Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.95 KB, 51 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc
biệt. Ngân hàng Ngoại thương luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài
trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt
động ngân hàng.
Sau 45 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa
năng. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều
khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Ngân hàng
Ngoại thương đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà
cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ
với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn
đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm
nhân thọ,kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v thông qua các
công ty con và công ty liên doanh.
Trong những tuần đầu được thực tập và học hỏi tại ngân hàng, em đã có cơ hội
tìm hiểu về lịch sử cũng như quá trình phát triển của ngân hàng thương mại cổ
phần ngoại thương Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Thị Hường đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bản báo cáo thực
tập tổng hợp này.
Trong quá trình thực hiện em còn có nhiều sai sót, kính mong cô giáo và các
bạn giúp đỡ để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK)
1. 1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank)


1.1.1 Lịch sử hình thành của ngân hàng TMCP Vietcombank
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định
số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở
tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Dưới đây là các thông tin cơ bản về ngân hàng TMCP Vietcombank:
* Tên công ty: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
* Tên Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of
Vietnam
* Tên giao dịch: Vietcombank (VCB)
* Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Website: www.vietcombank.com.vn

* Ngày tháng năm thành lập: Ngày 30 tháng 10 năm 1962
* Số quyết định, cơ quan ra quyết định thành lập: NHNT được thành lập theo
Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục
quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
* Mạng lưới Vietcombank: Tính đến thời điểm 31/8/2008, NHNT đã phát triển
Báo cáo thực tập tổng hợp
lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 59 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87
Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện
và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ hơn 9000 người. Ngoài ra,
NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài
nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất
động sản, quỹ đầu tư
* Chức năng, nhiệm vụ của NHNT: NHNT hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại
khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn
ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các
quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) Ngoài ra,
NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ,

vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung
ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
* Xếp hạng: Ngày 11 tháng 02 năm 2007, Standard & Poor's Ratings Services
đã công bố xếp hạng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức
BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của
Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là
mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam.
1.1.2 Quá trình phát triển của ngân hàng TMCP Vietcombank
Quá trình phát triển của NHNT được chia làm các giai đoạn chủ yếu như sau:
* Giai đoạn 1963-1975:
Trong giai đoạn này, NHNT đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được
Nhà nước giao phó: thực hiện chức năng ngân hàng đối ngoại độc quyền, tiếp nhận
viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc và phục vụ
công cuộc giải phóng miền Nam.
Báo cáo thực tập tổng hợp
* Giai đoạn 1975-1990:
Sau ngày giải phóng miền Nam, NHNT đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ,
hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao với vai
trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu về tài sản
quốc gia đối với các tài sản là hàng hóa đặc biệt, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài.
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm vận,
viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối
nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNT đã thực hiện chủ
trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành các cơ chế
khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại
tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập
khẩu nguyên liệu cho sản xuất,phân bón, thuốc trừ sâu và
lương thực.
* Giai đoạn 1990-1996:
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT

chuyển NHNT theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng
thành NHTM Quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là
Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với việc Hội ñồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh
Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài
chính ngày 23 tháng 05 năm 1990, NHNT được chính thức chuyển từ một ngân
hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM
Quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính khác. Năm 1995, NHNT đã tham gia vào hệ
thống thanh toán SWIFT và trở thành đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả
nước.
* Giai đoạn 1996-1999:
Báo cáo thực tập tổng hợp
Giai đoạn này NHNT tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các lĩnh vực hoạt động
kinh doanh, đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng
như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống ngân hàng lõi - Core
Banking(Vietcombank Vision 2010),trở thành thành viên của tổ chức thanh toán
thẻquốc tế Visa Card, Master Card Cũng trong giai đoạn này, NHNT cũng đã tham
gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như
đường ống Nam Côn Sơn, đạm Phú Mỹ, đuôi hơi Phú Mỹ, Thuỷ điện Yaly…
* Giai đoạn từ 1999 cho đến nay:
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá
độ, NHNT đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường,
giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam và là NHTM hàng đầu
Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại
hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến
vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó,
NHNT tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị
trường tiền tệ góp phần thực hiện
tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống

NHTM Việt Nam.
Đặc biệt, giai đoạn này đánh dấu một bước chuyển mình của Vietcombank từ
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam.
Sau một thời gian dài tập trung chuẩn bị theo kế hoạch từ năm 2005, ngày
26/12/2007, ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã chính thức phát hành cổ phiếu
lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh,
với 97,5 triệu cổ phần được đấu giá. Giá trúng thầu bình quân cổ phiếu của
nhà băng này là 107.860 đồng
. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng tài
chính trong nước và quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị
trường chứng khoán Việt Nam nói riêng trải qua rất nhiều biến động trong năm
Báo cáo thực tập tổng hợp
qua như lạm phát tăng cao, sự phát triển chậm lại của nền kinh tế
Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức chuyển đổi thành NHTMCP với
vốn điều lệ hơn 12 nghìn tỷ đồng sau khi nhận giấy phép kinh doanh của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội. Đây là cuộc chuyển đổi mang dấu ấn lịch sử sau 45
năm tồn tại và phát triển của Vietcombank.
1.1.3 Các mốc lịch sử và thành tựu được ghi nhận
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định số 115/CP
do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực
thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
- Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là
một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
- Năm 1978, NHNT thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico
Hong Kong.
- Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng
chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN
hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ

tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai.
- Năm 1993, NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc (First
Vina Bank) nay là ShinhanVina Bank.
- Năm 1994, NHNT thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT
nay là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản.
- Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á
bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-
NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27
tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo
mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng
03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign
Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
- Năm 1996, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Paris – Cộng hòa Pháp,
tại Moscow – Cộng hòa liên bang Nga.
- Năm 1996, NHNT khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198
với đối tác Singapore.
- Năm 1997, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Singapore.
- Năm 1997, NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu
Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
- Năm 1998, NHNT thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB
Leasing.
- Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS.
- Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
- Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt
nhất năm 2003 tại Việt Nam.
- Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy
nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".

- Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
- Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội doanh
Báo cáo thực tập tổng hợp
nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo
quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. NHNT là đơn vị
ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này.
- Năm 2005: NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ
thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao
động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-
2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Năm 2005, NHNT góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư
Chứng khoán – VCBF.
- Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng
châu Á tiêu biểu".
- Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình
sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam.
- Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á.
- Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt
thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số
98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải
thưởng này.
- Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối
cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
- Mới đây, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao giải thưởng “Ngân hàng
nội địa tốt nhất tại Việt Nam năm 2008”, Vietcombank cũng được nhận giải thưởng
“Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008”
Báo cáo thực tập tổng hợp

theo bình chọn của độc giả tạp chí Trade Finance (thuộc tập đoàn Euromoney
Institutional Investor Group) thông qua cuộc khảo sát hàng năm “Giải thưởng toàn
cầu cho Ngân hàng tốt nhất” của tạp chí này.
1.2 Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị Vietcombank
1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất
NHNT đã xây dựng được một hệ thống quy trình nghiệp vụ, bộ máy tổ chức
theo tư vấn của chuyên gia nước ngoài. Theo đó, bộ máy tổ chức được xây dựng
theo mô hình ngành dọc, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban được quy định rõ
ràng, hợp lý không chồng chéo (xem hình 1.1)
Trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng Vietcombank, chức năng của một số phòng
ban như sau:
1.2.1.1Phòng bảo lãnh
Phòng bảo lãnh trực thuộc sở giao dịch thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái
bảo lãnh, thẩm định các phương án kinh doanh của khách hàng bảo lãnh. Thẩm
định và định giá tài sản cầm cố, thế chấp và phong toả tài sản khi cần. Ngoài ra,
phòng bảo lãnh cũng thực hiện một số nghiệp vụ khác.
1.2.1.2 Phòng đầu tư dự án
Phòng đầu tư dự án thuộc khối tín dụng, có chức năng cấp tín dụng trung và dài
hạn cho khách hàng, thực hiện cho vay hợp vốn bằng VND và ngoại tệ. Thẩm định
dự án, theo dõi thu nợ và xây dựng tín dụng đối với khách hàng. Thực hiện thẩm
định tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng trước khi cung cấp tín
dụng.
1.2.1.3 Phòng kế toán giao dịch
Thực hiện chức năng mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng
là tổ chức. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán uỷ nhiêm chi, Telex chuyển tiền điện tử,
Báo cáo thực tập tổng hợp
sec chuyển khoản, sec bảo chi,…
Thực hiện thu chi tiền mặt, sec lĩnh tiền mặt bằng VND từ tài khoản tiền gửi của
khách hàng. Và thực hiện thu lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay.
1.2.1.4 Phòng hối đoái

Phòng hối đoái chủ yếu phục vụ khách hàng cá nhân, quản lý hồ sơ, thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, tiền vay của khách hàng cá nhân. Thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến kiều hối, ngoại tệ, chuyển tiền đi nước ngoài,…
1.2.1.5 Phòng thanh toán nhập khẩu
Phòng thanh toán nhập khẩu thực hiên thanh toán quốc tế hàng mậu dịch và đối
ngoại liên quan đến hàng nhập khẩu. Theo dõi các tài khoản liên quan đến nghiệp
vụ này.
1.2.1.6 Phòng thanh toán xuất khẩu
Tương tự như phòng thanh toán nhập khẩu nhưng phục vụ hàng hoá xuất khẩu.
1.2.1.7 Phòng thanh toán thẻ
Đây là phòng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Ngân hàng Ngoại thương trong
mấy năm gần đây. Phòng thanh toán thẻ thuộc phòng giao dịch của Vietcombank.
Thực hiện thanh toán thẻ quốc tế và thẻ của Ngân hàng Ngoại thương. Phòng thanh
toán thẻ gồm các bộ phận:
- Phát hành thẻ quốc tế;
- Thẻ ATM;
- Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế;
- Và bộ phận khách hàng.
Báo cáo thực tập tổng hợp

Hình 1.1 Mô hình tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Vietcombank
Hội sở chính
Phòng quan hệ khách
hàng
Phòng quan hệ
Ngân hàng đại lý
Phòng Quản lý Vốn
Liên doanh Cổ phần
Phòng Đầu tư Dự án
Phòng Tổng hợp thanh toán

Phòng Quản lý Thẻ
Phòng Quản lý Ngân
quỹ
Phòng Vốn
Phòng kinh doanh ngoại
tệ
Phòng Kế toán Vốn
Phòng Quản lý tín dụng
Phòng Công nợ
Phòng thông tin tín dụng
MẠNG LƯỚI THANH TOÁN
Sở giao dịch Các chi nhánh Các công
ty
MẠNG LƯỚI NƯỚC NGOÀI
Văn phòng đại diện Công ty tài chính
Paris-Moscow-Singapore Việt Nam tại Hồng Kông
Phòng Quản lý Đề án
Công nghệ
Trung tâm tin học
Trung tâm thanh toán
Phòng Kế toán quốc tế
Phòng Kế toán tài chính
Phòng Tổng hợp và
Phân tích Kinh tế
Phòng tổ chức
Cán bộ và đào tạo
Văn phòng
Phòng thông tin
tuyên truyền
Phòng Pháp chế

Phòng Quản lý Xây
dựng cơ bản
Phòng Quản trị
Các bộ phận hỗ trợ
khác
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
BAN TỔNG GIÁM
ĐỐC
Phòng Kiểm tra
Nội bộ
Trung Ương
Hội đồng tín
dụng các ĐCTC
ALCO
Hội đồng Tín
dụng Trung
Ương
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.1.8 Phòng tín dụng ngắn hạn
Phòng tín dụng ngắn hạn triển khai các nghiệp vụ cho vay tín dụng đối với
khách hàng là tổ chức có tư cách pháp nhân. Và thực hiện các nghiệp vụ có liên
quan đến cho vay ngắn hạn các tổ chức.
1.2.1.9 Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng
Phòng này thực hiện cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng đối với khách hàng là
thể nhân.
1.2.1.10 Phòng vay nợ viện trợ
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán viện trợ các món vay ODA; quản lý nguồn
vốn vay và trả nợ nước ngoài bằng vốn ODA.

Trên đây là chức năng của một số phòng chính thuộc Ngân hàng Ngoại thương
Viêt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn có một số phòng khác như
phòng quan hệ đại lý khách hàng, phòng quan hệ ngân hàng đại lý, Phòng quản lý
vốn liên doanh cổ phần,…Tên của các phòng đó đã nói lên chức năng chính của
các phòng đó trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị NHNT Việt Nam
Bộ máy quản trị NHNT bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám
đốc, Ban điều hành và bộ máy giúp việc. Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành
ngân hàng là các văn bản pháp luật của Nhà nước và điều lệ được Hội đồng quản trị
NHNT ban hành kèm theo Quyết định số 62/QĐ-HĐQT ngày 08 tháng 11 năm
2001, có hiệu lực thi hành kể từ khi được Thống đốc NHNN chuẩn y ngày 26 tháng
11 năm 2001 tại Quyết định số 1476/2001/Qð-NHNN. Theo đó, chức năng, nhiệm
vụ của mỗi cấp quản trị như sau:
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của NHNT. Hội đồng quản trị
Báo cáo thực tập tổng hợp
quản lý NHNT theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và các quy định khác có liên quan của pháp
luật.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm. Các thành viên của Hội
đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Hội đồng quản trị có 07 thành viên, trong đó
có Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc,
01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát.
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát NHNT thực thi chức năng kiểm soát/kiểm toán nội bộ theo quy
ñịnh hiện hành và ðiều lệ NHNT. Ban kiểm soát có 06 thành viên, trong ñó có 01
Trưởng Ban, 03 thành viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (một thành
viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên do Thống ñốc NHNN
giới thiệu). Số lượng thành viên Ban kiểm soát do Hội ñồng quản trị quyết ñịnh.
* Tổng Giám đốc, Ban điều hành và bộ máy giúp việc

Tổng Giám đốc NHNT là đại diện theo pháp luật của NHNT, là người chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng
ngày theo nhiệm vụ,
quyền hạn quy định.
Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó tổng Giám đốc, Kế toán
trưởng và
bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ.
1.3 Những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Vietcombank
1.3.1 Danh mục sản phẩm
Các sản phẩm dịch vụ do Vietcombank cung cấp đều rất tiện ích, hiện đại cho
khách hàng. Là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, Vietcombank là
ngân hàng luôn đi tiên phong với những bước đột phá về sản phẩm và dịch vụ.
Trong xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng hiện đại, Vietcombank luôn
Báo cáo thực tập tổng hợp
chú trọng phát triển các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, không
ngừng cung cấp cho thị trường và công chúng những tiện ích mới, đa chức năng và
thuận lợi trong quá trình sử dụng.
Hiện nay, NHTMCP Vietcombank cung cấp 2 mảng dịch vụ, bao gồm nhóm
các dịch vụ dành cho khách hàng là cá nhân và nhóm các dịch vụ dành cho khách
hàng là doanh nghiệp. Nhóm các dịch vụ dành cho cá nhân bao gồm: Dịch vụ tài
khoản, dịch vụ nhận & chuyển tiền, dịch vụ kinh doanh thẻ, dịch vụ tiết kiệm &
đầu tư, dịch vụ cho vay cá nhân, ngân hàng điện tử.
Biểu danh mục các sản phẩm dịch vụ của NHNT được thể hiện chi tiết trên bàng
1.1:
Bảng 1.1 Danh mục các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank
STT
Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp
1
Dịch vụ tài khoản

Dịch vụ tài khoản
2
Dịch vụ kinh doanh thẻ
Dịch vụ thanh toán
3
Dịch vụ tiết kiệm & đầu tư
Dịch vụ bảo lãnh
4
Dịch vụ nhận & chuyển tiền
Dịch vụ cho vay
5
Dịch vụ cho vay cá nhân
Bao thanh toán
6
Ngân hàng Điện tử
Kinh doanh ngoại tệ
7
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu
8
Ngân hàng Điện tử
9
Các sản phẩm liên kết
(Nguồn: www.vietcombank.com.vn)
Nhóm các dịch vụ dành cho doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ tài khoản, dịch vụ
thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ cho vay, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ,
doanh nghiệp phát hành trái phiếu, ngân hàng điện tử, các sản phẩm liên kết như
thẻ thanh toán (liên kết giữa Vietcombank và một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
như hàng không, viễn thông), dịch vụ cho vay trả góp khi mua sản phẩm của một
Báo cáo thực tập tổng hợp
số doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán gạch nợ tự động tiền mua bán hàng hoá và

dịch vụ của các doanh nghiệp….
Trong đó các dịch vụ chủ yếu Ngân hàng Ngoại thương cung cấp đó là: dịch vụ
tiết kiệm, dịch vụ tài khoản, dịch vụ kỳ phiếu, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch
vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thuê mua tài chính, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ cho
vay, dịch vụ nhờ thu trơn.
1.3.1.1 Dịch vụ tiết kiệm
Là hình thức gửi tiền cho các cá nhân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi
suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú. Dịch vụ này không thu phí khi khách hàng
gửi và rút tiền. Và khách hàng được bảo đảm bí mật đối với việc gửi tiền này và
được Ngân hàng mua bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo khi có vấn đề xảy ra đối với
Ngân hàng thì khách hàng vẫn có thể nhận được số tiền của mình. Loại tiền khi gửi
và khi rút là giống nhau và nếu khách hàng có nhu cầu đổi từ ngoại tệ sang VND
hay chuyển đổi ngoại tệ sẽ được áp dụng tỷ giá mua bán chuyển khoản. Và sổ tiết
kiệm có thể dùng để cầm cố, thế chấp, chiết khấu hoặc bán lại cho Ngân hàng khi
người gửi cần tiền. Đến hạn tất toán tài khoản nếu khách hàng không đến nhận
Ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo của khách
hàng.
1.3.1.2 Dịch vụ tài khoản
Hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được coi là Trung tâm thanh toán
ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam. Với uy tín lâu năm cùng với công nghệ hiện đại và
đội ngũ cán bộ lành nghề, nhiệt tình Ngân hàng Ngoại thương có thể đáp ứng mọi
nhu cầu khách hàng đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, với chi phí thấp
nhất. Mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương khách hàng còn được hưởng
những ưu đãi như: được đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về vốn, được hưởng ưu đãi
Báo cáo thực tập tổng hợp
về lãi suất khi gửi cũng như khi vay giúp khách hàng kinh doanh có hiệu quả hơn.
Thủ tục mở tài khoản ở Vietcombank rất đơn giản khi khách hàng mở tài khoản.
Lãi suất ưu đãi, hấp dẫn. Điều động vốn giữa các chi nhánh của Ngân hàng Ngoại
thương ở cùng hay khác địa phương có thể dễ dàng và miễn phí. Mọi tổ chức, cá

nhân đều có thể mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với các loại
tài khoản, loại tiền (VND hoặc ngoại tệ) khác nhau và các kỳ hạn phong phú. Tài
khoản của khách hàng hoàn toàn được bảo đảm bí mật, an toàn. Khách hàng có thể
dùng tài khoản của mình để sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
của Ngân hàng như Sec, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiêm thu,… Thanh toán chuyển khoản
được thực hiện trên hệ thống máy hiện đại nhanh và độ chính xác cao.
1.3.1.3 Dịch vụ kỳ phiếu
Tuỳ theo nhu cầu vốn ngắn hạn từng thời kỳ Ngân hàng Ngoại thương phát
hành kỳ phiếu. Đây là một trong những công cụ huy động vốn của Ngân hàng
Ngoại thương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của Ngân hàng Ngoại thương.
Đây cũng là hình thức đầu tư an toàn với lãi suất cao dành cho khách hàng của
Ngân hàng. Kỳ phiếu đích danh có thể được chuyển nhượng dưới hình thức: mua,
bán, cho, tặng, thừa kế. Và có thể chuyển từ kỳ phiếu vô danh thành kỳ phiếu đích
danh. Cũng có thể dùng kỳ phiếu làm vật cầm cố, thế chấp, chiết khấu tại Ngân
hàng Ngoại thương hay tại các tổ chức tín dụng khác. Và khách hàng cũng được
đảm bảo an toàn, bí mật khi mua kỳ phiếu của Vietcombank.
1.3.1.4 Dịch vụ mua bán ngoại tệ
Đây là lĩnh vực mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương với 2 trung tâm giao
dịch lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được trang bị hệ thống máy tính
hiện đại cập nhất thông tin trong nước và thế giới về tình hình kinh tế, đặc biệt là
về tình hình tỷ giá; giao dịch nối mạng toàn cầu của các hãng tin lớn như Reuters,
Bridge Telerate,… Đội ngũ cán bộ kinh doanh lành nghề được đào tạo chuyên sâu.
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngân hàng Ngoại thương hiện có hàng trăm đối tác nước ngoài là các ngân hàng,
các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới ở khắp các thị trường Tokyo,
Singapore, Frankfurt, London, Newyork… với doanh số giao dịch lên đến hàng
chục tỷ USD một năm. Ngoài ra Ngân hàng còn có thể tư vấn miễn phí về quản lý
tài sản, phòng ngừa rủi ro, các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi cho khách
hàng. Giá cả mua bán ngoại tệ luôn phù hợp và đảm bảo cạnh tranh, số lượng ngoại
tệ luôn được đáp ứng phục vụ khách hàng và thủ tục mua bán ngoại tệ diễn ra

nhanh chóng, đơn giản, chính xác và an toàn. Địa bàn giao dịch được đặt rộng khắp
tại các trung tâm trong cả nước. Chính vì vậy trong những năm qua Vietcombank
luôn là địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng khi cần mua, bán ngoại tệ.
1.3.1.5 Dịch vụ nhờ thu trơn
Đối tượng nhờ thu là Sec đích danh do ngân hàng nước ngoài phát hành trả cho
người hưởng có tên trên sec; hoặc tiền mặt ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành
(rách, bẩn). Khi đến Ngân hàng Ngoại thương nhờ thu khách hàng cần phải có đơn
xin nhờ thu theo mẫu do Ngân hàng cung cấp và giấy chứng minh thư hoặc hộ
chiếu. Sau 24 giờ sau khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài khách hàng
sẽ nhận được tiền tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương nơi phục vụ khách hàng.
1.3.1.6 Dịch vụ thẻ
Là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ thẻ, hiện nay Vietcombank vẫn giữ
vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận
thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng nhất trên thế giới là Visa,
MasterCard, JCB, American Express, Dines Club. Không chỉ là ngân hàng đại lý
thanh toán lớn nhất cho các tổ chức thẻ quốc tế ở Việt Nam, Vietcombank còn trực
tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Vietcombank MasterCard,Vietcombank Visa
và Vietcombank Express. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát
hành thẻ American Express- một trong sản phẩm thẻ có uy tín và dịch vụ tốt nhất
Báo cáo thực tập tổng hợp
trên thế giới tại thị trường Việt Nam. Ngoài thẻ tín dụng quốc tế, tháng 4 năm
2002 Vietcombank lần đầu tiên cho ra đời thẻ ghi nợ nội địa Connect 24. Thẻ này
được thực hiện giao dịch trên các máy ATM của Vietcombank trên toàn quốc. Với
các sản phẩm thẻ đa dạng, hướng tới phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng,
Vietcombank không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ thẻ và các điểm chấp
nhận thẻ trên toàn quốc và vươn ra nước ngoài. Hiện nay, phòng thẻ của
Vietcombank được đánh giá là phòng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại
Vietcombank. Mới đây nhất phòng thẻ đang nghiên cứu để cho ra đời một loại thẻ
mới là thẻ MTV, mục tiêu là nhằm vào giới trẻ với tính năng hiện đại, năng động,
đầy màu sắc, phù hợp với giới trẻ ngày nay - đây cũng là những khách hàng có tỷ lệ

dùng thẻ tín dụng nhiều nhất.
1.3.1.7 Dịch vụ thanh toán quốc tế
Luôn là một hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại
Việt Nam.
Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên đã tham
gia hệ thống thanh toán SWIFT (Hệ thống viện thông tài chính liên ngân hàng toàn
cầu) nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
trong việc thanh toán.Trong nhiều năm qua Ngân hang ngoại thương luôn được
đánh giá là Ngân hàng có quy mô sử dụng mạng SWIFT lớn nhất, 5 năm liền (từ
năm 1996 đến 2000) được công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh toán
SWIFT tốt nhất.
Thực hiện thanh toán qua Ngân hàng ngoại thương khách hàng sẽ tiết kiệm
được thời gian, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa trong những giao dịch.
1.3.1.8 Dịch vụ chiết khấu chứng từ
Để tạo thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu về vốn tạm thời khi những chứng từ
Báo cáo thực tập tổng hợp
có giá chưa đến hạn thanh toán hoặc cho những khách hàng xuất khẩu đang chờ
Ngân hàng nước ngoài trả tiền khi đã xuất trình chứng từ thanh toán xuất khẩu
hàng hoá qua Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng có thể áp dụng nghiệp vụ chiết
khấu.
Căn cứ vào tính khả thi hoặc tính linh hoạt của chứng từ, Ngân hàng Ngoại
thương sẽ đưa ra tỉ lệ và lãi xuất chiết khấu hấp dẫn nhất với khách hàng. Có 2 loại
chiết khấu chủ yếu:
- Chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mua đứt
những chứng từ như: kỳ phiếu, sổ tiết kiệm do Ngân hàng Ngoại thương phát hành.
- Chiết khấu chứng từ thanh toán hàng xuất: có 2 hình thức chủ yếu sau:
+ Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng Ngoại thương mua đứt toàn bộ chứng từ
+ Chiết khấu truy đòi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiên chiết khấu
được quyền đòi lại tiền khách hàng nếu Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán.
1.3.1.9 Dịch vụ thuê mua tài chính:

Nhằm hộ trỡ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi mới trang
thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cung
cấp dịch vụ thuê mua tài chính qua đó khách hàng có thể sử dụng tài sản thuê và
thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận và không được huỷ
bỏ hợp đồng thuê trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyền
quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được thoả
thuận trong hợp đồng thuê.
- Đối tượng:
Thiết bị công trình và khai khoáng, phương tiện giao thông vận tải và thuỷ lợi,
các dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế, thiết bị nâng hạ
Báo cáo thực tập tổng hợp
thuỷ lực, cơ khí chính xác, thiết bị viễn thông, văn phòng, thiết bị chuyên ngành và
các loài động sản khác.
- Điều kiện:
Về pháp lý của doanh nghiệp: Phải có tư cách pháp nhân: có giấy phép thành
lập,có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Về tài chính: Có phương án thuê tài chính khả thi, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo
khả năng ttả nợ thuê. Tỉ lệ trả trước của bên đi thuê từ 20% tổng giá trị thiết bị trở
lên.
1.3.1.10 Dịch vụ bảo lãnh
Bằng những kinh nghiệm cùng với uy tín lâu năm trong hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua đã trở
thành bạn hàng đáng tin cậy nhất của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt
thành phần kinh tế, với các nghiệp vụ bảo lãnh rất phong phú, thủ tục đơn giản, phí
hấp dẫn cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.
- Các loại bảo lãnh:
Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh vay vốn trong nước, bảo lãnh vay vốn nước ngoài,
bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo
lãnh bảo hành, bảo lãnh bảo dưỡng, bảo lãnh khoản tiền giữ lại, các loại bảo lãnh

khác.
- Các hình thức bảo lãnh:
Phát hành bảo lãnh bằng thư /điện phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo
lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác.
Thông báo bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối
phiếu, lệnh phiếu. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Bảo đảm cho bảo lãnh:
Căn cứ vào đặc diểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và
uy tín của khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương và khách hàng thoả thuận áp dụng
hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố
tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác
theo quy định của pháp luật.
1.3.1.11 Dịch vụ cho vay
Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn duy trì được vị
trí là Ngân hàng Thương mại có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng Việt
Nam. Với thế mạnh về vốn của mình, Vietcombank có khả năng đáp ứng mọi nhu
cầu vay vốn của khách hàng bằng VND hoặc các loại ngoại tệ mạnh với thời hạn
vay được chia theo 3 loại chủ yếu sau: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Theo nhiều phương thức cho vay rất đa dạng: cho vay từng lần, cho vay theo
hạn mức, cho vay theo dự án và đặc biệt là phương thức cho vay hợp vốn. Mọi tổ
chức kinh tế, xã hội đều có thể nhận được những khoản tín dụng kịp thời với lãi
xuất luôn hấp dẫn so với lãi xuất thị trường, nhờ vậy khách hàng có thể nắm bắt
được một cách tốt nhất cơ hội và tạo ra hiệu qủa kinh doanh cho chính mình.
Để hộ trỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Ngoại thương đã phối hợp
với một số tổ chức Quốc tế như quỹ phát triển dự án sông Mêkông, MPDF, SME…
theo đó các doanh nghiệp được tổ chức Quốc tế giúp đỡ tư vấn miễn phí trong việc
thiết lập, xây dựng dự án kinh doanh khả thi. Phía Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam sẽ tiến hành thẩm định và cho vay bằng vốn của mình.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn

của khách hàng (là cá nhân, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác). Thủ tục vay
ở Vietcombank diễn ra rất đơn giản, thuận tiện, với lãi suất vay hấp dẫn so với thị
Báo cáo thực tập tổng hợp
trường; và khách hàng được phục vụ tận tình, chu đáo bởi đội ngũ cán bộ nhân viên
có trình độ cao, thái độ phục vụ nhiệt tình.
1.3.2 Đặc điểm về lao động
Nguồn nhân lực của NHNT trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng
cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự của ngân
hàng. Với hơn 9000 lao động trong toàn hệ thống tại thời điểm 31/12/2008, về cơ bản
đã đảm bảo được nguồn nhân lực làm việc ổn định tại các bộ phận, các Chi nhánh và
các công ty trực thuộc khác của NHNT.
Bảng 1.2 Cơ cấu lao động Vietcombank theo độ tuổi (tỷ lệ %)
Tuổi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Dưới 30 65.9% 66.5% 67.1%
Từ 31 đến 40 21.6% 20.2% 20.7%
Từ 40 đến 50 9.6% 8.9% 9.1%
Từ 50 trở lên 2.9% 4.4% 3.1%
(Nguồn: www.vietcombank.com.vn)
Cơ cấu lao động của NHNT theo độ tuổi không thay đổi nhiều qua các năm. Từ
bảng trên ta nhận thấy, ngân hàng đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình
quân trẻ, số lao động dưới 30 tuổi chiếm 67.1% năm 2008 và 66.5% năm 2007. Hàng
năm, NHNT đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên
ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát
trong và ngoài nước. Do đó, NHNT đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ cao.
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hình 1.2 Cơ cấu lao động theo trình độ
(Nguồn: www.vietcombank.com.vn)
Năm 2008, NHNT đã liên tục tuyển dụng nhân viên, trình độ học vấn của các
nhân viên ngày càng được nâng cao. Số nhân viên trình độ cao đẳng trở lên chiếm

88,6%, trong đó trình độ đại học có 7324 nhân viên, chiếm 76.9% số nhân viên toàn
ngân hàng. Với các giải pháp phát triển nguồn nhân lực như đào tạo, tuyển dụng
nguồn nhân tài trong và ngoài nước cũng như thu hút chất xám từ các khu vực kinh tế
phát triển, các nhân viên của NHNT được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân
hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có
khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại. Đây là lực lượng
chính quyết định đến thành công của ngân hàng như ngày nay.
1.3.4 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn
Năm 2008, diễn biến nền kinh tế thế giới và biến động lãi suất USD không
thuận lợi cho công tác huy động vốn. Với nỗ lực và sự linh hoạt trong công tác điều
Báo cáo thực tập tổng hợp
hành vốn, Ngân hàng Ngoại thương vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
cao và ổn định. Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đạt
196.488 tỷ đồng (đã quy đổi ngoại tệ ra VND), tăng 12% so với năm 2007. Vốn
huy động của Ngân hàng bao gồm vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, từ dân cư,
từ các tổ chức tín dụng khác và từ phát hành giấy tờ có giá. Ngoài ra, còn có một số
nguồn huy động khác như từ kênh Chính phủ hay từ nguồn vốn ODA,…
Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức chuyển đổi thành NHTMCP với
vốn điều lệ hơn 12 nghìn tỷ đồng sau khi nhận giấy phép kinh doanh của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội, trở thành NHTMCP có vốn điều lệ cao nhất trong số
các NHNTM Việt Nam.
Sau khi cổ phần hóa, Vietcombank giữ nguyên phần vốn nhà nước tại NHNT,
phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Theo đó, sau khi cổ phần hóa, tính đến thời
điểm 30/8/2008, cơ cấu cổ đông của Vietcombank thể hiện trên biểu đồ sau:
Hình 1.3 Cơ cấu cổ đông của VCB
(Nguồn: www.vietcombank.com.vn)
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cụ thể, số cổ phần của mỗi cổ đông của Vietcombank được thể hiện chi tiết tại
bảng sau:
Bảng 1.3 Cơ cấu chi tiết cổ đông của VCB

STT Cổ đông
Số cổ phần sở
hữu
Số lượng cổ

đông
Tỷ lệ sở hữu

%
1 SCIC (đại diện phần

vốn NN)
1.097.800.600 1 90,72%
2
Tổ chức, trong đó: 64.583.343 214 5,34%
Tổ chức trong nước 36.477.243 177 3,01%
Tổ chức nước ngoài 28.106.100 37 2,32%
3
Cá nhân, trong đó: 47.702.083 15.671 3,94%
Cá nhân trong nước 47.167.749 15.493 3,90%
Cá nhân nước ngoài 534.334 178 0.04%
4 Tổng cộng
1.210.086.026
15.886 100,0%
( Nguồn: www.vietcombank.com.vn)
Từ biểu đồ trên ta nhận thấy, cơ cấu cổ đông của Vietcombank còn có nhiều
chênh lệch, cổ đông lớn nhất của VCB là SCIC (đại diện sở hữu của Nhà nước),
nắm giữ 90,72% vốn điều lệ. Tỷ lệ nắm giữ bởi tổ chức và cá nhân nước ngoài chỉ
chiếm 2,36%. Dự kiến trong thời gian tới, sau khi kết thúc đàm phán với các đối
tác nước ngoài, tỷ lệ này sẽ được tăng lên và tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước sẽ giảm

tương ứng để cơ cấu cổ đông của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam ngày
càng cân đối và hoàn thiện hơn.

×