ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN QUỐC TÂM
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội - Năm 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN QUỐC TÂM
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành : Tài chính và Ngân hàng
Mã số : 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUẤN
Hà Nội - Năm 2012
i
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT … i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng HSSV tại Ngân hàng
chính sách xã hội 1
1.1. Khái niệm và vai trò của tín dụng HSSV 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Vai trò của tín dụng HSSV tại Việt Nam 3
1.2. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và hoạt động cấp tín dụng học
sinh sinh viên 5
1.2.1 Khái quát về NHCSXH Việt Nam 5
1.2.2 Nội dung chính sách tín dụng đối với HSSV 10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với HSSV 13
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 13
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 17
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng HSSV 19
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu định tính 20
1.4.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng 21
1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam 22
1.5.1 Kinh nghiệm của Australia 22
1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 23
1.5.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc 25
1.5.4 Kinh nghiệm của Mỹ 25
1.5.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27
ii
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
2.1. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội Lâm Đồng 29
2.1.1 Quá trình hình thành NHCSXH Lâm Đồng 29
2.1.2 Tình hình hoạt động của NHCSXH Lâm Đồng 31
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH Lâm Đồng 37
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung của tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến
việc thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 37
2.2.2. Hoạt động tín dụng HSSV giai đoạn 2007-2011 39
2.3. Đánh giá về chương trình tín dụng đối với HSSV ở Lâm Đồng 46
2.3.1. Những thành công 46
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 50
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng HSSV tại
NHCSXH Lâm Đồng
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng HSSV của NHCSXH Lâm
Đồng 61
3.1.1 Định hướng hoạt động của NHCSXH Việt Nam 61
3.1.2 Định hướng hoạt động của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng 62
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH
Lâm Đồng 63
3.2.1. Phát huy hơn nữa chức năng tham mưu cấp uỷ, Chính quyền địa
phương và hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp trong việc chỉ
đạo, tạo điều kiện đối với hoạt động của NHCSXH Lâm Đồng 64
3.2.2. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc
triển khai thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ 64
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 66
3.2.4 Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền 68
3.2.5 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay 69
3.2.6 Tiếp tục củng cố chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV 70
iii
3.2.7 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu
động cấp xã 71
3.2.8 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ 71
3.2.9 Kết hợp nhiều giải pháp để đôn đốc, thu hồi nợ 72
3.3. Kiến nghị 74
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 74
3.3.2 Kiến nghị đối với các bộ và ban ngành liên quan 75
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 77
3.3.4 Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam 78
3.3.5 Đối với chính quyền địa phương 80
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã
hội trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Ngân hàng Nông nghiệp. Vậy là, từ
đây, một hệ thống ngân hàng đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận bắt đầu có chỗ đứng độc lập trên thương trường đổi mới, hội nhập,
mặc dù tổng nguồn vốn tự có so với các hệ thống Ngân hàng thương mại
khác đang là quá nhỏ nhoi (chỉ có 7.083 tỷ đồng). Từ việc chỉ tổ chức
thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, năm 2003 nhận bàn giao
nguồn vốn giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và nguồn vốn cho
vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương và từ đó đến nay liên tục được Chính phủ giao
thêm nhiệm vụ cho vay nhiều chương trình cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác, hiện nay đã lên tới 18 chương trình tín dụng. Đến
hết năm 2011, tổng dư nợ cho các chương trình tín dụng đạt trên 103
nghìn tỷ đồng, trong đó: Chương trình hộ nghèo, giải quyết việc làm, học
sinh sinh viên (HSSV), hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định 167,
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có tốc độ tăng trưởng cao
nhất cả về số tuyệt đối và tương đối. Ngày 10/3/2011, Chính phủ chính
thức sơ kết công tác cho vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên thuộc
các gia đình nghèo và cận nghèo để có điều kiện học tập sau 3 năm triển
khai Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ, hơn 2 triệu học sinh, sinh viên đang được hưởng
lợi từ chính sách này. Chương trình đã tạo được sự đồng thuận, được cả
xã hội đánh giá cao và nhận được sự ủng hộ của các cấp, các ngành và
của nhân dân trong cả nước.
2
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng là chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, một tỉnh
miền núi cao nguyên, địa bàn rộng, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc
anh em, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Trong năm vừa qua, Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng thông qua hoạt động cung cấp tín dụng
cho học sinh sinh viên cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ
những học viên, sinh viên có khả năng học tập được theo đuổi con đường
học tập của mình, trên cơ sở đó, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và
của Việt Nam nói chung. Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong giai
đoạn vừa qua, hoạt hộng tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng
Chính sách xã hội vẫn còn gặp nhiều vướng mắc phát sinh trong công tác
quản lý hoạt động cấp tín dụng và hỗ trợ các đối tượng trả vốn vay tín
dụng từ đó làm giảm hiệu quả cũng như tác động về mặt xã hội về chủ
trương lớn của Nhà nước. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động tín
dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm
Đồng, trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng và để công cụ tín dụng này ngày càng phát huy thế
mạnh, góp phần nhiều hơn nữa trong việc thực hiện chiến lược xóa đói
giảm nghèo, cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Lâm
Đồng là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tế. Xuất phát từ những
lý do trên, học viên chọn đề tài: “Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên
tại Ngân hàng chính sách xã hội Lâm Đồng” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế :
Cho sinh viên vay vốn là một chủ đề được nhiều học giả nước ngoài
nghiên cứu dưới góc độ các chính sách, khả năng hoàn trả vốn vay, các
3
chế tài áp dụng đối với việc vay trả của sinh viên, có thể liệt kê một số
công trình sau:
Nghiên cứu của Hua Shen và Adrian Ziderm về "Mức phải trả và
khả năng thu hồi từ những khoản vay sinh viên: so sánh quốc tế" (Student
Loans Repayment and Recovery: International Comparisons) nghiên cứu
44 chương trình cho sinh viên vay từ 39 nước cho thấy các chương trình
này chủ yếu được hỗ trợ của nhà nước, tỷ lệ phải trả từ sinh viên chỉ
khoảng 40% nhưng tỷ lệ thu hồi vốn còn thấp hơn cả con số này.
Bài báo của Tim Leunig and Gill Wyness về Trả nợ vay sớm của
sinh viên: chính phủ có nên thực hiện sớm những chế tài về kinh tế ?
(Early repayment of student loans: should government impose early
repayment penalties?) nghiên cứu trong bối cảnh chính phủ Anh nâng hạn
mức thu nhập bắt đầu trả nợ của sinh viên từ 15.000 lên 21.000 Bảng và
đi cùng với đó là lãi suất cao hơn, chính phủ Anh lo ngại sinh viên trốn
trả lãi cao bằng cách trả tiền vay sớm và với số lượng lớn, vì vậy, đang
nghiên cứu hệ thống tính thêm phí cho những sinh viên trả tiền vay sớm
với mức tiền lớn. Tuy nhiên, tác giả bài báo cho rằng biện pháp này là
không thích hợp vì những người trả tiền vay sớm thường lại là những
sinh viên nghèo và trả một lượng nhỏ từng đợt. Nguyên nhân chủ yếu ở
đây là sợ bị nợ chứ không phải do có thừa tiền.
Nghiên cứu của Maureen Woodhall về Vay nợ sinh viên: triển vọng,
vấn đề và những bài học từ kinh nghiệm quốc tế (Student Loans:
Potential, Problems, and Lessons from International Experience) cho rằng
có rất nhiều chương trình, mô hình cho sinh viên vay vốn và những hỗ trợ
tài chính cho sinh viên nhưng không có chương trình và mô hình nào
thích hợp với tất cả quốc gia. Chính phủ các nước thường không hài lòng
với những chương trình này và rất nhiều ý kiến bi quan về chương trình
này. Nhưng theo tác giả, những chương trình này có đóng góp lớn đến
4
quá trình đa dạng hóa thu nhập và chia sẻ khó khăn cho sinh viên. Điều
quan trong là nâng cao hiệu quả và ảnh hưởng của những chương trình
này.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Vấn đề tín dụng học sinh sinh viên của Việt Nam dù đã được đề cập
đến từ khá lâu, những năm cuối của thế kỷ XX, nhưng mới thực sự đi vào
cuộc sống từ khoảng 10 năm gần đây. Các chương trình tín dụng học sinh
sinh viên đã đem lại một số hiệu quả ban đầu nhưng vẫn còn rất nhiều
vấn đề cần được làm sáng tỏ, điều chỉnh và bổ sung. Vì đây là vấn đề khá
mới mẻ, lại nằm trong phạm vi hoạt động của riêng Ngân hàng chính sách
xã hội nên hầu như chưa có nhiều công trình nghiên cứu được công bố.
Chỉ có thể liệt kê một vài công trình như sau :
- ThS Nguyễn Thị Lan Hương, Học viện quản lý giáo dục, với đề
tài : "Chương trình cho sinh viên vay vốn: Kinh nghiệm của Mỹ và một số
gợi ý cho Việt Nam", Tạp chí Ngân Hàng số 6 tháng 3/2012. Bài báo phân
tích các chương trình cho vay của Chính phủ liên bang và của tư nhân đối
với sinh viên của Mỹ, qua đó nêu lên một số tồn tại của chương trình
này ; từ đó rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong
việc thiết kế và triển khai các chương trình hỗ trợ tài chính cho học sinh,
sinh viên.
- PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với
bài viết "Về hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho giáo dục đại học
và dạy nghề", Tạp chí Cộng sản ngày 20/3/2011. Bài viết trên cơ sở phân
tích chính sách tín dụng ưu đãi cho giáo dục đại học ở một số nước, tác
giả đã đưa ra các đánh giá về việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
cho giáo dục đại học và dạy nghề ở nước ta; đồng thời đưa ra các định
hướng để hoàn thiện và bổ sung chính sách tín dụng học tập sao cho phù
5
hợp với tình hình thực tế và đảm bảo đạt được các mục tiêu trước mắt
cũng như lâu dài về xã hội hóa giáo dục.
Có thể nói, các công trình nghiên trong và ngoài nước ngoài đã đề
cập đến nhiều khía cạnh của việc cho học sinh, sinh viên vay vốn, tuy
nhiên, việc nghiên cứu một cách hệ thống hóa những vấn đề lý luận hoạt
động tín dụng cho học sinh thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, đặc
biệt áp dụng vào trường hợp tỉnh Lâm Đồng là chưa có, do đó, công trình
nghiên cứu của tác giả không trùng lặp với những vấn đề đã nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu thực trạng tín dụng HSSV tại Ngân hàng Chính sách
xã hội Lâm Đồng để nâng cao chất lượng cho công tác này trong giai
đoạn tiếp theo.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng đối với
học sinh sinh viên;
- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên của
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Lâm Đồng từ đó góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương
của Đảng và Chính phủ về thúc đẩy, phát triển giáo dục, bảo đảm an sinh
xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng học sinh sinh viên và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này
6
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên của
Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2007-
2011 và đề xuất giải pháp từ nay cho đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn sử
dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với
phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Trong quá trình phân tích các vấn đề lý
luận và thực tiễn cũng như đánh giá tính khả thi của các giải pháp, luận
văn còn sử dụng các công thức toán học, bảng biểu và đồ thị minh họa để
làm tăng tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn được lấy từ các Báo cáo kết
quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2007 – 2011.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở tổng kết những công trình nghiên cứu khoa học trước đây
kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm hoạt động thực tế của tác giả, đề tài
nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân
hàng chính sách tỉnh Lâm đồng với những đóng góp dự kiến như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động tín dụng học sinh,
sinh viên: cơ sở khoa học, vai trò và tác động của hoạt động này đến sự
phát triển nguồn nhân lực cũng như phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng học sinh, sinh
viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng, bao gồm những
thành công, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế này.
7
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Lâm Đồng.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03
chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng HSSV tại
Ngân hàng chính sách xã hội
Chương 2. Thực trạng hoạt động tín dụng HSSV tại Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng HSSV
tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG HSSV TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Khái niệm và vai trò của tín dụng HSSV
1.1.1. Khái niệm:
Học tập là một yêu cầu quan trọng đối với mọi người dân ở mỗi quốc
gia để có thế cập nhật kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp và đạo
đức để có thể theo đuổi một công việc để nuôi sống bản thân, gia đình
đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng, đất nước và
8
thế giới. Đối tượng đi học thường là những người trẻ tuổi, chưa có công
ăn việc làm, sống phụ thuộc vào cha mẹ, người thân. Trong khi đó để có
thể học tập chi phí bỏ ra không nhỏ, vì vậy, đối với học sinh, sinh viên
thậm chí cả gia đình họ, có được nguồn lực tài chính để đi học là điều
không thể. Trong khi đó, rất nhiều người trong số họ có năng lực, nếu
được học hành, sau này học sẽ có đóng góp cho xã hội và bù đắp được
các nguồn chi phí học tập trước đây. Trong một số trường hợp, việc cho
vay này còn có ý nghĩa xã hội, dân tộc, tôn giáo từ đó đảm bảo sự phát
triển kinh tế - xã hội hài hòa cho đất nước. Tuy nhiên, việc dành cho
nhưng đối tượng này cũng rất rủi ro vì xác xuất người vay không trả được
nợ lớn và nếu trả đươc nợ thì phải rất lâu sau, khi người đi vay ra Trường,
có việc làm và cuộc sống tương đối ổn định thì lúc đó việc trả nợ mới có
thể thực hiện tốt được. Xuất phát từ nguyên nhân này, hầu hết các quốc
gia đều có những chính sách cấp tín dụng hay cho người có nhu cầu học
tập vay để khuyến khích học học tập.
Cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên để hỗ trợ học sinh, sinh viên
học tập vì vậy là một chủ trương lớn mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
cũng đều thực hiện nhằm hỗ trợ những người có năng lực học tập có thể
theo đuổi ước mơ học tập của mình, qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã
hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của
mỗi quốc gia, mà mỗi quốc gia có những chính sách, chương trình và
cách tổ chức cho vay cụ thể đối với học sinh và sinh viên.
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, lịch sử của vấn đề cấp
tín dụng cho sinh viên vay bắt nguồn từ cuối những năm 1940, khi một
thanh niên trẻ người Colombia tên là Gabriel Betancourt, có ước mơ được
vào đại học nhưng gia đình anh rất nghèo. Anh ta đã phải thuyết phục ông
chủ của công ty nơi anh làm việc cho anh vay tiền để trang trải chi phí
9
học tập ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, anh nhận thấy mình đã đạt được
nhiều thứ từ khoản vay học tập này nên đã quyết định tìm cách thể chế
hóa khoản vay như vậy. Sau đó, anh đã thành công trong việc thuyết phục
chính phủ Colombia và vào năm 1950, Chính phủ Colombia thành lập
Viện cho sinh viên vay tiền Colombia (Colombian Student Loan Institute,
ICETEX), đây là viện không chỉ có đầu tiên ở Colombia mà còn đầu tiên
trên thế giới. Đến nay, trên thế giới có hơn 60 quốc gia đang có cơ chế
ngày càng đề cao việc cho sinh viên vay tiền học tập.
Theo trang web Bách khoa toàn thư mở (phiên bản tiếng Anh), cho
vay sinh viên là việc giúp sinh viên trả học phí, tiền sách vở và chi phí
sinh hoạt. Cho vay sinh viên có nhiều hình thức với mức lãi suất thấp hơn
lãi suất thông thường và việc trả nợ có thể gia hạn khi người vay còn đi
học. Đối với những quốc gia khác nhau thì luật pháp cũng khác nhau về
việc cho vay và tình trạng không trả được nợ. Định nghĩa này cho thấy
đối tượng vay là bất kỳ sinh viên nào khi có nhu cầu.
Tại Mỹ, Chính phủ Mỹ cung cấp 02 loại hình cho vay đối với sinh
viên: Vay liên bang (federal loans ) do chính phủ Liên bang tài trợ và vay
cá nhân sinh viên (private student loans). Vay liên bang có thể được trợ
cấp và không trợ cấp. Lãi suất sẽ không bị cộng dồn hay tăng đối với
những khoản vay được trợ cấp khi sinh viên đang học. Những khoản vay
này thường được thực hiện trong một tổng thể hỗ trợ tài chính của Chính
phủ Liên bang Mỹ, còn có thể bao gồm học bổng, cơ hội làm việc khi
đang đi học…Định nghĩa này cũng không phân biệt sinh viên khó khăn
mới được đi vay.
Ở Việt Nam, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên thì chính sách tín dụng đối với
học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh
10
hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm:
tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở,
đi lại. Do nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế, nên cho vay học sinh,
sinh viên ở Việt Nam được giới hạn tới những học sinh, sinh viên trong
hoàn cảnh khó khăn mà thôi.
Có thể thấy, về bản chất, cấp tín dụng cho HSSV là việc sử dụng các
nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho HSSV, trong đó chú
trọng đến những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đang theo học tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào
tạo nghề vay nhằm góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt
của HSSV trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí, chi
phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
1.1.2. Vai trò của tín dụng HHSV tại Việt Nam
1.2. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và hoạt động cấp tín
dụng HSSV
1.2.1. Khái quát về NHCSXH Việt Nam.
1.2.2. Nội dung chính sách tín dụng đối với HSSV
1.2.2.1. Phạm vi áp dụng:
1.2.2.2. Đối tượng được vay vốn
1.2.2.3. Phương thức cho vay
1.2.2.4. Điều kiện vay vốn
1.2.2.5. Mức vốn cho vay
1.2.2.6. Thời hạn cho vay
1.2.7. Lãi suất cho vay:
1.2.2.8. Trả nợ gốc và lãi tiền vay
11
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng đối với
HSSV
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan
1.3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
1.3.1.2. Môi trường kinh tế
1.3.1.3. Môi trường pháp lý
1.3.1.4. Năng lực, nhận thức của khách hàng
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Chiến lược hoạt động của NHCSXH
1.3.2.2. Mô hình tổ chức của ngân hàng
1.3.2.3. Chính sách tín dụng
1.3.2.4. Cơ sở vật chất
1.3.2.5. Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân
viên trong ngân hàng.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng HSSV
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu định tính
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu định lƣợng
1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm của Australia
1.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
1.5.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.5.4. Kinh nghiệm của Mỹ:
1.5.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
12
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HSSV
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội Lâm Đồng
2.1.1. Quá trình hình thành NHCSXH Lâm Đồng
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng thành lập theo
quyết định số: 60/QĐ-HĐQT ngày14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng
quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội và đã khai trương đi vào hoạt động
ngày 30/05/2003. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng
nhận bàn giao các chương trình tín dụng ưu đãi từ các đơn vị khác với
tổng dư nợ 97.597 triệu đồng, trong đó nhận bàn giao chương trình cho
vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT Lâm Đồng và NHNo&PTNT Dâu tằm tơ
Thành Phố Bảo Lộc (đơn vị được Ngân hàng phục vụ người nghèo trước
đây uỷ thác cho vay) với dư nợ : 63.178 triệu đồng, cho vay sinh viên từ
Ngân hàng công thương là 3.647 triệu đồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng là một ngân hàng,
đồng thời là tổ chức tín dụng của Nhà nước, nhằm tạo ra một kênh tín
dụng được ưu đãi một phần lãi suất và các điều kiện tín dụng khác để hỗ
trợ các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, thu hồi được
13
vốn cho ngân hàng để tiếp tục cho vay, chứ không phải là một tổ chức tài
chính tài trợ bao cấp. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng phải
được tổ chức và hoạt động theo những chuẩn mực của một tổ chức tín
dụng có hiệu quả kinh tế – xã hội, an toàn và phát triển đúng hướng.
2.1.2. Tình hình hoạt động của NHCSXH Lâm Đồng
2.1.2.1. Công tác huy động vốn
Với đặc thù của một ngân hàng chính sách, NHCSXH tỉnh Lâm
Đồng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ NHCSXH Việt Nam, chính quyền địa
phương các cấp, ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng. Nguồn vốn của
NHCSXH tỉnh Lâm Đồng bao gồm: nguồn vốn cân đối từ trung ương,
nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách địa phương, nguồn vốn huy động.
Đặc điểm chính của các nguồn vốn.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua 9 năm hoạt
động, tình hình sử dụng vốn của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã có sự thay
đổi đáng kể với việc tăng lên không ngừng về danh mục tín dụng, qui mô
tổng dư nợ, điều đó thể hiện NHCSXH Lâm Đồng ngày càng được
NHCSXH Việt Nam tin tưởng giao thêm các chương trình tín dụng để
truyền tải vốn đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng HSSV tại NHCSXH Lâm
Đồng
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung của tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng
đến việc thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn
2.2.2. Hoạt động tín dụng HSSV giai đoạn 2007-2011
2.2.2.1. Tình hình chung
14
2.2.2.1. Kết quả kinh doanh theo cơ cấu đối tượng vay
2.3. Đánh giá về chƣơng trình tín dụng đối với HSSV ở Lâm
Đồng
2.3.1. Những thành công
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Những hạn chế:
2.3.3.2. Nguyên nhân
15
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT
ĐỘNG
TÍN DỤNG HSSV TẠI NHCSXH LÂM ĐỒNG
3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng HSSV của
NHCSXH Lâm Đồng
3.1.1 Định hướng hoạt động của NHCSXH Việt Nam.
Định hướng chiến lược phát triển NHCSXH Việt Nam hiện nay
được chia làm 2 giai đoạn và hiện NHCSXH đang ở giai đoạn 1:
- Giai đoạn 1 với đặc trưng chủ yếu là dựa vào nguồn vốn ưu đãi,
lãi suất thấp để cho vay với lãi suất ưu đãi đến hộ nghèo và đối tượng
chính sách khác. Giai đoạn này là giai đoạn mà NHCSXH đã cơ bản hoàn
thành được nhiệm vụ cho vay xóa đói giảm nghèo, từng bước khẳng định
vị thế của Ngân hàng trên thị trường tài chính.
- Giai đoạn 2 là nâng cao chất lượng hoạt động, giảm dần bao cấp
về mặt tài chính của Nhà nước.
Để phát triển bền vững, đối với tổ chức tín dụng nói chung và của
NHCSXH nói riêng cần những yếu tố cơ bản là : Nguồn vốn, màng lưới
giao dịch, công nghệ, đội ngũ cán bộ. Dựa trên những yếu tố cơ bản đó,
NHCSXH đã định hướng hoạt động để phấn đấu đến năm 2015 xây
dựng NHCSXH trở thành một Ngân hàng đủ mạnh, có khả năng quản lý
tốt các mguồn vốn tín dụng ưu đãi, đảm bảo vốn đến tay người cần vốn
theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đã đề ra, mang lại hiệu quả
16
cao cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi
đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.
3.1.2. Định hướng hoạt động của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Nằm trong hệ thống NHCSXH Việt Nam, căn cứ vào đặc điểm cụ
thể của địa phương mình, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra chính sách
tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, phấn đấu làm tốt hơn nữa chính sách tín
dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhằm đạt được chỉ tiêu
kế hoạch do NHCSXH Việt Nam giao.
Căn cứ theo chiến lược chung của NHCSXH Việt Nam, trong giai
đoạn tới, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng cần tập trung vào những định hướng
sau:
- Xác định rõ đối tượng được ưu đãi và phương thức ưu đãi sao cho
ngân sách Nhà nước giảm cấp bù chênh lệch lãi suất đối với phần huy
động vốn.
- Ổn định cơ cấu tổ chức và tăng cường năng lực về tài chính của
NHCSXH theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đa
dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ, tiến tới tự bù đắp chi phí hoạt động,
trở thành công cụ hữu hiệu của Chính phủ để thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
- Kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế để thu hút vốn ODA ưu đãi
được vay dài hạn, ổn định, lãi suất ưu đãi, phục vụ mục tiêu xóa đói giảm
nghèo.
- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin tập trung hóa cao trên cơ
sở công nghệ tiên tiến hiện đại, mang tính ổn định vững chắc, tuân thủ
các chuẩn quốc tế, phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam và
các nước trong khu vực
17
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV
tại NHCSXH Lâm Đồng
3.2.1. Phát huy hơn nữa chức năng tham mưu cấp uỷ, Chính
quyền địa phương và hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các
cấp trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện đối với hoạt động của NHCSXH
Lâm Đồng
3.2.2. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan
trong việc triển khai thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính
phủ
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.2.4. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền
3.2.5. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay
3.2.6. Tiếp tục củng cố chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV
3.2.7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao
dịch lưu động cấp xã
3.2.8. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
3.2.9. Kết hợp nhiều giải pháp để đôn đốc, thu hồi nợ
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
3.3.2. Kiến nghị đối với các bộ và ban ngành liên quan.
3.3.2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh
xã hội
3.3.2.2 Đối với Bộ Thông tin và truyền thông
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.4. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam
18
3.3.5 Đối với chính quyền địa phương
19
KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài
chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của các ngân hàng nói
chung, của NHCSXH nói riêng cũng bị ảnh hưởng nhiều và đang có dấu
hiệu giảm sút. Hơn nữa với đặc thù riêng trong cho vay HSSV có hoàn
cảnh khó khăn tại NHCSXH là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao, và từ năm
2011 trở đi là đến kỳ thu hồi nợ quay vòng nên số nợ đến hạn phải thu là
rất lớn. Với phương châm ”phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tác giả nhận thấy
việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong tín dụng cho vay HSSV có hoàn
cảnh khó khăn là rất cần thiết, góp phần ngăn chặn rủi ro ngay từ đầu
nhằm giảm bớt tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động cho chi nhánh.
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về rủi ro tín dụng : bản chất, các
chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng. Tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng, đánh giá về hoạt
động ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng cho vay HSSV, và đặc biệt đi sâu
phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó. Tác giả mạnh dạn đưa ra
những giải pháp cụ thể có tính thực tiễn và khả thi để ngăn ngừa và hạn
chế rủi ro trong cho vay HSSV tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng trên cơ
những quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển của ngành, của chi
nhánh trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm
quyết định của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, tác giả đã đề xuất kiến nghị với
NHCSXH Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
Chương trình cho vay HSSV là chủ trương đúng đắn của Đảng,
Chính phủ, việc triển khai cho vay HSSV được tập trung vào một đầu
mối là NHCSXH là phù hợp với tiến trình quốc tế. Đây là chương trình
tín dụng mang tính đặc thù riêng, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính
lâu dài. Để bảo toàn được nguồn vốn của Nhà nước và đảm bảo cho thế
hệ HSSV sau tiếp tục được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, tác giả đã
20
nghiên cứu để đưa ra những giải pháp kiến nghị mà tác giả cho là có tính
khả thi, có khả năng áp dụng được đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh. Tác
giả cũng mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo, những người quan tâm đến nội dung của đề tài để tác giả tiếp tục hoàn
thiện đề tài có ý nghĩa thực tiễn hơn.