Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

bình luận các điều khoản trong hợp đồng tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.09 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP HÀNH CHÍNH 33A

BÀI TẬP NHÓM: MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
CHỦ ĐỀ: BÌNH LUẬN CÁC ĐIỀU KHOẢN
TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Thực hiện: Nhóm 2
TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 4 năm 2011
DANH SÁCH NHÓM
1. Trương Thị Giang 0855040015
2. Trần Văn Thanh 0855040075
3. Phạm Thị Thanh Thúy 0855040081
4. Nguyễn Thị Hoài Thu 0855040083
5. Lê Thị Trang 0855040092
6. Ngô Thị Tuyết 0855040098
7. Nguyễn Văn An 0855040106
8. Trần Thị Tuyết Nga 0855040237
2
Cho vay là một trong những nghiệp vụ tín dụng quan trọng hàng đầu
của các tổ chức tín dụng trong đó có ngân hàng. Nghiệp vụ này được thực
hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng tín dụng. Nội dung thỏa thuận
giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân ( gọi chung là khách hàng) trong
hợp đồng cho vay được thể hiện thông qua các điều khoản của hợp đồng tín
dụng.
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín
dụng ( bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định
( bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho
bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả
gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.
Các ngân hàng có thể cho vay với nhiều hình thức khác nhau, trong đó


có hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng, cách thức cho vay có nhiều
điểm đáng lưu ý cần phải tìm hiểu, cụ thể thông qua hợp đồng tín đụng
6542/SGD-KLSC giữa Ngân hàng Đông Á với công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Thanh Hữu chúng ta sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Điều 1: Phương thức cho vay là theo hạn mức tín dụng.
Vay theo hạn mức tín dụng là cam kết của Ngân hàng cho doanh
nghiệp vay vốn vào bất kỳ một thời điểm lên tới một mức dư nợ tối đa cho
trước, với một hạn mức tín dụng doanh nghiệp có sự bảo đảm rằng khoản
vốn sẽ có được khi cần thiết mà không cần phải đàm phán thêm với ngân
hàng, cho vay theo hạn mức tín dụng có một số điểm thuận lợi sau:
Thứ nhất: việc áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng đã giảm chi
phí đáng kể để xác lập nên hợp đồng, giảm thủ tục không cần thiết đồng thời
tiết kiệm chi phí, thời gian cho các bên tham gia vào hợp đồng, đó là giảm
khối lượng giấy tờ hợp đồng, giảm thời gian để xác lập hợp đồng.
Thứ hai: các tổ chức tín dụng nắm bắt được những thông tin cần thiết
liên quan đến khách hàng, như năng lực chu chuyển tài chính của khách
hàng có phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh hay không nắm bắt và
kiểm soát được doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng từ đó tổ chức tín dụng sẽ có đánh giá và phân loại được khách
hàng, đánh giá hiệu quả cấp tín dụng đối với khách hàng như tiếp tục cấp tín
dụng hạn mức hoặc chấm dứt việc cấp tín dụng hạn mức. Điều này góp phần
giảm thiểu rủi ro trong hợp đồng tín dụng, nâng cao tốc độ xoay vòng vốn
của tổ chức tín dụng phản ánh hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
3
Thứ ba: khách hàng sẽ đảm bảo đúng tín độ phương án sản xuất kinh
doanh của mình, không bị ngưng trệ do việc thiếu vốn, mở rộng sản xuất
kinh doanh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của
xã hội nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường, từ đó thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế.
Điều 2: Mục đích sử dụng vốn vay

Mục đích sử dụng vốn vay trong hợp đồng này là để thực hiện các
phương án đầu tư và kinh doanh, tức là thực hiện vốn vay lưu động. Thực tế
có hai hình thức sử dụng vốn vay là vốn vay cố định và vốn vay lưu động.
Sử dụng vốn vay lưu động tạo điều kiện xoay vòng vốn nhanh nhằm giúp
cho doanh nghiệp đạt hiệu quả trong suốt chu kỳ kinh doanh, việc ngân hàng
đáp ứng nhu cầu vốn lưu động một cách kịp thời phù hợp với dòng tiền kinh
doanh của khách hàng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện các
chiến lược kinh doanh.
Điều 3: Thời hạn cho vay
Hợp đồng tín dụng có các hình thức cho vay là cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng trong hợp
động này là 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng, đây là hình thức cho
vay ngắn hạn.
Việc cho vay ngắn hạn, khách hàng vay trả nhiều đợt trong kỳ thì
doanh số cho vay có thể vượt quá hạn mức tín dụng nhiều lần, điều này càng
tốt vì vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng gia tăng. Tuy nhiêu, việc vay
với một số vốn lớn mà phải thanh toán trong một thời gian ngắn đòi hỏi
doanh nghiệp phải đầu tư vào những tài sản có tính chất ngắn hạn và thời vụ
để thời gian thu hồi vốn được rút ngắn đảm bảo thanh toán các khoản nợ cho
ngân hàng, nhưng việc đầu tư như vây mang tính rủi ro lớn, không đảm bảo
được độ an toàn đối với các khoản vay.
Điều 4: Lãi suất cho vay
Lãi suất là biểu hiện giá cả khoản tiền mà người cho vay đòi hỏi khi
tạm thời trao quyền sử dụng của mình cho người khác. Lãi suất luôn luôn
hàm chứa mâu thuẫn là: người cho vay luôn muốn có lãi suất cao nhất, trong
khi người đi vay luôn muốn có lãi suất thấp nhất vì vây lãi suất được xác
định chủ yếu bởi quy luật cung cầu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất gồm có:
- Cung cầu vốn vay.
- Mức độ rủi ro lớn.

- Số lượng và thời hạn vay vốn.
4
- Yếu tố lạm phát.
Thông thường lãi suất ngân hàng áp dụng hiện nay là lãi suất thả nổi
tuy nhiên hợp đồng này áp dụng lãi suất cố định là 11,4%/năm. Lãi suất cố
định có một số ưu điểm như: Người cho vay và người đi vay biết trước số
tiền lãi được trả và phải trả. Tuy nhiên nhược điểm là khách hàng luôn bị
trói chặt vào một lãi suất nhất định trong một thời hạn dù cho các loại lãi
suất khác có thay đổi như thế nào thì lãi suất này vẫn không thay đổi, khi
mức lãi suất chung cao thì doanh nghiệp có lợi và khi mức lãi suất chung
thấp thì doanh nghiệp sẽ thiệt thòi.
Đối với lãi suất thả nổi là lãi suất có thay đổi lên xuống và có hoặc
không có báo trước.
Trong thời buổi kinh tế thị trường yếu tố lạm phát gia tăng thì các tổ
chức tín dụng luôn muốn có lãi suất cao để bù đắp sự hao hụt vốn gốc dự
kiến của họ. Đây là một bất lợi khi tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất cố định,
trong trường hợp này lãi suất thả nỗi sẽ có lợi cho cả doanh nghiệp và tổ
chức tín dụng nếu khi trả tiền, đều tính theo cùng mức lãi suất chung là lãi
suất hiện tại.
Trong hợp đồng tín dụng này thì lãi suất được áp dụng cố định là
11,4%/năm, đây là mức lãi suất thấp so với các hợp đồng tín dụng khác xuất
phát từ bản chất cho vay theo hạn mức tín dung. Đây là quan hệ tín dụng
được thiết lập giữa ngân hàng với khách hàng thường phải là các doanh
nghiệp tạo được uy tín với ngân hàng, đồng thời doanh nghiệp phải chứng
minh được việc kinh doanh của mình có lãi chính vì vây doanh nghiệp vay
vốn theo phương thức này thường nhận được sự ưu đãi về lãi suất.
Xem xét điểm a mục 4.4 về nợ gốc quá hạn: áp dụng lãi suất quá hạn
bằng 130% lãi suất nợ trong hạn. Xét về bản chất hợp đồng tín dụng cũng là
một dạng cụ thể của hợp đồng cho vay theo quy định của Bộ luật dân sự. Vì
vậy nó cũng phải tuân thủ các quy định chung trong BLDS về hợp đồng cho

vay.
Theo nội dung về mức lãi suất được quy định ở điểm này có thể nhận
thấy mức lãi suất do các bên thỏa thuận ( 130% lãi suất nợ trong hạn) có khả
năng cao hơn quy định tại Điều 478 BLDS, tức là cao hơn 150% lãi suất cơ
bản do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm quá hạn. Như vậy khi xảy
ra tranh chấp, phía ngân hàng có thể không thu được tiền lãi từ hợp đồng tín
dụng có mức lãi suất vượt quá quy định của BLDS, thậm chí là thỏa thuận
cho vay có thể bị vô hiệu. Trong trường hợp này quyền lợi của ngân hàng sẽ
không được đảm bảo, vì vậy để phù hợp với nền kinh tế thị trường, chủ
5
trường tự do hóa lãi suất thì nhà nước cần phải có những biện pháp khắc
phục:
- Biện pháp tạm thời: Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản
- Biện pháp lâu dài: thay đổi quy định của BLDS để các bên được
quyền tự do thỏa thuận mức lãi suất phù hợp với luật các tổ chức tín
dụng và quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng
nhà nước.
Điều 5: Giải ngân khoản vay.
Bên ngân hàng sẽ giải ngân theo đề ngị của bên vay là doanh nghiệp,
khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện do hai bên thỏa thuận và các quy
định này xét thấy khá chặt chẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp hành một
cách nghiêm chỉnh.
 Các bước giải ngân:
Giấy đề nghị giải ngân: bằng văn bản
Thông thường có hai hình thức đề nghị giải ngân là: bằng văn bản
hoặc bằng lời nói. Các tổ chức tín dụng sẽ tiến hành giải ngân cho người vay
thông qua cuộc nói chuyện hoặc các cuộc điện thoại. Áp dụng hình thức dề
nghị giải ngân bằng văn bản để đảm bảo độ an toàn, cơ sở pháp lý cụ thể rõ
ràng để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp cho ngân hàng, nhưng sẽ có
hạn chế là thủ tục rườm rà tốn nhiều thời gian, không được thuận lợi cho cả

hai bên.
Ví dụ: trong hợp đồng có quy định tại điểm b khoản 5.3.1 “ Trừ khi có
thỏa thuận khác, bên cho vay phải nhận được giấy đề nghị giải ngân vào
trước ít nhất là hai ngày làm việc trước ngày dự định giải ngân” khi doanh
nghiệp có nhu cầu về vốn đột xuất mà theo quy định của điều khoản này thì
ngân hàng phải nhận được giấy đề nghị giải ngân trước hai ngày mới tiến
hành giải ngân điều này không đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó
là chưa kể đến doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề lớn khi giấy đề nghị giải ngân
không thỏa mãn đủ các điều kiện để được xem là hợp lệ.
Ngoài ra theo quy định tại điểm c khoản 5.3.1 “giấy đề nghị giải ngân
không được hủy ngang”. Việc này sẽ thuận lợi cho ngân hàng trong việc chủ
động sử dụng vốn cho vay, tuy nhiên nó lại gây khó khăn cho doanh nghiệp
trong trường hợp nếu doanh nghiệp đã gửi giấy đề nghị giải ngân nhưng
trong hạn 2 ngày chờ quyết định giải ngân của ngân hàng thì lại phát sinh
một số sự kiện làm doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng vốn ngay. Mà
6
theo quy định của khoản này thì doanh nghiệp không dược hủy ngang yêu
cầu giải ngân và việc ngân hàng vẫn tiến hành giải ngân sẽ làm cho số vốn
này chưa được sử dụng, không có khả năng sinh lời, trong khi đó doanh
nghiệp vẫn phải trả lãi cho ngân hàng. Vì vậy có nên cho doanh nghiệp hủy
ngang việc giải ngân khi ngân hàng chưa tiến hành giải ngân với điều kiện là
doanh nghiệp phải chịu một khoản phí nhưng khoản phí này phải thấp hơn
lãi suất mà doanh nghiệp phải trả tính trên số tiền đề nghị giải ngân hay
không?
 Giấy nhận nợ và các tài liệu kèm theo khác: Giấy nợ duy nhất
Thông thường giấy nhận nợ sẽ có hai loại: giấy nhận nợ tuần hoàn và
giấy nhận nợ duy nhất. Trong hợp động này ngân hàng sử dụng giấy nhận nợ
duy nhất.
- Với giấy nhận nợ duy nhất các khoản vốn chỉ giải ngân một lần, nếu

sử dụng thì số tiền trong giấy nhận nợ phải bằng tổng số tiền dự định
sẽ rút trong kỳ. một khi tất cả các khoản vốn trong giấy nhận nợ được
giải ngân và nếu người vay cần thêm vốn thì phải ký thêm một giấy
nhận nợ mới.
Khi sử dụng giấy nhận nợ này tạo ra sự thuận lợi là sẽ làm đơn giản
sự kiểm soát và kế toán, nhưng kém năng động hơn giấy nhận nợ tuần
hoàn.
- Giấy nhận nợ tuần hoàn đòi hỏi phải có tổng số tiền giải ngân theo
yêu cầu và số tiền đó phải lớn hơn đáng kể so với số dư nợ tối đa dự
tính. Với giấy nhận nợ tuần hoàn doanh nghiệp có thể rút vốn tới số
tối đa ghi trên giấy nợ, hoàn trả và lại rút lại khoản vốn đó, được lặp
lại quá trình vay bất kể bao nhiêu lần miễn là số dư nợ không quá số
tiền ghi trên giấy nhận nợ.
Khi sử dụng giấy nhận nợ này tạo ra tính năng động cao nhưng có khó
khăn trong kiểm soát và kế toán.
Thực tế thì các cán bộ tín dụng thường sử dụng giấy nhận nợ duy nhất
nhiều hơn.
Ngoài ra, theo hợp đồng tín dụng này con có quy định: kèm theo mẫu
giấy đề nghị giải ngân bên vay phải ký, đóng dấu và nộp cho bên cho vay 3
bản gốc giấy nhận nợ. Trong trường hợp số tiền giải ngân thực tế khác với
số tiền được ghi trong giấy nhận nợ kèm theo giấy đề nghị giải ngân thì bên
vay sẽ phải nộp cho bên cho vay 3 bản gốc giấy nhận nợp mới thể hiện đúng
số tiền đã giải ngân thực tế sau đó bên cho vay sẽ trả lại các giấy nhận nợ
ban đầu liên quan cho bên vay. Điều này hoàn toàn tạo ra thế chủ động cho
7
ngân hàng trong việc giải ngân cũng như tạo cho doanh nghiệp chủ động
trong việc cho doanh nghiệp vay bao nhiêu, tuy nhiên lại làm cho doanh
nghiệp không chủ động được trong việc sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp có
nhu cầu sử dụng toàn bộ số tiền yêu cầu giải ngân thì việc ngân hàng giải
ngân không đủ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh

doanh và đôi khi còn làm cho doanh nghiệp ngừng trệ về chiến lược kinh
doanh.
 Phương thức giải ngân khoản vay:
Việc giải ngân vốn được thực hiện theo phương thức chuyển tiền trực
tiếp vào tài khoản của những đối tượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ để thực
hiện phương án vay vốn hoặc vào tài khoản tiền gởi theo chỉ định của bên
vay và được chỉ rõ trong giấy đề nghị giải ngân.
Thông thường cách thức giải ngân là sẽ chuyển tiền vào tài khoản séc,
không bao giờ có trường hợp giải ngân trực tiếp cho bên thứ ba, trừ trường
hợp có giáy ủy quyền bằng văn bản của doanh nghiệp là chuyển tiền cho bên
thứ ba. Ở đây ngân hàng áp dụng hình thức giải ngân bằng văn bản và phải
đáp ứng đủ các điều kiện theo điểm d khoản 5.3.1 của hợp đồng thì mới
được xem là giấy giải ngân hợp lệ.
Nếu bên cho vay vì nguyên nhân bất khả kháng không có khả năng
thực hiện giải ngân đúng cam kết, bên cho vay sẽ thông báo cho bên vay ít
nhất là một ngày trước ngày giải ngân.
Về phía ngân hàng khi xảy ra nguyên nhân bất khả kháng thì ngân
hàng có quyền không giải ngân và chỉ phải thông báo cho bên vay ít nhất là
một ngày trước ngày giải ngân, nhưng một ngày này là hết sức khó khăn cho
bên đi vay về việc xoay sở vốn để thực hiện phương án kinh doanh.
Về phía bên đi vay dù nguyên nhân nào ( bất khả kháng) thì bên đi
vay cũng không được hủy ngang giấy đề nghị giải ngân ( đó là một trong
những điều khoản đã được quy định trong nội dung giấy đề nghị giải ngân).
Điều 6: Trả nợ gốc trả nợ lãi
Trong điều khoản này điểm đáng lưu ý nhất là “ công văn đề nghị
điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ gửi cho bên cho vay tối thiểu 5 ngày
làm việc trước ngày đến hạn trả nợ. sau thời hạn này, bên cho vay có quyền
từ chối điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ”
Theo quy định này thì việc điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ do
bên cho vay hoàn toàn quyết định. Trong trường hợp bên vay không thể trả

nợ đúng hạn do sự kiện bất khả kháng mà bên cho vay không chấp nhận đề
8
nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ thì sẽ gây khó khăn cho bên vay.
Chính vì vậy, cần phải có sự thỏa thuận giữa hai bên quy định rõ điều kiện
để bên cho vay có thể chấp thuận đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn
nợ của bên vay, điều kiện này cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của bên
vay, có tính đến lợi ích của bên cho vay để tạo cơ sở trách nhiệm cho các
bên. Nếu ngân hàng từ chối yêu cầu của bên vay thì phải nêu rõ lý do.
Điều 7: bảo đảm tiền vay:
Theo hợp đồng tín dụng này thì sẽ áp dụng cơ chế dùng tài sản làm
bảo đảm tiền vay theo quy định tại hợp đồng bảo đảm tiền vay 621 ngày 18
tháng 11 năm 2007.
Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo
đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm không bằng tài sản, theo quy định này
ngân hàng cho doanh nghiệp vay với biện pháp cho vay có đảm bảo bằng tài
sản, hình thức cụ thể là thế chấp tài sản. Việc cho vay có bảo đảm bằng tài
sản thì sẽ làm hạn chế rủi ro, thất thoát nguồn vốn tín dụng của ngân hàng,
trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Cụ thể, nếu doanh nghiệp
không có khả năng trả nợ khi đếnhạn thì tổ chức tín dụng có thể phát mãi tài
sản làm vật bảo đảm để thu hồi nợ.
Tuy nhiên, đối với thế chấp tài sản, ngân hàng chỉ quản lý gián tiếp
thông qua các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản. Vì vậy có
thể xảy ra trường hợp ngân hàng không thẩm định kỹ giá trị tài sản thế chấp,
trong khi giá trị thực tế của tài sản thế chấp lại thấp hơn giá trị trong hợp
đồng thế chấp cũng nhưng các giấy tờ mà ngân hàng quản lý. Khi doanh
nghiệp không có khả năng trả nợ thì cho dù ngân hàng tiến hành phát mãi tài
sản thế chấp thì khả năng không thu hồi được nợ của ngân hàng là rất cao,
đó là chưa kể đến trường hợp một số đối tượng làm giả các giấy tờ, chứng từ
giả để đi vay vốn và một số thủ đoạn vay vốn trước một vài lần và trả nợ
đúng hạn để tạo lòng tin với ngân hàng từ đó đối tượng này sẽ tiến hành vay

vốn lớn và ngân hàng sẽ lỏng lẽo trong khâu thẩm định xem xét dẫn đến
thiệt hại cho ngân hàng.
Điều 8 và Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay:
Qua việc nhìn nhận tổng quát về quyền và nghĩa vụ của các bên,
chúng ta có thể thấy:
Đối với ngân hàng thì nghĩa vụ quan trọng nhất là tiến hành chuyển
giao vốn cho doanh nghiệp theo đúng thỏa thuận, cụ thể là thông qua việc
giải ngân. Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ của
mình (được quyền quyết định việc giải ngân, số tiền giải ngân).
9
Đối với doanh nghiệp thì nghĩa vụ quan trọng nhất là trả nợ đúng hạn
(trừ trường hợp được ngân hàng cho phép điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn
nợ), nghĩa vụ này sẽ không bao giờ được miễn trừ ngay cả trường hợp doanh
nghiệp gặp phải sự kiện bất khả kháng.
Như vậy, các điều khoản trong hợp đồng có phần nghiêng về quyền
lợi của bên cho vay, điều này xuất phát từ việc bên vay phụ thuộc vào bên
cho vay về mặt tài chính.
Điều 10: Cam kết của bên vay
Đây là các cam kết mà bên vay đưa ra để đảm bảo thực hiện đúng
nghĩa vụ của hợp đồng và tạo lập lòng tin đối với ngân hàng.
Các cam kết này là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện đúng quyền và
nghĩa vụ của mình. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng kiểm soát dược nguồn
vốn cho vay.
Tuy nhiên, việc xác định tính khách quan, chính xác của các cam kết
này trên thực tế là rất khó khăn. Bởi nó chỉ được thể hiện thong qua các báo
cáo, chứng từ và cac giấy tờ khác liên quan do bên vay cung cấp, điều này
đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có đủ khả năng và trình độ để thẩm định nếu
không sẽ là rủi ro lớn cho ngân hàng. Trong nhiều trường hợp các doanh
nghiệp tiến hành làm giả các giấy tờ để lừa đảo mà ngân hàng không phát
hiện nên vẫn cho vay thì việc thu hồi nợ là rất khó khăn, thậm chí là không

thu hồi được nợ.
Điều 11: Cam kết chung, xử lý vi phạm
Thực hiện đúng theo các cam kết của các bên và quy định của pháp
luật, có sự ưu tiên thỏa thuận.
Điều 12: Điều khoản thi hành
Theo khoản 12.3 “hợp đồng này chấm dứt hiệu lực khi bên vay trả
hết nợ”, quy định này là chưa hợp lý vì nếu bên vay chưa trả hết nợ thì hợp
đồng này sẽ luôn luôn là vô thời han, không bao giờ chấm dứt.
10
11

×