Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên xổ số kiến thiết lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.35 KB, 29 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






TRẦN THỊ DIỆP THẢO







PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT LÂM ĐỒNG











LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG









Đà Lạt – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





TRẦN THỊ DIỆP THẢO






PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số : 60 34 20




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LIÊN





Đà Lạt – 2012



MỤC LỤC


Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng ii.
Danh mục các sơ đồ iv

Danh mục các biểu đồ v
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP……………………………………………………… 7
1.1. Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp: (TCDN) 7
1.1.1. Khái niệm và mục đích của phân tích TCDN: 7
1.1.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính: . 9
1.2. Nội dung phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp: 13
1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: 13
1.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính của doanh
nghiệp. 14
Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT
LÂM ĐỒNG………………………………………………………………22
2.1. Khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số
Kiến thiết Lâm Đồng: 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 22

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán. 23
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xổ số Kiến
thiết Lâm Đồng. 32
2.1.4. So sánh các chỉ số hiệu quả kinh doanh với các Công ty khác
cùng ngành. 39
2.2.4. Một số đặc điểm riêng có tại công ty Xổ số Kiến thiết Lâm
Đồng: 44
2.3. Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến
thiết Lâm Đồng. 46
2.3.3. Khả năng thanh toán. 51
2.3.4. Hiệu quả sử dụng tài sản: 54
2.3.5. Các hệ số đòn bẩy tài chính. 63

2.3.6. Các hệ số về khả năng sinh lợi. 67
2.4 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHHMTV Xổ số
Kiến thiết Lâm Đồng. 76
2.4.1. Đánh giá chung về tình hình phân tích tài chính tại công ty: . 76
2.4.2.Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty: 78
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV 82
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xổ số
Kiến thiết Lâm Đồng giai đoạn 2011 đến năm 2015: 82
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty
TNHH Một Thành viên Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng. 84
3.2.1. Việc sử dụng tài sản lưu động: 85

3.2.2. Việc sử dụng tài sản cố định: 86
3.2.3. Việc đầu tư tài chính dài hạn: 87
3.2.4. Về nguồn vốn: 87
3.2.5. Về việc nâng cao khả năng sinh lời của Công ty: 87
3.2.6. Về việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: 88
3.3. Kiến nghị: 89
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước: 89
3.3.2. Kiến nghị đối với đơn vị chủ sở hữu: 91
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………94
PHỤ LỤC

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động như hiện nay, các doanh
nghiệp càng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro hơn, bao gồm cả rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài doanh

nghiệp. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng phân tích tình hình tài
chính để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình an toàn và có hiệu quả.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, công ty TNHHMTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng luôn quan tâm
đến phân tích tình hình tài chính. Nhờ đó, công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc phân tích ở một vài nội dung chủ yếu còn thiếu chiều sâu đang làm hạn chế
hiệu quả phân tích tình hình tài chính, dẫn đến những đánh giá thiếu chuẩn xác và kịp thời về tình hình tài
chính của Công ty. Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Lâm
Đồng là một yêu cầu bức thiết. Đề tài « Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết
Lâm Đồng » được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu :
- Về cơ sở lý luận, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đã được nhiều tác giả nghiên cứu, luận
văn này sẽ kế thừa trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận nói trên để phân tích tình hình tài chính tại Công ty
TNHHMTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng. Tuy nhiên, trong các phân tích này, một số vấn đề như tình hình công
nợ, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản chưa được đề cập đến. Mặt khác, hầu hết các đề tài trên đều
chưa có tính so sánh nên chưa làm nổi bật lên được những đặc thù riêng có của công ty TNHHMTV Xổ số
Kiến thiết Lâm Đồng. Là người trực tiếp gắn bó với hoạt động xổ số trong nhiều năm và với những lý do nêu
trên, người viết luận văn này cố gắng nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao
tính khả thi của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, chỉ ra
những nguyên nhân gây nên hạn chế trong hoạt động tài chính của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH MTV
Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung cơ bản về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Lâm
Đồng trong 3 năm 2009, 2010 và 2011. so sánh một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công

ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Hậu Giang 3 năm 2009, 2010 và 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu:

2
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp logic, phương pháp quan sát.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Bên cạnh tính kế thừa trong nghiên cứu, tác giả muốn đưa những kiến nghị và giải pháp tối ưu góp
thêm ý tưởng vào hoạt động kinh doanh tốt hơn cũng như công tác quản lý tài chính ngày càng chặt chẽ hơn :
Quản lý và thu hồi công nợ, quản lý tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Lâm đồng.
Chương 3 : Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH
MTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp: (TCDN)
1.1.1. Khái niệm và mục đích của phân tích TCDN:
1.1.1.1. Khái niệm:
Phân tích tình hình tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho
phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một
doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
1.1.1.2. Mục đích:
Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau. Mối quan
tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh
nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả
năng sinh lãi của doanh nghiệp.
1.1.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính:

1.1.2.1. Phương pháp so sánh.
1.1.2.2. Phương pháp phân tích theo xu hướng.
1.1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont.
1.2. Nội dung phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp:
1.2.1.1. Phân tích biến động tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Phân tích độ an toàn của cơ cấu vốn kinh doanh

3
1.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2.1 Khả năng thanh toán nợ:
* Tỷ số thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành =

Tỷ số thanh toán hiện hành nói lên khả năng thanh toán của công ty trong hiện tại, đánh giá khả năng
thanh toán ngắn hạn và đặc biệt quan trọng đối với các bên đối tác cho vay hoặc cho thanh toán chậm. Chỉ tiêu
này đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính của công ty.
* Tỷ số thanh toán nhanh: Là tỷ số nói lên khả năng thanh toán nhanh (tức thời) các khoản công nợ
ngắn hạn bằng tiền và các khoản có thể chuyển hóa ngay bằng tiền.

Tỷ số thanh toán nhanh =
1.2.2.2. Các tỷ số về hoạt động:
* Số vòng quay các khoản phải thu: nói lên các khoản nợ phải thu bình quân có khả năng chuyển đổi
thành tiền bao nhiêu lần trong kỳ.
Vòng quay các khoản phải thu =

* Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử
dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Vòng quay hàng tồn kho =
* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tỷ số này nói lên một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng

doanh thu. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty .

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
* Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng tài sản
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
* Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu: Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu đo lường mối quan hệ giữa
doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu.
Hiệu suất sử dụng vốn CSH =
1.2.2.3. Các hệ số đòn bẩy tài chính:
* Tỷ số nợ trên tài sản: Hệ số này so sánh tương quan nợ với tổng tài sản và có thể cho biết những
thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ của một doanh nghiệp, hệ số này có thể dùng để đánh
giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tài sản =

Tổng tài sản lưu động
Tổng số nợ ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền + tài sản tương đương tiền
Doanh thu thuần

Hàng tồn kho
Doanh thu thuần

Tài sản cố định
Doanh thu thuần

Toàn bộ tài sản
Doanh thu thuần


Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần

Tổng tài sản
Tổng nợ
Số dư bình quân các khoản phải thu

4
* Tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu: Đây là hệ số so sánh tài sản của doanh nghiệp qua vốn đầu tư và
tài sản do các tổ chức tín dụng cung cấp thông qua các khoản vay.
Tỷ số tổng nợ
trên vốn chủ sở hữu =
* Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay:

=
1.2.2.4. Các hệ số về khả năng sinh lợi:
* Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu : Tỷ số này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và
hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
Ý nghĩa của chỉ tiêu này: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ
số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang
giá tri âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
* Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Đây là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
ROA =
Ý nghĩa của chỉ tiêu này: Nếu tỷ số này lớn hơn 0 có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao
cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi
hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả
quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

* Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu:
ROE =
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn tự có tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang
giá trị dương là doanh nghiệp làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là doanh ghiệp làm ăn thua lỗ. Nó phản ánh
khả năng sinh lời của vốn tự có và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào
kinh doanh. Tăng mức doanh lợi vốn tự có cũng thuộc một trong số những mục tiêu hoạt động quản lý tài chính
của doanh nghiệp.Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên trài sản
(ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp đã có tác dụng tích cực.
Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT LÂM ĐỒNG.
2.1. Khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 21/7/2005, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lâm Đồng ký Quyết định số 1862/QĐ-UBND
chuyển Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng do UBND Tỉnh là chủ sở hữu. Công ty hoạt động theo Giấy chứng



Vốn chủ sở hữu
Tổng nợ

Chi phí lãi vay
Lợi nhuận trước thuế TNDN
và chi phí lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán
lãi tiền vay

Doanh thu
Thu nhập sau thuế

Bình quân tổng giá trị tài sản
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)

Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng

5
nhận kinh doanh số 4204000007 ngày 16/8/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lâm Đồng cấp, với số vốn
điều lệ ban đầu là 42 tỷ đồng.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán.
2.1.2.1. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty:
Chức năng: Chức năng chính của công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng là tổ chức quản
lý, phát hành và tiêu thụ các loại vé số nhằm huy động lượng tiền nhàn rỗi trong mọi tầng lớp nhân dân và
Ngân sách Nhà nước, góp phần xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ nhân dân.
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của công ty TNHHMTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng được giao đó là tổ chức
và điều hành doanh nghiệp theo định hướng, chế độ chính sách của Nhà nước để đạt được mục tiêu kinh tế - xã
hội và hoàn thành các chỉ tiêu của cấp trên giao.Thanh toán đầy đủ, kịp thời các giải thưởng cho khách hàng
khi trúng thưởng, đảm bảo bí mật về thông tin trúng thưởng và thông tin nhận thưởng của khách hàng theo yêu
cầu của khách hàng trúng thưởng. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước theo các quy định của
pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.Quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn một các
hiệu quả, nghiên cứu và mở rộng thị trường ở khu vực Miền Trung và khu vực Miền Nam.
Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm: Hoạt động xổ số kiến thiết
truyền thống, xổ số bóc, xổ số lô tô, xổ số cào… Ngoài ra công ty còn kinh doanh dịch vụ hoạt động thể thao
và câu lạc bộ bóng đá.
Thị trường hoạt động và đối thủ cạnh tranh:Thị trường vé số của công ty khá đa dạng, địa bàn
tương đối rộng. Để tồn tại và phát triển, công ty chịu sự cạnh tranh của các công ty khác trong khu vực, nhất là
các công ty cùng mở thưởng vào ngày Chủ nhật như công ty Xổ số Kiến thiết Tiền Giang, công ty Xổ số Kiến
thiết Kiên Giang.
Các thành tích công ty đã đạt được:Với những đóng góp thiết thực và đầy ý nghĩa trong việc xây
dựng các công trình phúc lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng…, nhiều năm liền công ty vinh dự được tặng thưởng

nhiều bằng khen của Chính phủ. Năm 2011 vừa qua, công ty đã được nhận thưởng Huân chương lao động
hạng Nhất.
2.1.2.2. Cơ cấu, sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Cơ cấu tổ chức của công ty là tổng thể các bộ phận khác nhau, quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.
Mỗi bộ phận có trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Hiện nay, với 108 cán bộ công nhân viên (không kể cầu
thủ của Câu lạc bộ bóng đá Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng).
2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban:
Giám đốc, Phó Giám đốc,Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Phát hành thị
trường,,Phòng Trả thưởng, Trạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trạm Cần Thơ và điểm giao dịch Bảo Lộc:
2.1.2.4. Tổ chức công tác kế toán:
Kế toán trưởng, kế toán phó, kế toán tổng hợp, kế toán doanh thu – công nợ, kế toán thanh toán, kế
toán trả thưởng, kế toán trạm Thành phố Hồ Chí Minh, kế toán trạm Thành phố Cần Thơ, kế toán trung tâm
thể thao, kế toán câu lạc bộ bóng đá.
2.1.2.5. Sơ đồ tổ chức hạch toán kế toán:
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng
Số
TT
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

6
1
2
3
4
5
6
7

8

9
10
11
12
13

14
T
ổng doanh thu
Các kho
ản giảm trừ
Doanh thu thu
ần
Giá v
ốn hàng bán
L
ợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu ho
ạt động tài chính
Chi phí ho
ạt động tài chính
Trong đó: chi phí l
ãi vay
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế thu nhập hiện hành

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
561.237

73.205
488.032

418.072
69.960

131
2.549
2.549
12.409
55.132

894
76
818
55.951

9.791
46.159

722.760

94.273
628.487

519.116
109.371


226
3.034
3.034
29.720
76.844

982
-
982
77.827

19.457
58.370

919.653

119.687
799.966

669.852
130.114

4.953
-

29.839
92.881

271

-
271
93.152

23.288
69.864

Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty TNHHMTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng 3 năm 2009 -2010 -2011]
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán của Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 121.435

207.190
227.498

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 29.216

87.634

130.294

II. Các khoản phải thu 89.266

118.267

86.714

III. Hàng tồn kho 986


1.067

2.182

IV. Tài sản ngắn hạn khác 1.968

222

8.308

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 21.882

22.104

55.587

I. Tài sản cố định 19.393

19.576

42.169

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.489

2.528

12.306

III. Tài sản dài hạn khác -


-

1.112

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 143.318

229.295

283.085

NGUỒN VỐN 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
A. NỢ PHẢI TRẢ 53.310

86.755

91.642

I. Nợ ngắn hạn 52.355

85.811

90.709

II. Nợ dài hạn 955

944

933



7
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 90.007

142.540

191.443

I. Vốn chủ sở hữu 90.007

142.540

191.443

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 143.318

229.295

283.085

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
1. Nợ khó đòi đã xử lý (48)

(48)

(442)

2. Tài sản, giấy tờ có giá nhận thế chấp 89.506

100.506


98.281

Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty TNHHMTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng 3 năm 2009 -2010 -2011]
2.1.4. So sánh các chỉ số hiệu quả kinh doanh với các Công ty khác cùng ngành.
Các Công ty Xổ số Kiến thiết chia theo nhóm: là các công ty có tỷ lệ doanh thu tiêu thụ cao (từ 60%
trở lên) trong Khối được xếp vào nhóm 1, tiếp đến là các công ty có tỷ lệ doanh thu tiêu thụ trung bình (từ 50
% - 59 %) được xếp vào nhóm 2 và cuối cùng là các công ty có tỷ lệ tiêu thụ thấp (dưới 50%) xếp vào nhóm 3
(còn gọi là đài phụ thứ ba). Năm 2009 và năm 2010, Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng xếp ở nhóm 3, tuy
nhiên sang năm 2011, Công ty đã vươn lên vị trí nhóm 2. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã nổ lực phấn đấu
không ngừng để đưa tỷ lệ doanh thu tiêu thụ đạt trên mức trung bình (57,6 %).
2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xổ số của các công ty Xổ số Kiến thiết.
Công ty Xổ số Kiến thiết được tổ chức và hoạt động theo các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100%, hoạt động đặc thù riêng có so với những ngành nghề kinh doanh
khác.
2.2.1. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty được ghi trong điều lệ công ty. Chủ sở hữu phê duyệt
vốn điều lệ ban đầu, tăng vốn điều lệ sau khi có ý kiến của chủ sở hữu hoặc của Bộ Tài chính.
2.2.2. Doanh thu: Doanh thu của công ty Xổ số Kiến thiết bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh
doanh các loại hình xổ số, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác được pháp luật cho phép, doanh thu từ hoạt
động tài chính và thu nhập khác.
2.2.3. Chi phí hoạt động kinh doanh: Chi phí hoạt động kinh doanh là các khoản chi phí phát sinh
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Bao gồm: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh xổ
số kiến thiết, chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty Xổ số Kiến thiết, chi nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất
có liên quan đến hoạt động kinh doanh, chi phí bằng tiền khác.
2.2.4. Một số đặc điểm riêng có tại công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng:
- Hàng tồn kho của Công ty là các loại hình vé số đã được in trước từ 3 – 4 kỳ.
- Chính sách quản lý công nợ: Nợ phải thu của công ty chủ yếu là phải thu của đại lý. Đại lý được gối
đầu 28 ngày (tương đương với 4 kỳ phát hành/ tháng). Khi đại lý nợ phải có thế chấp tương ứng, theo quy định
thì đại lý phải thế chấp cho cả bộ vé đã nhận nhưng chưa bán (chưa xổ). Thế chấp bao gồm tiền mặt của đại lý
công ty đứng ra gửi tiết kiệm, sổ tiết kiệm của đại lý bằng vàng, ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam, chứng thư

bảo lãnh của ngân hàng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, nhà cửa… Thường tỷ lệ thế chấp của đại lý
đạt 100%, chỉ có một số ít đại lý có tỷ lệ từ 85% đến 99%.
- Nợ phải trả của công ty thường là nợ thuế và khoản dự phòng rủi ra trả thưởng.
- Tài sản cố định của công ty thường là đất đai, nhà cửa .

8
- Đầu tư tài chính của công ty là vốn góp vào công ty cổ phần in và phát hành sách Lâm Đồng và
mua cổ phần của Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Thung lũng Vàng Đà Lạt.
2.3. Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng.
2.3.1. Phân tích biến động tài sản, nguồn vốn của Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng qua ba
năm (2009 - 2011)
Bảng 2.14. Tình hình biến động tài sản Đơn vị tính: %
TÀI SẢN 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 84,7

90,4
80,4

I Tiền và các khoản tương đương tiền 20,5

38,2

46,1

II Các khoản phải thu 62,3

51,6

30,6


III Hàng tồn kho 0,6

0,5

0,8

IV Tài sản ngắn hạn khác 1,4

0,1

2,9

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 15,3

9,6

19,6

I Tài sản cố định 13,5

8,5

14,9

II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,7

1,1

4,3


III Tài sản dài hạn khác -

-

0,4

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100

100

100

Nhận xét chung về biến động tài sản qua các năm của Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng: Tỷ trọng
của tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong giá trị tổng tài sản.
- Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn: năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5,7 % (90,4 – 84,7), tuy nhiên
sang năm 2011 lại giảm xuống 10% (80,4 – 90,4).
- Tỷ trọng tài sản dài hạn: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2010 giảm so với năm 2009 và
lại tăng đột biến vào năm 2011.
Bảng 2.15. Tình hình biến động nguồn vốn Đơn vị tính: %
NGUỒN VỐN 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
A. NỢ PHẢI TRẢ 37,2

37,8

32,4

I. Nợ ngắn hạn 36,5

37,4


32,1

II. Nợ dài hạn 0,7

0,4

0,3

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 62,8

62,2

67,6

I. Vốn chủ sở hữu 62,8

62,2

67,6

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100

100

100

Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty TNHHMTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng 3 năm 2009 -2010 -2011]

9
Nhận xét chung về nguồn vốn:

- Tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ lệ ít hơn vốn chủ sở hữu trong tổng cộng nguồn vốn và giảm dần ở
năm 2011, thường xuyên nằm ở dưới mức trung bình 50%.
- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: qua các năm, tỷ trọng này có thay đổi nhưng không lớn. Năm 2011 tăng
nhiều nhất so với 3 năm.
2.3.2. Độ an toàn của cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng.
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tài sản Nợ ngắn
ng
ắn hạn hạn

84,7% 36,5%



Nguồn
vốn
Tài sản thường
dài hạn xuyên
15,3% 63,5%

Tài sản Nợ ngắn
ngắn hạn hạn
90,4% 37,4%



Nguồn
vốn
Tài sản thường
dài hạn xuyên

9,6% 62,6%

Tài sản Nợ ngắn
ngắn hạn hạn
80,4% 32,1%



Nguồn
vốn
Tài sản thường
dài hạn xuyên
19,6% 67,9%
Sơ đồ 2.16. Sơ đồ vốn lưu động thường xuyên
Bảng 2.17. Vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tài sản ngắn hạn (1) 121.435 207.190 227.498
Tài sản dài hạn (2) 21.882 22.104 55.587
Nợ ngắn hạn (3) 52.355 85.811 90.709
Vốn thường xuyên (4) = (1) + (2) – (3) 90.962 143.483 192.376
Vốn lưu động thường xuyên(5) = (1) – (3) 69.080 121.379 136.789
Vốn lưu động thường xuyên
Vốn thường xuyên (6) = (5)/ (4)
75,9 % 84,6 % 71,1 %
Vốn lưu động thường xuyên
Tài sản ngắn hạn (7) = (5)/ (1)
56,9 % 58,6 % 60,1 %
Vốn lưu động thường xuyên
Tổng vốn

48,2 %

52,9 %

48,3 %

Nhận xét vốn lưu động thường xuyên: Trong ba năm, công ty duy trì cơ cấu vốn rất an toàn vì vốn
thường xuyên cao hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn. Vốn lưu động thường xuyên năm 2011 tăng hơn 50% so

10
với năm 2009 tăng 67,709 tỷ đồng (136,789 – 69,080). Năm 2011 đánh dấu sự thay đổi trong vốn lưu động
thường xuyên của công ty. Tính đến 31/12/2011 vốn lưu động thường xuyên của công ty là 136,789 tỷ đồng
(chiếm 71,1% nguồn vốn thường xuyên, 60,1% tài sản ngắn hạn và chiếm 48,3% tổng nguồn vốn. Nguyên
nhân chính là công ty tăng vốn điều lệ hàng năm.
2.3.3. Khả năng thanh toán.
2.3.3.1 Tỷ số thanh toán hiện hành:
Bảng 2.18. Tỷ số thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng

XSKT Hậu
Giang
Tỷ số thanh toán hiện
hành (lần)
2,74 2,53 2,67 3,71 3,12 2,76
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty XSKT Lâm Đồng năm 2010 thấp hơn năm 2009 là 0,07 lần
(2,67 – 2,74), năm 2011 tăng cao nhất so với 3 năm và tăng 0,45 lần (3,12 – 2,67). Nguyên nhân chủ yếu là tài
sản ngắn hạn năm 2010 tăng nhưng nợ ngắn hạn cũng tăng hơn nhiều so với năm 2009, năm 2011 tài sản ngắn
hạn (tiền và các khoản tương đương tiền) tăng mạnh so với năm 2010.Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của
công ty trong những năm này là khá tốt. Tỷ suất của cả 3 năm đều lớn hơn 2, điều này có thể nói lên răng công
ty có khả năng thanh toán nhưng đã đầu tư thừa tài sản lưu động.
So sánh chỉ tiêu trên với Công ty XSKT Hậu Giang: năm 2010 tỷ số thanh toán hiện hành của công
ty XSKT Hậu Giang cao hơn Công ty XSKT Lâm Đồng. Tuy nhiên ở cả hai năm 2009 và 2011 đều thấp hơn.
Nhất là trong năm 2011, do tỷ lệ trả thưởng của Công ty XSKT Hậu Giang thấp nên việc trích lập quỹ dự
phòng rủi ro trả thưởng cho năm này cao dẫn đến nợ ngắn hạn của công ty XSKT Hậu Giang cao đột biến, do
đó tỷ số thanh toán hiện hành thấp hơn công ty XSKT Lâm Đồng là 0,36 lần (3,12 – 0,36).
2.3.3.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Bảng 2.19. Tỷ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm

Đồng
XSKT Hậu
Giang
Tỷ số thanh toán
nhanh (lần)
0,56 0,87 0,56 1,62 1,44 0,98
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009 là 0,56 lần < 1, khả năng thanh toán
nhanh cho năm này là khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên sang năm 2010 là 1,02 và đặc biệt đột
biến ở năm 2011 là 1,44 > 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của hai năm này là rất tốt. Từ đó ta
thấy, Công ty đáp ứng tốt việc thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản có thể chuyển
hóa ngay bằng tiền chứng minh bằng tỷ số thanh toán nhanh cứ năm sau cao hơn năm trước.
So sánh tỷ số này với Công ty XSKT Hậu Giang:Năm 2009 công ty XSKT Lâm Đồng không đủ khả
năng để đáp ứng việc thanh toán nhanh, tuy nhiên sang năm 2010 và 2011 đủ đáp ứng nhu cầu này. Công ty
XSKT Hậu Giang cả năm 2009 và năm 2011 đều thấp hơn 1 điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh

11
cũng chưa đáp ứng được. Nhìn chung, qua 2 năm đầu Công ty XSKT Hậu Giang có chỉ số cao hơn Công ty
XSKT Lâm Đồng nhưng sang năm 2011 lại thấp hơn 0,46 lần (1,44 – 0,98).
2.3.4. Hiệu quả sử dụng tài sản:
2.3.4.1. Số vòng quay các khoản phải thu:
Theo thông tư số 65/2007/TT-BTC ngày 18/6/2007 của Bộ Tài chính, Thông tư này hướng dẫn chi
tiết nội dung về chính sách kỳ hạn nợ cho tất cả các loại hình sản phẩm xổ số.Chính sách kỳ hạn nợ là khoảng
thời gian quy định cho các đại lý thanh toán tiền mua vé số của công ty xổ số là 28 ngày (4 tuần).
Bảng 2.20. Số vòng quay các khoản phải thu:
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu

Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
Số vòng quay các
khoản phải thu (vòng)
5 7,6 6,06 9,2 7,8 9,2
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Qua tính toán trên, ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009
là 5 lần, số vòng quay năm 2010 là 6,06 lần nhanh hơn năm 2009 là 1,06 lần (6,06 – 5). Số vòng quay năm
2011 là 7,8 lần nhanh hơn năm 2010 là 1,74 lần (7,8 – 6,06) hay còn gọi là thời gian thu nợ càng ngắn thì công
ty càng có tiền để chi trả các khoản nợ. Điều này có nghĩa là các khoản phải thu trong năm chuyển đổi thành
tiền năm sau nhanh hơn năm trước. Chứng tỏ, ở lĩnh vực này công ty hoạt động ngày càng tốt hơn.
Số vòng quay các khoản phải thu của công ty XSKT Hậu Giang nhanh hơn số vòng quay các khoản
phải thu của công ty XSKT Lâm Đồng. Điều này, chứng tỏ công ty XSKT Hậu Giang hoạt động tốt hơn ở lãnh
vực này so với công ty XSKT Lâm Đồng.
Bảng 2.21. Số ngày một vòng quay nợ phải thu
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT
Hậu Giang

XSKT Lâm

Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT
Hậu Giang

Số ngày 1 vòng
quay nợ phải thu
72 47,4 59,4 39 46,2 39

Số ngày thu tiền bình quân từ chính sách bán chịu năm 2009, công ty XSKT Lâm Đồng phải chờ là
72 ngày. Năm 2010 số ngày thu tiền bình quân giảm xuống còn 59 hoặc 60 ngày. Sang năm 2011, chỉ còn 46
hoặc 47 ngày cho số ngày thu tiền bình quân. Điều này cho thấy việc thu hồi các khoản nợ của công ty năm
2010 tốt hơn năm 2009 và năm 2011 tốt hơn năm 2010.
Tuy nhiên, tình hình vốn của công ty vẫn bị khách hàng chiếm dụng với nhiều thời gian so với thông
tư số 65/2007 của Bộ Tài chính là 1,65 lần (46,2 / 28). Lý do: Ngoài kỳ nợ được phép của Bộ tài chính là 04
kỳ, công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng là đài phụ thứ ba (sau công ty Xổ số Kiến thiết Tiền Giang và Kiên
Giang ) nên đã cho phép đại lý nợ thêm từ 2 – 3 – 4 kỳ (tùy thuộc vào doanh số bán của mỗi đại lý ), công ty
đứng ra đi gửi tiết kiệm ở ngân hàng số tiền này và lãi phát sinh được chi cho đại lý nhằm hỗ trợ một phần chi
phí để động viên và khuyến khích đại lý bán vé cho Lâm Đồng. Bộ nợ này được thường xuyên điều chỉnh theo
doanh số bán hàng quý, 6 tháng của đại lý và theo mặt bằng chung của các công ty khác trong cùng khu vực

12
Miền Nam. Tất cả các khoản nợ của đại lý đều được thế chấp 100% bằng sổ tiết kiệm (vàng, ngoại tệ, tiền đồng
Việt Nam), chứng thư bảo lãnh tín chấp của ngân hàng, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà cửa…
Tóm lại, hiệu quả thu hồi tiền còn chậm, công ty nên xem xét lại việc thực hiện quản lý công nợ.
Mặc dù qua ba năm gần đây, công ty đã quản lý dần tốt hơn việc thu hồi công nợ, điều này chứng tỏ công ty đã
bắt đầu thực hiện và chú ý tới việc tận dụng nguồn vốn hiện có tăng dần lên.

So sánh số ngày 1 vòng quay nợ phải thu của công ty XSKT Hậu Giang và công ty XSKT Lâm Đồng
ta thấy rằng công ty XSKT Hậu Giang quản lý công nợ qua số ngày bán chịu tốt hơn công ty XSKT Lâm
Đồng. Mặc dù so với quy định của Bộ Tài chính là có vượt, năm 2010 và năm 2011 có giảm so với năm 2009
nhưng vượt 11 ngày. Công ty Hậu Giang cũng là công ty được xếp ở nhóm 3 trong ngày xổ nên để đứng vững
được trong thị trường đầy cạnh tranh này công ty Hậu Giang phải áp dụng chính sách cho đại lý nợ thêm kỳ.
2.3.4.2. Số vòng quay hàng tồn kho:
Bảng 2.22. Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
Số vòng quay hàng
tồn kho (vòng)
495 322,9 589 186,5 367 298,1
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009 là 495 lần, năm 2010 là 589 lần
và năm 2011 là 367 lần. Có nghĩa là bình quân một năm hàng tồn kho mua vào, bán ra năm 2010 tăng so với
năm 2009 là 94 lần (589 – 495), sang năm 2011 lại giảm đi so với năm 2010 là 222 lần (367 – 589). Mặc dù
vậy, ta nhận thấy số vòng quay hàng tồn kho của Công ty là rất cao, cho thấy dự trữ hàng tồn kho của Công ty
là vừa đủ, đáp ứng tốt cho việc phát hành vé số.

Cả 3 năm, so với công ty XSKT Hậu Giang, công ty XSKT Lâm Đồng có số vòng quay hàng tồn kho
cao hơn rất nhiều. Hàng tồn kho của cả 2 công ty XSKT Hậu Giang và Lâm Đồng cũng giống nhau và chủ yếu
là lượng vé số in trước từ 3 – 4 kỳ.
2.3.4.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng 2.23. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định (lần)
25,19 25,9 32,1 24,1 18,97 12,7

Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Số vòng quay tài sản cố định của công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009 là 25,19 lần, năm 2010 tăng
lên 32,1 lần. Sang đến năm 2011, vòng quay này giảm xuống còn 18,97 lần. Nhìn chung qua 2 năm 2009 và
2010 ta thấy vòng quay tài sản cố định luôn ở mức cao, riêng năm 2011 công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định.

13
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009 tương đương với công ty

XSKT Hậu Giang nhưng qua năm 2010 và 2011 hiệu suất này của công ty XSKT Lâm Đồng tăng hơn so với
công ty XSKT Hậu Giang. Một đồng đầu tư vào tài sản cố định năm 2011 của công ty XSKT Hậu Giang chỉ
tạo ra 12,7 đồng doanh thu, trong khi đó công ty XSKT Lâm Đồng tạo ra được 18,97 đồng.
2.3.4.4. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản.
Bảng 2.24. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
Hiệu suất sử dụng
toàn bộ tài sản (lần)
3,56 3,9 3,42 3,8 3,22 3,3
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty XSKT Lâm Đồng năm 2010 thấp hơn năm 2009. Điều
này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp năm 2010 thấp. Tuy nhiên, sang năm 2011, hiệu quả
sử dụng tổng tài sản cao hơn năm 2010 là 0,2 lần. Qua số liệu trên, ta thấy một đồng đầu tư vào tổng tài sản
năm 2009 của Công ty tạo ra 3,56 đồng doanh thu, năm 2010 giảm còn 3,42 đồng và đến năm 2011 còn 3,22
đồng.
Ở chỉ tiêu này, cả 3 năm công ty XSKT Hậu Giang hoạt động tốt hơn công ty XSKT Lâm Đồng, mặt
khác công ty XSKT Hậu Giang không sử dụng tài sản vào việc đầu tư dài hạn như công ty XSKT Lâm Đồng.

Ở năm 2011, công ty XSKT Hậu Giang xây dựng mới trụ sở nhà làm việc nên tài sản cố định tăng lên dẫn đến
việc hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản ở năm này giảm sút so với 2 năm 2009 và 2010.
2.3.4.5. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.25. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
Hiệu suất sử dụng
vốn chủ sở hữu (lần)
6,01 6,6 5,41 5,7 4,79 4,9
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Số vòng quay vốn chủ sở hữu của công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009 là 6,01 lần, năm 2010 là 5,41
lần. Số vòng quay vốn chủ sở hữu qua hai năm này là gần bằng nhau mặc dù năm 2010 có giảm chút ít là 0,6
lần (5,41 – 6,01). Sang năm 2011, số vòng quay vốn chủ sở hữu lại tiếp tục giảm 0,62 lần (4,79 - 5,41). Điều
này có nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra 6,01 đồng doanh thu năm 2009, năm 2010 là 5,41
đồng và năm 2011 là 4,79 đồng. Ta có thể đánh giá rằng công ty nên xem xét lại trong việc hiệu suất sử dụng
vốn chủ sở hữu.
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty XSKT Hậu Giang cả 3 năm đều tăng hơn công ty
XSKT Lâm Đồng, tuy nhiên ở Công ty XSKT Hậu Giang cũng giảm dần đi qua các năm, điều này chứng tỏ

công ty XSKT Hậu Giang cũng chưa sử dụng vốn chủ sở hữu tốt để tạo ra doanh thu.
Bảng 2.26. Hệ số năng lực hoạt động của công ty XSKT Lâm Đồng
Hệ số năng lực hoạt động Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

14
1. Hệ số năng
lực hoạt động
của tài sản ngắn
hạn
Vòng quay các khoản phải
thu (vòng)
5,0 6,1 7,8
Kỳ thu tiền bình quân (số
ngày)
72,0 59,4 46,2
2. Hệ số năng
lực hoạt động
của tài sản dài
hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản cố
định (đồng)
25,19 32,10 18,97
Hiệu suất sử dụng tài sản bình
quân (đồng)
3,56 3,42 3,22
Vòng quay các khoản phải thu nhỏ và kỳ thu tiền bình quân lớn (cao nhất năm 2009 là gần hai tháng
rưỡi và năm 2011 là một tháng rưỡi).
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty từ 18,97 -32,10. Mặc dù tỷ số này tăng từ 2009 đến
2010 nhưng sang năm 2011 giảm dần, nhưng là điều có thể chấp nhận được vì xét về mặt giá trị tuyệt đối,
doanh thu từ năm 2009 – 2011 có xu hướng tăng nhưng không nhanh bằng tốc độ tăng của tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản bình quân cả ba năm tuy có giảm dần đi nhưng không có sự thay đổi lớn.
2.3.5. Các hệ số đòn bẩy tài chính.
2.3.5.1. Tỷ số nợ trên tài sản:
Bảng 2.27. Tỷ số nợ trên tài sản:
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
Tỷ số nợ trên tài
sản (%)
37,2 40,2 37,8 27,4 32,4 36,5
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Tỷ số nợ trên tài sản của công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009 là 37,2 %, năm 2010 là 37,8 % và sang
năm 2011 còn 32,4 %. Tỷ số nợ năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 0,6 %, nguyên nhân chủ yếu là do tăng các
khoản nợ ngắn hạn, chi phí phải trả và tăng ở khoản dự phòng phải trả ngắn hạn. Đến năm 2011 so với năm
2010 tỷ số nợ trên tài sản lại giảm 5,4 % nguyên do tổng giá trị của nợ ngắn hạn năm 2011 chênh lệch rất ít so
với năm 2011 nhưng giá trị tuyệt đối của tổng tài sản năm 2011 cao hơn năm 2010 là 53,790 tỷ đồng do đó tỷ
lệ này giảm, điều này có nghĩa là tỷ số này có lợi cho các chủ nợ. Để có nhận xét đúng đắn hơn, tỷ số nợ 32,4
% này cần phải kết hợp với các tỷ số khác. Điều này chứng tỏ, khi cần thiết doanh nghiệp dễ dàng vay vốn để
hoạt động kinh doanh hơn trong thời gian tới.

Tỷ số nợ trên tài sản của công ty XSKT Hậu Giang nhiều hơn công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009
là 3% (40,2% - 37,2%), năm 2010 ít hơn 10,4% (27,4% - 37,8%) và năm 2011 lại tăng lên 4,1% ( 36,5% -
32,4%).
2.3.5.2. Tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu:
Bảng 2.28. Tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang

15
Tỷ số nợ trên vốn chủ
sở hữu (%)
59,2 67,2 60,9 37,8 47,9 57,6
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Nhìn vào tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty XSKT Lâm Đồng qua 3 năm trên, ta thấy năm
2010 tỷ số này tăng 1,7% so với năm 2009 (60,9 % - 59,2 %) và qua năm 2011 giảm 13% (47,9 % - 60,9%).
Điều này chứng tỏ công ty có đủ khả năng trả được nợ mà vẫn có vốn để tạo ra lợi nhuận.
So sánh tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty XSKT Lâm Đồng với công ty XSKT Hậu Giang ta
thấy: Năm 2009, công ty XSKT Hậu Giang tăng hơn công ty XSKT Lâm Đồng 8% (67,2% - 59,2%), năm 2010

lại giảm đi 23,1% (37,8% - 60,9%) và đến năm 2011 lại tăng nhiều hơn 9,7% (57,6% - 47,9%).
2.3.5.3. Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay:
Bảng 2.29. Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
Hệ số khả năm thanh
toán lãi tiền vay (lần)
22,9 0 26,7 0 0 0
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Năm 2011, công ty XSKT Lâm Đồng không thiếu vốn nên không phải đi vay, điều này rất tốt đối với
một doanh nghiệp kinh doanh vé số. Nhưng ở hai năm trước đó, công ty vẫn phải vay vốn để hoạt động, tuy
nhiên số tiền phải trả lãi so với lợi nhuận mà công ty đã đạt được trong hai năm đó là không đáng kể và chỉ số
khả năng thanh toán lãi vay của cả hai năm đều rất cao, chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đồng vốn vay có
hiệu quả.
So sánh với công ty XSKT Hậu Giang, công ty XSKT Hậu Giang qua 3 năm đều không phát sinh chi
phí lãi vay, chứng tỏ công ty này không thiếu vốn lưu động để đi vay trong hoạt động kinh doanh của mình. Ở
chỉ tiêu này, công ty XSKT Hậu Giang hoạt động rất tốt và tốt hơn công ty XSKT Lâm Đồng ở 2 năm 2009 và
năm 2010.

2.3.6. Các hệ số về khả năng sinh lợi.
2.3.6.1. Tỷ suất thu nhập sau thuế trên doanh thu.
Bảng 2.30. Tỷ suất thu nhập sau thuế trên doanh thu.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
Tỷ suất thu nhập
sau thuế trên doanh
thu (%)
9,46 1,39 9,29 7,20 8,73 1,57
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy, doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty XSKT Lâm Đồng
năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng đều. Tuy nhiên chỉ số năm 2010 so với năm 2009 giảm 0,17 %
(9,29 % - 9,46 %) lý do chính cuối năm 2010 công ty tài trợ cho huyện nghèo của Tỉnh Lâm Đồng 10 tỷ đồng
trích từ nguồn chi phi tuyên truyền quảng cáo của công ty nên lợi nhuận giảm dẫn đến chỉ số tỷ suất sinh lợi

16
trên doanh thu cũng giảm so với năm 2009. Sang năm 2011, mặc dù giá trị tuyệt đối của doanh thu và lợi nhuận
tăng cao hơn năm trước nhưng chỉ số tương đối cũng giảm so với năm 2010 là 0,56 %, nguyên do chính là bắt

đầu từ năm 2011, công ty được sự chỉ định của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lâm Đồng phải tài trợ đội bóng đá Lâm
Đồng và kinh phí được lấy từ nguồn chi phí tuyên truyền quảng cáo của công ty là 13,5 tỷ đồng do đó lợi
nhuận năm 2011 giảm 13,5 tỷ đồng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng giảm đi.
Qua ba năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty XSKT Hậu Giang đều cao hơn
công ty XSKT Lâm Đồng.
2.3.6.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Bảng 2.31. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
ROA (%) 33,7% 54,4% 31,8% 27,5% 28,1% 51,7%
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Doanh lợi tài sản của Công ty XSKT Lâm Đồng năm 2009 rất cao chiếm 33,7 % . Năm 2010 giảm đi
1,9 % (31,8 % – 33,7 %) và đến năm 2011 giảm xuống còn 28,1 %. Mặc dù tỷ số này có giảm do những
nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận như đã phân tích ở phần trên. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể
đánh giá Công ty thuộc dạng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và minh chứng rằng doanh nghiệp đã quản lý và
sử dụng tài sản rất tốt để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.
Năm 2010, ROA của công ty XSKT Hậu Giang thấp hơn ROA của công ty XSKT Lâm Đồng 4,3%
(27,5% - 31,8%). Nhưng năm 2009 và nhất là năm 2011, chỉ tiêu này của công ty XSKT Hậu Giang lại tăng lên

rất nhiều so với công ty XSKT Lâm Đồng, năm 2011 tăng 23,6% (51,7% - 28,1%). Công ty XSKT Hậu Giang
lợi nhuận năm này cao đột biến lý do là tỷ lệ trả thưởng thấp.
2.3.6.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Bảng 2.32. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
XSKT Lâm
Đồng
XSKT Hậu
Giang
ROE (%) 56,9% 91,6% 50,2% 41,0% 41,8% 76,7%
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng, Hậu Giang 3 năm 2009 -2010 -2011]
Nhìn chung, tỷ số của cả 3 năm của công ty XSKT Lâm Đồng đều rất tốt, tuy nhiên qua 3 năm tỷ số
đều có sự sụt giảm, năm 2009 là 56,9 %, năm 2010 còn 50,2 % và đến năm 2011 chỉ còn 41,8 %. Nguyên do,
thực hiện theo lộ trình bổ sung vốn điều lệ đến năm 2015, công ty được phép trích 80% lợi nhuận sau thuế vào
quỹ đầu tư phát triển nên vốn chủ sở hữu tăng dần qua mỗi năm cũng làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhận trên
vốn chủ sở hữu.
So sánh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân của công ty XSKT Hậu Giang với công ty
XSKT Lâm Đồng ta thấy: năm 2009 và năm 2011 là năm đột biến của công ty XSKT Hậu Giang về chỉ tiêu lợi
nhuận, năm 2010 do tỷ lệ trả thưởng quá cao nên công ty này bị giảm sút chỉ số này, tuy nhiên xét bình quân cả
3 năm công ty XSKT Hậu Giang vẫn bỏ xa công ty XSKT Lâm Đồng ở tỷ số này.
Bảng 2.33. Hệ số khả năng sinh lời của công ty XSKT Lâm Đồng


17
Hệ số khả năng sinh lời Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Khả năng sinh
lợi doanh thu
(ROS)
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
11,3 % 12,2 % 11,6 %
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 11,5 % 12,4 % 11,6 %
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 9,46 % 9,29 % 8,73 %
2. Khả năng sinh
lời tổng tài sản
(ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
tổng tài sản bình quân
33,7% 31,8 % 28,1 %
3. Khả năng sinh
lời vốn chủ sở hữu
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ
sở hữu bình quân
56,9 % 50,2 % 41,8 %

Từ bảng tổng hợp trên ta nhận thấy ở các chỉ tiêu ROA và ROE giá trị tương đối đều giảm dần qua
các năm, mặc dù số liệu tuyệt đối thì lại tăng. Chỉ tiêu ROS năm 2010 tăng so với năm 2009 và sang năm 2011
lại giảm đi.
Kết luận: Các chỉ tiêu này thật sự vẫn chưa làm hài lòng nhà quản lý doanh nghiệp, mặc dù có những
lý do khách quan bên ngoài tác động đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.3.6.4. Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời qua các chỉ số Dupont

* Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):
+ Tỷ suất sinh lời của doanh thu (%) :Năm 2009: 9,46 , Năm 2010: 9,29 , Năm 2011:8,73
+ Số vòng quay của tài sản bình quân (vòng): Năm 2009:3,56, Năm 2010: 3,42 , Năm 2011:3,22
Vậy tỷ suất sinh lời trên tài sản:Năm 2009: 33,7 %, Năm 2010: 31,8 %, Năm 2011: 28,1 %
Như vậy, rõ ràng ở đây tỷ suất lợi nhuận tăng tỷ lệ thuận với số vòng quay tài sản, tỷ suất lợi nhuận
tăng ta có thể quy cho sự gia tăng của vòng quay tài sản. Hay nói cách khác là quy cho sự gia tăng tỷ số doanh
thu thuần trên tổng tài sản bình quân. Qua 3 năm, tỷ suất sinh lời trên tài sản có giảm dần đi với lý do khách
quan như đã nói ở phần trên. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu lợi nhuận vẫn tăng đều là do công ty kiểm
soát tốt chi phí và sử dụng tài sản đúng mục đích.
* Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi chỉ
tiêu ROE theo mô hình tài chính Dupont:
Bảng 2.34. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (lần) 1,707 1,602 1,534
Nguồn: [Báo cáo tài chính Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng 3 năm 2009 -2010 -2011]
Chỉ tiêu hệ số tài chính so với vốn chủ sở hữu còn được gọi là đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tài chính từ
năm 2009 là 1,707 lần xuống còn 1,602 lần năm 2010 và chỉ còn 1,534 lần năm 2011, nguyên nhân do các
nguồn tài trợ từ bên ngoài như cho vay còn ít, trong khi đó các khoản tài trợ từ nợ phải trả còn rất nhỏ. Qua
năm 2011, nuồn tài trợ từ vay vốn ở bên ngoài bằng 0.

18
ROE : Năm 2009: 57,52 %, Năm 2010: 50,94 %, Năm 2011: 43,10 %
Như vậy ta thấy chỉ tiêu ROE năm sau lại giảm so với năm trước, năm 2010 giảm so với năm 2009 là
6,58 % ( 50,94 % – 57,52 %) và năm 2011 giảm so với năm 2010 là 7,84 % ( 43,10 % - 50, 94 %), sự sụt giảm
của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bắt đầu từ sự sụt giảm của đòn bẩy tài chính, rồi đến sự sụt giảm của
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu do công ty chưa kiểm soát chặt chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh
(trong đó có cả lý do khách quan và chủ quan) và số vòng quay của tài sản bình quân cũng còn chậm, chưa tận
dụng hết khả năng vận động của vòng quay tài sản. Tất cả những điều này dẫn đến sự giảm sút của chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Như vậy, để có lợi nhuận mong muốn, công ty nên bắt đầu xem xét lại đòn

bẩy tài chính và kiểm soát tốt hơn nữa chi phí trong kinh doanh. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung thì các chỉ
số qua 3 năm trên vẫn tạm chấp nhận được so với một doanh nghiệp đặc thù kinh doanh xổ số.
2.4 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHHMTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng.
2.4.1. Đánh giá chung về tình hình phân tích tài chính tại công ty:
Năm 2011 là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến
thiết Lâm Đồng. Doanh thu tăng 196,893 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 15,325 tỷ đồng so với năm 2010 Song
song với điều này là công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các lãnh vực khác, tạo công ăn việc
làm cho người lao động tại địa phương và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Qua các năm, công ty đã trích lập đúng và đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi đã giúp cho việc phát huy
năng lực, hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, ý thức tổ chức của người lao động được nâng cao. Do
vậy, việc khen thưởng xứng đáng và động viên về mặt vật chất cũng như tinh thần từ nguồn quỹ này cũng là
vấn đề mà người lãnh đạo doanh nghiệp cần lưu ý và nó cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược
phát triển lâu dài của công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính của công ty nhìn chung là gọn nhẹ, hợp lý, không có nhân sự nào
dôi dư. Bộ máy kế toán được bố trí phù hợp, hoạt động có khoa học.
2.4.2.Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty:
2.4.2.1. Điểm mạnh:
- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng đều qua các năm, nhất là hai năm 2010 và năm 2011,
lượng tiền đều tăng đột biến, chứng tỏ công ty không thiếu vốn vào thời điểm cuối năm.
- Các khoản phải thu năm 2011 giảm mạnh so với năm 2009 và năm 2010 chứng tỏ việc quản lý
công nợ phải thu của khách hàng là khá tốt, công nợ giảm dần điều này cho thấy Công ty có cố gắng trong việc
thu hồi nợ.
- Tài sản ngắn hạn khác: Năm 2011 tăng nhiều so với năm 2009 và năm 2010 mà tập trung nhiều là
chỉ tiêu phải thu Ngân sách Nhà nước, điều này chứng tỏ Công ty đã có vốn dư nộp trước thuế tháng 12/2011
giúp cho Ngân sách Tỉnh nhà hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vào cuối năm (thay vì để tháng 1/2012 mới nộp thuế
phát sinh tháng 12/2011, công ty đã nộp trước khoản thuế này trong tháng 12/2011).
- Qua phân tích các số liệu ở trên ta cũng thấy được rằng công ty ít sử dụng vốn vay, năm 2009 và
năm 2010 có đi vay trong năm nhưng năm 2011 công ty không phải sử dụng vốn vay, điều này cho thấy lượng
vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh đã đáp ứng được yêu cầu.
-Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm do được sự cho phép của chủ sở hữu là trích lập 80% lợi

nhuận sau thuế để tăng dần vốn điều lệ theo lộ trình mà công ty đã đăng ký.

19
- Các chỉ tiêu : doanh thu, lợi nhuận và nộp Ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước đánh giá
được rằng tốc độ tăng trưởng của công ty là rất tốt.
- Ngoài những điểm mạnh nêu trên, không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của tập thể lãnh
đạo và cán bộ công nhân viên công ty. Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng đội ngũ nhân viên làm công tác thị
trường rất tốt, những người mang doanh thu về cho công ty.
2.4.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân:
- Kết quả kinh doanh: Qua phân tích trên ta thấy số liệu tuyệt đối của các chỉ tiêu doanh thu, lợi
nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tính toán các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thì mức độ sụt giảm theo
từng năm lại rất rõ. Mặt khác, so sánh với công ty cùng ngành như công ty Xổ số Kiến thiết Hậu Giang thì
Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng thấp hơn.
- Mặc dù số liệu tuyệt đối của các khoản phải thu và số ngày bình quân một vòng nợ phải thu là giảm
dần nhưng Công ty vẫn bị đại lý chiếm dụng vốn khá nhiều qua các chỉ số ngày thu tiền bình quân thực tế tăng
hơn so với quy định của Bộ Tài chính. Nguyên nhân chính là do Công ty chỉ ở nhóm 3 (đứng sau Công ty Xổ
số kiến thiết Tiền Giang và Kiên Giang) nên muốn động viên đại lý bán mặt vé của Công ty Xổ số Kiến thiết
Lâm Đồng thì phải cho đại lý nợ nhiều kỳ hơn, một phần số nợ này là do những năm đầu đặt chân vào thị
trường khối Miền Nam, có đại lý đã được Công ty đồng ý cho đại lý nợ từ 10 – 15 kỳ và phần lớn số nợ này
được khoanh lại từ đó cho đến nay. Bên cạnh đó, trong năm, công ty đã áp dụng chính sách trả chậm đối với
những đại lý trụ cột cũng như những đại lý có doanh thu cao bằng cách cho nợ từ 1 đến 4 kỳ (tùy từng đại lý)
và đến 31/12 hàng năm đại lý hoàn trả. Điều này cũng dẫn đến việc công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn.
- Tài sản cố định của năm 2011 tăng đột biến so với hai năm 2009 và 2010 do Công ty đầu tư xây
dựng Khu liên hợp Thể thao (tính đến thời điểm 2012 công trình mang giá trị hơn 30 tỷ đồng), tuy nhiên việc
đầu tư này chưa mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Nguyên nhân là được sự cho phép của Ủy ban
Nhân dân Tỉnh Lâm Đồng về xã hội hóa thể thao cũng như tạo thêm sân chơi lành mạnh cho đông đảo tầng lớp
nhân dân trong Tỉnh yêu thích thể thao, Công ty mạnh dạn đầu tư công trình này mặc dù chưa mang lại hiệu
quả kinh tế cho doanh nghiệp nhưng mang lại sức khỏe cũng như món ăn tinh thần cho người dân thành phố Đà
Lạt nói riêng cũng như của tỉnh Lâm Đồng nói chung.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty năm 2011 cũng tăng nhiều so với hai năm trước đó.

Công ty đã đầu tư vào liên kết, liên doanh, góp vốn cổ phần (đầu tư vào Khu du lịch Thung lũng vàng 10 tỷ
đồng, Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng 2 tỷ đồng…) tuy nhiên số tiền lãi nhận được từ việc
góp vốn này còn rất thấp, thậm chí những năm trước đó còn không có lãi. Sang năm 2011 vẫn tiếp tục đầu tư
10 tỷ đồng, việc này thật sự không cần thiết vì đã đầu tư ngoài ngành chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho Công
ty.
- Vòng quay vốn chủ sở hữu so với doanh thu qua ba năm lại giảm dần chứng tỏ Công ty chưa xem
xét và đánh giá kỹ trong việc sử dụng hiệu suất của vốn chủ sở hữu.
- Ở chỉ tiêu lợi nhuận, năm 2011, Công ty nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân Tỉnh Lâm
Đồng về việc tài trợ cho đội bóng đá tỉnh nhà và các khoản chi phí cho đội bóng này được hạch toán vào chi
phí kinh doanh của Công ty nên chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 bị giảm. Nếu không phải tài trợ cho Câu lạc bộ
Bóng đá Lâm Đồng thì chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty còn tăng lên rất nhiều.
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT LÂM ĐỒNG.

20
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng
giai đoạn 2011 đến năm 2015:
- Chấp hành nghiêm túc chủ trương của Chính phủ và Bộ Tài chính về hoạt động xổ số; tiếp tục phát
huy tính năng động, sáng tạo, kiên quyết khắc phục chấn chỉnh các mặt còn hạn chế, tồn tại; từng bước mở
rộng hoạt động kinh doanh theo hướng đa ngành, nghề để xây dựng Công ty phát triển ổn định và bền vững.
- Nâng cao uy tín thương hiệu vé số Đà Lạt – Lâm Đồng trong khu vực Miền Nam; từng bước đưa
vào kinh doanh một số loại hình xổ số mới, hiện đại; đảm bảo kinh doanh đúng định hướng, pháp luật của Nhà
nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển mạng lưới đại lý, mở rộng thị trường , nâng cao tỷ lệ tiêu
thụ và đảm bảo kinh doanh an toàn; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
được giao, đưa doanh nghiệp tiếp tục ổn định, phát triển bền vững. Đồng thời tiếp tục nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10 – 15% so với năm trước để phấn đấu đến năm 2015
doanh thu đạt trên 1.500 tỷ đồng/ năm, nộp ngân sách trên 300 tỷ đồng/ năm, vốn điều lệ đạt trên 200 tỷ đồng,
- Từng bước chuẩn hóa công tác cán bộ, cơ sở vật chất, nguồn vốn để sẵn sàng chủ động trong việc
thực hiện chủ trương hiện đại hóa, đa dạng ngành, nghề hoạt động kinh doanh theo chủ trương chung của Nhà

nước.
- Tiếp tục duy trì các loại hình xổ số hiện có, tăng dần tỷ lệ tiêu thụ vé xổ số kiến thiết truyền thống,
phấn đấu đạt tỷ lệ tiêu thụ trên 50% theo quy định của Bộ tài chính và Nghị quyết Hội đồng Xổ số Kiến thiết
khu vực Miền Nam. Đồng thời quản lý chặt chẽ công nợ của đại lý, phấn đấu tỷ lệ thế chấp đảm bảo thanh toán
tối thiểu 85% và nâng dần lên 100% cho cả kỳ vé đã nhận nhưng chưa quay số mở thưởng, quản lý chặt chẽ tài
sản thế chấp của đại lý.
- Mở rộng ngành nghề kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng vốn và góp phần tạo công ăn việc làm
cho người lao động. Công ty đã và đang triển khai các dự án kinh doanh ngoài lĩnh vực hoạt động xổ số kiến
thiết như: dịch vụ thể dục thể thao, khách sạn, nhà hàng…
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty TNHH Một Thành viên
Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng.
3.2.1. Việc sử dụng tài sản lưu động:
Trong ba năm thì tài sản lưu động của Công ty đều tăng, nguyên nhân là do lượng tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, hàng tồn kho, ứng trước thuế… đều tăng. Điều
này đôi khi là có lợi nhưng đôi khi cũng bất lợi cho Công ty, mặc dù chính sách nợ gối đầu và trả chậm là yếu
tố cần thiết trong hoạt động kinh doanh nhưng nếu để lượng vốn này bị chiếm dụng nhiều thì vẫn ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh chung của Công ty. Mặt khác, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với số dư cuối
kỳ như vậy là khá lớn. Bên cạnh đó, phải thu nội bộ của các đơn vị Trạm trực thuộc Công ty mỗi năm lại nhiều
hơn, phần lớn là lượng tiền để lại tại mỗi trạm dùng để chi trả vé trúng giải đặc biệt và dùng để đổi vé trúng
khác tỉnh (đây cũng là một chính sách giúp đỡ đại lý để đại lý gắn bó hơn với Công ty). Tuy nhiên, Công ty
cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:
- Vốn bằng tiền và phải thu nội bộ nên có mức độ dự trữ hợp lý để vừa có thể chủ động về tài chính
trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như trả thưởng cho khách hàng vừa tránh được việc để nhiều
tiền nhàn rỗi. Có thể đem lượng tiền nhàn rỗi này gửi tiết kiệm ngắn hạn để lấy lãi hạch toán vào thu nhập tài
chính của Công ty.

×