Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.83 KB, 18 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN DUY THỂ




NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG













Đà Lạt – 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN DUY THỂ



NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG


Chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng

Mã số : 60 34 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN






Đà Lạt – 2012


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………… i
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………… iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………v
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 6
1.1. Khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh 6
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 6
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh 8

1.1.3. Năng lực ( sức) cạnh tranh 8
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 9
1.2.1. Tiềm lực tài chính 9
1.2.2. Năng lực hoạt động 12
1.2.3. Sự đa dạng và giá cả sản phẩm dịch vụ 12
1.2.4. Kênh phân phối 13
1.2.5. Nguồn nhân lực, năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức 13
1.2.6. Năng lực công nghệ 15
1.2.7. Truyền tin và xúc tiến 15
1.2.8. Vị thế và danh tiếng 16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.
16
1.3.1. Các nhân tố quốc tế 17
1.3.2. Các nhân tố trong nƣớc 18
1.4. Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
một số Ngân hàng lớn trên thế giới. 22


1.4.1. Kinh nghiệm từ Deutsche bank 22
1.4.2. Kinh nghiệm từ HSBC Holdings 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV LÂM ĐỒNG . 27
2.1. Khái quát về BIDV và BIDV Lâm Đồng 27
2.1.1. Sơ lƣợc về BIDV 27
2.1.2. Sơ lƣợc về BIDV Lâm Đồng 35
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng 38
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng từ năm 2008 đến nay 38
2.2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng 41
2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng
64
2.3.1. Điểm mạnh 64

2.3.2. Điểm yếu 65
2.3.3. Nguyên nhân 68
CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 71
CỦA BIDV LÂM ĐỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI 71
3.1. Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 71
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm
Đồng 72
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành 72
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính 77
3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ 83
3.2.4. Giải phát đầu tƣ và ứng dụng công nghệ 93
3.3. Kiến nghị ………………………………………………………… 95
3.3.1. Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng và các Sở, Ban ngành địa phƣơng
95
3.3.2. Đối với chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Lâm Đồng 95


3.3.3. Đối với hội sở chính BIDV 96
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
và các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng không ít cơ hội để thu hút nguồn vốn, đổi mới công nghệ,
trao đổi kinh nghiệm về quản trị điều hành.
Cùng với việc gia nhập WTO là cam kết mở cửa lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Điều này không những

mang đến cơ hội mà bên cạnh đó là những thách thức đặt ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam khi
phải cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh hơn, sản phẩm dịch vụ đa
dạng phong phú hơn.
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam, các Ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải thay
đổi, phải cải tổ mạnh mẽ hơn nữa về cơ cấu tổ chức, về công nghệ, về nguồn nhân lực và về sản phẩm dịch
vụ,
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam( BIDV) cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mặc dù đã có những
lợi thế cạnh tranh như : có bề dày lịch sử, có mạng lưới phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng hoạt
động của BIDV trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại nhất định và phải đối mặt với nhiều thách thức
phía trước.
Là chi nhánh cấp một trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động của chi nhánh ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại
trên địa bàn. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng đắn thực trạng và tìm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của chi nhánh là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách.
Với những lý do trên và mong muốn góp phần nâng cao vị thế của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Lâm Đồng trong thời gian tới và xây dựng hệ thống BIDV trở thành định chế tài chính hàng đầu Việt
Nam, tác giả đã chọn đề tài ‘Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Lâm
Đồng’ làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có rất nhiều cuốn sách, luận án, bài báo đề cập đến năng lực cạnh tranh ở những góc độ khác nhau,
đây là nguồn tư liệu rất quý giá cho việc nghiên cứu của tác giả luận văn. Có thể kể đến một số nghiên cứu
dưới đây :
- Michael E.Porter “Cha đẻ” chiến lược cạnh tranh(2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ.
Tác giả cuốn sách này đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về quá trình tạo dựng và duy trì sự
thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Bên cạnh đó tác giả cũng đã cung cấp nhiều bài học phong
phú, giải thích tại sao và như thế nào mà các ngành công nghiệp, các khu vực và các quốc gia thành công hay
thất bại.
- Trần Sửu(2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Lao
động. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập tới những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các
nước, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố cầu thành năng lực cạnh

tranh và một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thực trạng năng lực cạnh tranh của
một số doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
- PGS, TS Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội
nhập, Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Công trình này tác giả tập trung vào 4 nội dung chính sau : Năng lực
cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại của một quốc gia, kinh
nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng ngân thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước
2

trên thế giới, thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Mỹ Duyên, năm 2007 với đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2015. Đề tài này tác giả tập trung
phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam so với các ngân hàng
thương mại trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, qua đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2015.
Ngoài ra còn một số bài viết khác được đăng trên các tập chí chuyên ngành, trên các trang web đề cập đến
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
Nói chung, các cuốn sách, luận văn, bài báo kể trên chưa có công trình nào nghiên cứu về „Năng lực cạnh
tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng‟, như vậy về cơ bản nội dung và mục đích
nghiên cứu của luận văn không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu khác mà tác giả được biết qua tìm hiểu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Đánh giá năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng, qua đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, xem xét các
yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM.
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng; nêu rõ
những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Lâm Đồng trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung : Tình hình hoạt động chung của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng trong
thời gian qua và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng
Về không gian : Ngoài phần sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì những vấn đề
nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Về thời gian : Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian ( 2008 – 2011).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp lý luận chủ yếu sau :
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp thống kê số liệu và quy nạp
- Phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng, trong đó, làm rõ những điểm mạnh,
điểm yếu và nguyên nhân.
3

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm 3 chương :
Chƣơng 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
Chƣơng 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng.
Chƣơng 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng trong thời gian tới.

4


CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI

1.1. Khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Với cách tiếp cận khác nhau sẽ có các khái niệm khác nhau về cạnh tranh, tuy nhiên về mặt tổng quát có
thể hiểu: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt
mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều
kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là
tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu
dùng và sự tiện lợi.
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh
Có nhiều quan điểm về lợi thế cạnh tranh, nhưng những quan điểm đó đều có một điểm chung như sau :
lợi thế cạnh tranh là cái làm cho doanh nghiệp khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh hoặc làm những cái
mình có mà đối thủ không có, nhờ đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhất định của mình.
1.1.3. Năng lực ( sức) cạnh tranh
Từ những khái niệm khác nhau, có thể hiểu khái quát: Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng huy
động, quản lý và sử dụng các nguồn lực có giới hạn nhằm mục đích đa dạng và nâng cao chất lượng, tiện ích
các dịch vụ tài chính Ngân hàng, từ đó đảm bảo cho việc duy trì lợi nhuận và thị phần.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
Để đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh của NHTM chúng ta cần đánh giá theo phương pháp định
tính và phương pháp định lượng. Khi đánh giá theo phương pháp định lượng thì chúng ta không thể dùng 1
chỉ tiêu nào đó mà phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm : 1. Tiềm lực tài chính ; 2. Năng lực hoạt
động; 3. Sự đa dạng và giá cả sản phẩm dịch vụ ; 4. Kênh phân phối; 5. Nguồn nhân lực, năng lực quản lý và
cơ cấu tổ chức; 6. Năng lực công nghệ; 7. Truyền tin và xúc tiến; 8. Vị thế và danh tiếng.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.
Thông thường người ta đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM qua các yếu tố nội tại của chính ngân
hàng đó, tuy nhiên các yếu tố này đôi khi bị tác động bởi nhiều nhân tố bên ngoài, cả trong nước lẫn quốc tế.

Các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM: 1. Các nhân tố quốc tế, bao
gồm : Các nhân tố thuộc về chính trị ; Đối thủ cạnh tranh quốc tế , 2. Các nhân tố trong nước, bao gồm : Các
nhân tố kinh tế; Các nhân tố về chính trị - pháp luật ; Nhân tố về trình độ khoa học công nghệ; Các nhân tố
về văn hóa, tâm lý xã hội; Các nhân tố thuộc môi trường ngành.
1.4. Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Ngân hàng lớn trên thế
giới.
1.4.1. Kinh nghiệm từ Deutsche bank
Thứ nhất, muốn làm cho khách hàng thỏa mãn, tăng doanh thu và lợi nhuận phải đào tạo được một đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Thứ hai, muốn chiếm lĩnh thị trường cần phải tạo được sự khác biệt so với đối
thủ cạnh tranh dựa vào lý luận đơn giản: cam kết dài hạn với khách hàng của mình. Thứ ba, lấy khách hàng
làm mục tiêu trong mọi hoạt động, quan tâm đến nhu cầu của khách hàng hơn là chỉ đưa ra cho họ những sản
phẩm.
5

1.4.2. Kinh nghiệm từ HSBC Holdings
Thứ nhất, muốn đặt được mục đích kinh doanh cần khám phá và khai thác sự đa dạng đến từ nhân viên và
khách hàng. Thứ hai, để tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ phải nhạy cảm trong dự đoán thị trường và văn
hóa nước sở tại để đi đầu trong các dịch vụ mới .
6

CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV LÂM ĐỒNG
2.1. Khái quát về BIDV và BIDV Lâm Đồng
2.1.2. Sơ lược về BIDV Lâm Đồng
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng từ năm 2008 đến nay
2.2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng
2.2.2.1 Thực trạng về vốn, huy động vốn và cho vay
 Vốn kinh doanh
Với khả năng huy động vốn tại địa phương và sự hỗ trợ từ hội sở chính BIDV, nguồn vốn kinh

doanh của BIDV Lâm Đồng khá dồi dào.
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn huy động BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2008 - 2011
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
Tổng nguồn vốn HĐ
650,7
912,5
1,186
1,267
Phân theo khách
hàng




Dân cư
353.8
617.5
806
937
TCKT
283.3
244.2
207
158
ĐCTC

13.6
50.8
173
172
Phân theo kỳ hạn




Dưới 12 tháng
328.4
475.5
618
879
Trên 12 tháng
182.3
193
253
185
Phân theo loại tiền




VNĐ
630.8
875
1,158
1,229
Ngoại tệ

19.9
37.5
28
38
% tăng trưởng của
BIDV

40.2
29.9
6.8
% Tăng trưởng của
toàn ngành NH Lâm
Đồng

30.1
43.6
19.6
Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV, NHNN Lâm Đồng các năm 2008-2011
Công tác huy động vốn đã được BIDV Lâm Đồng đặc biệt quan tâm, chi nhánh đã chú trọng đa dạng hóa
các sản phẩm huy động, đổi mới phong cách phục vụ, điều hành lãi suất một cách linh hoạt và tăng cường
công tác tiếp thị, khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền. Qua đó nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự
tăng trưởng đáng kể giai đoạn 2008 -2011.
Không những tăng trưởng về quy mô, cơ cấu huy động vốn của chi nhánh cũng đã có sự chuyển biến theo
chiều hướng tích cực.
 Khả năng tự chủ nguồn vốn cho vay
Bảng 2.9. So sánh tỷ lệ nguồn vốn huy động và dƣ nợ của BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2008-2011
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009

2010
2011
7

Tổng nguồn vốn huy động
650,7
912,5
1,186
1,267
Tổng dư nợ
1,156
1,494
1,788
1,888
% Tổng nguồn vốn huy
động/ Tổng dư nợ
56.29
61.08
66.33
67.11
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Lâm Đồng các năm 2008-2011
Tỷ lệ Tổng nguồn vốn huy động/ tổng sư nợ của BIDV Lâm Đồng liên tục tăng trong giai đoạn 2008-
2011, chứng tỏ khả năng tự chủ về nguồn vốn của chi nhánh đã được cải thiện.
Tuy vậy công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn còn một số tồn tại nêu sau : Tốc độ tăng trưởng nguồn
vốn huy động của chi nhánh còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của các NHTM trên địa bàn. Tỷ
trọng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng trong tổng nguồn vốn huy động chưa có sự chuyển biến qua các năm.
Trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ, chi nhánh chưa chú trọng huy động các ngoại tệ khác ngoài USD.
Biểu đồ 2.3. Thị phần huy động vốn của BIDV Lâm Đồng và một số NHTM trên địa bàn năm 2011
26.4
8.6

7.8
7.6
8.2
2.6
38.8
Agribank
BIDV
Vietcombank
Vietinbank
Sacombank
ACB
NHTM khác

Nguồn : báo cáo tổng kết NHNN Lâm Đồng năm 2011
So với các NHTM trên địa bàn thị phần huy động vốn của BIDV đứng thứ 2, sau Agribank. Điều đó
chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh về huy động vốn của BIDV khá tốt.
Hoạt động cho vay
Mặc dù BIDV Lâm Đồng đang cố gắng chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận từ các sản phẩm truyền thống như
cho vay, huy động vốn qua thu phí dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động cho vay vẫn là một trong hai
mảng nghiệp vụ mang lại lợi nhuận lớn nhất cho BIDV Lâm Đồng, do đó việc tăng trưởng quy mô dư nợ
luôn được chi nhánh quan tâm thực hiện.
Bảng 2.10. Quy mô, cơ cấu dƣ nợ tín dụng BIDV Lâm Đồng
giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
Tổng dƣ nợ

1,156
1,494
1,788
1,888
Dư nợ ngắn hạn
687
837
966
812
Dư nợ TDH
469
657
822
1,076
Tỷ trọng nợ TDH/TDN
40.57%
43.97%
45.97%
56.99%
Dư nợ có TSĐB
670
1,008
1,240
1,413
Tỷ trọng nợ TSĐB/TDN
57.96%
67.47%
69.35%
74.84%
8


Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Lâm Đồng các năm 2008-2011
Quy mô dư nợ của BIDV Lâm Đồng luôn có bước tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2008 – 2011. Tuy
nhiên xét về cơ cấu tín dụng thì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng.
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2011. Nếu như năm
2008 tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ là 57.96% thì đến năm 2011 tỷ trọng này là 74.84%.
Biểu đồ 2.4. Thị phần dƣ nợ của BIDV Lâm Đồng và một số NHTM trên địa bàn năm 2011
30.2
9.3
6.2
4.8
6.3
3.1
40.1
Agribank
BIDV
Vietcombank
Vietinbank
Sacombank
ACB
NHTM khác

Nguồn : báo cáo tổng kết NHNN Lâm Đồng năm 2011
Xét về quy mô dư nợ, BIDV Lâm Đồng đang đứng thứ hai trên địa bàn, chỉ đứng sau Agribank.
2.2.2.2 Thực trạng về năng lực tài chính
 Về khả năng thanh khoản
Với việc luôn duy trì tốt các tỷ lệ dự trữ và có quy định quản lý thanh khoản một cách nghiêm ngặt cùng
sự hỗ trợ từ hội sở chính, BIDV Lâm Đồng luôn đảm bảo tính thanh khoản trong mọi hoàn cảnh.
 Về nợ xấu
Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị : %
Ngân hàng
Nợ xấu
2008
2009
2010
2011
BIDV Lâm Đồng
2.7
2.05
3.93
1.97
Agribank Lâm Đồng
4.6
2.0
6.3
1.36
Vietinbank Lâm Đồng
0.2
0.2
0.1
0.037
Vietcombank Lâm Đồng
0.1
0.4
1.0
1.96
Sacombank Lâm Đồng
0.8
0.4

0.3
1.6
SHB Lâm Đồng
1.5
2.2
3.5
10.6
Nguồn : Báo cáo tổng kết NHNN Lâm Đồng các năm 2008-2011
Mặc dù luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của BIDV Lâm Đồng trong
những năm qua lại có xu hướng tăng mạnh, tỷ lệ này thường cao hơn hẳn so với các ngân hàng trên địa bàn
 Về hiệu quả kinh doanh
Bảng 2.12. Lợi nhuận trƣớc thuế của một số NHTM trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 2009- 2011
Đơn vị : Tỷ đồng
Ngân hàng
Năm
2009
2010
2011
BIDV Lâm Đồng
17.8
25.5
5.8
Agribank Lâm Đồng
45.08
77.67
156.02
Vietcombank Lâm
9.44
13.57
29.3

9

Đồng
Vietinbank Lâm Đồng
7.11
21.03
39.8
Sacombank Lâm Đồng
16.66
40.82
37.7
SHB Lâm Đồng
5.23
7.87
8.6
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN Lâm Đồng các năm 2008-2011
Lợi nhuận của BIDV lâm Đồng chưa tương ứng với quy mô hoạt động.
2.2.2.3. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Để mở rộng quy mô, gia tăng lợi nhuận, BIDV Lâm Đồng đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ của BIDV Lâm Đồng được chia làm 3 nhóm chính như sau : Nhóm sản phẩm
dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, bao gồm : Tiền gửi – tiết kiệm; Tín dụng cá nhân; Ngân hàng điện tử.
Nhóm sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp, bao gồm : Tín dụng bảo lãnh; Tiền gửi; tài trợ
thương mại. Nhóm sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng Định chế tài chính, bao gồm : Sản phẩm tiền gửi;
Sản phẩm dịch vụ.
Nhìn chung, danh mục sản phẩm dịch vụ của BIDV Lâm Đồng khá đa dạng và phong phú, đây là một lợi
thế cơ bản của chi nhánh để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Đặc biệt, có 2 sản
phẩm là thế mạnh của BIDV Lâm Đồng, đó là sản phẩm bảo lãnh và càfê tương lai.
Bên cạnh những mặt tích cực trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ thì BIDV Lâm Đồng vẫn còn một số
hạn chế nêu sau: Sản phẩm cho vay vẫn còn đơn điệu; Các sản phẩm hiện đại, nhiều tiện ích và có hàm
lượng công nghệ cao là một điểm yếu của BIDV Lâm Đồng.

2.2.2.4. Trình độ công nghệ, nhân lực, hệ thống mạng lưới và uy tín
 Về trình độ công nghệ
BIDV Lâm Đồng luôn quan tâm đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại để trang bị cho cán bộ nhân
viên và phục vụ cho khách hàng giao dịch.
 Nguồn nhân lực
Nhận thức nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động của mọi doanh nghiệp, trong
những năm qua BIDV Lâm Đồng đã không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
Công tác tuyển dụng cán bộ đã thực sự công khai, minh bạch; Bên cạnh những thay đổi trong công tác
tuyển dụng, công tác đào tạo cũng đã có những đổi mới cả về nội dung lẫn hình hình.
 Năng lực quản lý
Tất cả thành viên trong ban lãnh đạo BIDV Lâm Đồng đều có trình độ đại học và trên đại học, có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.
Bên cạnh việc ban hành các chính sách phù hợp với hoạt động của chi nhánh trong từng thời kỳ, việc
phân công nhiệm vụ, cơ chế tài chính đối với các bộ phận cũng đã từng bước thay đổi theo hướng tăng quyền
lợi, tăng tính tự chủ cho các bộ phận kinh doanh trực tiếp.
 Mạng lƣới hoạt động
Bảng 2.13. Mạng lƣới hoạt động của một số NHTM năm 2011
Ngân hàng
Số điểm giao dịch
Số máy ATM
Số POS
Agribank
32
28
8
Vietcombank
4
15
156
Vietinbank

4
10
16
ACB
2
8
11
Eximbank
4
2
12
10

BIDV
5
12
5
Techcombank
1
3
5
Nguồn: NHNN Lâm Đồng
So với các NHTM trên địa bàn thì mạng lưới hoạt động của BIDV Lâm Đồng có phần ưu thế.
 Uy tín của BIDV Lâm Đồng trên địa bàn
Với quy mô hoạt động lớn và có bề dày lịch sử, BIDV Lâm Đồng đã được nhiều khách hàng trong và
ngoài tỉnh gửi gắm niềm tin. Nhờ những đóng góp không mệt mỏi vào quá trình phát triển kinh tế và công
tác an sinh xã hội tại địa phương, vai trò, vị thế của BIDV Lâm Đồng luôn được các đồng chí lãnh đạo tỉnh,
thành phố, các cấp, các ngành tại địa phương ghi nhận, đánh giá cao.
2.2.2.5 Khả năng cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng so với các NHTM trên địa bàn
Bên cạnh việc phân tích và đánh giá về năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng theo ý kiến chủ quan

như trên, tác giả cũng đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của các khách hàng( khác nhau về giới tính, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, chức vụ) về 7 NHTM lớn nhất trên địa bàn để có thêm cảm nhận về năng lực cạnh
tranh của BIDV Lâm Đồng.
Kết quả đánh giá của 55/60 khách hàng được tham khảo ý kiến như sau :
Câu hỏi 1 : Các Anh/ Chị có biết các NHTM sau đây hay không, KQ số người trả lời có đối với BIDV Lâm
Đồng là 49, đứng thứ 3 trong 7 ngân hàng được khảo sát.
Kết hợp Câu hỏi 2: Mức độ đáp ứng của các NHTM và
Câu hỏi 3: Điểm trung bình mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, số điểm của BIDV Lâm Đồng là 295.05 điểm,
đứng thứ 4 trong 7 ngân hàng được khảo sát.
Câu hỏi 4 : Trong tương lai nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, Anh/Chị sẽ ƣu tiên sử
dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thƣơng mại nào sau đây ?, kết quả BIDV Lâm Đồng nhận được
11 lựa chọn, đứng thứ 2 trong 7 ngân hàng được khảo sát.
2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng
2.3.1. Điểm mạnh
Thứ nhất, với bề dày lịch sử 36 năm hình thành và phát triển đã giúp cho BIDV Lâm Đồng tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, có nhiều lợi thế trong việc thu hút khách hàng.Thứ hai, BIDV Lâm
Đồng có nguồn vốn tương đối dồi dào và bền vững. Thứ ba, BIDV Lâm Đồng có một đội ngũ nhân viên
đông đảo, đa số được đào tạo bài bản, có nền tảng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt. Thứ tư, với mạng
lưới hoạt động rộng, cùng với uy tín và thương hiệu của mình, đã tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV Lâm
Đồng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Thứ năm, BIDV Lâm Đồng được thừa
hưởng một danh mục sản phẩm dịch vụ khá đa dạng, phong phú từ hội sở chính BIDV .
2.3.2. Điểm yếu
Thứ nhất, Lợi nhuận của BIDV lâm Đồng chưa tương ứng với quy mô hoạt động. Tỷ lệ nợ xấu lớn. Thứ
hai, thời điểm đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại của BIDV Lâm Đồng thường trễ hơn các NHTM
khác. Thứ ba, chi nhánh chưa chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Thứ tư, khả năng chịu đựng áp
lực công việc của đội ngũ cán bộ trong chi nhánh chưa cao. Thứ năm, Chi nhánh chưa chủ động trong việc
quảng bá hình ảnh, thương hiệu của BIDV trên địa bàn.
2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những điểm mạnh :
BIDV Lâm Đồng là NHTM có thời gian hoạt động dài trên địa bàn, có nhiều đóng góp cho tỉnh nhà

nên được khách hàng tin tưởng, lãnh đạo các cấp đánh giá cao. Hoạt động của BIDV Lâm Đồng luôn nhận
11

được sự hỗ trợ từ hội sở chính BIDV. Ban lãnh đạo và đội ngũ lao động của chi nhánh luôn được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác; các quy chế, quy trình nghiệp vụ của chi nhánh đã từng
bước đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả.
- Nguyên nhân của những điểm yếu :
Tỷ lệ nợ xấu cao tập trung vào các nguyên nhân : Một số doanh nghiệp lớn của chi nhánh kinh doanh
trong các lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; việc thẩm định tài sản,
phương án vay vốn của khách hàng chưa được chú trọng, công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay
chưa được tiến hành thường xuyên,liên tục.
Chính vì được làm việc trong 1 NH có bề dày lịch sử, có nguồn vốn lớn, ít chịu áp lực cạnh tranh đã làm
cho 1 số CBCNV có sự chủ quan, ỷ lại. Quy chế khen thưởng, kỷ luật chưa nghiêm minh; sự phân công
nhiệm vụ chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc 1 số cán bộ chưa làm việc hết mình. Chi nhánh chưa chú trọng
đào tạo những cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Nhận thức về việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của
một số CB CNV chưa đúng đắn. Công tác khuyến mại, tiếp thị và quảng bá thương hiệu chưa được quan
tâm đúng mức. Chưa quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp.
12

CHƢƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA BIDV LÂM ĐỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Chiến lƣợc phát triển của BIDV đến năm 2020
BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách
hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân
thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong
trong hoạt động phát triển cộng đồng.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành
Xem nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp; Quyết tâm nâng cao năng

quản trị điều hành; Đổi mới công tác tuyển dụng; Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại; Tạo ra môi
trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý; Đổi mới cơ chế khen thưởng, kỷ luật ; Phân hạng nhân viên để
làm cơ sở quy hoạch, bổ nhiệm.
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
Tập trung gia tăng nguồn vốn huy động, nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh .
3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ
Nhiệm vụ trọng tâm là: Phát triển nền tảng khách hàng; Phát triển và nâng cao hiệu quả mạng lưới và
kênh phân phối; Hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng điện tử; Cải thiện công tác chăm sóc khách hàng; Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu thị trường và marketing; Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp
3.2.4. Giải phát đầu tư và ứng dụng công nghệ
Đầu tư mua sắm đầy đủ, kịp thời các trang thiết bị hiện đại, các phần mềm ứng dụng và đào tạo chuyên
sâu về công nghệ cho toàn thể cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên điện toán.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng và các Sở, Ban ngành địa phương
Xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng; Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh để thu
hút nguồn vốn đầu tư; Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.
3.3.2. Đối với chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Lâm Đồng
Tích cực phổ biến những tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến công chúng; Tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh cho các NHTM trên địa bàn; Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động
cho các NHTM trên địa bàn.
3.3.3. Đối với hội sở chính BIDV
Nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các chi nhánh trực thuộc; Tích cực phân tích,
dự báo thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn cho hệ thống; Từng bước hoàn thiện quy chế
quản trị điều hành; Tích cực quảng bá thương hiệu BIDV; Tăng cường hợp tác với các ngân hàng lớn trên
thế giới .
13

KẾT LUẬN
Với mục đích đặt ra của đề tài là : đánh giá năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Lâm Đồng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong

thời gian tới. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng trong việc cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.
Điểm mạnh
Thứ nhất, với bề dày lịch sử 36 năm hình thành và phát triển đã giúp cho BIDV Lâm Đồng tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, có nhiều lợi thế trong việc thu hút khách hàng.
Thứ hai, BIDV Lâm Đồng có nguồn vốn tương đối dồi dào và bền vững. Thanh khoản của BIDV Lâm
Đồng luôn đảm bảo, kể cả những thời điểm thị trường vốn có nhiều diễn biến phức tạp, một số NHTM
thiếu hụt vốn trầm trọng.
Thứ ba, BIDV Lâm Đồng có một đội ngũ nhân viên đông đảo, đa số được đào tạo bài bản, có nền tảng
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Thứ tư, Với mạng lưới hoạt động rộng, cùng với uy tín và thương hiệu của mình, đã tạo điều kiện thuận
lợi cho BIDV Lâm Đồng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng.
Thứ năm, BIDV Lâm Đồng được thừa hưởng một danh mục sản phẩm dịch vụ khá đa dạng, phong phú
từ hội sở chính BIDV, trong đó sản phẩm bảo lãnh và phái sinh hàng hóa là lợi thế cạnh tranh của BIDV
Lâm Đồng so với các NHTM khác trên địa bàn.
Điểm yếu
Thứ nhất, mặc dù có quy mô huy động vốn và dư nợ lớn nhưng lợi nhuận của BIDV lâm Đồng lại không
hoàn toàn tương ứng với quy mô đó. Tỷ lệ nợ xấu lớn và thường cao hơn các NHTM khác trên địa bàn.
Thứ hai, thời điểm đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại của BIDV Lâm Đồng thường trễ hơn các
NHTM khác.
Thứ ba, chi nhánh chưa chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ có
hàm lượng công nghệ cao.
Thứ tư, khả năng chịu đựng áp lực công việc của đội ngũ cán bộ trong chi nhánh chưa cao, một số cán bộ
còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong xử lý công việc.
Thứ năm, Chi nhánh chưa chủ động trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của BIDV trên địa bàn.
Trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu vừa nêu ở trên, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng trong thời gian tới, đó
là: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực; giải pháp nâng cao năng lực tài chính; giải pháp phát triển sản phẩm
dịch vụ; giải pháp đầu tư và ứng dụng công nghệ.
Cùng với việc đề xuất một số giải pháp, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với UBND và các Sở,

Ban Ngành tại Lâm Đồng; chi nhánh NHNN Lâm Đồng và hội sở chính BIDV nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động của các NHTM trên địa bàn nói chung và BIDV Lâm Đồng nói riêng.
Mong muốn thì nhiều, tuy nhiên do thời gian cũng như khả năng còn hạn chế cho nên luận văn chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô, các Bạn,
các Nhà Nghiên cứu, các Nhà Quản lý các cấp và những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung nghiên cứu
được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Lâm Đồng nói riêng và BIDV nói
chung trong thời gian tới đây.


×