Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

nghiên cứu chọn tạo giống lạc có kích thước hạt lớn và năng suất cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 66 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI




NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LẠC
CÓ KÍCH THƯỚC HẠT LỚN
VÀ NĂNG SUẤT CAO



MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 199.RD/HĐ-KHCN

CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: KS. THÁI NGUYỄN QUỲNH THƯ










9165



TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2011

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI




NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LẠC
CÓ KÍCH THƯỚC HẠT LỚN
VÀ NĂNG SUẤT CAO

Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 199.RD/HĐ-KHCN ngày 16/03/2009 giữa Bộ Công Thương
và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu




Chủ trì thực hiện: KS. Thái Nguyễn Quỳnh Thư

Tham gia thực hiện: KS. Phạm Phú Thịnh
TS. Ngô Thị Lam Giang
ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang
KS. Thạch Sơn







TP. H
ồ Chí Minh, tháng 12/2011
ii
LỜI NÓI ĐẦU

Lạc (tên khoa học Arachis hypogaea L.) là một trong những cây trồng
truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất lạc của Việt Nam hiện nay còn
thấp so với nhiều nước trên thế giới và một số nước trong khu vực, điều này đã
làm tăng giá thành sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh của cây lạc.
Đại hội X của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát tri
ển kinh tế-
xã hội 5 năm 2006-2010, trong đó đã nêu rõ cần đẩy mạnh thâm canh các loại
cây trồng trên cơ sở áp dụng các loại quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến.
Phát triển mạnh công nghệ bảo quản, chế biến, giảm nhanh tổn thất sau thu

hoạch, đồng thời nâng cao nhanh giá trị cho các loại nông, lâm, thuỷ sản, nhất là
sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Chuyển giao nhanh và đồng bộ công nghệ tiên ti
ến,
chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản. Thực hiện các giải pháp
đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, nhất là đưa nhanh khoa học và công nghệ vào sản
xuất.
Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước,
ngành đề ra thì việc nghiên cứu mở rộng diện tích trồng lạc của Vi
ệt Nam còn
gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân làm cho diện tích trồng và năng suất
lạc của Việt Nam chưa phát triển trước hết là do chưa có sự đầu tư thỏa đáng
trong các khâu nghiên cứu, tuyển chọn giống tốt, chưa xây dựng được các quy
trình canh tác phù hợp, chưa có nhiều mô hình trồng và thâm canh đạt năng suất
và hiệu quả kinh tế cao theo hướng chuyên canh bền vững.
Việc thực hiện đề tài “Nghiên c
ứu chọn tạo giống lạc có kích thước hạt
lớn và năng suất cao” nhằm mục tiêu chính là chọn tạo được các giống lạc năng
suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng
diện và từng bước xây dựng vùng nguyên liệu bền vững phục vụ cho ngành sản
xuất dầu thực vật Việt Nam.
iii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT vi
TÓM TẮT ĐỀ TÀI vii
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Tình hình nghiên cứu cây lạc trên thế giới 2
1.2. Tình hình nghiên cứu cây lạc ở trong nước 4
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 10
2.1. Vật liệu nghiên cứu 10
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 10
2.2.1. Thu thập giống và đánh giá đặc tính nông sinh học 10
2.2.2. Tuyển chọn giống theo phương pháp lai tạo 10
2.2.2.1. Tạo hạt lai 10
2.2.2.2. Khảo sát, đánh giá, chọn lọc dòng lai qua các thế hệ F1-F6 12
2.2.3. So sánh các giống lạc triển vọng 12
2.2.4. Xây dựng mô hình 13
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá 13
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 14
3.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2011 14
3.1.1. Khảo sát, chọn lọc dòng lai qua các thế hệ 14
3.1.1.1. Khảo sát, chọn lọc dòng lai thế hệ F4 14
3.1.1.2. Khảo sát, chọn lọc dòng lai thế hệ F5 14
3.1.1.3. So sánh các dòng lai thế hệ F6 14
3.1.2. So sánh các giống lạc triển vọng 15
3.1.3. Xây dựng mô hình trình diễn các giống mới triển vọng 17
3.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2009-2011 18
3.2.1. Thu thập bổ sung các giống lạc và đánh giá đặc tính nông sinh học 18
3.2.1.1. Thu thập bổ sung các giống lạc trong và ngoài nước 18
3.2.1.2. Một số đặc tính nông sinh học của các giống lạc thu thập 18
3.2.2. Tuyển chọn giống theo phương pháp lai tạo 21
3.2.2.1. Lai tạo các tổ hợp lai 21
3.2.2.2. Khảo sát, đánh giá các tổ hợp lai thế hệ F1 22
3.2.2.3. Khảo sát, đánh giá các quần thể lai thế hệ F2 23

3.2.2.4. Khảo sát, đánh giá, chọn lọc dòng lai thế hệ F3 27
3.2.2.5. Khảo sát, đánh giá, chọn lọc dòng lai thế hệ F4 31
3.2.2.6. Khảo sát, đánh giá, so sánh các dòng lai thế hệ F5 34
3.2.2.7. So sánh các dòng lai thế hệ F6 36
iv
3.2.3. So sánh các giống lạc triển vọng 39
3.2.4. Xây dựng mô hình trình diễn các giống mới triển vọng 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 50
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA ĐỀ TÀI 52
v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1: Một số đặc điểm chính của các giống lạc bố mẹ trong lai tạo 10
Bảng 2. 2: Bảng ký hiệu các tổ hợp lai 11
Bảng 3. 1: Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất các giống lạc triển vọng 16
Bảng 3. 2: Nguồn gốc các mẫu giống lạc thu thập 18
Bảng 3. 3: Một số chỉ tiêu nông sinh học của tập đoàn giống khảo sát 19
Bảng 3. 4: N
ăng suất, yếu tố cấu thành năng suất của tập đoàn giống khảo sát 20
Bảng 3. 5: Hiệu suất lai giữa các tổ hợp lai lạc 21
Bảng 3. 6: Một số đặc điểm nông sinh học và yếu tố cấu thành năng suất của
giống bố mẹ và tổ hợp lai thế hệ F1 22
Bảng 3. 7: Một số đặc điểm nông sinh học và yếu tố cấ
u thành năng suất của
giống bố mẹ và quần thể lai thế hệ F2 24
Bảng 3. 8: Các cá thể lai chọn lọc ở quần thể thế hệ F2 25
Bảng 3. 9: Một số đặc điểm nông sinh học và yếu tố cấu thành năng suất của các
dòng lai thế hệ F3 27

Bảng 3. 10: Các cá thể lai chọn lọc ở thế hệ F3 30
Bảng 3. 11: Một số đặc điểm nông sinh h
ọc và yếu tố cấu thành năng suất của
các dòng lai thế hệ F4 31
Bảng 3. 12: Các cá thể lai chọn lọc ở thế hệ F4 33
Bảng 3. 13: Một số đặc điểm nông sinh học và yếu tố cấu thành năng suất của
các dòng lai thế hệ F5 35
Bảng 3. 14: Danh sách mã hóa các dòng lạc lai tuyển chọn đến thế hệ F6 37
Bảng 3. 15: Một số chỉ tiêu nông sinh học chính của các dòng lạc thế hệ F6 38
B
ảng 3. 16: Năng suất, yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lai thế hệ F6 39
Bảng 3. 17: Tỷ lệ nhân của các giống lạc triển vọng 40
Bảng 3. 18: Tỷ lệ hạt chắc của các giống lạc triển vọng 41
Bảng 3. 19: Khối lượng 100 hạt, hàm lượng dầu các giống lạc triển vọng 42
Bảng 3. 20: Năng suất của các giống lạc triển vọng 43
Bảng 3. 21: Chi
ều cao cây và yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc 44
Bảng 3. 22: Hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng các giống lạc mới 44
Bảng 3. 23: Chiều cao cây và yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc 44
Bảng 3. 24: Hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng các giống lạc mới 45

vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

ACIAR: Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia
Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CTV: cộng tác viên
CS: cộng sự
Đ/C: đối chứng
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc

ha: héc-ta
HLD: hàm lượng dầu
KL: khối lượng
mL: mililít
NSG: ngày sau gieo
TGRH: Thời gian ra hoa
TGST: Thời gian sinh trưởng
TLN: Tỷ lệ nhân
TLC: Tỷ lệ hạt chắc
Tr: triệu
Vụ ĐX: vụ Đông Xuân
Vụ HT: vụ Hè Thu
V
ụ TĐ: vụ Thu Đông


vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Lạc là cây có dầu ngắn ngày có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
ở nước ta và là cây trồng có ưu thế cạnh tranh trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở
các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy việc nghiên cứu chọn tạo
giống và chuyển giao các giống mới cho sản xuất còn hạn chế, chính vì vậy mà
năng suất lạc trong sản xuất đại trà còn thấp, giá thành cao, khó cạnh tranh với các
cây trồng ngắn ngày khác. Vì vậy, nghiên cứu chọn tạo giống trong sản xuất cây
trồng nói chung, cây lạc nói riêng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hạ
giá thành sản phẩm là nhu cầu cần thiết và cũng chính là mục tiêu cần phải đạt tới
của đề tài.
Qua 3 năm đánh giá và tuyển chọn nguồn gen lạc từ nguồn giống hiện có và
nguồn thu thập bổ sung trong, ngoài nước, tuyển chọn từ các quầ

n thể thông qua lai
tạo từ năm 2009-2011 tại một số tỉnh như Đồng Nai, Tây Ninh và Trà Vinh, đề tài
đã có những kết quả như sau:
- Đã thu thập bổ sung trong và ngoài nước được 20 mẫu giống lạc, gồm có 7 mẫu
trong nước, 7 mẫu từ Ấn Độ và 6 mẫu từ Hàn Quốc.
- Đã khảo sát, đánh giá được đặc tính nông sinh học của 25 giống lạc thu thập và
hiện có của Viện, từ
đó chọn lọc được 10 giống lạc phục vụ cho công tác lai tạo.
- Thực hiện 25 tổ hợp lai lạc (thu được hạt lai của 21 tổ hợp), tỷ lệ đầu quả lai biến
động từ 12,6-44,1%.
- Qua khảo sát, đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai, dòng
lai từ thế hệ F1 đến F5, đã chọn lọc được 16 dòng lai triển vọng phục vụ cho thí
nghiệm so sánh dòng
ở thế hệ F6.
- Đã chọn lọc được 3 dòng lạc thế hệ F6: L0924-19, L0929-26 và L0935-28 có
khối lượng 100 hạt lớn (trên 48g), năng suất đạt 3250-3350 kg/ha (vượt đối chứng
VD2 từ 10-13%).
- Đã tuyển chọn được 3 giống lạc: L9803-7, L9804 và ĐB3 có khối lượng 100 hạt
lớn (trên 48g), năng suất cao (trên 3700 kg/ha) và hàm lượng dầu trên 50%.
- Đã xây dựng 2 mô hình trình diễn cho các giống lạc L9803-7, L9804 và ĐB3, có
khối lượng 100 hạt lớn (trên 48g), nă
ng suất từ 3220-3550 kg/ha, vượt đối chứng
VD2 từ 6-11%.

1
MỞ ĐẦU

* Cơ sở pháp lý/xuất xứ của đề tài:
Đề tài được thực hiện theo hợp đồng số 199.RD/HĐ-KHCN ngày
16/03/2009 của Bộ Công Thương ký với Viện. Báo cáo dưới đây trình bày kết quả

nghiên cứu được thực hiện trong 3 năm (2009-2011).
* Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, các giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt (hạt lớn, hàm lượng
protein cao…) chưa đáp ứng được nhu cầ
u của sản xuất. Tỷ lệ người sử dụng giống
lạc trôi nổi trên thị trường còn rất cao nên năng suất lạc không đồng đều, thấp chưa
đáp ứng được nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu. Vì vậy việc nghiên cứu
chọn tạo giống lạc mới đạt năng suất cao, chất lượng phục vụ cho nhu cầu chế biến
và xuấ
t khẩu là cần thiết.
* Mục tiêu nghiên cứu:
Chọn tạo được 2-4 dòng/giống lạc có kích thước hạt lớn (khối lượng 100 hạt
>48gr), năng suất cao (3000-4000 kg/ha).
* Nội dung nghiên cứu:
+ Năm 2009:
- Thu thập và tuyển chọn các giống lạc trong và ngoài nước để làm vật liệu lai tạo
giống mới.
- Kiểm tra một số đặc tính nông sinh học của các giống lạc thu thập được có dự
kiến s
ử dụng làm vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác lai tạo.
- Lai tạo các tổ hợp lai và thu hoạch hạt lai.
- So sánh các giống lạc tuyển chọn triển vọng.
+ Năm 2010:
- Khảo sát, đánh giá và thu hoạch hạt lai thế hệ F1, F2, F3.
- So sánh các giống lạc tuyển chọn triển vọng.
+ Năm 2011:
- Khảo sát, đánh giá và thu hoạch hạt lai thế hệ F4, F5.
- So sánh các dòng F6 triển vọng.
- So sánh các giống lạc tuyển chọn tri
ển vọng.

- Triển khai và xây dựng 2-3 mô hình trình diễn 2-4 dòng/giống lạc mới có năng
suất cao, chất lượng tốt với quy mô 0,5 ha/mô hình.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu về giống lạc ở các tỉnh phía Nam.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu cây lạc trên thế giới
Lạc (tên khoa học là Arachis hypogaea L.) là loại cây có dầu và cây thực
phẩm cổ truyền được trồng ở 115 nước trên thế giới với tổng diện tích trồng là
23.951.156 ha và năng suất bình quân là 1522 kg/ha. Nước trồng nhiều lạc trên thế
giới là Ấn Độ kế đến Trung Quốc (-2011
), sản lượng dầu lạc
chiếm vị trí thứ năm sau dầu đậu tương, dầu cọ, dầu cải và dầu hướng dương
(http://world
vegetable oil).
Theo Faostat (2011), trong khu vực Châu Á, với 30 nước sản xuất lạc, Việt
Nam xếp thứ 5 về diện tích sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Myanma, thứ 17 về
năng suất và thứ 5 về sản lượng sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Myanma.
Châu Á đứng hàng đầu thế giới cả về diện tích và sản lượng (chiếm 56% diện tích
trồng và 76% sản lượng lạc của thế giới).
Trên phạm vi toàn cầu, 50% sản lượ
ng lạc được sử dụng chủ yếu để ép dầu,
12% được sử dụng dạng hạt, 37% để làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất
bánh kẹo, còn lại sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Năng suất lạc ở mỗi vùng và quốc gia khác nhau tùy vào quy mô sản xuất,
điều kiện sinh thái và trình độ canh tác, các quốc gia có năng suất lạc vỏ đạt cao
nhất là: Israel (6660 kg/ha), Malaysia (4850 kg/ha), Nicaragoa (4750 kg/ha),
Mauritius (4360 kg/ha),

Ả Rập Saudi (4000 kg/ha), trong khi ở Mỹ là 3427 kg/ha
và Trung Quốc là 3040 kg/ha.
Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc (5,5 triệu ha) nhưng
năng suất lạc bình quân thấp (1010 kg/ha) do trồng chủ yếu trong điều kiện khô
hạn. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy, nếu chỉ áp dụng giống mới mà vẫn áp dụng
kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất chỉ tăng lên khoả
ng 26-30%. Nhưng khi áp dụng
giống mới kết hợp kỹ thuật canh tác tiên tiến làm tăng năng suất 50-63%. Trong mô
hình trình diễn, ở Ấn Độ năng suất lạc đạt 7000 kg/ha.
Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới chỉ đạt xấp xỉ 1300 kg/ha thì
ở Trung Quốc thử nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất 12000 kg/ha, cao
hơn 9 lần so với năng suất bình quân của thế giới, trên di
ện tích hàng chục hecta thì
năng suất lạc có thể đạt đến 9600 kg/ha (Ngô Thế Dân và ctv, 2000).
Ở Trung Quốc, lạc là cây chủ yếu để lấy dầu, theo thông tin của FAO, hiện
nay diện tích trồng lạc của Trung Quốc đạt khoảng 4.398.431 ha, năng suất bình
quân là 3357 kg/ha (-2011
), trong đó tỉnh Shandong có diện
tích trồng lạc lớn nhất, chiếm 23% diện tích và 35% sản lượng lạc của cả nước. Từ
thập niên 1980 sản lượng lạc của Trung Quốc đã tăng rất nhanh là do được đầu tư
các tiến bộ kỹ thuật kết hợp với việc phát triển giống và kỹ thuật thâm canh. Việc
nghiên cứu và ứng dụng về cải tiến giống l
ạc đã có đóng góp rất đáng kể cho việc
tăng sản lượng lạc ở Trung Quốc và kết quả có trên 200 giống có năng suất cao

3
được phát triển và phổ biến cho sản xuất ngay từ những năm cuối thập kỷ 50, tiềm
năng về năng suất của mỗi giống đã đạt tới 7500 kg/ha. Một số giống như: Luhua
3, Zhonghua 2, Zhonghua 4, Yueyou 92 vµ Yueyou 256 đã được xác định là có
tính kháng cao với các bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh rỉ sắt.

Trung Quốc có 60 Viện, Trường, Trung tâm Nghiên cứu triển khai các
hướng nghiên cứu trên cây lạc. Trong vòng 15 năm trở lại đ
ây đã có 82 giống lạc
mới có nhiều ưu điểm nổi bật như: năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh
và các điều kiện bất thuận, thích ứng rộng… được chọn tạo và đưa ra sản xuất đại
trà.
Ở Trung Quốc, từ năm 1980 đã có những nghiên cứu tập trung vào các biện
pháp kỹ thuật để làm tăng năng suất lạc như: cày sâu, bón phân cân
đối, gieo dày
hợp lý, phòng trừ dịch hại và kỹ thuật phủ polyethylene đã làm tăng sản lượng
(Ngô Thế Dân và Phạm Thị Vượng, 1999).
Achentina là nước có diện tích trồng lạc không lớn (257 ngàn ha) nhưng đã
có nhiều thành công trong nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển và
nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. Năm 1982 năng suất lạc của Achentina chỉ đạt 1000
kg/ha. Nhờ nghiên cứu
ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, năm 1991 năng suất lạc
bình quân của Achentina đã đạt 2400 kg/ha, gấp hơn 2 lần so với năm 1980. Các
giống chất lượng cao được trồng trên 70% diện tích lạc cả nước và đưa Achentina
trở thành nước xuất khẩu lạc đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.
Hàn Quốc là một nước phát triển ở Châu Á, đầu tư cao cho nghiên cứu và
ứng dụ
ng có hiệu quả cơ giới hóa trong nông nghiệp. Năm 1982, đã tạo ra 12 giống
lạc mới, trong đó nổi bật là giống “Shinpung” được lai tạo từ giống Virginia và
Spanish. Những năm gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra nhiều giống lạc mới có chất
lượng cao. Năng suất lạc của Hàn Quốc tương đương với Mỹ và cao hơn Trung
Quốc. Việc phát triển các giống mới cùng với vi
ệc cải tiến tập quán canh tác đã làm
tăng sản lượng lạc nhân lên gấp 4 lần trong vòng 30 năm kể từ khi có những
chương trình nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Hàn Quốc. Hiện có khoảng
1600 nguồn gen lạc đã được sưu tập và lưu trữ trong Ngân hàng gen của Ban Quản

Trị Phát Triển Nông Thôn, đây sẽ là nguồn nguyên liệu rất quý cho công tác lai tạo
các giống lạc mới. Tuy nhiên, chi phí sản xuất t
ại Hàn Quốc cao hơn tại Mỹ và
Trung Quốc (Crop Experiment Station, RDA 1992).
Hiện nay việc tuyển chọn các giống lạc được thực hiện chủ yếu tại một số cơ
sở nghiên cứu như: Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô
hạn (ICRISAT), Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Viện Quốc tế
Nông nghiệp Nhiệt đới (IITA), Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc
(ACIAR), mạ
ng lưới Đậu đỗ và Ngũ cốc Châu Á (CLAN) và tại một số Viện,
Trường Đại học ở Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Cho đến nay
đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về chọn tạo giống lạc nhưng nhìn chung vẫn
tập trung chủ yếu theo các hướng: Chọn các giống có năng suất và hàm lượng dầu

4
cao phục vụ ép dầu; các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, hạt lớn, vị ngọt
phục vụ chế biến thực phẩm; các giống có khả năng kháng bệnh và chịu hạn cao.
Trong giai đoạn 2003-2010, Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO), chương
trình phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP), Hội đồng Cố vấn Nghiên cứu Nông
nghiệp Quốc tế (CGIAR), Viện Nghiên cứu chính sách Lương th
ực Quốc tế
(IFPRI) cùng các tổ chức bảo trợ như Quỹ phát triển khoa học Bill Gates (Bill
Gates Foundation), Quỹ Rockefeller (Rockefeller Foundation), Quỹ phát triển nông
nghiệp quốc tế (IFAD), Ngân hàng Thế Giới (Word Bank) đã xây dựng chiến lược
toàn cầu về chọn giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt, trong đó có
chương trình chọn tạo giống lạc. Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới được giao
nhiệm vụ điều ph
ối toàn cầu về chương trình đậu đỗ phối hợp với ICRISAT, IITA,
ACAR (Trích dẫn bởi Trần Văn Sỹ, 2004).
Chương trình thu thập nguồn gen trên thế giới được thực hiện bởi ngân

hàng gen cây trồng từ nhiều quốc gia, Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật
(IBPGR) đang điều phối các hoạt động này. Nếu tính cả nguồn gen lạc hoang dại
và bản địa thì tổng số mẫu đang b
ảo quản tại ngân hàng đến năm 1993 là 18.072
mẫu giống. Viện nghiên cứu Quốc tế cây trồng vùng Nhiệt đới bán khô hạn
(ICRISAT) thực hiện việc thu thập, đánh giá, bảo quản và phân phối đến các quốc
gia thành viên. Theo Rao và Koo (2002), hiện ICRISAT đang giữ một tập đoàn
trên 15.342 mẫu giống được thu thập từ 93 nước trên thế giới (Trích dẫn bởi Trần
văn Sỹ, 2004). Tính đến năm 1996, ICRISAT đã cung cấp 96.656 l
ượt mẫu giống
cho các cơ quan nghiên cứu (Ngô Thế Dân, 2000). Các quốc gia đang lưu giữ, bảo
quản một số lượng các mẫu giống lạc để sử dụng cho chương trình cải tiến giống
là Mỹ, Trung Quốc, Malai, Indonesia, Australia và Việt Nam. Tuy nhiên, tập đoàn
này thường trùng lặp với tập đoàn quốc tế đang bảo quản tại ICRISAT, Ấn Độ.
Trong hai thập kỷ cuối của thế
kỷ 20, sản xuất lạc trên thế giới đã đạt nhiều
thành tựu đáng kể. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển sản xuất lạc ở
các quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới trên
đồng ruộng. Giai đoạn 1995-2000, diện tích lạc trên thế giới đạt khoảng 20,94 triệu
ha, năng suất bình quân 1360 kg/ha, tổng sản lượng 28,5 triệu tấn. Giai đoạ
n 2001-
2007 diện tích lạc trên thế giới tăng không nhiều đạt từ 23,078-23,105 triệu ha, sản
lượng từ 33,07-37,14 triệu tấn, năng suất bình quân đạt từ 1500-1600 kg/ha (FAO,
2008).
1.2. Tình hình nghiên cứu cây lạc ở trong nước
Cây lạc là loại cây có dầu truyền thống ở Việt Nam, diện tích trồng lạc hiện
nay khoảng 249.200 ha, năng suất bình quân 2107 kg/ha (-
2011).
Ở Việt Nam, lạc được trồng từ Bắc vào Nam. Trong đó một số tỉnh có diện
tích trồng lạc nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tỉnh, Thanh Hóa, Tây Ninh, Long An,

Trà Vinh.

5
Ở miền Bắc năm 2005 diện tích lạc chiếm khoảng 162,8 ngàn ha tập trung
chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở miền Nam, diện tích trồng lạc
khoảng 107,1 ngàn ha, được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng
bằng Sông Cửu Long, chủ yếu phát triển ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đắc Lắc,
Bình Thuận (Niên giám thống kê 2005) và gần đây là Trà Vinh, An Giang, Sóc
Trăng (
). Mỗi vùng, mỗi tỉnh tùy theo điều kiện sinh thái,
khí hậu, đất đai, trình độ canh tác và tập quán tiêu thụ đều có những thị hiếu riêng
về giống lạc.
Vùng Tây Nguyên, diện tích lạc tập trung nhiều ở 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk
Nông, đạt 20,7 ngàn ha, chủ yếu được sản xuất trong 2 vụ mùa mưa (Hè Thu và
Thu Đông) phụ thuộc vào nước trời, ít tưới bổ sung khi gặp hạn hán nên năng suất
th
ấp (1370 kg/ha).
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trọng điểm sản xuất lạc là tỉnh Long An
(8,8 ngàn ha), những năm gần đây với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
giảm diện tích trồng lúa 3 vụ để luân canh 2 lúa- 1 màu và phát triển cây màu trên
đất giồng cát, một số tỉnh đã có chủ trương gia tăng diện tích trồng lạc như Trà
Vinh, Sóc Trăng và An Giang. Trong đó Trà Vinh là tỉnh có nhiều lợi thế phát triể
n
lạc chủ yếu trên đất giồng cát, đạt năng suất 3860 kg/ha, cao nhất nước trong năm
2005.
Vùng Đông Nam Bộ, lạc trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận,
Bình Dương và một phần diện tích ở Đồng Nai, Tp.Hồ Chí Minh. Trong đó tập
trung nhiều nhất là ở Tây Ninh (23,4 ngàn ha). Sản xuất lạc ở đây bố trí chủ yếu
trong vụ Đông Xuân và một diện tích nhỏ trong vụ Hè Thu, Thu Đông v
ới mục

đích chính là để nhân giống. Đây là vùng sản xuất lạc truyền thống, nông dân đã
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất về giống và kỹ thuật canh tác, năng suất
bình quân cao (2990 kg/ha). Trong khi các tỉnh sản xuất nhờ vào nước trời như
Đồng Nai, Bình Thuận thì năng suất thấp (860-1060 kg/ha).
Theo số liệu thống kê năm 2010, Đông Nam Bộ có diện tích trồng lạc lớn
thứ 4, sau vùng
Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung
Bộ và vùng Duyên hải miền Trung. Diện tích trồng lạc vùng này có 20.500 ha, tập
trung nhiều nhất ở Tây Ninh. Diện tích trồng lạc ở Tây Ninh gia tăng trong giai
đoạn 2002-2004 sau đó giảm dần. Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2010 diện tích
trồng lạc giảm khoảng 42% so năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu của suy giảm diện
tích này là do cạnh tranh của một số loại cây trồ
ng khác như khoai mì, cao su và
bắp.
Theo qui hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam 2001-2010 và tầm
nhìn đến năm 2020 được Bộ Công Nghiệp phê duyệt thì đến năm 2010 diện tích
trồng lạc ở Việt Nam phải đạt 368 ngàn ha, nghĩa là tăng thêm 98,7 ngàn ha so với
hiện nay.

6
Trong 10 năm từ 1981 đến 1990, diện tích tăng bình quân 7%/năm, sản
lượng tăng 9%/năm (Ngô Thế Dân và CLL.Gowda, 1991). Năm 1989, Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm đã ký kết một chương trình hợp tác khoa học
dài hạn với Viện Nghiên cứu Quốc tế các cây trồng vùng Nhiệt đới bán khô hạn
(ICRISAT), ngành sản xuất lạc bắt đầu có chiều hướng phát triển.
Từ năm 1990 đến 1995, sản xuất lạc c
ũng tăng về diện tích và sản lượng,
song năng suất vẫn còn thấp (Ngô Thế Dân và CS., 2000). Giai đoạn 1995-2000,
diện tích lạc toàn quốc bị giảm sút trong 2 năm cuối do sự cạnh tranh của những
cây trồng có giá trị kinh tế khác (từ 259,9 ngàn ha xuống còn 243,9 ngàn ha), giảm

16 ngàn ha, tuy nhiên năng suất có sự gia tăng đáng kể (từ 1290 kg/ha lên đến 1450
kg/ha), sản lượng từ 334,5 ngàn tấn lên 352,9 ngàn tấn.
Trong giai đoạn 2001-2005, lạc là một trong nhữ
ng cây trồng đang được
Chính phủ ưu tiên phát triển để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một
số địa phương, nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật, thức ăn gia súc trong cả nước và xuất
khẩu, diện tích lạc đã bắt đầu gia tăng trở lại. Từ năm 2001 đến 2005 diện tích
trồng lạc đã tăng trên 25 ngàn ha, đặc bi
ệt năng suất lạc đã tăng 260 kg/ha (từ 1480
kg/ha lên 1740 kg/ha).
Trong sản xuất nông nghiệp, muốn thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây
trồng, đòi hỏi phải có một hệ thống giống cây trồng thích hợp. Bằng phương pháp
chọn giống cổ điển, cần ít nhất từ 6-10 thế hệ để tạo ra được một giống tốt. Trong
khi đó, bằng phương pháp chọn t
ạo giống đột biến nhân tạo (đột biến thực nghiệm),
chỉ cần từ 3-6 thế hệ, thậm chí cá biệt có trường hợp chỉ cần 2-3 thế hệ. Với
phương pháp đột biến nhân tạo, sử dụng các tác nhân gây đột biến lý hóa có thể
làm tăng nguồn đa dạng di truyền trong quần thể. Trong hàng loạt đột biến xuất
hiện, những đột biến có lợi có thể
được nhân trực tiếp thành giống mới hoặc được
sử dụng làm vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn giống. Nhiều thập kỷ gần đây,
trên thế giới, đã tiến hành nghiên cứu về cơ chế phân tử của quá trình đột biến cũng
như việc ứng dụng nó trong công tác chọn giống các loại cây như: ngô, lúa, lúa mỳ,
lạc, hoa, cây cảnh và đã thu được nhi
ều kết quả. Theo Tổ chức Nông lương Thế
giới (FAO) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), số lượng các cây
trồng mới được tạo ra bằng phương pháp đột biến cảm ứng đã tăng lên nhanh
chóng. Chẳng hạn, năm 1960 trên thế giới mới chỉ có 7 giống mới được tạo ra bằng
đột biến thì đến năm 1980 đã có 500 giống và năm 1998 lên tới 1.970 giống và cho
đến nay đã thu được hơn 2.000 giống. Theo báo cáo của hội nghị thường niên Hiệp

hội chọn giống đột biến châu Á năm 2002, hiện nay ở nước ta có hàng chục giống
được chọn lọc theo phương pháp xử lý đột biến, trong đó có giống lạc (GS.TS
Nguyễn Hữu Đống, Viện Di truyền Nông nghiệp, Thông tin KHCNHN số 1, 2004).
Trước những năm 1985 trong sản xuất chỉ có một số giống lạc nh
ư: Sen Nghệ
An, Chùm Nghi Lộc, Cúc Nghệ An, Giấy Nam Định, Bạch Sa, Trạm Xuyên (phù

7
hợp cho các tỉnh Phía Bắc); Sẻ, Mỏ két, Lỳ Tây Ninh (phù hợp cho các tỉnh phía
Nam), năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém.
Từ năm 1990 trở lại đây, công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc đã đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ, đã thu thập và nhập nội các nguồn gen phong phú từ
nhiều nước trên thế giới, tiến hành khảo sát và bảo tồn, từ
đó các chương trình lai
tạo và xử lý đột biến đã được triển khai ở các Viện, Trường. Bằng phương pháp
nhập nội, lai hữu tính, xử lý đột biến đã có nhiều giống lạc mới được công nhận
giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao cho sản xuất đại trà
( />).
Hiện nay, ở nước ta đã có 19 giống lạc đang phát triển rộng rãi trong sản xuất
bao gồm 10 giống chọn lọc, nhập nội (L02, LVT, L05, MD7, L14, L08, L18, VD1,
VD6, VD7); 4 giống lai hữu tính (L03, L12, L19, VD5); 5 giống đột biến (V79,
4329, 332, DT1, DT1).
Công tác nghiên cứu giống lạc tại Việt Nam từ lâu vẫn sử dụng phương pháp
khai thác nguồn gen nhập nội, chọn giống truyền thống, lai tạo, đột biến thực
nghiệm và gần đây m
ới bắt đầu phương pháp chỉ thị phân tử để xác định các nhóm
gen điều khiển tính trạng chịu nóng, chịu hạn, tham gia đánh giá đa dạng di truyền,
chọn dòng tế bào dung hợp tế bào trần (Trần Đình Long, 2002). Hiện nay, trên thế
giới việc sử dụng kỹ thuật SSR và RAPD đã giúp nhà chọn giống có thể xác định
được sự đa dạng về di truyền trong tập đoàn giống t

ừ đó có thể định hướng chính
xác các cặp lai.
Trong giai đoạn 1984-1990 tập đoàn lạc Việt Nam đã có 1271 mẫu giống
(Trần Đình Long và ctv, 1991) trong đó có 100 giống lạc địa phương và 1.171
giống nhập nội từ 40 nước trên thế giới.
Từ năm 1990 trở lại đây, công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc đã đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ, đã có 16 giố
ng lạc được công nhận giống Quốc Gia
và giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó 11 giống nhập nội. Ba giống chọn tạo bằng
phương pháp lai hữu tính, 02 giống chọn tạo qua tác nhân đột biến. Các giống mới
ra đời đáp ứng được cho các mục tiêu sản xuất, mùa vụ và các vùng sinh thái khác
nhau trong cả nước có tính bền vững cao.
Theo Phạm Đồng Quảng (2005), từ 1975 đến nay đã có 24 giống lạc đ
ã được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức và tạm thời
Giai đoạn từ 1991-2000 Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Đậu đỗ đã
nhập nội 1894 mẫu giống từ ICRISAT (Ngô Thế Dân, 2000); 250 giống nhập nội
đã được nghiên cứu ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; 433 mẫu
giống thuộc 8 nhóm giống ngắn ngày, trung ngày, bánh kẹo, ăn tươi, kháng bệnh
lá, kháng bệnh mốc vàng, kháng b
ệnh héo xanh vi khuẩn, hàm lượng dầu cao đã
được Viện Nghiên cứu Thực vật đánh giá (Ngô Thị Lam Giang, 1998).
Trong năm 2003, có 12 giống lạc chủ lực được trồng với diện tích trên
1.000ha như giống VD1 (>10.000ha); Sẻ, HL25 (5.000 - 10.000ha); L14, Mỏ két,

8
VD2, MD7, VD5, Vồ, Lỳ Tây Nguyên, Sen Lai 75/23 và Sen (1.000 - 5.000ha).
Hiện tại chúng ta đã có giống lạc cho năng suất 5,5 – 7,0 tấn/ha (L18) đang được
trồng thử nghiệm rộng rãi ở một số tỉnh phía Bắc.
Trong khuôn khổ hệ thống giống Quốc gia 2000-2002, đã nhập nội hàng nghìn

mẫu giống lạc với các đặc tính quí, trong đó có những giống xuất sắc như: năng
suất cao (L14, L15, L02, LVT); giống có thời gian sinh trưởg ngắn (Chico, JL24,
L05); giống có chất lượng xuất khẩu cao (L08); giống kháng bệnh héo xanh vi
khuẩn (MD7); giống kháng bệnh lá cao (ICGV87157, ICGV 87314). Một số giống
nhập nội đã góp phần quan trọng trong công tác cải tiến giống trong nước. Một số
giống khác đã được tuyển chọn trực tiếp và hiện nay đang phát triển rộng ngoài sản
xuất trên qui mô hàng vạn ha như: L02, L14, LVT, L05, MD7. Hiện tại các giống
nhập từ Trung Quốc tỏ ra có nhiều ư
u điểm nổi bật như năng suất cao, khả năng
chịu thâm canh cao và chống chịu sâu bệnh khá. Tại Việt Nam, hiện nay có một số
giống lạc được tạo ra bằng phương pháp đột biến như giống V79 (đột biến từ giống
Bạch Sa), giống 4329 (đột biến từ giống Hoa 17), giống D332 (đột biến từ giống
Sen lai), DT1 và DT2 (đột biến từ giống lạc Sen, Gi
ấy). Bằng phương pháp Lai hữu
tính đã tạo ra một số giống mới năng suất cao: giống L03 (chọn từ tổ hợp lai Sen
Nghệ An/ICGV 87157) cho năng suất 3000-3500 kg/ha; giống L12 (chọn từ tổ hợp
lai V79/ICGV87157); giống L12 quả to, vỏ mỏng, năng suất cao 3500-4500 kg/ha,
có khả năng chịu hạn khá; giống L19 (chọn từ tổ hợp lai L15/V79) có năng suất
4500-5000 kg/ha, vỏ mỏng; giống VD5 (chọn từ tổ h
ợp lai ICGV88396/USA54)
cho năng suất cao 3000-3500 kg/ha, thích hợp cho các tỉnh phía Nam.
( />).
Hiện nay, nước ta có 25 đơn vị nghiên cứu tham gia chọn tạo giống cây trồng
mới. Bên cạnh đó, còn có các công ty nước ngoài, công ty trong nước đang thực
hiện các hoạt động nghiên cứu chọn tạo hoặc nhập nội giống phục vụ sản xuất. Kết
quả nghiên cứu giai đoạn 1986 - 2004 cả hệ thống nghiên cứu của Việt Nam đã
chọn tạo và tuyển chọn được 345 giố
ng cây trồng nông nghiệp mới được công nhận
giống quốc gia, trong đó có 14 giống lạc.
Ở Miền Bắc, Trung tâm Đậu đỗ thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp

Việt Nam là một trong những nơi đóng góp nhiều trong công tác tuyển chọn giống
lạc phục vụ cho sản xuất (Nguyễn Thị Chinh, 1996; Trần Đình Long, 2002). Ở
Miền Nam, đặc biệt là Đông Nam Bộ đã có nhiều giố
ng đậu phát huy tốt trong sản
xuất (Ngô Thị Lam Giang, 1996 và Hoàng Kim, 1999).
Trước năm 2000, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (Viện NCD&CCD)
đã chọn tạo được 2 giống lạc mới có năng suất cao và ổn định (VD1, VD5). Các
giống mới này được Bộ NN&PTNT công nhận giống và đưa ra sản xuất ở các tỉnh
phía Nam năm 1999, nông dân ưa chuộng. Các giống mới này có hạt lớn hơn giống
địa phương không nhiều, phù hợp cho ép dầu h
ơn là chế biến thực phẩm. Đồng thời

9
cũng xây dựng được qui trình thâm canh lạc năng suất cao được Bộ NN&PTNT
công nhận là TBKT mới và cho phép đưa ra sản xuất ở các tỉnh phía Nam.
Những năm tiếp theo từ năm 2001 đến nay, Viện NCD&CCD đã tiếp tục
nghiên cứu và đưa ra các giống mới khác như VD2 (cỡ hạt lớn hơn VD1 và VD5).
Giống này đã được Bộ NN&PTNN công nhận giống và cho phép đưa ra sản xuất ở
các tỉnh phía Nam năm 2003. Giống VD6 và VD7 đượ
c công nhận tạm thời năm
2004.
Ngoài ra các giống mới cũng được nhân lên và cung cấp cho sản xuất. Do
một số lý do khách quan nên chưa tổ chức được hệ thống nhân, giữ giống và cung
cấp giống. Nông dân vẫn tự nhân giống và trao đổi giống với nhau, sau vài vụ
giống bị lẫn tạp. Nhiều nơi nông dân không có điều kiện giữ giống, thu hoạch xong
là bán hết cho thương lái. Khi vụ trồng đến h
ọ lại mua giống trôi nổi trên thị trường
với chất lượng thấp. Điều này dẫn đến năng suất và chất lượng lạc không ổn định,
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.


10
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Thí nghiệm đánh giá tập đoàn: gồm có 25 giống lạc tuyển chọn trong nước và
nhập nội, các giống đang sử dụng phổ biến trong sản xuất và giống địa phương làm
đối chứng.
- Tuyển chọn giống theo phương pháp lai: gồm có 10 giống lạc bố mẹ, 25 tổ hợp lai
và các cá thể lai được chọn lọc qua các thế hệ.
- Thí nghiệm so sánh giống: gồ
m có 14 giống lạc triển vọng được chọn lọc kế thừa
từ các nghiên cứu trước của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập giống và đánh giá đặc tính nông sinh học
- Việc nhập giống từ Ấn Độ và Hàn Quốc thông qua các chuyến công tác tại
nước ngoài và hợp tác với các Viện.
- Việc thu thập giống trong nước thông qua việc hợp tác nghiên cứu với
Trung tâm Nghiên cứ
u và Phát triển Đậu đỗ Hà Nội.
- Thí nghiệm đánh giá tập đoàn gồm có 25 giống được bố trí theo kiểu gieo
tuần tự không lặp lại, so với giống VD2 làm đối chứng, diện tích ô 5m
2
, gieo 2
hạt/hốc, khoảng cách 20 x 20 cm, trong vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Gò Dầu, Tây
Ninh.

2.2.2. Tuyển chọn giống theo phương pháp lai tạo
2.2.2.1. Tạo hạt lai
Thực hiện 25 tổ hợp lai giữa 5 giống mẹ và 5 giống bố. Mỗi tổ hợp gồm có 5
chậu giống mẹ (mỗi chậu 2 cây) và 5 chậu giống bố (mỗi chậu 3 cây). Các chậu bố

và mẹ được đặt song song nhau.
Bảng 2. 1: Một số đặc điểm chính của các giống lạc bố mẹ trong lai tạo
STT Tên gi
ống
bố/mẹ
Đặc điểm chính của bố/mẹ
1 VD1 Năng suất 3-3,5 tấn/ha, hạt nhỏ (44-46g/100 hạt), vỏ mỏng
2 VD2 Năng suất 3-3,5 tấn/ha, hạt nhỏ (44-46g/100 hạt), vỏ mỏng
3 VD4 Năng suất 3-4 tấn/ha, hạt nhỏ (46-47g/100 hạt), vỏ dày
4 VD6 Năng suất 3-4 tấn/ha, hạt nhỏ (45-47g/100 hạt), vỏ mỏng
5 VD7 Năng suất 3-4 tấn/ha, hạt nhỏ (45-47g/100 hạt), vỏ mỏng
6 L23 Hạt lớn (>48g/100 hạt)
7 MD7 Hạt lớn (>48g/100 hạt), vỏ dày, khánh bệnh héo xanh
8 ICGV00009 Hạt lớn (>48g/100 hạt), vỏ dày
9 ICGV00017 Hạt lớn (>48g/100 hạt), vỏ dày
10 HQ07-1 Hạt lớn (>48g/100 hạt), vỏ mỏng

11
- Việc tạo hạt lai tạo được thực hiện trong nhà lưới tại Trạm thực nghiệm
Bình Thạnh, Tp.HCM thuộc Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu, trong vụ Đông
Xuân 2008-2009 theo phương pháp lai đỉnh (Topcross).
- Khi các giống bố/mẹ bắt đầu ra hoa thì tiến hành lai, theo các bước như
sau:
+ Buổi chiều hôm trước: Khử đực cho hoa của cây mẹ.
+ Buổi sáng hôm sau: Lấy phấn hoa của cây bố chấm vào đầu nhụy hoa cây
mẹ đ
ã được khử đực.
+ 5-7 ngày sau khi lai: cột dây đánh dấu vào tia mới nhú của hoa đã lai.
+ Sau khi lai đủ số hoa cần đạt thì kết thúc lai, ngắt bỏ toàn bộ số hoa nở tiếp
ở cây mẹ trong thời gian sau đó.

+ Khi cây mẹ đạt tiêu chuẩn chín sinh lý thì thu hoạch trái lai.
Bảng 2. 2: Bảng ký hiệu các tổ hợp lai
STT Tổ hợp lai(MẸ/BỐ) Ký hiệu tổ hợp lai
1 VD1/L23 L0921
2 VD2/L23 L0922
3 VD4/L23 L0923
4 VD6/L23 L0924
5 VD7/L23 L0925
6 VD1/MD7 L0926
7 VD2/MD7 L0927
8 VD4/MD7 L0928
9 VD6/MD7 L0929
10 VD7/MD7 L0930
11 VD1/ICGV00009 L0931
12 VD2/ICGV00009 L0932
13 VD4/ICGV00009 L0933
14 VD6/ICGV00009 L0934
15 VD7/ICGV00009 L0935
16 VD1/ICGV00017 L0936
17 VD2/ICGV00017 L0937
18 VD4/ICGV00017 L0938
19 VD6/ICGV00017 L0939
20 VD7/ICGV00017 L0940
21 VD1/HQ07-1 L0941
22 VD2/HQ07-1 L0942
23 VD4/HQ07-1 L0943
24 VD6/HQ07-1 L0944
25 VD7/HQ07-1 L0945

12


2.2.2.2. Khảo sát, đánh giá, chọn lọc dòng lai qua các thế hệ F1-F6
* Khảo sát, đánh giá thế hệ F1:
Hạt lai của 21 tổ hợp thu hoạch được trồng khảo sát trong vụ Hè Thu 2009
tại Trung tâm Thực nghiệm Hưng Lộc, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai để đánh
giá các đặc tính nông sinh học, năng suất của thế hệ F1.
Thí nghiệm gồm có 31 nghiệm thức (5 giống mẹ, 5 giống bố, 21 tổ hợp lai),
bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, diện tích 1m
2
/ô, gieo 1
hạt/hốc, khoảng cách gieo 20x20cm.
* Khảo sát, đánh giá thế hệ F2:
Thí nghiệm khảo sát, đánh giá hạt lai thế hệ F2 được trồng trong vụ Đông
Xuân 2009-2010 tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Thí nghiệm gồm có 31 nghiệm thức (5 giống mẹ, 5 giống bố, 21 tổ hợp lai),
gieo tuần tự không lặp lại, diện tích 1-2 m
2
/ô, gieo 1 hạt/hốc, khoảng cách gieo
20x20cm.
* Khảo sát, đánh giá thế hệ F3:
Thí nghiệm khảo sát, đánh giá các dòng lai thế hệ F3 được trồng trong vụ Hè
Thu 2010 tại xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Thí nghiệm gồm có 63 dòng lai được chọn lọc từ thế hệ F2, gieo tuần tự
không lặp lại, diện tích 1-2 m
2
/ô, gieo 1 hạt/hốc, khoảng cách gieo 20x20cm.
* Khảo sát, đánh giá thế hệ F4:
Thí nghiệm khảo sát, đánh giá các dòng lai thế hệ F4 được trồng trong vụ
Thu Đông 2010 tại xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Thí nghiệm gồm có 43 dòng lai được chọn lọc từ thế hệ F3, gieo tuần tự

không lặp lại, diện tích 1-2 m
2
/ô, gieo 1 hạt/hốc, khoảng cách gieo 20x20cm.
* Khảo sát, đánh giá thế hệ F5:
Thí nghiệm khảo sát, đánh giá các dòng lai thế hệ F5 được trồng trong vụ
Đông Xuân 2010-2011 tại xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Thí nghiệm gồm có 35 dòng lai được chọn lọc từ thế hệ F3, gieo tuần tự
không lặp lại, diện tích 1-2 m
2
/ô, gieo 1 hạt/hốc, khoảng cách gieo 20x20cm.
* So sánh dòng lai thế hệ F6:
Thí nghiệm so sánh dòng lai thế hệ F6 được trồng trong vụ Hè Thu 2011 tại
xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Thí nghiệm so sánh dòng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
(RCBD), với 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm 3m
2
, gieo 1 hạt/hốc, khoảng cách
gieo 20x20cm.
2.2.3. So sánh các giống lạc triển vọng
- Các thí nghiệm so sánh giống được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
(RCBD), với 4 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm 10m
2
, gieo 2 hạt/hốc.

13
- Các thí nghiệm thực hiện trong vụ Đông Xuân 2008-2009, 2009-2010 và
2010-2011 tại Tây Ninh.
2.2.4. Xây dựng mô hình
Các mô hình trình diễn giống lạc mới được bố trí trên diện rộng, không lặp
lại, diện tích 5.000m

2
/mô hình, trồng đối chứng so với giống VD2.
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
2.3.1. Thí nghiệm tạo hạt lai
- Ngày bắt đầu lai
- Ngày kết thúc lai
- Thời gian lai
- Số hoa lai
- Tổng số quả lai thu hoạch
- Xác định tỷ lệ đậu quả (%) = Số quả đậu x 100

Số hoa lai
2.3.2. Thí nghiệm chọn lọc, so sánh dòng/giống
Chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo phương pháp chung của ICRISAT, tất cả
các chỉ tiêu đều được đánh giá trên 2 hàng giữa, cách đầu 1m đối với trường hợp
gieo 1 luống 5-10m
2
.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch, khi có
trên 75% số trái già trên cây
- Chiều cao cây (cm): đo trên thân chính, tính từ gốc đến đỉnh sinh trưởng
- Số cành cấp 1/cây: đếm số cành được mọc từ thân chính
- Số trái/cây: đếm số trái chắc trên cây
- Khối lượng 100 hạt (g): cân khối lượng của 100 hạt chắc
- Tỷ lệ hạt chắc (%): (Khối lượng hạt chắc/tổng khối lượng hạt) x 100
- Tỷ lệ nhân (%): (T
ổng khối lượng hạt/tổng khối lượng trái) x 100
- Năng suất quả khô (tạ/ha): Thu riêng từng ô, loại bỏ trái lép, non chỉ lấy trái
chắc, phơi khô (ẩm độ 8 – 10%), cân khối lượng (gồm cả 5 cây mẫu) để tính năng
suất trên ô, sau đó quy ra năng suất trên ha.

- Hàm lượng dầu (%): Đo nhanh bằng máy Minispec.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập từ các số thí nghiệm được phân tích ANOVA và trắc
nghi
ệm phân hạng LSD ở mức α = 0,05 hoặc α = 0,01 nhờ phần mềm MSTATC
version 1.2 (1991), biểu đồ và đồ thị được vẽ theo phần mềm Excel 6.0.

14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

3.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2011
3.1.1. Khảo sát, chọn lọc dòng lai qua các thế hệ
3.1.1.1. Khảo sát, chọn lọc dòng lai thế hệ F4
Từ 43 cá thể được chọn lọc ở thế hệ F3 trong năm 2010, tiếp tục bố trí thí
nghiệm chọc lọc các dòng lạc thế hệ F4 trong vụ Thu Đông 2010 tại Trà Vinh.
Kết quả ghi nhận cho thấy các dòng lai có thời gian sinh trưởng (TGST) biến
động từ 93-98 ngày, giống VD2 đối chứ
ng có TGST 90 ngày. Chiều cao cây của
các dòng lai biến động từ 45,5-52,8 cm, số cành trên cây biến động từ 4,0-5,1 cành.
Số trái trên cây của các tổ hợp lai biến động từ 11,2-17,5 trái. Khối lượng 100 hạt
biến động từ 46,2-48,4 g. Năng suất trái trên cây của các tổ hợp lai biến động từ
8,5-13,5 g (Bảng 3.11).
Từ các dòng lai được khảo sát trong thế hệ F4, đề tài chọn lọc 35 cá thể có số
trái trên cây cao, khối lượng 100 hạt lớn, năng suất trái trên cây cao
để bố trí thí
nghiệm chọn lọc dòng ở thế hệ F5 (Bảng 3.12).
3.1.1.2. Khảo sát, chọn lọc dòng lai thế hệ F5
Từ 35 cá thể được chọn lọc ở thế hệ F4, tiếp tục bố trí thí nghiệm chọn lọc
các dòng lạc thế hệ F5 trong vụ Đông Xuân 2010-2011 tại Trà Vinh.
Kết quả ghi nhận, cho thấy các dòng lai có thời gian sinh trưởng (TGST)

biến động từ 90-95 ngày, giống VD2 đối chứng có TGST 90 ngày. Điề
u này cho
thấy các dòng lai có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp cho cơ cấu cây trồng, mùa
vụ ở các tỉnh phía Nam (Bảng 3.13).
Chiều cao cây của các dòng lai biến động từ 28,9-41,2 cm, số cành trên cây
biến động từ 4,0-5,5 cành. Số trái trên cây của các tổ hợp lai biến động từ 14,7-23,8
trái. Khối lượng 100 hạt biến động từ 47,8-51,2 g. Các dòng có khối lượng 100 hạt
trên 50g là: L0924-1-1-2, L0929-2-1-2 và L0942-1-1-2. Năng suất trái trên cây của
các tổ hợp lai biến động từ 12,0-24,5 g (Bảng 3.13).
K
ết quả ở Bảng 3.12 cho thấy năng suất của các dòng lai biến động từ 3000-
5875 kg/ha, trong đó có 12 dòng lai đạt năng suất trên 4 tấn/ha. Đặc biệt có 7 dòng
lai có năng suất trên 5000 kg/ha.
Tóm lại qua thí ngiệm so sánh các dòng lai thế hệ F5, bước đầu chọn được 4
dòng: L0924-1-1-2, L0929-2-1-2, L0935-1-1-1 và L0942-1-1-2 có năng suất cao
(đạt từ 5425-5875 kg/ha), khối lượng 100 hạt lớn (đạt từ 49,5-51,2g).
3.1.1.3. So sánh các dòng lai thế hệ F6
Từ kết quả của thí nghiệm so sánh dòng thế hệ
F5, chọn 16 dòng tốt (mỗi
dòng bao gồm những cá thể tốt, đồng đều về hình thái trong cùng tổ hợp) để bố trí
thí nghiệm so sánh các dòng lạc triển vọng trong vụ Hè Thu 2011 tại Trà Vinh thế
hệ F6. Để thuận lợi cho việc ghi nhận số liệu, đề tài mã hóa tên của các dòng lai
theo Bảng 3.14.

15
Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.15 cho thấy, thời gian sinh trưởng của các dòng
lạc lai biến động từ 90-95 ngày, phù hợp cho cơ cấu mùa vụ ở các tỉnh phía Nam.
Chiều cao cây của các dòng lai biến động từ 41,5-51,2cm, trong đó dòng
L0926-23 có chiều cao cây cao nhất (51,2cm), kế đến là dòng L0925-20 (50,1cm),
dòng có chiều cao cây thấp nhất là L0924-19 (41,5cm). Số cành cấp 1 trên cây biến

động không nhiều giữa các dòng lai (dao động từ 4,0-5,1 cành). Số trái trên cây
biến động từ 11,8-20,3 trái, trong đó dòng L0929-26 có số trái nhiều nhấ
t (20,3
trái), kế đến là dòng L0924-19 (19,8 trái), L0935-28 (19,4 trái) và L0942-29 (18,7
trái) (Bảng 3.15).
Nhìn chung các dòng khảo sát có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao cây
trung bình, ít đỗ ngã, phù hợp cho điều kiện chăm sóc và thu hoạch.
Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ nhân của các dòng lai biến động
từ 70,3-72,8%, không khác nhiều so với giống VD2 làm đối chứng, trong đó dòng
L0924-19 có tỷ lệ nhân cao nhất (72,8%), kế đến là dòng L0929-26 (71,8%), dòng
L0926-23 và L0935-28 (71,7%). Tỷ lệ hạt chắc của các dòng lai biến động t
ừ 82,5-
87,5%, trong đó dòng lai L0924-19 có tỷ lệ nhân cao nhất (87,5%), kế đến là dòng
L0935-28 (87,2%), L0942-29 (86,9%) và dòng L0929-26 (86,7%).
Mặc dù thế hệ F6 được trồng trong vụ Hè Thu 2009, thời tiết gặp mưa nhiều
trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nhưng một số dòng lai có khối lượng 100 hạt
khá cao so với đối chứng. Đặc biệt có 2 dòng lai có khối lượng 100 hạt cao là
L0929-26 (50,7g) và L0924-19 (49,8g) (Bảng 3.16).
Tương tự như khối lượng 100 hạt, mặc dù được gieo trong vụ
Hè Thu nhưng
một số dòng đã thể hiện năng suất cao hơn giống VD2 làm đối chứng (biến động từ
2850-3350 kg/ha). Có 7 dòng lai đạt năng suất trên 3000 kg/ha, vượt đối chứng từ
2-13%. Dòng L0929-26 có năng suất đạt 3350 kg/ha (vượt đối chứng 13%), kế đến
là dòng L0924-19 có năng suất đạt 3310 kg/ha (vượt đối chứng 12%), dòng L0935-
28 đạt năng suất 3250 kg/ha (vượt đối chứng 10%) (Bảng 3.16).
Tóm lại, qua khảo sát các dòng lai được chọn l
ọc ở thế hệ F6 cho thấy dòng
L0924-19, L0929-26 và L0935-28 có năng suất cao, khối lượng 100 hạt lớn, tỷ lệ
nhân và tỷ lệ hạt chắc cao, cần tiếp tục đánh giá, khảo nghiệm để tuyển chọn được
giống tốt nhất phục vụ cho sản xuất.

3.1.2. So sánh các giống lạc triển vọng
Trong khuôn khổ của đề tài thực hiện năm 2011, đã triển khai thí nghiệm so
sánh các giố
ng lại triển vọng tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh trong vụ Đông Xuân
2010-2011.
Tây Ninh là tỉnh sản xuất lạc lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ, trồng chủ
yếu vào vụ Đông Xuân với cơ cấu lúa-lúa-lạc, tưới chủ động bằng nguồn nước
kênh từ hồ Dầu Tiếng. Đây là vụ lạc chính của tỉnh thường gieo vào tháng 11 hàng
năm và thu hoạch vào tháng 3 năm sau.

16
Thời gian sinh trưởng của cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp, giúp phân bố cây trồng theo từng thời vụ hợp lý, phù hợp với điều
kiện tự nhiên của từng vùng. Các giống lạc đưa vào khảo sát đều có thời gian sinh
trưởng ngắn (90 ngày), phù hợp với thời vụ gieo trồng của các tỉnh phía Nam.
Bảng 3. 1: Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất các giống l
ạc triển vọng
(Vụ Đông Xuân 2010-2011, tại Gò Dầu, Tây Ninh)
Năng suất
STT


Tên giống TL nhân
(%)
TL chắc
(%)
KL.
100 hạt
(g)
HLD

(%)
(kg/ha) % so Đ/C
1 L9801-3 71,5 88,5 48,2 52,2 3280 99
2 L9803-7 72,1 89,8 48,5 52,1 3710 112
3 L9803-8 71,0 86,7 48,6 52,9 3310 100
4 L9804 72,8 89,6 48,2 51,0 3690 112
5 VD01-1 71,5 88,0 48,6 51,1 3480 105
6 VD01-2 72,0 88,6 48,8 51,2 3560 108
7 ĐB3 72,6 89,0 48,6 52,3 3760 114
8 L08 71,1 71,3 48,0 47,9 3150 95
9 L24 70,3 80,5 48,3 49,1 3320 101
10 VD2 (Đ/C) 71,5 88,7 46,5 50,7 3300 100

CV (%) 3,7 4,3 7,5 12,8

LSD (0,05) NS 4,5 NS 210
Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.1 cho thấy các giống khảo sát đều có tỷ lệ nhân
trên 70%. Trong đó giống ĐB3 có tỷ lệ nhân cao nhất (đạt 72,8%), kế đến là giống
L9804 đạt 72,7% và giống L9803-7 đạt 71,9%. Tỷ lệ nhân của từng giống khảo sát
qua 3 vụ trồng ít biến động. Tỷ lệ nhân của các giống khảo sát trong cùng một vụ
khác biệt nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỷ lệ h
ạt chắc của các giống lạc
triển vọng biến động từ 71,3-89,8%, trong đó giống L9803-7 có tỷ lệ hạt chắc cao
nhất, đạt 89,8%, kế đến là giống L9804 đạt 89,6% và ĐB3 đạt 89% (Bảng 3.1).
Khối lượng 100 hạt trung bình của các giống khảo sát ít biến động, chỉ dao
động từ 46,5-48,8g, trong đó giống VD01-2 đạt cao nhất (48,8g), kế đến là VD01-
1, L9803-8 và ĐB3 (48,6g). Hàm lượng dầu của các giống lạc khả
o sát biến động
từ 47,9-52,9%, trong đó giống L9803-8 có hàm lượng dầu cao nhất (52,9%), kế đến
là giống ĐB3 (52,3%). Có 8 giống lạc đạt hàm lượng dầu trên 50% (Bảng 3.1).

Trong vụ Đông Xuân 2010-2011, năng suất của các giống biến động từ
3150-3760 kg/ha, trong đó giống ĐB3 vẫn đạt năng suất cao nhất (3760 kg/ha)
vượt đối chứng 14%, kế đến là giống L9803-7 đạt 3710 kg/ha và giống L9804 đạt
3690 kg/ha (vượt đối chứng 12%) (B
ảng 3.1).

17
3.1.3. Xây dựng mô hình trình diễn các giống mới triển vọng
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đã chọn ra được 3 giống lạc triển vọng:
L9803-7, L9804 và ĐB3 để xây dựng mô hình trình diễn. Các giống lạc này có một
số ưu điểm sau: năng suất cao; khối lượng 100 hạt lớn; tỷ lệ nhân, tỷ lệ hạt chắc và
hàm lượng dầu cao. Trong vụ Đông Xuân 2010-2011, đã triển khai 2 mô hình trình
diễn tại Tây Ninh (Trảng Bàng và Gò Dầu) với diện tích 0,5ha/mô hình.
Kết quả ghi nhận mô hình ở huyện Gò Dầu, Tây Ninh cho thấy: chiều cao
cây của 2 giống L9803-7 và ĐB3 không biến động nhiều so với giống VD2 (41,7-
43,5cm). Số trái/cây, tỷ lệ nhân, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 100 hạt của 2 giống
lạc đều cao hơn so với giống VD2 làm đối chứng. Mặt dù số liệu khác biệt không
nhiều, nhưng nhìn chung, 2 giố
ng lạc được chọn đưa vào thử nghiệm trên diện rộng
đều có ưu thế hơn so với giống VD2 (Bảng 3.21).
Kết quả ở Bảng 3.21 cho thấy, việc sử dụng 2 giống lạc mới đã cho năng suất
tăng từ 8-11% so với giống VD2 (năng suất tăng từ 260-340 kg/ha). Lợi nhuận tăng
do giống mới mang lại từ 3.900.000 – 5.100.000 đ/ha. Trong đó giống ĐB3 đ
em lại
lợi nhuận cao nhất (5.100.000đ/ha), giống L9803-7 (3.900.000 đ/ha).
Tương tự như mô hình ở Gò Dầu, kết quả ghi nhận mô hình ở huyện Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh cho thấy: chiều cao cây của 2 giống L9804 và ĐB3 không
biến động nhiều so với giống VD2 (41,7-43,5cm). Số trái/cây, tỷ lệ nhân, tỷ lệ hạt
chắc và khối lượng 100 hạt của 2 giống lạc đều cao hơn so với giống VD2 làm đối
ch

ứng. Mặt dù số liệu khác biệt không nhiều, nhưng nhìn chung, 2 giống lạc được
chọn đưa vào thử nghiệm trên diện rộng đều có ưu thế hơn so với giống VD2
(Bảng 3.23).
Kết quả ở Bảng 3.24 cho thấy, mô hình trình diễn tại Trảng Bàng có năng
suất thấp hơn mô hình tại Gò Dầu. Tuy nhiên, việc sử dụng 2 giống lạc mới cũng
cho năng suất tăng từ 6-10% so v
ới giống VD2 (năng suất tăng từ 170-290 kg/ha).
Lợi nhuận tăng do giống mới mang lại từ 2.550.000 – 4.350.000 đ/ha. Trong đó
giống ĐB3 đem lại lợi nhuận cao nhất (4.350.000 đ/ha), giống L9804 (2.550.000
đ/ha).
Tóm lại, trong quá trình thực hiện mô hình trình diễn, các giống lạc L9803-7,
L9803 và ĐB3 được nông dân đánh giá cao về năng suất cũng như chất lượng. Cần
tiếp tục bố trí khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình di
ễn, công nhận giống mới
góp phần bổ sung nguồn giống lạc phục vụ sản xuất.

×