Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.93 KB, 31 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP LÃI
SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC
Dựa trên những lí luận tổng quan về HĐTD và lãi suất cho vay trong HĐTD
cũng như diễn biến của lãi suất cho vay qua các thời kì dưới sự điều hành của
NHNN ở chương 1, chương này nêu những vấn đề thực tiễn và đề xuất giải pháp
khắc phục. Phần 2.1 phân tích, đánh giá các tranh chấp xảy ra trong thực tiễn từ góc
độ pháp luật thực định và cách giải quyết trên thực tế của cơ quan chức năng. Phần
2.2 là một số kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn
liên quan đến vấn đề này. Cuối cùng là phần tổng kết chương 2.
1.1 Những vấn đề thực tiễn về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng
tín dụng
Lãi suất trong HĐTD là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các
TCTD sử dụng để cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những yếu tố
như uy tín, chất lượng phục vụ hay vị trí địa lí thuận lợi thì lãi suất là mối quan tâm
đầu tiên của khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn.
Mức lãi suất cho vay thấp là công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng vay vốn, tăng
thu nhập cho TCTD.
Việc thỏa thuận lãi suất trong HĐTD luôn chịu sự chi phối của chính sách nhà
nước. Qua nhiều thời kì, NHNN đã đưa ra một số chính sách điều hành lãi suất cho
vay trong hoạt động tín dụng. Những chính sách này đã tác động đến lãi suất cho
vay của các TCTD và là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những tranh chấp về lãi suất
đã từng xảy ra hoặc có thể phát sinh. Tranh chấp về lãi suất ít khi là nội dung chính
của một vụ việc, mà thông thường chỉ khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và
vụ việc được đưa ra giải quyết tại cơ quan chức năng, những bất đồng quan điểm
quanh vấn đề lãi suất mới phát sinh.
Nhìn chung, các dạng tranh chấp về lãi suất có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện hợp đồng là:
• TCTD hoặc người đi vay yêu cầu điều chỉnh lãi suất khi HĐTD quy định
lãi suất cố định và thời hạn vay vẫn còn.
• Tranh chấp về mức lãi suất trong hợp đồng và cách tính lãi trong hạn.


1
• Tranh chấp về lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá
hạn.
1.1.1 Thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn chưa kết thúc
Về mặt lí luận, khi các bên đã thỏa thuận về lãi suất cố định trong HĐTD thì
lãi suất sẽ không được điều chỉnh trong suốt thời hạn vay. Tuy nhiên, pháp luật
không cấm điều chỉnh lãi suất trong trường hợp các bên có sự thống nhất ý chí. Do
đó, tranh chấp về thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn vay chưa kết thúc chỉ xảy
ra trong hai trường hợp: một là, khách hàng yêu cầu giảm lãi suất hoặc miễn lãi; hai
là, TCTD yêu cầu tăng lãi suất.
1.1.1.1 Khách hàng yêu cầu giảm lãi suất hoặc miễn lãi
Trong quá trình thực hiện HĐTD, không phải bên vay luôn có khả năng trả nợ
gốc và lãi đúng hạn. Có nhiều trường hợp do một số lí do khách quan như tai nạn,
rủi ro hoặc thị trường biến động dẫn đến tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng… nên
khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ cho TCTD. Trong những tình huống
như vậy thông thường khách hàng làm đơn xin giảm lãi suất hoặc miễn một phần
lãi, TCTD sẽ xem xét và chấp thuận yêu cầu này tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Thông thường TCTD sẽ chấp nhận kèm theo một vài yêu cầu. Cũng có trường hợp
phía đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, khi TCTD yêu cầu nhiều lần
vẫn không thanh toán, TCTD khởi kiện ra tòa và trong quá trình hòa giải hai bên có
thỏa thuận nếu khách hàng thanh toán ngay khoản nợ gốc thì TCTD sẽ giảm lãi suất
đồng nghĩa với việc giảm một phần tiền lãi mà khách hàng phải trả hoặc miễn một
phần lãi. Vụ việc như vậy sẽ không có tranh chấp nếu hai bên thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình, trên thực tế vẫn có tình huống khách hàng không thực hiện đúng cam
kết dẫn đến tranh chấp xảy ra.
Trường hợp ông Nguyễn Văn M. và NHTMCP P. dưới đây là một ví dụ cho
tình huống này. Ngân hàng P. khởi kiện ông M. vì đã không thực hiện đúng nghĩa
vụ trả nợ gốc và lãi cho khoản vay 150.000.000 đồng theo HĐTD số 102/TDG/08
TGB ngày 12/02/2008. Theo biên bản hòa giải, hai bên đã thỏa thuận ngân hàng P.
sẽ giảm lãi suất, giảm một phần tiền phạt chậm trả cho ông M. và rút đơn khởi kiện

với điều kiện ông M. phải thanh toán 150.000.000 đồng tiền nợ gốc làm hai kì ngay
sau đó. Tại phiên tòa sơ thẩm, ngân hàng P cho rằng ông M. chưa thực hiện đầy đủ
việc thanh toán tiền nợ gốc nên ngân hàng vẫn áp dụng lãi suất cũ. Ông M. lại cho
rằng ông đã thực hiện được một kì trả nợ gốc là 75.000.000 đồng như thỏa thuận tại
phiên hòa giải nên yêu cầu ngân hàng P. giảm một phần lãi suất tương ứng với phần
2
ông đã trả được. Tòa cấp sơ thẩm đã xem xét và chấp thuận yêu cầu của ngân hàng
vì ông M. chưa thực hiện đầy đủ điều kiện theo thỏa thuận nên nghĩa vụ giảm lãi
suất và giảm tiền phạt chậm trả của ngân hàng P. không phát sinh.
Đối với những vụ tranh chấp như vậy, nguyên nhân chủ yếu thuộc về lỗi của
bên vay, bởi vì nghĩa vụ giảm lãi của TCTD chỉ phát sinh khi khách hàng vay vốn
đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
1.1.1.2 TCTD yêu cầu nâng lãi suất cho vay
Điều khoản về lãi suất trong HĐTD là điều khoản vô cùng quan trọng. Thông
thường để hạn chế rủi ro lãi suất, TCTD không thỏa thuận lãi suất cố định với hợp
đồng trung – dài hạn mà quy định trong HĐTD lãi suất cho vay tính bằng lãi suất
tiền gửi cộng một biên độ và thay đổi định kì. Trong một số hợp đồng vay ngắn
hạn, lãi suất cho vay được thỏa thuận là lãi suất cố định trong suốt thời gian vay.
Khi thị trường có những biến động khiến TCTD phải nâng lãi suất huy động để thu
hút nguồn vốn trong dân cư, việc cho vay với lãi suất thấp hơn (ở những HĐTD kí
kết từ trước đó nhưng vẫn trong quá trình giải ngân) so với lãi suất huy động hiện
tại sẽ khiến TCTD mất đi một phần lợi nhuận. Vì vậy, không ít TCTD đã yêu cầu
khách hàng chấp nhận tăng lãi suất cho vay mới tiếp tục giải ngân. Đây chính là
tình trạng xảy ra rất nhiều trong thời gian giữa năm 2008 khi áp dụng chính sách
điều hành lãi suất “thắt chặt” của NHNN, lãi suất huy động và lãi suất cho vay được
đẩy lên rất cao. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở đơn lẻ một TCTD nào hay đối
với một đối tượng cụ thể nào, chính vì thế đã có những tác động to lớn đối với
người dân tham gia vào quan hệ tín dụng. Dưới đây là một vụ việc điển hình trong
số ít những vụ việc có sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người đi vay, trong khi hầu hết
những vụ việc khác bên vay thường chịu thiệt thòi tăng mức lãi suất nhằm có được

khoản vốn phục vụ nhu cầu của mình.
Theo HĐTD được kí vào ngày 02/11/2007, NHTMCP X đồng ý cho ông
Nguyễn Thành Kham (cư xá Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TPHCM) vay gần 400
triệu đồng, phục vụ mục đích tiêu dùng, thời hạn giải ngân tối đa đến hết ngày
31/12/2008. Lãi suất cho vay là 0,88%/tháng (tương đương 10,56%/năm) và mức
lãi suất này là cố định trong thời gian 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Ngân hàng X đã giải ngân cho ông Kham làm hai đợt với tổng số tiền hơn
150.000.000 đồng. Đến ngày 12/6/2008, khi ông Kham đề nghị giải ngân hơn
200.000.000 đồng còn lại thì ngân hàng yêu cầu mức lãi suất mới là 1,75%. Giải
thích cho điều này, lí do mà ngân hàng X đưa ra là mặt bằng lãi suất huy động tăng
3
cao, lãi suất cho vay bình quân đang áp dụng là 1,75%/tháng (tương đương
21%/năm). Sau đó khi có sự yêu cầu khắc phục thiệt hại do tỷ giá USD tăng đồng
thời phải làm đúng như hợp đồng ban đầu về mức lãi suất cho vay từ phía khách
hàng, ngân hàng X lại đưa ra lí do chưa thu xếp được nguồn vốn giá thấp, vì Điều 2
HĐTD quy định: “Theo yêu cầu của bên vay và khả năng nguồn vốn của ngân
hàng, số tiền cho vay sẽ được ngân hàng giải ngân theo HĐTD kiêm khế ước nhận
nợ”. Tuy nhiên, khách hàng đã kí vào khế ước nhận nợ, thể hiện sự đồng ý về lãi
suất mới nên không có cơ sở để khởi kiện
1
.
Phân tích vụ việc trên, thời điểm Ngân hàng X yêu cầu tăng lãi suất lên
1,75%/tháng là lúc NHNN đang áp dụng trần lãi suất cho vay bằng 150% lãi suất cơ
bản. Căn cứ vào Quyết định số 1317/QĐ-NHNN quy định lãi suất cơ bản bằng
đồng Việt Nam là 14%/năm áp dụng từ ngày 11/6/2008, trần lãi suất cho vay là
21%/năm, tương đương 1,75%/tháng, ngân hàng X yêu cầu tăng lãi suất không vượt
quá mức trần. Tuy nhiên, trước đó NHNN đã có Công văn 5004/NHNN-CSTT ngày
04/6/2008 quy định đối với các HĐTD kí kết trước ngày 19/5/2008, các bên tiếp tục
thực hiện những nội dung trong hợp đồng đã kí kết (phù hợp với các quy định của
pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm kí kết HĐTD đó). Như vậy ở trường

hợp trên, lẽ ra ngân hàng X phải thực hiện hợp đồng với lãi suất như đã thỏa thuận
trước đó trong HĐTD, việc tăng lãi suất là trái với quy định của pháp luật.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khách hàng buộc phải tăng lãi suất theo
yêu cầu của TCTD. Tại các buổi tiếp xúc cử tri ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, đã
có hàng ngàn hộ dân trên địa bàn này chất vấn các đại biểu Hội đồng nhân dân về
việc ngân hàng lại tăng lãi suất cho vay trong khi hạn hợp đồng chưa hết. Theo các
cử tri huyện Mộc Hoá, thị xã Tân An và các huyện khác trong tỉnh, khi ngân hàng
tăng lãi suất (từ 1,2% lên 1,50%, có hộ lên 1,75%), thì rất nhiều hộ vay vốn còn hạn
hợp đồng. Tính đến ngày 10/7/2008 đã có 72% nông dân trong huyện Mộc Hóa đã
phải kí điều chỉnh tăng lãi suất vay dù HĐTD với Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn chưa tới hạn và trong hợp đồng thỏa thuận lãi suất cố định. Chỉ có
khoảng 30 nông dân kiên quyết không chịu điều chỉnh lãi suất, họ buộc ngân hàng
phải thực hiện đúng hợp đồng
2
. Tương tự như vậy, tại tỉnh Bến Tre, để chuẩn bị cho
1 Ái Phương (2008), Ngân hàng có quyền tự ý tăng lãi suất cho vay, Báo Pháp luật TPHCM, xem
thêm tại / view.aspx?news_id=221904
2 Khi ngân hàng ép buộc người vay điều chỉnh lãi suất (2008), Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam,
xem thêm tại />91745.vov
4
kì họp thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII, Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh Bến Tre đã phối hợp tổ chức cho đại biểu họp thảo luận tổ và tiếp xúc cử tri.
Theo đó một trong những vấn đề mà người dân quan tâm là một số ngân hàng đã
tăng lãi suất đối với các HĐTD đã có hiệu lực trước khi Quyết định số
16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 và Công văn 5004/NHNN-CSTT ngày
04/6/2008 được ban hành. Điều này gây phản ứng, khó khăn từ phía các hộ vay
trong tỉnh, nhất là đối với các hộ vay nuôi thuỷ sản hiệu quả thấp ở ba huyện ven
biển (huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại)
3
.

Có thể nói trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, sự ra đời của Công văn 5004/NHNN-
CSTT có ý nghĩa to lớn nhằm bảo vệ quyền lợi của người đi vay nhưng trên thực tế
không ít TCTD đã bỏ qua quy định này. Công văn này đóng vai trò như một rào cản
ngăn chặn các TCTD dùng sức mạnh tài chính buộc bên vay phải “chia sẻ” khó
khăn bằng việc chịu mức lãi suất cao (dù hai bên thỏa thuận lãi suất cố định), trong
khi đó TCTD lại không tăng lãi suất huy động với hợp đồng gửi tiền tiết kiệm của
khách hàng đã kí kết từ trước. Ở một khía cạnh khác, Công văn 5004/NHNN-CSTT
cũng có thể trở thành cơ sở để nhiều NHTM đã điều chỉnh lãi suất với HĐTD được
kí kết trước ngày 19/5/2008 vượt quá trần lãi suất cho vay tại thời điểm đó là
21%/năm. Sở dĩ có tình trạng này “vì trong các HĐTD cho vay trung và dài hạn,
TCTD thường có thỏa thuận với khách hàng lãi suất cho vay trong hạn được điều
chỉnh định kì theo công thức bằng lãi suất tiết kiệm kì hạn 12 tháng tính theo năm
trả lãi tại thời điểm điều chỉnh cộng với biên độ từ 3,7 đến 4,8%/năm. Với mức lãi
suất tiền gửi trong khoảng thời gian đó rất cao thì khách hàng phải trả lãi suất lên
tới 23 – 24%/năm”
4
. Để khắc phục tình trạng này và thống nhất thực hiện phù hợp
với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, ngày 15/7/2008, NHNN đã ban hành
Công văn 6399/NHNN-CSTT hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc áp
dụng lãi suất theo quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN. Theo đó, lãi suất
cho vay có điều chỉnh được thỏa thuận trong HĐTD đã kí kết kể từ ngày 19/5/2008,
các TCTD ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng tại thời điểm kí kết HĐTD
theo lãi suất cho vay có điều chỉnh nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay theo
quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN. Đối với các HĐTD được kí kết
3 Nguyễn Văn Chính (2008), Một số vấn đề được cử tri, đại biểu quan tâm trước kì họp lần thứ 14
Hội đồng nhân dân tỉnh, Trang thông tin kinh tế xã hội - Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, xem thêm tại
&Item id=178
4 Phước Hà - Trịnh Ngọc Lan (2008), Không được điều chỉnh lãi suất cho vay quá 21%/năm, Báo
VietNamNet, xem thêm tại />5
trước ngày 19/5/2008, trong đó có thỏa thuận lãi suất cho vay có điều chỉnh, thì kể

từ ngày 19/5/2008, mức lãi suất cho vay có điều chỉnh cũng không được vượt quá
mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN.
Với việc áp dụng lãi suất trần cho vay bằng 150% lãi suất cơ bản và việc
NHNN đẩy mạnh lãi suất cơ bản lên đến 14%/năm theo Quyết định số 1317/QĐ-
NHNN ngày 10/6/2008, chính sách này đã ngăn chặn đà bùng nổ lạm phát, làm
chậm lại hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng và thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư. Bên cạnh đó, chính sách này vẫn có mặt trái nhất định, khi làm cho
TCTD phải đối mặt với tình trạng nợ quá hạn gia tăng. Khách hàng hoặc không có
khả năng trả nợ hoặc có tiền cũng không muốn trả, vì mức lãi suất cho vay cũ chỉ
tối đa 12%/năm, nếu bị phạt nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất cho vay mới, thêm
vào đó, trả nợ xong lại khó vay vốn trở lại bởi lãi suất đã rất cao. Nếu TCTD khởi
kiện ra tòa án, phát mãi tài sản bảo đảm cũng rất khó khăn, trải qua nhiều thủ tục,
thời gian xử lí được tài sản kéo dài trở nên khó thu hồi vốn. Chính vì thế, trong
khoảng thời gian lãi suất tăng cao, số lượng các vụ tranh chấp liên quan đến việc
khách hàng không trả nợ gia tăng nhanh chóng, và một trong những vấn đề thường
bị kháng cáo, kháng nghị lên cơ quan phúc thẩm là cơ chế áp dụng lãi suất nợ quá
hạn và tính nợ quá hạn.
Từ đó cho thấy, trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009, song song
với việc NHNN sử dụng lãi suất như một công cụ hữu hiệu để ngăn chặn lạm phát
tăng cao, thì cũng có nhiều tranh chấp phát sinh. Hầu hết người chịu thiệt thòi trong
những tranh chấp đó là cá nhân, tổ chức vay vốn. Có một thời gian tâm lí bất bình
đã xảy ra với chủ thể đi vay mà kí kết HĐTD trước thời điểm lãi suất cơ bản tăng
cao. Niềm tin vào hệ thống ngân hàng có phần giảm sút, không ít người dân tỏ rõ
thái độ gay gắt với cách hành xử của một số TCTD. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn
nhận vấn đề từ phía các TCTD, cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động tiêu cực
đến hoạt động kinh doanh của không chỉ cá nhân, tổ chức mà bản thân các TCTD
cũng gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Để có
nguồn vốn kinh doanh, các TCTD buộc đẩy mạnh lãi suất tiền gửi nhằm thu hút
khách hàng, trong khi việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn này cũng không đơn
giản. Nếu duy trì lãi suất cho vay cố định với những HĐTD trước đó, bài toán lợi

nhuận sẽ không thể giải quyết được. Bản thân các TCTD không tự sản sinh ra tiền
để trả lãi cho khách hàng gửi tiền, khi một mặt giá trị lãi cho khoản tiền phải giải
ngân tiếp theo (có lãi suất thấp hơn lãi suất huy động hiện tại) thu về không đủ chi
trả cho khoản lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền; mặt khác, việc kí kết những
6
HĐTD mới với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay trước đó là vô cùng
khó khăn, vì không phải doanh nghiệp nào, cá nhân nào cũng chịu được mức lãi
suất cao như vậy.
Vấn đề trên chứng tỏ rằng trong một số hoàn cảnh quy định của pháp luật
không được áp dụng nghiêm chỉnh trong hoạt động ngân hàng. Bản chất hoạt động
ngân hàng là hoạt động kinh doanh sinh lời, và lòng tin là một trong những yếu tố
quyết định đến hoạt động này. Với những gì đã diễn ra, mặc dù không phải lỗi chủ
quan từ phía các TCTD nhưng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và niềm tin
của một bộ phận người dân đối với hệ thống ngân hàng, và hơn nữa là niềm tin vào
việc thực thi pháp luật cũng bị tác động mạnh mẽ khi quy định của pháp luật không
hoàn toàn kịp thời và cũng không được áp dụng triệt để.
1.1.2 Lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn
Hiện nay với Thông tư số 12/2010/TT-NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng
2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, TCTD được cho vay bằng đồng Việt Nam với
khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Trước đây cơ chế lãi suất thỏa thuận cũng từng
được áp dụng trong khoảng thời gian từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008. Khi chuyển
sang cơ chế trần lãi suất cho vay, nhiều TCTD với những HĐTD kí kết trước
19/5/2008 lâm vào cảnh vượt quá mức trần là 150% lãi suất cơ bản. Có thể thấy
rằng, mỗi lần NHNN thay đổi chính sách lãi suất cho vay, những HĐTD đang có
hiệu lực cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhất là khi có tranh chấp xảy ra.
Dưới đây là một vài vụ việc điển hình cho vấn đề này:
NHTMCP Việt Nam Thương Tín (sau đây gọi là VietBank) kiện bà Phan
Ngọc H. (Phụ lục 1). Nội dung vụ việc như sau:
• HĐTD số 686/NHVNTT ngày 26/11/2007 và Hợp đồng sửa đổi, bổ sung
số 01/HĐSĐ,BS ngày 04/7/2008.

• Số tiền vay 250.000.000 đồng.
• Thời hạn vay là 12 tháng từ ngày 27/11/2007 đến 27/11/2008.
• Lãi suất vay được tính từ ngày 27/11/2007 đến 04/7/2008 là 1,05%/tháng,
từ ngày 04/7/2008 trở đi là 1,75%/tháng. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi
suất cho vay.
• Ngày 28/12/2008, bà H. kí cam kết sẽ trả đủ số tiền vốn vay 250.000.000
đồng và tiền lãi cho ngân hàng sau 3 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ.
Bản án sơ thẩm số 06/2009/KDTM-ST ngày 28/9/2009 căn cứ vào Khoản 1
Điều 476 BLDS 2005 và Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 và
7
Quyết định số 2538/QĐ-NHNN ngày 31/10/2007 về lãi suất cơ bản là 8,25%/năm,
lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, vậy lãi suất cho vay tối đa là
12,375%/năm (bằng 1,03%/tháng). Ngân hàng thỏa thuận cho phía bị đơn vay mức
lãi suất là 1,05%/tháng là cao hơn mức trần lãi suất cho vay. Do đó, tòa điều chỉnh
tính lãi trong hạn từ ngày 27/11/2007 đến 04/7/2008 là: 250.000.000 x 7 tháng 7
ngày x 1,03%/tháng = 18.625.833 đồng.
Song, vấn đề đặt ra là từ tháng 6/2002 đến ngày 19/5/2008 NHNN áp dụng cơ
chế lãi suất thỏa thuận, từ ngày 19/5/2008 trở về sau mới áp dụng mức trần lãi suất
bằng 150% lãi suất cơ bản; vụ việc ở trên HĐTD kí ngày 26/11/2007 là trước ngày
19/5/2008, thỏa thuận lãi suất 1,05%/tháng kéo dài đến ngày 04/7/2008. Như vậy,
trong khoảng thời gian từ ngày 19/5/2008 đến 04/7/2008 lãi suất cho vay mới cao
hơn 150% lãi suất cơ bản là 1,03%/tháng, nhưng tòa sơ thẩm lại xử tính lãi suất cho
vay trong hạn là 1,03%/tháng cho cả thời gian trước ngày 19/5/2008, bên nguyên
đơn không kháng cáo phần này nên tòa phúc thẩm không xem xét đến. Có thể thấy
rằng đây là một sai sót của TAND tỉnh Sóc Trăng khi áp dụng hồi tố quy định hiện
hành tại thời điểm xét xử cho cả thỏa thuận trước đó vốn được điều chỉnh bằng quy
định khác của pháp luật và hoàn toàn hợp pháp.
Tương tự, TAND tỉnh Sóc Trăng giải quyết tranh chấp HĐTD giữa nguyên
đơn cũng là VietBank và bà Trần Thị Hoàng A. và ông Võ Minh T. (Phụ lục 2).
• HĐTD số 739/NHVNTT ngày 14/12/2007 và hợp đồng sửa đổi, bổ sung số

01/HĐSĐ,BS ngày 04/7/2008.
• Số tiền vay 120.000.000 đồng.
• Thời hạn vay 12 tháng từ ngày 14/12/2007 đến 14/12/2008.
• Lãi suất từ 14/12/2007 đến 04/7/2008 là 1,05%/tháng, từ ngày 04/7/2008
trở đi là 1,75%/tháng.
• Bà A. và ông T. đã trả lãi cho VietBank từ ngày vay đến ngày 14/9/2008 và
chưa thanh toán nợ gốc.
Trong quá trình giải quyết, tòa cấp sơ thẩm lại chấp nhận mức lãi suất hai bên
thỏa thuận trước ngày 19/5/2008 và cả từ ngày 19/5/2008 đến 04/7/2008 lãi suất
thỏa thuận này cao hơn 150% lãi suất cơ bản như vụ án thứ nhất nhưng tòa lại
không xem xét.
Ở cả hai vụ việc, ngày 04/7/2008 phía bị đơn và ngân hàng có kí hợp đồng
điều chỉnh lãi suất mới là 1,75%/tháng là phù hợp với quy định của pháp luật vì tại
thời điểm đó, lãi suất cơ bản là 14%/năm. Do đó, lãi trong hạn tính từ ngày
05/7/2008 được chấp nhận với mức lãi suất là 1,75%/tháng.
8
Từ hai vụ việc trên cho thấy khi xem xét những tranh chấp mà có thời gian
thực hiện hợp đồng diễn ra trong khoảng thời gian có sự thay đổi của quy định pháp
luật, cơ quan giải quyết cần xem xét về hiệu lực của văn bản áp dụng trong từng
giai đoạn để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đương sự.
Bên cạnh đó, ngoài mức lãi suất trong hạn, cách thức tính lãi cũng là một
trong những vấn đề gây phát sinh tranh chấp. Không phải mọi TCTD đều có cách
tính lãi đúng quy định, việc tính lãi sai có thể dẫn đến lãi suất trung bình mà khách
hàng phải chịu cao hơn nhiều lần so với lãi suất thực tế.
Đơn cử trường hợp tháng 12/2009, TAND quận Gò Vấp (TPHCM), xử sơ
thẩm vụ tranh chấp HĐTD giữa NHTMCP T. với khách hàng L.Đ.H
5
. Diễn biến vụ
việc như sau: tháng 02/2008, ông H. kí hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng của ngân
hàng T., thỏa thuận trong hợp đồng hàng tháng ông H. có trách nhiệm thanh toán

toàn bộ dư nợ tối thiểu cho ngân hàng trước ngày đến hạn. Sau khi được cấp thẻ tín
dụng hạn mức 15.000.000 đồng, ông H. đã rút gần 14.500.000 đồng để tiêu xài.
Tháng 4/2008, ông H. thanh toán được khoảng 1.500.000 đồng cho ngân hàng.
Tháng 7/2009, ngân hàng khởi kiện, và hai bên thỏa thuận ông H. trả góp mỗi tháng
2.000.000 đồng cho đến khi hết nợ. Tại tòa, đại diện ngân hàng xác định số tiền nợ
cả gốc lẫn lãi của ông H. tính đến ngày xét xử là gần 40.000.000 đồng. Trong
trường hợp hai bên hòa giải được, ngân hàng sẽ giảm cho ông H. hơn 8.500.000
đồng tiền phí vượt hạn mức và một phần phí thanh toán trả chậm. Số nợ còn lại ông
H. phải thanh toán làm ba lần trong vòng hai tháng kể từ ngày hòa giải thành.
Ngược lại, ông H. không đồng ý hòa giải bởi cho rằng ngân hàng tính lãi quá cao và
đề nghị tòa xem xét.
Tòa sơ thẩm cho rằng ngân hàng tính lãi không đúng như thỏa thuận trong
HĐTD. Cụ thể, theo hợp đồng, tiền lãi được tính trên số tiền khách hàng rút kể từ
ngày rút tiền nhưng thực tế ngân hàng lại tính lãi theo từng tháng trên số dư cuối kì
của tháng trước (gồm nợ gốc, lãi tháng trước và các khoản phí phải trả của tháng
trước). Đây là cách tính lãi cộng dồn nên từ số nợ gốc ban đầu chỉ hơn 14.000.000
đồng, sau 22 tháng, số nợ cả gốc lẫn lãi đã lên gần đến 40.000.000 đồng. Như vậy,
lãi suất áp dụng theo cách tính này là khoảng 8%/tháng, cao hơn rất nhiều so với
quy định pháp luật về cách tính lãi suất theo thỏa thuận giữa TCTD đối với khách
hàng (thời điểm một số NHTM áp dụng lãi suất cao nhất sau khi tính cả các chi phí
5 Hoàng Yến (2009), Tính lãi suất “trên trời”, Báo Pháp luật TPHCM, xem thêm tại
/2009122711504885p1063c1016/tinh-lai-suat-tren-troi.htm
9
là 23 – 24%/năm như đã trình bày ở phần 2.1.1.2). Bên cạnh đó, theo hợp đồng thì
sau 90 ngày kể từ ngày lập bản thông báo giao dịch, nếu chủ thẻ không thanh toán,
thanh toán không đủ số tiền tối thiểu thì toàn bộ số dư nợ của chủ thẻ là nợ quá hạn
và áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng. Tính từ cuối tháng
5/2009 là đã quá 90 ngày ông H. không thanh toán đủ số tiền tối thiểu nên ngân
hàng phải có trách nhiệm chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn, nhưng ngân
hàng vẫn tiếp tục tính lãi suất theo cách cộng dồn lãi, phí vào nợ gốc. Tòa xác định

lại tiền lãi và các khoản phí phát sinh theo hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng giữa hai
bên chỉ là 21.000.000 đồng.
Rõ ràng việc tính lãi cộng dồn là hoàn toàn sai so với quy định của pháp luật,
xâm phạm đến lợi ích của người đi vay. Khác với vụ việc này, trường hợp dưới đây
có nội dung lãi suất xảy ra tranh chấp nhưng nguyên nhân lại không phải lỗi trong
cách tính lãi từ phía TCTD.
Vụ việc Ngân hàng Công thương Việt Nam (sau đây gọi là VietinBank) kiện
Công ty TNHH thương mại Đại Hỷ (sau đây gọi là công ty) có nội dung như sau:
• Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Sóc trăng và công ty TNHH
thương mại Đại Hỷ kí HĐTD số 32/HĐTD ngày 03/02/2004.
• Số vốn vay 2.000.000.000 đồng.
• Lãi suất vay là 0,85%/tháng. Đến này 03/02/2006 hai bên kí phụ kiện hợp
đồng điều chỉnh lãi suất là 0,95%/tháng, đến ngày 18/7/2006 tiếp tục kí phụ
kiện hợp đồng điều chỉnh lãi suất là 1,1%/tháng.
• Thời hạn vay là 60 tháng.
• Tiền nợ gốc chia làm 10 kì (6 tháng trả một kì vào ngày 04 tây, kì thứ nhất
bắt đầu vào ngày 04/8/2004, kì cuối ngày 04/02/2009).
• Công ty trả vốn đúng kì trả nợ và tiền lãi, đến kì thứ 6 thì công ty không
thực hiện đúng thỏa thuận và tính đến ngày 03/6/2007 công ty còn nợ vốn
gốc của ngân hàng là 1.000.000.000 đồng, ngày 14/6/2007 và 29/5/2008
công ty có trả tiền nợ gốc lần lượt là 147.530.000 đồng và 150.000.000
đồng. Tính đến ngày 30/5/2008 công ty còn nợ lại ngân hàng tiền gốc là
502.470.000 đồng và tiền lãi từ ngày 03/6/2007 đến thời điểm tòa đưa vụ
việc ra xét xử.
VietinBank yêu cầu công ty trả tiền nợ gốc và tiền lãi chưa trả. Phía công ty
Đại Hỷ cho rằng phải tính lãi theo lãi suất cơ bản của NHNN quy định, đồng thời
yêu cầu tính lại phần lãi suất mà công ty đã trả vượt quá mức lãi suất cơ bản của
NHNN quy định và khấu trừ vào số tiền vốn vay.
10
TAND tỉnh Sóc Trăng xem xét vào thời điểm công ty vi phạm hợp đồng là

ngày 03/6/2007, căn cứ theo Quyết định số 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007 thì
vào thời điểm vi phạm hợp đồng mức lãi suất cho vay không được vượt quá
1,03%/tháng. Xét thời điểm thỏa thuận của hợp đồng mức lãi suất 0,85%/tháng, sau
đó điều chỉnh là 1,1%/tháng, nhưng tính bình quân mức lãi suất bị đơn đã trả cho
nguyên đơn không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố nên không
chấp nhận yêu cầu của bị đơn. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 474 và Khoản 1 Điều 476
BLDS 2005, tòa xác định mức lãi suất là 1,03%/tháng.
Từ tranh chấp trên có thể thấy rằng khi giải quyết vụ việc này, tòa sơ thẩm
không xem xét thỏa thuận lãi suất trên từng thời điểm so với quy định của pháp luật
mà lại chia bình quân lãi suất trong toàn thời gian thực hiện để xác định tính hợp
pháp của thỏa thuận lãi suất. Với cách xác định bằng lãi suất bình quân như vậy,
phía bị đơn phải chịu thiệt. Rõ ràng đây là một cách xác định lãi suất không đúng
với quy định của pháp luật.
Tóm lại, tranh chấp về lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn tập trung ở
ba vấn đề:
Một là, cơ quan xét xử không nhất quán khi vừa áp dụng trần lãi suất cho vay
bằng 150% lãi suất cơ bản cho cả giai đoạn được phép thỏa thuận lãi suất trước
ngày 19/5/2008; vừa không áp dụng mức trần với thỏa thuận lãi suất trong giai đoạn
từ 19/5/2008 về sau.
Hai là, tranh chấp lãi suất do TCTD tính lãi cộng dồn gây thiệt hại cho khách
hàng.
Ba là, cơ quan xét xử chia bình quân lãi suất trong thời gian vay để xác định
tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất trong từng giai đoạn tương ứng với từng cơ
chế điều hành lãi suất của NHNN.
Từ các vấn đề này, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và khắc
phục ở phần 2.2.
1.1.3 Lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn
Lãi suất nợ (gốc) quá hạn là một trong những nội dung thường xảy ra tranh
chấp nhiều nhất trong hoạt động tín dụng. Trên thực tế việc áp dụng cách tính lãi
suất nợ quá hạn còn nhiều vấn đề chưa được rõ ràng. Như đã trình bày ở phần

1.2.2.2, hiện nay trong pháp luật Việt Nam có hai quy định không thống nhất về
cách thức tính lãi suất quá hạn. Theo đó, có nhiều tranh chấp xảy ra về cách tính lãi
suất nợ quá hạn mà nhiều bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vì lí do này.
11
Trên thực tế, cơ quan tài phán không hoàn toàn cũng nhất quán trong quá trình giải
quyết. Việc áp dụng quy định của pháp luật chuyên ngành hay quy định của BLDS
cũng chứng tỏ không ít sự lúng túng của cơ quan có thẩm quyền.
Một số vụ việc cụ thể như sau có thể chứng minh rằng việc áp dụng pháp luật
vẫn còn nhiều bất cập khiến quyền lợi của các bên tranh chấp bị ảnh hưởng.
Trở lại với vụ việc VietBank và bà Phan Ngọc H. ở trên. Về lãi suất nợ quá
hạn, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên từ 28/11/2008 đến 28/9/2009 áp dụng Quyết định
số 2024/QĐ-NHNN ngày 26/8/2009 lãi suất cơ bản là 7%/năm, lãi suất quá hạn là
10,5%/năm, bằng 0,875%/tháng. Do đó lãi quá hạn là 250.000.000 x 11 tháng x
0,875% = 24.062.500 đồng.
Tương tự, bản án số 07/2009/DS-ST ngày 06/10/2009 giữa VietBank với bà
A. và ông T., TAND tỉnh Sóc Trăng cũng tuyên áp dụng lãi suất nợ quá hạn là
150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố vào thời điểm xét xử sơ thẩm là 7%/năm
(theo Quyết định số 2232/QĐ-NHNN ngày 24/9/2009).
Ở cả hai vụ việc này, VietBank đều kháng cáo về việc áp dụng lãi suất nợ quá
hạn. VietBank cho rằng theo Khoản 2 Điều 11 của Quy chế cho vay ban hành kèm
theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, lãi suất quá hạn phải được xác định
bằng 150% lãi suất trong hạn trong hợp đồng là 150% x 1,75%/tháng. Tòa phúc
thẩm TANDTC tại TPHCM xét xử phúc thẩm cho rằng việc áp dụng quy định của
BLDS 2005 là hợp pháp và không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn tại bản án số
56/2010/KDTM-PT và 57/2010/KDTM-PT cùng ngày 08/4/2010.
Khác với hai vụ việc trên, trong vụ “Ly hôn và tranh chấp tài sản” sau đây, cơ
quan chức năng lại đưa ra cách giải quyết ngược lại. Ông Trịnh Xuân B. và bà Lê
Thị Thanh N. kí với NHTMCP Á Châu (sau đây gọi là ACB) hai HĐTD.
• Hợp đồng thứ nhất PHT.CN.01080907 ngày 10/9/2007 và HĐTD trung, dài
hạn số 29900799 ngày 10/9/2007, nợ vốn 1.744.447.000 đồng nợ gốc và lãi

146.533.546 đồng.
• Hợp đồng thứ hai PHT.CN.01171107 ngày 19/11/2007 và HĐTD trung, dài
hạn số 32276929 ngày 20/11/2007, tổng số tiền 633.326.000 đồng nợ vốn
và 34.075.314 đồng nợ lãi.
Bản án sơ thẩm số 61/2009/HNST ngày 31/12/2009 của TAND quận 10
(TPHCM) tuyên tiền lãi của ACB sẽ được tính tiếp tục kể từ ngày 01/01/2010 với
mức lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN trên tổng số dư nợ gốc thực tế cho
đến khi trả hết nợ gốc căn cứ vào BLDS 2005. Sau đó ACB kháng cáo cho rằng ông
12

×