Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty Thảo Nguyên Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.42 KB, 55 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Xu thế
này đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng trong những năm cuối của thế kỷ 20 và sẽ sôi động
hơn, quyết liệt hơn trong những năm tới. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội
nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với tất cả các nền kinh tế và doanh nghiệp, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển.
Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu đóng một vai trò quan trọng đối với các
doanh nghiệp, nó là mấu chốt thành công của doanh nghiệp, là dấu ấn khác biệt để giúp
khách hàng yên tâm, hoặc hài lòng trước khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Nhất là trong
xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề này càng trở nên cấp bách và hữu ích. Nhận thấy sự cần
thiết đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “ chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu”
của công ty Thảo Nguyên Xanh. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển thương hiệu không
phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khái niệm về
thương hiệu còn rất mơ hồ. Thương hiệu không những đóng vai trò đặc định phẩm cấp
hàng hoá, định vị doanh nghiệp, là nhân tố để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình,
mà thương hiệu còn là tài sản vô hình vô giá, là niềm tự hào của cả dân tộc, là biểu trưng
về tiềm lực và sức mạnh của nền kinh tế quốc gia. vấn đề xây dựng và phát triển thương
hiệu ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến cho
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam trong thới gian qua
vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đúng và đủ những lợi ích
của việc xây dựng và phát triển thương hiệu mang lại. Đó là lý do tại sao em chọn đề tài
“chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thảo Nguyên Xanh là một trong những công ty môi trường điển hình của Việt
Nam trong vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong quá trình xây dựng và phát
triển thương hiệu, Thảo Nguyên Xanh đã gặp không ít khó khăn và thách thức. Để cho
1
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
thương hiệu ngày càng lớn mạnh, Thảo Nguyên Xanh đã dùng một số chiến lược được


coi là sáng tạo và đã gặt hái được rất nhiều thành công trong thời gian qua. Song, Thảo
Nguyên Xanh cũng không thể tránh khỏi những vấp ngã. Trong bài viết này em sẽ phân
tích những chiến lược mà Thảo Nguyên Xanh đã và đang thực hiện để xây dựng và phát
triển thương hiệu của mình. Qua đó thấy được những thành công và thất bại để phát huy
cũng như đưa ra những giải pháp cho chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của
mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thảo Nguyên Xanh được thành lập từ năm 2008, là một khoảng thời gian khá
ngắn nên em chỉ phân tích tình hình hoạt động cũng như thực trạng của công ty từ 2008-
2010. Qua đề tài này em tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng thương hiệu và các
hoạt động xây dựng thương hiệu, từ đó đưa ra những hướng giải pháp cụ thể để thương
hiệu Thảo Nguyên Xanh ngày càng lớn mạnh hơn nữa
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ công ty Thảo Nguyên xanh, nghiên cứu
tài liệu, sách, báo, internet để hoàn thành bài viết.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài “chiến lược và xây dựng thương hiệu” tập trung nghiên cứu những chiến
lược mà Thảo Nguyên Xanh đã, đang, và sẽ áp dụng để xây dựng và phát triển thương
hiệu trong thời gian qua, nghiên cứu những thực trạng của Thảo Nguyên Xanh trong thời
gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn đồng thời phát huy
thế mạnh của thương hiệu Thảo Nguyên Xanh. Bố cục đề tài bao gổm những phần sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ THƯƠNG HIỆU
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THẢO NGUYÊN XANH
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
2
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ THƯƠNG HIỆU
1.1 Khái niệm chiến lược
Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm

nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó
một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những
điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu các thiệt hại
do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài.
Chiến lược như là một kế hoạch, bởi vì chiến lược thể hiện một chuỗi các hành
động nối tiếp nhau hay là cách thức được định sẵn để có thể đương đầu với hoàn cảnh.
Chiến lược như là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lược của một tổ
chức phản ánh được cấu trúc, khuynh hướng mà người ta dự định trong tương lai.
Chiến lược như là một triển vọng. Quan điểm này muốn đề cập đến sự liên quan
của chiến lược với những mục tiêu cơ bản, thế chiến lược và triển vọng trong tương lai
của nó.
Đối với một doanh nghiệp chiến lược như là một hệ thống các quyết định nhằm
hình thành các mục tiêu hoặc các mốc mà doanh nghiệp phải đi tới. Nó đề ra những
chính sách và kế hoạch thực hiện các mục tiêu. Nó xác định loại hình và tư tưởng kinh
doanh của doanh nghiệp, tính chất của các đóng góp kinh tế và ngoài kinh tế mà doanh
nghiệp có thể thực hiện vì lợi ích của các thành viên, của toàn xã hội.
Tóm lại, một cách đơn giản nhất, chiến lược được hiểu là những kế hoạch được
thiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới mục đích của tổ
chức.
 Vai trò của chiến lược
Chiến lược đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp. Chiến lược đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lược
3
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Trong thực tế,
có rất nhiều doanh nghiệp nhờ có chiến lược đúng đắn mà đạt được nhiều thành công,
vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường. Chiến lược mang
lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những mặt
sau:
- Chiến lược giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai

thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động
luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lược giúp doanh
nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường,
đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều
đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên
thị trường.
- Chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy
cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và
sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.
- Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng
phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và
giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của
doanh nghiệp .
- Chiến lược là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại
lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt
giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất
lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược như một công cụ
cạnh tranh có hiệu quả.
 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược
Muốn xây dựng được chiến lược thị trường phù hợp cho mình, doanh nghiệp cần
4
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
phú ý phân tích các nhân tố ảnh hưởng, người ta chia chúng thành các nhóm sau:
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành.
- Đánh giá nội bộ doanh nghiệp.
a. Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là tổng thể các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh

hưởng tới mức cầu của ngành và tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp và
chính sách tài chính- tiền tệ…
Các yếu tố của môi trường kinh tế có thể mang lại cơ hội hoặc thử thách đối với
hoạt động của một doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động
đến việc tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các
nhu cầu. Điều này dẫn tới đa dạng hoá các loại cầu và tổng cầu của nền kinh tế có xu
hướng tăng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao, các doanh nghiệp có
khả năng tăng sản lượng và mặt hàng hiệu quả kinh doanh tăng, khả năng tăng qui mô và
tích lũy vốn nhiều hơn. Việc này tăng cầu về đầu tư của doanh nghiệp lớn làm cho môi
trường kinh doanh hấp dẫn hơn.
b. Phân tích môi trường ngành
Môi trường ngành bao gồm các yếu tố trong ngành hay các yếu tố ngoại cảnh.
Các yếu tố này quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Theo Michael
E. Poter thì vấn đề cốt lõi nhất khi phân tích môi trường ngành bao gồm:
- Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
- Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn.
- Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế.
- Sức ép của khách hàng.
- Sức ép của nhà cung ứng.
Cường độ tác động của 5 yếu tố này thường thay đổi theo thời gian và ở những
5
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
mức độ khác nhau. Mỗi tác động của một trong những yếu tố trên đều ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích, theo dõi và nắm bắt đầy đủ
các yếu tố trên giúp các doanh nghiệp nhận biết được những thời cơ và thách thức để từ
đó đưa ra được những đối sách chiến lược phù hợp.
c. Đánh giá nội bộ doanh nghiệp:
Đánh giá nội bộ doanh nghiệp là việc phân tích thực trạng nguồn lực của doanh
nghiệp nhằm thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Để từ đó doanh nghiệp có

thể tận dụng, phát huy điểm mạnh và tìm cách khắc phục yếu điểm của doanh nghiệp.
Khi phân tích thực trạng doanh nghiệp, ta đi sâu vào phân tích: hoạt động tài chính, tình
hình sản xuất, nguồn nhân lực, hoạt động marketing, nghiên cứu và phát triển, cơ cấu tổ
chức…
Chiến lược thương hiệu là kế hoạch chỉ ra đường lối và trọng tâm cho việc quản lý
thương hiệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc giúp nhà quản lý thực hiện đồng bộ mọi
hoạt động liên quan đến thương hiệu đó.
Việc hình thành chiến lược thương hiệu thường bao gồm 4 bước sau: xác lập tầm
nhìn và sứ mạng thương hiệu, phân tích SWOT, hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến
lược thương hiệu, xác định cơ chế kiểm soát chiến lượng thương hiệu.
1.1.1 Xác lập tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu
Các nhà quản trị thương hiệu cho rằng tầm nhìn hay sứ mạng thương hiệu quan
trọng như bản Hiến pháp của một quốc gia. Có lẽ điều này cũng không phải là quá cường
điệu. Mọi hoạt động, định hướng phát triển của thương hiệu đều tuân theo tầm nhìn định
hướng này. Mục tiêu từng thời kỳ có thể thay đổi, nhưng tầm nhìn, tôn chỉ định hướng
của thương hiệu phải mang tính dài hạn và phải được thể hiện qua toàn bộ hoạt động
thương hiệu. Chính những điều này góp phần tạo nên phần hồn cho một thương hiệu.
Việc xác định sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của
chiến lược thương hiệu. Trước hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn
các mục tiêu và chiến lược của công ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình
6
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
ảnh của thương hiệu trước công chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dẫn đến các đối
tượng liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, Chính Phủ…).
Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn doanh
nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu của mình.
Khi đã có bản tuyên bố sứ mạng của thương hiệu, doanh nghiệp phải truyền tải tầm
nhìn này đến mọi thành viên của tổ chức, biến nó thành một tầm nhìn chung được chia sẻ
bởi tất cả mọi người. Sứ mệnh thương hiệu phải trở thành tôn chỉ xuyên suốt mọi cấp của
công ty.

1.1.2 Phân tích SWOT
Bước tiếp theo trong quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu của doanh
nghiệp, đó là phân tích SWOT (Strengths - điểm mạnh, Weaknesses - điểm yếu,
Oppportunities - cơ hội và Threats - nguy cơ). SWOT là công cụ phân tích chiến lược, rà
soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay một đề án kinh doanh.
Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố nội tại của công ty (Strengths và
Weaknesses) và các nhân tố tác động bên ngoài (Opportunities và Treats). SWOT cho
phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh
của thương hiệu.
Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay
đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các
thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động dự định đưa sản phẩm thâm nhập. Các cơ
hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thương hiệu, khoảng trống thị trường… Các
nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới… Ngoài ra, cần xác định các khác biệt
về thị trường chuẩn bị xâm nhập để có những bước chuẩn bị cho phù hợp.
Một chiến lược thương hiệu hiệu quả là những chiến lược tận dụng được các cơ hội
bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa được những nguy cơ bên ngoài
và hạn chế hoặc vượt qua được những yếu kém của bản thân doanh nghiệp.
7
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
1.1.3 Hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến lược thương hiệu
Sau khi đã xác định tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu, tiến hành phân tích SWOT,
bước tiếp theo là doanh ngiệp phải hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến lược thương
hiệu. Mục tiêu này phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện thông
qua các kế hoạch được thiết lập một cách chi tiết.
Một kế hoạch chiến lược hoàn chỉnh về xây dựng và phát triển thương hiệu phải
thể hiện được chiến lược về thời gian cho từng giai đoạn, chiến lược về tài chính và nhân
sự cho xây dựng thương hiệu.
Trong chiến lược xây dựng thương hiệu, một trong những nội dung rất quan trọng

là lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu. Có ba mô hình chủ yếu xây dựng thương
hiệu, đó là mô hình thương hiệu gia đình, mô hình thương hiệu riêng và mô hình đa
thương hiệu.
- Mô hình thương hiệu gia đình là mô hình mà doanh nghiệp chỉ xây dựng thường
là một thương hiệu duy nhất, và như vây, mọi hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đều
mang cùng một thương hiệu cho dù có sự khác biệt khá nhiều về chủng loại sản phẩm mà
doanh nghiệp kinh doanh.
- Mô hình thương hiệu cá biệt là mô hình mà doanh nghiệp xây dựng thương hiệu
riêng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ. Mỗi chủng loại hàng hóa lại có thể có những
thương hiệu riêng, và như thế thì doanh nghiệp có thể sở hữu đồng thời nhiều thương
hiệu.
- Mô hình đa thương hiệu là mô hình xây dựng thương hiệu mà theo đó, doanh
nghiệp tiến hành xây dựng đồng thời nhiều thương hiệu cho nhiều chủng loại hàng hóa
dịch vụ khác nhau, vừa xây dựng cả thương hiệu gia đình vừa xây dựng thương hiệu cá
biệt cho sản phẩm.
1.1.4 Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược thương hiệu
Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức chiến lược mà doanh
nghiệp sử dụng để kiểm soát bất cứ bước nào trong các bước hình thành chiến lược nhằm
đảm bảo thực hiện đi theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược. Căn cứ kế hoạch cụ thể
8
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
của chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp sẽ kiểm soát việc thực hiện sao cho không đi
sai theo mục tiêu đã đề ra.
1.2 Khái Niệm SWOT
SWOT là từ ghép của bốn chữ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu,
Opportunities (Cơ hội), Threats (Rủi ro). Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan
trọng giúp các nhà quản trị hình thành bốn nhóm chiến lược sau:
1.2.1 Strengths (Điểm mạnh)
Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình
cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề

từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các
ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả
các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản
xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại
trên thị trường.
1.2.2 Weaknesses (Điểm yếu):
Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải
xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu
điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?
Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
1.2.3 Opportunities (Cơ hội):
Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể
xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ
sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của công
ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang , từ các sự
kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế
của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có
9
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào
xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
1.2.4 Threats (Nguy cơ):
Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc
thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có
nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có
yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc
cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
1.3 Kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài để hình thành chiến lược
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp
theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra

quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho
phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản
năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia
làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, và Threats. Lưu ý rằng cần xác định
rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể
nào đó, chẳng hạn một:
- Công ty ( vị thế trên thị trường, độ tin cậy…)
- Sản phẩm hay nhãn hiệu
- Đề xuất hay ý tưởng kinh doanh
- Phương pháp
- Lựa chọn chiến lược ( thâm nhập thị trường mới hay đưa ra sản phẩm mới)
- Cơ hội sát nhập hay mua lại
- Đối tác tiềm năng
- Khả năng thay đổi nhà cung cấp
- Thuê ngoài hay gia công một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn lực
10
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
- Cơ hội đầu tư
Hơn nữa, SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.
Chủ đề phân tích SWOT cần được mô tả chính xác để những người khác có thể thực hiện
tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả phân.
Mô hình SWOT thường đưa ra bốn chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths
-Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị
trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các
yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các
chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT
(Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các
yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
1.3.1 Chiến lược SO: Dựa vào ưu thế công ty để tạo ra các cơ hội thị trường
phát huy những điểm mạnh bên trong, để đón nhận các cơ hội bên ngoài. Tất cả

các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên
trong có thể được sử dụng để tận dụng những cơ hội của môi trường bên ngoài.
1.3.2 Chiến lược WO: dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận
dụng cơ hội thị trường
Nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong để nắm bắt những cơ hội bên ngoài.
Đôi khi những cơ hội bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp do có những điểm yếu
bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này
1.3.3 Chiến lược ST, ): Dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ thị trường
Sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để né tránh hay giảm thiểu các thiệt hại
do ảnh hưởng của các mối đe dọa từ bên ngoài. Điều này không có nghĩa một tổ chức
hung mạnh luôn có đủ khả năng né tránh hoặc vượt qua những đe dọa từ bên ngoài.
11
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
1.3.4 Chiến lược WT: Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa
các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường
Là những chiến lược phòng thủ khắc phục những điểm yếu bên trong để né tránh
những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. Một tổ chức phải đối đầu với vô số những đe
dọa bên ngoài, trong khi bên trong tồn tại không ít yếu điểm có thể sẽ lâm vào tình trạng
sụp đổ. Trong thực tế một doanh nghiệp như vậy thường phải đấu tranh để vật lộn để tồn
tại bằng cách lien kết, hạn chế chi tiêu, thậm chí tuyên bố phá sản hay chịu vỡ nợ.
Ma trận SWOT được thể hiện trên hình 1.1 (xem hình 1.1). hình 1.1 cho thấy một
ma trận SWOT gồm 9 ô, trong đó 4 ô chứa những yếu tố quan trọng (điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, nguy cơ), 4 ô chiến lược và 1 ô luôn để trống, 4 ô chiến lược được gọi là SO,
WO, ST,WT được phát triển sau khi hoàn thành 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng, gọi
là W, W, O và T.
Để lập một ma trận SWOT cần phải trải qua 8 bước:
• Liệt kê các cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài của các doanh nghiệp
(O1, O2…)
• Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệ
(T1, T2…)

• Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2…)
• Liệt kê những điểm yếu của doanh nghiệp (W1, W2…)
• Liệt kê những điểm mạnh bên trong với những cơ hội bên ngoài hình thành
các chiến lược SO.
• Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, hình thành
các chiến lược WO.
• Kết hợp những điểm mạnh bên trong với các mối đe dọa bên ngoài, hình
thành chiến lược ST.
• Kết hợp những điểm yếu bên trong với đe dọa bên ngoài, hình thanh chiến
lược WT.
12
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
Hình 1.1 ma trận SWOT
CƠ HỘI (O)
O1:Tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế khá cao và ổn định
O2: Tìm năng thị trường lớn
O3: Công nghệ xử lý ngày
càng tiên tiến
NGUY CƠ (T)
T1: Sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt
T2: Khả năng cạnh tranh giá
ngày càng đe dọa do các
yếu tố đầu vào tăng
CÁC ĐIỂM MẠNH(S)
S1: Tài chính mạnh
S2: Thương hiệu mạnh ở thị
trường nội địa
S3:Kênh phân phối mạnh

CÁC CHIẾN LƯỢC SO
S1+O1 : chiến lược thâm
nhập thị trường
Thâm nhập thị trường thông
qua việc tăng năng suất, đẩy
mạnh hoạt động marketing,
mở rộng quy mô để nâng
cao thị phần.
S2,S3+O2: chiến lược phát
triển thị trường
Gia nhập thị trường mới với
những sản phẩm hiện có
S1,S2+O3: chiến lược phát
triển sản phẩm
Tăng cường nghiên cứu và
phát triển nhằm cải tiến
những sản phẩm hiện tại và
tạo ra những sản phẩm mới
đáp ứng nhu cầu phát triển
của thị trường
CÁC CHIẾN LƯỢC ST
S1, S2, S3+T1, T2: Chiến
lược phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm vượt
trội so với đối thủ cạnh
tranh, nhằm giảm sự cạnh
tranh về giá
S1,S2, S3: chiến lược hội
nhập về phía trước
Lập nhiều chi nhánh, mở

rộng mạng lưới phân phối
sản phẩm, tạo sự khác biệt
so với đối thủ cạnh tranh
S1+T3: chiến lược đào tạo
đội ngũ nhân viên
Tạo điều kiện cho đội ngũ
nhân viên bồi dưỡng, nâng
cao kiến thức.
CÁC ĐIỂM YẾU (W) CÁC CHIẾN LƯỢC WO CÁC CHIẾN LƯỢC WT
13
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
W1:Chưa có đầy đủ cơ sở
vật chất.
W2:Đội ngủ nhân viên chưa
được đào tạo bài bản
W3:Chưa chủ động được
máy móc thiết bị
W2 + O1, O2, O3:Chiến
lược đào tạo nhân viên
Tạo điều kiện cho nhân viên
học hỏi, bồi dưỡng nâng cao
kiến thức để theo kịp sự
phát triển của thị trường.
W1, W3+O1, O2, O3:
chiến lược phát triển sản
phẩm
Đẩy mạnh nghiên cứu phát
triển sản phẩm, chú trọng
vào việc đầu tư máy móc,
thiết bị tiên tiến phù hợp với

thị trường
W1, W2, W3+T1, T2:
Chiến lược hội nhập phía
trước
Lập các chi nhánh, mở rộng
mạng lưới phân phối sản
phẩm
W1, W2 +T1, T2: chiến
lược đào tạo nguồn nhân
lực
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn
ngiệp vụ đội ngũ nhân viên
để hiểu được ưu nhược
điểm của đối thủ cạnh tranh
Đánh giá phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT mơi chỉ là công cụ chủ yếu để thực hiện giai đoạn 2 của quá
trình hoạch định chiến lược. SWOT chỉ giúp đưc ra những phác họa có tính gợi ý về các
chiến lược của doanh nghiệp, các phương án chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ chưa
đua ra được chiến lược cuối cùng cho doanh nghiệp
Phân tích SWOT đặc biệt là phần kết hợp các yếu tố bên trong với các yếu tố bên
ngoài để hình thành chiến lược, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi nhà quản trị
chiến lược phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng phán đoán tốt, thì mới
có thể đưa ra những kết hợp đúng đắn, khoa học.
1.4 Thương hiệu
14
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
1.4.1 Khái niệm thương hiệu
Thương hiệu là tài sản phi vật chất vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp, là
một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) để nhận biết và thể hiện giá trị của một sản phẩm

hàng hóa hay một dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân.
Chưa bao giờ thương hiệu lại trở thành một vấn đề thời sự và được các doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội thương mại quan tâm một cách
đặc biệt như hiện nay.
Các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đã nhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một
tài sản hết sức to lớn, là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh
nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo
ra danh tiếng và lợi nhuận.
1.4.2 Giá trị thương hiệu
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về giá tri thương hiệu (tài sản thương hiệu), với
đề tài nghiên cứu này em xin đưa ra một khái niệm về giá trị thương hiệu của David
Aker:
“Giá trị thương hiệu là một tập hợp nhãn hiệu, những tài sản liên quan đến nhãn
hiệu, đó là tên và biểu tượng (hay ký hiệu), cái đó được thêm vào hay trừ đi từ việc cung
cấp giá trị bởi sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc khách hàng của nhà sản xuất.
Cho những tài sản hoặc tiền nợ nằm dưới giá trị thương hiệu, chúng phải được liên kết
với tên và biểu tượng của thương hiệu. Nếu tên và biểu tượng cần thay đổi, thì một ít
hoặc tất cả các tài sản hoặc tiền nợ có thể bị ảnh hưởng hoặc thậm chí mất, mặc dù có thể
thay đổi bởi một tên hoặc biểu tượng mới”.
Hay:
Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu
này. Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành, đưa
chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối
thủ cạnh tranh.
15
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
Thứ nhất, công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các
chương trình tiếp thị.
Ví dụ khi có một chương trình khuyến mãi, giảm giá thì khách hàng sẽ hưởng ứng,
chú ý nhiều hơn khi họ biết đây là một thương hiệu quen thuộc, đáng tin tưởng.

Thứ hai, sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách
hàng cũ trong một thời gian dài. Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi 4 thành tố trong tài sản
thương hiệu là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và
các yếu tố sở hữu khác. Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi
tiếng của thương hiệu sẽ tạo thêm niềm tin và lý do để khách hàng mua sản phẩm, cũng
như những thành tố này sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Gia tăng sự trung
thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối
thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội. Sự trung thành thương hiệu
là một thành tố trọng tài sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu.
Sự trung thành thương hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại
cho công ty.
Thứ ba, tài sản thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính sách giá cao
và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi. Trong những trường hợp khác nhau
thì các thành tố của tài sản thương hiệu sẽ hỗ trợ công ty trong việc thiết lập chính sách
giá cao. Trong khi với những thương hiệu có vị thế không tốt thì thường phải sử dụng
chính sách khuyến mãi nhiều để hổ trợ bán hàng. Nhờ chính sách giá cao mà công ty
càng có thêm được lợi nhuận.
Ví dụ như cùng một loại túi xách, có chức năng như nhau, mẫu mã tương tự nhau,
độ bền như nhau nhưng với túi xách nhãn hiệu LUI-VUITION giá cao hơn gấp nhiều lần
so với những túi xách không có thương hiệu rõ ràng.
Thứ tư, tài sản thương hiệu sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông qua việc
mở rộng thương hiệu.
Ví dụ Unilever là một trường hợp điển hình, công ty đã dựa trên thương hiệu
UNILEVER để mở rộng sang lĩnh vực như bột giặc OMO hay dầu gội đầu SUNSILK…
16
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
Thứ năm, tài sản thương hiệu còn giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối đa kênh
phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân
phối những sản phẩm không nổi tiếng. Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ trong việc có
được một diện tích trưng bày lớn trên kệ. Bên cạnh đó thương hiệu lớn sẽ dễ dàng nhận

được hợp tác của nhà phân phối trong các chương trình tiếp thị.
Cuối cùng, tài sản thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo
ra rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.
Ví dụ khi nhìn về khía cạnh thuộc tính thương hiệu, COMFOR là một loại nước
xả vải, nay lại có COMFOR một lần xả với chức năng tiết kiệm cho các gia đình, tiết
kiệm về thời gian lẫn chi phí, chính vì vậy mà một thương hiệu khác khó có thể cạnh
tranh với COMFOR ở phân khúc xả vải.
Sản phẩm là một vật gì đó được sản xuất tại một nhà máy, thương hiệu là một cái
gì đó được mua bởi khách hàng. Một sản phẩm có thể sao chép bởi một đối thủ cạnh
tranh, một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng, thành công của một thương hiệu là
vô tận.” (Theo Stephen King, nhóm WWWP, Lon don).
1.4.2.1 Những yếu tố cấu thành thương hiệu
Giá trị thương hiệu có thể được nhóm vào trong 5 yếu tố cấu thành:
+ Sự trung thành đối với thương hiệu.
+ Sự nhận biết tên.
+ Sự nhận thức về chất lượng của khách hàng.
+ Sự liên tưởng của khách hàng về thương hiệu.
+ Những tài sản khác của thương hiệu như: phát minh sáng chế, nhãn hiệu
đăng ký, quan hệ kênh phân phối…
Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu (Aaker)
17
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
Biểu đồ cũng cho thấy giá trị thương hiệu đó tạo ra những giá trị cho việc đánh giá
của khách hàng và nhà sản xuất.
1.4.2.2 Những lợi ích của giá trị thương hiệu
 Cung cấp giá trị cho khách hàng:
Tài sản thương hiệu nhìn chung là cộng thêm hoặc trừ đi vào giá trị đối với khách
hàng. Thương hiệu hổ trợ việc diễn giải, xử lý thông tin và tích luỹ khối lượng lớn thông
tin về sản phẩm và thương hiệu. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng
trong quyết định mua (nhờ vào những kinh nghiệm sử dụng trong quá khứ hay sự quen

thuộc với sản phẩm hay thương hiệu và đặc tính của nó). Một cách tiềm tàng, điều quan
trọng hơn là chất lượng cảm nhận và liên tưởng thương hiệu có thể gia tăng sự thoả mãn
của khách hàng với kinh nghiệm sử dụng trong quá khứ.
18
Nhận thức
thương hiệu
Chất lượng
cảm nhận
Các tài sản thương
hiệu khác
Liên tưởng
thương hiệu
Lòng trung
thành với
thương hiệu
GIÁ TRỊ
THƯƠNG
HIỆU
Đem lại giá trị cho công ty
Nâng cao tính hữu hiệu và
hiệu quả của các chương trình
marketing
Lòng trung thành với
thương hiệu
Giá cả/ lợi nhuận
Mở rộng thương hiệu
Đòn bẩy thương mại
Lợi thế cạnh tranh
Đem lại giá trị cho khách
hàng:

Tăng cường diễn giải/xử lý
thông tin
Gia tăng sự tin tưởng vào
quyết định mua
Tăng mức độ hài lòng khi
sử dụng
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
 Cung cấp giá trị cho nhà sản xuất:
Ngoài vai trò đem lại giá trị cho khách hàng, giá trị thương hiệu còn tăng thêm giá
trị cho công ty bằng cách tạo ra các khoản ngân quỹ biên theo nhiều cách khác nhau.
- Thứ nhất, nó tăng cường các chương trình thu hút khách hàng mới và lưu giữ
khách hàng cũ. Chẳng hạn, một chương trình cổ động theo sự khích lệ thử hương vị mới
hay cách sử dụng mới hữu hiệu hơn nếu thương hiệu là quen thuộc, và nếu không cần
chống lại sự hoài nghi của khách hàng về chất lượng thương hiệu.
- Thứ hai, bốn yếu tố của giá trị thương hiệu cuối cùng có thể gia tăng lòng trung
thành đối với thương hiệu. Chất lượng cảm nhận, những liên tưởng, tên thương hiệu nổi
tiếng đem lại lý do mua sản phẩm và ảnh hưởng đến sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
Thậm chí ngay cả khi nó không phải là yếu tố then chốt để lựa chọn thương hiệu, nó cũng
có thể đảm bảo việc giảm đi sự khích lệ để chọn thương hiệu khác. Lòng trung thành với
thương hiệu đặc biệt quan trọng trong việc mua tại thời điểm mà đối thủ cạnh tranh có
những sản phẩm mới và có được các lợi thế về sản phẩm. Lưu ý rằng lòng trung thành
đối với thương hiệu vừa là một trong những tiêu thức của tài sản thương hiệu, vừa là kết
quả của tài sản thương hiệu. Ảnh hưởng tiềm tàng của các tiêu thức khác đến lòng trung
thành đủ để chỉ ra một cách rõ ràng đó là giá trị mà tài sản thương hiệu đem lại cho công
ty
- Thứ ba, tài sản thương hiệu cho phép đem lại giá trị thặng sư cao hơn thông qua
việc đạt được mức giá cao hơn và ít nhờ cậy đến cổ động hơn. Trong nhiều tình huống,
các yếu tố của giá trị thương hiệu hỗ trợ tạo ra mức giá cao hơn. Hơn nữa, một thương
hiệu với những bất lợi về tài sản thương hiệu sẽ phải đầu tư nhiều hơn trong hoạt động cổ
động, đôi khi chỉ là để duy trì vị trí của nó trong kênh phân phối.

- Thứ tư, giá trị thương hiệu cung cấp một nền tảng tăng trưởng thông qua mở rộng
thương hiệu. Một thương hiệu mạnh sẽ làm giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở
rộng thương hiệu.
19
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
- Thứ năm, giá trị thương hiệu như là đòn bẩy trong kênh phân phối. Cũng tương tự
như khách hàng, các trung gian phân phối sẽ có sự tin tưởng nhiều hơn đối với những tên
thương hiệu đã có những nhận biết là liên tưởng nhất định. Một thương hiệu mạnh sẽ có
lợi thế trong việc dành được việc trưng bày trên quầy hàng và sự hợp tác của các trung
gian trong thực hiện các chương trình marketing.
- Cuối cùng, giá trị thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo
ra rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.
1.4.3 Đặc điểm thương hiệu
- Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không. Giá trị của nó được hình
thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo.
- Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngoài phạm
vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.
- Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của người tiêu
dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêu thích, tiếp xúc với hệ
thống các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhận những thông tin về sản phẩm.
- Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với sự thua lỗ
của các công ty.
1.4.4 Vai trò thương hiệu
Thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt đối với khách hàng, nó giúp khách hàng xác định
nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác
định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm. Nhờ có những
kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó qua nhiều
năm, khách hàng biết đến các thương hiệu, họ tìm ra các thương hiệu thoả mãn nhu cầu
của họ. Kết quả là, các thương hiệu là các công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản
hoá đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Đây chính là điều quan trọng nhất

mà một thương hiệu cũng như một công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới.
20
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
Qua nghiên cứu cho thấy quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng bao
gồm 5 giai đoạn: 1. Nhận thức vấn đề , 2.Tìm kiếm thông tin, 3. Đánh giá các lựa chọn,
4. Quyết định mua, 5. Hành vi sau mua. Như vậy, nếu khách hàng nhận ra một thương
hiệu và có một và kiến thức về thương hiệu đó, họ sẽ không phải suy nghĩ hoặc tìm
kiếm, xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm.
Ngoài ra, thương hiệu còn giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro khi tiêu thụ
sản phẩm. Bao gồm các rủi ro: rủi ro chức năng (sản phẩm không được như mong
muốn); rủi ro vật chất (sản phẩm đe doạ sức khoẻ hoặc thể lực của người sử dụng hoặc
những người khác); rủi ro tài chính (sản phẩm không tương xứng với giá đã trả); rủi ro
xã hội (sản phẩm không phù hợp với văn hoá, tín gưỡng hoặc chuổn mực đạo đức xã
hội); rủi ro tâm lý (sản phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần của người sử dụng); rủi
ro thời gian (sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản
phẩm khác). Mặc dù khách hàng có những cách khác nhau để sử lý những rủi ro này,
nhưng có một cách chắc chắn mà họ sẽ chọn, đó là những thương hiệu nổi tiếng, nhất là
những thương hiệu mà họ đã có những kinh nghiệm tốt trong quá khứ.
Do đó, đối với các công ty, thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn
bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nó được mua
và bán bởi có thể bảo đảm thu nhập bền vững trong tương lai cho chủ sở hữu thương
hiệu.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THẢO NGUYÊN XANH
2.1 Quá trình hình thành công ty
Hình 2.1 logo cong ty Thảo Nguyên xanh
21
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
 Thông tin chung
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
Trụ sở chính: 158 Nguyễn Văn Thủ , Phường Đa Kao, Quận 1,Tp.HCM

Điện thoại:08 39118551 fax:39118579
Website:
Email:
Giấy phép thành lập: 4103009740
Mã số thuế: 0305591861
Vốn điều lệ:10.000.000.000
 Quá trình hình thành của công ty Thảo Nguyên Xanh
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Thảo Nguyên Xanh được thành lập ngày
22/03/2008. Trên cơ sở đội ngũ sáng lập viên từng là giám đốc dự án, luật sư, kế toán
22
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
trưởng, từng điều hành các tập đoàn lớn, các công ty nước ngoài hàng chục năm và đội
ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.
Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì sự ồ ạt đầu tư từ ngoài
nước cũng như trong nước ngày càng tăng, song song với sự phát triển đó thì vấn đề ô
nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi, từ vấn đề ô nhiễm môi trường tất nhiên sẽ ảnh
hưởng đến nhiều yếu tố như làm mất mỹ quan, tác động xấu đến người nước ngoài, nguy
hiểm hơn nữa là ảnh hưởng đến sức khỏe con người, là mối đe dọa đến hành tinh chúng
ta. Nắm bắt được xu thế hiện nay chính vì vậy mà Thảo Nguyên Xanh đã ra đời để giải
quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường. Thảo Nguyên Xanh mong muốn đem lại một
màu xanh cho hành tinh chúng ta .
Hình 2.2 Thảo Nguyên Xanh ngày khai trương
2.2 Tình hình hoạt động công ty
2.2.1 Lĩnh vực môi trường
23
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
Trong những năm trở lại đây, nhờ vào chính sách “Mở cửa” cùng với xu hướng
hội nhập nền kinh tế quốc tế các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước không ngừng
nâng cao kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Song song với
quá trình phát triển kinh tế, nâng cao sản xuất thì hệ lụy về môi trường cũng đang là vấn

đề nhức nhối của nước ta hiện nay. Đứng trước tình hình đó, Nhà nước và doanh nghiệp
phải cùng nhau chung tay góp sức để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
nặng này.
Thấu hiểu được việc bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách và cần thiết, Công ty
Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh, nhà cung cấp giải pháp môi trường
chuyên nghiệp, đã và đang cung cấp những dịch môi trường tốt nhất nhằm hỗ trợ quý
doanh nghiệp trong các giải pháp môi trường để quý doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
 Tư vấn thiết kế, thi công, lắp đặt và bảo trì
• Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, dịch vụ
• Hệ thống xử lý nước cấp, nước uống tinh khiết
• Hệ thống xử lý khí thải lò hơi
• Thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp
 Tư vấn môi trường
• Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
• Bản cam kết bảo vệ môi trường
• Lập đề án bảo vệ môi trường
• Công nghệ sản xuất sạch hơn
• Chương trình giám sát môi trường
Ngoài ra còn có các ngành nghề như: Tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn đăng
ký giấy phép kinh doanh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Thiết kế Logo, kiểm toán .
24
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Đình Thái
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, và mục tiêu của công ty về lĩnh vực môi trường
2.2.2.1 Chức năng
Thảo Nguyên Xanh có chức năng lập thủ tục môi trường cho các doanh nghiệp,
nhà máy sản xuất như:
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Lập cam kết bảo vệ môi trường
- Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải

- Tư vấn cấp phép xả thải, cấp phép khai thác nước ngầm, đăng ký chủ nguồn thải
2.2.2.2 Nhiệm vụ
- Tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải
- Tư vấn và lập thủ tục môi trường
- Tư vấn phương pháp là giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Tư vấn, thi công các công trình xử lý nước thải, mùi hôi tại doanh nghiệp sản xuất
- Khảo sát, đo đạc, phân tích chất lượng nước: Nước mặt, nước cấp, nước tinh khiết,
nước thải, nước ngầm
- Khảo sát, đo đạc, phân tích chất lượng khí: không khí xung quanh, khí thải lò hơi,
không khí khu vực sản xuất
- Khảo sát, đo đạc, phân tích chất đất lượng đất
2.2.2.3 Mục tiêu
- Mở rộng thị trường sang các tỉnh miền Bắc
- Thu hút được số lượng khách hàng nhiều hơn
- Doanh thu tăng so với năm trước
- Số lượng khách hàng nhiều hơn năm trước
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.2.3.1 Nguồn nhân lực
25

×