Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng đê bao và đường giao thông nhằm giảm thiểu tác hại của lũ xuyên biên giới việt nam campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.23 MB, 123 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM
FÕG








BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÊ BAO
VÀ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NHẰM GIẢM THIỂU TÁC HẠI
CỦA LŨ XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT NAM-CAMPUCHIA



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Đặng Thanh Lâm












8950


TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010


Cơ quan thực hiện: VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM
271/3, An Dương Vương, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84-8) 8350 850 Fax:(84-8) 835 1721
E-mail:
Website:
i

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG BIÊN
GIỚI VN-CPC 1

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU 12
1.2.1 Phạm vi nghiên cứu 12
1.2.2 Đặc điểm địa hình 14
1.2.3 Đặc điểm địa chất 14
1.2.4 Đặc điểm thổ nhưỡng 14
1.2.5 Đặc điểm khí tượng 14
1.2.6 Hệ thống sông kênh và vấn đề quản lý khai thác nguồn nước 15
1.2.7 Đặc điểm thuỷ văn 20

1.2.8 Tình hình ngập lũ vùng ven biên giới 21
1.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG NGHIÊN CỨU 26
1.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp 26
1.3.2 Hệ thống thuỷ lợi và đường giao thông 29
1.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÊ BAO VÀ ĐƯỜNG GIAO THÔNG 33
1.4.1 Thu thập tài liệu đê và đường giao thông 33
1.4.2 Khảo sát địa hình đê và đường 36
1.4.3 Đánh giá chung về đê và đường giao thông 40
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH HÀNH LANG THOÁT LŨ VÙNG BIÊN GIỚI
VN-CPC Ở ĐBSCL 41

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KIỂM SOÁT LŨ
XUYÊN BIÊN GIỚI 41

2.1.1 Khái niệm tác động xuyên biên giới 41
2.1.2 Định hướng chiến lược KSL các vùng trọng điểm ở châu thổ Mekong 41
2.2 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KIỂM SOÁT LŨ VÙNG BIÊN GIỚI 48
2.2.1 Mục tiêu quản lý lũ ĐBSCL và dải biên giới 48
2.2.2 Cơ hội và thách thức đối với kiểm soát lũ biên giới 49
2.2.3 Hoạch định các giải pháp kiểm soát lũ biên giới và hành lang thoát lũ 50
2.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỦY LỰC MÔ PHỎNG PHƯƠNG ÁN KSL 50
2.3.1 Đánh giá, chọn lựa mô hình thích hợp 50
2.3.2 Mô hình VRSAP 51
2.3.3 Mô hình Mike11 57
2.4 MÔ PHỎNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP ĐÊ VÀ ĐƯỜNG 66
ii

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG ĐÊ VÀ ĐƯỜNG VÙNG LŨ BIÊN GIỚI 71


3.1 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỪ PHÍA CAMPUCHIA 71
3.2 PHÂN VÙNG RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI LŨ VÙNG KSL SỚM 73
3.2.1 Trường hợp hiện trạng 73
3.2.2 Phương án kiểm soát lũ mức thấp 73
3.2.3 Phương án kiểm soát lũ mức trung bình 74
3.2.4 Phương án kiểm soát lũ mức cao 74
3.3 PHÂN VÙNG RỦI RO LŨ VÙNG BẮC VÀM NAO 75
3.3.1 Các trường hợp mô phỏng 75
3.3.2 Phân tích kết quả mô phỏng Trường hợp 1 (tràn đê hiện trạng) 76
3.3.3 Phân tích kết quả mô phỏng Trường hợp 2 (vỡ đê sông Tiền) 80
3.3.4 Phân tích kết quả mô phỏng Trường hợp 3 (vỡ đê Vĩnh An) 84
3.3.5 Phân tích kết quả mô phỏng Trường hợp 4 (vỡ đê Sông Hậu) 88
3.3.6 Những kiến nghị cho quản lý đê và quản lý rủi ro lũ 92
CHƯƠNG 4: TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHO QUY HOẠCH, THIẾT KẾ
VÀ XÂY DỰNG ĐÊ BAO VÀ ĐƯỜNG GIAO THÔNG VÙNG
BIÊN GIỚI ĐBSCL 93

4.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐÊ ĐIỀU 93
4.2 HOẠCH ĐỊNH TUYẾN CÔNG TRÌNH 97
4.3 TÍNH TOÁN MẶT CẮT THIẾT KẾ ĐÊ 98
4.3.1 Mặt cắt đê xây dựng mới bảo vệ các thị trấn vùng lũ 98
4.3.2 Mặt cắt đê nâng cấp tuyến đê theo tuyến lộ, đê hoặc bờ bao đã có 98
4.3.3 Các bờ bao kiểm soát lũ cho vùng sản xuất nông nghiệp 99
4.4 TÍNH TOÁN THẤM QUA ĐÊ VÀ ỔN ĐỊNH THÂN ĐÊ 100
4.4.1 Những căn cứ và cơ sở để tính toán 100
4.4.2 Tính thấm qua đê và ổn định thân đê 101
4.5 BIỆN PHÁP DUY TU SỬA CHỮA VÀ QUẢN LÝ ĐÊ VÀ ĐƯỜNG 107
4.5.1 Theo dõi và xứ lý lún 107
4.5.2 Theo dõi và xử lý sạt lở mái đê và thấm qua thân đê 107
4.5.3 Theo dõi và xử lý hư hỏng cửa lấy nước và sạt lở khu vực 107

4.5.4 Biện pháp gia cố bảo vệ mái đê chống lũ và đê bao lửng 108
4.5.5 Bảo vệ và khai thác sử dụng 108
4.5.6 Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia quản lý đê và đường 109
4.5.7 Xử phạt vi phạm hành chính về đê điều 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH-NBD Biến đổi khí hậu-nước biển dâng
Bộ KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVN Bắc Vàm Nao
CPC Campuchia
DHI Viện Thuỷ lực Đan Mạch
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTM Đồng Tháp Mười
FMMP Chương trình quản lý và giảm nhẹ lũ
GIS Hệ thống thông tin địa lý
Giữa STSH Giữa sông Tiền sông Hậu
KB Kịch bản
KSL Kiểm soát lũ
MRC Ủy hội sông Mê Công Qu
ốc tế
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
NCKH Nghiên cứu khoa học
PA Phương án
QL Quốc lộ
QP.TL Quy phạm thủy lợi

TCN Tiêu chuẩn ngành
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TGLX Tứ giác Long Xuyên
TT-LG Tân Thành-Lò Gạch
UBND Ủy ban nhân dân
Viện QHTLMN Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
VN-CPC Việt Nam-Campuchia


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Hệ thống sông kênh trong dải biên giới VN-CPC thuộc vùng ĐBSCL 17
Bảng 1-2: Tiến độ thu hoạch lúa Hè Thu của hai huyện Tân Hồng và Hồng Ngự 26
Bảng 1-3: Tiến độ thu hoạch lúa HT của các h. An Phú, Tân Châu, Phú Tân năm 2005 28
Bảng 1-4: Tiến độ thu hoạch lúa HT của các h.An Phú, Tân Châu, Phú Tân năm 2006 28
Bảng 1-5: Tiến độ thu hoạch lúa HT của các h. An Phú, Tân Châu, Phú Tân năm 2007 29
Bảng 1-6: Cao trình đê vành đai Bắc Vàm Nao 33
Bảng 1-7: Khối lượng khảo sát các tuyến đê và đường vùng biên giới 36
Bảng 2-1: Mực nước lớn nhất mùa lũ 2000 tại một số vị trí (hệ cao độ Mũi Nai) 55
Bảng 2-2: Tuyến đê nâng cấp để kiểm soát lũ đến ngày 15/7 68
Bảng 2-3: Tuyến đê nâng cấp để kiểm soát lũ đến ngày 20/7 69
Bảng 2-4: Tuyến đê nâng cấp để kiểm soát lũ đến ngày 31/7 69
Bảng 2-5: Lưu lượng đỉnh lũ 2000 trường hợp hiện trạng đê và các phương án 70
Bảng 3-1: Chênh lệch mực nước đỉnh lũ KB2 so với KB0 71
Bảng 3-2: Chênh lệch mực nước lũ sớm KB2 so với KB0 72
Bảng 3-3: Chênh lệch mực nước đỉnh lũ KB4 so với KB0 72
Bảng 3-4: Chênh lệch mực nước lũ sớm KB4 so với KB0 72
Bảng 3-5: Tổng hợp kết quả tính toán ổn định đê vành đai BVN 75

Bảng 3-6: Mực nước đỉnh lũ trong những năm lũ lớn tại Tân Châu và Châu Đốc 77
Bảng 3-7: Tổng hợp lưu lượng tràn và độ sâu ngập các đoạn đê vành đai 77
Bảng 4-1: Kiểm kê các văn bản phát luật của TW và địa phương về đê điều vùng BG 93
Bảng 4-2: Tổng hợp kết quả tính toán thấm qua đê sông Tiền 104
Bảng 4-3: Tổng hợp kết quả tính toán ổn định đê s.Tiền trường hợp 1 104
Bảng 4-4: Tổng hợp kết quả tính toán ổn định đê s.Tiền trường hợp 2 104
v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Vị trí vùng nghiên cứu đề tài KC.08.34 13
Hình 1-2: Lưu lượng lớn nhất thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000 22
Hình 1-3: Độ sâu ngập lũ đến ngày 31/7 tần suất 10% 24
Hình 1-4: Độ sâu ngập lũ đến ngày 31/7 tần suất 1% 25
Hình 1-5: Độ sâu ngập lũ lớn nhất tần suất 10% 25
Hình 1-6: Độ sâu ngập lũ lớn nhất tần suất 1% 26
Hình 1-7: Biểu đồ tiến độ thu hoạch lúa Hè Thu các huyện Tân Hồng và Hồng Ngự 27
Hình 1-8: Biểu đồ tiến độ thu hoạch lúa Hè Thu huyện An Phú 29
Hình 1-9: Bản đồ hiện trạng tuyến đê bao, đường giao thông vùng biên giới 35
Hình 1-10: Bản đồ các tuyến đê khảo sát cao trình dọc tuyến và mặt cắt ngang 38
Hình 1-11: Bản đồ cao trình thấp nhất trên các tuyến đê khảo sát, điều tra 39
Hình 2-1: Bản đồ phân khu kiểm soát lũ vùng Tây sông Bassac thuộc CPC 42
Hình 2-2: Bản đồ phân khu kiểm soát lũ vùng Đông sông Mekong thuộc CPC 43
Hình 2-3: Bản đồ bố trí công trình kiểm soát lũ vùng TGLX 45
Hình 2-4: Bản đồ bố trí công trình kiểm soát lũ vùng ĐTM 47
Hình 2-5: Bản đồ tổng thể các vùng thủy lợi ĐBSCL 48
Hình 2-6: Sơ đồ mô hình VRSAP vùng châu thổ Mê Công 53
Hình 2-7: So sánh mực nước thực đo một số trạm với tính toán bằng VRSAP 56
Hình 2-8: Sơ đồ thủy lực đê bao biên giới ĐBSCL 58
Hình 2-9: Mô hình hoá mô phỏng lũ tràn từ sông kênh vào ruộng và giữa các ô ruộng 59
Hình 2-10: Biểu đồ và bảng số liệu mô tả một băng tràn qua đê tại TX Tân Châu 59

Hình 2-11: Biểu đồ mực nước tính toán bằng Mike11 so với thực đo tại Tân Châu 60
Hình 2-12: Biểu đồ mực nước tính toán bằng Mike11 so với thực đo tại Châu Đốc 61
Hình 2-13: Biểu đồ mực nước tính toán bằng Mike11 so với thực đo tại Tân Hồng 61
Hình 2-14: Biểu đồ mực nước tính toán bằng Mike11 so với thực đo tại Hồng Ngự 62
Hình 2-15: Bản đồ mực nước vùng biên giới ngày 15/7/2000 62
Hình 2-16: Bản đồ mực nước vùng biên giới ngày 20/7/2000 63
Hình 2-17: Bản đồ mực nước vùng biên giới ngày 25/7/2000 63
Hình 2-18: Bản đồ mực nước vùng biên giới ngày 31/7/2000 64
Hình 2-19: Bản đồ mực nước vùng biên giới ngày 15/8/2000 64
Hình 2-20: Bản đồ mực nước vùng biên giới ngày 31/8/2000 65
Hình 2-21: Bản đồ mực nước vùng biên giới ngày 15/9/2000 65
Hình 2-22: Bản đồ mực nước vùng biên giới ngày 23/9/2000 66
vi

Hình 2-23: Bản đồ phương án phát triển đê bao mức thấp 67

Hình 2-24: Bản đồ phương án phát triển đê bao mức trung bình 67
Hình 2-25: Bản đồ phương án phát triển đê bao mức cao 68
Hình 3-1: Biểu đồ thiệt hại lúa HT các huyện Tân Hồng và Hồng Ngự theo thời gian 75
Hình 3-2: Biểu đồ thiệt hại lúa Hè Thu các huyện An Phú theo thời gian 75
Hình 3-3: Vị trí điểm mất ổn định trên đê vành đai BVN 76
Hình 3-4: Biểu đồ lưu lượng tràn qua các đoạn trên tuyến đê vành đai 78
Hình 3-5: Biểu đồ lưu lượng tràn qua các đoạn trên tuyến đê vành đai sông Tiền 79
Hình 3-6: Biểu đồ lưu lượng tràn qua các đoạn trên tuyến đê vành đai sông Hậu 79
Hình 3-7: Biểu đồ lưu lượng tràn qua các đoạn trên tuyến đê vành đai Cái Tắc 80
Hình 3-8: Diễn biến mực nước các ô ruộng trong vùng BVN 80
Hình 3-9: Biểu đồ lưu lượng tràn đê trong phương án vỡ đê sông Tiền 81
Hình 3-10: Biểu đồ mực nước các tiểu vùng khi vỡ đê sông Tiền 81
Hình 3-11: Bản đồ mực nước các tiểu vùng BVN 4 ngày sau khi vỡ đê s.Tiền 82
Hình 3-12: Bản đồ mực nước các tiểu vùng BVN 9 ngày sau khi vỡ đê s.Tiền 83

Hình 3-13: Bản đồ mực nước các tiểu vùng BVN lúc đỉnh lũ 2000 84
Hình 3-14: Biểu đồ lưu lượng tràn đê khi vỡ đê Vĩnh An 85
Hình 3-15: Biểu đồ mực nước các tiểu vùng khi vỡ đê Vĩnh An 85
Hình 3-16: Bản đồ mực nước các tiểu vùng BVN 4 ngày sau khi vỡ đê Vĩnh An 86
Hình 3-17: Bản đồ mực nước các tiểu vùng BVN 9 ngày sau khi vỡ đê Vĩnh An 87
Hình 3-18: Bản đồ mực nước các tiểu vùng BVN lúc đỉnh lũ 2000 88
Hình 3-19: Biểu đồ lưu lượng tràn đê khi vỡ đê sông Hậu 89
Hình 3-20: Biểu đồ mực nước các tiểu vùng đê khi vỡ đê sông Hậu 89
Hình 3-21: Bản đồ mực nước vùng BVN 4 ngày sau khi vỡ đê s.Hậu 90
Hình 3-22: Bản đồ mực nước vùng BVN 9 ngày sau khi vỡ đê s.Hậu 91
Hình 3-23: Bản đồ mực nước vùng BVN lúc đỉnh lũ 2000 92
Hình 4-1: Mặt cắt điển hình cho các tuyến đê làm mới và kết hợp tuyến đường hiện có 99
Hình 4-2: Mặt cắt điển hình cho các bờ bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp 99
Hình 4-3: Sơ đồ thấm qua đê sông Tiền Bắc Vàm Nao tại vị trí MC-ST-5 105
Hình 4-4: Sơ đồ thấm qua đê sông Tiền Bắc Vàm Nao tại vị trí MC-ST-6 105
Hình 4-5: Sơ đồ tính ổn định sông Tiền Bắc Vàm Nao tại vị trí MC-ST-5 106
Hình 4-6: Sơ đồ tính ổn định sông Tiền Bắc Vàm Nao tại vị trí MC-ST-6 106

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN
CỨU VÀ VÙNG BIÊN GIỚI VN-CPC
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Vùng ĐBSCL được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư có trọng điểm vùng
đất này từ sau năm 1975 nhằm khai thác tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế và
ổn định an sinh-xã hội. Việc xây dựng hàng loạt công trình thuỷ lợi để dẫn ngọt,
tiêu chua, xổ phèn, ngăn mặn, tiêu úng và hàng vạn cây số bờ bao để kiểm soát lũ
tháng 8 bảo vệ lúa Hè-Thu, kết hợp áp dụng các giống lúa mới và nhữ
ng tiến bộ kỹ

thuật trong sản xuất nông nghiệp đã tạo tiền đề bố trí mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế không những cho riêng vùng ngập lũ mà cho cả vùng ĐBSCL.
Để phát triển và ổn định dân sinh-kinh tế, kiểm soát lũ trên quan điểm chung
sống với lũ luôn được xem là hướng đi chủ đạo trong vùng ngập lũ. Để hạn chế
những tác hại do lũ gây ra và t
ận dụng những mặt lợi do lũ mang lại, những công
trình kiểm soát lũ đã được hình thành từ đầu những năm 90 thế kỷ trước và định
hình dần cho đến nay, đặc biệt phát triển nhanh sau Quyết định 99-TTg ngày 09-2-
1996 của Thủ tướng Chính phủ về “Định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-
2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn ĐBSCL”.
Hiệu quả c
ủa các hệ thống công trình kiểm soát lũ đã từng bước được phát huy. Lũ
đã dần được kiểm soát nhằm phục vụ tốt hơn cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội. Năm 1999 Bộ NN&PTNT thực hiện dự án “Quy hoạch kiểm soát và sử dụng
nước lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2010” được Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt. Thông qua dự án này, hàng loạt công trình kiểm soát lũ đã
được xây
dựng trên các vùng ngập lũ, đặc biệt ở Tứ giác Long Xuyên, góp phần hạn chế tác
hại của lũ lụt, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế và ổn định đời sống người
dân vùng lũ.
Song, do vốn đầu tư cho xây dựng các công trình kiểm soát lũ là rất lớn, với
khoảng 22.000 tỷ đồng. Vì thế, một khi nguồn vốn còn nhiều hạn chế thì Nhà nước
chỉ có thể đầ
u tư cho một số công trình then chốt, trọng điểm mà thôi nên hiệu quả
của cả hệ thống là chưa thể phát huy cao như mong muốn. Bên cạnh đó, với trận lũ
lịch sử 2000 xảy ra khi một số công trình kiểm soát lũ đã được hình thành lại càng
cho thấy rõ hơn những vấn đề đã chưa thể xem xét hết trong nghiên cứu trước đây
mà nay cần phải được đi
ều chỉnh, bổ sung. Ngoài ra, không chỉ có các công trình
kiểm soát lũ do Trung ương đầu tư, mà các tỉnh, các huyện, thậm chí người dân

cũng đã bỏ không ít tiền của vào các công trình và hệ thống kiểm soát lũ các cấp,
nên tác động của những hệ thống này đến diễn biến ngập lũ là rất cần được xem xét
2

tới. Ngay cả những công trình do Nhà nước đầu tư, thì ngoài các hệ thống kiểm soát
lũ trực tiếp, còn rất nhiều hệ thống công trình hạ tầng gián tiếp khác cũng được phát
triển nhanh chóng trong vùng ngập lũ như hệ thống đường giao thông và khu dân cư
nâng nền tập trung trong chương trình an sinh vùng lũ
Theo phương quy hoạch của Dự án quy hoạch kiểm soát lũ và sử dụng nước
lũ ĐBSCL thì cả vùng ĐTM và TGLX
đều phải tăng cường kiểm soát lũ tràn biên
giới để giảm ngập úng vùng lũ ĐBSCL đầu vụ và cuối vụ nhằm bảo vệ lúa Hè Thu.
Vùng biên giới bị ngập lũ sâu áp dụng phương châm Chung sống bằng hệ thống đê
bao bảo vệ thành phố, thị xã, thị trấn, trung tâm xã, vườn cây ăn trái, khu công
nghiệp, cây công nghiệp, cũng như bố trí các tuyến và cụm dân cư, đường giao
thông huy
ết mạch vượt lũ; Gắn kết giữa thuỷ lợi, giao thông, dân cư, dải cây xanh,
kênh thoát lũ, dẫn lũ vào cải tạo đồng ruộng.
Vùng ĐTM: Hạn chế tối đa lũ tràn biên giới vào ĐTM bằng hệ thống dẫn
thoát lũ tràn biên giới ra sông Tiền, sông Vàm Cỏ và hệ thống công trình kiểm soát
lũ tràn biên giới (Cụm công trình số 1) để chủ động kiểm soát lũ đầu v
ụ, cuối vụ và
tháo lũ vào đồng ở thời kỳ lũ chính vụ nhằm tránh dâng cao mực nước ở vùng biên
giới. Các hạng mục công trình của cụm số 1 gồm:
- Xây dựng tuyến ngăn lũ và kiểm soát lũ dọc theo bờ Nam kênh Tân Thành-
Lò Gạch, cách biên giới khoảng 20 km, cao trình đỉnh lũ +6,5 m tại Hồng
Ngự và +5,5 m tại Vĩnh Hưng. Nạo vét và mở rộng kênh Tân Thành-Lò
Gạch đợt 2 với chiề
u rộng đáy kênh 32-24 m, cao trình đáy -3,0 m.
- Trên tuyến ngăn lũ xây dựng 10 cống trong đó có 5 cống để kiểm soát lũ là

công trình 2/9, Kháng Chiến, có chiều rộng đáy B= 30 m, công trình Bình
Thành B= 20 m, công trình Thống nhất B= 20 m, công trình Cái Cái B= 25
m. Tuyến ngăn lũ này kết hợp xây dựng tuyến Quốc lộ N1 và phân bố dân cư
làm thành tuyến phòng thủ ven biên giới.
- Mở rộng 3 cửa thoát lũ trên tuyến đường Nam Sở Thượng đủ thoát lũ ra sông
Tiền từ
Hồng Ngự đi Tân Châu là cột điện số 10, Trà Đư-Cây Đa và Cái
Sách-Nam Hang. Hệ thống này có khả năng thoát được khoảng 3.700 m
3
/s.
- Nạo vét 4 kênh thoát lũ ven sông Tiền là kênh 2/9, Kháng Chiến, Bình
Thành, Thống Nhất nối với các đường thoát lũ Đốc Vàng Hạ, Đốc Vàng
Thượng và cửa Ba Răng để thoát được 3.000 m
3
/s, mở rộng kênh Sông
Trăng nối với rạch Cà Rưng và kênh Cả Gừa với B= 20 m, đáy -3,0 m; mở
rộng kênh 28 với B= 20 m, đáy -3,0 m.
Theo phương án kiểm soát lũ vùng ĐTM thì vùng biên giới ĐTM (phía Bắc
kênh Tân Thành-Lò Gạch sẽ không kiểm soát lũ, sản xuất thích nghi với lũ, là
3

hành lang thoát lũ ra sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây.
Vùng TGLX: Xây dựng tuyến đê ngăn lũ tràn biên giới và các công trình
kiểm soát lũ tràn biên giới (Cụm công trình số 2) vào vùng TGLX bao gồm:
- Tuyến đê ngăn lũ tràn biên giới từ Châu Đốc đến Tịnh Biên và từ Ba Chúc
đến đầu kênh Hà Giang. Tuyến đê được đắp phía bờ Nam kênh Vĩnh Tế,
cách đường biên khoảng 1 km.
- Các công trình kiểm soát lũ tràn biên giới gồm đập cao su Trà Sư rộng 90m,
cao trình đ
áy 1,6m, cao trình đỉnh đập 3,8m; đập cao su Tha La rộng 72m,

cao trình đáy 1,5m, cao trình đỉnh 3,8m để có thể thoát được lưu lượng 700
m
3
/s; các công trình kiểm soát lũ đầu kênh Mới, T5, T4, T3, T2, Nông
Trường và 7 cầu ở đầu các kênh vùng Tứ giác Hà tiên.
Dải biên giới vùng TGLX cũng không kiểm soát lũ, sản xuất thích nghi với
lũ và là hành lang thoát lũ ra biển Tây.
Vùng Giữa sông Tiền-sông Hậu: Mục tiêu là không kiểm soát lũ khu vực Bắc
kênh Vĩnh An, do là vùng ngập sâu, có biện pháp bảo vệ các khu dân cư, tạo nơi ở
an toàn và ổn định, đồng thời có biện pháp kiểm soát và né tránh lũ thích hợp, kết
h
ợp với việc bố trí thời vụ để sản xuất 2 vụ lúa Đông-Xuân và Hè-Thu; Kiểm soát
lũ cả năm cho toàn bộ diện tích phía Nam kênh Vĩnh An (vùng Thần Nông), tạo
điều kiện phát triển sản xuất ở mức độ cao, đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống
nhân dân trong vùng, phát triển nông thôn văn minh và hiện đại.
Giải pháp và phương án kiểm soát lũ:
Tiểu vùng Bắc kênh Vĩnh An:
Đây là vùng ng
ập lũ sớm và ngập lũ sâu trên 3,0 m, thời gian kéo dài 6 tháng
(từ 7-12) nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu là né tránh lũ để làm 2 vụ lúa Đông-
Xuân và Hè-Thu, tuy vụ Hè-Thu chưa ổn định. Hiện nay, trong số diện tích cây
hàng năm là 25.000 ha đã có 24.700 ha 2 vụ. Biện pháp công trình kiểm soát lũ là:
- Xây dựng bờ bao, cống bọng theo hệ thống kênh cấp II để tạo thành các ô
khép kín có khả năng kiểm soát lũ đầu vụ nhằm bảo vệ thu ho
ạch lúa Hè-Thu
và tạo điều kiện để xuống giống sớm vụ Đông-Xuân. Vụ Hè-Thu cần gieo
cấy sớm để kịp thu hoạch trước 15/7 hàng năm.
- Xây dựng hệ thống đê bao, cống, trạm bơm tiêu để bảo vệ các thị trấn Tân
Châu, An Phú với mức vượt lũ 2000, đồng thời xây dựng các tuyến dân cư
ven các trục lộ, tôn nền nhà, làm nhà trên cọc vượt lũ 2000

để đảm bảo có
chỗ ở không ngập.
- Củng cố tuyến lộ chính vượt lũ 2000 để đảm bảo giao thông xuyên suốt
4

trong mùa lũ. Đường giao thông nông thôn chỉ đảm bảo không ngập ở thời
kỳ đầu vụ và cuối vụ, thời kỳ lũ chính vụ vẫn cho ngập để tránh cản trở dòng
chảy lũ.
Tiểu vùng Thần Nông:
Tiểu vùng được giới hạn bởi kênh Vĩnh An, sông Vàm Nao, sông Tiền và
sông Hậu, có diện tích tự nhiên 31.000 ha. Tiểu vùng này đã lập dự án khả thi và
đang được đưa vào xây dựng dưới sự tài trợ
của Chính phủ Úc. Biện pháp công
trình là xây dựng hệ thống đê bao và các cống đầu kênh cấp I để tạo thành một khu
khép kín có khả năng kiểm soát lũ cả năm. Các công trình cần xây dựng gồm có.
- Nạo vét kênh Thần Nông, các kênh cấp I;
- Xây dựng cống ngăn lũ, tiêu nước cuối kênh Thần Nông, đầu các kênh cấp I;
- Xây dựng hệ thống đê kết hợp đường giao thông ven sông Tiền, sông Hậu,
rạch Cái T
ắc.
Giải pháp Quy hoạch kiểm soát và sử dụng nước lũ ĐBSCL cho đến nay vẫn
được đánh giá về cơ bản là đúng đắn, vì đã được minh chứng qua các trận lũ 2000,
2001 và 2002, nhất là ở vùng TGLX, khi đã được đầu tư một cách tương đối hoàn
chỉnh. Vấn đề ở đây là chỉ cần xem xét bổ sung thêm khẩu độ thoát lũ trên các tuyến
giao thông, tuyến ngăn lũ và hệ thố
ng đê bao bờ bao. Những tồn tại nhận thấy là
quản lý quy hoạch là cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, thiếu vốn, hay đầu tư không mang
tính đồng bộ mà chỉ mang tính dàn trải nên hiệu quả mang lại không theo mong
muốn. Đặc biệt, khi đã có quy hoạch, nhưng nội dung của quy hoạch các địa
phương hay người dân không nắm được nên đầu tư còn mang tính tự phát, nhiều lúc

trái ngược.
Phương châm chung sống v
ới lũ, nhằm tận dụng các mặt lợi của lũ và hạn
chế tối đa các thiệt hại do lũ gây ra, đang được áp dụng ngày càng được người dân
đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, lũ là loại thiên tai nguy hiểm, diễn biến phức tạp khó
lường. Để chung sống với lũ một cách chủ động, ổn định và phát triển bền vững thì
kiểm soát và thoát lũ phục vụ yêu cầu chung s
ống với lũ ở ĐBSCL là những vấn đề
cơ bản nhất. Nội dung này được Chương trình Phòng chống thiên tai và Bảo vệ môi
trường Bộ KH&CN triển khai một số đề tài trọng điểm như đề tài KC08-14 về
Nhận dạng, dự báo, kiểm soát và thoát lũ vùng ĐBSCL, đề tài Nghiên cứu giải pháp
thoát lũ sông Vàm Cỏ và đề tài KC08.08/06-10 về Quản lý lũ vùng biên giới
ĐBSCL đều thống nh
ất phân vùng lũ biên giới và các giải pháp kiểm soát lũ tràn
biên giới.
Đề tài NCKH “ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ xây
dựng hệ thống đê bao, bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ ĐBSL” do cố
5

GS Trần Như Hối thực hiện năm 2005 đã nghiên cứu xác định được các giải pháp
thiết kế và công nghệ thi công đê bao, bờ bao vùng ngập lũ cho các vùng địa chất,
địa hình khác nhau của vùng ngập lũ ĐBSCL. Giải pháp thiết kế đê được đề xuất là
việc chọn tuyến đê, hình thức kết cấu đê và tính toán ổn định thân đê và xử lý nền
đê. Công nghệ thi công đê bằng v
ật liệu mới thảm xơ dừa áp dụng cho đoạn đê dài
400 m tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang có điều kiện lũ ngập nông. Đề tài đã đánh
giá quy mô ô bao cho hiệu quả kinh tế-kỹ thuật là khoảng 500-3000 ha tuỳ từng
vùng và bờ bao nên kết hợp giao thông nông thôn. Đối với vùng biên giới, đề tài
kiến nghị phá bỏ đê bao vùng kênh Năm Xã của tỉnh An Giang (đê bao chống lũ
tri

ệt để) vì cản trở dòng chảy lũ, dâng cao mực nước phía CPC và 2 rìa vùng ngập
lũ, đồng thời hàng năm Trung ương và chính quyền địa phương phải đầu tư kinh phí
duy tu sửa chữa thường xuyên khá tốn kém. Đánh giá hiện trạng đê bao vùng biên
giới là đê bao chống lũ tháng 7 với quy mô ô bao 500-1.000 ha.
Chuyên đề Các giải pháp kiểm soát lũ theo yêu cầu chung sống với lũ ở
ĐBSCL của đề tài KC08-14 tập trung nghiên cứu các nội dung : (a) Rà soát Quy
hoạch kiểm soát lũ châu thổ Mekong, vùng ĐBSCL phục vụ yêu cầu sống chung
với lũ sông Mekong ngắn hạn và dài hạn, (b) Xây dựng phương pháp luận kiểm soát
lũ, quản lý lũ và đề xuất các giải pháp chung sống với lũ và (c) Ứng dụng ngay các
kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài vào quy hoạch lũ ĐSCSL. Ngoài ra, đề tài
còn xây dựng mô hình thuỷ lực lũ và lập bản đồ lũ
ứng với các mức tần suất làm
công cụ và cơ sở nghiên cứu các giải pháp lũ một cách khoa học hơn. Thông qua số
liệu đo trận lũ 2000 và 2001 và ứng dụng mô hình thuỷ lực, đề tài nghiên cứu lại
quy mô khẩu độ của các cống thoát lũ Tân Thành-Lò Gạch.
Đề tài NCKH giải pháp thoát lũ của sông Vàm Cỏ xác định ngoài việc xây
dựng các hệ thống kiểm soát lũ tràn biên giới còn phải xây dựng cống trên sông
Vàm Cỏ để gạn triều tăng khả năng thoát lũ cho vùng ĐTM.
Đề tài KC08.08/06-10 nghiên cứu tổng hợp giải pháp kiểm soát lũ biên giới
trên cơ sở phân tích kịch bản phát triển lưu vực sông Mê Công, nhất là các phương
án kiểm soát lũ châu thổ phía Campuchia, tổng hợp các phương án quy hoạch giao
thông trong khu vực và đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới.
Đề tài NCKH cấp Bộ NN&PTNT về nghiên cứu tác động của hệ thống giao
thông
đường bộ đến dòng chảy lũ ĐBSCL đã điều tra thu thập số liệu về các tuyến
quốc lộ, tỉnh lộ và đường nông thôn hiện trạng và quy hoạch, đo đạc dòng chảy lũ
qua các tuyến cầu nhằm phân tích thuỷ lực các phương án phát triển đường giao
thông toàn vùng ĐBSCL. Đề tài kiến nghị mở rộng các cầu và cống nhằm giảm
chênh mực nước thượng-hạ lư
u cầu, hạn chế xói lở và khuyến cáo nên phát triển các

6

tuyến giao thông theo hướng dọc hướng dòng chảy lũ và hạn chế các tuyến ngang
dòng chảy lũ để tránh tác động dâng mực nước.
Những dự án quy hoạch thuỷ lợi trong những năm gần đây rất có liên quan
chặt chẽ đến vùng nghiên cứu là Quy hoạch thuỷ lợi tổng hợp vùng ĐBSCL với 2
hợp phần là Quy hoạch thuỷ lợi phục vụ ổn định dân cư vùng biên giới và hợp ph
ần
Quy hoạch hệ thống đê bao lửng. Ngoài ra còn có dự án quy hoạch lũ tỉnh Long An,
Quy hoạch thuỷ lợi vùng ĐTM, Quy hoạch thuỷ lợi vùng TGLX.
Dự án quy hoạch thủy lợi phục vụ ổn định dân cư biên giới tập trung nghiên
cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội và các công trình cơ sở hạ tầng,
qua đó xây dựng các giải pháp và phương án công trình thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu
cấp nước, kiểm soát lũ, tiêu úng, tôn nền, phát triển giao thông phục vụ sản xuất
nông nghiệp, ổn định dân cư và các ngành kinh tế khác nhằm giữ vững an ninh quốc
gia. Về phương án kiểm soát lũ thống nhất với Quy hoạch lũ. Dự án nghiên cứu
chuyên sấu hơn về giải pháp nạo vét, mở rộng kênh cấp nước tưới về mùa khô.
Dự án quy hoạch hệ thống đê bao lửng đã xác
định, kiểm tra các chỉ tiêu thiết
kế công trình thuỷ lợi cho các phương án kiểm soát lũ bao gồm cao trình đê bao, hệ
thống kênh mương, bờ bao, cống dưới bờ bao theo mực nước đến 15/7 và 25/8 của
hiện trạng 2001. Phương án tính toán và lựa chọn là Phương án bao nhỏ: Quy mô
bờ bao theo từng tuyến kênh chính và kênh cấp I, II nhằm kiểm soát lũ cho từng khu
nhỏ trong từng tiểu vùng lũ. Quy tính toán thuỷ lực đã chọn ra cao trình đê bao từng
khu vực ở ĐTM và TGLX.
Các dự án quy hoạch thủy lợi vùng ĐTM và TGLX tập trung vào hướng giải
quyết tiêu thoát lũ TGLX nhanh ra Biển Tây, thoát lũ ĐTM ra sông Tiền và sông
Vàm Cỏ bằng các công trình kênh, cống, tràn. Các công trình dải biên giới ít được
đề cập đến.
Những dự án giao thông, thuỷ lợi vùng biên giới đang được triển khai là dự

án nạo vét, mở rộng kênh Cái Cỏ-Long Khốt và dự án xây dựng tuyến quốc lộ N1
dọc biên giới. D
ự án Cái Cỏ - Long Khốt chủ yếu cải tạo kênh để cấp nước mùa khô
kết hợp xây dựng tuyến giao thông nông thôn dọc biên giới. Tuyến đường dọc kênh
phải mở các băng tràn thoát lũ để tránh dâng mực nước phía Campuchia.
Dự án xây dựng tuyến quốc lộ N1 từ Đức Huệ-Châu Đốc (dọc tuyến Tân
Thành-Lò Gạch) và qua Châu Đốc-Tịnh Biên-Hà Tiên. Trong thiết kế tuyến N1 đã
có tính toán thuỷ lực nhằm xác định các thông s
ố thuỷ lực công trình gồm mực
nước H, lưu lượng Q dọc tuyến và qua các cầu trên quốc lộ với các tần suất 1%,
2%, 4% và 5% trên nền các công trình kênh thoát lũ và lấy nước tưới theo quy
hoạch thuỷ lợi. Riêng vùng ĐTM từ Đức Huệ đến Châu Đốc có 64 cầu và cống để
thoát lũ và lấy nước, không bao gồm sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền. Việc xây
7

dựng công trình quốc lộ tuân thủ chặt chẽ các phương án quy hoạch thuỷ lợi và
kiểm soát lũ.
Quy hoạch thủy lợi TGLX giải quyết các yêu cầu trong vùng về thoát lũ, tiêu
úng, tiêu chua, cấp nước (mặn và ngọt) phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở các huyện thuộc vùng TGLX, góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất, ổn định đời số
ng nhân dân, phát triển nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái.
Giải pháp quy hoạch thủy lợi đề xuất phù hợp với quy hoạch kiểm soát lũ ĐBSCL.
Ngoài các giải pháp thuỷ lợi nhằm giảm mức ngập lũ đầu vụ và tiêu nhanh cuối
mùa lũ để ổn định sản xuất 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, bảo vệ diện tích vườn
cây ăn trái, đồ
ng thời giảm ngập lũ chính vụ để giảm giá thành xây dựng các công
trình hạ tầng cở sở. Mặt khác, sử dụng nguồn nước lũ để cải tạo vùng đất phèn,
phục vụ khai hoang tăng vụ cho vùng Tứ giác Hà Tiên, tranh thủ lấy nguồn phù sa

màu mỡ từ phía sông Hậu vào để tăng độ phì nhiêu của đất và vệ sinh đồng
ruộng,dự án còn chú trọng kiểm soát nguồn nước mặn từ bi
ển Tây vào để bảo vệ
khu vực sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là phục vụ nuôi trồng thủy sản và bảo
đảm an toàn các tuyến giao thông thủy bộ, các tuyến và cụm dân cư ổn định trong
mùa lũ. Các phương án công trình bao gồm các công trình kiểm soát lũ biên giới là
các cống kênh đầu T vùng Tứ giác Hà Tiên, các công trình kiểm soát lũ ven sông
Hậu và các công trình kiểm soát mặn và thoát lũ qua ra biển Tây.
Dự án do địa phương đầu tư như dự án
đê bao vùng Bảy xã (Bắc kênh Vĩnh
An) lên đê bao chống lũ triệt để không theo quy hoạch. Diện tích bao đê khoảng
50% diện tích vùng (hơn 10 ngàn ha). Vùng bao đê có diện tích khá nhỏ và nằm
giữa 2 sông chính nên ít gây tác động dòng chảy lũ và được phía Campuchia chấp
thuận. Tuy nhiên, đê khá cao nên thường xuyên bị phá vỡ trong mùa lũ.
Những dự án điều tra cơ bản trong vùng là các đợt đo đạc dòng chảy lũ từ
tháng 7 đến tháng 11 hằng năm dọc biên giớ
i từ năm 2000 đến nay, dự án điều tra
tài nguyên nước các sông kênh biên giới chủ yếu đo dòng chảy mùa lũ phục vụ
quản lý và quy hoạch tài nguyên nước và dự án khảo sát thuỷ văn, địa hình và công
trình thuỷ lợi dọc biên giới phục vụ cho phân rach cắm mốc biên giới VN-CPC.
Quan điểm, chủ trương của tỉnh An Giang và Kiên Giang về quan hệ biên
giới liên quan đến kiểm soát lũ là (thông qua phối hợp NCH giữa Vi
ện QHTLMN
và chuyên gia thuỷ lợi tỉnh An Giang, Kiên Giang):
- Ủng hộ chủ trương tăng cường kiểm soát lũ vùng biên giới thuộc khu vực
TGLX nhằm điều tiết lũ hợp lý cho phép sản xuất 2-3 vụ ăn chắc, cải tạo môi
trường và bảo vệ cơ cơ sở hạ tầng trong tứ giác.
8

- Song song với kiểm soát lũ biên giới, cần làm tốt giao thông và thuỷ lợi nội

đồng TGLX để khai thác tứ giác ngày càng toàn diện và hiệu quả ngày càng cao
hơn.
- Hai tỉnh An Giang và Kiên Giang nên có kế hoạch tối ưu và đồng bộ về
lịch thời vụ xuống giống và thu hoạch vụ sản xuất vụ hè thu trong TGLX để sử
dụng hai đập tràn cao su Tha La và Trà Sư đúng công suất ứng với mực nước tại
Châu Đốc 3,80m là xả
lũ, tránh trình trạng để hai đập này phải chịu đựng tích lũ quá
tải đến mực nước tại Châu Đốc trên 3,80m, có năm tới 4,10m.
- Lợi ích to lớn do bờ bao và đê bao mang lại cho người dân trong vùng ngập
lụt ĐBSCL suốt ba thập niên qua đã được khẳng định là rất to lớn. Với quy mô hiện
có, bờ bao và đê bao chưa đủ khả năng gây ra biến động toàn cục về mực nước lũ,
lưu lượng lũ, tốc độ dòng chảy lũ, hàm lượng phù sa lơ lửng và sạt lở đất bờ sông
Cửu Long. Nếu làm tốt thủy lợi nội đồng đảm bảo chủ động tưới tiêu, đồng thời tích
cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý thì đất đai các cánh đồng có bờ bao và đê bao
không hề bị suy giảm độ phì nhiêu và không tồn trữ mầm sâu bệnh từ
vụ này sang
vụ khác. Còn những tồn tại khác trong xây dựng, khai thác và sử dụng bờ bao và đê
bao cần có giải pháp và lịch trình khắc phục triệt để, nhằm củng cố và phát triển
ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống công trình thủy lợi độc đáo này cả về khoa học
và thực tiễn, góp phần tích cực vào sự nghiệp đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn vùng ngập lụt ĐBSCL.
Th
ực tế trong năm 2008 do đợt khủng hoảng lương thực đồng thời trong bối
cảnh mấy năm gần đây lũ ĐBSCL khá nhỏ nên hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang
chủ động phát triển diện tích đê bao vùng ngập sâu khoảng 50.000-100.000 ha mỗi
tỉnh. Sự tự phát hệ thống công trình theo yêu cầu thực tế không phù hợp với quy
hoạch lũ, chưa có cơ sở khoa học và tiêu chuẩn kỹ thuật gây lãng phí tiề
n bạc và
gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Vấn đề đang xảy ra ở vùng lũ là quy hoạch kiểm soát lũ được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt năm 1999 không kiểm soát lũ vùng biên giới phía Bắc kênh
Tân Thành-Lò Gạch ở vùng ĐTM, phía Bắc kênh Vĩnh An ở giữa 2 sông Tiền-sông
Hậu và Bắc kênh Vĩnh Tế ở TGLX. Thực tế các vùng này cần ổn định dân cư và
bảo vệ sản xuất m
ột số vùng 2 vụ lúa nên cần phát triển đường giao thông nông
thôn và đê bao. Việc phát triển đê bao cũng xuất phát từ thực tế do yêu cầu xoá đói
giảm nghèo nhờ tăng vụ lúa. Vùng biên giới không kiểm soát lũ chỉ cho phép sản
xuất 1 vụ lúa nhưng Chính phủ và chính quyền địa phương chưa thể hỗ trợ xoá đói
giảm nghèo cho nông dân nhất là vùng biên giới xa xôi. Mặt khác, khi tính toán
kiểm soát lũ thường tính với lũ tần su
ất nhỏ hơn 10%, thực tế những năm lũ lớn ít
xảy ra như năm 1996, 2000 và 2001, những năm lũ trung bình và lũ nhỏ là chủ yếu
9

như lũ năm 2003 đến nay (2008) tạo cơ hội cho nông dân tăng vụ một cách an toàn
nhờ đê bao nhỏ.
Vùng biên giới với chủ trương thích nghi với lũ nên các quy hoạch trước đến
nay cũng chưa có nghiên cứu các tuyến đường giao thông liên tỉnh và giao thông
nông thôn rất cần thiết cho ổn định dân cư và an ninh quốc phòng. Thực tế phát
triển thuỷ lợi kênh mương và phát triển nông thôn kết hợp với nhau đương nhiên tạo
nên các tuy
ến đường, chẳng hạn như việc nạo vét tuyến kênh Sở Hạ-Cái Cỏ tạo nên
hơn 40 km đường giao thông nông thôn và gần 20 km băng tràn. Việc kết hợp tận
dụng nhiều mục đích thường không tuân theo tiêu chuẩn và không theo quy hoạch
nhưng được thực tế chấp nhận.
Các phương án kiểm soát lũ theo quy hoạch lũ 1999 và được các quy hoạch
thuỷ lợi sau cập nhật tính toán chỉ cho phép quốc lộ, tỉnh l
ộ vượt lũ thiết kế chính
vụ 2000 (tần suất khoảng 2%), nhưng thực tế các năm qua nhiều địa phương đã thực
hiện cả huyện lộ, xã lộ vượt lũ chính vụ và bờ bao cho lúa vụ 3 phát triển giống như

phong trào tự phát trong sản xuất nông nghiệp.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tuyến đường giao thông, cụm tuyến dân cư
trong vùng ngập, trên nhiều tuyến dòng lũ thay vì ch
ảy tràn trên các ô đồng ruộng
nay chảy chủ yếu qua các cầu làm dâng mực nước thượng lưu lên khoảng 10-20 cm.
Các bờ bao ngăn lũ tháng 8, ngăn lũ cả năm, các tuyến đường giao thông cắt ngang
dòng lũ, các cụm tuyến dân cư phân bố đều trong vùng ngập làm giảm khả năng tải
và thoát lũ, gia tăng mực nước thượng lưu.
Những nghiên cứu trong Chương trình quản lý và giảm nhẹ lũ của Uỷ h
ội
sông Mê Công sẽ sớm xác định các phương án kiểm soát lũ vùng biên giới VN-CPC
thông qua nghiên cứu thí điểm liên quốc gia và xây dựng những chỉ dẫn kỹ thuật và
đánh giá tác động môi trường về biện pháp công trình kiểm soát lũ châu thổ sông
Mê Công trong đó có những kiến nghị, khuyến cáo rất thiết thực cần có nghiên cứu
khoa học làm cụ thể và sáng tỏ các vấn đề về quy hoạch, thiết kế và môi trường.
Nhiều nghiên c
ứu khoa học và các dự án quy hoạch trong và ngoài nước
chưa tìm được giải pháp thoả đáng để kiểm soát và thoát lũ tràn vùng ĐTM.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề nan giải này nhằm đưa ra các giải pháp cụ
thể cho từng vùng thích nghi để chủ động bảo vệ sản xuất, ổn định dân cư và phát
triển nông thôn mà vẫn đảm bảo thoát lũ nhanh, không gây tăng mực nước cho phía
Campuchia đang được các địa ph
ương, các ban ngành và các tổ chức quốc tế quan
tâm. Mối quan tâm của các địa phương, ban ngành quản lý và các nhà khoa học
nhằm giải quyết những tồn tại nói trên đòi hỏi đề tài triển khai nghiên cứu hoạch
định hành lang thoát lũ tràn biên giới, đặc biệt là ở ĐTM ở phía Bắc kênh Tân
10

Thành-Lò Gạch, vùng giữa 2 sông Tiền-sông Hậu là vùng Bắc kênh Vĩnh An và
vùng TGLX là phía Bắc kênh Vĩnh Tế.

Những nghiên cứu nước ngoài ở châu thổ Mê Công: Một trong những
nghiên cứu ngoài nước rất đáng quan tâm trong đó có liên quan đến vùng nghiên
cứu là Hợp phần 2 Chương trình Quản lý và giảm nhẹ lũ (FMMP-C2) của Uỷ hội
sông Mê Công quốc tế (MRCs) do các tư vấn quốc tế Hà Lan NEDECO, Deltares
và UNESCO-IHE đang thực hiện trong 2 năm 2008-2009 cùng với sự phối hợ
p của
các cơ quan các nước thành viên Uỷ hội sông Mê Công. Mục tiêu dự án nhằm giảm
thiểu rủi ro và thiệt hại lũ về người và của trên lưu vực sông Mê Công và tăng
cường năng lực quản lý lũ cho Uỷ ban sông Mê Công quốc gia và các cơ quan trực
thuộc Uỷ ban sông Mê Công quốc gia. Nội dung dự án đang thực hiện là nghiên cứu
các biện pháp công trình hồ đập, đê bao chống lũ, kênh chuyển lũ và kiểm soát l
ũ;
các biện pháp phi công trình phòng tránh lũ và đánh giá tác động xuyên biên giới
của các giải pháp kiểm soát lũ. Đồng thời dự án cũng biên soạn các chỉ dẫn cho
công tác quản lý lũ về đánh giá tác động môi trường lũ xuyên biên giới, chỉ dẫn
chung về tiêu chuẩn phòng chống lũ và áp dụng những chỉ dẫn này cho các nghiên
cứu điển hình vùng biên giới các nước trong lưu vực sông Mê Công, trong đó có dự
án vùng biên giới VN-CPC ở
ĐBSCL. Nghiên cứu điển hình dự án liên quốc gia ở
biên giới VN-CPC đánh giá chung về các giải pháp quản lý lũ của hai quốc gia
trong vùng và thiết lập kế hoạch quản lý và giảm nhẹ lũ. Bước đầu, dự án đã phân
tích rủi ro lũ theo tần suất cho một số huyện vùng lũ của tỉnh Đồng Tháp và An
Giang và đánh giá thực trạng tần suất phòng chống lũ cho cơ sở hạ tầ
ng, cho cụm
dân cư và cho nông nghiệp. Đồng thời dự án cũng đang tính toán các phương án
chuyển lũ nhằm giảm nhẹ tác động xuyên biên giới do các giải pháp đê bao kiểm
soát lũ của VN và CPC. Báo cáo kỹ thuật phân tích thuỷ lực phương án kiểm soát lũ
của VN do nhóm tư vấn của Uỷ hội sông Mê Công đưa ra rất tiêu cực về gia tăng
mực nước lũ. Vấn đề này cần được kiểm chứ
ng nghiêm ngặt. Các báo cáo kỹ thuật

về lũ và chỉ dẫn về quản lý lũ nói trên của dự án đang trong quá trình dự thảo, dự
kiến đến tháng 9/2009 sẽ hoàn thành.
Cũng trong khuôn khổ các dự án của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế, các
chuyên gia của Hà Lan đã thực hiện nghiên cứu về đường và lũ ở châu thổ sông Mê
Công với các nội dung rà soát các hướng dẫn về thiết kế đường ở vùng lũ, khả
o sát
các điểm sạt lở trước, trong và sau lũ trên các tuyến tỉnh lộ 855, QL1A và đường Hồ
Chí Minh thuộc tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp và ứng dụng mô hình thuỷ lực để
đánh giá xói lở đường do lũ ở ĐBSCL. Những nội dung nghiên cứu nhằm phân tích
mối tương quan giữa phát triển đường giao thông và lũ (các tuyến đường không làm
mất nguồn lợi của lũ và tránh tác hại của lũ đến các tuyến
đường) đồng thời xây
dựng chỉ dẫn kỹ thuật (practice guideline) cho quy hoạch tổng hợp và thiết kế các
11

tuyến đường giao thông vùng lũ VN-CPC đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế và môi
trường. Theo đánh giá của dự án thì Việt Nam có bộ tiêu chuẩn thiết kế đường giao
thông khá đầy đủ, tuy nhiên không có chỉ dẫn riêng đặc thù vùng ĐBSCL. Trên thế
giới tuy có nhiều hướng dẫn về quy hoạch và thiết kế đường giao thông, tuy nhiên
hướng dẫn cho vùng có sinh thái lũ như châu thổ Mê Công thì rất hiếm và chỉ đánh
giá tác động giữa đường và lũ ở m
ột mức độ nhất định. Trên thế giới cũng có một
số nghiên cứu về quy hoạch chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng vùng lũ và có thể
phân thành hai loại: loại quy hoạch cứng và loại quy hoạch mềm. Quy hoạch cứng
nhằm ngăn ngừa và kiểm soát lũ thường gây tác động mạnh đến dòng chảy lũ. Quy
hoạch mềm nhằm giảm thiể
u lũ nhưng vẫn duy trì trạng thái tự nhiên của lũ. Những
chỉ dẫn về quy hoạch, thiết kế đường và đánh giá tác động môi trường đường và lũ
của dự án đưa ra một số kiến nghị đáng quan tâm như sau:
- Về quy hoạch: Cần tiếp cận quan điểm quy hoạch tổng hợp trong bối cảnh lũ

châu thổ sông Mê Công có nhiều nguồn lợi và nhạy cả
m về môi trường sinh
thái. Khi quy hoạch các tuyến đường thường chỉ xem xét riêng lẻ và cục bộ
không nhận thấy tác động đến lũ, nhưng tính cho toàn vùng châu thổ sẽ thấy
tích luỹ những tác động là đáng kể.
- Về thiết kế: Cao trình đường quốc lộ nên vượt lũ 2000 cộng độ cao an toàn
0,5 m, cao trình tỉnh lộ vượt lũ 10% cộng độ cao an toàn 0,25 m. Khi thiết kế
các tuyến đường cần phân tích thuỷ lự
c kỹ lưỡng, nhất là xem xét gia tăng
lưu tốc dòng chảy lũ khi có đường và đê. Bộ tiêu chuẩn thiết kế đê và đường
cần bổ sung phần đánh giá và phân biệt các cơ chế phá hoại đường.
- Về đánh giá tác động môi trường: Cần tăng cường sử dụng đánh giá tác
động môi trường chiến lược cho các quy hoạch, chính sách để chỉ rõ những
tác động tích luỹ do phát triển đường giao thông đố
i với chế độ thuỷ lực và
môi trường lũ ĐBSCL. Cần thích ứng với những khởi xướng của Uỷ hội
sông Mê Công để đánh giá tác động liên vùng và xuyên biên giới quốc gia.
Công nghệ mô hình toán được Uỷ hội sông Mê Công quốc tế chính thức áp
dụng nghiên cứu quy hoạch và quản lý lũ châu thổ sông Mê Công gồm có mô hình
thuỷ lực 1 chiều ISIS do công ty Halcrow-Anh quốc thực hiện. Mô hình mô phỏng
đê bao và đường giao thông như những bă
ng tràn (spill way) nối kết các ô ruộng với
nhau và nối kết các ô ruộng với sông kênh. Ngoài ra Uỷ hội sông Mê Công còn có
mô hình Mike11 nghiên cứu phía đồng bằng Campuchia, mô hình EIA (mô hình 2
chiều có mô phỏng chất lượng nước) để ứng dụng thí điểm mô phỏng lũ cho vùng
lũ sâu Đồng Tháp Mười.
Hiện nay hợp phần Các giải pháp công trình quản lý và giảm nhẹ lũ của Uỷ
hội Mê Công (FMMP-C2) đang tiến hành nghiên cứu thí điểm các giải pháp công
12


trình nhằm giảm thiểu tác động xuyên biên giới VN-CPC nhưng về giải pháp công
trình lấy định hướng quy hoạch lũ ĐBSCL làm nền tảng và xem xét một số yếu tố
tác động từ phía Campuchia. Công cụ sử dụng để nghiên cứu là mô hình ISIS và
VRSAP (theo kết luận của hội nghị quốc gia về hợp phần FMMP-C2 họp ngày
27/7/2009 tại TP.Hồ Chí Minh).
Phía Campuchia dự kiến hoạch định kiểm soát lũ triệt để khoả
ng 1/3 diện
tích đồng bằng phía Nam quốc lộ xuyên Á từ Mộc Bài đến NeakLuong, lợi dụng
tuyến đưường xuyên Á và tuyến đường từ Hồng Ngự đi NeakLuong dọc sông Mê
Công để ngăn lũ. Đây là tiền đề tốt cho kiểm soát lũ tràn biên giới của Việt Nam.
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Phạm vi nghiên cứu
Vùng nghiên cứu được xác định là vùng có bố trí hệ thống kiểm soát lũ
tràn
biên giới ở ĐBSCL (theo quy hoạch kiểm soát lũ được Chính phủ phê duyệt năm
1999) giới hạn bởi:
- Phía Bắc là tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia dài 301 km;
- Phía Nam gồm các tuyến: Bờ Nam kênh Tân Thành-Lò Gạch ở vùng ĐTM,
sông Vàm Nao ở khu Giữa STSH và bờ Nam kênh Vĩnh Tế ở vùng TGLX;
- Phía Đông là sông Vàm Cỏ Tây;
- Phía Tây là Biển Tây.
Về đơn vị hành chính, vùng nghiên cứu liên quan đến địa phận các
huyện/tỉnh sau:
-
Các huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng thuộc tỉnh Long An;
- Các huyện Tân Hồng và Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp;
- Các huyện/thị Tân Châu, An Phú, Phú Tân, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn
tỉnh An Giang;
- Các huyện/thị Kiên Lương và Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang.
Bản đồ vùng nghiên cứu trong Hình 1-1.


13


Hình 1-1: Vị trí vùng nghiên cứu đề tài KC.08.34

14

1.2.2 Đặc điểm địa hình
Dải biên giới có nền địa hình khá cao so với toàn đồng bằng, với cao độ bình
quân khoảng 1,5-3,0 m, ngoại trừ các khu vực Bảy Núi (tỉnh An Giang và Kiên
Giang). Toàn vùng có hướng dốc chính thấp dần từ Tây-Bắc xuống Đông-Nam.
1.2.3 Đặc điểm địa chất
ĐBSCL được hình thành bởi trầm tích bở rời Kanozoi với chiều dày khá lớn.
Theo tài liệu nghiên cứu của Liên đoàn địa chấ
t 8, trừ các khu đồi núi ở phía Tây-
Bắc, phần lớn diện tích vùng ngập lũ có lớp đá gốc cách mặt đất khoảng từ 100-
1.000 m. Càng đi về phía hạ lưu chiều dày lớp trầm tích càng lớn. Khu vực Châu
Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn là khu vực có tầng đá gốc dưới 100 m. Vùng ven biên giới,
khu vực phía Bắc vùng TGLX là sản phẩm phong hoá và phía Bắc vùng ĐTM là
thềm phù sa cổ, phần lớn được hình thành dưới 2 dạng trầm tích Holocen và trầm
tích cổ Pliocen.
1.2.4 Đặc điểm thổ nhưỡng
So với toàn đồng bằng, đất đai dải ven biên giới khá nghèo. Ngoại trừ một ít
diện tích thuộc các tỉnh Đồng Tháp và An Giang có đất lầy và than bùn, phần lớn là
đất phèn và đất phù sa cổ.
1.2.5 Đặc điểm khí tượng
Dải biên giới nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, quanh năm
nắng, nóng. Các yếu tố khí tượng không có sự phân định rõ rệt theo mùa, tr
ừ yếu tố

mưa và gió là hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng XII đến tháng IV và mùa
mưa từ tháng V đến tháng XI.
Nhiệt độ trung bình năm dọc dải biên giới là 27
o
C, với nhiệt độ cao nhất vào
khoảng 37-38
o
C, nhiệt độ thấp nhất 15-16
o
C. Tháng IV có nhiệt độ cao nhất và
tháng I có nhiệt độ thấp nhất.
Độ ẩm không khí cao và khá ổn định. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 81-
83%, xấp xỉ bằng độ ẩm trên toàn vùng ĐBSCL.
Trong năm hình thành 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông-Bắc từ tháng XI
đến tháng IV và gió mùa Tây-Nam từ tháng V đến tháng X. Tốc độ gió dọc dải biên
giới bình quân 1,6-1,8 m/s, cao nhất từ 18-20 m/s.
Lượng bốc hơi trung bình năm trên ống Piche từ 1.150-1.250 mm. Bình quân
ngày từ 3,1-3,3 mm/ngày (mùa khô 3,1-4,6 mm/ngày và mùa mưa 2,3-3,3
mm/ngày).
Dải biên giớ
i có lượng mưa trung bình khoảng 1.600 mm, biến đổi từ nơi
thấp dưới 1.400 mm (Châu Đốc-1.360 mm), đến nơi cao trên 2.000 mm (Hà Tiên-
2.118 mm).
Mùa mưa từ tháng V-XI, lượng mưa chiếm 90-95% lượng mưa cả năm,
ngược lại mùa khô chỉ chiếm từ 5-10%. Mưa lớn trong năm chủ yếu tập trung vào
các tháng VIII-X, trùng với thời gian lũ thượng nguồn tràn về đồng bằng, vì vậy
15

làm gia tăng thêm sự ngập lụt.
Trong những tháng kiệt, do lưu lượng thượng lưu về ít, lượng mưa lại không

đáng kể, dẫn đến tình trạng khô hạn và thiếu nước sản xuất, nhất là cuối vụ lúa
Đông-Xuân, đầu vụ Hè-Thu. Thực tế cho thấy ở những nơi cuối nguồn như Kiên
Lương, Hà Tiên (Kiên Giang) và Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ
(Long An) ngay cả nước sinh hoạ
t cũng rất khó khăn.
1.2.6 Hệ thống sông kênh và vấn đề quản lý khai thác nguồn nước
a. Hệ thống sông rạch phía Việt Nam:
Dải biên giới Việt Nam-Campuchia có nhiều sông, rạch tự nhiên và kênh đào.
Căn cứ vào vị trí và tầm quan trọng đối với dải biên giới, có thể chia các sông, rạch
biên giới thành 03 nhóm chính là (1) Sông, rạch chảy dọc biên giới (sông, rạch là
biên giới), (2) Sông, rạch, kênh cắt ngang biên giới hay nối với sông, rạch biên giới
và (3) Sông, rạch, kênh nằm trong dả
i biên giới. Lưu ý rằng, nếu đứng về mặt quản
lý biên giới thì chỉ có sông, rạch thuộc nhóm (1) và (2) được xem là sông, rạch biên
giới. Nhóm (3) là những sông, rạch, kênh đào không phải là sông, rạch biên giới,
nhưng do có liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội thuộc dải biên giới nên được
xem xét trong Đề tài này mà thôi và chúng cũng chỉ có ý nghĩa về mặt cấp nước-
kiểm soát lũ đơn thuần, không ảnh hưởng đến sự quản lý tuy
ến biên giới.
(1) Sông, rạch chảy dọc biên giới:
Ở vùng ĐBSCL, tuy có 4 tỉnh giáp biên giới Việt Nam-Campuchia, song chỉ
có 3 tỉnh là có sông, rạch biên giới là Long An, Đồng Tháp và An Giang:
- Tỉnh Long An có 06 sông, rạch biên giới là rạch Đìa Gai, rạch Kompông Rô,
rạch Cá Rô, rạch Chanh, rạch Long Khốt và rạch Cái Cỏ. Tổng chiều dài
sông, rạch chảy dọc biên giới là 37.289 km.
- Tỉnh Đồng Tháp có 05 sông, rạch biên giới là sông Tam Ly (sông Trabek),
sông Sở Hạ, rạch Cái Xu, rạch Không tên-Mộc Rạ và sông Sở
Thượng. Tổng
chiều dài sông, rạch chảy dọc biên giới là 40.717 km.
- Tỉnh An Giang có 02 sông, rạch biên giới là sông Hậu và rạch Bình Ghi.

Tổng chiều dài sông, rạch chảy dọc biên giới là 12.148 km.
(2) Sông, rạch cắt ngang biên giới:
- Tỉnh Long An: Ngoài những sông, rạch chảy dọc biên giới, trải qua nhiều
năm phát triển và do quản lý đường biên giới theo thực trạng trong thời gian
dài, nên hiện nay dải biên giới thuộc tỉnh Long An có nhiều kênh, rạ
ch cắt
ngang biên giới. Một số kênh, rạch đáng kể cắt ngang biên giới là rạch Đường
Xuồng, kênh 61 cũ, kênh Ma Reng cũ, kênh Ma Reng Mới, rạch Than Bùn, 2
kênh nhỏ nối vào kênh Đoàn 5 (huyện Đức Huệ), các kênh nhỏ nối vào kênh
Đường Băng, kênh Nông Trường (huyện Mộc Hoá), rạch Prêk May, kênh
Hữu Nghị, rạch Me Con (2 điểm cắt), rạch O A Khvin, rạch Không tên gần vị
trí rạch Long Khốt chuyển hướng từ Việt Nam sang rạch biên giớ
i ở khu vực
Bình Tứ (huyện Vĩnh Hưng). Đặc biệt, rạch Mây là rạch khá lớn, được Việt
Nam nạo vét năm 1994 với đáy rộng 20 m, cao trình đáy -2,0 m, cắt biên giới
tại vị trí cách cầu Rạch Mây khoảng 800 m về phía hạ lưu, sau đó nhập vào
16

sông Vàm Cỏ Tây. Ngoài ra, để phát triển sản xuất, phía Việt Nam cũng đào
nhiều kênh nối thông rạch Cái Cỏ vào phía Việt Nam như các kênh Hưng
Điền, Sông Trăng (phía đối diện Campuchia là rạch Prêk Krăng Lêay, Việt
Nam gọi là rạch Tân Lèo), kênh 79, kênh Cái Bát (trước đây là rạch Cái
Bát)…
- Tỉnh Đồng Tháp: Không có sông, rạch cắt ngang biên giới, nhưng có các
kênh, rạch nối vào sông, rạch biên giới như kênh Lộ 10, kênh Tân Thành,
kênh Tân Hoà, kênh Sa Rài, kênh Tân Công Chí, kênh Chẹn (nối với sông
Sở Hạ), rạch H
ồng Ngự, sông Cầu Muống, rạch Cửa Đại, rạch Củ Sách (nối
với sông Sở Thượng). Đặc biệt, kênh Mộc Rạ được đào vào năm 1989 để nối
2 sông Sở Thượng và Sở Hạ nhưng đồng thời cũng cắt đường biên giới trên 2

rạch Cái Xu và Mộc Rá tại nhiều điểm và phân đất đai biên giới của 2 rạch tự
nhiên này thành 2 phần nằm 2 bên biên giới.
- T
ỉnh An Giang: An Giang cũng có nhiều sông, rạch cắt ngang biên giới, mà
đáng kể nhất là sông Tiền, sông Châu Đốc (Prêk Moat Chruk), sông Tà Keo
(Stong Ta Kèv), rạch Seo Tre (chảy vào bên phải sông Châu Đốc), mương Số
2, mương Số 1, rạch Hành Tượng (chảy vào bờ trái sông Tà Keo), Kâmpông
Krăsăng (Prêk Tahil Lịch), rạch Trắc Kê, rạch Trắc Ri, mương Bà Tý, rạch
Vàm Định (chảy vào bên phải sông Châu Đốc), Prêk Koal Buon (rạch Miếu
Ngòi Lớn), cống Cây Dương (chảy sang kênh Vĩnh Tế). Ngoài ra còn rất
nhiều rạch và kênh nhỏ
khác cắt ngang biên giới hướng về sông Châu Đốc và
kênh Vĩnh Tế.
- Tỉnh Kiên Giang: Tuy không có sông, rạch chảy dọc biên giới nhưng tỉnh
Kiên Giang có nhiều sông, rạch, kênh chảy cắt ngang biên giới, sông Ton
Hon, rạch Cầu Dài, rạch Nhà Sập, Prêk Tnuop Chnôg Srăng, rạch Dứa, Prêk
Ta Pan, rạch Su…
(3) Sông, kênh, rạch nằm trong dải biên giới:
Hai bên dải biên giới Việt Nam-Campuchia đều có những sông, kênh, rạch tự
nhiên và nhân tạo phục vụ cho tưới, tiêu và giao thông thuỷ. Những sông, kênh,
rạch
đáng kể trong dải biên giới (nằm trong khoảng 5-10 km dọc biên giới) gồm:
- Tỉnh Long An: Nằm trong dải biên giới với khoảng cách 5-10, tỉnh Long An
có rất nhiều sông, rạch và kênh đào, đặc biệt trong giai đoạn từ 1975-1985.
Một số kênh, rạch có quy mô đáng kể là kênh Biên Phòng (cách biên giới
khoảng 300-500 m), kênh Trung Tâm (cách biên giới khoảng 500-1.000 m),
kênh 61 (cách khoảng 1.000-1.200 m), rạch Long Khốt (cách khoảng 800-
2.500 m), kênh KT8 (cách khoảng 1.500 m), kênh KT10 (cách khoảng 2.200
m)
- Tỉnh Đồng Tháp: Các kênh nằm trong dải biên giới g

ồm Thường Phước-Ba
Nguyên (cách biên giới 150-200 m), kênh Tứ Thường-rạch Đìa Cát (cách
khoảng 1.000-2.500 m).
- Tỉnh An Giang: Nằm gần dải biên giới gồm các kênh Năm Xã (chạy từ sông
Tiền sang, kênh có vị trí đầu và cuối nằm gần sát biên giới với phía sông Tiền
cách khoảng 50 m và phía sông Hậu cách khoảng 200 m), rạch Bình Ghi (sau
17

khi chấm dứt đoạn rạch biên giới trên sông Bình Ghi, nằm cách biên giới
khoảng 200-300 m), sông Châu Đốc (nằm cách biên giới 500-1.200 m), kênh
Vĩnh Tế (nằm cách biên giới 1.000-1.200 m).
Có một điểm lưu ý là ngay tại vị trí biên giới cắt sông Ta Keo bên bờ phải
(nhìn từ thượng lưu sông Ta Keo xuống hạ lưu), phía Campuchia đã đào kênh
Bao Ngạn và gần trùng với đường biên giới trên đất liền. Kênh có chiều dài
khoảng 2,3 km, rộng mặt 30 m, sâu 1,0-1,5 m.
Ngoài ra, An Giang còn có các hồ t
ự nhiên là Búng Bình Thiên Lớn và Búng
Bình Thiên Nhỏ nằm giữa 2 sông Bình Ghi và sông Hậu tại xã Khánh Bình
huyện An Phú.
- Tỉnh Kiên Giang: Tuy không có sông, rạch chảy dọc biên giới nhưng Kiên
Giang cũng có một số kênh, rạch chảy dọc biên giới, trong đó có kênh Vĩnh
Tế (đoạn qua tỉnh Kiên Giang có nơi chỉ cách biên giới 100 m), sông Giang
Thành (cách biên giới 100-500 m, thậm chí có đoạn chỉ cách khoảng 50 m),
kênh Hà Giang (cách biên giới 1.000-5.000 m).
Bảng 1-1: Hệ thống sông kênh trong dải biên giới VN-CPC thuộc vùng ĐBSCL
TT
Tên sông, suối,
rạch
Tỉnh
Chiều dài

(km)
Mô tả chung
I Sông, rạch là biên giới

1 Rạch Sóc Nốc Long An 0,730
Rạch nhỏ, thoái hoá, cạn nước mùa khô.
2
Rạch
O Kâmpong Rou Long An 11,488
Rạch vừa. Ảnh hưởng triều nhẹ. Đoạn
thượng lưu gần cạn nước mùa khô. Hạ lưu
có nước quanh năm nhưng chân triều rất
thấp.
3 Rạch Cái Rô Long An 0,900
Rạch vừa. Ảnh hưởng triều nhẹ. Có nước
quanh năm nhưng chân triều rất thấp.
4
Prêk Kâmpong
Rôtêh Long An 0,572
Rạch vừa. Ảnh hưởng triều nhẹ. Có nước
quanh năm nhưng chân triều rất thấp.
5 Rạch Long Khốt Long An 1,087
Rạch vừa. Việt Nam mới nạo vét. Ảnh
hưởng triều nhẹ. Có nước quanh năm
nhưng chân triều rất cạn.
6 Rạch Cái Cỏ Long An 31,927
Rạch vừa. Việt Nam mới nạo vét. Ảnh
hưởng triều nhẹ. Có nước quanh năm
nhưng chân triều rất cạn.
7

Sông Tam Ly
(Sở Hạ) Long An 0,720
Sông vừa. Việt Nam mới nạo vét. Ảnh
hưởng triều nhẹ. Có nước quanh năm
nhưng chân triều rất cạn.
8 Sông Sở Hạ
Đồng
Tháp 27,602
Rạch vừa. Việt Nam mới nạo vét. Ảnh
hưởng triều nhẹ. Có nước quanh năm
nhưng chân triều rất cạn.
9 Rạch Cái Xu
Đồng
Tháp 0,646
Rạch thoái hoá, chỉ còn những đoạn ngắn
còn ít nước. Mùa lũ ngập sâu.
10
Không tên (Mộc
Rạ)
Đồng
Tháp 2,343
Rạch thoái hoá, đoạn tiếp giáp với sông
Sở Thượng cạn khô, chỉ một đoạn ngắn
cuối rạch còn ít nước. Mùa lũ ngập sâu.
11 Sông Sở Thượng
Đồng
Tháp 9,166
Sông vừa. Ảnh hưởng triều nhẹ. Khá sâu
ngay cả khi chân triều. Không cù lao. Tàu
thuyền vừa có thể đi lại được.

12 Sông Hậu An Giang 9,418
Sông lớn. Ảnh hưởng triều nhẹ. Khá sâu
ngay cả khi chân triều.
18

TT
Tên sông, suối,
rạch
Tỉnh
Chiều dài
(km)
Mô tả chung
13 Rạch Bình Gi An Giang 2,740
Sông vừa. Ảnh hưởng triều nhẹ. Khá sâu
ngay cả khi chân triều.
II
Kênh cắt-nối sông, rạch biên
giới

1 Phước Xuyên-28
Đồng
Tháp -
Tiền
Giang 74,60
Bđáy=25 m, Bmặt=50 m, cao trình đáy= -
2,5 đến -3,5 m.
2 Mười Hai
Long An
- Tiền
Giang 46,00

Bđáy=20 m, Bmặt=40 m, cao trình đáy= -
2,0 đến -5,0 m.
3
Sông Trăng-Cái
Bát- Kênh 79 Long An 70,00
Bđáy=25 m, Bmặt=40 m, cao trình đáy = -
1,0 đến -2,0 m.
4 Kháng Chiến
Đồng
Tháp 37,00
Bđáy=15 m, Bmặt=25 m, cao trình đáy= -
1,0 đến -1,5 m.
5 Hưng Điền Long An 22,00
Bđáy=12 m, Bmặt=25 m, cao trình đáy=-
3,0 m.
6 Sa Rài
Đồng
tháp 18,00
Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-
3,0 m.
7 Số 5
Tiền
Giang 20,00
Bđáy=25 m, Bmặt=40 m, cao trình đáy =-
1,0 đến -3,0 m.
8 Số 6
Tiền
Giang 21,00
Bđáy=25 m, Bmặt=40 m, cao trình đáy=-
1,0 đến -3,0 m.

9 Số 7
Tiền
Giang 25,00
Bđáy=18 m, Bmặt=30 m, cao trình đáy=-
2,3 đến -3,0 m.
10 Hà Giang
Kiên
Giang 23,00
Bđáy=18 m, Bmặt=25 m, cao trình đáy=-
1,3 đến -1,5 m.
11 Nông Trường
Kiên
Giang 25,00
Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-
1,0 m.
12 T3
Kiên
Giang 27,00
Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-
3,0 m.
13 T4
Kiên
Giang 28,00
Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-
3,0 m.
14 T5
An
Giang -
Kiên
Giang 28,70

Bđáy=20 m, Bmặt=35 m, cao trình đáy=-
3,0 m.
15 T6
An
Giang -
Kiên
Giang 28,50
Bđáy=10 m, Bmặt=20 m, cao trình đáy=-
2,0 m.
III
Sông, kênh nằm trong dải
biên giới
1 Kênh Bo Bo Long An 32,67
Từ điểm sát Biên giới đến điểm nối với
kênh 61. Bđáy=20-25 m, Bmặt= 35-40 m.
Cao trình đáy=-1,5 đến -2,5 m.
2 Kênh 61 Long An 62,86
Từ điểm nối kênh Bo Bo đến cầu Bình
Châu. Bđáy=15 m, Bmặt=25 m. Cao trình
đáy=-1,5 đến -2,0 m.
3
Rạch Long
Khốt-sông Vàm
Cỏ Tây. Long An 38,50
Từ điểm cắt biên giới (Bình Tứ) đến cầu
Bình Châu. Sông rộng 40-100 m, cao trình
đáy=-2,5 đến -5,0 m.
4
Kênh Ba
Nguyên-Thường

Đồng
Tháp 10,45
Bđáy=12 m, B mặt=20 m, cao trình đáy=-
1,5 m.

×