BỘ THỦY SẢN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
oOo
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
CHỌN GIỐNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
NHẰM TĂNG TỶ LỆ PHI LÊ BẰNG CHỌN LỌC GIA ĐÌNH
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
Chủ nhiệm đề tài: Ths. NGUYỄN VĂN SÁNG
Các thành viên tham gia:
TS. NGUYỄN VĂN HẢO Cố vấn khoa học, Viện NCNTTS II.
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TRỌNG Đại Học Sư Phạm Hà Nội
TS. NGUYỄN CÔNG DÂN Viện NCNTTS I
TS. QUYỀN ĐÌNH THI Viện Công nghệ Sinh học Hà Nội
TS. NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY Viện Công nghệ Sinh học Hà Nội
Ths. ĐINH HÙNG Phó chủ
nhiệm đề tài, Viện NCNTTS II.
Ths. PHẠM ĐÌNH KHÔI Viện NCNTTS II
CN. BÙI THỊ LIÊN HÀ Viện NCNTTS II
CN. NGUYỄN ĐIỀN Viện NCNTTS II
KS. NGUYỄN QUYẾT TÂM Viện NCNTTS II
KS. NGÔ HỒNG NGÂN Viện NCNTTS II
TC. TRỊNH QUANG SƠN Viện NCNTTS II
7815
23/3/2010
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 11 - 2009
1
I. GIỚI THIỆU
Trong các năm qua nghề nuôi thủy sản trong nước đã có bước phát triển nhanh
và ngày càng có vị trí nổi bật. Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2002
đã đạt 450.000 tấn, chiếm 46% sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản nội địa.
Tỷ lệ này tăng lên đáng kể trong năm 2005 là 50,3%. Trong các loài cá nuôi nước
ngọt, cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài được nuôi chủ yếu trong bè, ao
và đăng quần với các mức độ thâm canh, bán thâm canh và qui mô nông h
ộ ao hồ
nhỏ ở hầu hết ở các tỉnh Nam bộ, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp, và Cần Thơ. Sản lượng nuôi cá tra ước tính đạt khoảng 300.000 tấn
năm 2004, đạt 400.000 tấn năm 2005, đạt trên 800.000 tấn năm 2006 và đạt 1,2
triệu tấn năm 2007.
Ở Đông Nam Á, cá tra được nuôi phổ biến ở các nước Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam (Phạm Văn Khánh, 1996). Thái Lan đã thành công sinh
sản nhân tạ
o cá tra từ năm 1966 với nguồn cá bố mẹ thành thục đánh bắt ngoài tự
nhiên cho đến năm 1972 mới hoàn chỉnh qui trình nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo. Tại
Việt Nam, cá tra được nghiên cứu sinh sản nhân tạo từ năm 1978 với sự tham gia
của nhiều Viện và Trường như: Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Cần Thơ, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ sản II, Tổ chức CIRAD (Pháp).
Từ
năm 1997, quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá tra hình thành và
từng bước đã được hoàn thiện với tỷ lệ sống trung bình của cá hương đạt 60-70%
khi ương trong ao đất. Tiềm năng sản xuất giống và nuôi loài cá này còn vô cùng
lớn, có thể tăng gấp hàng chục lần sản lượng nuôi hiện nay.
Nhu cầu về thực phẩm thủy sản ngày càng tăng trên thế giới trong khi sản lượng
khai thác đạt ngưỡng cao nhất củ
a nó. Kỳ vọng tăng nhanh sản lượng nuôi trồng để
thỏa mãn nhu cầu thực phẩm thủy sản thông qua tăng nhanh năng suất nuôi trồng là
rất lớn (Ottolenghi et al., 2004). Tính trạng tăng trưởng luôn luôn là mục tiêu trung
tâm cho các chương trình chọn giống nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, trong khi đó
tỷ lệ philê cũng được xem là một trong những tính trạng mang lại hiệu quả sản xuất
(Flick et al., 1990; Bosworth et al., 1998; Cibert et al., 1999; Bosworth et al., 2001;
Kause et al., 2002). Cá tra đã là một
đối tượng xuất khẩu với nhiều mặt hàng chế
2
biến đa dạng được xuất sang hơn 80 nước trên thế giới. Dạng sản phẩm xuất khẩu
chính là philê, chiếm 95% (liên hệ trực tiếp với xí nghiệp chế biến). Tỷ lệ philê
trung bình so với trọng lượng cá thể (chưa bỏ ruột) của cá tra trong các lô thương
phẩm thấp, dao động khoảng từ 30% đến 33% và sự khác biệt về tỷ lệ philê của các
cá thể trong một lô thương ph
ẩm rất lớn (thông tin từ xí nghiệp chế biến). Điều này
cho thấy biến dị kiểu hình tỷ lệ philê cao trong đàn cá nuôi (trong khi tỷ lệ philê cao
hơn, đạt 61% trên cá hồi (Sang, 2004), 35% trên cá rô phi (Rutten et al., 2004). Tỷ
lệ philê thấp trên cá tra cho thấy hiệu quả sản xuất loài cá này không cao, các phần
loại bỏ có giá trị thấp chiếm tỷ lệ cao trong tổng trọng lượng cơ thể.
Hiện nay chương trình chọn giống nâng cao chất lượ
ng cá tra về các tính trạng
có ý nghĩa kinh tế chưa được thực hiện ở các nước có sản xuất loài này ngoại trừ
Việt Nam. Hiện tại người nuôi rất quan tâm con giống có nguồn gốc rõ ràng, tăng
trưởng nhanh, sức chịu đựng lớn và có chất lượng tốt như tỷ lệ philê cao, ít mỡ
trong nội quan, màu sắc thịt trắng, … Trong vài năm trở lại đây, khi nhà máy chế
biến xuất khẩu bắ
t đầu phân loại theo giá và ưu tiên thu mua cho cá có tỷ lệ philê
cao thì người nuôi bắt đầu cố gắng tạo ra đàn cá thương phẩm có tỷ lệ philê cao
bằng phương pháp cải thiện dinh dưỡng và quản lý ao nuôi như lựa chọn loại thức
ăn, cách cho ăn, quản lý chất lượng nước phù hợp. Về khía cạnh di truyền như biến
dị kiểu hình, hệ số di truyền của tính trạng này là bao nhiêu vẫn còn là những câu
h
ỏi. Mối tương quan di truyền giữa tính trạng tỷ lệ philê với tăng trưởng và một số
tính trạng chất lượng khác vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Nhằm xác
định các chỉ số vừa nêu làm cơ sở cho việc quyết định mục tiêu chọn giống và
phương pháp chọn giống phù hợp giúp tạo ra con giống có tỷ lệ philê cao mà đề tài
“Chọn giống cá tra nhằm tăng tỷ l
ệ phi lê bằng chọn lọc gia đình” đã được thực hiện
trong 3 năm 2006-2008.
Mục tiêu của đề tài:
Tăng giá trị thương phẩm của cá tra nuôi.
Để đạt được mục tiêu trên đề tài cần đạt các nội dung sau đây:
- Đánh giá biến dị di truyền và biến dị kiểu hình các quần đàn chọn giống.
3
- Phân tích các chỉ thị liên kết (markers) liên kết với gien qui định tính trạng tỷ
lệ philê hỗ trợ cho công tác chọn giống.
- Đánh giá hệ số di truyền lý thuyết và thực tế tính trạng tỷ lệ philê cho các
quần đàn chọn giống.
- Đánh giá hiệu quả chọc lọc và giá trị chọn giống nhằm tạo ra đàn cá tra có tỷ
lệ phi lê cao.
- Đánh giá hiệu quả cá đã chọ
n lọc theo các mô hình nuôi khác nhau.
- Tìm mối tương quan di truyền giữa tính trạng tỷ lệ philê với tính trạng tăng
trưởng, tỷ lệ mỡ trong philê và màu sắc thịt.
4
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi cá tra ở đồng bằng Sông Cửu Long
Việt nam đang là một trong năm nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản. Sau nghề nuôi tôm thì nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
là một trong những nghề phát triển mạnh nhất trong thời gian qua ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Đây là loài cá nước ngọt bản địa của Việt nam thường được nuôi
trong ao hoặc trong lồng bè và xu hướng hiện nay chủ yế
u là nuôi trong ao. Theo
ước tính năm 2006 thì nghề nuôi cá tra đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 16
nghìn lao động. Ở ĐBSCL, nghề nuôi cá tra hội nhập rất nhanh trong lĩnh vực nông
nghiệp, vượt lên cả nghề trồng lúa. Điều quan trọng là sản lượng nuôi cá tra hiện
nay phần lớn là từ những nông hộ nhỏ. Hầu hết sản phẩm cá tra nuôi được chế biển
để xuất khẩu. Vấn đề hiện nay là cần phát tri
ển nghề này một cách bền vững và
giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nông dân ở vùng ĐBSCL đang nổ lực
sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản lượng cá tra. Nếu không đáp ứng
được nhu cầu này sẽ dễ dẫn đến tình trạng gián đoạn thị trường cũng như sự trì trệ
hoạt động của các nhà máy chế biến thu
ỷ sản. Gần đây giá cá tra đã lên đến mức
17000 đồng/kg, chứng tỏ tiềm năng về giá trị kinh tế của loài cá này. Hiện nay,
nghề nuôi cá tra đang mở rộng dần, tuy nhiên các vấn đề về môi trường, kinh tế, xã
hội và thương mại sẽ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sự bền vững của nghề
này, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến đờ
i sống của các nông hộ nhỏ nếu không có biện
pháp cải thiện phương pháp nuôi và quản lý. Đồng thời với phát triển của nghề nuôi
cá tra ở ĐBSCL, cần để ý rằng những rủi ro làm giảm năng suất nuôi cũng như ảnh
hưởng đến sự bền vững của nghề nuôi có thể tăng lên đáng kể nếu như các biện
pháp nuôi tốt không được phát triển và áp dụng rộng rãi. Hi
ện nay cũng có những
hạn chế trong kỹ năng phát triển các biện pháp nuôi tốt, đặc biệt là trong việc đưa ra
chính sách. Những kỹ năng này cần được nâng cao cho những người làm chính sách
trong nuôi trồng thuỷ sản.
Từ năm 2000 đến nay các mô hình nuôi tốt được thử nghiệm và thực hiện như
SQF 1000 & 2000, EuroGAP, BMPs, liên hiệp cá sạch của các nhà máy chế biến và
5
liên kết của họ đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên việc áp dụng rộng rãi các mô
hình này còn nhiều hạn chế.
2.2. Tình hình chất lượng con giống cá tra ở đồng bằng Sông Cửu Long
Sự phát triển quá nóng nghề nuôi loài cá này đã đặt ra nhiều vấn đề về: thiếu con
giống chất lượng, bất cập trong chăm sóc và quản lý của hộ ương nuôi, chưa có qui
hoạch vùng nuôi hợp lý, môi trường bị suy thoái và dịch bệnh th
ường xuyên xảy ra.
Nguồn giống cá tra để nuôi trước đây được vớt từ sông Tiền và sông Hậu. Sản
lượng cá bột vớt được đã giảm dần từ 500–800 triệu con trong thập niên 1960-
1970, xuống còn 150–200 triệu con trong thập niên 1990. Từ năm 1978 đã bắt đầu
có nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá tra. Nhưng mãi đến năm 1996 mới thực sự có
nhu cầu giống cho nghề nuôi và công nghệ ương cá bột lên cá giố
ng đã đạt kết quả
tốt và ngày càng xã hội hoá ở khu vực ĐBSCL. Năm 1998, sản lượng cá tra bột sinh
sản nhân tạo chủ yếu tập trung ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, chỉ đạt trên 100
triệu con nhưng đến năm 2000, các tỉnh ĐBSCL đã sản xuất khoảng 1 tỷ cá bột và
ương giống đạt khoảng 290 triệu con. Các năm từ 2001-2003, sản lượng cá bột có
xu hướng giảm nhưng
đến năm 2004 lại tăng lên. Năm 2006, ước đạt trên 2 tỷ cá
bột. Cũng từ năm 2000, nông dân ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã chấm dứt
vớt cá tra bột trên sông. Do nhu cầu rất lớn về con giống nên các cơ sở sản xuất chỉ
tập trung quan tâm đến sản lượng cá bột mà ít chú ý đến chất lượng cá bột và cá
giống. Trong các năm 1998-2000, sức sinh sản của đàn cá tra bố mẹ rất thấ
p và
năng suất cá bột cũng kém. Ở tỉnh Đồng Tháp, năm 1999 với 12 tấn cá tra bố mẹ
cho đẻ được 350 triệu cá bột, đến năm 2000 khối lượng cá bố mẹ đã lên đến 102,5
tấn (tăng gấp 8,5 lần) nhưng sản lượng cá bột chỉ tăng 2,1 lần. Nhiều hộ nuôi cá bố
mẹ với mật độ quá dày (từ 5–7 kg/m
3
) nên chỉ có từ 30–40% số cá đạt thành thục và
tỉ lệ cho đẻ được cũng chỉ khoảng 50%. Trong các năm 2001-2003 và 2006-2008 do
nuôi quá nhiều cá bố mẹ, nên đã có nhiều đàn cá bố mẹ gần như bị “bỏ quên” không
tham gia sinh sản vì không tiêu thụ được cá bột. Năm 2007, theo ước tính cá bố mẹ
có trên 148.000 con, sản lượng cá bột ước khoảng 17 tỷ con từ 100 cơ sở sản xuất
nhỏ và 27 trại sản xu
ất lớn và khoảng 1,8 tỷ cá giống từ 10.000 cơ sở ương với diện
tích ao hơn 2.000 ha tập trung chủ yếu vẫn ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Các
6
tỉnh có diện tích ương tương đối khá lớn kế tiếp là Cần Thơ, Tiền Giang và Vĩnh
Long.
Tiêu chuẩn ngành về sản xuất giống cá tra và basa đã được ban hành năm 2004
(28 TCN 211) nhưng việc áp dụng chưa rộng rãi và kiểm tra thực hiện chưa được
chặt chẽ. Ở một số tỉnh phát triển mạnh sản xuất giống loài này như An Giang và
Đồng Tháp, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Th
ủy sản đã có một số qui định về cấp giấy
phép hành nghề cho các cơ sở có đủ điều kiện sản xuất về ao hồ, bố mẹ và kỹ thuật.
Tuy nhiên, với lực lượng tương đối mỏng, chưa xuyên suốt và các đơn vị này khó
kiểm soát hết được các cơ sở sản xuất nên kiểm soát chất lượng con giống vẫn còn
gặp khó khăn. Mộ
t số địa phương cho rằng họ chưa thực sự thể hiện được chức
năng là do chưa có văn bản pháp lý từ trung ương. Hệ thống kiểm dịch con giống
trước khi xuất bán và đưa vào lưu thông chưa phát huy hiệu lực. Kiểm tra chất
lượng con giống chưa đạt được 5% trên tổng sản lượng giống và đặc biệt không thể
kiểm dịch được con giống l
ưu thông giữa các tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng trên
là do các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và người nuôi chưa nhận thức được hết
tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng con giống nên còn né tránh, chưa có
trạm kiểm dịch giống cá tra ở các tuyến giáp ranh giữa các tỉnh. Trong đó tỉnh An
Giang thực hiện đăng ký chất lượng giống được nhiều nhất (liên hệ cá nhân).
Năng suất ương t
ừ cá bột lên cá giống giảm dần, từ năm 2001 trở về trước năng
suất đạt trung bình 40%, hiện nay xuống còn 10-15%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng con giống như cá bố mẹ có nguồn gốc không rõ ràng và không được
tuyển chọn, kích thước cá bố mẹ nhỏ, kỹ thuật nuôi vỗ thành thục chưa đạt (thức ăn,
mật độ, thay nước,…), đẻ ép, khai thác quá mức do
đẻ nhiều lần trong năm, cạnh
tranh không lành mạnh giữa các nhà sản xuất. Kỹ thuật ương chưa đảm bảo do ao
hồ nhỏ, ít thay nước, lạm dụng thuốc và hóa chất, không ghi chép sổ sách đặc biệt là
lịch sử bệnh và thuốc sử dụng. Đó cũng là khó khăn chung nằm trong chuỗi sản
xuất, khi mà sản xuất ra con giống chất lượng cao có giá thành cao hơn chưa thật sự
được ngườ
i nuôi chấp nhận do giá cá thịt thành phẩm thấp (liên hệ cá nhân).
Tỉnh An Giang đã bắt đầu có một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giống
cá tra, tuy nhiên cần thời gian để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng. Về kỹ thuật,
tỉnh đã bắt đầu áp dụng phương pháp quản lý đàn cá bố mẹ bằng dấu từ PIT, trao
7
đổi và lai chéo đàn cá bố mẹ, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các vệ tinh
sản xuất giống có chất lượng tốt cùng với trại giống của Trung tâm Khuyến ngư và
Giống Thủy sản. Về quản lý, tỉnh đã thực hiện việc đăng ký chất lượng, đang thực
hiện thử nghiệm mô hình liên kết trong sản xuất giữa sản xuất giống, nuôi thương
phẩm và xí nghiệp chế biến xuất khẩu (liên hệ cá nhân).
2.3. Một số chương trình nghiên cứu liên quan đến cá tra
Chương trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra được bắt đầu từ năm 1978 với
sự tham gia của nhiều Viện và trường Đại học trong khu vực (Đại học Nông Lâm,
Viện NCNTTS II, Đại học Cần Thơ, tổ chức CIRAD (Pháp)). Tỷ lệ sống của cá tra
trong sinh sản nhân tạo đến giai đoạ
n giống trước đây có thể đạt trung bình 60-70%
nhưng hiện nay tỷ lệ này bị giảm còn khoản 30-40%.
Thông qua sự tài trợ của SUFA_Bộ Thuỷ sản trong 5 năm (2001-2005), Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã thực hiện chương trình chọn giống về tính
trạng tăng trưởng bằng phương pháp chọn lọc cá thể (2001-2004). Ba quần đàn gốc
cho chọn giống năm 2001, 2002 (chọn theo tăng trưở
ng) và 2003 (chọn theo tỷ lệ
philê) đã được hình thành. Hiệu quả của chọn lọc thực tế đã được tính toán trong
năm 2006-2008.
Cũng thông qua chương trình này các nghiên cứu thăm dò về sinh học phân tử
nhằm đánh giá biến dị di truyền của cá tra cũng đã được tiến hành. Kỹ thuật
microsatellite với 10 primer đặc hiệu cho cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long được
phát triển bởi BIOTEC_Thái Lan để đánh giá biến d
ị cá đã được thực hiện trong
năm 2004. Các primer đều cho kết quả đa hình, đặc biệt primer 10 cho kết quả đa
hình rất cao. Kết quả này mở ra triển vọng sử dụng những primer để đánh giá biến
dị di truyền và tìm ra chỉ thị liên kết với tính trạng có ý nghĩa về mặt kinh tế trên cá
tra bằng kỹ thuật microsatellite.
Đề tài ‘‘Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩ
n thịt trắng
phục vụ xuất khẩu (2001 – 2003)” với kết quả nghiên cứu cho thấy bằng cách áp
dụng sục khí đáy kết hợp thay nước có kiểm soát để quản lý tốt môi trường nước ao
nuôi có thể đạt tỷ lệ cá có thịt trắng trên 70% mà chi phí sản xuất không cao hơn so
với phương pháp nuôi cá thay nước thông thường. Tiếp theo kết quả này một dự án
8
sản xuất thử “Nuôi cá tra thâm canh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và giảm ô nhiễm môi
trường” được thực hiện bỡi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II năm 2006-
2007. Dự án ‘‘Thử nghiệm mô hình nuôi cá tra thương phẩm phục vụ xuất khẩu và
hạn chế ô nhiễm môi trường, 2007-2008’’ với mục tiêu tạo ra sản phẩm cá tra thịt
trắng và hồng trên 80% và góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tra. Kết quả
dự án là năng suất nuôi đạt 315 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 85-90%, sản phẩm cá thịt trắng
và trắng hồng đạt 80-91%, hệ số chuyển đổi thức ăn 1,49-1,60.
Vấn đề nghiên cứu về dinh dưỡng và khẩu phần thức ăn cho cá tra đã được tiến
hành khá tốt trong một đề tài nghiên cứu về thức ăn cho các đối tượng thuỷ sản nuôi
chủ lực phụ
c vụ xuất khẩu thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước KC06NN.
Bên cạnh đó một chương trình hợp tác quốc tế đã được ký kết trong năm 2005 với
chính phủ Hungary thông qua Viện nghiên cứu cá nước ngọt HAKI (Hungari) với
việc đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thức ăn viên nổi cho cá tra và ba sa.
Chương trình kiểm soát cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản được triển
khai thự
c hiện bởi Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng
ngừa dịch bệnh Thủy sản khu vực Nam Bộ được Bộ Thủy sản thành lập theo quyết
định 914 TS/QĐ ngày 14 tháng 10 năm 2003. Trụ sở của Trung tâm đặt tại Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và địa bàn hoạt động là khu vực phía Nam.
Nhóm các đề tài nghiên cứu về bệnh trong đó phải kể đến đề tài ”Nghiên cứu bệnh
đốm trắ
ng trên cá tra nuôi công nghiệp (do SUFA tài trợ, 2001 – 2003)” với kết quả
nghiên cứu đã xác định được 13 chủng vi khuẩn từ mẫu cá tra bệnh trong đó Hafnia
alvei có tần xuất bắt gặp cao nhất (73,1%) tiếp đến là Plesiomonas shigelloides
(31,9%) là tác nhân chính gây bệnh đốm trắng trên cá tra. Đề tài nghiên cứu sản
xuất vắc xin được triển khai kết hợp giữa Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
và công ty Thuốc Thú Y Trung ương bước đầu cho kết quả
khả quan.
Dự án “Xây dựng qui phạm thực hành nuôi cá tra tốt hơn (BMP) ở đồng bằng
sông Cửu Long, Việt Nam” đã bắt đầu thực hiện từ năm 2007. Mục tiêu chung của
dự án là nhằm nâng cao năng suất nuôi cá tra và phát triển bền vững theo mục tiêu
quốc gia đặt ra. Mục tiêu cụ thể là xây dựng BMP cho nghề nuôi cá tra đặc biệt liên
quan đến chăm sóc quản lý, chọn địa điểm nuôi, quản lý đàn cá bố
mẹ và chất lượng
giống, thức ăn và cách cho ăn, quản lý sức khỏe và nâng cao năng lực các hộ nuôi
9
bằng cách áp dụng BMP. Việc ứng dụng các biện pháp nuôi tốt là rất cần thiết cho
các hộ nuôi cá tra ở qui mô này, thông qua việc thành lập các nhóm, hội, câu lạc bộ
và khuyến khích các tổ chức này ứng dụng các biện pháp nuôi tốt. Nhìn chung đề
cương của dự án này phù hợp với hướng ưu tiên của chương trình “Hợp tác cho
nông nghiệp và phát triển nông thôn” (CARD) của Tổ chức phát triển quốc tế Úc
(AusAID). Đề cương chú trọng các hoạt độ
ng phát triển nông thôn liên quan đến
các mặt kinh tế xã hội trọng điểm tại Việt Nam.
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II còn kết hợp với Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản I và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III lưu giữ và
chuyển đổi đàn cá bố mẹ. Chọn lọc, đánh giá tính thích ứng của cá tra khi di giống
ra các địa phương miền Bắc, miền Trung. Phát triển công nghệ
sản xuất giống, công
nghệ nuôi thương phẩm phù hợp với các mô hình nuôi của từng vùng.
Tóm lại, trong thời gian qua công tác nghiên cứu khoa học trên đối tượng cá tra
đã nhận được sự quan tâm, đầu tư lớn từ phía Nhà nước, Bộ Thuỷ Sản và các tổ
chức nước ngoài. Các hướng nghiên cứu được tập trung vào những khâu then chốt
như con giống, dinh dưỡng, môi trường và phòng chống dịch bệnh nhằm giải quyết
nhữ
ng bức xúc từ thực tiễn sản xuất. Những kết quả nghiên cứu hiện đang được ứng
dụng và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa hoàn toàn
đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn.
2.4. Các chương trình chọn giống thủy sản triển khai và áp dụng trên thế giới
Các chương trình chọn giống đã triển khai và áp dụng trên thế giới bao gồm
chọn giống cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi vân ở Na-Uy (Gjedrem, 2005); cá hồi
vân ở phần lan (Kause et al., 2002) và Đan Mạch (Henryon, 2002), Coho salmon
(Neira et al., 2004); cá tuyết ở Na-Uy (Kolstad, 2006); cá nheo Mỹ (Dunham,
1995); cá rô phi ở Phillipines (Eknath et al., 1993), ở Malaysia (Ponzoni et al.,
2005), ở Hà Lan (Rutten et al., 2005), ở Malawi (Maluwa, 2006); cá chép
(Vandeputte, 2003), cá rô-hu ở Ấn Độ (Reddy et al., 1996); tôm thẻ chân trắng ở
Mỹ (Argue et al., 2002) và Columbia (Gitterle et al., 2006); tôm sú ở Ấn Độ
(Bjarne, liên hệ trực tiếp), trên hào Thái Bình Dương ở Úc (Swan et al., 2007); cá
10
chẽm ở Châu Âu (Vandeputte, 2009); cá mè vinh ở Bangladesh (Hussain, 2002) và
một số đối tượng khác.
Các tính trạng bao gồm trong mục tiêu chọn giống là tăng trưởng, tỷ lệ philê,
màu sắc thịt, FCR, kháng bệnh, chịu mặn, thành thục sớm và một số chỉ tiêu khác.
Tính trạng tỷ lệ philê là tính trạng khó cải thiện thông qua chọn lọc. Hệ số di
truyền thường thấp và muốn có số liệu của tính trạng này cần phải giết m
ổ cá và
như vậy hiệu quả chọn lọc bị giảm do chúng ta chỉ có thể chọn được trên anh em
của chúng. Một trong những phương pháp nâng cao hiệu quả chọn lọc là là tìm ra
phương pháp đo đạt tính trạng này với sai số thấp nhất vì giết mổ cá và philê vẫn
còn sai số nhiều giữa các cá thể cho một người philê.
Biến dị di truyền của quần đàn chọn giống được bảo
đảm bằng cách thành lập
quần đàn tổng hợp từ nhiều quần đàn hay nhóm cá khác nhau (Skjervold, 1982 tổng
kết bỡi Gjedrem, 1997). Đây là chiến lược mà các chương trình chọn giống thành
công trên thế giới đã áp dụng cho cá nheo mỹ (Bondary, 1983), cá hồi Đại Tây
Dương và cá hồi nước ngọt ở Na Uy (Gjedrem et al., 1987), cá rô phi ở Philippin
(Ednath et al., 1993), cá rô-hu ở Ấn Độ (Reddy et al., 1996), tôm thẻ chân trắng
(Argue et al., 2002) và cá mè vinh (Hussain, 2002). Chương trình chọn giống cá hồi
Đại Tây Dương bắt đầu cũng v
ới vật liệu được thu thập từ 41 sông khác nhau ở Na
Uy (Gjedrem et al., 1991) và trên cá rô phi từ 8 dòng cá từ nhiều nước khác nhau ở
châu Phi và châu Á (Bentsen et al., 1998).
Phương pháp chọn giống hiện tại đang sử dụng phổ biến trên thế giới đó là chọn
lọc cá thể, chọn lọc gia đình và chọn lọc kết hợp giữa gia đình và cá thể.
Hiệu quả chọn lọc một số tính trạng trên một số đối t
ượng đạt kết quả khá cao
như tăng trưởng tăng 12-20% qua 1-2 thế hệ trên cá nheo Mỹ (Dunham, 1995), tăng
trưởng tăng 11% mỗi thế hệ, tỷ lệ thành thục sớm giảm 20% mỗi thế hệ trên cá hồi
(tổng kết bởi Gjedrem, 2000), tăng 60% trọng lượng và tăng 40% tỷ lệ sống trên cá
rô phi thông qua chương trình “nâng cao chất lượng di truyền – GIFT” ở Philippin
(ICLARM, 1998) (Bảng 2.1).
Các tính trạng số lượng thường có mối quan hệ
di truyền với nhau. Mối tương
quan di truyền thuận được tìm thấy trên cá hồi Đại Tây Dương giữa tính trạng tăng
trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn. Sau 4 thế hệ chọn lọc tăng tốc độ tăng trưởng
11
đã làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn từ 1,08 xuống còn 0,86 (tổng kết bởi
Gjedrem, 2000).
Biến dị kiểu hình của tính trạng tỷ lệ philê trên cá hồi (trout) thấp 2,8% nhưng
hệ số di truyền trên đối tượng này tương đối cao 0,33 và mối tương quan di truyền
với tính trạng tăng trưởng ở mức trung bình 0,29-0,47 (Kause et al., 2002), cao
0,75-0,77 (Gjerde & Gjedrem, 1984), rất cao trên cá hồi (coho salmon), 0,97 (Neira
et al., 2004) và rất cao với tính trạng tỷ lệ thịt (dressing percentage) trên cá hồi
(trout) 0.94 (Kause et al., 2002). Trong khi đó kết quả tương tự tìm thấy cho biến dị
kiểu hình 2,3% và hệ số di truyền 0,33 nhưng mối tương quan di truyền với tính
trạng tăng trưởng tương đối cao 0,74 (Sang, 2004). Hệ số di truyền cho tính trạng
chu vi cơ thể, chiều cao và bề dày (đo đoạn tại vây lưng) ở mức trung bình tương
ứng là 0,22, 0,27, và 0,19. Mối tương quan di truyền giữa các tính trạng này với
trọng lượng thân tương
ứng là 0,93, 0,83, và 0,92 (Gjerde & Schaeffer, 1989).
Chương trình chọn giống trên cá hồi bắt đầu bao gồm tính trạng tỷ lệ philê năm
2004 và hiệu quả chọn giống dự đoán tăng khoảng 1,5% mỗi thế hệ. Theo Rutten et
al. (2005), hệ số di truyền tính trạng tỷ lệ philê trên cá rô phi là 0,12. Chương trình
chọn giống trên giáp xác cũng đã bắt đầu. Chương trình chọn giống kháng bệnh trên
tôm he chân trắng cho kết quả tốt, tăng 18,4% khả năng kháng bệnh Taura
Syndrome Virus (Argue et al., 2002) và chương trình chọn giống trên tôm sú ở Ấn
Độ đã triển khai vào đầu năm 2004 (thông tin từ Akvaforsk) (Bảng 2.1).
Ở Na Uy, ngoài thành công cải thiện nâng cao chất lượng một số tính trạng ở cá
hồi (trout) và cá hồi Đại Tây Dương tỷ lệ cá đã qua chọn giống được đưa vào nuôi
cao, chiếm 65% (tổng kết bởi Gjedrem, 2000). Tỷ lệ giữa chi phí và lợi nhuận của
chương trình chọn giống là 1:15 (tổng kết b
ởi Gjedrem, 1997).
2.5. Các nghiên cứu về di truyền và chọn giống thuỷ sản được triển khai và áp
dụng tại Việt Nam
Đánh giá hiệu quả lai ngược về tăng trưởng của hai loài cá mè trắng
H. harmandi và H. molitrix được tiến hành bởi Trần Mai Thiên và Nguyễn Quốc
Ân (1987). Kết quả nghiên cứu cho thấy H. harmandi tăng trưởng tốt hơn nhiều so
với H. molitrix. Thế hệ con của kết quả lai con cái H. harmandi
và con đực H.
12
molitrix cho tốc độ tăng trưởng tốt hơn nhiều so với con lai từ bố là H.harmandi và
mẹ là H.molitrix.
Các nghiên cứu về tính biến dị của 8 dòng cá chép bản địa được tác giả Trần
Đình Trọng (1983) tiến hành ở miền Bắc Việt Nam cho thấy dòng cá chép trắng là
dòng cá phổ biến nhất ở miền Bắc và cũng là dòng có tính biến dị cao nhất. Tuy
nhiên qua thực tiển sản xuất dòng cá chép trắng này và các dòng cá chép b
ản địa
khác có các biểu hiện tăng trưởng chậm và thành thục sớm. Đây chính là cơ sở để
Viện NCNTTS I tiến hành các nghiên cứu về lai trong loài để xác định ưu thế lai
trên cá chép (C.carpio). Công trình trên được tiến hành vào các năm 1974-1976.
Kết quả nghiên cứu của công trình này cho thấy thế hệ F1 của việc lai dòng cá chép
trắng Việt Nam và dòng cá Hungary cho đặc tính vược trội so với bố mẹ của chúng
như tỷ lệ sống cao, tă
ng trưởng nhanh và ngoại hình đẹp.
Bảng 2.1. Hệ số di truyền và hiệu quả chọn lọc các tính trạng ở một số loài
Tính trạng Hệ số di truyền (h2) Hiệu quả chọn lọc (R) (%)
Trọng lượng
-Hồi 0,12-0,26 11
-Nheo Mỹ 0,20 10
-Rô phi 0,09-0,26 8,3-12,4
-Chép 0,2-0,29 14
-Mè vinh 0,76 (*) 2,44
-Tôm thẻ chân trắng 0,15 21
Tỷ lệ trọng lượng bỏ ruột
-Hồi
-Nheo Mỹ
0,03-0,36
0,2-0,36
-
-
Tỷ lệ philê
-Hồi
-Rô phi
-Cá hồi (Coho salmon)
0,14-0,33
0,12
0,11
1,5
-
-
Màu sắc thịt
- Hồi
0,06-0,30
-
Tỷ lệ mỡ trong philê
-Hồi
-Nheo Mỹ
0,30-0,47
0,61
-
-
Kháng bệnh
- Tôm th
ẻ chân trắng: kháng
bệnh TSV
0,28
18,4
13
Thực nghiệm cho thấy cá chép lai có sức tăng trưởng nhanh hơn cá chép dòng
Việt Nam ngay cả khi chúng được nuôi ghép hoặc nuôi đơn trong các ao khác
nhau. Tuy nhiên do công tác quản lý không được tốt nên quần đàn bố mẹ ban đầu bị
mất dần tính thuần chủng do đó đã làm mất đi hiệu quả của ưu thế lai có được từ các
quần đàn bố mẹ ban đầu.
Để khắc phục tình trạng trên một chương trình nâng cao chấ
t lượng di truyền
bằng chọn lọc cá thể đã được thực hiện trên cá chép ở miền Bắc Việt Nam vào năm
1985 thông qua chương trình chọn giống cá chép về tính trạng tăng trưởng với kỹ
thuật chọn lọc cá thể đã xác định hệ số di truyền 0,2 - 0,29 (Trần Mai Thiên & ctv.,
1998). Hiện nay đã chuyển qua chọn lọc gia đình tại Viện NCNT Thủy sản I. Ở
chương trình này, quần đ
àn cho chọn giống cũng được thành lập trên cơ sở các dòng
cá chép Việt, Hung và Indo.
Thí nghiệm chọn giống trên 3 loại hình cá chép - vàng, trắng và hung nuôi phổ
biến ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện. Qua 2 thế hệ chọn giống bằng
phương pháp chọn lọc cá thể, hệ số di truyền thực tế tính được là 0,22; 0,22-0,23 và
0,18-0,20 tương ứng cho cá chép vàng, trắng và hung và hiệu quả của chọn lọc về
t
ăng trưởng nhanh hơn thế hệ trước tương ứng từ 7,0-7,2%; 4,3-6,0% và 4,2-4,3%
(Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
Chương trình chọn giống cá rô phi GIFT được tiếp tục tại Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I đã chọn được đàn cá rô phi có sức tăng trưởng tăng 16,6% qua 2
thế hệ bằng phương pháp chọc lọc gia đình (Nguyễn Công Dân và ctv., 2000).
Chương trình chọn giống cá mè vinh bắt đầu bằng đánh giá các dòng cá mè vinh
có ngu
ồn gốc khác nhau từ Sông Cửu Long và Sông Đồng Nai và chọn lọc tạo quần
đàn ban đầu cho chọn giống (Nguyễn Văn Hảo & ctv., 2002).
Các chương trình chọn giống rô phi GIFT được tiếp tục và chọn giống tôm càng
xanh được bắt đầu tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II bằng nguồn kinh phí
của Trung tâm Thủy sản thế giới (World Fish Center).
2.6. Một số ứng dụng di truyền phân tử vào trong chọn giố
ng
Allozyme. Cá Tra vàng Mystus nemurus (Cuv & Val.) trở thành một trong những
loài cá nước ngọt chính được nhà nông nuôi thả ở vùng Nam Châu Á. Người ta đã
14
khảo sát mức độ phân ly di truyền các quần đàn nhánh trong số mẫu của loài thu
nhận từ các nơi trong vùng cũng như so sánh di truyền của cá hoang dại và cá nuôi
thả. Để nghiên cứu tính đa dạng di truyền trong nội bộ và giữa 8 quần đàn hoang dại
và một quần đàn nuôi M. nemurus từ Bắc, Đông Bắc, Trung và Nam Thái Lan
người ta đã sử dụng các kỹ thuật điện di gel tinh bột nằm ngang và nhuộm hóa mô.
Bốn mô (tim, gan, thận, cơ) từ các mẫu cá thể được sử dụng để phân tích các biến
thể của 23 locus mã hóa enzyme. Mười lăm trong số 23 locus nghiên cứu (65,22%)
là đa hình ở mức 0,95. Tính không tương đồng quan sát xê dịch từ 0,041 đến 0,111,
trung bình 0,068±0,028. Khoảng cách di truyền xê dịch từ 0,005 đến 0,164. Khoảng
cách di truyền xa nhất được tìm thấy giữa quần đàn Chainat và Suratthani (0,164),
một mức độ phân ly dưới loài M. nemurus ở Thái lan (Leesa-Nga et al., 2000).
RAPD. Yoon & Kim (2001) đ
ã sử dụng RAPD-PCR để nghiên cứu tính đa dạng
và tương đồng di truyền của các quần đàn cá Tra nuôi Silurus asotus từ hai vùng
phía Tây Hàn Quốc. Trong tổng số 20 mồi ngẫu nhiên được thử nghiệm, 5 mồi cho
1344 băng đạt trung bình từ 8,2-13,6 băng đa hình mỗi mồi. Băng đa hình trong mỗi
mẫu của 3 quần đàn xê dịch từ 56,4%-59,6%. Băng đa hình mỗi dòng trong các
quần đàn xê dịch từ 4,9-5,3%. Tính tương đồ
ng trong quần đàn Kunsan xê dịch từ
0,39-0,82 nghĩa là ±SD của 0,56±0,08. Mức độ tương đồng trong quần đàn cá Tra
Yesan đạt 0,59±0,07. Tính tương đồng di truyền trong các quần đàn cá Tra nuôi có
thể sinh ra do các cá thể từ hai quần đàn được nuôi trong cùng một điều kiện môi
trường hoặc giao phối lẫn nhau trong vài thế hệ. Tuy nhiên, theo các chỉ số cùng
băng vạch và băng đa hình và các băng chính đặc trưng cũng là đặ
c trưng giữa các
quần đàn, có tính phân ly di truyền đáng kể giữa các quần đàn này ngay cả khi các
chỉ số cùng băng (BS) khác nhau chút ít. Vì vậy, số lượng đa hình RAPD được xác
định trong nghiên cứu này có thể đủ tin cậy để đánh giá tính đa dạng và tương đồng
di truyền (Yoon & Kim, 2001).
RAPD và AFLP. Chong et al. (2000) đã sử dụng phân tích AFLP và RAPD để
nhận dạng và xác định đặc điểm của cá Tra ở sông Malaysia, Mystus nemurus. Lần
đầu tiên trong nghiên cứ
u tính đa dạng di truyền nội bộ và giữa 5 quần đàn M.
nemurus ở khu vực, tác giả đã ứng dụng kỹ thuật RAPD và AFLP. Tổ hợp bốn mồi
AFLP và chín mồi RAPD lần lượt cho thấy tổng cộng 158 và 42 dấu chỉ thị đa hình.
15
Phân tích AFLP và RAPD cho các kết quả tương tự như khi phân tích tính hội tụ
các quần đàn. Quần đàn Sarawak ở đảo Broneo tụ lại với nhau và phân ly khỏi các
quần đàn còn lại ở quần đảo Maylasia. Cả hai hệ dấu chỉ thị đã phát hiện tính biến
dạng di truyền cao nội bộ các quần đàn ở Trường ĐHTH Malaysia Putra và
Sarawak. Ba phân nhóm từ các quần đàn Kedah, Perak, và Sarawak, được phát hiện
bằng AFLP nhưng không ph
ải RAPD. Dấu chỉ thị AFLP duy nhất cũng được quan
sát thấy trong một vài kiểu gene bất bình thường ở các mẫu Sarawak. Điều này chỉ
ra AFLP có thể là một hệ marker hiệu quả hơn RAPD trong việc nhận dạng kiểu
gene nội bộ các quần đàn (Chong et al., 2000).
Microsatellite. Waldbieser et al. (2001) đã lập bản đồ liên kết di truyền dựa trên
microsatellite cho cá chanel catfish. Các locus microsatellite được xác định trình tự
gene hoặc tạo dòng ngẫu nhiên từ thư
viện bộ gene. Các quần đàn lai chanel catfish
có trung bình 8 allele đối với mỗi locus và mức độ dị hợp tử trung bình là 0,7. Tác
giả đã thiết lập một bản đồ liên kết di truyền của bộ gene chanel catfish (N = 29) từ
hai họ cá liên quan. Tổng số 293 locus microsatellite là đa hình trong một hoặc hai
dòng họ với trung bình 171 sự phân bào mỗi locus. Mười chín locus loại I, 243
locus loại II và một locus esterase được đặt trong 32 nhóm gene liên kết trên một
NST trải dài 1958 cM. Hơn 9 locus loại II khu trú trong ba nhóm gene liên kết 2
đ
iểm trải dài 24,5 cM. Có 22 locus loại II vẫn không liên kết. Khoảng cách các
nhóm gene liên kết trên một NST nhiều điểm xê dịch từ 11,9-110,5 cM với khoảng
cách giữa các chỉ thị trung bình là 8,7 cM. Bảy locus microsatellite liên kết gần với
locus xác định giới tính. Bản đồ các locus microsatellite và liên kết di truyền sẽ tăng
tính hiệu quả của các chương trình chọn giống cá chanel catfish (Waldbieser et al.,
2001).
Cho tới nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tính đa hình ở cá Tra ở Việt
Nam b
ằng các chỉ thị phân tử (Quyền Đình Thi et al., 2002; Đào Thị Tuyết et al.,
2003; Nguyễn Văn Cường et al., 2003a; Nguyễn Văn Cường et al., 2003b; Phạm
Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Ninh, 2003; Quyền Đình Thi et al., 2004a; Quyền Đình Thi
et al., 2004b; Quyền Đình Thi et al., 2005). Kết quả bước đầu cho thấy có thể sử
dụng các chỉ thị phân tử như RAPD, RFLP và microsatellite để phân biệt các quần
đàn nuôi thả
trong các trại cá ở Việt Nam.
16
Bảng 3.1. Nguồn vật liệu, sinh sản nhân tạo, đánh dấu, nuôi thương phẩm và thu mẫu thu thập số liệu
Các chỉ tiêu Quần đàn G1-2001 Quần đàn G1-2002 Quần đàn G1-2003
Sinh sản nhân tạo sản xuấ
t
gia đình:
- Thời điểm
- Số lượng gia đình
- Tỷ lệ sống trung bình(%)
05/2005
162
4,8
04/2006
208
29,9
06/2007
183
4,3
Đánh dấu
- Phương pháp
- Thời điểm
- Số lượng
+ Cá thể/gia đình (con)
+ Tổng cộng (con)
- Trọng lượng (g)
- Tỷ lệ còn dấu (%)
Dấu từ PIT
12/2005
75
12.190
42,7
95,2
Dấu từ PIT
12/2006
125
16.967
Đăng quầng: 26,8; ao ở cồn:
26,5; ao nghiên cứu: 28,1
89,5
Dấu từ PIT
12/2007-01/2008
60
10.980
40.5
90,2
Nuôi thương phẩm
- Môi trường nuôi
Ao trung tâm nghiên cứu
3 môi trường: đăng quầng và ao
gần sông tại nông hộ, ao trun
g
Ao trung tâm nghiên cứu
17
- Thời gian (ngày)
+ Đăng quầng
+ Ao gần sông
+ Ao trung tâm nghiên cứu
- Tỷ lệ sống (%)
-
-
240
86,0
tâm nghiên cứu.
147
180
246
69,1; 75,7; 85,2
-
-
203
92,8
Thu mẫu, đo đạt các tính
trạng
- Thời điểm
+ Đăng quầng
+ Ao gần sông
+ Ao trung tâm nghiên cứu
- Số lượng mẫu (con)
+ Đăng quầng
+ Ao gần sơng
+ Ao nghiên cứu
- Tính trạng cân đo
-
-
12/08 - 12/09 (30 ngày)
-
-
2.767
Chiều dài, trọng lượng, trọng
lượng philê, tỷ lệ philê, m
ỡ
trong philê, mỡ nội quan v
à
màu sắc thịt
17/07 - 22/07/2007 (6 ngày)
27/08 - 01/09/2007 (6 ngày)
25/09 - 08/10/2007 (14 ngày)
1.272
1.338
2.635
Chiều dài, trọng lượng, trọn
g
lượng philê, tỷ lệ philê, m
ỡ
trong philê và màu sắc thịt
-
-
06-15/08/2008 (10 ngày)
-
-
2.513
Chiều dài, trọng lượng, trọn
g
lượng philê, tỷ lệ philê, m
ỡ
trong philê và màu sắc thịt
18
Phân tích biến dị di truyền
- Thời điểm
- Số lượng mẫu vây (con)
- Primers
12/2006
500: 250 mẫu đàn bố mẹ 2001
và 250 mẫu đàn con G1-2001
-
06-12/2007
250 mẫu cá bố mẹ
Thử trên 24 primers: 10 cặp đặ
t
hiệu cho cá Tra Việt Nam, 10
cặp primer Microsatellite cá tr
a
dầu sông Mêkong, và 4 cặp
primer Microsatellite đặc hiệ
u
cho cá Tra (P. hypophthamus)
Việt Nam được công bố trê
n
GeneBank, 1999: phy01,
phy03, phy05 và phy07.
09-12/2008
250 mẫu cá bố mẹ và đàn con G1-
2001
Trên 8 primers cho kết quả tốt
19
III.VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.1. Vật liệu
V ật liệu cho nghiên cứu là thế hệ G1 quần đàn chọn giống bố mẹ 2001, 2002
và 2003 và thế hệ G2 quần đàn 2001. Quần đàn 2001 và 2002 đã qua chọn lọc tính
trạng tăng trưởng bằng phương pháp chọn lọc cá thể thực hiện năm 2002 và 2003;
quần đàn 2003 đã qua chọn lọc tăng tỷ lệ philê và tăng trưởng bằng phương pháp
chọn lọc k
ết hợp năm 2004 thuộc đề tài ”nâng cao chất lượng đàn cá tra bố mẹ về chỉ
tiêu tăng trưởng bằng phương pháp chọn lọc gia đình, 2001-2005”. Đàn chọn giống
2001, 2002 và 2003 được xem là có biến dị cao được thành lập từ bố mẹ thuộc 3-4
trại giống khác nhau: Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Đồng bằng sông
Cửu Long, Xí nghiệp sản xuất giống cá nước ngọt_thuộc Viện Nghiên cứ
u Nuôi
trồng Thủy sản II, Trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp và trại sản xuất giống
thủy sản tư nhân tỉnh Đồng Tháp. Đàn bố mẹ này được thu từ ao nuôi các tỉnh An
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An và Bình Dương với
nguồn cá giống được thu từ tự nhiên trong nhiều năm và các thời điểm khác nhau
trong năm. 75, 79 và 101 gia đình được sản xuất trong các năm tương ứ
ng hình thành
đàn bố mẹ 2001, 2002 và 2003. Số lượng cá phục vụ cho đề tài là: đàn bố mẹ 2001:
462 con chọn lọc và 120 con đối chứng; đàn bố mẹ 2002: 500 con chọn lọc và 122
con đối chứng; đàn bố mẹ 2003: 450 con chọn lọc và 122 con đối chứng (phương
pháp chọn lọc cá thể theo tính trạng tăng trưởng được áp dụng cho quần đàn 2001 và
2002 với phần trăm chọn lọc tương ứng là 17,7% và 25,0%, phươ
ng pháp chọn lọc
kết hợp tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ philê được áp dụng cho quần đàn 2003, với
phần trăm chọn lọc là 18% trên 45 gia đình trong tổng số 101 gia đình; và nhóm đối
chứng được chọn ngẫu nhiên) (Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2005).
3.2. Thiết kế phối tổ hợp gia đình
Đàn chọn giống thế hệ G1 từ đàn bố mẹ chọn giống 2001, 2002 và 2003 s
ản xuất
năm 2005, 2006 và 2007: áp dụng phương pháp phối giai thừa một phần, 2n đực lai
với 2n cái tạo ra 4n gia đình theo sơ đồ 3.1 (Berg & Henryon, 1998) cho ước tính các
20
thông số di truyền (hệ số di truyền và mối tương quan di truyền) một cách chính xác
hơn phối tổ hợp gia đình thứ bậc (Blanc, 1998; Gjerde, 2005). Từ đó cho phép chọn
lọc cá thể và gia đình chính xác hơn giúp tăng nhanh hiệu quả chọn lọc.
Sơ đồ 3.1. Phương pháp phối giai thừa một phần
Cái
(C),
Đực
(Đ)
C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9
C
10
C
11
C
12
C
13
C
14
C
15
C
16
C
17
C
18
Đ 1 X X
Đ 2 X X
Đ 3 X X
Đ 4 X X
Đ 5 X X
Đ 6 X X
Đ 7 X X
Đ 8 X X
Đ 9 X X
Đ 10 X X
Đ 11 X X
Đ 12 X X
Đ 13 X X
Đ 14 X X
Đ 15 X X
Đ 16 X X
Đ 17 X X
Đ 18 X…
Đàn G1-2001 được cho sinh sản vào tháng 05/2005, 95 đực được phối giai thừa
một phần với 97 cái tạo ra 162 gia đình cùng bố cùng mẹ trong vòng 1 tháng. Đàn
G1-2002 được cho sinh sản vào tháng 04/2006, 122 đực được phối giai thừa một
phần với 118 cái tạo ra 208 gia đình cùng bố cùng mẹ trong vòng 1 tháng. Đàn G1-
2003 được cho sinh sản vào tháng 06/2007, 101 đực được phối giai thừa một phần
với 105 cái tạo ra 183 gia đình cùng bố cùng mẹ. Đàn G2-2001 được cho sinh sản
vào tháng 06/2008, 85 đự
c được phối thứ bậc với 85 cái tạo ra 156 gia đình cùng bố
cùng mẹ trong vòng 5 tuần.
3.3. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo, ấp và ương
3.3.1. Sinh sản nhân tạo
3.3.1.1. Liều lượng kích dục tố sử dụng
+ Đối với cá cái:
21
Liều sơ bộ: 2 liều sơ bộ, thời gian cách nhau 12-24 giờ, sử dụng HCG với tổng
cộng cho 2 liều là 1.200 - 2.000 UI/kg.
Liều quyết định: 2500-4000 UI HCG/kg. Liều quyết định sau liều sơ bộ sau
cùng là 8 - 24 giờ. Sau khi tiêm liều quyết định 8 - 10 giờ thì cá rụng trứng.
+ Đối với cá đực:
Tiêm một lần cùng với liều tiêm quyết định của cá cái với liều 250 UI HCG/kg.
3.3.1.2. Phương pháp thụ tinh:
+ Áp dụng ph
ương pháp thụ tinh khô
+ Tinh trùng cá sử dụng cho thụ tinh: Tinh bảo quản trong nước muối sinh lý
với tỷ lệ tinh: nước muối sinh lý là 1:3 và bảo quản ở nhiệt độ 4
o
C. Tinh bảo
quản này cho tỷ lệ thụ tinh cao trong vòng 2-3 giờ. Phương pháp này được thực
hiện như sau: trước khi cá cái rụng trứng 1 giờ, cá đực được lấy tinh và bảo quản
trước.
3.3.2. Kỹ thuật ấp trứng cá tra
- Thử nghiệm ấp trứng dính và khử dính bằng tanin 0.6%, khuấy đều trong
khoảng 30 giây.
- Trứng được ấp riêng rẽ theo gia đình trong dụng cụ hình nón bằng vải voan có
sục khí từ đ
áy dụng cụ (trứng khử dính) đặt trong bể composit.
- 3000 cá bột từ mỗi gia đình được chuyển sang ương riêng rẽ trong bể
composit.
3.3.3. Kỹ thuật ương cá tra áp dụng
Sau khi cá nở 30 - 35 giờ cá bột hết noãn hoàng, để nâng cao tỷ lệ sống cá sau
khi nở 20-24 giờ sẽ được chuyển sang ương để tránh hiện tượng cá bột ăn lẫn nhau
nhằm nâng cao tỷ lệ sống.
Để giảm ảnh hưở
ng khác nhau lên các gia đình ương, qui trình ương chia làm 2
giai đoạn: giai đoạn 1 trong vòng 15 ngày đến kích cỡ cá lớn hơn mắc lưới nylon,
22
lúc này chuyển sang giai đoạn 2: giai đoạn ương đến kích cỡ đánh dấu trong giai
lưới đặt trong ao đất.
- Giai đoạn 1: trên bể composit 1 m
3
. Thức ăn là artemia mới nở, moina và
trùn chỉ đến ngày thứ 15.
- Giai đoạn 2: Sau khi ương 15 ngày, cá được chuyển sang ương trong các
giai lưới đen đặt trong ao đất. Diện tích mỗi giai là 3 m
2
, mật độ ương là 250
con/m
2
. Thức ăn trong 7 ngày đầu là trùn chỉ và thức ăn viên loại nhỏ chứa 40%
protein, sau đó cá được chuyển sang cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên loại lớn
hơn chứa 28% protein. Sau khoảng 2 tháng nuôi trong giai lưới đen có mắc lưới
nhỏ, chúng tôi chuyển cá sang nuôi tiếp trong giai xanh có mắc lưới lớn hơn đến
đánh dấu khỏang 3-4 tháng, cá đạt 42,7, 36,6 và 40,5 gam cho đàn G1-2001, G1-
2002 và G1-2003.
3.4. Phương pháp đánh dấu
-Phương pháp đánh dấu từ PIT: Phương pháp này áp dụ
ng cho cả 3 quần đàn G1-
2001, G1-2002 và G1-2003 đánh dấu tương ứng vào tháng 12/2005, 12/2006 và
tháng 12/2007-01/2008.
-Trung bình mỗi gia đình đàn G1-2001 đành dấu 75 con, tổng cộng 12.190 con
được thả nuôi thương phẩm thí nghiệm trong ao tại Trung tâm nghiên cứu.
- Trung bình mỗi gia đình đàn G1-2002 đánh dấu 125 con, tổng cộng có 16.967 con
thả nuôi thương phẩm trong ao thí nghiệm tại 3 môi trường nuôi trong năm 2007,
13.409 con nuôi ao trung tâm nghiên cứu, 1.937 con nuôi đăng quầng và 1.621 con
nuôi ao gần sông.
- Trung bình mỗi gia đình đàn G1-2003 đánh dấu 60 con, tổng c
ộng có 10.980 con
thả nuôi thương phẩm trong ao thí nghiệm tại trung tâm nghiên cứu trong năm
2008.
3.5. Phương pháp chọc lọc
Phương pháp chọn lọc kết hợp giữa gia đình và cá thể trong từng gia đình được
áp dụng cho tính trạng tỷ lệ philê và trọng lượng cơ thể trên các quần đàn G1-2001,
G1-2002 và G1-2003 thực hiện trong các năm 2006, 2007 và 2008.
23
3.6. Nuôi thương phẩm thí nghiệm
-Thức ăn: các đàn cá nuôi thương phẩm thí nghiệm được cho ăn đủ và đều bằng
thức ăn viên công nghiệp có độ đạm 28-22% đảm bảo cá ăn được thức ăn đều nhau.
-Các cá thể đánh dấu quần đàn G1-2001 và 2003 được thả nuôi thương phẩm
trong ao 2000 m
2
tại trung tâm nghiên cứu độ sâu 1,5 m, trong khi các cá thể đánh
dấu quần đàn G1-2002 được thả nuôi thí nghiệm trong 3 môi trường là ao 2000 m
2
tại trung tâm nghiên cứu độ sâu 1,5 m, ao gần sông 48 m
2
độ sâu 3 m và đăng quầng
30 m
2
độ sâu 4 m. Các môi trường nuôi được thể hiện trong hình 3.1.a, 3.1.b và
3.1.c. Các môi trường này khác nhau về mật độ nuôi, chất lượng nước, thức ăn và
phương pháp quản lý. Các môi trường này là môi trường nuôi điển hình hiện nay.
Để xem biểu hiện kiểu gien của quần đàn cá tra như thế nào ở các mô hình này, thì
đàn chọn giống cần được nuôi thương phẩm thử nghiệm trong các mô hình đó. Do
ao ở cồn gần sông có diện tích lớn trong khi số lượng cá cho thí nghiệ
m ít, do đó
chúng tôi bố trí 1 nan tre đặt trong ao. Các yếu tố khác gần như giống với cá nuôi ở
bên ngòai nan tre về mật độ, thay nước, lượng thức ăn,…. Ao nuôi tại Trung tâm
nghiên cứu có điều kiện gần giống và được xem là đại diện ao cho nội đồng. Trọng
lượng cá đánh dấu ban đầu thả nuôi thí nghiệm cho 3 môi trường không sai khác có
ý nghĩa thống kê (Bảng 3.1) (Đăng quầng: 26,8g; ao ở cồn: 26,5g và ao nghiên cứu:
28,1g). Cá được nuôi trong
đăng quầng nuôi với mật độ là 20 con/m
3
, thức ăn trung
bình 9,5% trọng lượng thân, dòng nước chảy mạnh ở sông chình sông Tiền tại xã
Thới Sơn, huyện Châu Thành, tình Tiền Giang. Cá được nuôi trong đang tre đặt
trong ao ở cồn gần sông với mật độ là 14,2 con/m
3
, thức ăn trung bình 7,1% trọng
lượng thân, thay nước thường xuyên, lượng nước thay trung bình hàng ngày là 30%
tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tình Đồng Tháp. Cá được nuôi trong ao đất nội
đồng tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ, mật độ là 5,2
con/m
3
, thức ăn trung bình 4,5% trọng lượng thân, tần suất thay nước thấp, 2-3 ngày
1 lần và lượng nước thay trung bình hàng ngày là 30%.
Nhóm đối chứng được thả nuôi tương ứng là 2.170 con cho quần đàn G1-2001
và 700, 425 và 2.300 con cho quần đàn G1-2002 thả nuôi trong 3 môi trường tương
ứng.
24
Cá giống sản xuất từ cá bố mẹ chọn lọc 2003 về tỷ lệ philê được đem nuôi
thương phẩm thử nghiệm trong 6 ao và so sánh với 5 ao đối chứng nuôi bằng con
giống bình thường tại ấp Bình Mỹ B, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp.
a) Ao trung tâm nghiên cứu b) Ao gần sông
c) Đăng quầng
Hình 3.1. Các môi trường nuôi thử nghiệm cá sau đánh dấu từ PIT
3.7. Thu thập số liệu
3.7.1. Thu thập biến dị kiểu hình tỷ lệ philê cá nuôi tại nông hộ
Để đánh giá biến dị kiểu hình tính trạng tỷ lệ philê cá nuôi tại nông hộ, tỷ lệ
philê cá nuôi ở các mô hình khác nhau được thu thập. 31 cá thể được philê từ ao
nuôi mật độ 20 con/m
2
, thức ăn viên công nghiệp, ít thay nước. 48 cá thể được philê
từ ao nuôi mật độ 40 con/m
2
, thức ăn viên công nghiệp, thay nước nhiều. 60 cá thể
được philê từ ao nuôi mật độ 30 con/m
2
, thức ăn viên tự chế, thay nước nhiều. 454
cá thể được philê từ bè nuôi, mật độ 200 con/m
3
, thức ăn công nghiệp (Phụ lục 1).