năm 2020.
- Cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và đầu tư.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư
trong tỉnh.
- Tập trung đầu tư phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh. Hoàn chỉnh
các quy hoạch phát triển ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ quan trọng để định hướng cho doanh nghiệp mở rộng
đầu tư.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng
thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, hợp tác phát triển nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến đầu tư tại Lâm Đồng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng với các gải pháp:
+ Từng cấp, từng ngành, từng cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ cần tuân thủ tốt các
quy định của Nhà nước;
+ Đẩy mạnh thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”; rút
ngắn thời gian cấp Giấy đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các khu
công nghiệp;
+ Đẩy mạnh việc công khai, minh bạch hóa các cơ chế, chính sách.
+ Nâng cao tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh:
+ Thực hiện tốt các chính sách của Trung ương:
3.3.6.4. Tăng cường công tác quản lý đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư
3.3.6.5. Đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực văn hoá - xã hội
- Quy hoạch, rà soát lại mạng lưới trường lớp; xác định cơ sở nào cần giữ dưới dạng công lập và cở sở

nào có thể chuyển đổi.
- Quy hoạch những nơi dự kiến sẽ xây dựng trường học, cơ sở y tế, các trung tâm văn hóa, thể dục thể
thao…để thu hút các nhà đầu tư, áp dụng phương thức đầu tư BOT để kêu gọi đầu tư.
- Xây dựng đề án xã hội hóa đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 trong các lĩnh vực giáo dục đào
tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.
- Ban hành các chính sách nhằm đẩy mạnh xã hội hóa như hỗ trợ cho vay vốn, ưu đãi về thuế, ưu đãi
về tiền sử dụng đất, về tiền thuê đất…
3.3.6.6. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục các dự án
thu hút đầu tư

12
Tiến hành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thành quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, bảo đảm
tính thống nhất, ổn định; tránh chồng chéo, trùng lắp giữa các quy hoạch. Tổ chức công khai các quy hoạch.
3.3.6.7. Phát triển nguồn nhân lực
3.4. Những kiến nghị, đề xuất nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ
3.4.1. Đối với Trung ương
Đề nghị Chính phủ bổ sung các chính sách mới về thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư trong phát triển kinh
tế-xã hội, nhất là cơ chế chính sách đối với các tỉnh Tây Nguyên.
Đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Lâm Đồng được huy động nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
(một vài công trình trọng điểm) bằng cách phát hành trái phiếu công trình.
Đề nghị Chính phủ bổ sung mới một số tuyến bay nội địa, quốc tế đến Đà Lạt;
3.4.2. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu ban hành chính sách thưởng thành tích vận động vào đầu tư tại Lâm Đồng; nghiên cứu
hình thành Quĩ xúc tiến đầu tư.
- Hạn chế thu hút vốn đầu tư vào các dự án sử dụng đất rừng, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến
độ hoặc vi phạm pháp luật trong đầu tư.

KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nêu trên, nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phải được xác
định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản

về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tê-xã hội.
Đồng thời đã phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2006-2010, dự báo nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, từ đó Luận văn đã
đề xuất các giải pháp thích hợp, sát với tình hình thực tế địa phương, góp phần hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020./-

×