Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tài liệu Tiểu luận: "Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.07 KB, 24 trang )

Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------
TIỂU LUẬN
Các rủi ro trong thanh toán tín
dụng chứng từ
Nhóm 1-D1KTB
1
Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................2
Phần I: Khái Quát....................................................................4
Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế chủ
yếu: ....................................................................................4
1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT)..........................4
Phần II:....................................................................................8
Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán..........................8
tín dụng chứng từ....................................................................8
Phần III:................................................................................18
Một số giải pháp kiến nghị nhằm phòng ngừa và..................18
hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ.................18
1. Đối với Nhà nước..............................................................18
KẾT LUẬN...........................................................................24
LỜI NÓI ĐẦU
Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao
lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể
phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần
nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Vượt qua không gian và thời
gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết
Nhóm 1-D1KTB


2
Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày
càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt
xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân
tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh
toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu
an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại.
Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại
cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại
phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó
không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức
thanh toán đa dạng và phong phú như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng
chứng từ. Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương
thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó, nó đảm
bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Song tín dụng chứng từ không phải là
nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro
gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng thương mại cũng như
các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực trạng trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro trong
thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là
một việc làm cần thiết mà các Ngân hàng Thương mại cũng như các doanh
nghiệp Việt Nam phải quan tâm chú trọng.
Nhóm 1-D1KTB
3
Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
Phần I: Khái Quát
Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế
chủ yếu:
1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT)

Dưới giác độ kinh tế, TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh
toán quốc tế trong quan hệ thanh toán giữa các nước. Trong quan hệ đó, các vấn
đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải đề ra để giải quyết và
thực hiện được quy định lại thành những điều kiện gọi là các điều kiện thanh
toán quốc tế sau:
- Điều kiện về tiền tệ
- Điều kiện về địa điểm
- Điều kiện về thời gian
- Điều kiện về phương thức thanh toán
- Điều kiện về đảm bảo hối đoái
Những điều kiện này được thể hiện trong các điều khoản thanh toán của
hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các hiệp định thương mại, các hợp đồng
mua bán ngoại thương ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.
1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu:
Phương thức TTQT là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch
mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Thực chất
phương thức thanh toán là cách thức người bán thu tiền còn người mua trả tiền.
Trong buôn bán Quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán
khác nhau. Tuy vậy, việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu
cầu của người bán, thu tiền nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập
hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng.
Trong ngoại thương có 4 phương thức thanh toán quốc tế sau thường được
áp dụng bao gồm:
- Phương thức chuyển tiền ( Remittance )
- Phương thức ghi sổ ( Open account )
- Phương thức nhờ thu ( Collection of payment )
Nhóm 1-D1KTB
4
Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
+ Nhờ thu phiếu trơn ( clean collection )

+ Nhờ thu kèm chứng từ ( documentary collection )
- Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary credit )
Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được áp dụng phổ
biến nhất trong TTQT.
1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
2.1. Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó
một Ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng
(Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người
khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do
người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân
hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc là người nhập
khẩu ủy thác cho một người khác.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó
cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào
khác mà Người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát
hành ở nước người hưởng lợi.

Nhóm 1-D1KTB
5
Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
2.2. Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
(8)
(5)
(2)


(8) (5) (3) (1) (6) (7)
(1)
(4)
(1)Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ.
(2)Phát hành L/C qua Ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu hưởng lợi.
(3)Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho
người hưởng lợi.
(4)Giao hàng.
(5)Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C.
(6)Ngân hành phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu
cầu.
(7)Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán.
(8)Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ.
2.3. Ý nghĩa của phương thức tín dụng chứng từ
Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên người
mua hoặc một bên người bán, cũng có khi là cả hai bên thì phương thức thanh
toán Tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số
quyền lợi nhất định cho Ngân hàng mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên
tham gia xuất nhập khẩu: Người bán đảm bảo được thanh toán nếu xuất trình
được bộ chứng từ hoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua cũng đảm bảo nhận được
hàng đúng thời hạn, đúng như quy định trong hợp đồng. Cụ thể:
Nhóm 1-D1KTB
6
NH
thông báo
Người hưởng
lợi
NH
Phát hành
Người yêu cầu

Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
* Đối với nhà xuất khẩu
Là người hưởng lợi của thư tín dụng, nhà xuất khẩu được đảm bảo rằng khi
xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín
dụng (L/C) cho ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán.
Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng việc ngân hàng phát
hành(ngân hàng mở thư tín dụng) cam kết trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu
trên cơ sở chứng từ được trao phù hợp với các điều khoản của L/C.
* Đối với nhà nhập khẩu
Trước hết, nhà nhập khẩu sẽ nhận được hàng hoá như thể hiện trong các
chứng từ được ngân hàng mở L/C ghi rõ trong thư tín dụng. Nhà NK cũng được
bảo đảm rằng tài khoản của mình sẽ chỉ bị ghi nợ số tiền của thư tín dụng khi tất
cả các chỉ thị của thư tín dụng được thực hiện đúng.
Trong trường hợp ngân hàng áp dụng mức miễn ký quỹ 100% hoặc một tỷ
lệ miễn ký quỹ nhất định nào đó, nhà nhập khẩu sẽ không bị đọng vốn vì không
phải ứng trước tiền. Hơn nữa, nhờ có sự bảo đảm về thanh toán, nhà nhập khẩu
có thể tiến hành thương lượng các điều kiện tốt hơn về hàng hóa như giá cả, chất
lượng và trên hết là có thêm cơ hội để nhập được hàng hoá mà mình cần.
* Đối với ngân hàng thương mại (NHTM)
Khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán L/C, ngân hàng có được một nguồn thu
ổn định từ việc thu phí như phí mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo,
thanh toán, xác nhận L/C (các khoản phí trong nghiệp vụ thanh toán L/C nói
chung khá cao, cao hơn so với những phương thức thanh toán khác vì nghiệp vụ
này tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao). Ngoài ra khi quy định
các khoản ký quỹ cho doanh nghiệp mở L/C ngân hàng còn huy động thêm được
một lượng vốn đáng kể phục vụ cho hoạt động của các nghiệp vụ khác như cho
vay xuất nhập khẩu, xác nhận, bảo lãnh... Hơn nữa, với việc thực hiện tốt nghiệp
vụ thanh toán L/C sẽ góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên nhiều phương
diện khác nhau không chỉ ở trong nước mà ngay cả trên trường quốc tế.
Nhóm 1-D1KTB

7
Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
Phần II:
Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ
Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên
tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ
không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ
một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán. Rủi ro
trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên: đối với người
bán, đối với người mua và đối với các ngân hàng.
Trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức TDCT, có rất nhiều rủi
ro có thể xảy ra cho các bên tham gia vào quy trình này, tổng kết lại gồm 4 loại
rủi ro chính: Rủi ro kỹ thuật, rủi ro chính trị, rủi ro hối đoái và rủi ro đạo đức.
I. Các loại rủi ro
1. Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong
quy trình thanh toán TDCT.
a. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu
Khi tham gia phương thức thanh toán TDCT, nhà XK hay gặp những rủi ro sau:
1. Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu nhà XK kiểm tra các điều
kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà XK không
thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không
được thoả mãn, NH phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó,
nhà NK sẽ có cơ sở để kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh
toán, khiến cho quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn. Nhà XK sẽ gặp bất lợi
trong việc thanh toán.
2. Trong thanh toán TDCT, ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanh
toán cho người XK khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C,
NH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toán

TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung
Nhóm 1-D1KTB
8
Thảo luận: Các rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ
quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK
cũng có thể bị NH mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc
lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với
nhà XK.
Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ,
thường gặp vẫn là:
+ Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng
vận tải
+ Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.
+ Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của
L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ
không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng
lượng, mô tả hàng hoá…; các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về
cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa…
Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho
nhà XK khi lập bộ chứng từ thanh toán.
Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn
đến những sai sót khi nhà XK hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi NH xin
thanh toán.
3. Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi
khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý
hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải
tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà
XK phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho… trong khi đó
không biết rõ lập trường của nhà NK là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do
bộ chứng từ có sai sót.

4. Nếu NH phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ
xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. Gây ra rủi ro cho nhà
XK: không thu được tiền. Cũng tương tự như vậy, nếu chấp nhận hối phiếu kỳ
hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả
Nhóm 1-D1KTB
9

×