Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ triệu chứng bệnh u bướu trên cây bạch đàn u6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 48 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY










BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
CẤP BỘ NĂM 2010
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ
TRIỆU CHỨNG BỆNH U BƯỚU TRÊN CÂY BẠCH ĐÀN U6”



Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Cơ quan chủ trì: VIỆN NGHIÊN CỨU
CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY
Chủ nhiệm đề tài: KS. Hà Ngọc Anh








8683



PHÚ THỌ, 2010


MỤC LỤC
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
… …………………………… …………… i
Danh mục các bảng
…………………………………………………………… …………… ii
Danh mục các biểu đồ và hình vẽ
…………………………… iii
Tóm tắt
………………………….………………………………………………………… ……… iv
PHẦN I: TỔNG QUAN
……………………………………………….………………………
1
1.1. Cơ sở pháp lý
…………………………………………………………….…………
1
1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
……………….………
1
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
……………………………………… …………… 1
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

………………………………… ………… 3
1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu
……………………… 3
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
………………………………………….……… ……… 3
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
………………………………………………… ….…. 3
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
…………………………………………………… …… 3
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
………………………………………………
4
1.4.1. Trên thế giới
…………………………………………………… 4
1.4.2. Ở Việt Nam
………………………………………………………………… … 8
PHẦN II: THỰC NGHIỆM
…………………………………………………………………
13
2.1. Phương pháp nghiên cứu
……………………………… …………………………
13
2.1.1. Nghiên cứu phân bố và mức độ gây hại của bệnh
………………….… 13
2.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh hại đến chất lượng cây con và
tiêu chuẩn hom
……………………… ……………………………
15
2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của vật gây hại để làm
cơ sở cho việc phòng trừ

……………………… ………………………….…
16
2.1.4. Thử nghiệm biện pháp phòng trừ đối với vật gây hại
……………… 16
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
………………………………… ………
18
2.2.1. Nghiên cứu phân bố và mức độ gây hại của bệnh
………………….… 18
2.2.1.1. Phân bố của bệnh hại
…………………………………………… 20
2.2.1.2. Mức độ gây hại của bệnh
……… ………………………………
20
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh hại đến chất lượng cây con và
tiêu chuẩn hom
……………………… ……………………………
21
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của vật gây hại để làm
cơ sở cho việc phòng trừ
……………………… ….………………………… 23
2.2.3.1. Quá trình phát triển của u bướu và vòng đời của L.
invasa
………….………… ………
23
2.2.3.2. Mùa phát triển của L. invasa
…… ………………………………
24
2.2.3.3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa sự xuất hiện của L. invasa
với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa

…… …… ……
25
2.2.4. Thử nghiệm biện pháp phòng trừ đối với vật gây hại
……………… 28
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
……………………………
31
3.1. Kết luận
……………………… ……………………………………………… …………
31
3.2. Kiến nghị
……………………………………………………………………… ………
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………………….…
33
PHỤ LỤC

i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
CST: Cấp sinh trưởng
df: Bậc tự do
D
g
: Đường kính gốc (mm)
đ/c: Đối chứng
et al.: Và cộng sự
H

vn
: Chiều cao vút ngọn (cm)
IPM: Quản lí sinh vật hại tổng hợp
N: Dung lượng mẫu
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NXB: Nhà xuất bản
P% : Tỉ lệ có sâu (hoặc bệnh)
R : Chỉ số bị hại trung bình
S
d
: Sai tiêu chuẩn mẫu
S%: Hệ số biến động
SPT: Sau phun thuốc
TB: Trung bình
TPT: Trước phun thuốc
X
: Trung bình mẫu
χ
2
: Khi bình phương





ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01: Quá trình theo dõi u bướu trên cây con Bạch đàn U6…… …………… 18
Bảng 02: Quá trình theo dõi u bướu ở vườn cấp hom Bạch đàn U6

…… ………. 19
Bảng 03: Phân bố của sinh vật gây hại ở vườn cấp hom Bạch đàn U6
20
Bảng 04: Mức độ bị hại của vườn cấp hom Bạch đàn U6
………………………… 20
Bảng 05: Tiêu chuẩn hom Bạch đàn U6 bình thường và hom bị u bướu
22
Bảng 06: Kết quả thử nghiệm biện pháp phòng trừ L. invasa trên Bạch đàn
U6
28
Bảng 07 Hiệu lực của thuốc trong thử nghiệm biện pháp phòng trừ L. invasa
trên Bạch đàn U6

29
iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Hình 1 - 4: Quá trình phát triển của u bướu trên Bạch đàn U6……………… …….
(1) U bướu thời điểm 2,5 - 3 tháng tuổi có hình dạng, màu sắc và vị trí điển hình
(2) Ấu trùng (màu trắng) và nhộng sắp trưởng thành (màu đen) trong u bướu
(3) Các lỗ nơi mà sâu trưởng thành vũ hóa
(4) Sâu trưởng thành

23
Hình 5 - 7: L. invasa tại địa điểm nghiên cứu tháng 10/2010
…………… … ….
(5) L. invasa xuất hiện và hoạt động
(6) & (7) L. invasa thực hiện công việc đẻ trứng

24

Hình 8: Biểu đồ nhiệt độ trung bình của 12 tháng năm 2009 và 2010
26
Hình 9: Biểu đồ độ ẩm không khí trung bình của 12 tháng năm 2009 và 2010
27
Hình 10: Biểu đồ lượng mưa trung bình của 12 tháng năm 2009 và 2010
……… 27






iv

TÓM TẮT
Nhằm hạn chế những tổn thất về kinh tế trong sản xuất kinh doanh, đề tài
"Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ triệu chứng bệnh u bướu trên cây bạch
đàn U6" đã được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2010. Trong năm 2010 đề tài có
ba mục tiêu: (i) xác định phân bố của vật gây hại và mức độ bị hại trên cây con và
vườn cấp hom; (ii) xác định
ảnh hưởng của vật gây hại đến chất lượng cây con và
tiêu chuẩn hom; (iii) đề xuất biện pháp kĩ thuật phòng trừ vật gây hại. Bằng những
phương pháp nghiên cứu cơ bản đối với sâu bệnh hại, đề tài đã thực hiện theo dõi
cho cây con và vườn cấp hom. Tại địa điểm nghiên cứu trong năm 2010, u bướu bắt
đầu xuất hiện từ tháng 10, xuất hiện nhiều và gây hại m
ạnh từ tháng 11 cho đến
tháng 12. Với tỉ lệ có bệnh là P% = 26,8%, phân bố của L. invasa được xếp ở mức
loài ít gặp. Với chỉ số hại trung bình là R = 0,11, mức độ bị hại của Bạch đàn U6 là
nhẹ. U bướu do L. invasa tạo ra trên Bạch đàn U6 ảnh hưởng rõ rệt đến tiêu chuẩn
hom, tỉ lệ hom đạt tiêu chuẩn khi bị u bướu chỉ còn 82,2%. Một vòng đời của L.

invasa dài kho
ảng 4,5 tháng, trong đó các giai đoạn sâu non (ấu trùng) và nhộng có
thời gian tồn tại rất dài trong u bướu. L. invasa xuất hiện và hoạt động mạnh từ
tháng 4 cho đến tháng 10, u bướu của do nó gây ra được phát hiện và gây hại Bạch
đàn U6 từ tháng 6 đến tháng 12. Nhiệt độ môi trường ấm là điều kiện thuận lợi giúp
cho L. invasa phát triển. Để phòng trừ dịch hại u bướu cho Bạch đàn U6 tại vườn
ươm, nghiên c
ứu đã thử nghiệm 6 chế phẩm bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy
Conphai 15WP và BrighTin 1.8EC có tác dụng làm giảm số lượng u bướu mạnh
nhất. Conphai 15WP làm giảm số lượng u bướu từ 19,3 cái xuống còn 8,7 cái, hiệu
lực giảm đạt 55,2%. BrighTin 1.8EC làm giảm số lượng u bướu từ 16,7 cái xuống
còn 8,0 cái, hiệu lực giảm đạt 52,0%. Các thuốc bảo vệ thực vật khác cũng có tác
dụng làm giả
m đáng kể số lượng u bướu và vượt xa so với đối chứng.
1
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ quyết định số: 6228/QĐ-BCT, ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Bộ
Công thương về việc Đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm
2010;
- Căn cứ Hợp đồng số: 13.10.RD/HĐ-KHCN ngày 01 tháng 02 năm 2010 về
việc Đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ;
- Căn c
ứ quyết định số: 09/VNC-QĐ.KHKH ngày 4 tháng 2 năm 2010 của
Viện trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc Giao nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2010.
1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với những ưu điểm về khả năng sinh trưởng và cung cấp gỗ nguyên liệu,

bạch đàn là một trong nh
ững đối tượng cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam trong
nhiều năm qua. Cũng vì lẽ đó, công tác nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao năng
suất rừng trồng bạch đàn đã được thực hiện tại nhiều vùng trồng rừng tập trung trên
cả nước. Bên cạnh công tác giống và biện pháp kĩ thuật lâm sinh, các hoạt động
nghiên cứu quản lí sâu bệnh hại cũng đã đạt đượ
c những thành công nhất định đối
với bạch đàn ở Việt Nam.
Theo Bộ NN & PTNT (2006), thành phần loài sâu hại rừng trồng bạch đàn
tương đối phong phú, mức độ hại nhìn chung là trung bình và nhẹ. Các loài sâu hại
chủ yếu có mức độ nguy hiểm đối với rừng trồng bạch đàn là loài sâu Xén tóc đục
thân (Aristibia approximator) đã gây thành dịch tại Kiên Giang, các loài mối thuộc
giống Odontotermes thường phá hại rễ và phầ
n dưới thân của bạch đàn gây thiệt hại
cho rừng non ở miền Bắc và miền Trung. Những loài sâu khác tuy gây thiệt hại cho
rừng bạch đàn ở các địa phương nhưng diện tích bị hại không lớn. Thành phần sâu
hại và mức độ phá hại nhiều nhất ở giai đoạn cây mới trồng cho đến 4, 5 năm tuổi
và giảm dần cho đến khi cây 10 năm tuổi.
Đối với bệnh h
ại bạch đàn, bệnh cháy lá do nấm Cylindrocladium
quinqueseptatum rất nghiêm trọng đối với các loài bạch đàn ở miền Trung và miền
2
Nam Việt Nam và cũng có một vài ghi nhận sự xuất hiện của loài nấm này ở miền
Bắc (Phạm Quang Thu, 2002; Phạm Quang Thu, 2005a; Bộ NN & PTNT, 2006).
Bệnh khô cành ngọn và đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti phân bố rộng rãi
trên các loài bạch đàn ở các vùng Đông Nam Châu Á, Australia, Ấn Độ và Nam
Mỹ, tuy nhiên mới chỉ được mô tả gần đây (Phạm Quang Thu, 2002; Phạm Quang
Thu, 2005b; Bộ NN & PTNT, 2006). Bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum mới được phát hiện ở Việt Nam gây hại nghiêm tr
ọng cho Bạch đàn

uro (Eucalyptus urophylla) ở vùng Đông Bắc (Phạm Quang Thu, 2006; Bộ NN &
PTNT, 2006). Khu vực bị nhiễm bệnh nặng khoảng 30% cây non bị chết, phổ biến
ở mức 8 - 10%. Đối với Bạch đàn uro, bệnh xuất hiện nặng hơn trên những lập địa
đã canh tác lạc hoặc sắn. Khi cây trồng trên 2 tuổi bệnh có xu hướng giảm.
Tại Trạm thực nghiệm sản xuất giống cây lâm nghi
ệp, Viện nghiên cứu cây
nguyên liệu giấy - nơi hàng năm sản xuất khoảng trên một triệu cây bạch đàn, thời
gian gần đây đã có hiện tượng u bướu gây hại trên dòng Bạch đàn U6. U bướu đã
được phát hiện trên cả cây con và vườn cấp hom. Dịch hại đã ảnh hưởng đến sinh
trưởng và chất lượng cây con, ảnh hưởng đến chất lượng hom, dẫn đến ảnh hưởng
tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Phạm Quang Thu (2004), hiện tượng u bướu đối với các loài bạch đàn
do một loài ong gây ra. Đây là loài côn trùng mới xuất hiện ở Việt Nam, gây hại
mạnh cho bạch đàn ở vườn ươm và bạch đàn và rừng trồng tuổi non; có xu hướng
lan nhanh và đã gây hại trên diện rộng của một số nước trên thế giới. Loài ong này
sau đó được xác định là Leptocybe invasa Fisher & La Salle (Phạ
m Quang Thu và
Nguyễn Quang Dũng, 2008).
Với việc xuất hiện triệu chứng u bướu trên một số loài bạch đàn đang trồng
trong nước, cho đến nay, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Bên cạnh
thông báo của Phạm Quang Thu từ năm 2004, đến nay mới chỉ có nghiên cứu của
chính tác giả này về biện pháp phòng trừ ong u bướu. Tác giả đã đi theo hướng
tuyển chọn loài, xuất xứ có khả n
ăng chống chịu sự tấn công của ong, đó là một
trong những hướng được các nhà khoa học trên thế giới khuyến khích (Phạm Quang
Thu và Nguyễn Quang Dũng, 2008).
3
Sâu hại trong vườn ươm tuy mức độ và quy mô hại không lớn như ở rừng
trồng nhưng hậu quả của chúng sẽ tồn tại lâu dài, ảnh hưởng đến năng suất rừng
trồng sau này. Cây con trong vườn ươm bị sâu hại thường còi cọc, dị dạng, nếu đem

trồng tỉ lệ sống thấp và sinh trưởng kém (Nguyễn Văn Độ và Đào Ngọc Quang,
2006). Chọn giống kháng b
ệnh để sử dụng là một biện pháp có hiệu quả trong việc
ngừa bệnh. Biện pháp này rất kinh tế vì vừa rẻ tiền, vừa có hiệu quả cao. Tuy nhiên,
với Bạch đàn U6 tại vườn ươm, các nghiên cứu đến nay chưa đề cập đến. Mặt khác,
sản xuất vườn ươm cũng có đặc thù riêng, cây con Bạch đàn U6 hiện là một sản
phẩm đang được sử dụ
ng để trồng rừng rộng rãi. Vì vậy, thực hiện đề tài "Nghiên
cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ triệu chứng bệnh u bướu trên cây bạch đàn
U6" là cần thiết để tránh những tổn thất về kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.2.1. Mục tiêu tổng quát (năm 2009 - 2010)
Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp triệu chứng u bướu trên cây Bạch
đàn U6.
1.2.2.2. M
ục tiêu trong năm 2010
- Xác định phân bố của vật gây hại và mức độ bị hại trên cây con và vườn
cấp hom.
- Xác định ảnh hưởng của vật gây hại đến chất lượng cây con và tiêu chuẩn
hom.
- Đề xuất biện pháp kĩ thuật phòng trừ vật gây hại.
1.3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu đã được th
ực hiện tại Trạm thực nghiệm sản xuất
giống cây lâm nghiệp, Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Phù Ninh, Phù Ninh,
Phú Thọ.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cây con giai đoạn vườn ươm và vườn cấp hom của dòng Bạch đàn U6 bị u
bướu.

1.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu phân bố và mức độ gây hại của bệnh.
4
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh hại đến chất lượng cây con và tiêu chuẩn
hom.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của vật gây hại để làm cơ sở cho
việc phòng trừ.
- Thử nghiệm biện pháp phòng trừ đối với vật gây hại.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.4.1. Trên thế giới
Hiện tượng bất thường do u bướu ở thực vật đã xuất hiện khá nhi
ều trên thế
giới, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường sinh thái. Ở Australia, một
sinh vật gây hại có tên Bruchophagus fellis Giraul đã gây hại cho loài cam quýt vào
năm 1898 ở khu vực giữa Queensland và New South Wales (Papacek và Smith,
1989). Sự gây hại sau đó đã lan rộng ra nhiều vùng khác ở dọc bờ biển của đất nước
này. Tuy nhiên, các nghiên cứu để phòng trừ vật gây hại này, lâu sau đó, mới được
nghiên cứu ở New South Wales (1958-1973) và ở Queensland (1981-1987).
Gần đ
ây, một sinh vật khác gây hại hàng loạt cho loài Erythrina cũng được
phát hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông,
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Samoa, Guam, Hawaii (La Salle et
al., 2009). U bướu do sinh vật gây hại này tạo ra đã ảnh hưởng đến phát triển của lá
và cành non, gây tác động xấu đến hoạt động sinh lí của cây. Việc gây hại xảy ra
nhiều lần có thể dẫn đến lá rụng và cây chết.
Đối với bạch
đàn, hiện tượng u bướu hại cây đã xuất hiện nhiều lần từ năm
2000 trở lại đây tại khu vực Đông Bắc Phi, Trung Đông và các nước khu vực Địa
Trung Hải (Mendel et al., 2004). Sinh vật gây hại được xác định là một loài ong có
tên Leptocybe invasa Fisher & LaSalle, thuộc họ Eulophidae, bộ cánh màng

(Hymenoptera). Đây cũng là một loài mới được xác định và đặt tên trong thời gian
này. Loài vật gây hại này tạo ra các u bướu trên gân lá, cuống lá và các thân non của
bạch đàn. Sự phá hại đó có thể gây tổn thương đáng kể đến cây non, thậm chí làm
cây yếu đi một cách nghiêm trọng.
Theo Aytar (2006), tại Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên L. invasa đã được tìm thấy
trên lá của Eucalyptus camaldulensis vào năm 2000. Hàng năm ở đây, loài ong này
đã sinh sản 2 hoặc 3 thế hệ gối nhau. Mặc dù nó tấn công vào cả cây con vườn ươm,
5
rừng trồng non và già nhưng cây con và rừng non bị ảnh hưởng nhiều hơn so với
rừng già. Tại Thổ Nhĩ Kỳ cây chủ thích hợp với L. invasa là E. camaldulensis và E.
grandis. Tuy nhiên, một vài dòng của E. camaldulensis có thể kháng cự lại được sự
tấn công của loài ong này, vấn đề vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. L. invasa có
thể đẻ chứng từ mặt đất cho đến độ cao 32,7 m trên cây b
ạch đàn. Đây chính là loài
chủ yếu hại bạch đàn ở đất nước này.
Tại Florida và Bắc Mỹ, L. invasa được mô tả khá kĩ lưỡng về hình thái, cây
chủ và ảnh hưởng của loài gây hại này đến bạch đàn. Con cái trưởng thành dài 1,1 -
1,4 mm, thân có màu nâu. Con đực cho đến nay vẫn chưa được biết đến. Con cái đẻ
trứng lên mặt trên của lá và cành non. Khi ấu trùng phát triển, u bướu được hình
thành và lá cây từ màu xanh chuyển dần sang màu hồng sáng bóng, sau
đó u bướu
chuyển sang màu đỏ. Khi ong vũ hóa, u bướu trên lá chuyển sang màu hơi nâu và u
bướu trên cành non chuyển sang nâu đỏ. U bướu ở bạch đàn có thể gây tổn thương
đáng kể đến cây non và có thể dẫn đến chết.
Với sự xuất hiện của L. invasa ở Kenya, các nhà khoa học cũng đang tìm
hướng giải quyết theo con đường phòng trừ tổng hợp (IPM). Các nghiên cứu được
đề xuất gồm: tìm ra loài bạch đàn có khả năng kháng lại vật gây hại này và tìm ra
thiên địch của L. invasa.
Tại Bồ Đào Nha, u bướu do L. invasa gây hại trên bạch đàn đã được phát
hiện vào năm 2003 ở gần biên giới Tây Ban Nha. U bướu lúc đó được phát hiện trên

Eucalyptus camaldulensis trồng ven đường. Sau đó hiện tượng này đã lan rộng ra
toàn bộ miền Nam nước này và một phần ở vùng trung tâm của đất nước (Branco et
al., 2005).
Với 8 triệu ha rừng trồng bạch đàn tại Ấ
n Độ, sự bùng phát của ong u bướu
đã trở thành vấn đề lớn đối với đất nước này. Diện tích lớn như vậy đã trở thành nơi
lí tưởng cho sự sinh sản của loài ong. Vì thế, trong trường hợp u bướu ít, người ta
có thể cắt tỉa rồi đem đốt. Trong trường hợp nhiều và rộng, người ta đã bắt buộc
phải sử dụng đến thuốc để
kìm hãm sự phát triển (Jacob et al., 2007).
Như vậy, với việc bùng phát ở Địa Trung Hải từ năm 2000 nhưng cho đến
nay L. invasa đã được phát hiện ở nhiều nước như: Algeria, Etyopia, Hy Lạp, Iran,
Israel, Italy, Jordan, Kenya, Morocco, Tây Ban Nha, Syria, Bồ Đào Nha, Tanzania,
6
Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Uganda, Kenya và Nam Phi. Cây chủ thích hợp cho loài gây
hại này bao gồm: E. camaldulensis, E. globulus, E. gunii, E. grandis, E. botryoides,
E. saligna, E. robusta, E. bridgesiana, E. viminalis và E.tereticornis (Mendel et al.,
2004).
Bên cạnh Leptocybe invasa, một loài sinh vật gây hại khác cũng đã tấn công
bạch đàn trong cùng khoảng thời gian của thập kỉ vừa qua. Loài sinh vật đó được
xác định là Ophelimus maskelli - một loài ong u bướu bạch đàn khác, nhỏ hơn L.
invasa. Sinh vật gây hại này tạo thành các u bướu trên bề m
ặt của lá. Các u bướu rất
nhỏ, được sắp xếp tách rời với mật độ khá dày. Việc tấn công được tái diễn sẽ phá
hủy dần lá trên cành. Loài này đã được phát hiện ở một số nước như: Israel, New
Zealand và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, O. maskelli lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2005, cây
chủ là E. camaldulensis. Những nghiên cứu về loài này ở đây cho thấy, ong trưở
ng
thành dài khoảng 1 mm, màu đen, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Râu đầu

có 2 cái, 3 đốt. Ấu trùng nhỏ màu trắng, được tìm thấy trong các u bướu của cây
chủ. Ấu trùng phát triển thành nhộng trong u bướu và ong trưởng thành vũ hóa
thông qua các hố mà chúng tạo ra trên bề mặt lá. Quá trình đẻ trứng được xảy ra
sớm, ngay sau khi sâu trưởng thành thoát ra khỏi u bướu (Aytar, 2006).
Để góp phần hạn chế và ngăn chặn tình trạng gây hại của ong gây u bướu,
các nghiên cứu xác định bi
ện pháp phòng trừ cũng đã được một số nước trên thế
giới quan tâm thực hiện, trong đó phải kể đến việc thử nghiệm các chế phẩm bảo vệ
thực vật. Đây được xem là cách giải quyết khá phù hợp với bạch đàn ở vườn ươm
và rừng trồng non - hai đối tượng thường bị ong u bướu gây hại.
Jhala, Patel và Vaghela (2010) đã thử nghiệm 17 công thức thí nghiệ
m khác
nhau nhằm đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật trong việc phòng và chống
sự gây hại của L. invasa đối với cây con bạch đàn tại Gujarat (Ấn Độ). Thí nghiệm
đã được đã được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2009 tại vườn ươm. Ngoài
đối chứng (không sử dụng thuốc BVTV), các công thức thí nghiệm có thể chia làm
hai nhóm chính: nhóm thứ nhất gồm 8 công thức, đều
được bón vào bầu ươm cây
hoạt chất Carbofuran 3G dạng hạt với liều lượng 1g/cây; nhóm thứ hai gồm 8 công
thức, đều được bón vào bầu ươm cây hoạt chất Phorate 10G dạng hạt với liều lượng
7
1g/cây. Cả hai nhóm công thức thí nghiệm này đều được phun cùng một chế độ với
8 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. Số lần phun thuốc của thí nghiệm được thực
hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Thu thập số liệu về mức độ gây hại và số
lượng u bướu được thực hiện một ngày trước phun thuốc và 14 ngày sau mỗi lần
phun.
Qua thử nghiệm của Jhala, Patel và Vaghela (2010) cho thấ
y: các công thức
được phun thuốc có tác dụng rõ ràng trong việc làm giảm mức độ gây hại và số
lượng u bướu của L. invasa. Các xử lí Carbofuran 3G hoặc Phorate 10G được bón

vào trong bầu ươm cây với lượng 1g/cây và sau đó phun Dimethoate 0,03% hoặc
Phosphamidon 0,04% hoặc Methyl-o-demeton 0,025% hoặc Acephate 0,075% có
thể xem là giải pháp hiệu quả trong việc hạn chế sự gây hại của L. invasa tại vườn
ươm.
Đối với rừng trồng bạch đàn, Javaregowda, Prabhu và Roopa (2010) đã thử
nghi
ệm phòng trừ cho rừng trồng 2 năm tuổi tại Sirsi (Ấn Độ) vào năm 2008. Để
đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đến việc hạn chế sự phát triển và gây
hại của u bướu L. invasa, thí nghiệm đã được bố trí bài bản ngoài hiện trường gồm
10 công thức: không phun thuốc (đối chứng), bón Carbofuran 3G với hai liều lượng
0,5g và 1,0g/cây, phun Methyl parathion 50EC (1ml/l), phun Imidacloprid 17,8SL
(0,25ml/l) và phun một số chế
phẩm được sản xuất từ thảo mộc địa phương. Các
công thức phun thuốc được thực hiện hai lần phun, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Số
liệu về số lượng u bướu (sống) đã được thu thập một ngày trước khi phun thuốc, 7
ngày và 15 ngày sau mỗi lần phun.
Từ thử nghiệm biện pháp phòng trừ đối với rừng trồng bạch đàn tuổi 2 này
thấy rằng, các thuốc bả
o vệ thực vật hóa học đều có khả năng hạn chế và làm giảm
số lượng u bướu tốt hơn nhiều so với các chế phẩm được sản xuất từ thảo mộc. Tuy
nhiên, các loại thuốc hóa học này vẫn chưa có khả năng diệt trừ hoàn toàn số lượng
u bướu, có thể do quá trình theo dõi chưa đủ. Trong số các xử lí có hiệu quả, công
thức Imidacloprid 0,25ml/l cho kết quả tốt nh
ất, sau 30 ngày nó làm số u bướu trên
lá từ 12,7 giảm xuống còn 6,0 cái. Công thức Methyl parathion 1ml/l cũng tỏ ra rất
có triển vọng. Bên cạnh đó, việc phun thuốc hai lần trong vòng 30 ngày thể hiện
hiệu quả rõ rệt trong việc hạn chế sự phát triển của u bướu.
8
Như vậy, qua hai thử nghiệm phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật thấy
rằng, có khá nhiều chế phẩm có thể sử dụng để hạn chế sự gây hại của u bướu L.

invasa. Do L. invasa chỉ gây hại chủ yếu đối với vườn ươm và rừng trồng non nên
sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật được xem là hiệu quả
đối với những giống bạch
đàn đã được sử dụng rộng rãi. Trong khi ở thí nghiệm tại vườn ươm, các hoạt chất
Thiomethoxam 0,0125%, Imidacloprid 0,008% là những công thức có hiệu lực kém
hơn so với các công thức còn lại (Jhala, Patel và Vaghela, 2010) thì kết quả thử
nghiệm ở rừng trồng đã cho kết quả ngược lại. Trong thử nghiệm của Javaregowda,
Prabhu và Roopa (2010) tại rừng trồng, công thức Imidacloprid 0,25ml/l đã cho kết
qu
ả tốt nhất. Như vậy, các kết quả có được cũng không giống nhau.
1.4.2. Ở Việt Nam
1.4.2.1. Một số thông tin về dòng Bạch đàn U6
Theo Nguyễn Quang Đức (2002), dòng Bạch đàn U6 có nguồn gốc từ Trung
Quốc, do Công ty Giống Lâm nghiệp Trung ương đề xuất và đã được Bộ NN &
PTNT cho phép đưa vào trồng thử trên diện rộng ở vùng Đông Nam Bộ từ năm
1998. Từ năm 1999, được sự hỗ
trợ và chỉ đạo của Cục Phát triển Lâm nghiệp, Vụ
Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm - Bộ NN & PTNT, Trung tâm nghiên
cứu cây nguyên liệu giấy đã phối hợp với các cơ sở sản xuất ở vùng Trung tâm và
vùng Đông Bắc thiết lập các mô hình và trồng rừng công nghiệp. Kết quả cho thấy
cây sinh trưởng khá tốt, chưa phát hiện có dấu hiệu sâu bệnh hại nguy hiểm, được
đánh giá là dòng có tri
ển vọng.
Cho đến gần 10 năm sau, mặc dù số lượng các giống bạch đàn đã được công
nhận để áp dụng cho sản xuất khá nhiều nhưng cùng với PN14, U6 vẫn là giống
trồng rừng chính đối với bạch đàn ở vùng Trung tâm (Hà Ngọc Anh, 2008). Lí do
dẫn đến điều này là do các giống mới cần có thêm thời gian để khảo nghiệm trên
diện rộng và hoàn thiện kĩ thuật nhân giống.
Như vậy, sau một thời gian dài đưa vào trồng rừng sản xuất, U6 vẫn đang
được sử dụng khá rộng rãi ở vùng Trung tâm. Ước tính tại Viện nghiên cứu cây

nguyên liệu giấy, tỉ trọng sản xuất cây con Bạch đàn U6 trong những năm gần đây
vẫn chiếm đến 50%. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu biện pháp phòng
trừ triệu chứng u bướ
u cho dòng bạch đàn này.
9
1.4.2.2. Đặc điểm vườn ươm Trạm thực nghiệm sản xuất giống cây lâm nghiệp,
Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
- Tổng diện tích: 3,0 ha
- Công suất vườn ươm: 1.500.000 cây/lần
- Diện tích nền cứng: 7.500 m
2

- Diện tích nhà giâm hom: 800 m
2

- Khả năng tưới tiêu, hệ thống tưới phun:
+ Có 2 hệ thống giếng khoan cấp nước và một tháp chứa nước cao 20 m
phân phối cho toàn bộ hệ thống tưới tiêu.
+ Có hệ thống rãnh tiêu nước cho các bể nên không xảy ra hiện tượng ngập
úng.
+ Hệ thống tưới phun phù hợp, thuận lợi đến tận địa điểm sản xuất.
+ Hệ thống phun sương nhà giâm hom đủ cho 21 bể, mỗi bể
có công suất
khoảng 10.000 cây.
- Chế độ vệ sinh vườn ươm: Vệ sinh thường xuyên 1 lần/1 tháng, vệ sinh
tổng thể 2 lần /1 năm.
- Tổng diện tích vườn cấp hom: 2.000 m
2
, trong đó diện tích vườn cấp hom
Bạch đàn U6: 500 m

2
(khoảng 5.000 cây).
- Chế độ chăm sóc vườn cấp hom: Được cung cấp nước đầy đủ. Bón phân
vào mùa vụ khai thác hom 2 tháng/1 lần. Vệ sinh cỏ, tạo tán và phun thuốc bảo vệ
thực vật thường xuyên.
- Tình hình sản xuất các loại cây con:
+ Tổng số cây các loại: 2.000.000 cây
+ Cây mô: 1.000.000 cây, trong đó Bạch đàn U6 có 600.000 cây (chiếm 60%
tổng số cây mô, chiếm 30% tổng số cây các loại).
+ Cây hom: 300.000 cây, trong đó Bạch đàn U6 có 100.000 cây (chiếm 33%
tổng số cây hom, chiếm 5% tổ
ng số cây các loại).
+ Cây hạt: 700.000 cây Keo tai tượng (chiếm 35% tổng số cây các loại),
không có bạch đàn.
Như vậy, các thông tin về vườn ươm được thể hiện ở trên đã cho thấy những
đặc điểm cơ bản của một vườn ươm hiện đại, chuyên sản xuất cây con keo và bạch
10
đàn để phục vụ trồng rừng sản xuất. Trong số các đối tượng cây con được sản xuất,
Keo tai tượng cùng với Bạch đàn U6 có số lượng cây nhiều nhất. Mỗi loại cây này
cùng chiếm tới 35% tổng số cây con của cả vườn. Với một tỉ trọng lớn như vậy,
việc nghiên cứu để giải quyết hiện tượng u bướu đối với Bạch
đàn U6 là thực sự
quan trọng.
1.4.2.3. Tình hình u bướu gây hại bạch đàn và những nghiên cứu về vấn đề này
ở Việt Nam
Theo Phạm Quang Thu (2004), các vườn ươm cây E. camaldulensis, E.
tereticornic, một số dòng bạch đàn lai và tại một số rừng trồng bạch đàn non dưới 2
năm tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ bị một loài ong gây
hại. Loài ong này đã đẻ trứng kí sinh ở gân lá và các cành non tạo nên các u bướ
u,

làm lá và cành non phát triển dị dạng, gây khô lá, chết cành và toàn bộ cây bị chết,
gây thiệt hại nghiêm trọng. Tuy dịch mới xuất hiện nhưng có xu hướng lan rộng tới
các rừng trồng bạch đàn khác. Qua các mẫu ong trưởng thành thu được, các đặc
điểm trùng khớp với mô tả của Mendel, Protasov, Fisher và La Salle năm 2004 đối
với loài Leptocybe invasa Fisher & La Salle.
Kết quả điều tra khảo sát, thu mẫu của Phạm Quang Thu (2004) tại các khu
khảo nghiệm h
ậu thế các dòng bạch đàn E. camaldulensis và các dòng, các tổ hợp
bạch đàn lai tại Lâm trường Minh Đức, tỉnh Bình Phước cho thấy mật độ ong
trưởng thành tại các khu rừng bị bệnh khá cao. Mức độ bị hại rất khác nhau giữa các
dòng và các tổ hợp lai. Một số dòng rất mẫn cảm, bị ong kí sinh gây u bướu toàn bộ
lá và cành non dẫn đến chết hàng loạt. Các vườn ươm cây bạch đàn tại thành phố
H
ồ Chí Minh và Đồng Nai cũng bị thiệt hại khá nghiêm trọng. Ong kí sinh làm lá
và thân bị u bướu, phát triển dị dạng và chết, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và ảnh
hưởng tới kế hoạch trồng rừng của nhiều địa phương.
Theo Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Bình Định (Báo điện tử Bình Định,
2006), nhiều lô bạch đàn giống do các đơn vị trong tỉnh sản xuất đ
ã bị nhiễm bệnh u
bướu, điều này ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện kế hoạch trồng rừng của tỉnh.
Theo đó, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn có 6.000/20.000 cây Bạch đàn
trắng (E. camaldulensis) gieo ươm bằng hạt bị bệnh; Lâm trường Quy Nhơn có
14.000 cây bị bệnh; cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp Hoa Đôn có 7.500 cây
11
giống nuôi cấy mô dòng Bạch đàn U6 cũng bị chứng bệnh này. Cây bị bệnh sinh
trưởng phát triển chậm, thời tiết nắng nóng kéo dài bệnh có xu hướng tăng và nặng
hơn. Các đơn vị nói trên đã áp dụng nhiều biện pháp phòng, trị bệnh, chống lây lan
nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn.
Tại Trạm thực nghiệm sản xuất giống cây lâm nghiệp, Viện nghiên cứu cây
nguyên liệ

u giấy - nơi có công suất hơn một triệu cây bạch đàn một năm, trong vài
năm trở lại đây đã xuất hiện hiện tượng u bướu trên dòng Bạch đàn U6. Cây con
mới cấy xuất hiện nhiều u bướu ở cuống lá và rải rác trên thân. Vườn cây cấp hom
cũng xuất hiện triệu chứng tương tự. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12, dịch
hại đã ảnh hưởng
đến sinh trưởng và chất lượng cây giống, số lượng và chất lượng
hom, dẫn đến ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và chất lượng cây giống của đơn vị.
Hiện tượng trên nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ dẫn đến những tổn
thất lớn về kinh tế.
Với việc xuất hiện triệu chứng u bướu trên một số
loài bạch đàn đang trồng
trong nước, cho đến nay, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Bên cạnh
thông báo của Phạm Quang Thu (2004), đến nay mới chỉ có nghiên cứu của chính
tác giả này về biện pháp phòng trừ ong u bướu. Tác giả đã đi theo hướng tuyển
chọn loài, xuất xứ có khả năng chống chịu sự tấn công của ong, đó là một trong
những hướng được các nhà khoa học trên thế giớ
i khuyến khích (Phạm Quang Thu
và Nguyễn Quang Dũng, 2008). Theo kết quả nghiên cứu, trong tổng số 18 loài
khảo nghiệm, xác định được 4 loài bạch đàn không bị ong gây hại là Corybia henry,
Corymbia citriodora, Corymbia tessellaris và Eucalyptus cloeziana. Số loài bị hại
nhẹ là 10 và có 4 loài bị hại ở mức trung bình đến nặng. Xét về xuất xứ, có 5 xuất
xứ thuộc 5 loài không bị hại, 11 xuất xứ của 10 loài bị hại ở mức độ nhẹ và 7 xu
ất
xứ của 3 loài bị hại ở mức độ trung bình và nặng.
Trong khuôn khổ của đề tài này được thực hiện vào năm 2009 (Hà Ngọc
Anh, 2009), u bướu trên cây con và vườn cấp hom Bạch đàn U6 được xác định là
do Leptocybe invasa Fisher & La Salle gây nên. Loài sinh vật này đã gây hại bằng
cách đẻ trứng vào cuống lá non, thân non. Trứng đó phát triển thành sâu non, rồi
thành nhộng, tạo nên các u bướu. Bên trong u bướu chính là các pha sâu non và
nhộng của loài côn trùng này. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, s

ố lượng u bướu
12
trung bình do L. invasa tạo ra trên cây con là 1,7 cái và trên hom là 2,5 cái. U bướu
do L. invasa tạo nên có hình đa giác, phần lớn là màu hồng, dài khoảng 3,9 - 4,1
mm, rộng khoảng 2,9 mm, vị trí của các u bướu nằm chủ yếu trên cuống lá. Tại
vườn ươm Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, L. invasa xuất hiện nhiều và gây
hại mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 6 cho đến tháng 11. Kết quả nghiên cứu
cũng đã ghi nhận tỉ lệ bị hại có lúc lên đến 15,8%
ở vườn ươm sản xuất cây con và
64,4% ở vườn cấp hom. Tuy nhiên, mức độ bị hại của cây con và vườn cấp hom
Bạch đàn U6 đều ở mức hại nhẹ (R < 1,0).
Như vậy, thông qua các tài liệu về ong u bướu gây hại bạch đàn trên thế giới
và Việt Nam thấy rằng, tình hình diễn biến rất phức tạp và có nhiều đặc điểm chung
giữa các quốc gia. Do là một loài mới
được phát hiện và với sự phá hại đáng kể, loài
ong đã được nghiên cứu khá nhiều ở trên thế giới về đặc điểm sinh học và hướng
phòng trừ. Trong các biện pháp phòng trừ đã được nghiên cứu và đề xuất áp dụng,
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng cho thấy sự phù hợp khi áp dụng ở vườn ươm
và rừng trồng non. Tuy nhiên, qua một số thử
nghiệm được đánh giá là có hiệu lực
cao trong một số nghiên cứu mới nhất ở trên thế giới thấy rằng, một số chế phẩm
bảo vệ thực vật được sử dụng có độc tố cao, đã bị hạn chế sử dụng (Carbofuran 3G)
hoặc cấm sử dụng (Methyl parathion 50EC) ở Việt Nam (Bộ NN& PTNT, 2010).
Trong khi đó, những nghiên cứu về ong u bướu gây hại bạch
đàn ở Việt Nam cho
đến nay còn rất ít, bao gồm cả đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ. Mặt khác,
bạch đàn ở Việt Nam cũng có nhiều loài khác nhau, những nghiên cứu cho Bạch
đàn U6 tại vườn ươm cho đến nay chưa được quan tâm. Với vị trí là một sản phẩm
đang được sử dụng rộng rãi, để đáp ứng cho yêu cầu của sản xuất kinh doanh,
nghiên cứu biện pháp kĩ

thuật phòng trừ triệu chứng u bướu đối với dòng Bạch đàn
U6 đặt ra trong thời điểm hiện nay là cần thiết.


13
PHẦN II: THỰC NGHIỆM
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu phân bố và mức độ gây hại của bệnh
Nội dung nghiên cứu này được thực hiện thông qua ô điều tra. Cách lập ô
điều tra cụ thể như sau:
+ Đối với cây con: Ô điều tra được xác định là đại diện với tình hình bị hại
chung của vườn và cấp tuổi. Chọn ô trên luống theo phương pháp hệ thống. Cách
một luố
ng chọn một luống để đặt ô điều tra. Tại mỗi luống chọn đặt 2 ô điều tra ở
hai đầu luống, 1 ô ở giữa luống. Diện tích ô điều tra là 1,0 m
2
. Tổng diện tích các ô
điều tra không nhỏ hơn 2% tổng diện tích sản xuất cây con Bạch đàn U6.
+ Đối với vườn cấp hom: Ô điều tra được xác định là đại diện với tình hình
bị hại chung của vườn và cấp tuổi. Diện tích ô phụ thuộc vào mật độ trồng nhưng
phải đảm bảo có ít nhất 30 cây. Tổng diện tích các ô điều tra không nhỏ hơn 2%
tổng diện tích v
ườn cấp hom Bạch đàn U6.
∗ Nghiên cứu phân bố của sinh vật gây hại trên Bạch đàn U6:
Theo Nguyễn Thế Nhã và cộng sự (2001), tỉ lệ có sâu hoặc tỉ lệ có bệnh (gọi
chung là chỉ số P%) thể hiện đặc điểm phân bố hay mức độ gặp sâu bệnh trong khu
vực điều tra. Vì vậy, để xác định được phân bố của sinh vật gây hại trong nghiên
cứu này, cần xác đị
nh số cây con và số hom bị hại trên tổng số cây con và số hom
được điều tra. Đối với cây con, chỉ số P% được gọi là tỉ lệ cây con bị hại. Đối với

vườn cấp hom, chỉ số P% được gọi là tỉ lệ hom bị hại. Việc xác định phân bố của
sinh vật gây hại không cần chú ý đến số lượng mà chỉ cần xem có hay không có u
bướu trên cây con hoặc hom Bạch đàn U6.
T
ỉ lệ có sâu hay tỉ lệ có bệnh (P%) để đánh giá phân bố của sinh vật gây hại
được tính theo công thức:
P% = n.100/N (2.1)
Trong đó: n là số cây con hoặc số hom bị hại
N là tổng số cây con hoặc tổng số hom điều tra
Đánh giá chỉ số P% theo Nguyễn Thế Nhã và cộng sự (2001):
P% < 25%: loài ngẫu nhiên gặp
P% = 25 - 50%: loài ít gặp
14
P% > 50%: loài thường gặp
∗ Nghiên cứu mức độ bị hại của Bạch đàn U6:
+ Điều tra đánh giá chỉ số hại cho cây con và hom:
Được thực hiện đồng thời với điều tra phân bố của sinh vật gây hại. Đối với
cây con, thu thập chỉ số hại cho toàn bộ số cây trong ô điều tra. Đối với vườn cấp
hom, thu thập chỉ số hại cho toàn bộ s
ố hom trên tất cả 30 cây trong ô điều tra. Phân
cấp chỉ số bị hại được xác định dựa vào phương pháp của Phạm Quang Thu và
Nguyễn Quang Dũng (2008), cụ thể như sau:
Chỉ số hại Biểu hiện bên ngoài
0 Cành non, gân lá không bị u bướu, cây sinh trưởng phát triển khỏe
mạnh
1 < 25% hệ lá bị hại, cành non và gân lá bị u bướu < 25%
2 25-50% hệ lá bị hại, cành non và gân lá bị u bướu từ 25-50%
3 51-75% hệ lá bị hại, cành non và gân lá bị u bướu từ 51-75%
4 > 75% hệ lá bị hại, cành non và gân lá bị u bướu từ > 75%


+ Đánh giá mức độ bị hại:
Mức độ bị hại dựa vào chỉ số bị hại trung bình (R) của Phạm Quang Thu và
Nguyễn Quang Dũng (2008), được tính theo công thức:
R = Σn
i
.v
i
/N.V (2.2)
Trong đó: n
i
là số cây con (hoặc hom) bị hại với chỉ số bị hại i
v
i
là chỉ số của cấp bị hại thứ i (từ 0 đến 4)
N là tổng số cây con (hoặc hom) điều tra
V là trị số của cấp bị hại cao nhất (bằng 4)
Đánh giá mức độ hại dựa vào R:
R = 0: Cây con (hoặc hom) khỏe
0 < R ≤ 1,0: Cây con (hoặc hom) bị hại nhẹ
1,1 ≤ R ≤ 2,0: Cây con (hoặc hom) bị hại trung bình
2,1 ≤ R ≤ 3,0: Cây con (hoặc hom) bị hại nặng
3,1 ≤ R
≤ 4,0: Cây con (hoặc hom) bị hại rất nặng


15
2.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh hại đến chất lượng cây con và tiêu
chuẩn hom
- Nghiên cứu này cũng được thực hiện trên các ô điều tra đã thiết lập.
- Điều tra chất lượng của cây con và tiêu chuẩn của hom Bạch đàn U6 được

dựa trên cơ sở phân cấp 30 cây con và 30 hom tiêu chuẩn. Đối với cây con, trong ô
điều tra chọn 30 cây tiêu chuẩn theo phương pháp hệ thống (cách 1 hàng điều tra 1
hàng để chọ
n ra cây có u bướu cho đến khi đủ 30 cây). Đối với vườn cấp hom,
trong ô điều tra cách 3 cây chọn 1 cây để điều tra. Trên cây chọn tiến hành thu thập
tất cả các hom đủ tuổi có u bướu để đo đếm. Số hom có u bướu được chọn cho đến
khi đủ 30 hom thì dừng lại.
- Trong nội dung này, bên cạnh việc điều tra các đối tượng bị u bướu, nghiên
cứu cũng tiến hành thu thập các chỉ tiêu tương tự
cho các đối tượng bình thường
trong cùng ô điều tra để làm đối chứng so sánh, đánh giá. Cách lựa chọn đối tượng
bình thường tương tự như cách chọn cây con và hom tiêu chuẩn.
- Đối với cây con, đánh giá ảnh hưởng của vật gây hại được thực hiện thông
qua các chỉ tiêu: H
vn
, D
g
và cấp sinh trưởng. Trong đó, H
vn
và D
g
được đo trực tiếp
bằng thước đo chuyên dụng của ngành Lâm nghiệp. Cấp sinh trưởng được đánh giá
thông qua mục trắc và dựa vào 3 cấp như sau:
+ Cấp 1: Cây sinh trưởng tốt, sức sống tốt, hình thái cân đối.
+ Cấp 2: Cây sinh trưởng bình thường.
+ Cấp 3: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, bị sâu hoặc bệnh làm ảnh
hưởng đến sức sinh trưởng.
Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá cấp sinh trưởng, đề tài că
n cứ vào tình

hình thực tế để phân cấp vì nếu căn cứ vào tiêu chí bị sâu bệnh hại, sẽ không thể có
cây con sinh trưởng cấp 1 và hom đạt tiêu chuẩn. Trên thực tế, có những cây con và
hom chỉ bị hại nhẹ nên vẫn có thể vượt qua những tác động có hại và sinh trưởng
bình thường, thậm chí sinh trưởng tốt. Do vậy, tiêu chí chủ đạo trong quá trình đánh
giá cấp sinh trưởng tập trung vào sức sống và hình thái.
- Đối với hom, đánh giá
ảnh hưởng của vật gây hại thông qua tỉ lệ hom đạt
tiêu chuẩn. Theo Quy trình kỹ thuật nhân giống bằng hom chồi non cây Bạch đàn
(Eucalyptus urophylla) của Tổng Công ty Giấy Việt Nam (2002), hom đạt tiêu
16
chuẩn là hom bánh tẻ (tỉ lệ hoá gỗ 50%), dài từ 7 - 10 cm, gồm 2 - 3 cặp lá và 1
đỉnh chồi. Tùy thuộc mùa sinh trưởng, đánh giá hom được thực hiện trong khoảng
thời gian 20 - 25 ngày sau khi cắt tán tạo hom.
2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của vật gây hại để làm cơ sở cho
việc phòng trừ
- Nội dung nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở 30 cây con và 30 hom tiêu
chuẩn.
- Các nghiên cứu bổ sung về đặc điểm sinh h
ọc, sinh thái trong năm 2010 để
làm cơ sở cho việc phòng trừ gồm có:
+ Quá trình phát triển của u bướu và vòng đời của vật gây hại: Được xác
định thông qua quá trình theo dõi sự phát triển của u bướu. Các giai đoạn phát triển
của u bướu được xác định thông qua việc giải phẫu các u bướu để xác định các pha
ấu trùng và nhộng. Quá trình phát triển của u bướu được mô tả chủ yếu thông qua
hình ảnh. Vòng đời của sinh vật gây hại
được xác định từ quá trình đẻ trứng đến khi
hình thành u bướu và kết thúc vào thời điểm ong trưởng thành vũ hóa.
+ Mùa phát triển của vật gây hại: Được xác định trên cơ sở theo dõi sự hoạt
động đẻ trứng của ong trưởng thành trong năm, đồng thời dựa vào các số liệu điều
tra về tình hình xuất hiện u bướu trong quá trình theo dõi về phân bố và mức độ gây

hại của L. invasa.
+ Tìm hiểu m
ối quan hệ giữa sự xuất hiện của vật gây hại với điều kiện nhiệt
độ, độ ẩm và lượng mưa: Theo dõi diễn biến của các nhân tố khí tượng trong năm
để phục vụ cho nội dung nghiên cứu này.
2.1.4. Thử nghiệm biện pháp phòng trừ đối với vật gây hại
- Công thức thí nghiệm:
Thử nghiệm tại hiện trường được thực hiện cho 01 xử lí không phun thu
ốc
(đối chứng) và 06 chế phẩm bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT, 2010), bao
gồm:
+ BrighTin 1.8EC
Hoạt chất: Abamectin 18g/l
Cơ chế tác động: Vị độc (mạnh), thấm sâu
17
+ Conphai 15WP
Hoạt chất: Imidacloprid 15%
Cơ chế tác động: Lưu dẫn mạnh
+ Ecasi 20EC
Hoạt chất: Acetamiprid 2% + Chlorpyrifos Ethyl 18% + Dầu cọ
Cơ chế tác động: Tiếp xúc, lưu dẫn
+ Mopride 20WP
Hoạt chất: Acetamiprid (200g/kg thuốc)
Cơ chế tác động: Lưu dẫn
+ Oncol 20EC
Hoạt chất: Benfuracarb (thuộc nhóm Carbamate)
Cơ chế tác động: Nội hấp, tiếp xúc, vị độc
+ Tasodant 600EC
Hoạt chất: Chlorpyrifos Ethyl 500g/l + Permethrin 100g/l

Cơ chế tác động: Tiếp xúc, v
ị độc, xông hơi
- Bố trí thí nghiệm (phụ lục 01): Thí nghiệm tại vườn cấp hom Bạch đàn U6
gồm 07 công thức, được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, đảm bảo nguyên tắc lặp
lại 3 lần trên hiện trường.
- Liều lượng và số lần phun thuốc:
+ Liều lượng phun: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Số lần phun: Thực hiện 2 lần phun, lần thứ hai cách lầ
n thứ nhất 15 ngày.
Liều lượng phun cho hai lần như nhau.
- Thu thập số liệu: Trong khoảng thời gian của mỗi đợt phun thuốc (15
ngày), tiến hành đếm số lượng u bướu sống vào 3 thời điểm: trước khi phun thuốc 1
ngày, 7 ngày sau khi phun thuốc và 15 ngày sau khi phun thuốc. Như vậy, sau hai
lần phun thuốc của thí nghiệm, số liệu của 6 lần quan sát đã được ghi lại.
- Xử lí số liệu:
Đánh giá hiệu lực c
ủa thuốc theo công thức Henderson - Tilton:
E (%) = [1 - (T
a
× C
b
)/(C
a
× T
b
)] × 100 (2.3)
Trong đó: E (%) là hiệu lực của thuốc
T
a
là số u bướu sống ở công thức phun thuốc sau khi xử lí

18
T
b
là số u bướu sống ở công thức phun thuốc trước khi xử lí
C
a
là số u bướu sống ở công thức đối chứng sau khi xử lí
C
b
là số u bướu sống ở công thức đối chứng trước khi xử lí
Ngoài ra, các nội dung xử lí số liệu khác trong quá trình nghiên cứu như: tính
toán các đặc trưng mẫu (
X
, S
d
, S%), so sánh các mẫu quan sát, kiểm định tính độc
lập (tiêu chuẩn χ
2
) được thực hiện theo hướng dẫn của Nguyễn Hải Tuất và
Nguyễn Trọng Bình (2003) trên chương trình Microsoft Office Excel 2007 và phần
mềm SPSS 13.0.
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Nghiên cứu phân bố và mức độ gây hại của bệnh
Để xác định được phân bố và mức độ gây hại của bệnh, công tác điều tra đã
được thực hiện đối với cây con và vườn cấp hom Bạch đàn U6 từ
tháng 2 đến tháng
12 năm 2010 tại địa điểm nghiên cứu. Quá trình theo dõi về tình hình bệnh cho đối
tượng nghiên cứu được thể hiện trong bảng 01 và bảng 02.
Bảng 01: Quá trình theo dõi u bướu trên cây con Bạch đàn U6
Tuổi cây

Thời
gian
15
ngày
30
ngày
45
ngày
60
ngày
75
ngày
90
ngày
105
ngày
120
ngày
135
ngày
150
ngày
Tháng 2 × ×
∗ ∗
+ +
Tháng 3 × ×
∗ ∗
+ +
Tháng 4 × ×
∗ ∗

+ +
Tháng 5 × ×
∗ ∗
Tháng 6 × ×
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Ghi chú: + cây con được cấy trong tháng 11-12/2009
∗ cây con được cấy trong tháng 01/2010
× cây con được cấy trong tháng 02/2010
19
Bảng 02: Quá trình theo dõi u bướu ở vườn cấp hom Bạch đàn U6
Tuổi hom
Thời gian
5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày
Tháng 2 × × × × ×
Tháng 3 × × × × ×
Tháng 4 × × × × ×
Tháng 5 × × × × ×
Tháng 6 × × × × ×
Tháng 7 × × × × ×
Tháng 8 × × × × ×
Tháng 9 × × × × ×
Tháng 10 × × × × ×
Tháng 11 × × × × ×
Tháng 12 × × × × ×


Như vậy, theo dõi phát hiện u bướu đã thực hiện được 24 lượt cho cây con và
55 lượt cho vườn cấp hom (bảng 01, bảng 02). Do đặc điểm sản xuất kinh doanh
theo mùa vụ, quá trình theo dõi u bướu trên cây con chỉ diễn ra từ tháng 2 đến tháng
6. Cứ 15 ngày một lần, các đợt theo dõi được thực hiện từ lúc cây con được cấy cho
đến khi chúng xuất vườn. Đối với vườn cấp hom, do có được sự tồn tại liên tục
trong nă
m nên đề tài đã thực hiện việc theo dõi phát hiện u bướu trong suốt quá
trình nghiên cứu. Theo dõi đối với vườn cấp hom được thực hiện 5 ngày một lần
cho đến khi hom đạt 25 ngày tuổi - là tuổi khai thác của hom.
Về sự xuất hiện của bệnh, quá trình theo dõi đã không phát hiện được u bướu
gây hại trên cây con Bạch đàn U6 được sản xuất từ cuối năm 2009 đến tháng
6/2010. U bướu chỉ được phát hiện ở
vườn cấp hom rải rác từ tháng 10 và dễ phát
hiện hơn vào tháng 11/2010. Kết quả này cho thấy sự xuất hiện u bướu trong năm
2010 muộn hơn so với năm 2009. Tuy nhiên, có một điểm chung của hai năm theo
dõi là việc xuất hiện cũng như biểu hiện nặng nhất của bệnh tập trung vào các tháng
cuối năm, từ tháng 9 đến tháng 12.
Do đối tượng cây con sản xuất tại vườn ươm không phát hiệ
n được u bướu,
kết quả nghiên cứu về phân bố và mức độ gây hại của bệnh đã được thực hiện trên
vườn cấp hom.

×