Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

rủi ro tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.76 KB, 16 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN TUẤN HẢI





RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG










LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG













Đà Lạt – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN TUẤN HẢI



RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. ĐINH THỊ THANH VÂN




Đà Lạt – 2012


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt i
Danh mục các bảng biểu ii
Danh mục các hình vẽ iii
Danh mục các biểu đồ iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC 5
1.1. Lý luận cơ bản và đặc điểm Tín dụng đầu tư của Nhà nước 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm TDĐT của Nhà nước 5
1.1.2. Sự cần thiết của Tín dụng đầu tư Nhà nước và phân biệt Tín dụng
đầu tư Nhà nước với các hình thức tín dụng khác 6
1.1.3. Vai trò của Tín dụng đầu tư của Nhà nước 12
1.1.4. Hình thức Tín dụng đầu tư của Nhà nước 15
1.1.5. Chính sách TDĐT của Nhà nước trước, sau khi gia nhập WTO 18
1.2. Rủi ro Tín dụng đầu tư của Nhà nước 20
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 20
1.2.2. Điểm khác biệt giữa rủi ro TDĐT của Nhà nước với rủi ro tín dụng
NHTM 23
1.2.3. Nguyên tắc xử lý rủi ro 26
1.2.4. Biện pháp xử lý rủi ro 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG 30
2.1. Tổng quan về chính sách Tín dụng đầu tư của Nhà nước 30
2.1.1. Khái quát cơ bản về quá trình thực hiện chính sách Tín dụng đầu
tư của Nhà nước tại các Tổ chức tín dụng trước đây 30


2.1.2. Tình hình thực hiện chính sách Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam 32
2.2. Tình hình thực hiện chính sách Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
Chi nhánh NHPT Lâm Đồng 36
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế Lâm Đồng từ năm 2006-2011 36
2.2.2. Tình hình cho vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi
nhánh NHPT Lâm Đồng từ năm 2006-2011 38
2.3. Thực trạng về rủi ro và xử lý rủi ro Tín dụng đầu tư của Nhà nước
tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng từ năm 2006-2011 49
2.3.1. Tình hình nợ quá hạn và nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn 49
2.3.2. Đánh giá thực trạng xử lý rủi ro Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
Chi nhánh NHPT Lâm Đồng 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG 65
3.1. Định hướng và mục tiêu chiến lược thực hiện chính sách Tín dụng
đầu tư của Nhà nước tại NHPT Việt Nam đến 2015 65
3.1.1. Định hướng 65
3.1.2. Mục tiêu 67
3.1.3. Tầm nhìn đến năm 2020 67
3.2. Một số giải pháp hạn chế Rủi ro Tín dụng đầu tư 68
3.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro đối với Chi nhánh NHPT Lâm Đồng 68
3.2.2. Nâng cao việc xử lý rủi ro TDĐT tại CN NHPT Lâm Đồng 76
3.3. Một số kiến nghị 78
3.3.1. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam 79

3.3.2. Đối với Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan 81
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
2

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ Phát triển để thực
hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo Quyết định số 108/2006/QĐ–TTg
ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng phát triển Việt Nam là 1 tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng
phải đảm bảo bù đắp chi phí. Đối tượng cho vay vốn TDĐ0T chủ yếu là các dự án thuộc ngành, vùng kinh tế
khó khăn theo Nghị định của Chính phủ trong từng thời gian nhất định, các chương trình kinh tế có tác động
trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng ngoài những thành quả đạt được, hoạt động cho vay
đầu tư tại Chi nhánh trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại nhất định, đặc biệt là tình trạng nợ quá hạn
và lãi phát sinh chưa trả ngày càng cao, một số dự án lâm vào phá sản, giải thể,… không trả được nợ, dẫn đến
nguy cơ mất vốn của Nhà nước. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Rủi ro tín dụng
đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng”
2. Tình hình nghiên cứu
- Một số công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ về tín dụng đầu tư Nhà nước của trong hệ thống Ngân
hàng Phát triển Việt Nam như sau: Nguyễn Thanh Phong (2007), Giải pháp giảm thiểu rủi ro nguồn vốn tín
dụng đầu tư Nhà nước tại Chi nhánh Vĩnh Long ; Trần Trọng Hiếu (2008), Nâng cao hiệu quả cho vay vốn
Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Long An; Lê Thanh Nhân (2010), Quản lý rủi ro vốn tín dụng
đầu tư nhà nước tại Sở giao dịch I; Lê Thị Hằng Vi (2010), Quản lý rủi ro vốn Tín dụng đầu tư Nhà nước
tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sỹ Vũ Mạnh Bảo (2011), Tín dụng Nhà nước đối với phát triển
kinh tế các tỉnh Tây Nguyên.
- Tham khảo và tập huấn năm 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tài liệu tập huấn của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam do Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tài trợ thông qua Dự án Quỹ phát triển Doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF): Dicherson Knight (2007), Quản lý doanh mục cho vay; Nathaniel Dickerson

(2007), Hiểu và thẩm định kế hoạch kinh doanh; Roy Perrryman (2007), Thẩm định hồ sơ vay vốn trung và
dài hạn. Các tài liệu tập huấn trên được nhóm giảng viên Bùi Minh Giáp, Đỗ Thị Kim Hảo, Nguyễn Minh
Đạo dịch và giảng dạy.
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu nêu trên, rút ra những kinh nghiệm và giải pháp nhằm hạn
chế rủi ro Tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng, các biện pháp dự báo, phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Dựa vào tình hình thực tế trong quá trình thực thi chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi
nhánh NHPT Lâm Đồng, tác giả sẽ phân tích những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, những tồn tại và hạn
chế trong việc xử lý rủi ro và từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nhằm hạn chế rủi ro Tín dụng đầu tư của
Nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng đầu tư và hạn chế rủi ro tín dụng; đánh giá thực
trạng về rủi ro và xử lý rủi ro trong quá trình thực thi chính sách tín dụng đầu tư.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng, thực trạng và các biện pháp
xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHPTLâm Đồng trên cơ sở dữ liệu từ năm 2006 -2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
3

- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản.
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, sử dụng dữ liệu thứ cấp để phân tích, so sánh,
tham khảo ý kiến của các chuyên gia để rút ra những kết luận về giải pháp.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro
tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng đầu tư và rủi ro tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng

Phát triển Lâm Đồng
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đầu tư Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Lâm Đồng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ VÀ RỦI RO
TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm TDĐT của Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm
TDĐT của Nhà nước là một hình thức tín dụng Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư cho phát
triển kinh tế, xã hội. Khác với loại hình tín dụng khác, TDĐT của Nhà nước không phục vụ cho các mục tiêu
kinh tế đơn thuần mà nhằm vào các mục tiêu rộng hơn, vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội, thực
hiện vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.1.2. Đặc điểm
So với các hình thức tín dụng khác như tín dụng ngân hàng thương mại thì TDĐT của Nhà nước có
những đặc điểm sau:
- Mục tiêu của TDĐT của Nhà nước là phục vụ cho yêu cầu quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô của
Nhà nước.
- Tổ chức làm nhiệm vụ quản lý và điều hành vốn TDĐT là hệ thống những đơn vị, cơ quan chuyên
môn của Nhà nước, được thành lập và hoạt động theo Nghị định của Chính phủ.
- Đối tượng cho vay đầu tư của Nhà nước là những dự án đầu tư theo các chương trình, mục tiêu, định
hướng và chủ trương đầu tư của Nhà nước
- TDĐT được thực hiện với nhiều ưu đãi hơn so với các hình thức tín dụng thương mại khác như: lãi
suất cho vay thấp, thời gian vay vốn dài, bảo đảm tiền vay thấp…
1.1.2. Sự cần thiết của tín dụng đầu tư của Nhà nước và phân biệt với hình thức tín dụng ngân
hàng thương mại
1.1.2.1. Sự cần thiết tín dụng đầu tư của Nhà nước
- Thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường
- Thúc đẩy nhanh cho quá trình đầu tư cho những ngành, vùng kinh tế trọng điểm có tác động chi
phối tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia cũng như hỗ trợ nâng cao tính cạnh tranh của một số ngành,

vùng
4

- Hỗ trợ cho các DN tiếp cận được với công nghệ mới…
1.1.2.2. Phân biệt tín dụng đầu tư của Nhà nước và tín dụng ngân hàng thương mại
 Về cơ chế cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
- Đối tượng được vay: Đối tượng vay vốn được quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 của Chính phủ về TDĐT và TDXK của Nhà nước
- Điều kiện vay vốn: Phải thuộc đối tượng mà Nhà nước đã quy định và được NHTP Việt Nam
thẩm định có hiệu quả.
- Về mức vốn cho vay: Tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. Phần vốn
đầu tư còn lại của dự án, chủ đầu tư phải dùng các nguồn vốn hợp pháp khác như vốn chủ sở hữu, vốn
vay của các tổ chức.
- Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 12 năm. Đối với các dự án đặc thù thời gian cho vay tối đa
là 15 năm.
- Bảo đảm tiền vay: Chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành sau đầu tư của dự án để đảm bảo
tiền vay.
 Sự khác nhau giữa tín dụng đầu tư của Nhà nước với tín dụng ngân hàng thương
mại
- Mục đích hoạt động: Mục đích hoạt động không vì lợi nhuận. Trong khi đó, tín dụng NHTM
mục đích hoạt động chủ yếu là vì lợi nhuận.
- Cơ quan quản lý nhà nước: TDĐT của Nhà nước do Chính phủ trực tiếp quản lý, còn đối với tín
dụng NHTM do NHNN trực tiếp quản lý.
- Can thiệp của Nhà nước: TDĐT của Nhà nước được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán,
tín dụng của NHTM được Nhà nước giám sát thông qua luật TCTD và Ngân hàng.
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay TDĐT của Nhà nước do Nhà nước quy định, phù hợp với yêu
cầu và mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ thấp hơn lãi suất của các NHTM.
- Đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay của TDĐT hẹp, Còn đối với tín dụng của NHTM thì đối
tượng cho vay rất rộng
- Tài sản bảo đảm tiền vay: TDĐT của Nhà nước có ưu đãi về tài sản bảo đảm tiền vay hơn so với

NHTM, chỉ thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư của dự án.
1.1.3. Vai trò của tín dụng đầu tư của Nhà nước
- Cho vay đầu tư của Nhà nước góp phần điều chỉnh cơ cấu trong nền kinh tế thị trường
- Cho vay đầu tư của Nhà nước là một công cụ thúc đẩy trong việc lành mạnh hóa nền tài chính, tiền
tệ quốc gia.
- Cho vay đầu tư của Nhà nước nâng cao hiệu quả đầu tư, xóa bao cấp về đầu tư
- Cho vay đầu tư của Nhà nước giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển
sản xuất
- Cho vay đầu tư của Nhà nước góp phần tạo việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội
1.1.4. Hình thức Tín dụng đầu tư của Nhà nước
1.1.4.1. Hình thức tạo nguồn vốn để cho vay
- Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước
- Phát hành trái phiếu Chính phủ
- Nguồn vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài
- Nguồn vốn thu hồi nợ hàng năm
5

-
Vốn huy động trên thị trường
1.1.4.2. Các hình thức sử dụng nguồn vốn
- Cho vay đầu tư
- Bảo lãnh Tín dụng đầu tư
- Hỗ trợ sau đầu tư
1.1.5. Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước trước, sau khi ra nhập WTO
1.1.5.1. Trước khi ra nhập WTO
- Thành phần kinh tế Nhà nước có nhiều ưu đãi hơn so với các thành phần kinh tế khác. Những thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được hưởng chính sách TDĐT của Nhà nước.
- Lãi suất trước giai đoạn này cho vay rất ưu đãi, thông thường chỉ bằng khoảng 50% lãi suất thị
trường…
1.1.5.2. Sau khi ra nhập WTO

- Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 07/11/2006, sau khi gia nhập WTO,
chính sách TDĐT của Nhà nước sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp với những quy định của WTO, đặc biệt là
phải tuân thủ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
1.2.1.1. Khái niệm
- RRTD là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả
đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi.
- Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 20/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước rủi ro tín dụng
được định nghĩa: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Như vậy, rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư có thể hiểu là khả năng (hay xác suất) mà khách
hàng vay không có khả năng thanh toán tiền lãi hoặc tiền gốc theo các điều kiện và cam kết đã thoả
thuận trong hợp đồng, các khoản thanh toán trả nợ đó có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí không được
thanh toán.
1.2.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
 Nguyên nhân khách quan
- Rủi ro do môi trường kinh tế:
- Rủi ro do môi trường chính trị pháp luật:
- Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng khác:
 Nguyên nhân chủ quan
- Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
- Rủi ro do các nguyên nhân từ phía Ngân hàng Phát triển:
1.2.2. Điểm khác biệt giữa rủi ro tín dụng đầu tư của Nhà nước với rủi ro tín dụng ngân
hàng thương mại
- Những tổn thất khi rủi ro xảy ra: Đối với tín dụng NHTM, rủi ro xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận
của ngân hàng, có thể dẫn đến thua lỗ và thậm chí phá sản. TDĐT của Nhà nướcsẽ làm cho nguổn vốn
cho vay lại bị thu hẹp.
6


- Khả năng xảy ra rủi ro của TDĐT cao hơn các NHTM vì đối tượng cho vay là những dự án tiềm
ẩn rủi ro cao hơn và là những đối tượng mà NHTM không muốn cho vay.
- Phân loại RRTD có sự khác biệt nhau.
1.2.3. Nguyên tắc và biện pháp xử lý rủi ro.
Thực hiện theo Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
xử lý rủi ro vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước thì bao gồm các biện pháp xử lý rủi ro như: gia hạn nợ,
khoanh nợ, xoá nợ và bán nợ
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NHPT
LÂM ĐỒNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái quát cơ bản về quá trình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
các tổ chức tín dụng.
2.1.1.1. Kinh nghiệm cho vay đầu tư ở một số Ngân hàng Phát triển trên thế giới
2.1.1.2. Đầu mối thực hiện chính sách tín dụng đầu tư
2.1.2. Tình hình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam
2.1.2.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc
0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn
nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN.
- Nguồn vốn hoạt động bao gồm nguồn vốn từ NSNN, vốn huy động từ các tổ chức tài chính.
- Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Huy động, tiếp nhận vốn
của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước…
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG
2.2.1. Khái quát về Lâm Đồng từ năm 2006-2011
2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân
hàng Phát triển Lâm Đồng

2.2.2.1. Khái quát về Chi nhánh Lâm Đồng
Chi nhánh NHPT Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của
Tổng Giám Đốc NHPT Việt Nam. Chi nhánh NHPT Lâm Đồng có trụ sở chính tại số 2A Đường Lê Hồng
Phong, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Hoạt động theo quy chế tổ chức và do Tổng Giám đốc NHPT Việt
Nam quy định.
 Chức năng, nhiệm vụ
Chi nhánh NHPT Lâm Đồng có các chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức
trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
 Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức
- Ban Giám đốc, gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
- 05 Phòng trực thuộc Chi nhánh, gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Tín dụng, Phòng Kiểm tra, Phòng Tài
chính - Kế toán kho quỹ và Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự.
7

- Giám đốc là đại diện của pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam, chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.
2.2.2.2. Tình hình thực hiện CVĐT giai đoạn 2006-2011
 Nguồn vốn cho vay đầu tư
- Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp trên địa bàn
- Nguồn vốn do Ngân hàng phát triển Việt Nam cấp
 Doanh số cho vay tín dụng
Trong 6 năm qua, doanh số cho vay tăng trưởng qua các năm, thể hiện theo biểu đồ dưới đây:
ĐVT: Tỷ đồng









Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay từ năm 2006 – 2011
Nguồn Chi nhánh NHPT Lâm Đồng
Dựa vào biểu đồ 2.1 cho thấy, doanh số cho vay của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng tăng trưởng qua
các năm. Các dự án cho vay chủ yếu là trồng trà, cà phê, trồng rừng, xây dựng công trình thuỷ điện, dự
án cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Tuy nhiên qua năm 2011 doanh số cho vay lại giảm, chỉ đạt
691,4 tỷ đồng. Nguyên nhân cho vay giảm là trong năm 2011 Chính phủ chỉ đạo cho ngân hàng thắt chặt
chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát.
ĐVT: Tỷ đồng









Biểu đồ 2.3: So sánh doanh số cho vay của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng với một số Chi nhánh thuộc
khu vực Tây nguyên
Nguồn: Chi nhánh Lâm Đồng và các CN khu vực Tây nguyên
Dựa vào Biểu đồ 2.3 cho thấy, nhìn chung doanh số cho vay của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng
tương đương so với các Chi nhánh khác, do cùng đặc thù thuộc khu vực Tây nguyên, Tuy nhiên từ năm
2009 đến 2011 Chi nhánh Đắc Lắc và Chi nhánh Lâm Đồng có doanh số cho vay cao hơn các Chi nhánh
khác là do cho vay các dự án Thuỷ điện có tổng mức đầu tư lớn

8

 Tình hình thu nợ tín dụng
Dựa vào Biểu đồ 2.4, có thể thấy thu nợ gốc trong năm 2007 là 32,5 tỷ đồng, thấp hơn so với năm

2006 là 40,5 tỷ đồng. Từ năm 2007 trở về sau tỷ lệ thu nợ năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể là
năm 2008 là 71,8 tỷ đồng, năm 2009 là 131,5 tỷ đồng, năm 2010 là 144,6 tỷ đồng và năm 2011 là 265,7
tỷ đồng
ĐVT: Tỷ đồng








Biều đồ 2.4: Tình hình thu nợ gốc và lãi từ năm 2006-2011
Nguồn: Chi nhánh NHPT Lâm Đồng
 Tình hình dư nợ tín dụng
Dựa vào Biểu đồ 2.5 cho thấy, dư nợ tín dụng tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng tăng nhanh qua các
năm. Cụ thể năm 2006 dư nợ 364,5 tỷ đồng; năm 2007 là 554,5 tỷ đồng; năm 2008 là 700,2 tỷ đồng;
năm 2009 là 959,3 tỷ đồng; năm 2010 là 1.963,2 tỷ đồng, năm 2011 là 2.388,9 tỷ đồng, mức tăng trưởng
của dư nợ tăng nhanh là do Chi nhánh tập trung cho vay đối với 05 dự án thủy có tổng mức đầu tư lớn.

ĐVT: Tỷ đồng








Biểu đồ 2.5: Dư nợ tín dụng dài hạn từ năm 2006-2011

Nguồn: Chi nhánh NHPT Lâm Đồng và NHNN tỉnh Lâm Đồng
2.3. Thực trạng về rủi ro và xử lý rủi ro TDĐT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Lâm
Đồng từ năm 2006-2011
2.3.1. Tình hình nợ quá hạn và nguyên nhân
2.3.1.1. Tình hình nợ quá hạn
 Nợ gốc quá hạn
ĐVT: Tỷ đồng



9






Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn và lãi treo từ năm 2006-2011
Nguồn: Chi nhánh NHPT Lâm Đồng
Nhìn vào Biểu đồ 2.6 cho thấy nợ gốc quá hạn trong năm 2006 là 17,2 tỷ đồng chủ yếu của 04 dự
án đã phát sinh nợ quá hạn từ thời Quỹ Hồ trợ Phát triển trước đây (nay là Ngân hàng Phát triển). Đến
năm 2007, Chi nhánh tập trung mạnh trong công tác xử lý nợ nên nợ quá hạn đã giảm xuống chỉ còn
10,2 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2008 phát sinh nợ quá hạn lên đến 101,7 tỷ đồng, gấp 10,5 lần so với
cùng kỳ năm trước và cao nhất trong giai đoạn từ năm 2006-2011. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng cao
chủ yếu là tập trung vào 03 dự án cho vay thuộc Bộ giao thông ủy quyền cho Sở giao thông đóng trên
địa bàn ký Hợp đồng vay vốn với tổng số tiền nợ gốc quá hạn là 92,8 tỷ đồng, chiếm 91,24% trên tổng
số nợ quá hạn.
Nợ lãi quá hạn
Nhìn chung các khoản nợ lãi treo theo Biểu đồ 2.6 biến động tương tự như các khoản nợ gốc quá
hạn. Trong năm 2008 cao nhất là 42 tỷ cũng của 03 dự án cho vay thuộc Bộ giao thông Đến năm 2009

đã thu dứt điểm cùng với các khoản nợ gốc của 03 dự án này nên lãi treo trong năm đã giảm.
2.3.1.2. Phân loại dư nợ cho vay
Phân loại Dư nợ cho vay đầu tư tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng trong được thực hiện theo 02 giai
đoạn: Từ năm 2006 đến năm 2007 theo nghị định của Chính phủ. Từ năm 2008 đến 2011 theo quyết định
số 493/2005/QĐ-NHNN
2.3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn
 Nguyên nhân khách quan
 Từ chính sách của Chính phủ về TDĐT của Nhà nước
- Tiến độ xử lý rủi ro chậm
- NHPT Việt Nam chưa được phân cấp trong việc xử lý rủi ro về thẩm quyền và nguồn vốn dự phòng
rủi ro.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa có biện pháp xử lý các đơn vị vay vốn theo chương trình của
Chính phủ trả nợ.
- Do những hạn chế của chính sách cho vay.
+ Tài sản đảm bảo khi thế chấp
+ Mức lãi suất cho vay và phạt nợ quá hạn còn thấp :
 Nguyên nhân từ NHPT Việt Nam
- Do quy chế, quy trình cho vay còn phức tạp
- Do những chính sách ít quảng bá về của NHPT Việt Nam
- Việc kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ.
- Tiến độ xử lý nợ quá hạn còn chậm…
 Nguyên nhân chủ quan
 Nguyên nhân từ Chi nhánh NHPT Lâm Đồng
- Những yếu kém trong việc thẩm định dự án như:
10

- Giải ngân và giám sát khoản vay
- Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa chặt chẽ…
 Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Do khách hàng lập dự án chưa sát với thực

- Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng kém, đội ngũ quản trị của DN không nhạy
- Đạo đức của khách hàng trong quan hệ tín dụng, cố tình chây ỳ không trả nợ, cố tình sử dụng vốn
vay sai mục đích
- Khách hàng đầu tư dự án trong lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ mà trước đây chưa từng làm…
2.3.2. Đánh giá thực trạng xử lý rủi ro tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngan hàng
Phát triển Lâm Đồng
2.3.2.1. Thực trạng xử lý rủi ro
+ Năm 2006, Chi nhánh đã hoàn thiện hồ sơ gửi Hội sở chính và Hội sở chính trình Bộ tài chính xem
xét chấp nhận xóa lãi cho 1 dự án khai thác đá
+ Năm 2007 Bộ tài chính xem xét và được chấp nhận khoanh nợ gốc 01 trong 03 năm dự án khai thác
đá
+ Năm 2009 và 2010, được BTC xóa nợ lãi của 01 dự án
+ Năm 2011, Chi nhánh đã trình Hội sở chính xem xét xóa nợ lãi của dự án ‘May thêu xuất khẩu Đà
Lạt” với số tiền là 2,9 tỷ đồng. Trong đó, HSC có văn bản số 1340/NHPT-XLN ngày 25/4/2011 trình Bộ tài
chính xem xét nhưng đến nay cũng chưa có quyết định.
+Trong năm 2011, NHPT Việt Nam đã có công văn số 145/NHPT-XLRR ngày 15/6/2011 về việc cho
phép khởi kiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, Chi nhánh đã hoàn chỉnh hổ sơ khởi kiện chủ đầu tư là Công ty
TNHH Trà cà phê Trường Thọ trong việc không trả được nợ
2.3.2.2. Những mặt còn tồn tại trong việc xử lý rủi ro
- Có những văn bản liên quan đến xử lý bảo đảm tiền vay nhưng HSC chưa cập nhật và có hướng dẫn
cho Chi nhánh kịp
- Thẩm quyền xử lý rủi ro của Hội sở chính nói chung và của Chi nhánh nói riêng còn hạn chế nên tiến
độ xử lý nợ còn chậm
- Tổ xử lý rủi ro mới được thành lập, cán bộ xử lý rủi ro chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nên việc quản
trị rủi ro tín dụng còn phân tán ở các phòng. Chất lượng công tác xử lý rủi ro còn thấp
- Công tác giám sát tín dụng chưa chặt chẽ


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI

NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TDĐT CỦA NHÀ NƯỚC
TẠI NHPT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
3.1.1. Định hướng
Với phương châm hoạt động là: An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững. Định
hướng phát triển của NHPT trong thời gian tới sẽ là:
11

- Đổi mới chính sách Tín dụng ưu đãi là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng phục vụ tăng trưởng
kinh tế. Chú trọng đến chất lượng TDĐT, giảm hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước. Thu hẹp đối tượng
vay TDĐT tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Hoạt động của NHPT Việt Nam cần hướng tới khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, là khu vực kinh tế
có vai trò quan trọng trong việc tạo ra GDP, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
3.1.2. Mục tiêu
Tập trung hỗ trợ các chương trình, dự án trọng điểm của Chính phủ, tăng cường năng lực tài chính và
từng bước hiện đại hóa hoạt động, tài chính công khai minh bạch, hướng tới thị trường và hội nhập quốc tế.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TDĐT
3.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro đối với Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
- Thẩm định năng lực tài chính của DN: năng lực pháp lý, uy tín trong giao dịch, khả năng tổ chức sản
xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, triển vọng ngành kinh doanh…
- Công tác thẩm định dự án: chú trọng bám sát với công suất của dự án, khả năng thu được khấu hao,
lợi nhuận từ dự án cũng như khả năng sử dụng các nguồn vốn khác của dự án, cũng như chu kỳ thu hồi vốn
các vấn đề như lạm phát, tỷ giá hối đoái,
- Để quá trình thẩm định phải được tổ chức đảm bảo tính khách quan, minh bạch và khoa học, Chi
nhánh cần phân công lại công việc thẩm định như sau:
- Nên phân công có cả Phòng Tín dụng sẽ thực hiện thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư,
Phòng Tổng hợp thực hiện thẩm định dự án, sau đó phòng chủ trì có trách nhiệm tổng hợp và lập tờ trình
thẩm định trình Lãnh đạo Chi nhánh xem xét quyết định.
3.2.1.2. Tăng cường công tác quản lý, theo dõi nợ vay

- Mỗi cán bộ phải thực hiện quản lý đối với danh mục dự án theo ngành, nghề, nguồn trả nợ vay để có
thể có những cảnh báo sớm khi có những biến động của nền kinh tế cũng như các bước xử lý để tránh rủi ro,
nhất là các dự án hiện đang có nợ quá hạn tại Chi nhánh.
- Cụ thể hoá bằng văn bản các bước trong công tác quản lý dự án như công tác sắp xếp hồ sơ dự án,
ghi chép theo dõi dự án; công tác kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tài sản bảo đảm, tình hình hoạt động của
dự án
- Việc xem xét đánh giá các dấu hiệu cảnh báo đối với cho vay đầu tư do cho vay đầu tư chủ yếu là
cho vay để đầu tư tài sản cố định ,vay vốn được hưởng nhiều ưu đãi như lãi suất cho vay thấp, tài sản thế
chấp là tài sản hình thành từ vốn vay, thời gian vay vốn dài,…
3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ vay
- Theo dõi chặt chẽ từng dự án có phát sinh nợ quá hạn, lãi treo để đôn đốc thu nợ đầy đủ, không để
phát sinh tăng nợ xấu so với thời điểm 31/12/2011.
- Đối với các dự án đã ngừng hoạt động hoặc đã có quyết định tuyên bố phá sản như Công ty TNHH
Trà Cà Phê Trường Thọ: Tiếp tục phối hợp NHPT để đôn đốc tiến trình XLRR.
- Theo quy định thứ tự thu nợ sẽ là thu nợ lãi trước, thu nợ gốc sau. Tuy nhiên, đối với một số trường
hợp đặc biệt, đơn vị vay vốn có khó khăn thậy sự, Chi nhánh Lâm Đồng nên báo cáo với NHPT Việt Nam để
có thể linh hoạt trong việc thu nợ, chẳng hạn
3.2.1.4. Giám sát chặt chẽ hơn tài sản bảo đảm tiền vay
- Hiện nay tại Chi nhánh Lâm Đồng giám sát tài sản đảm bảo theo quy định của NHPT Việt Nam định
kỳ 6 tháng phải kiểm tra và định giá lại tài sản đảm bảo tiền vay.
12

- Tuy nhiên đối với những dự án phát sinh nợ quá hạn thì Chi nhánh nên giám sát tài sản bảo đảm tiền
vay thường xuyên có thể 01 lần/quý hoặc đột xuất nhằm nâng cao ý thức trả nợ của chủ đầu tư và làm giảm
RRTD của ngân hàng
3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm tra
- Tổ chức đúc rút kinh nghiệm công tác thẩm định, cho vay đầu tư có được từ quá trình kiểm tra, kiểm toán
nội bộ khắc phục và trách những xử lý tiêu cực trong nghiệp vụ cho vay.
- Qua kiểm tra, cần chú trọng phát hiện những điểm bất hợp lý trong các quy chế, quy quy trình đã

được ban hành, kiến nghị với NHPT Việt Nam sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
- Do lực lượng cán bộ của phòng Kiểm tra còn ít, nên bổ sung thêm từ 01 đến 02 cán bộ cho Phòng kiểm
tra đồng thời cần đào tạo lại đội ngũ cán bộ kiểm tra, thường xuyên học tập nghiệp vụ tại cơ quan, tham gia các
lớp tập huấn do NHPT Việt Nam tổ chức,
3.2.1.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
- Thu hút cán bộ giỏi và sử dụng cán bộ hiệu quả, Chi nhánh Lâm Đồng cần phải nâng cao môi trường
làm việc, tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, hoàn thiện hệ thống lương, thưởng và phân bổ quyền lợi trên
cơ sở hiệu quả công việc, gắn với chức trách và nhóm công việc cụ thể
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông qua đào tạo và đào tạo lại, đối với cán bộ mới,
thông qua các lớp “tiền viên chức”, cán bộ mới phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về quy định của Nhà
nước, của NHPT Việt Nam.
- Có chính sách khuyến khích cán bộ trong việc tự đào tạo nâng cao kiến thức nghiệp vụ, tạo điều kiện
về thời gian cho cán bộ đi học sau đại học
3.2.1.7. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thông tin tín dụng
- Khai thác tông tin khách hàng trên nhiều kênh thông tin tránh việc khai thác thông tin khách hàng tại
Chi nhánh Lâm Đồng vẫn chủ yếu do khách hàng cung cấp thông qua các hồ sơ gửi đến để để thẩm định vay
vốn hoặc giải ngân
- Tích cực thu thập thông tin về thị trường, bên cạnh việc thu thập thông tin, việc xử lý thông tin cũng
có ý nghĩa rất quan trọng. cán bộ tín dụng cần phải phân tích, đánh giá những tác động đối với khoản vay,
trên cơ sở đó đề ra hướng xử lý cần thiết.
- Thường xuyên thông tin khách hàng trên hệ thống VDB-Online của NHPT Việt Nam, mặc dù hệ
thống này mới được thành lập và chưa hoàn thiện, xong việc cập nhật thường xuyên thông tin sẽ làm cho
việc xử lý nhanh và chính xác hơn.
3.2.1.8. Thực hiện các biện pháp để phòng tránh rủi ro khi ký kết các hợp đồng
- Cần quan tâm đến biện pháp phòng tránh rủi ro do sơ suất trong việc ký kết các HĐTD, hợp đồng
đảm bảo tiền vay
- Cần rà doát kỹ đồng thời gửi NHPT Việt Nam xem xét rà soát lại một lần nữa trước khi ký chính
thức.
3.2.2. Nâng cao việc xử lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng
3.2.2.1. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ quá hạn

Cần tiến hành phân loại dư nợ, lập hổ sơ xử lý bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp, và đúng trình tự
quy định hiện hành tại thông tư số 105/2007/TT-BTC của Bộ tài chính
3.2.2.2. Tăng cường mối quan hệ với các Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương
- Cần tăng cường mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương là một trong những biện
13

pháp để góp phần đẩy nhanh xử lý rủi ro TDĐT của Nhà nước
- Chi nhánh có mối quan hệ tốt không những đẩy nhanh tiến độ xử lý cho Chi nhánh mà còn hỗ trợ
cho DN nhanh chóng hoàn thiện các hồ sơ để gửi Chi nhánh.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nghiệp vụ quản lý cho vay đầu tư của Nhà nước.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phân cấp trách nhiệm cho Chi nhánh
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần đầy mạnh quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng
- Tăng cường công tác xử lý nợ và thu hồi nợ vay
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, Cơ quan ban ngành
- Về đối tượng vay vốn: sửa đổi bổ sung đối tượng vay vốn theo lợi thế của khu vực nhằm phát huy tối
đa tiềm lực sẵn có tại các khu vực.
- Điều chỉnh lãi suất cho vay và xem xét cho vay vốn lưu động đối với các dự đã vay vốn TDĐT và đi
vào hoạt động.
- Hoàn thiện và sửa đổi thông tư hướng dẫn xử lý rủi ro Bộ Tài chính đã số 105/2007/TT-BTC ngày
30/8/2007 về hướng dẫn XLRR vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Nhằm hạn chế những rủi ro vốn TDĐT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng trong những
năm qua đã được chú trọng. Để hoạt động hạn chế được những thấp nhất rủi ro xẩy ra, công tác nghiên cứu
RRTD và đề ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế là việc làm cần thiết.
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn tác giả đã đề cập tới những vấn đề cơ bản sau:
Nêu một số lý luận cơ bản về TDĐT của Nhà nước và rủi ro TDĐT của Nhà nước. Trong đó, đi
sâu vào việc phân tích vai trò của TDĐT của Nhà nước, những điểm khác biệt giữa TDĐT của Nhà nước

với tín dụng NHTM, đã nêu ra các nguyên tắc và biện pháp XLRR Tín dụng đầu tư của Nhà nước đồng
thời cũng phân tích những điểm khác biệt giữa rủi ro TDĐT của Nhà nước với tín dụng của NHTM.
Đã phân tích chính sách cho vay TDĐT của Nhà nước trong thời gian qua đồng thời so sánh chính
sánh TDĐT của Nhà nước với tín dụng NHTM, phân tích tình hình cho vay vốn TDĐT của Nhà nước
trên địa bàn Lâm Đồng từ năm 2006-2011, đặc biệt là chú trọng đến tình hình nợ quá hạn qua các năm và
đi sâu vào phân tích từng nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại và
hạn chế trong việc XLRR.
Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích tài chính để phân tích tình hình tín dụng, rủi ro tín dụng
cũng như nguyên nhân dẫn đến rủi ro TDĐT tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng trong giai đoạn 2006-2011 để
phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu có ích để Chi nhánh NHPT Lâm
Đồng xây dựng các cơ chế phù hợp để hạn chế rủi ro.
Tuy nhiên, việc hạn chế rủi ro TDĐT của Nhà nước đối với Chi nhánh NHPT Lâm Đồng là một vấn đề
mang tính đặc thù; trong phạm vi của luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

×