Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Phát triển giống dừa chất lượng cao giai đoạn 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.32 MB, 133 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU











BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN


PHÁT TRIỂN GIỐNG DỪA CHẤT LƯỢNG CAO
GIAI ĐOẠN 2009 – 2010



MÃ SỐ DỰ ÁN: 05.09.CTG/ HĐ-KHCN

CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG
















TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06/ 2011

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU






BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN


PHÁT TRIỂN GIỐNG DỪA CHẤT LƯỢNG CAO
GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 05.09.CTG/HĐ-KHCN ngày 24/08/2009 giữa Bộ Công
Thương và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu



Chủ trì thực hiện: TS. Nguyễn Thị Bích Hồng

Tham gia thực hiện: ThS. Ngô Thị Kiều Dương KS. Phạm Thị Lan
ThS. Hà Văn Hân KS. Lưu Quốc Thắng
TS. Võ Văn Long TS. Lê Công Nông
TS. Ngô Thị Lam Giang KS. Nguyễn Thị Thủy
KS. Nguyễn Đăng Phú KS. Bùi Văn Nhân
KS. Nguyễn Văn Trai KS. Ngô T. Thanh Trúc
KS. Phạm Phú Thịnh KTV. Đặng Kim Thanh
TCNN. Phạm Mạnh Đoàn TCNN. Lại Văn Sấm
KS. Huỳnh Đình Thạch KTV. Ng. T. Mỹ Linh






TP. Hồ Chí Minh, tháng 06/ 2010
i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Dự án này, Ban quản lý Dự án đã nhận được sự giúp
đỡ và cộng tác nhiệt tình của nhiều cá nhân, đơn vị. Chúng tôi xin
chân thành cám ơn:

 Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch Đầu tư, Ban Chủ nhiệm Chương trình Giống Quốc gia đã
cấp kinh phí và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển

khai trong suốt quá trình triển khai Dự án này.
 Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu, các phòng chức
năng, tập thể cán bộ nghiên cứu Bộ môn Cây có dầu dài ngày, Bộ
môn Công nghệ Sinh học, Trung tâm Dừa Đồng Gò, Trung tâm sản
xuất giống Trảng Bàng đã nhiệt tình giúp đỡ và cộng tác trong
suốt quá trình triển khai Dự án này.
 Sở Nông nghiệp & PTNT, các hộ nông dân trồng dừa tại các tỉnh:
Bình Định, Tây Ninh, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang
và TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và cộng tác tích cực với chúng tôi
trong thời gian thực hiện Dự án.
ii

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN
THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN

TT Họ và tên Học vị, chức vụ
Chương, mục tham gia
thực hiện
Bộ môn Cây có dầu dài ngày

1
2
3
4
5

Phạm Thị Lan
Lưu Quốc Thắng
Hà Văn Hân
Ngô Thị Kiều Dương

Đặng Kim Thanh

KS. cán bộ thực hiện
KS. cán bộ thực hiện
ThS. cán bộ thực hiện
ThS. cán bộ thực hiện
KTV. cán bộ thực hiện

Mục 4.1; 4.3 & 4.8
Mục 4.1; 4.3 & 4.8
Mục 4.3
Mục 4.1; 4.2 & 4.3
Mục 4.1; 4.2 & 4.8

Bộ môn công nghệ sinh học
6

Trần Thị Ngọc Thảo

ThS. cán bộ thực hiện

Mục 4.4

Trung tâm Dừa Đồng Gò
7
8
9
10
11
12


Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Văn Trai
Bùi Văn Nhân
Ngô Thị Thanh Trúc
Phạm Thị Trúc Thanh
Ngô Thị Êm

KS. cán bộ thực hiện
KS. cán bộ thực hiện
KS. cán bộ thực hiện
KS. cán bộ thực hiện
KTV. cán bộ thực hiện
Kế toán. cán bộ thực hiện

Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11

Trung tâm Sản xuất giống Trảng Bàng
13
14
15
16
17
18


Nguyễn Đăng Phú
Phạm Mạnh Đoàn
Lại Văn Sấm
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Nguyễn Văn Danh
Nguyễn Kim Ngôn
KS. cán bộ thực hiện
TCNN. cán bộ thực hiện
TCNN. cán bộ thực hiện
TCNN. cán bộ thực hiện
KTV. cán bộ thực hiện
Kế toán. cán bộ thực hiện
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Mục 4.5; 4.10; 4.11
Trạm Bình Thạnh
19 Phạm Phú Thịnh Ks. cán bộ thực hiện Mục 4.2 & 4.3














iii

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN DỰ ÁN


1. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định
2. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh
3. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang
4. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre
5. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh
6. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long
7. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang
8. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau
Và các hộ nông dân tham gia trồng khảo nghiệm các giống dừa.































iv

TÓM TẮT

Kế thừa các thành quả đạt được của dự án “Phát triển sản xuất giống dừa giai
đoạn 2001-2005” và để tạo điều kiện đưa nhanh các giống dừa mới ra sản xuất, năm
2008 Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã được Bộ Công Thương phê duyệt dự án
đầu tư “Phát triển giống dừa chất lượng cao giai đoạn 2009 – 2010”. Sau 2 năm thực
hiện, dự án đã hoàn thành khối lượng công việc theo kế hoạch được giao và đạt yêu
cầu chỉ tiêu của sản phẩm khoa học đặt ra.
Tuyển chọn bổ sung được 3.000 cây dừa mẹ ở các tỉnh Bình Định, Bến Tre,
Tiền Giang, Trà Vinh. Tạo được 3 tổ hợp dừa lai mới là ĐG 19 (Xiêm lửa x Ta xanh),
ĐG 20 (Lùn vàng Sri Lanka x Ta xanh), ĐG 21 (Lùn vàng Mã Lai x San Ramon). Ba

giống dừa lai mới này được chọn tạo từ những giống dừa địa phương có đặc tính ưu
việt như dừa Ta xanh, dừa Xiêm lửa kết hợp với các giống dừa nhập nội ưu tú như dừa
lùn vàng Mã Lai, lùn vàng Sri Lanka và dừa cao San Ramon. Sau khi được tạo ra, 3
giống dừa lai ĐG 19, ĐG 20, ĐG 21 được đưa đi trồng khảo nghiệm tại các tỉnh Bến
Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Kiên Giang, qui mô diện tích 6 ha. Bên cạnh đó, 28 ha
vườn dừa giống gốc được tiếp tục đầu tư chăm sóc, đưa vào khai thác và hàng năm
sản xuất 403.200 quả, tương đương 201.600 cây dừa giống để cung cấp cho 1.260 ha
diện tích trồng lại và trồng mới. Ngoài ra, với qui trình nuôi cấy phôi dừa cải thiện đã
nuôi cấy 2.000 phôi dừa Sáp, đưa ra vườn ươm 880 cây và 700 cây ở vườn trồng tại 2
Trung tâm của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Dự án đã trồng mới và chăm sóc
được 7 ha vườn dừa bố mẹ gồm các giống dừa cao Bago Oshiro, cao San Ramon, lùn
vàng Mã Lai và lùn đỏ Mã Lai để làm vật liệu lai tạo giống dừa tại Trung tâm Sản
xuất giống Trảng Bàng, Tây Ninh và Trung tâm Dừa Đồng Gò, Bến Tre. Hơn nữa, dự
án đã hoàn thiện hai qui trình nhân giống dừa, đó là qui trình tuyển chọn, nhân giống
dừa lai và qui trình nhân giống dừa Dứa với kết quả tạo được giống dừa lai có tính
chính thống cao, đạt 98% và tỉ lệ nảy mầm của giống dừa Dứa > 60%. Dự án đã tổ
chức được 11 lớp đào tạo tập huấn về kỹ thuật phát triển giống dừa chất lượng cao cho
332 cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp và nông dân tiêu biểu ở 7 tỉnh trồng dừa
phía Nam. Thông qua các lớp đào tạo tập huấn, các qui trình nhân và chăm sóc giống
dừa chất lượng cao được phổ biến cho các cán bộ địa phương trồng dừa. Ngoài ra, dự
án đã tổ chức được 4 khóa đào tạo tập huấn về kỹ thuật và phương thức sản xuất, quản
v

lý giống dừa chất lượng cao cho 15 cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý trong thời
gian 30 ngày tại các nước Malaysia, Indonesia và Mexico.
Từ nguồn vốn xây dựng cơ bản, dự án đã tiếp tục chăm sóc 4 ha vườn dừa mẹ
lùn vàng Mã Lai, sản xuất được 546 g phấn hoa Bago Oshiro, 254 g phấn dừa Sáp,
7.200 quả dừa lai JVA1 và 2.300 quả dừa lai Dứa x Sáp cung cấp cho các địa phương
có nhu cầu. Dự án xây dựng được 7 ha mô hình trình diễn công nghệ cao giống dừa
Sáp nuôi cấy phôi và giống dừa Dứa với trang bị 4,5 ha hệ thống tưới nhỏ giọt tại

Trung tâm Dừa Đồng Gò, Bến Tre và Trung tâm Sản xuất giống Trảng Bàng, Tây
Ninh. Bên cạnh đó, dự án đã trồng mới được 13 ha và chăm sóc 12 ha vườn nhân
giống dừa chất lượng cao gồm giống dừa Sáp nuôi cấy phôi, dừa Dứa, dừa Xiêm lục,
dừa Ẻo, dừa Xiêm xanh, dừa Tam Quan. Dự án cũng đã tăng cường năng lực nghiên
cứu, cung cấp 12 thiết bị phục vụ đào tạo – thông tin cho các Trung tâm, đơn vị và bộ
môn thuộc Viện gồm: máy vi tính xách tay, máy chụp hình, máy quay phim và máy vi
tính bàn.


















vi

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU 1

1.1 Cơ sở pháp lý của dự án 1
1.2
Tính cấp thiết và mục tiêu của dự án
1
1.3 Mục tiêu 2
1.4 Nội dung đầu tư chủ yếu 3
1.4.1 Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế 3
1.4.2
Nguồn vốn xây dựng cơ bản
4
2. TỔNG QUAN 5
2.1 Kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo và thâm
canh giống dừa
5
2.2 Kết quả đạt được từ dự án “Phát triển sản xuất giống dừa giai
đoạn 2001 – 2005”
5
3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 7
3.1 Đánh giá sinh trưởng các giống dừa mới 7
3.2 Đánh giá và tuyển chọn cây dừa mẹ 7
3.3 Chăm sóc và đánh giá vườn dừa giống gốc ở các tỉnh trồng dừa
trọng điểm
9
3.4 Nhân và sản xuất các giống dừa chất lượng cao bằng phương
pháp nuôi cấy phôi
9
3.5 Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống 10
3.5.1 Hoàn thiện qui trình tuyển chọn và nhân giống dừa lai 10
3.5.2 Hoàn thiện qui trình nhân giống dừa Dứa 11
4 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI DỰ ÁN 14

NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ 14
4.1 Khảo nghiệm tính thích nghi giống dừa mới 14
4.1.1 Diện tích và địa điểm trồng 14
4.1.2 Sinh trưởng của các giống dừa mới tại Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh và Kiên Giang.
15
4.2 Đánh giá và tuyển chọn cây mẹ 18
4.2.1 Diện tích và phân bố dừa ở một số tỉnh 18
4.2.2 Danh sách các địa phương có dừa được tuyển chọn bổ sung 18
4.2.3 Số lượng cây giống dừa cao được tuyển chọn bổ sung 20
4.2.4 Số lượng cây giống dừa lùn được tuyển chọn bổ sung 21
vii

4.2.5 Năng suất và chất lượng dừa cây mẹ được tuyển chọn bổ sung 22
4.2.6 Khả năng cung cấp cây giống của cây dừa mẹ được tuyển chọn ở
các tỉnh
24
4.3 Chăm sóc và đánh giá vườn giống gốc ở các tỉnh trồng dừa trọng
điểm
25
4.3.1 Diện tích và địa điểm trồng 25
4.3.2 Sinh trưởng, phát triển của vườn dừa giống gốc sau 6-7 năm
trồng tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Tây Ninh và
Kiên Giang.
25
4.3.3 Sinh trưởng, phát triển vườn dừa giống gốc tại các tỉnh Bến Tre,
Trà Vinh, Tây Ninh (sau 4-5 năm trồng).
27
4.3.4 Khả năng cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng mới 28
4.4 Nhân và sản xuất giống dừa chất lượng cao bằng phương pháp

nuôi cấy phôi
29
4.4.1 Khảo sát, tuyển chọn cây dừa Sáp mẹ làm nguồn nguyên liệu
phục vụ nuôi cấy phôi
29
4.4.2 Thu thập quả dừa sáp giống từ những cây mẹ đã được tuyển
chọn
29
4.4.3 Nuôi cấy phôi dừa Sáp 30
4.5 Trồng mới và chăm sóc vườn dừa bố mẹ tại cơ sở của Viện 31
4.5.1 Cơ sở để tuyển chọn các giống dừa dùng làm cây bố mẹ 31
4.5.2 Diện tích, địa điểm vườn dừa bố mẹ 32
4.5.3 Khả năng sinh trưởng của các giống dừa bố mẹ 33
4.6 Hoàn thiện qui trình tuyển chọn và nhân giống dừa lai 35
4.6.1 Khảo sát đặc tính sinh học của giống dừa bố cao Tây Phi, cao
Bago oshiro và dừa mẹ lùn vàng Mã Lai, lùn đỏ Mã Lai
35
4.6.2 Ảnh hưởng thời gian khử đực đến tính chính thống quả lai trong
vườn ươm
38
4.6.3 Ảnh hưởng thời vụ lai tạo đến tỉ lệ đậu quả 41
4.6.4 Ảnh hưởng thời gian bảo quản đến tỉ lệ nảy mầm quả dừa lai 42
4.6.5 Qui trình tuyển chọn và nhân giống dừa lai hoàn thiện 43
4.7 Hoàn thiện qui trình nhân giống dừa Dứa 47
4.7.1 Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian thu hoạch quả dừa Dứa đến tỉ lệ
nảy mầm của quả trong vườn ươm.
47
4.7.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng mặt trời đến tỉ lệ
nảy mầm của dừa Dứa trong vườn ươm.
49

4.7.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích đến tỉ lệ nảy mầm của
quả dừa Dứa trong vườn ươm.
51
4.7.4 Qui trình nhân giống dừa Dứa hoàn thiện 53
4.8 Đào tạo, tập huấn trong nước về kỹ thuật sản xuất phát triển
giống dừa chất lượng cao
58
viii

4.8.1 Mục tiêu 58
4.8.2 Đối tượng, phạm vi và nội dung tập huấn 58
4.8.3 Vật tư, tài liệu và phương pháp đào tạo, tập huấn 58
4.8.4 Tổng số lớp và số lượng học viên được đào tạo, tập huấn 59
4.8.5 Kết quả học tập của học viên
60
4.8.6 Chất lượng nội dung tập huấn
60
4.8.7 Đánh giá phần thực hành 62
4.8.8 Đề xuất kiến nghị của học viên
62
4.8.9 Công tác tổ chức lớp học
62
4.9 Đào tạo, tập huấn nước ngoài về kỹ thuật và phương thức sản
xuất, quản lý giống dừa chất lượng cao
63
4.9.1 Đào tạo tập huấn tại Malaysia 64
4.9.2 Đào tạo tập huấn tại Mexico 65
4.9.3 Đào tạo tập huấn tại Indonesia 66
NGUỒN VỐN XÂY DỰNG CƠ BẢN
4.10 Sản xuất giống dừa lai chất lượng cao và phấn hoa 68

4.11 Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ cao một số giống dừa
chất lượng cao
69
4.12 Trồng mới và chăm sóc vườn nhân giống dừa chất lượng cao 70
4.13 Thiết bị phục vụ đào tạo, thông tin 71
5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ 72
6. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 74
6.1 Sản phẩm của dự án đạt được 74
6.2 Thành tựu của Dự án 74
6.6.1 Hiệu quả về khoa học công nghệ 74
6.2.2 Hiệu quả kinh tế 75
6.2.3 Hiệu quả xã hội 75
6.2.4 Hiệu quả dự kiến sau khi dự án kết thúc 75
ix

6.3 Hạn chế, khó khăn và tồn tại cần khắc phục 76
6.3.1 Chủ quan 76
6.3.2 Khách quan 77
6.3.3 Những tồn tại của Dự án 77
7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
7.1 Kết luận 78
7.2 Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC


















x

DANH MỤC BẢNG

Nội dung Trang

Bảng 4.1.1. Diện tích và địa điểm trồng 15
Bảng 4.1.2. Chu vi gốc, tổng số lá xanh, chiều dài lá chức năng, tỷ lệ
cây sống của các giống dừa lai tại tỉnh Tiền Giang.
15
Bảng 4.1.3. Chu vi gốc, tổng số lá xanh, chiều dài lá chức năng, tỷ lệ
cây sống của 3 giống dừa lai tại tỉnh Bến Tre.
16
Bảng 4.1.4. Chu vi gốc, tổng số lá xanh, chiều dài lá chức năng, tỷ lệ
cây sống của 3 giống dừa lai tại tỉnh Trà Vinh.
16
Bảng 4.1.5. Chu vi gốc, tổng số lá xanh, chiều dài lá chức năng, tỷ lệ
cây sống của các giống dừa lai tại tỉnh Kiên Giang.
17

Bảng 4.1.6.

Sinh trưởng của các giống dừa tại các tỉnh Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh và Kiên Giang
17
Bảng 4.2.1. Danh sách địa phương có dừa được tuyển chọn. 19
Bảng 4.2.2. Số lượng cây mẹ thuộc nhóm dừa cao được tuyển chọn. 20
Bảng 4.2.3. Số lượng cây mẹ thuộc nhóm dừa lùn được tuyển chọn 21
Bảng 4.2.4. Năng suất quả của các cây dừa mẹ được tuyển chọn. 22
Bảng 4.2.5. Khối lượng quả và cơm dừa các cây dừa mẹ được tuyển
chọn.
23
Bảng 4.2.6. Khả năng cung cấp giống của cây dừa mẹ tại các tỉnh. 24
Bảng 4.3.1 Diện tích và địa điểm trồng 25
Bảng 4.3.2.

Năng suất vườn dừa giống gốc trồng tại các tỉnh Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Tây Ninh và Kiên Giang (sau 6-
7 năm trồng)
26
Bảng 4.3.3.

Tỷ lệ ra hoa và năng suất của dừa Dứa tại các tỉnh Tây
Ninh, Bến Tre, Trà Vinh (sau 4-5 năm trồng).
27
Bảng 4.3.4. Tình hình sâu chính gây hại vườn dừa giống gốc 28
Bảng 4.3.5 Khả năng cung cấp cây dừa giống (trồng năm 2003). 29
Bảng 4.4.1. Sinh trưởng của cây dừa sáp nuôi cấy phôi trong ống
nghiệm.
30

Bảng 4.4.2. Sinh trưởng của cây dừa Sáp cấy phôi ở vườn ươm. 30
Bảng 4.5.1. Đặc điểm các giống dừa được tuyển chọn làm cây bố mẹ 32
Bảng 4.5.2. Diện tích, địa điểm và thời gian trồng mới vườn dừa bố, mẹ 32
Bảng 4.5.3. Chu vi gốc, Chiều cao cây, Tổng số lá của dừa mẹ lùn đỏ
Mã Lai.
33
Bảng 4.5.4. Chiều dài lá, Số lá mới, Tỉ lệ cây sống của dừa mẹ lùn đỏ
Mã Lai.
33
Bảng 4.5.5.
Chu vi gốc, Chiều cao cây, Tổng số lá của dừa bố Cao
Bago Oshiro.
33
Bảng 4.5.6. Chiều dài lá, số lá mới, tỉ lệ cây sống của dừa bố Cao Bago
Oshiro.
34
Bảng 4.5.7. Chu vi gốc, chiều cao cây, tổng số lá của dừa mẹ lùn vàng
Mã Lai.
34
Bảng 4.5.8. Chiều dài lá, Số lá mới, Tỉ lệ cây sống của dừa mẹ lùn vàng 34
xi

Mã Lai.
Bảng 4.5.9. Sinh trưởng của dừa bố cao San Ramon 35
Bảng 4.6.1. Pha đực và pha cái của các giống dừa bố và mẹ. 36
Bảng 4.6.2. Chỉ tiêu sinh học, năng suất, khối lượng thành phần quả của
giống dừa bố và dừa mẹ.
37
Bảng 4.6.3. Tỉ lệ đậu quả và số quả thu hoạch 38
Bảng 4.6.4. Tổng số quả ươm và tỉ lệ quả chính thống. 40

Bảng 4.6.5. Tình hình sâu bệnh. 41
Bảng 4.6.6. Ảnh hưởng thời vụ lai tạo đến tỉ lệ đậu quả 42
Bảng 4.6.7 Ảnh hưởng thời gian bảo quản đến tỉ lệ nảy mầm quả dừa
lai.
42
Bảng 4.7.1. Tỉ lệ nảy mầm của quả theo mùa vụ và độ tuổi quả thu
hoạch
47
Bảng 4.7.2. Phân loại quả mảy mầm ươm trong mùa nắng. 48
Bảng 4.7.3. Phân loại quả mảy mầm ươm trong mùa mưa 48
Bảng 4.7.4. Tỉ lệ nảy mầm của quả ở các điều kiện che sáng khác nhau
theo thời gian.
50
Bảng 4.7.5. Tỉ lệ nảy mầm quả ở các nồng độ GA
3
khác nhau. 51
Bảng 4.7.6. Tỉ lệ nảy mầm quả ở các nồng độ GA
3
khác nhau. 53
Bảng 4.8.1.

Tổng số lớp tập huấn và số lượng người tham dự. 59
Bảng 4.8.2. Danh sách giảng viên và nội dung chuyên đề đào tạo, tập
huấn.
61

Bảng 4.10.1.

Lượng phấn sản xuất tại Trung tâm Dừa Đồng Gò – Bến
Tre.

68
Bảng 4.10.2 Tổng số phát hoa được thụ phấn, tỉ lệ đậu quả và số quả thu
hoạch
69
Bảng 4.12.1.

Nguồn giống và khả năng cung cấp giống dừa năng suất
cao cho các địa phương
71
Bảng 4.12.2.

Khả năng cung cấp và nhu cầu giống 71













xii

DANH MỤC HÌNH

Nội dung

Trang

Hình 4.2.1. Số lượng cây dừa mẹ được tuyển chọn ở 4 tỉnh 20
Hình 4.2.2. Số lượng cây dừa mẹ thuộc nhóm dừa cao được tuyển
chọn ở 4 tỉnh
21
Hình 4.2.3. Số lượng cây dừa mẹ thuộc nhóm dừa lùn được tuyển
chọn ở 3 tỉnh
22
Hình 4.6.1. Sơ đồ tiến trình pha đực và pha cái của giống dừa bố và
mẹ
36
Hình 4.6.2. Tỉ lệ đậu quả (%) ở các nghiệm thức khử đực 39
Hình 4.6.3. Số quả thu hoạch ở các nghiệm thức khử đực 40
Hình 4.6.4. Số quả có mầm chính thống và không chính thống 40
Hình 4.6.5. Tỉ lệ quả chính thống và không chính thống 41
Hình 4.7.1 Số quả nảy mầm ở các độ tuổi thu hoạch theo mùa 48
Hình 4.7.2. Số quả nảy mầm ở các điều kiện che sáng 50
Hình 4.7.3. Tỉ lệ quả nảy mầm ở các nồng độ GA
3
52





















xiii

BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN
“PHÁT TRIỂN GIỐNG DỪA CHẤT LƯỢNG CAO
GIAI ĐOẠN 2009 – 2010”
1. THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN

TÊN DỰ ÁN: Phát triển giống dừa chất lượng cao giai đoạn 2009 – 2010
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BỘ CÔNG THƯƠNG
- Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 22202222.
- Fax: (04) 22202525.
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU
- Địa chỉ: 171-175 Hàm Nghi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 38297336.
- Fax: (08) 38243528.
- E-mail:
CƠ QUAN PHỐI HỢP THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định

2. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh
3. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang
4. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre
5. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh
6. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang
7. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau
Và các hộ nông dân tham gia trồng khảo nghiệm các giống dừa.
THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Năm 2009 - 2010
ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI DỰ ÁN
- Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
- Trung tâm Sản xuất giống Trảng Bàng – Tây Ninh.
- Trung tâm Dừa Đồng Gò – Bến Tre.
- Một số tỉnh Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long, nơi có diện tích dừa phát triển tập trung.


xiv

2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
- Chọn và sản xuất các giống dừa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với
điều kiện sinh thái và thực tiễn sản xuất.
- Tăng cường trang thiết bị và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để nghiên cứu,
chọn tạo và sản xuất các giống dừa mới, từng bước xây dựng và hoàn thiện mô hình
nhân giống dừa chất lượng cao phục vụ tốt cho các vùng trồng dừa trọng điểm.
3. NỘI DUNG ĐẦU TƯ
- Nhập nội giống dừa bố mẹ, giống dừa chất lượng cao và phấn hoa dừa (các giống
dừa lai PB121, JVA1, JVA2) làm nguyên liệu để nghiên cứu và sản xuất giống dừa
mới.
- Tạo một số tổ hợp dừa lai từ tập đoàn giống công tác và sản xuất giống dừa lai năng

suất cao từ vườn giống bố mẹ.
- Khảo nghiệm tính thích nghi tại một số vùng sinh thái của các giống dừa lai mới.
- Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất giống dừa mới bằng công nghệ cao.
- Tiếp tục sản xuất và chăm sóc vườn nhân giống dừa gốc trong thời kỳ ra quả.
- Hoàn thiện qui trình công nghệ nhân nhanh các giống dừa lai và dừa Dứa có chất
lượng cao.
- Trồng bổ sung và tiếp tục chăm sóc vườn dừa bố mẹ và vườn nhân giống tại Trung
tâm dừa Đồng Gò và Trung tâm Sản xuất giống Trảng Bàng.
- Đào tạo cán bộ và tập huấn kỹ thuât về chọn tạo, sản xuất, canh tác các giống dừa
mới chất lượng cao.
- Nhân giống dừa Sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi cải tiến.
- Thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo kỹ thuật nhân giống dừa Sáp bằng kỹ thuật
công nghệ sinh học hiện đại.
- Trang bị bổ sung một số thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo và sản xuất giống dừa
chất lượng cao.



xv

4. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn được duyệt: 5.350.000.000 đồng
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn được giao: 4.500.000.000 đồng
Trong đó:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
- Vốn sự nghiệp kinh tế: 2.500.000.000 đồng
- Vốn xây dựng cơ bản: 2.000.000.000 đồng
. Sản xuất và xây dựng mô hình: 1.519.245.000 đồng
. Thiết bị phục vụ đào tạo -thông tin: 409.485.000 đồng
. Chi phí khác: 71.270.000 đồng

- Nguồn vốn vay và tự có: 0 đồng
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn được giao giảm 840 triệu đồng so với tổng mức đầu tư
và nguồn vốn được duyệt. Do đó, năm 2010 một số nội dung của dự án đã được Bộ
Công Thương phê duyệt chưa thực hiện được như nhập nội giống – phấn hoa, thuê
chuyên gia nước ngoài.




















xvi

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT



APCC: Asian and Pacific Coconut Community (Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình
Dương)
COGENT: Coconut Genetic Resources Network (Mạng lưới quỹ gen cây dừa)
CV: Hệ số biến thiên
DHNTB: Duyên hải Nam Trung bộ
ĐG: Đồng Gò
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
LSD : Least significant difference (Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức thấp nhất)
MSTATC: Michigan State University Statistical package (chương trình phần mềm xử
lý thống kê của đại học Michigan
PCA: Philippines Coconut Authority (Ủy ban dừa Philippine)













1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở pháp lý của dự án
Dự án “Phát triển giống dừa chất lượng cao giai đoạn 2009 – 2010” được thực
hiện dựa trên các cơ sở pháp lý:

- Căn cứ vào Quyết định số 4237/QĐ-BCT ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc phê duyệt dự án đầu tư “Phát triển giống dừa giai đoạn
2009-2010”;
- Căn cứ vào Quyết định số 1202/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/04/2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật
dự án đầu tư “Phát triển giống dừa giai đoạn 2009-2010”;
- Căn cứ vào Hợp đồng số 05.09.CTG/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu về việc đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch
vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dự án đầu tư
“Phát triển giống dừa chất lượng cao giai đoạn 2009-2010”.
1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu của dự án
Cây dừa (Cocos nucifera L.) là một trong những cây lấy dầu lâu năm chủ yếu
của vùng nhiệt đới được trồng rất phổ biến ở nhiều nước đang phát triển để cung cấp
thực phẩm cũng như phục vụ cho mục đích công nghiệp. Điều kiện tự nhiên và xã hội
ở nước ta thuận lợi cho sự phát triển cây dừa từ đồng bằng sông Hồng cho đến đất mũi
Cà Mau. Đặc biệt cây dừa phát triển tốt ở đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền
Trung.
Cây dừa có rất nhiều công dụng, chế biến ra nhiều loại sản phẩm. Quả dừa dùng
làm thực phẩm như dừa tươi, cơm dừa khô, cơm dừa nạo sấy, mứt dừa, kẹo dừa, sữa
dừa, bột sữa dừa, yaourt dừa, phomat dừa, dầu dừa ép tươi. Các sản phẩm khác từ
thân, gié hoa dừa, gân lá dừa được sản xuất ra nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có
nhu cầu tiêu dùng và giá trị xuất khẩu cao. Vỏ dừa gồm có xơ dừa, mùn dừa và xơ
vụn. Xơ dừa được dùng làm đệm lót, vật liệu xây dựng, xơ rối được dùng để dệt dây
thừng, lưới sinh thái. Mùn dừa là chất giữ ẩm rất tốt được dùng trong sản xuất nông
nghiệp và phân bón. Gáo dừa được sản xuất thành than thiêu kết, than hoạt tính dùng
để lọc khí, tinh lọc cho nhiều sản phẩm tinh chế khác. Sản phẩm quả dừa được thu
hoạch hàng tháng, góp phần ổn định thu nhập, tạo công ăn việc làm cho lao động nông
nhàn thông qua các hoạt động chế biến các sản phẩm từ dừa. Do đó, cây dừa được gọi
là “cây của cuộc sống” (The tree of life).
2


Ở Việt Nam, cây dừa không chỉ là cây có giá trị kinh tế mà còn là hình ảnh gắn
liền với quê hương, đất nước và con người. Năm 2000, diện tích dừa của cả nước là
161.300 ha. Đến năm 2008, diện tích dừa chỉ còn 140.000 ha. Trong đó, diện tích dừa
vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 100.000 ha với các chủng giống đặc trưng
như dừa Ta, dừa Dâu (dùng để lấy dầu), dừa Xiêm, dừa Ẻo (dùng để uống nước).
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nguồn nguyên liệu dầu thực vật vừa thiếu
vừa phân tán. Điểm yếu nhất của ngành là trên 90% nguyên liệu phải nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2000 - 2008, nhập khẩu dầu của Việt Nam tăng trung bình
12,6%/năm, trong khi xuất khẩu ngày càng giảm dẫn tới ngành dầu đang nhập siêu khá
lớn. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu đã trên 700 triệu USD. Dự báo, nếu không có
chương trình phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu hữu hiệu, đến năm 2015 phải
nhập khẩu trên 1 tỷ USD nguyên liệu dầu thô và hạt có dầu.
Theo tính toán, mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Việt Nam
năm 2008 mới là 7 kg/người, năm 2018 mức tiêu thụ bình quân đầu người là 15,2
kg/người và tăng 19,4 kg/người vào năm 2025. Như vậy, tiềm năng phát triển của
ngành tại thị trường nội địa còn rất lớn.
Chính những yếu tố thuận lợi nêu trên đã tạo điều kiện cho sự phát triển của cây
dừa. Từ đó, người dân quan tâm, đầu tư chăm sóc dừa nhiều hơn và áp dụng nhanh các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Xuất phát từ thực tế sản xuất của ngành Dầu thực vật, Bộ Công Thương đã ra
Quyết định số 4237 QĐ/BCT ngày 01 tháng 08 năm 2008 về việc phê duyệt dự án đầu
tư “Phát triển giống dừa chất lượng cao giai đoạn 2009-2010”, thuộc chương trình
Giống quốc gia. Qua 2 năm thực hiện, Dự án đã góp phần quan trọng trong việc chọn
tạo và phát triển giống dừa năng suất và sản lượng cao, phù hợp với công nghiệp chế
biến DTV, phục vụ cho công nghiệp thực phẩm với các giống dừa chất lượng cao dùng
để uống nước cũng như hoàn chỉnh kỹ thuật sản xuất dừa giống, nâng cao trình độ
chuyên môn và quản lý của cán bộ trong ngành.
1.3. Mục tiêu


Mục tiêu 2 năm:
- Tuyển chọn, đánh giá và sản xuất các giống dừa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt,
phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tiễn sản xuất.
3

- Tăng cường trang thiết bị và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để nghiên cứu,
chọn tạo và sản xuất các giống dừa mới từng bước xây dựng và hoàn thiện mô hình
nhân giống dừa chất lượng cao phục vụ nhu cầu giống tốt cho các vùng trồng dừa
trọng điểm.

Mục tiêu năm 2009:
- Tuyển chọn 800 cây mẹ, nhân và sản xuất 100 cây dừa sáp nuôi cấy phôi.
- Trồng mới 2,6 ha vuờn dừa bố mẹ, chăm sóc và đánh giá 28 ha vườn giống gốc ở các
tỉnh trồng dừa trọng điểm.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý giống và người sản xuất
giống dừa.

Mục tiêu năm 2010:
- Đánh giá sinh trưởng 6 ha vườn dừa giống mới tại 5 tỉnh, tuyển chọn 2.200 cây mẹ,
nhân và sản xuất 700 cây dừa sáp nuôi cấy phôi.
- Trồng mới 4,4 ha vuờn dừa bố mẹ, tiếp tục chăm sóc và đánh giá 28 ha vườn giống
gốc ở các tỉnh trồng dừa trọng điểm.
- Tăng cường trang thiết bị và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để nghiên cứu,
tuyển chọn và sản xuất các giống dừa mới, từng bước xây dựng và hoàn thiện mô hình
nhân giống dừa chất lượng cao phục vụ nhu cầu giống tốt cho các vùng trồng dừa
trọng điểm.
1.4. Nội dung đầu tư chủ yếu
1.4.1 Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế
Năm 2009
1. Nhân và sản xuất giống gốc:

1.1 Đánh giá và tuyển chọn cây mẹ ở tỉnh Bình Định
1.2 Chăm sóc và đánh giá vườn dừa giống gốc tại 5 tỉnh phía Nam (năm thứ nhất)
1.3 Nhân và sản xuất 100 cây dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi
2. Trồng mới và chăm sóc vườn dừa bố mẹ tại cơ sở của Viện (năm thứ nhất)
3. Đào tạo, tập huấn trong nước cho cán bộ nông nghiệp và khuyến nông về kỹ thuật
phát triển sản xuất giống dừa chất lượng cao.
4

4. Đào tạo tập huấn ngoài nước cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý về kỹ thuật
sản xuất và phương thức quản lý giống dừa chất lượng cao tại các nước phát triển
dừa như Malaysia, Philippines
Năm 2010
1. Đánh giá sinh trưởng của các giống dừa mới tại 5 tỉnh phía Nam
2. Nhân và sản xuất giống gốc:
4.1 Đánh giá và tuyển chọn cây mẹ ở tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh
4.2 Chăm sóc và đánh giá vườn dừa giống gốc tại 5 tỉnh phía Nam (năm thứ hai)
4.3 Nhân và sản xuất 600 cây dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi
3. Trồng mới và chăm sóc vườn dừa bố mẹ tại cơ sở của Viện (năm thứ hai)
4. Hoàn thiện qui trình nhân và sản xuất giống dừa chất lượng cao:
6.1 Hoàn thiện qui trình tuyển chọn và tạo giống dừa lai
6.2 Hoàn thiện qui trình nhân giống dừa dứa.
5. Đào tạo, tập huấn trong nước cho cán bộ nông nghiệp và khuyến nông về kỹ thuật
phát triển sản xuất giống dừa chất lượng cao.
6. Đào tạo tập huấn ngoài nước cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý về kỹ thuật
sản xuất và phương thức quản lý giống dừa chất lượng cao tại các nước phát triển
dừa như Indonesia, Mexico

1.4.2 Nguồn vốn xây dựng cơ bản
Năm 2010
1. Sản xuất và xây dựng mô hình

1.1 Sản xuất giống dừa lai chất lượng cao và phấn hoa
1.2 Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ cao một số giống dừa chất lượng tại cơ
sở của viện (kèm trang thiết bị hệ thống tưới cho 4 ha)
2. Trồng mới và chăm sóc vườn nhân giống dừa chất lượng cao tại 2 cơ sở của Viện
3. Tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo, thông tin
5

2. TỔNG QUAN
2.1. Kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo và thâm canh giống
dừa
Công tác nghiên cứu khoa học về cây dừa từ năm 2001 – 2010 đã mang lại một
số các kết quả sau:
- Viện đã nghiên cứu chọn tạo được hơn 10 giống dừa lai như ĐG3, ĐG4, ĐG5, ĐG9,
ĐG10, ĐG13, ĐG14, ĐG15, ĐG17, ĐG18, PCA15-1, PCA15-2, PCA15-3. Các giống
dừa lai này được trồng khảo nghiệm ở một số tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên,
Bến Tre, Kiên Giang.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống dừa lai
PCA15-1, PCA15-2, PCA15-3, ĐG13, ĐG14 trên một số vùng đất cát ven biển miền
Trung và đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long.
- Khảo sát được đặc tính sinh học và khả năng thích nghi của dừa Dứa ở một số tỉnh
phía Nam.
- Xây dựng được qui trình nuôi cấy phôi dừa Sáp.
- Xây dựng mô hình nuôi trồng xen trong vườn dừa hiệu quả như Dừa – Cacao, Dừa –
Cây có múi, hiệu quả kinh tế tăng gấp 4-5 lần so với vườn dừa trồng chuyên.
- Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp cho dừa lai PB121, dừa Dứa ở thời kỳ kiến
thiết cơ bản
- Xác định được sâu bệnh gây hại chính trên giống dừa Dứa và kỹ thuật phòng trừ sinh
học hiệu quả.
Tuy nhiên, dừa là cây công nghiệp dài ngày, để đánh giá năng suất của một
giống phải mất 15-20 năm. Hơn nữa, chọn tạo giống là công tác phải được làm thường

xuyên, liên tục để tạo ra những giống dừa mới thích hợp cho mỗi vùng sinh thái. Bên
cạnh đó, phải xây dựng cơ sở vật chất để nhân và chuyển giao giống dừa cho sản xuất.
2.2. Kết quả đạt được từ dự án “Phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2001 –
2005”
Năm 2.000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đầu tư Dự
án: “Phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2001-2005”. Qua 5 năm thực hiện, Dự án
đã hoàn thành khối lượng công việc theo kế hoạch được giao, về yêu cầu khoa học và
những chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm khoa học công nghệ đều đạt và vượt so với yêu
cầu đề ra.
6

Thu thập 5 giống dừa trong đó có 3 giống quí hiếm là dừa Sọc, Xiêm lục, Xiêm
lửa và chăm sóc lưu giữ 48 mẫu giống dừa có nguồn gốc nhập nội và trong nước. Dự
án đã nhập nội 650g phấn hoa dừa và sản xuất trong nước hơn 350 g phấn để phục vụ
cho công tác chọn tạo giống dừa năng suất cao và nhiều giống trong số này đã được
khẳng định ở các nước trồng dừa trong khu vực. Từ các nguồn vật liệu ban đầu trong
tập đoàn quỹ gen, Dự án đã lai tạo thành công 7 tổ hợp dừa lai năng suất cao và đã
được trồng khảo nghiệm tại 11 điểm trồng ở 6 tỉnh phía Nam. Kết quả 2 trong 7 giống
dừa lai này (JVA1 và JVA2) đã được Bộ Nông nghiệp&PTNT công nhận giống tạm
thời năm 2004. Đã nhập nội 12.500 cây dừa Dứa và đánh giá thích nghi tại một số tỉnh
phía Nam. Đây là giống dừa có giá trị kinh tế cao, nước có mùi thơm đặc biệt của lá
dứa, được nông dân ưa chuộng và năm 2006 giống dừa Dứa đã được Bộ Nông
nghiệp&PTNT công nhận giống tạm thời. Tuyển chọn được 24.000 cây dừa mẹ tại các
tỉnh trồng dừa tập trung với năng suất bình quân 80 quả/cây/năm nhằm phục vụ cho
công tác trồng mới và cải tạo các vườn dừa già, năng suất thấp. Xây dựng 50 ha vườn
dừa giống gốc từ các giống dừa Dứa, dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm, dừa Ẻo tại các
Trung tâm trực thuộc Viện và các tỉnh phía Nam. Hơn nữa, Dự án đã nhân thành công
giống dừa Sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi và đưa ra vườn trồng khoảng 4 ha dừa
nuôi cấy phôi. Song song với việc thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học và
nhân giống dừa cung cấp cho sản xuất, Dự án đã tổ chức được 20 lớp tập huấn cho

1.000 cán bộ khuyến nông, nông dân về kỹ thuật sản xuất và phát triển giống dừa. Qua
đó, các kỹ thuật và các qui trình sản xuất, phát triển giống dừa đã được chuyển giao
trực tiếp cho các cán bộ khuyến nông, nông dân ở các địa phương. Ngoài ra, Dự án đã
tổ chức 4 đợt đào tạo tại 3 nước phát triển trồng dừa trong khu vực cho 45 lượt cán bộ
kỹ thuật, quản lý trong thời gian 30 ngày về các kỹ thuật chọn tạo, chăm sóc vườn dừa,
đặc biệt là phương pháp nuôi cấy phôi dừa tại Trung tâm nghiên cứu dừa Zamboanga
(Philippine). Bên cạnh đó, dự án “Phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2001-2005”
đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hai Trung tâm thuộc Viện, Trung tâm Sản
xuất giống Trảng Bàng Tây Ninh, Trung tâm dừa Đồng Gò, Bến Tre và các phòng thí
nghiệm xử lý phấn hoa dừa, nuôi cấy phôi dừa, các thiết bị chuyên dùng và hóa chất
phục vụ nghiên cứu phát triển giống dừa mới. Trang bị các máy móc, thiết bị cần thiết
cho công tác sản xuất giống dừa: nhà lưới, nhà kho, máy cày, hệ thống điện, hệ thống
7

tưới. Cải tạo và nâng cấp đồng ruộng: hệ thống đường nội đồng và kênh mương nội
đồng phục vụ tưới và sản xuất giống dừa.
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Đánh giá sinh trưởng các giống dừa mới


 Vật liệu: 4 giống dừa được lai tạo từ Trung tâm dừa Đồng Gò gồm có Đồng Gò 10
(Dứa x Sáp), Đồng Gò 19 (Ta xanh x Xiêm lửa), Đồng Gò 20 (Ta xanh x Lùn vàng
Srilanka), Đồng Gò 21 (Lùn vàng mã Lai x Cao Sanramon) và Giống dừa Dâu địa phương
làm đối chứng.


 Phương pháp thực hiện: Thí nghiệm 1 yếu tố, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ,
ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức ứng với 3 giống dừa lai và 1 giống dừa địa phương. Thí
nghiệm được triển khai tại 6 điểm thuộc 4 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên
Giang và tại Trung tâm dừa Đồng Gò. Các vườn dừa được chăm sóc theo qui trình kỹ

thuật của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu với liều lượng phân bón cho 1 ha năm
thứ nhất là phân hữu cơ: 2,4 tấn, super lân: 320 kg, đạm urê: 32 kg, Kali clorua: 32 kg.


 Quy mô: 6 ha.
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây sống (%), Chu vi gốc (cm), Tổng số lá xanh, Chiều dài lá
(cm), Số lá chét/bên.
3.2 Đánh giá và tuyển chọn cây dừa mẹ


 Vật liệu: Các giống dừa địa phương có năng suất cao, chất lượng tốt và các giống
dừa có giá trị kinh tế cao được bình tuyển tại một số địa phương có diện tích dừa tập
trung.


 Phương pháp thực hiện:


 Phương pháp chọn điểm: chọn các tỉnh, huyện, xã có diện tích dừa tập trung,
đặc trưng cho từng địa phương.


 Phương pháp tuyển chọn cây dừa mẹ
 Tiêu chuẩn chọn cây mẹ: Trong vườn dừa, chọn những cây dừa có đủ 6 tiêu
chuẩn sau đây:
- Dừa Ta, dừa Dâu: cây có ≥ 80 quả/ năm (đối với vùng ĐBSCL) và có trên 60
quả/năm (đối với vùng Duyên hải miền Trung). Dừa Xiêm: cây có ≥ 80 quả/ năm. Dừa
Ẻo: cây có ≥ 200 quả/ năm. Dừa Dứa: cây có > 80 quả/năm.

×