Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

quản trị rủi ro tại tổng công ty bảo việt nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.96 KB, 18 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



TRẦN THỊ THANH THÚY




QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY
BẢO VIỆT NHÂN THỌ








LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG






Đà Lạt – Năm 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



TRẦN THỊ THANH THÚY




QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY
BẢO VIỆT NHÂN THỌ



Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM



Đà Lạt – Năm 2012



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt i

Danh mục bảng biểu ii

Danh mục sơ đồ iii

Phần mở đầu 1

Chương1: TỔNG QUẢN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 5

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ 5

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nhân thọ 5

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ 7

1.1.3 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản 14

1.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 16

1.2.1 Khái niệm về rủi ro 16

1.2.2 Quản trị rủi ro 17

1.2.3 Quản trị rủi ro con người thông qua bảo hiểm 20


1.2.4 Quản trị rủi ro đầu tư tài chính 29

Kết luận chương 1 33

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ 35

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ 35

2.1.1 Các đơn vị thành viên trong Tập Đoàn Bảo Việt 38

2.1.2 Mô hình tổ chức của Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ 39

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của BVNT các năm
2009- 2011 43

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tại BVNT trong giai đoạn 2009-2011 46

2.2.1 Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh BHNT 46


2.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư 61

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tại BVNT 70

2.3.1 Kết quả đạt được 70

2.3.2 Tồn tại và bất cập cần giải quyết 71

Kết luận chương 2 73


Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN
TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ 74

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của BVNT trong
giai đoạn từ 2013 đến 2015 74

3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro 76

3.2.1 Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực 76

3.2.2 Cải tiến phần mềm quản lý 77

3.2.3 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro 77

3.2.4 Giải quyết quyền lợi khách hàng 79

3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính 80

3.3 Kiến nghị 81

3.3.1 Đối với Nhà Nước, Chính Phủ 81

3.3.2 Đối với Hiệp hội bảo hiểm 85

3.3.3 Đối với Tập Đoàn _Bảo Việt 87

Kết luận chương 3 90

Kết Luận chung 91


Danh mục tài Liệu tham khảo 92




1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1.1. Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nhân thọ
Ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con người luôn được coi là lực lượng sản xuất chủ yếu, là nhân tố
quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội. Song trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày, con người cũng không tránh khỏi những rủi ro như: Tai nạn, ốm đau, bệnh tật, mất việc làm, già
yếu v.v. và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề mà bất kỳ xã hội nào cũng quan tâm
là làm thế nào để khắc phục được hậu quả của rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người.
Ngoài ra, đối với mỗi cá nhân và gia đình, việc tiết kiệm chi tiêu hiện tại để chuẩn bị cho tương lai,
cho việc giáo dục con cái, chuẩn bị hành trang cho con cái vào đời là biện pháp hết sức thiết thực và có ý
nghĩa.Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì người ta càng có điều
kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình.
Ngoài Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, các dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ ra đời là hết sức cần thiết
nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội.Bảo hiểm Nhân thọ,là loại hình bảo hiểm
con người và là hình thức bảo hiểm thương mại, bổ sung cho Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế, nhằm bảo
đảm ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể,
tính mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm Nhân thọ có đối tượng tham gia rộng hơn, quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ phí
bảo hiểm do những người tham gia đóng góp, số tiền chi trả căn cứ vào sự thỏa thuận và cam kết trong hợp
đồng. Hình thức bảo hiểm là tự nguyện.
1.1.2. khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo hiểm nhân thọ

1.1.2.1 Khái niệm
Xét về khía cạnh vật chất, cuộc sống của con người là vô giá và không thể có một tổ chức nào có thể
cung cấp một giá trị tương đương với một sinh mạng con người, vì lý do đó bảo hiểm nhân thọ là một thoả
thuận dựa trên một số tiền cụ thể chứ không mang tính chất bồi thường như bảo hiểm tài sản khác.
Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm của Việt Nam thì: "Bảo hiểm Nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho
trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết".
1.1.2.2 Đặc điểm
a. Bảo hiểm Nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính bảo vệ tài chính.
b. Bảo hiểm Nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau cho người tham gia bảo hiểm.
c. Thời hạn Bảo hiểm Nhân thọ thường rất dài, quan hệ giữa các bên trong mỗi hợp đồng Bảo hiểm
Nhân thọ lại rất đa dạng.
d. Phí bảo hiểm Nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá
phức tạp .
e. Bảo hiểm Nhân thọ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
1.1.2.3 Vai trò của BHNT:


2
a. Đối với

các cá nhân và gia đình : Bảo hiểm Nhân thọ đã khắc phục được hậu quả rủi ro khi người
được bảo hiểm không may bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong nhằm ổn định cuộc sống gia đình và người
thân. Đồng thời BHNT còn thỏa mãn được các nhu cầu như: tiết kiệm, hưu trí
b. Đối với nền kinh tế quốc dân : Bảo hiểm Nhân thọ là một trong những kênh huy động vốn hữu
hiệu để đầu tư góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.
c. Đối với các tổ chức kinh tế - xã hội : Những nhu cầu của các tổ chức kinh tế - xã hội là: Tạo ra sự
tự chủ về mặt tài chính, khi những người giữ các cương vị quan trọng của họ bị tử vong.
1.1.3 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản:
- Bảo hiểm trong trường hợp tử vong (bảo hiểm tử kỳ)
- Bảo hiểm trong trường hợp còn sống (bảo hiểm sinh kỳ )

- Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp:

Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp
người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống.
- Các sản phẩm bổ trợ
1.2. Quản trị rủi ro trong công ty bảo hiểm nhân thọ
1.2.1 Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là sự bất trắc xảy ra trong tương lai. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có
thể mang tới những mất mát, tổn thất, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ
hội. Cả doanh nghiệp và cá nhân đều đối mặt với 2 loại rủi ro là rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ.
1.2.1.1 Rủi ro thuần túy: Khả năng thiệt hại về tài chính mà không có khả năng thu lời gọi là rủi ro
thuần túy và là loại rủi ro duy nhất được bảo hiểm. Mục đích của bảo hiểm là bồi thường mất mát về tài
chính mà không tạo cơ hội cho việc thu lời.
1.2.1.2 Rủi ro đầu cơ:
Rủi ro đầu cơ là những rủi ro dẫn đến 3 kết quả có khả năng xảy ra: Tổn thất, thu lời hoặc không
thay đổi.
1.2.2 Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ các rủi ro, hoặc khắc phục các hậu
quả mà rủi ro đã gây ra đối với hoạt động kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng tối ưu các nguồn
lực của doanh nghiệp, giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và của cải. Để loại trừ hoặc giảm thiểu
mức độ rủi ro, người ta có thể sử dụng các phương thức xử lý rủi ro như: Né tránh rủi ro; Kiểm soát rủi ro;
Chấp nhận rủi ro; Chuyển giao rủi ro.
1.2.3 Quản trị rủi ro con người thông qua bảo hiểm (Mua bảo hiểm chính là chuyển giao rủi ro)
Bằng cách chia sẻ rủi ro, các cá nhân có khả năng bị mất mát về kinh tế sẽ chuyển rủi ro cho Công ty
bảo hiểm. Các Công ty bảo hiểm biết rằng, không phải mọi người tham gia bảo hiểm cho những thiệt hại về
kinh tế do bị thương tật sẽ đều gặp rủi ro thương tật. Trong thực tế, chỉ có một tỷ lệ nhỏ những người tham
gia bảo hiểm có thể bị thương tật trong thời gian bảo hiểm. Bằng việc thu phí bảo hiểm từ các cá nhân và
doanh nghiệp mong muốn chuyển rủi ro về tài chính do thương tật, các Công ty bảo hiểm sẽ dàn trải chi phí
do các thiệt hại sẽ xảy ra trong một tập hợp những người được bảo hiểm. Sau đó Công ty bảo hiểm cung cấp
sự bảo vệ trước những tổn thất về kinh tế bằng việc áp dụng một quy luật đơn giản.



3
Những đặc điểm của rủi ro có thể được bảo hiểm:
Các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế dựa theo một số nguyên tắc cơ bản trong việc xác định những
rủi ro có thể được bảo hiểm. Để một rủi ro - tổn thất tiềm năng - được bảo hiểm, rủi ro đó phải có một vài
đặc điểm:
1. Tổn thất phải xảy ra một cách ngẫu nhiên.
2. Tổn thất phải xác định được.
3. Tổn thất phải đáng kể.
4. Xác suất tổn thất phải dự tính được.
5. Tổn thất không phải là tính chất thảm họa đối với công ty bảo hiểm.
Năm đặc điểm cơ bản trên xác định các rủi ro có thể được bảo hiểm và hình thành nền móng cho
công tác kinh doanh bảo hiểm. Những tổn thất tiềm năng không có những đặc điểm trên nói chung không
được coi là rủi ro có thể được bảo hiểm.
1.2.3.1 Đánh giá mức độ rủi ro
Công ty bảo hiểm không thể cho rằng rủi ro của mỗi khách hàng đề nghị được bảo hiểm đều có khả
năng xảy ra ở mức trung bình. Ngoài ra, những cá nhân tin tưởng rằng mình có mức độ tổn thất trên trung
bình có xu hướng mong muốn tham gia bảo hiểm hơn những người mà khả năng xảy ra tổn thất dưới trung
bình. Xu hướng này - gọi là sự lựa chọn bất lợi cho công ty bảo hiểm hay sự lựa chọn đối nghịch - là lý do
chủ yếu buộc Công ty bảo hiểm phải kiểm tra kỹ từng giấy yêu cầu bảo hiểm để đánh giá đầy đủ về mức độ
rủi ro mà Công ty sẽ phải chịu nếu đồng ý chấp nhận bảo hiểm. Nếu Công ty bảo hiểm luôn đánh giá thấp
mức độ rủi ro được nhận bảo hiểm thì tỷ lệ phí bảo hiểm có thể không đủ để chi trả quyền lợi bảo hiểm đã
cam kết.
a. Xác định rủi ro: các nhà bảo hiểm không thể dự đoán được khi nào một người sẽ chết hoặc sẽ bị
bệnh tật. Tuy nhiên, các nhà bảo hiểm có thể nhận biết được những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm khả
năng mà một người sẽ bị tổn thất.
b. Phân loại rủi ro: Mục đích của việc phân loại rủi ro là để nhà bảo hiểm có thể xác định tỷ lệ phí
thích hợp đối với phạm vi bảo hiểm được yêu cầu.
1.2.3.2 Rủi ro chuẩn

Những người đề nghị được bảo hiểm có khả năng xảy ra thiệt hại không lớn hơn so với mức trung
bình được xếp vào loại rủi ro chuẩn và phí bảo hiểm mà họ phải đóng gọi là tỷ lệ phí chuẩn.
1.2.3.3 Rủi ro dưới chuẩn
Những người đề nghị bảo hiểm mà có khả năng thiệt hại lớn hơn nhiều so với mức trung bình nhưng
vẫn có thể được bảo hiểm thuộc loại rủi ro dưới chuẩn hay những rủi ro loại đặc biệt.
1.2.3.4 Rủi ro bị từ chối :
Bao gồm những người đề nghị được bảo hiểm có rủi ro quá lớn, nằm ngoài khả năng của Công ty
bảo hiểm.
1.2.4 Quản trị rủi ro đầu tư tài chính
Đối với công ty bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư quỹ tài chính rất phức tạp do sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ đa dạng và phức tạp, lại thêm cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Một đặc điểm chung của


4
hoạt động đầu tư của công ty BHNT là chịu tác động rất lớn của những thay đổi về lãi suất và lạm phát do
nguồn vốn đem đầu tư thường là dài hạn. Do tính chất dài hạn của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nhu
cầu chi trả có thể dự đoán được một cách khá chính xác nên các quỹ bảo hiểm nhân thọ thường đầu tư vào
các loại chứng khoán dài hạn.
Hoạt động đầu tư giúp công ty BHNT thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đối với người tham
gia bảo hiểm. Bởi vì bảo hiểm nhân thọ không chỉ có tính rủi ro mà còn có tính tiết kiệm. Do đó việc đầu tư
có hiệu quả không đơn thuần là phát triển quỹ tài chính mà còn là trách nhiệm của công ty bảo hiểm để đảm
bảo cho khách hàng được trả lãi. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt để đảm bảo đầu tư an toàn và hiệu
quả công ty BHNT cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau :
1.2.4.1 Nguyên tắc an toàn
Nguyên tắc này được đặt ra nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư và bảo toàn nguồn vốn sử dụng.
Hoạt động đầu tư luôn đứng trước những rủi ro như:Rủi ro về lãi suất, Rủi ro tín dụng, Rủi ro thị trường, Rủi
ro tiền tệ, Rủi ro biến động giá trong đầu tư chứng khoán
Nguyên tắc an toàn được pháp luật thể chế bằng việc quy định danh mục đầu tư với những lĩnh vực
có mức độ rủi ro đầu tư thấp. Điều 98, Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành năm 2000 quy định Công ty
BHNT được đầu tư vào những lĩnh vực sau:

Mua trái phiếu chính phủ;
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
Kinh doanh bất động sản;
Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
1.2.4.2 Nguyên tắc sinh lời
Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động đầu tư là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận cao là
mục tiêu của tất cả mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường. Với công ty BHNT, lợi nhuận
là rất cần thiết giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính, đứng vững trong cạnh tranh và thực hiện
các chiến lược của mình.
1.2.4.3 Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên :Song song với mục tiêu lợi nhuận là
mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán.Thực tế hai mục tiêu này thường có sự đánh đổi lẫn nhau: Khi doanh
nghiệp bảo hiểm muốn tăng lợi nhuận thì phải chấp nhận tăng khả năng rủi ro. Do đó việc đầu tư của doanh
nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo có tính thanh khoản hợp lý vì doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải thanh toán
cho khách hàng bất kỳ lúc nào khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM
(gọi tắt là Bảo Việt Nhân Thọ)
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ (BVNT): Ngày 17/12/1964: Bảo Việt -
Tên giao dịch chính thức của Công ty Bảo hiểm Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 179/CP của
Chính phủ; tiền thân của Tập đoàn Tài chính Bảo Việt.


5
Ngày 01/03/1996: Thành lập lại Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam, Bảo Việt vinh dự được xếp
hạng Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, trở thành 1 trong 27 doanh nghiệp lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế Việt Nam. Các chi nhánh ở các tỉnh thành trở thành các công ty thành viên của Tổng Công
Ty.
Năm 2003 - 2004: Bảo Việt tách ra thành hai Tổng Công ty hạch toán độc lập đó là Tổng Công ty

Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt Nhân thọ), với số vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng và Tổng
Công ty Bảo Hiểm Việt Nam (Gọi tắt là Bảo Việt Việt Nam) với số vốn điều lệ là 900 tỷ đồng.
Lĩnh vực kinh doanh của Tập Đoàn Tài Chính Bảo Việt
- Đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết ; kinh doanh dịch vụ tài chính và các lĩnh vực
khác theo quy định pháp luật.
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ, tái bảo hiểm.
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Môi giới, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Dịch vụ ngân hàng
- Đầu tư kinh doanh, quản lý dịch vụ bất động sản.
2.1.1 Các đơn vị thành viên trong Tập Đoàn Tài chính – Bảo hiểm BảoViệt
a)Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt)
b)Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ (Bảo Việt Nhân thọ):
c) Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BMF):
d) Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
e) Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (Baovietbank)
f) Công ty cổ phần Đầu tư Bảo Việt
2.1.2 Mô hình tổ chức của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ
Năm 1996, Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên triển khai loại hình bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Ngày 01/01/2004, Bảo Việt Nhân thọ được tách khỏi Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam để trở thành doanh
nghiệp hạch toán độc lập. Tháng 11/2007, cùng với việc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam chuyển đổi thành
mô hình Tập đoàn cổ phần, Bảo Việt Nhân thọ cũng đã chuyển đổi thành Tổng Công Ty Bảo Việt Nhân thọ
hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Bảo Việt sở hữu 100%
vốn. Là một trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Việt Nam, Bảo Việt Nhân thọ có hệ thống
mạng lưới 60 công ty thành viên và hơn 200 điểm phục vụ khách hàng trên toàn quốc, đội ngũ gần 2.200 cán
bộ và 24.000 đại lý.
Sau khi Cổ phần hóa, được sự hổ trợ của đối tác chiến lược nước ngoài HSBC, từ năm 2009 Tổng
Công ty Bảo Việt Nhân thọ bắt đầu thực hiện cải cách mạnh mẽ mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tập
trung hóa, chuyên môn hóa nâng cao năng suất, tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ khách
hàng.


Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân họ




Khối quản
lý hoạt
Kh
ối
Khối
Kinh doanh
Khối dịch
vụ
Khối
văn
Kênh
phân phối
Hội đồng thành viên
Tổng Giám Đốc


6


























2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh của BVNT các năm 2009- 2011
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BVNT
các năm 2009- 2011
Đơn vị :tỷ đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu 5.323 6.132 6.661
Doanh thu từ hoạt động bảo hiểm 3.704 4.037 4.488
Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.614 2.089 2.167
Doanh thu từ hoạt động khác 5 5 6
Tổng chi phí (4.868) (5.523) (6.045)
Chi phí từ hoạt động bảo hiểm (4.001) (4.062) (4.053)
Chi phí từ hoạt động tài chính (325) (913) (1.226)

Chi phí bán hàng và chi phí QLDN (542) (548) (775)
Chi phí khác (0,16) (0,1) (0,3)
Lợi nhuận trước thuế 456 608 606
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (88) (121) (140)
Lợi nhuận sau thuế 363 482 460
Nguồn Báo cáo thường niên của BVNT


7
Từ năm 2009 đến năm 2011 Bảo Việt Nhân thọ luôn hoàn thành và tăng trưởng các chỉ tiêu kinh
doanh. Tổng doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh
thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chiếm
trên 65% so với tổng doanh thu. Doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm khoảng 32% so với tổng doanh thu.
Trong ba năm từ năm 2009 đến 2011 doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ luôn tăng trưởng, doanh thu năm sau
luôn cao hơn năm trước.
Năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nên lợi nhuận trước thuế năm 2011 không cao hơn so
với năm 2010. Do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2011 tăng cao (775tỷ/548 tỷ)
tương đương tăng 41% so với năm 2010; Trong khi đó năm 2010 /2009 chỉ tiêu này chỉ tăng (548tỷ/542 tỷ)
tương đương 1% đã làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 606 tỷ đồng thấp hơn năm 2010 (608 tỷ
đồng).
2.1. Thực trạng quản trị rủi ro tại BVNT giai đoạn 2009-2011
2.2.1 Quản trị rủi ro bảo hiểm tại Bảo Việt Nhân thọ
2.2.1.1 Quản trị công tác đánh giá rủi ro chấp nhận bảo hiểm.
Đánh giá rủi ro là công tác hết sức quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ. Ý nghĩa
nổi bật của nghiệp vụ này là ngăn ngừa sự trục lợi từ phía khách hàng chuẩn bị tham gia bảo hiểm và đảm
bảo sự công bằng giữa những người đang được bảo hiểm. Đây là trách nhiệm của Công ty bảo hiểm nhân thọ
và bằng cách thực hiện nghiệp vụ này một cách thoả đáng, Công ty Bảo hiểm nhân thọ sẽ có được uy tín trên
thị trường, tránh thua lỗ về tài chính đồng thời đảm bảo được khả năng thanh toán cho khách hàng.
Tại Bảo Việt Nhân thọ nghiệp vụ đánh giá rủi ro bảo hiểm do Phòng Chấp nhận bảo hiểm thuộc
Khối quản lý hoạt động (COC- Centralize Operation Center) thực hiện. Các chuyên viên đánh giá rủi ro là

các bác sĩ có trình độ chuyên môn về Y học. Công tác đánh giá rủi ro bao gồm bốn hoạt động: Đánh giá rủi
ro ban đầu; Xem xét Giấy yêu cầu bảo hiểm; Thu thập thêm thông tin để ra quyết định hợp lý; Ra quyết định
đánh giá rủi ro đối với từng trường hợp .
Đánh giá rủi ro (ĐGRR) ban đầu được thực hiện thông qua đại lý khai thác. Nếu công tác này
được thực hiện tốt sẽ giúp Công ty đánh giá rủi ro hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Giấy yêu cầu bảo hiểm (GYCBH) do Bảo Việt Nhân thọ thiết kế, Bên mua bảo hiểm phải có nghĩa
vụ kê khai trung thực, đầy đủ tất cả các thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như tiền sử
bệnh tật của bản thân vào Giấy yêu cầu bảo hiểm khi bắt đầu mua bảo hiểm nhân thọ.
Thu thập thông tin bổ sung: Để thu thập thêm thông tin của khách hàng, BVNT sẽ chọn mẫu hoặc
chỉ định kiểm tra sức khỏe của khách hàng theo quy định mà BVNT đã ban hành.
Ra quyết định đánh giá rủi ro
Các chuyên viên đánh giá rủi ro sẽ thực hiện đánh giá rủ ro dựa trên quy trình đã được xây dựng.
Các tiêu chí được quan tấm khi thực hiện đánh giá rủi ro như là khả nâng tài chính, nghề nghiệp, thói quen
giải trí, hoạt động thể thao và tình trạng sức khỏe.
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu ĐGRR thực hiện qua các năm (2009-2011)
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
% khám sức
khỏe/GYCBH
28%/GYCBH 30%/GYCBH 31%/GYCBH


8
% châp nhận dưới
chuẩn/tổng số GYCBH
7% /Tổng số
GYCBH
10,6%/Tổng số
GYCBH
11%/Tổng số
GYCBH

Nguồn: báo cáo nội bộ BVNT
Với kinh nghiệm và khả năng chuyên môn cao, các chuyên viên đánh giá rủi ro đã từ chối những
trường hợp có nguy cơ trục lợi ngay từ ban đầu.

2.2.1.2 Quản trị công tác tái bảo hiểm :
Mục đích chính của tái bảo hiểm là gia tăng khả năng bảo hiểm cho các hợp đồng có số tiền bảo
hiểm lớn mà vẫn kiểm soát tốt rủi ro, bên cạnh đó tái bảo hiểm cũng mang lại nhiều lợi ích như là: Cho phép
Bảo Việt Nhân thọ chấp nhận mức rủi ro cao hơn và kiểm soát các rủi ro này, qua đó giúp Bảo Việt Nhân thọ
đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường đồng thời hạn chế các biến động lớn về vốn và lợi nhuận thông qua việc
tái bảo hiểm các hợp đồng lớn và duy trì hạn mức giữ lại phù hợp với khả năng tài chính.
2.2.1.3 Quản trị công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm
Một trong những mục đích quan trọng nhất của công tác đánh giá rủi ro là bảo vệ cả Công ty bảo
hiểm và người được bảo hiểm tránh những rủi ro lớn. Do vậy, công tác đánh giá rủi ro hiệu quả sẽ giúp công
ty bảo hiểm thực hiện những trách nhiệm của mình đối với những người tham gia bảo hiểm trong việc: Giải
quyết chi trả tất cả các yêu cầu bồi thường hợp lệ một cách nhanh chóng và chính xác hoặc từ chối những
yêu cầu bồi thường gian lận hoặc ngoài phạm vi bảo hiểm. Qua nghiệp vụ này có thể phát hiện những trường
hợp trục lợi bảo hiểm từ đó có những điều chỉnh kịp thời giữa các nghiệp vụ đánh giá rủi ro, quản lý hợp
đồng và đào tạo đại lý.
Công tác giám định xác minh trước khi ra quyết định chi trả quyền lợi bảo hiểm là một hoạt động
không thể thiếu tại Bảo Việt Nhân thọ. Để có thể kiểm soát chi phí đầu ra Bảo Việt Nhân thọ luôn chú trọng
và tăng cường công tác giám định xác minh trước khi giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Gian lận, trục lợi có tác
động rất mạnh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, vì vậy giám định xác minh được xem như
một chiếc “barie” để ngăn chặn hiện tượng gian lận, trục lợi bảo hiểm.
Bảng 2.6 Bảng tỷ lệ từ chối và chết bệnh năm 1-2 của hợp đồng
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
% từ chối/trường hợp xảy ra 7,8% 8,7% 9,4%
% chết bệnh/năm 1 và năm 2 của HĐ 9,1% 7,6% 7,3%
Nguồn: báo cáo nội bộ BVNT
2.2.1.4 Quản trị công nghệ thông tin
Tại Bảo Việt Nhân thọ, song song với sự thay đổi về mô hình tổ chức, quản lý tập trung nghiệp vụ,

Công nghệ thông tin cũng được chú trọng nhằm đáp ứng với tình hình đổi mới. Song song với việc mua thêm
gói phần mềm quản lý sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thế hệ mới, BVNT không ngừng cải tiến đổi mới phần
mềm đang sủ dụng để đáp ứng với mô hình đổi mới hiện nay. Bên cạnh đó các phần mềm hỗ trợ như :
helpdesk(helpdesk software), công nghệ web hình ảnh trên internet, thư điện tử Lotus Note đã được úng
dụng tại BVNT.
2.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư
Song song với công tác quản trị rủi ro bảo hiểm, Bảo Việt Nhân thọ cũng luôn luôn quan tâm chú
trọng tới công tác quản trị rủi ro tài chính. Đầu tư tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
bảo toàn quỹ tài chính bảo hiểm, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính và đứng vững trong cạnh tranh. Thêm


9
nữa, thu nhập từ đầu tư tài chính còn là nguồn để doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện các cam kết với
khách hàng, nâng cao tính hấp dẫn của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
2.2.2.1 Quản trị các nguồn vốn đầu tư
Năm 2009 thực hiện mô hình tập trung kế toán, Bảo Việt Nhân thọ đã có sự thay đổi lớn đó là các
nguồn thu từ các Công ty thành viên đều được tập trung vào một tài khoản chính do BVNT làm chủ tài
khoản. Nhờ vậy nguồn vốn từ 60 công ty thành viên thu về đã được tập trung nhanh và được đầu tư kịp thời
hơn.
Nguồn vốn của Bảo Việt Nhân thọ bao gồm:
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp
trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện nay vốn Điều lệ của Tổng
Công ty Bảo Việt Nhân thọ là 1.500tỷ đồng.
- Quỹ dự trữ bắt buộc được trích lập từ lợi nhuận sau thuế làm tăng khả năng tài chính của doanh
nghiệp bảo hiểm, là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
DNBH. (Điều 47 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định)
- Dự phòng nghiệp vụ Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp
vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Dự phòng
nghiệp vụ bao gồm:
a)Dự phòng toán học

b) Dự phòng phí chưa được hưởng,
c) Dự phòng bồi thường,
d) Dự phòng chia lãi,
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối,
- Và các nguồn vốn khác.

Bảng 2.7 Nguồn vốn kinh doanh của TCT BVNT từ 2009-2011
STT NGUỒN VỐN
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ

(%)
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ

(%)
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ

(%)
1 Vốn chủ sở hữu 1.527.433 8,91 1.587.649 7,71 1.573.574 7,95
2
Nguồn dựphòng
nghiệp vụ
14.808.931 86,35 15.735.105 76,37 16.206.994 81,84
3

Nguồn vốn
khác
813.717 4,74 3.281.301 15,92 2.021.607 10,21

Tổng cộng 17.150.081 100 20.604.055 100 19.802.175 100
Nguồn: Báo cáo thường niên BVNT
Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn kinh doanh của BVNT gồm Vốn chủ sở hữu chiếm dưới
10%; nguồn vốn từ dự phòng nghiệp vụ chiếm từ 75% -85%, đây là ngồn vốn kinh doanh chủ yếu của
BVNT, và ngoài ra còn có nguồn vốn kinh doanh khác.
2.2.2.2 Quản trị các hình thức đầu tư


10
Nguồn vốn đem đi đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phần lớn lấy từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Do đó để đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của công ty thì doanh
nghiệp bảo hiểm khi đầu tư không chỉ tính đến lợi nhuận mà còn phải đảm bảo khả năng đáp ứng cao trách
nhiệm đối với người được bảo hiểm. Nếu như không có sự quản lý hoạt động đầu tư một cách chặt chẽ,
doanh nhgiệp bảo hiểm sẽ có xu hướng tìm kiếm các hình thức đầu tư sao cho thu được lợi nhuận cao nhất
trên cơ sở tài sản tài chính hiện có.


11
Bảng 2.8 Kết quả kinh doanh của danh mục đầu tư của TCT BVNT giai đoạn 2009-2011
S
T
T
Danh mục
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn
(trđ)

Lãi
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
Vốn
(trđ)
Lãi
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
Vốn
(trđ)
Lãi
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
1
Trái phiếu Chính phủ
7.731.953
736.994
9,53
8.634.280
885.742
10,26
10.068.605
1.036.371
10,29
2
Trái phiếu doanh nghiệp
(có bảo lãnh)

25.000 3.429 13,72 25.000 3.333 13,33 20.000 2.689 13,44
3
Trái phiếu doanh nghiệp
(không có bảo lãnh)
2.182.646 206.983 9,48 2.214.000 232.571 10,50 2.214.000 238.980 10,79
4
Tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng
3.248.944 307.864 9,48 5.278.300 625.450 11,85 5.157.559 546.314 10,59
5
Cổ phiếu
1.594.181
187.219
11,74
1.436.306
150.621
10,49
727.940
55.546
7,63
6
Góp vốn vào các doanh
nghiệp khác
198.192 15.848 8,00 198.192 16.577 8,36 211.475 17.505 8,28
7
Cho vay theo hợp đồng
BHNT và vay phí tự động.
1.117.442 144.341 12,92 1.117.442 140.104 12,54 1.067.591 147.071 13,78
8
Quỹ Universal Life

190.818
11.993
6,28
455.613
34.285
7,53
848.648
99.036
11,67
9
Quỹ Unit Linked

-


-

225.911
23.118
10,23
10
Đầu tư khác
24.756
-

23.449
-

23.449
-

-

Tổng cộng/
Tỷ lệ bình quân
16.313.932 1.614.670 9,90 19.382.582 2.088.683 10,78 20.565.178 2.166.629 10,54
Nguồn : Báo cáo thường niên BVNT


12
*Công tác quản trị rủi ro các khoản mục đầu tư của BVNT:
- Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp (có bảo lãnh) có tính an toàn cao do vậy lợi suất
thấp, BVNT đã sử dụng gần 50% nguồn vốn để đầu tư vào khoản mục này.
- Khoản mục trái phiếu doanh nghiệp (không có bảo lãnh) cổ phiếu, góp vốn vào các doanh nghiệp
khác, BVNT đã sử dụng khoản <25% nguồn vốn để đầu tư.
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là khoản mục có thời gian đáo hạn cố định, để hạn chế rủi ro tín
dụng đối với khoản mục này, BVNT đầu tư vào danh mục đa dạng, lựa chọn các ngân hàng có điểm xếp
hạng tín dụng cao.
- Cho vay theo hợp đồng và vay phí tự động là các khoản vay theo đơn bảo hiểm nhân thọ.

Danh
mục đầu tư này luôn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, nguyên do là BVNT sẽ không xác định được khi nào khách
hàng có nhu cầu vay tiền.
* Biên khả năng thanh toán tối thiểu cho biết doanh nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng thanh toán theo
quy định để sẵn sàng chi trả tức thời cho khách hàng khi rủi ro sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Bảng2.9 Biên khả năng thanh toán của TCT BVNT từ 2009-2011.
Đơn vị: triệu đồng
STT

CHỈ TIÊU Năm 2009


Năm 2010

Năm 2011

1 Biên khả năng thanh toán tối thiểu
702.864
759.706
811.620
2
Biên kh
ả năng thanh toán của TCT
BVNT
980.598
1.085.743
1.084.127
3
So sánh
(1) và
(2)
Số tuyệt đối: (2)-(1)
277.734
326.038
272.507
Số tương đối: (2)/(1)
140%
143%
134%
Nguồn: Báo cáo thường niên BVNT
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tại BVNT
2.3.1 Kết quả đạt được :

2.3.1.1 Đối với rủi ro bảo hiểm:
Đã xác định các biện pháp tính toán rủi ro bảo hiểm phù hợp với tình hình cạnh tranh. Rà soát các
trường hợp vi phạm giới hạn khai thác, giải quyết quyền lợi bảo hiểm cũng như các nhóm tiêu chuẩn và yêu
cầu pháp lý liên quan đến khai thác và bồi thường.
2.3.1.2 Đối với rủi ro đầu tư:
Rà soát, đánh giá chất lượng danh mục đầu tư kịp thời để đảm bảo rủi ro không quá hạn mức. Thống
nhất công cụ đo lường rủi ro thị trường và biểu mẫu phân tích rủi ro thị trường nhằm tăng cường nhận thức
về những tác động của danh mục cổ phiếu đối với kết quả kinh doanh.
2.3.2 Tồn tại và bất cập cần giải quyết
2.3.2.1 Đại lý khai thác bảo hiểm không hợp tác với BVNT
2.3.2.2 Quy trình QTRR tại Các phòng thuộc khối COC chưa tốt: Chưa triệt để rà soát các Giấy yêu
cầu đã bị từ chối. Chưa đánh giá rủi ro trên Tổng số tiền bảo hiểm để kiểm soát rủi ro đối với NĐBH có số
tiền bảo hiểm lớn.
2.3.2.3 Cộng tác viên y tế chưa làm tròn trách nhiệm.


13
2.3.2.4 Việc phối hợp với cơ quan chức năng còn khó khăn:

Công tác giám định xác minh gặp nhiều
khó khăn; Bệnh viện không hợp tác hỗ trợ công ty bảo hiểm về việc trích lục bệnh án; cơ quan công an từ
chối cung cấp thông tin
Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI BẢO
VIỆT NHÂN THỌ
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của BVNT trong giai đoạn từ 2013 đến 2015
* Hoàn thiện mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế
* Đẩy mạnh triển khai các dự án Công nghệ thông tin
* Hoạt động đầu tư an toàn –hiệu quả
* Đẩy mạnh truyền thông và phát triển thương hiệu
* Phát triển thị trường, sản phẩm, dịch vụ khách hàng, kênh phân phối

3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro
3.2.1 Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực
Thu hút nhân tài và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên. Xây dựng bản đồ học tập
chung và bản đồ học tập chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2 Cải tiến phần mềm quản lý
Xây dựng và hiện đại hóa hệ thống công nghệ tin học ứng dụng trong hoạt động quản lý nghiệp vụ,
tài chính, phục vụ khách hàng. Xây dựng hệ thống giao dịch trên mạng, lập địa chỉ websites, ứng dụng tin
học trong quản lý nội bộ doanh nghiệp
3.2.3 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro:
* Nâng cao chất lượng trong khâu khai thác :
* Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro tại KHỐI HOẠT ĐỘNG :
Cần xây dựng quy trình đánh giá rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế, cải tiến bộ tiêu chuẩn đánh giá
rủi ro phù hợp hơn.Phải thường xuyên rà soát chất lượng khám sức khỏe của các cơ sở y tế. Thành lập thêm
bộ phận nghiên cứu đánh giá rủi ro, có chức năng nghiên cứu, tập hợp số liệu thống kê qua công tác đánh giá
rủi ro trực tiếp, nghiên cứu công tác ĐGRR của các Công ty BHNT nước ngoài.
3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ trong công tác giải quyết khiếu nại :

Cần nghiên cứu phối hợp với các
phòng ban như Pháp chế, Actury…để đưa ra bộ quy trình giải quyết quyền lợi chuẩn phù hợp với thông lệ
quốc tế.
3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính
Đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đầu tư kinh doanh bất động sản.
3.3 Kiến nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước :
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh Bảo hiểm Nhân thọ.

Đổi mới cơ chế quản lý
Nhà nước đối với thị trường Bảo hiểm Nhân thọ. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của thị trường Bảo
hiểm Nhân thọ
3.3.2. Đối với Hiệp hội Bảo Hiểm :



14
Mở rộng phạm vi hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về đào tạo, trao đổi thông tin, hợp tác
kinh doanh, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm cũng như các biện pháp đề
phòng và hạn chế tổn thất. Xây dựng nguyên tắc xử lý trục lợi bảo hiểm chung. Thường xuyên cập nhật
thông tin cho tất cả các công ty bảo hiểm về những trường hợp trục lợi bảo hiểm, tình trạng trực lợi bảo hiểm
để cùng trao đổi, tìm ra giải pháp xử lý kịp thời
3.3.3. Đối với Tập Đoàn Bảo Việt :
- Xây dựng văn hoá phục vụ khách hàng :
- Nâng cao năng lực về vốn, tăng cường khả năng tài chính
- Tăng cường đào tạo cho đại lý bảo hiểm
- Chú trọng công tác thẩm định hồ sơ yêu cầu tham gia bảo hiểm trước khi ra quyết định chấp nhận
bảo hiểm

KẾT LUẬN
Trước tiến trình hội nhập WTO, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, để nâng cao năng
lực cạnh tranh các doanh nghiệp đã chú trọng công tác quản trị doanh nghiệp. Tổng Công ty Bảo Việt
Nhân thọ là đơn vị kinh doanh về dịch vụ tài chính cũng cần hết sức quan tâm đến công tác quản trị
rủi ro nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững, đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ nước ngoài.
Với mục đích nghiên cứu đã đặt ra, dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu quản trị rủi ro tại các doanh
nghiệp, kết hợp với việc nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn của một số doanh nghiệp bảo hiểm khác,
luận văn đã tổng hợp được những vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tại Tổng công
ty Bảo Việt Nhân thọ và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro giúp Bảo Việt
Nhân thọ nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2015

×