Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu từ kén phế để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng trong may mặc gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 70 trang )

1

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHKT 2011


1. Cơ quan chủ trì:
Phân Viện Dệt-May Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 345/128A Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM

2. Tên đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu từ kén phế để tạo ra sản phẩm có giá trị
sử dụng trong may mặc gia đình”.
Thực hiện theo hợp đồng KHCN số 25.11RD/HD-KHCN ký ngày 10 tháng 03
năm 2011 giữa Bộ Công Thương và Phân viện Dệt may tại Tp. Hồ Chí Minh.

3. Chủ nhiệm đề tài: KS. Nhữ Thị Việt Hà

4. Cán bộ phối hợp nghiên cứu đề tài:
Phạm Thị Mỹ Giang Kỹ sư sợi - dệt
Ngô Ngọc Toàn Kỹ sư

5. TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2011



2

MỤC LỤC
Lời nói đầu 4
Mục tiêu – Nội dung nghiên cứu 5
Chương 1. Nghiên cứu lý thuyết 6


I. Nghiên cứu thị trường 6
II. Định nghĩa – Phân loại kén 10
III. Tính chất kén 15
IV. Tổng quan về công nghệ tách kén 21
V. Công nghệ nấu kén 24
VI. Công nghệ chuội 26
VII. Tính chất - Thông số thiết kế tấm màng lót chăn 31
Chương 2. Thực nghiệm 33
I. Sản xuất tấm lót chăn bằng phương pháp thủ công (kéo màng tơ
bằng tay) 33
1. Chọn kén 33
2. Chuội kén 33
3. Kéo màng tơ 35
4. Tẩy màng tơ 36
5. Kéo màng tơ thành tấm 39
II. Sản xuất lót chăn bằng phương pháp bán thủ công (kéo màng tơ
bằng máy 40
1. Chọn kén 40
2. Nấu kén 40
3. Kéo màng tơ 40
4. Chuội màng tơ 43
5. Tẩy trắng 48

3


III. Nhận xét quy trình chuội màng tơ 50
IV. Kéo màng tơ thành dạng tấm 51
V. Sản xuất chăn từ tấm lót tơ tằm 52
Chương 3. Kết quả và Bình luận 53

Kết luật và Kiến nghị 54
Tài liệu tham khảo 55
Phụ lục







4

LỜI NÓI ĐẦU

Tơ tằm là một loại xơ thiên nhiên có giá trị sử dụng cao. Trong công
nghiệp dệt, tơ tằm đã được sử dụng từ lâu. Sản phẩm tơ tằm ngoài vẻ đẹp sang
trọng và quyến rũ còn có tính sử dụng rất tốt, hợp với sinh lý con người.
Trên thế giới hiện nay, sản phẩm tơ tằm hầu hết được sử dụng từ nguyên
liệu chính phẩm, sản xuất ra các mặt hàng phục vụ cho ngành công nghiệp thời
trang. Các nguyên liệu từ phần phế phẩm của tơ tằm đã được nghiên cứu sản
xuất ra sợi Spun Silk, một số nước dùng để sản xuất ra chăn lót tơ tằm…
Chăn lót tơ tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, đến nay đã trở nên phổ
biến và được ưa chuộng trên thế giới là do những tính chất đặc biệt như mềm,
nhẹ, cách nhiệt tốt, không gây dị ứng và rất tốt cho sức khỏe con người. Người
ta còn ví chăn có tấm lót tơ tằm như máy điều hòa không khí vì đặc tính ấm về
mùa đông, mát về mùa hè.
Ở Việt Nam, tại các vùng như Lâm Đồng, Quảng Nam, Vạn Phúc, Hà
Nam, nguyên liệu từ kén phế và tơ phế được dùng cho kéo sợi thủ công (bằng
tay), còn gọi là sợi nái, đũi để sản xuất ra các mặt hàng vải thô như Tussore,
đũi…

Do năng suất lao động rất thấp và đòi hỏi kinh nghiệm và sử tỉ mỉ nên
mấy năm gần đây việc kéo sợi đũi hầu như không tồn tại, thay vào đó, các
nguyên liệu phế được sơ chế và đóng kiện, xuất sang Trung Quốc theo con
đường tiểu ngạch.
Phân viện Dệt may đã có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ sản xuất
mặt hàng từ tơ tằm và đã đạt được một số kết quả.
Chúng tôi muốn tiếp tục nghiên cứu về sản phẩm từ tơ tằm phế và đã
được Bộ Công thương chấp thuận giao cho đề tài “Nghiên cứu sử dụng nguyên
liệu từ kén phế để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng trong may mặc gia đình”.

5


Mục tiêu – Phạm vi của đề tài:
- Nghiên cứu công nghệ chế biến từ kén phế tạo ra 2 mặt hàng có giá trị
dùng cho gia đình và cho may mặc.
- Mục tiêu của đề tài là tạo sản phẩm mới, tấm màng lót chăn cao cấp, nâng
cao giá trị sử dụng cho kén phế, góp phần làm đa dạng mặt hàng từ tơ tằm.
- Kết quả của đề tài được ứng dụng sẽ tạo thêm việc làm cho người lao
động, tận dụng nguồn nguyên liệu từ tơ phế.
- Thúc đẩy ngành trồng dâu nuôi tằm Việt Nam phát triển
Nội dung nghiên cứu:
- Công nghệ tách kén
- Công nghệ chuội keo
- Công nghệ kéo màng tơ
- Nghiên cứu thông số thiết kế kéo tấm màng lót chăn
- Đánh giá chất lượng
- Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử, kế thừa những thành quả nghiên cứu.

- Phương pháp tham dự.
6

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

I. Nghiên cứu thị trường:
Nguyên liệu thô dể kéo ra sợi tơ thô là kén tằm, thị trường xuất nhập
khẩu của kén tằm rộng hơn so với thị trường xuất nhập khẩu sợi tơ tằm và sản
phẩm tơ tằm, các nước sản xuất kén tằm chính thường là ở những nước có
vùng thổ nhưỡng trồng dâu nuôi tằm. Ví dụ: Mozambique, Úc, Trung Quốc,
Anh, Azerbaijan, Cộng hòa Tanzania…
Kén xuất nhập khẩu là kén đã được sấy khô. Song song với thị trường
kén nguyên liệu là thị trường kén, tơ phế. Kén phế và tơ phế phải được tách
nhộng và sơ chế thành màng, sợi thô…sau đó sấy khô rồi mới tham gia vào thị
trường xuất nhập khẩu.
Sau đây là số liệu đại diện của một số nước chính tham gia thị trường
kén tằm và tơ phế:
1. Các nước xuất – nhập khẩu kén chủ yếu trên thế giới:

(Kén phù hợp để kéo tơ)
Mã tài liệu HS 5001
Nguồn: www.unstats.un.org

Bảng 1. Các nước nhập khẩu chủ yếu từ năm 2007-2010:

Tên nước Giá trị thương mại (USD)
Azerbaijan
5.914.119
Indonesia
4.767.208

Cộng hòa Tanzania
3.177.036
Thái Lan
2.580.331
Ireland
1.540.050
Các nước khác
9.457.025
Tổng giá trị thương mại: 27,435,769



7

Bảng 2. Kim ngạch nhập khẩu kén của Việt Nam từ năm 2005-2009:
Năm Giá trị thương mại (USD)
Trọng lượng
(kg)
2005 34.208

-

2006
34.195
-

2007
174.324
-


2008
561.391
66,550
2009
34.208
-


Bảng 3. Các nước xuất khẩu kén chủ yếu từ năm 2007-2010:
Tên nước Giá trị thương mại (USD)
Mozambique
29.057.262
Australia
2.148.047
Anh
2.122.087
China
1.787.886
USA
1.247.270
Các nước khác
3.183.298
Tổng giá trị thương mại: 39.545.850

Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu kén của Việt Nam từ năm 2006-2009:
Năm Giá trị thương mại (USD)
Trọng lượng
(kg)
2005
55.071

-

2006 -

-

2007 -

-

2008
36.812
-

2009
98.729
-


Bảng 5. Giá trị nhập khẩu kén của thế giới trong những năm 2007-2010:
Năm Giá trị thương mại (USD)
2010
2.600.698
2009
5.793.923
2008
14.572.160
2007
4.468.988
8



Bảng 6. Giá trị xuất khẩu kén của thế giới trong những năm 2007-2010:

Năm Giá trị thương mại (USD)
2010
32.533.840
2009
1.946.769
2008
2.301.466
2007 2.
763.775


2. Các nước xuất – nhập khẩu tơ phế chủ yếu trên thế giới:

(Tơ phế - bao gồm kén phế không phù hợp để kéo tơ, sợi phế)
Mã tài liệu HS 500300
Nguồn: www.unstats.un.org

Bảng 7. Các nước nhập khẩu tơ phế chủ yếu:
Các nước nhập khẩu tơ phế Giá trị thương mại (USD)
Ý
73.424.620
Đức
33.829.928
Trung Quốc
21.533.919
Nhật Bản

18.847.819
Hàn Quốc
10.977.440
Các nước khác
44.251.845
Tổng giá trị thương mại (USD): 202.865.571

Bảng 8. Kim ngạch nhập khẩu tơ phế của Việt Nam từ năm 2007-2010:

Năm Giá trị thương mại (USD)
Trọng lượng
(kg)
2007 -

-

2008 8.
760
-

2009 141.
074
-

2010 -

-




9

Bảng 9. Các nước xuất khẩu tơ phế chủ yếu từ năm 2007-2010:

Các nước xuất khẩu tơ phế Giá trị thương mại (USD)
Trung Quốc
124.332.788
Đức
29.173.542
Ý
9.682.885
Mỹ
7.614.958
Anh
6.188.428
Các nước khác
15.667.899
Total Export: 192.660.500

Bảng 10. Kim ngạch xuất khẩu tơ phế của Việt Nam từ năm 2007-2010:

Năm Giá trị thương mại (USD)
Trọng lượng
(kg)
2007
-

-

2008

35.302
-

2009
21.772
-

2010 -

-


Bảng 11. Giá trị nhập khẩu kén của thế giới trong những năm 2007-2010:

Năm Giá trị thương mại (USD)
2010
51.088.024
2009
35.442.825
2008
53.537.305
2007
62.797.417

Bảng 12. Giá trị xuất khẩu kén của thế giới trong những năm 2007-2010:

Năm Giá trị thương mại (USD)
2010
43.301.752
2009

34.782.783
2008
55.851.360
2007
58.724.605
10

Bảng thống kê trên cho thấy:
- Tình hình xuất nhập khẩu kén tằm như sau:
+ Kim ngạch nhập khẩu kén tằm của thế giới có xu hướng giảm từ
năm 2009-2010. Giá trị nhập khẩu kén tằm của Việt Nam chỉ khoảng
3,05 % so với thế giới.
+ Kim ngạch xuất khẩu kén tằm có xu hướng tăng trong năm 2010 do
sự tăng xuất khẩu đột xuất của Mozambique. Giá trị xuất khẩu kén
tằm của Việt Nam chỉ khoảng 0,4% so với thế giới.
- Tình xuất nhập khẩu tơ phế như sau:
+ Kim ngạch nhập khẩu tơ phế của thế giới có xu hướng giảm từ năm
2009-2010. Giá trị nhập khẩu tơ phế của Việt Nam chỉ khoảng 0,74%
so với thế giới.
+ Kim ngạch xuất khẩu tơ phế có xu hướng giảm. Giá trị xuất khẩu tơ
phế của Việt Nam chỉ khoảng 0,03% so với thế giới.

II. Định nghĩa – Phân loại kén tằm:
Tơ tằm là kết quả của sự hóa rắn chất lỏng nhớt do con tằm tiết ra, đây là
loại sâu bướm chủ yếu sống bằng ăn lá dâu. Sâu bướm này có tuyến sản sinh
sericin ở hai bên sườn là các ống dạng phễu hẹp. Ở cuối thân sâu tằm, hai ống
này hợp lại hình thành một kênh tiết dịch ngắn duy nhất, filament tiết ra rắn lại,
khi tiếp xúc với không khí để hình thành một sợi tơ mà con tằm quấn quanh
mình, làm thành kén trong thời gian 3-4 ngày. Kén gồm 2 hoặc 3 kilomet tơ,
trong đó chỉ có vài trăm mét phù hợp với mục đích kéo sợi.

1. Định nghĩa kén tằm:
Kén tằm là vỏ bọc bên ngoài của nhộng tằm do những sợi tơ tạo nên từ
chất protein trong tằm chín giúp chống lại điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù tự
nhiên.

11

Hình 1. Con tằm Hình 2. Kén tằm

- Kén tốt là kén có sự đồng đều về hình dáng, kích thước, hàm lượng
tơ cao, tơ phế thấp và dễ kéo tơ.
- Kén phế: Kén phế là loại kén không phù hợp về mặt kinh tế để kéo tơ
thô. Do đó, những con kén này sẽ được loại bỏ để tránh làm giảm
chất lượng và giá của tơ thô.
2. Phân loại:
2.1 Kén tốt có những đặc điểm như sau:
+ Sự đồng đều về màu sắc, hình dáng, kích thước
+ Độ cứng, độ nhăn tốt
+ Ít tơ rối
+ Hai đầu kén chặt
+ Nhộng hoàn toàn trưởng thành
+ Độ dài filament tốt, tỷ lệ lớp vỏ ngoài tốt
+ Ít kén phế
+ Tỷ lệ tơ cao
2.2 Kén phế: gồm các loại kén như sau:
+ Kén chưa chín
Đây là do lỗi thu hoạch không đúng thời gian. Loại kén này sẽ có tiếng
“thịch thịch” khi lắc
12


+ Kén có vết bẩn đen
Loại kén này có nhiều chấm màu đen ở bên ngoài, khi bóp nhẹ nó sẽ có
mùi hơi thối của nhộng.
+ Kén bị bệnh đốm
Những loại kén này sẽ có vết đốm màu ở lớp vỏ ngoài. Những con kén
này khi được tạo thành dung dịch trong ruột của con tằm rớt lên kén, chúng tạo
ra những vệt đốm màu dị.
+ Kén “im lặng” (mutes)
Đây là loại kén có nhộng đã bị chết và kẹt trong lớp vỏ ngoài. Những
con kén này không có tiếng động khi lắc, con nhộng bị bệnh bên trong sẽ tạo ra
dung dịch có mùi thối rữa, dung dịch này sẽ tạo vết bẩn lên lớp vỏ tơ tằm bên
ngoài của kén.
+ Kén bị lốm đốm
Những con kén này bình thường và khỏe mạnh nhưng chúng có những
vết đốm và bẩn. Những vết bẩn này được tạo ra do nhiều nguyên nhân khác
nhau, nguyên nhân có thể là do kén được cất giữ trong phòng ẩm ướt, thông
hơi kém. Những đốm có màu vàng hay nâu đen là do mốc xanh phát triển trên
kén.
+ Kén có kích thước nhỏ
Những con kén này có kích thước nhỏ hơn trung bình và có lớp vỏ ngoài
mỏng.
+ Kén có hai đầu mỏng
Lớp vỏ ngoài của kén khá mỏng ở 1 đầu hoặc 2 đầu của kén. Nhiệt độ
thấp và độ ẩm cao trong suốt quá trình tằm phát triển, nhiệt độ thấp và khô
trong suốt quá trình làm kén sẽ gây ra lỗi này. Kén mỏng sẽ bị úng nước và trở
nên khó kéo tơ khi cho kén vào nồi nấu.
+ Kén dị dạng
13

Loại kén này có hình dáng không bình thường, có kết cấu không đồng

đều. Giống tằm là nguyên nhân gây nên hiện tượng biến dạng của kén
+ Kén hóa vôi
Loại kén này sẽ chứa nhộng bị phá hủy bởi nấm Botrytis bassina
+ Kén có tằm bị chết và bị bẩn bên trong
Những con kén sẽ bị bẩn bên trong lớp vỏ ngoài do dịch chảy ra từ
những con tằm đã chết hoặc bị phá hủy
+ Kén có những vết lằn
Những con kén này có vết lằn khung trên lớp vỏ ngoài của nó, lỗi này là
do con tằm chưa trưởng thành được đưa lên khung hoặc cấu trúc khung chứa
kén không phù hợp.
+ Kén có lớp vỏ ngoài mỏng
Loại kén này có lớp vỏ ngoài mỏng.
+ Kén mỏng dễ vỡ
Loại kén này còn được gọi là túi rơm, nó ám chỉ rằng lớp vỏ ngoài được
đan lỏng lẽo, có khoảng trống giữa các lớp. loại kén này có ít tơ và bị ngấm
nước. nó không thể được dung để kéo tơ.
+ Kén bị hun khói
Một vài người nuôi phun chất formalin trong phòng nuôi để ngăn ngừa
nấm, việc này sẽ làm cho kén bị hóa vôi, làm cho lớp sericin không hòa tan
được trong quá trình kéo tơ. Khi lưu huỳnh được sử dụng như chất phun, nó sẽ
phá hủy nghiêm trọng lớp tơ bên ngoài. Những con kén này sẽ bị ngấm nước,
không phù hợp để kéo tơ
+ Kén đôi
Những con kén này được tạo nên bởi hai hay nhiều hơn con tằm, nó có
hình dáng lớn, thô, không bình thường. nguyên nhân là do kén được nuôi quá
lứa trưởng thành và mật độ nuôi dày. Mặc dù đây không phải là kén phế nhưng
14

nó được xem là kén phế do kén đôi có lớp vỏ ngoài được làm bởi lớp tơ rối
không thể tháo ra.

+ Kén bị mốc
Kén mốc là do quá trình sấy và lưu trữ kén không đúng. Nấm mốc sẽ tấn
công kén khi phòng lưu trữ có hệ thống thông khí kém và ẩm mốc.
+ Kén thủng
Nguyên nhân là do giống tằm gây ra, những con kén này bị thủng bởi ấu
trùng của loài sâu bọ biết bay gây ra.
3. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng kén:
Chất lượng kén phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi tằm. Con tằm được chăm sóc
kỹ lưỡng sẽ cho chất lượng kén và tơ tốt. Một số các yếu tố khác ảnh hưởng
chất lượng kén là:
- Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
- Mật độ rải kén thích hợp
- Chăm sóc tốt sau khi lên khung
- Thời gian thu hoạch kén
Các mùa trong năm cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ kén phế:
 Mùa xuân:
- Kén bị bẩn bên trong: 52%
- Kén đôi: 8.6%
- Kén có lớp vỏ ngoài lỏng lẻo: 8.7%
- Kén có đầu mỏng: 10.6%
- Kén có lớp vỏ ngoài mỏng: 11%
- Phần còn lại là kén thủng, kén bị bẩn phía ngoài…
 Đầu mùa thu:
- Kén bị bẩn bên trong: 83.3%
- Kén có đầu mỏng: 4.5%
15

- Phần còn lại là kén thủng, kén bị bẩn phía ngoài…
 Cuối mùa thu:
- Kén bị bẩn bên trong: 60.8%

- Kén có lớp vỏ ngoài lỏng lẻo: 10.7%
- Kén có hai đầu lỏng lẻo: 9.1%
- Kén có lớp vỏ ngoài mỏng: 10.2%
- Phần còn lại là kén thủng, kén bị bẩn phía ngoài…
Tỷ lệ kén phế của Ấn Độ và Trung Quốc nằm trong khoảng từ 7-10%.
III. Tính chất kén tằm:
1. Tính chất vật lý
1.1. Thành phần:
Kén có một số tính chất thuộc về yếu tố di truyền như màu sắc của kén,
hình dạng kén…; một số tính chất khác thì tùy theo điều kiện môi trường như:
trọng lượng kén, trọng lượng lớp vỏ ngoài của kén, chiều dài, trọng lượng, kích
thước của tơ kén…
Thành phần của kén: bao gồm lớp vỏ kén, nhộng, và lớp vỏ bị bỏ đi.
Nhộng chiếm tỉ lệ trọng lượng lớn nhất.
Bảng 13: Trọng lượng các thành phần của kén
Kén tươi Kén khô
Giống A Giống B Giống A Giống B
Trọng
lượng
Trọng
lượng
thực
(g)
Tỉ lệ
(%)
Trọng
lượng
thực
(g)
Tỉ lệ

(%)
Trọng
lượng
thực(g)

Tỉ lệ
(%)
Trọng
lượng
thực
(g)
Tỉ lệ
(%)
Kén
2,181 100,0

2,156 100,0 0,851 100,0 0,888 100,0
Vỏ kén

0,404 18,5 0,458 21,2 0,398 46,8 0,452 50,0
Nhộng
1,765 80,9 1,684 78,1 0,441 51,8 0,422 47,5
Lớp vỏ
bỏ đi
0,012 0,6 0,014 0,7 0,012 1,4 0,014 1,6

16

Thành phần của lớp vỏ kén gồm có:
- Fibroin : 72,0-81,0 %

- Sericin : 19,0-28,0 %
- Chất béo & sáp : 0,5-1,0 %
- Chất màu và tro : 1,0-1,4 %
Thường thì hàm lượng lớp keo sericin của lớp vỏ kén là lớn nhất ở lớp
ngoài 1, nó sẽ thấp dần đi ở lớp giữa 2 và 3, đến lớp thứ 4 thì hàm lượng
sericin là nhỏ nhất.
Bảng 14: Hàm lượng lớp keo sericin của các lớp vỏ kén
Lớp kén Giống A Giống B Giống C Giống D
Lớp ngoài 1
Lớp ngoài 2
Lớp ngoài 3
Lớp trong 4
31,40
23,45
20,11
18,12
32,08
29,29
22,22
20,63
34,13
27,50
23,96
21,54
33,15
27,71
23,47
21,33

1.2. Màu sắc:

Đây là tính chất đặc trưng. Nó phụ thuộc vào màu sắc của lớp keo sericin
(nước bọt của con tằm). Nó là lớp ngoài, có thể loại bỏ trong quá trình chuội.
Tính chất này không quan trọng trong việc đánh giá chất lượng kén. Tuy nhiên,
tính chất này sẽ được quan tâm khi cất, lưu trữ kén sau khi thu hoạch. Màu
sáng sẽ được cất riêng, màu tối được cất riêng.
Màu sắc của kén thường là màu trắng, xám, bạc, vàng, vàng nhạt, màu
ngọc bích, xanh xám, xanh lá cây, vàng đồng.
1.3. Hình dạng:
Đây là tính chất đặc trưng; nó bị ảnh hưởng bởi giống tằm, loại khung và
sự chăm sóc trong suốt thời kỳ con tằm nhả tơ. Hình dạng kén có thể là hình
tròn như quả bóng, quả trứng, hình oval hay hình hạt đậu phộng. Hình dạng
kén có thể giúp ích trong việc đánh giá chất lượng kén và khả năng kéo tơ của
17

nó. Loại hình cầu, oval là loại kén dễ kéo tơ. Những cái kén có eo sâu, bị đen
nhiều là kén không thích hợp để kéo tơ.
Thông thường, giống Nhật Bản có hình hạt đậu phộng, giống Trung Quốc
có hình elip, giống Châu âu có hình elip dài, giống tằm đẻ nhiều lứa cho kén có
hình dạng con suốt.
1.4. Kích thước của kén:
Kích thước của kén giúp ích trong việc đánh giá chất lượng kén. Kích
thước của kén tùy thuộc vào giống tằm, mùa vụ và điều kiện thu hoạch. Kích
thước cho biết lượng kén có được trong 1m
3
. Kích thước kén cũng cho biết
lượng tơ có trong kén, phần trăm tơ trong kén, và loại tơ mà con tằm nhả ra.
Nhìn chung, số lượng kén trong 1m
3
khoảng 110-150 với loại tằm đẻ trứng 1-2
lần/năm, khoảng 300-400 với loại tằm đẻ nhiều lần trong năm.

1.5. Độ cứng:
Thông số này thể hiện độ cứng của kén và kết cấu của vỏ kén. Khi ép nhẹ
kén giữa hai ngón tay, nó sẽ không bị cong mà cho cảm giác rắn, chắc và đàn
hồi. Với loại kén có cấu trúc lỏng, cho khả năng kéo tơ kém, nó sẽ bị bẹp khi
ấn vào.
Độ cứng của kén có mối tương quan với cấu trúc lớp vỏ ngoài, và bị ảnh
hưởng bởi trạng thái nhả tơ của con tằm. Trong trường hợp độ ẩm thấp trong
suốt quá trình lên khung sẽ làm cho lớp kén bị mềm, độ ẩm cao sẽ làm cho lớp
vỏ kén cứng. Mức độ cứng cũng bị ảnh hưởng bởi khả năng thẩm thấu nước và
không khí trong suốt quá trình nấu kén. Kén cứng sẽ làm giảm khả năng kéo
tơ, kén mềm sẽ tạo ra nhiều lỗi cho tơ thô. Tóm lại, độ ẩm vừa phải sẽ cho chất
lượng kén tốt.
1.6. Nếp gấp (nhăn):
Sau khi tách kén, bề mặt kén sẽ bị nhăn. Nếp nhăn không giống nhau, nó
khác nhau tùy theo loài. Kén nhăn sẽ cho khả năng kéo tơ kém, chứa lớp tơ
dày. Để tăng khả năng kéo tơ, người ta chọn loại kén có nếp nhăn mịn.
18

1.7. Trọng lượng kén:
Đây là tính chất quan trọng nhất. Trọng lượng kén thể hiện lượng tơ thô
có thể kéo được. Người ta định giá kén dựa vào thông số trọng lượng. Trọng
lượng của kén phụ thuộc vào giống tằm, mùa vụ, điều kiện thu hoạch. Giống
thuần chủng cho kén có trọng lượng 2,2-1,5g/kén, giống lai cho kén 2,5-1,8
g/kén. Trọng lượng kén tươi có thay đổi. Trọng lượng sẽ giảm dần cho đến khi
kén biến thành bướm và bay ra khỏi kén. Tuy nhiên, tổng khối lượng mất đi
của tất cả các vụ khoảng 15%.
Bảng 15: Trọng lượng mất đi hằng ngày của kén tươi
Số ngày lên khung 6 7 8 9 10 11 12 13
Số ngày sau khi
biến thành nhộng

2 3 4 5 6 7 8 9
Chỉ số trọng lượng
kén tươi
100 99,4 98,8 98,3 97,7 97,0 96,1 95,1

1.8. Độ dày/Trọng lượng của vỏ kén
Đây là tính chất chính của vỏ kén, liên quan đến năng suất kéo tơ. Trọng
lượng lớp vỏ ngoài càng lớn thì lượng tơ càng nhiều. Trọng lượng lớp kén của
giống tằm khác nhau thì sẽ khác nhau, nếu cùng giống thì trọng lượng của nó
sẽ tương đương. Thông số này bị ảnh hưởng bởi sự chăm sóc trong suốt quá
trình nuôi và lên khung.
Độ dày của lớp vỏ ngoài của kén không phải là cố định, nó thay đổi theo
03 đoạn. Đoạn thắt giữa kén là đoạn dày nhất, trong khi hai phần đầu bị giãn ra
và có độ dày bằng 80-90% của đoạn giữa.
19

Bảng 16: Độ dày tại các vị trí khác nhau cúa kén
Phần khác nhau A Micron B Micron C Micron
Vị trí xa
phần đầu
nhất
336 302 228
Đầu
Đoạn
phồng ra
594 596 480
Đoạn
thắt giữa



712 700 572
Đoạn
phồng ra
568 590 466
Đuôi
Vị trí xa
phần đầu
nhất
382 333 348

2. Tính chất thương mại:
Đây là tính chất quan trọng để quyết định chất lượng tơ. Dựa trên các tính
chất này, người ta sẽ định giá kén. Sự phân cấp tơ cũng dựa trên những tính
chất này.
2.1. Tỉ lệ lớp vỏ ngoài:
Tỉ lệ này thể hiện lượng tơ thô có thể được kéo từ kén tươi. Hơn nữa,
thông số này còn giúp định giá kén. Tỉ lệ này khác nhau với các giống tằm
khác nhau và sự chăm sóc khi nuôi và lên khung. Phần trăm tỉ lệ lớp vỏ ngoài
kén khác nhau với độ tuổi khác nhau của kén.

2.2. Chiều dài tơ filament:
Thông số này thể hiện chiều dài tơ trong kén. Nó cho biết năng suất, chất
lượng của tơ.
20

2.3. Khả năng kéo tơ filament:
Lớp tơ ngoài cùng và trong cùng là lớp tơ không thể kéo được, vì vậy nó
được loại bỏ.
2.4. Độ nhỏ (Denier):
Thông số này thể hiện kích thước tơ.

2.5. Khả năng kéo sợi:
Khả năng kéo sợi được định nghĩa là sự phù hợp của kén cho việc kéo tơ
một cách kinh tế. Lượng tơ phế càng tăng thì khả năng kéo tơ càng kém. Khả
năng kéo tơ của kén phụ thuộc vào sự chăm sóc trong suốt quá trình tằm nhả
tơ, sự cất trữ và quá trình chế biến kén.
2.6. Phần trăm tơ thô:
Đây là phần trăm lượng tơ thô đã kéo tương quan với lượng kén đã sử
dụng để kéo tơ. Thông số này có mối quan hệ trực tiếp đến giá kén và chi phí
sản xuất tơ thô. Thông thường tỉ lệ phần trăm này khoảng 55-60 đối với giống
tằm lai đẻ nhiều lần/năm, 40-45 đối với giống tằm thuần chủng đẻ nhiều lần
trong năm, 80-85 đối với giống tằm đẻ 2 lần/năm (tỉ lệ phần trăm của tổng
trọng lượng lớp vỏ ngoài kén “shell”).

2.7. Tỷ lệ khả năng kéo tơ của tơ filament:
Thông số này thể hiện tần xuất bị đứt tơ trong quá trình kéo. Nó được
tính từ số đầu mối tơ cấp vào đang kéo và số kén đã kéo.
2.8. Tơ vụn “floss”:
Là lớp ngoài cùng bung ra, lớp tơ dày, không đều, đứt đoạn. Đây chính là
tơ phế.
21

IV. Tổng quan về công nghệ tách kén:
Người nuôi tằm sẽ loại bỏ cả kén phế như kén đôi, kén méo do bị ép, kén
có vết bẩn, kén có vết lằn khung, kén nhẹ, kén bị côn trùng phá hủy, kén có lớp
vỏ ngoài mỏng và kén bị mốc.
1. Phương pháp chọn kén:
1.1 Kiểm tra bằng mắt thường:
Các lô kén được quan sát để phát hiện ra những con kén có mùi. Việc
kiểm tra được thực hiện bằng cách đưa tay vào đống kén và đảo lên để tìm
những con kén có mùi. Những con kén có mùi là do hệ thống thông gió kém.

1.2 Kiểm tra bằng xúc giác:
Khi đưa tay vào đống kén nếu thấy lạnh, ẩm thì có thể là kén chưa chín.
Khi lắc kén tiếng kêu “lốp bốp” là kén đã chín, kêu “thịch thịch” là kén chưa
chín, nếu không có tiếng động thì kén đã chết và bị kẹt bên trong. Những con
kén chưa chín hay nhộng đã chết sẽ không được lựa chọn để kéo tơ. Kén tốt là
loại kén khi ấn nhẹ sẽ có cảm giác rắn chắc và đầy đặn.
Kén được trải ra bàn từng ít một, người phân loại ngồi quanh bàn và nhặt
kén lỗi, kén đôi ra bằng mắt thường. Phòng phân loại thường đặt gần với
phòng trữ kén được trang bị ánh sáng và điều kiện thông gió tốt. Kén bị loại
được cho vào thùng riêng.
Ở các nước tiên tiến, người phân loại có thể phát hiện ra những cái kén bị
phá hủy bên trong và loại chúng bằng cách đưa kén qua một cái đĩa thủy tinh
được chiếu sáng bên dưới. Những cái đĩa này có kích thước khoảng 38 x 38
cm
2
, và đặt cái đĩa này vào chiếc bàn màu đen có lỗ hình tròn với cùng kích
thước.
Ánh sáng huỳnh quang có công suất 60w được sử dụng để phát hiện kén
có nhộng bị phân hủy, bên trong kén bị đổi màu, khi qua đĩa thủy tinh sẽ dễ
dàng bị phát hiện.
22

Hình 3. Phân loại kén

Hình 4. Tiêu chuẩn phân loại kén

23

Kén đôi
Kén thủng

Kén có vết bẩn bên trong và ngoài
Kén mỏng 2 đầu

Kén mỏng
Kén có vết lằn
Kén méo
Kén hóa vôi
Kén mỏng ở giữa

24

V. Công nghệ nấu kén:
1. Nấu kén:
Lớp keo sericin bọc bên ngoài lớp tơ bị dính vào nhau và trở nên cứng
sau sấy khô kén. Quá trình làm mềm keo sericin được thực hiện bằng nhiệt,
nước và hơi nước. Tốt nhất là làm mềm đều cả bên trong và bên ngoài lớp vỏ
kén.
1.1 Nấu kén bằng nồi:
- Kén được chứa trong một cái lồng, đặt cái lồng vào trong nồi chứa
nước sôi và để nhiệt độ sôi trong vài phút, sau đó, đưa lồng kén sang
bể khác có nhiệt độ thấp hơn.
1.2 Nấu kén bằng máy:
Thông thường, quá trình nấu trong máy nấu kén được chia làm 2 phần.
1.2.1 Ngâm kén:
Lớp bề mặt của kén sẽ trương nở khi qua công đoạn ngâm. Khi kén được
xử lý ở nhiệt độ cao, nhiệt độ sẽ lan truyền từ chỗ có nhiệt độ cao sang chỗ có
nhiệt độ thấp, khoảng 65 độ C, sự ngưng tụ sẽ xảy ra ở các lỗ hổng trong kén.
Vì vậy kén sẽ hút nước vào trong, làm ướt các lớp của lớp vỏ ngoài kén.
Lượng nước vào không được thẩm thấu vào các khoảng trống của kén
được điều chỉnh bằng sự khác nhau giữa nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp.

1.2.2 Nấu hơi:
Sau khi trải qua bước 1, kén sẽ qua công đoạn nấu hơi. Công đoạn này
sẽ làm cho keo sericin trương nở và mềm, hơi nước sẽ lấp đầy các khoảng
trống bằng cách khuyếch tán nước vào kén. Để giảm thiểu lượng keo sericin
mất đi người ta sử dụng thiết bị dẫn nhiệt hiệu quả cao.
Sự thay đổi đột ngột áp suất hơi làm giảm hiệu quả và gây ra nhiều bất
lợi cho quá trình nấu kén. Điều chỉnh công đoạn nấu kén:
Vào thời điểm này, hơi nước ở các khoảng trống của kén được thay bằng
nước do sự ngưng tụ dần của hơi nước. Sự ngưng tụ hơi nước là do quá trình
25

làm lạnh từ từ, nhiệt độ được giảm từ 98 độ C xuống 65 độ C. Keo sericin bị
trương nở bởi quá trình nấu hơi sẽ cứng lại khi được làm lạnh. Bước này làm
mất lượng lớn nước thẩm thấu trong kén, nó chiếm thời gian lâu hơn và đòi hỏi
nước sach hơn những công đoạn khác.
2. Công đoạn hoàn tất với nhiệt độ thấp:
Kén được hoàn tất ở nhiệt độ thấp 50-60 độ C. Lúc này kén đã hoàn toàn
trương nở bởi các quá trình xử lý trước và trở nên bền vững hơn.
3. Mức độ nấu kén:
3.1 Cảm giác sờ tay:
Trong trường hợp kén được nấu một cách tốt nhất, kén đã nấu sẽ mềm
mại, lớp vỏ kén sẽ không mềm cũng không cứng. Trong trường hợp nấu quá
thời gian, nhiệt độ, kén sẽ mềm và dễ bị vỡ khi ấn tay vào. Nếu nấu kén với
nhiệt độ thấp, kén sẽ bị cứng.
3.2 Màu sắc của kén:
Nếu nấu chưa tới kén sẽ có màu kem; nếu nấu quá thì kén sẽ có màu
vàng xám.
3.3 Trọng lượng lớp vỏ kén đã nấu:
Trọng lượng lớp vỏ kén sẽ nặng gấp 5-6 lần so với ban đầu. khi nấu
chưa tới, lớp vỏ kén sẽ nặng gấp 4,5 lần hoặc ít hơn, so với trọng lượng ban

đầu; khi nấu quá lớp vỏ kén sẽ nặng hơn gấp 6 lần so với ban đầu.
3.4 Trọng lượng kén đã nấu:
Gấp 10 lần so với trọng lượng kén khô ban đầu.
Bảng 17: Tiêu chuẩn nấu kén chưa tới và nấu quá

Nấu chưa tới Nấu lâu, quá nhiệt
Màu sắc và cảm giác sờ
tay
Màu kem, thô ráp
Màu vàng xám, mềm
mại
Tỉ lệ chuội màng tơ Cao Thấp

×