Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.26 KB, 20 trang )

LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Trước khi tìm hiểu về thực trạng các tranh chấp lãi suất phát sinh từ HĐTD,
chương này sẽ trình bày lí luận chung về tranh chấp lãi suất trong HĐTD. Theo đó,
HĐTD giữa các TCTD và người đi vay sẽ được trình bày trong phần 1.1 một cách rất
khái quát. Phần 1.2 là những nội dung cơ bản của lãi suất. Phần 1.3 trình bày sơ lược về
cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD được
trình bày ở phần 1.4. Những lí luận cơ bản này sẽ là nền tảng để tìm hiểu về thực trạng
tranh chấp lãi suất trong HĐTD và đề xuất những giải pháp khắc phục ở chương 2.
1.1 Khái quát về hợp đồng tín dụng
1.1.1 Khái niệm
HĐTD theo Điều 51 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004)
được quy định như sau: Việc cho vay phải được lập thành HĐTD. HĐTD phải có nội
dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất,
thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những
cam kết khác được các bên thỏa thuận.
Như vậy pháp luật chuyên ngành chỉ đưa ra quy định về những nội dung cơ bản
HĐTD phải có mà không đưa ra định nghĩa cụ thể về HĐTD. Quan hệ tín dụng bản
chất là một quan hệ dân sự nên HĐTD cũng là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự.
Từ khái niệm hợp đồng dân sự được quy định theo Điều 388 BLDS 2005, hợp đồng
dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự, có thể hiểu“HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (bên
cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện luật định (bên vay), theo đó TCTD
chuyển giao một số tiền tệ cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều
kiện có hoàn trả cả gốc và lãi.”
1
Theo cách hiểu hiện nay, khi nói đến HĐTD nghĩa là nói đến HĐTD ngân hàng,
do đó trong khóa luận này để có sự thống nhất, khóa luận chỉ sử dụng thuật ngữ HĐTD.
Trong phạm vi nghiên cứu của công trình này, HĐTD được đề cập từ đây về sau là
HĐTD giữa TCTD và khách hàng vay vốn.
1.1.2 Đặc điểm
HĐTD mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự song vụ nhưng vẫn có


những nét khác biệt cụ thể như sau:
1 Đại học Luật TPHCM (2010), “Giáo trình Luật ngân hàng”, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, tr.235.
Thứ nhất, về hình thức, HĐTD luôn được lập thành văn bản, hầu hết là hợp đồng
theo mẫu. Việc tồn tại HĐTD bằng lời nói là không khả thi bởi tầm quan trọng của việc
giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD. Với HĐTD bằng văn
bản, các bên có thể thực hiện hợp đồng trong sự đảm bảo an toàn pháp lí và khi có tranh
chấp xảy ra, HĐTD sẽ là căn cứ xác thực nhất để các cơ quan tài phán giải quyết tranh
chấp. Đa phần các HĐTD là hợp đồng theo mẫu, chủ thể cho vay là TCTD soạn thảo
dựa trên quy định của pháp luật và phù hợp với quy chế cho vay của TCTD. Bên vay
thường phải chấp nhận những điều khoản trong hợp đồng mà không phải ai cũng có thể
yêu cầu sửa đổi điều khoản theo hướng có lợi hơn cho mình. Sự tự do ý chí được thể
hiện thông qua việc khách hàng đồng ý giao kết hợp đồng nghĩa là chấp nhận những
điều khoản trong đó, ngược lại thì không giao kết. Thực tế cho thấy việc thỏa thuận sửa
một số điều khoản trong HĐTD theo mẫu chỉ xảy ra với những tổ chức, cá nhân có uy
tín, khoản vay lớn và TCTD có thể thu được lợi nhuận lớn từ hợp đồng. Mặt khác, theo
Khoản 2, Khoản 3 Điều 407 BLDS 2005, pháp luật cũng có cơ chế để bảo vệ khách
hàng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có những điều khoản không rõ ràng thì bên
đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó hoặc điều
khoản gây bất lợi cho khách hàng thì điều khoản này không có hiệu lực khi không có
thỏa thuận khác. Tên gọi của HĐTD có thể là: Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng vay; Khế
ước vay vốn. Hoặc phụ thuộc vào thời hạn vay, mục đích vay, hợp đồng có thể có thêm
các cụm từ: “ngắn hạn”, “trung hạn”, “dài hạn”, “đồng Việt Nam”, “ngoại tệ”, “tiêu
dùng”, “đầu tư”…
Thứ hai, HĐTD có đối tượng là những khoản vốn được thể hiện dưới hình thức
tiền tệ. Vốn tiền tệ trong HĐTD có thể là tiền đồng Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ; tồn
tại dưới dạng tiền mặt, vật hiện hữu hoặc bút tệ. Với vai trò phương tiện thanh toán –
vai trò quan trọng nhất của tiền – vốn tiền tệ có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bên vay
một cách dễ dàng nhất, kể cả về số lượng vốn vay và mục đích vay. Nhờ đó hoạt động
cho vay đã trở thành hoạt động sinh lời chủ yếu của các TCTD và trở thành một hình
thức tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Nếu trong quan hệ tín dụng giữa

TCTD và chủ để đi vay mà đối tượng là tài sản thì đây là quan hệ cho thuê tài chính
2
,
thông qua hợp đồng thuê mua tài chính chứ không phải là hoạt động cho vay. Về
nguyên tắc đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là một số tiền xác định, được các bên
thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng.
2 Xem Khoản 2 Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) và Điều 1, Khoản
1 Điều 17 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
* Thứ ba, bên cho vay trong HĐTD luôn là TCTD. Theo quy định của pháp luật
hiện hành, TCTD bao gồm ngân hàng và TCTD phi ngân hàng. Bên cho vay có thể là
một hoặc nhiều TCTD (trường hợp cho vay hợp vốn) thỏa mãn điều kiện luật định
(được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản liên quang;
có chức năng hoạt động, kinh doanh tín dụng)
* Thứ tư, HĐTD phải được tuân thủ chặt chẽ về các nội dung bắt buộc, năng lực
chủ thể của các bên tham gia quan hệ tín dụng, mục đích sử dụng vốn vay, giới hạn vốn
vay. TCTD không được cho vay vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu bị cấm theo quy định
của pháp luật, không được cho vay đối với các trường hợp bị cấm, bị hạn chế
3
.
Với vai trò đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia vào quan hệ tín
dụng, HĐTD trở nên rất quan trọng. Đặc biệt các bên phải chú ý đến nội dung của hợp
đồng, hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ sẽ ràng buộc các bên thực hiện đúng
trách nhiệm của mình, từ đó cũng góp phần giảm bớt các tranh chấp phát sinh và thúc
đẩy sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của cả TCTD và chủ thể đi vay. Một trong
những điều khoản không thể thiếu của HĐTD là lãi suất cho vay. Khi các bên có sự
đồng thuận ý chí và nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ về lãi và lãi suất thì HĐTD mới có
đầy đủ ý nghĩa.
1.2 Lãi suất
1.2.1 Khái niệm
Được đề cập trong nhiều tài liệu với những khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn

chung khái niệm lãi suất tương đối thống nhất và không có quá nhiều khác biệt. Nhà
kinh tế Marshall (1890) trong tác phẩm “Principles of Economis” (Những nguyên lí
kinh tế học) đã viết: “Lãi suất chỉ giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường
bất kì,…”
4
.
Dưới góc độ kinh tế, có thể hiểu: Lãi suất tín dụng còn gọi là tỉ suất lợi tức, là tỉ lệ
phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời gian (ngày, tuần, tháng, quý
năm…) với tổng số vốn bỏ ra cho vay trong cùng thời gian đó
5
.
3 Xem Điều 77, 78 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004)
4 PGS.TS Lê Văn Tư (2004), Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, tr.407
5 Trong tác phẩm Tư bản, tập thứ 3, phần 1 của Các Mác có đề cập: “Có thể định nghĩa tỉ suất lợi tức là
một số tiền tính theo tỉ lệ mà người cho vay vui lòng nhận và người đi vay trả về việc sử dụng một số tư bản tiền
tệ nhất định trong một năm hay trong bất cứ một khoảng thời gian nào khác dài hơn hoặc ngắn hơn”
Theo Từ điển Luật học: Lãi suất là tỉ lệ phần trăm tính trên vốn đầu tư để xác định
lãi của người đầu tư
6
.
Theo Điều 2 Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của NHNN
Việt Nam và các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày
17/5/2001 của Thống đốc NHNN: Lãi suất được hiểu là khoản tiền bên vay, huy động
vốn hoăc bên thuê trả cho bên cho vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê
về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ
vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất.
Như vậy, lãi là khoản giá trị chênh lệch mà bên cho vay được hưởng, là khoản dôi
ra so với giá trị được chuyển giao lúc đầu. Lãi trong quan hệ tín dụng chính là giá cả
của khoản vay. Lãi trong HĐTD được tính bằng công thức lãi đơn (là số tiền lãi chỉ tính
trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra) như sau: SI = P

O
x
(i) x (n). Trong đó SI là lãi đơn, P
O
là số tiền gốc, i là lãi suất kì hạn và n là số kì hạn
tính lãi.
Bênh cạnh lãi đơn còn có cách tính lãi kép (là số tiền lãi không chỉ tính trên số
tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra) nhưng cách tính này không
được pháp luật cho phép áp dụng trong hoạt động ngân hàng.
Từ đó cho thấy “lãi” và “lãi suất” là hai khái niệm khác nhau. Việc phân biệt và sử
dụng đúng đắn hai thuật ngữ này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu và
áp dụng quy định pháp luật.
1.2.2 Phân loại lãi suất
Lãi suất được chia thành nhiều loại dựa trên những tiêu chí khác nhau:
• Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất: lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực.
• Căn cứ vào phương thức đo lường: lãi suất đơn, lãi suất kép, lãi suất hiệu quả
và lãi suất hoàn vốn.
Dưới góc độ luật học, lãi suất ngân hàng được tập trung nghiên cứu ở các nội
dung sau:
• Căn cứ vào loại hình tín dụng, lãi suất bao gồm lãi suất huy động và lãi suất
cho vay.
• Căn cứ vào thời hạn áp dụng, lãi suất bao gồm lãi suất trong hạn và lãi suất quá
hạn.
6 Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lí (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa và NXB Tư
pháp, Hà Nội, tr.452-453
• Căn cứ vào độ ổn định của lãi suất, lãi suất bao gồm lãi suất cố định và lãi suất
thả nổi.
1.2.2.1 Căn cứ vào loại hình tín dụng
Lãi suất huy động là lãi suất mà các TCTD đưa ra khi huy động tiền gửi và quy
định tỉ lệ phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng.

Lãi suất cho vay là lãi suất mà TCTD đưa ra để thu từ người vay tiền. “Lãi suất
cho vay phải bao gồm tất cả các chi phí huy động vốn, đủ bù đắp các chi phí quản lí và
thực hiện khoản cho vay, trang trải được các loại rủi ro, lãi suất cho vay phải chứa đựng
phần lợi nhuận hợp lí”
7
. Mặt khác, lãi suất cho vay còn chịu sự chi phối của kì hạn vay,
kì hạn càng dài lãi suất càng cao
8
. Như vậy, lãi suất cho vay là lãi suất tính trên số vốn
mà bên vay phải trả kèm theo gốc tiền vay.
Lãi suất cho vay ở Việt Nam chủ yếu có ba loại là lãi suất cho vay của NHNN đối
với các TCTD, lãi suất của các TCTD với nhau và lãi suất của TCTD với khách hàng.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, khi nói đến lãi suất cho vay trong HĐTD
nghĩa là nói đến lãi suất của TCTD với khách hàng đi vay.
Hoạt động cho vay của TCTD được thể hiện dưới nhiều hình thức như cho vay
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn căn cứ vào thời hạn tín dụng tương ứng với từng loại lãi
suất cụ thể. Cho vay ngắn hạn (ứng với lãi suất ngắn hạn) là cho vay với thời hạn dưới
12 tháng thường để bù bắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu
cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Cho vay trung hạn (ứng với lãi suất trung hạn) là cho
vay với thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng (một số nước là 84 tháng), phục vụ cho nhu
cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới máy móc thiết bị, xây dựng các dự
án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn (ứng với lãi suất
dài hạn) là cho vay với thời hạn trên 60 tháng cho mục đích xây dựng nhà ở, phương
tiện vận tải quy mô lớn, xây dựng các công trình, nhà máy…
Lãi suất cho vay có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, lãi suất cho vay được phát sinh trong các hợp đồng vay tài sản. Trong
hợp đồng vay tài sản, đặc biệt là HĐTD, thỏa thuận về lãi suất là một điều khoản tất
yếu, đó là cơ sở để tính phần giá trị tăng thêm mà TCTD được nhận từ khoản cho vay,
cũng chính là một phần thu nhập của TCTD.
7 PGS.TS Lê Văn Tư (2004), Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, tr.441

8 Kì hạn vay càng dài thì rủi ro càng cao và thanh khoản khó khăn hơn, do vậy các ngân hàng luôn có xu
hướng nâng lãi suất lên để bù đắp những khó khăn có thể xảy ra, trong đó có cả việc bảo hiểm tín dụng.
Thứ hai, lãi suất cho vay không được phát sinh một cách độc lập, nó chỉ hình
thành do thoả thuận của các bên sau khi đã thoả thuận được số tiền vay. Bản chất của lãi
suất là tỉ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời gian với tổng số vốn
bỏ ra cho vay trong cùng thời gian đó, như vậy chỉ tồn tại tỉ lệ phần trăm này khi tồn tại
số tiền gốc mà các bên thỏa thuận.
Thứ ba, lãi suất không chỉ được xác định dựa trên số vay gốc và thời hạn vay mà
còn dựa trên khả năng tài chính và uy tín của khách hàng. Khách hàng vay được áp
dụng lãi suất thực tế tại thời điểm đó, tương ứng với số nợ gốc nhiều hay ít, thời hạn
vay dài hay ngắn mà các bên có thể thoả thuận mức lãi suất cho phù hợp. Thông thường
thời gian vay càng dài lãi suất càng cao, nếu khách hàng có khả năng tài chính mạnh, uy
tín cao hoặc thuộc diện cho vay ưu đãi thì sẽ được ưu đãi lãi suất thấp hơn lãi suất cho
vay hiện tại.
1.2.2.2 Căn cứ vào thời hạn áp dụng
Dù cho vay ở hình thức nào thì TCTD cũng đều đưa ra mức lãi suất trong hạn và
lãi suất quá hạn. Hai mức lãi suất này không chỉ có ý nghĩa đối với việc xác định nghĩa
vụ trả lãi của khách hàng vay mà còn đóng vai trò quan trọng khi cơ quan chức năng
giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Lãi suất trong hạn không được quy định cụ thể về khái niệm trong văn bản pháp
luật, nhưng có thể hiểu là lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng dùng làm căn cứ để tính
giá trị lãi mà khách hàng vay phải trả cho TCTD tính trên số tiền đã vay tương ứng với
thời hạn mà các bên đã thoả thuận.
Lãi suất quá hạn chỉ phát sinh khi tồn tại khoản nợ quá hạn. Do đó, trước khi tìm
hiểu về lãi suất quá hạn, có hai vấn đề cần quan tâm là nợ quá hạn và thời điểm chuyển
khoản nợ từ trong hạn sang quá hạn.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân
hàng của TCTD
9

, nợ quá hạn được xác định là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ
gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay của TCTD
đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001
10
thì nợ quá hạn là những khoản nợ mà khi đến thời hạn trả nợ gốc hoặc lãi
9 Sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 25/4/2007
10 Sau đây gọi tắt là Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN
khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ gốc hoặc lãi,
không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi.
Trước đây, tại Khoản 2 Điều 13 của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN quy định “khi đến thời hạn trả nợ gốc hoặc lãi (cuối
ngày đến hạn trả nợ) mà khách hàng không đủ hoặc trả nợ không đúng hạn thì NHTM
chuyển toàn bộ số dư nợ của khoản vay sang nợ quá hạn”
11
. Tuy nhiên, quy định này đã
bị bãi bỏ bởi Điều 4 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN. Theo đó, thời điểm chuyển nợ quá hạn được xác định như sau:
“Đối với khoản nợ vay không trả đúng hạn, được TCTD đánh giá là không có khả
năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì số dư nợ
gốc của HĐTD đó là nợ quá hạn và TCTD thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ, việc
phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở
quy định của pháp luật.”
Với quy định như vậy về nợ quá hạn, hiện nay có hai căn cứ pháp lí để tính lãi
suất nợ quá hạn.
Theo Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005: “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến
hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi
nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời
điểm trả nợ.”

Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN: “Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD
ấn định và thoả thuận với khách hàng trong HĐTD nhưng không vượt quá 150% lãi
suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong
HĐTD.”
Nhìn chung, lãi suất quá hạn thường cao hơn lãi suất trong hạn do được áp dụng
đối với người vay vi phạm nghĩa vụ về thời hạn trả nợ. Sau thời hạn mà bên vay không
trả hoặc trả không hết số tiền vay thì bên cho vay có quyền tính lãi dựa trên lãi suất quá
hạn theo như thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, việc trả lãi
trước hoặc sau thời hạn vẫn có thể coi là đúng hạn và phải tính bằng lãi suất trong hạn.
Đó là các trường hợp do sự kiện bất ngờ hay sự kiện bất khả kháng mà bên vay không
11 Xem Công văn số 950/NHNN-CSTT ngày 03/9/2002 hướng dẫn việc chuyển nợ quá hạn đối với
trường hợp chậm trả nợ gốc, lãi vốn vay (hết hiệu lực ngày 07/3/2005).
thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đúng hạn hoặc được bên cho vay chấp nhận
không phải trả lãi quá hạn khi quá thời hạn vay.
Như vậy có thể thấy rằng hiện nay cùng tồn tại hai quy định khác nhau về lãi suất
đối với khoản nợ quá hạn, và việc áp dụng quy định nào còn phải được xem xét về giá
trị pháp lí của văn bản. Thực tế các bên tham gia quan hệ tín dụng và cơ quan có thẩm
quyền áp dụng văn bản nào sẽ được phân tích cụ thể tại phần 2.1.3.
1.2.2.3 Căn cứ vào sự ổn định của lãi suất
Khi thỏa thuận lãi suất trong hạn, các bên có thể thỏa thuận lãi suất cố định hoặc
lãi suất thả nổi.
Lãi suất cố định là lãi suất được ấn định một mức cụ thể trên HĐTD, không chịu
tác động của những biến động lãi suất thị trường. Lãi suất này không thay đổi trong
suốt thời gian vay vốn tại TCTD, thông thường áp dụng trong cho vay ngắn hạn.
Lãi suất thả nổi là lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kì, biến đổi theo thời
gian. Mức điều chỉnh và kì điều chỉnh lãi suất sẽ theo thỏa thuận giữa khách hàng và
TCTD và được quy định rõ trong HĐTD. Thông thường lãi suất thả nổi được áp dụng
trong cho vay trung và dài hạn.
1.2.3 Vai trò của lãi suất

Một trong những vai trò mang tính vĩ mô của lãi suất là vai trò kiểm soát. Theo
đó, lãi suất có vai trò trung tâm trong chính sách tiền tệ của chính phủ, được sử dụng
như một công cụ quan trọng để tác động vào nền kinh tế, kiểm soát lượng cung ứng tiền
tệ. Khi mức cung ứng tiền tăng lên, nếu đem số tiền tạm thời thừa ra cho vay, đầu tư thì
lãi suất sẽ hạ xuống. Như vậy khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái và trì trệ,
NHNN có thể hạ lãi suất nhằm tăng cung tiền và kích cầu để thúc đẩy kinh tế phát triển
vượt qua tình trạng suy thoái. Khi lãi suất giảm, giá thành đầu tư giảm theo, các doanh
nghiệp lại tăng đầu tư, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tăng lên, lãi suất lại tăng lên. Do đó,
khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao có ảnh hưởng không tốt, NHNN có thể
nâng lãi suất lên nhằm hạn chế và rút bớt cung tiền góp phần giảm tỉ lệ lạm phát.
Ngoài ra, lãi suất còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh
doanh, điển hình là các doanh nghiệp, bởi lẽ lãi suất phải trả cho khoản vay là khoản chi
phí của nhà kinh doanh. Do vậy lãi suất thấp sẽ khuyến khích các cá nhân, tổ chức vay
vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp
hoạt động đầu tư của các đối tượng này. Mặt khác, lãi suất là công cụ buộc các cá nhân,
tổ chức phải sử dụng hiệu quả khi mà những ưu đãi lãi suất về điều kiện vay vốn và

×