Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình HACCP cho dây chuyền sản xuất heo viên tại nhà máy chế biến thịt C.P Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 191 trang )

Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang i



























LỜI CẢM ƠN




*



Để hoàn thành tốt quyển luận văn này em xin chân thành cảm ơn
thầy Nguyễn Trọng Cẩn, giáo viên hướng dẫn chính, đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa công nghệ thực phẩm đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý giá cũng như những
kinh nghiệm thực tế trong đời sống hằng ngày trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà máy chế biến thịt C.P
Việt Nam, chị Nguyễn Thị Bích Nguyệt phòng QC, chị Đỗ Uyên phòng
sản xuất đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Nhà máy.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !.
Tp.HCM, tháng 3 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Ngọc An.

Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang ii
MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đồ án
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về vấn đề sức khỏe của mình. Họ
luôn ưu tiên chọn lựa những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và đặc biệt là đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ thực phẩm nuôi sống con người nhưng cũng có thể chứa
các thành phần có hại gây ảnh hưởng cho sức khoẻ người sử dụng. Thịt và các sản phẩm
chế biến từ thịt là những loại thực phẩm giàu dinh dưõng, chứa nhiều dưỡng chất rất cần
thiết có giá trị dinh dưỡng cao và quan trọng cho con người. Giá trị của thịt đã được các
nhà dinh dưỡng chứng minh và khuyến khích nên dùng trong chế độ ăn uống hàng ngày
cho mọi lứa tuổi.
Do đó hiện nay thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt là loại thực phẩm được tiêu thụ
mạnh nhất. Tuy nhiên chùng cũng là môi trường thích hợp rất thuận lợi cho các loại vi
sinh vật gây bệnh phát triển. Nếu thịt viên không được chế biến, bảo quản và vận chuyển
đúng cách, chúng sẽ chứa rất nhiều mối nguy tiềm ẩn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Vì vậy vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt và các sản phẩm chế biến
từ thịt luôn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Đó chính là mối quan tâm của
ngưòi tiêu dùng và là nỗi lo của nhà sản xuất làm thế nào để tạo ra một sản phẩm
tốt và an toàn về chất lượng cũng như sự phát triển vững mạnh về thương hiệu và
sản phẩm của mình.
Hệ thống HACCP được công nhận trên toàn thế giới như là biện pháp tối ưu để
kiểm soát an toàn thực phẩm. Nó không phải là hệ thống hoàn toàn không có rủi ro,
song nó được thiết kế để giảm thiểu rủi ro của các mối nguy đối với an toàn thực
phẩm.Việc áp dụng HACCP càng trở nên phổ biến trong ngành chế biến thủy sản nói
riêng và ngành chế biến thực phẩm nói chung. Nó cho phép cơ sở kinh doanh đánh giá
được hoạt động của mình và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ, đưa ra cách xử lý
nhằm hạn chế tổn thất thấp nhất.
Đặc biệt sản phẩm thịt viên (heo viên, bò viên…) là một trong những sản phẩn mà
môi trường dinh dưỡng cao, nhạy cảm với sự phát triển của vi sinh vật mà nhu cầu tiêu
thụ của sản phẩm này rất lớn do nó được sử dụng cho mọi đối tượng.
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang iii
Từ những lý do trên và tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
sản phẩm thịt viên trong điều kiện hiện nay. Chúng tôi quyết định chọn đề tài xây

dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm heo viên.
Nhưng do điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi
xây dựng kế hoạch HACCP trên cơ sở lý thuyết.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đồ án
Việc xây dựng HACCP cho dây chuyền sản xuất thịt viên nói chung có ý nghĩa rất
quan trọng giúp tập trung kiểm soát quá trình chế biến bằng cách kiểm soát hoạt động và
kỹ thuật, theo dõi liên tục các điểm kiểm soát tới hạn. HACCP góp phần đảm bảo an toàn
và cải thiện chất lượng thực phẩm: Đáp ứng yêu cầu về quản lý chất lượng của các nước
nhập khẩu, giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên
quan đến an toàn chất lượng thực phẩm, tăng cường niềm tin của người tiêu thụ, là công
cụ tối ưu kiểm soát an toàn thực phẩm, tiết kiệm chi phí cho xã hội, chi phí thấp, hiệu quả
cao (bởi chi phí phòng ngừa bao giờ cũng thấp hơn chi phí sử dụng)
Hiện nay, việc sử dụng hệ thống HACCP không những trở thành một yêu cầu bức
bách cho các nhà sản xuất thực phẩm xuất khẩu mà cả cho các nhà sản xuất thực phẩm
tiêu thụ nội địa với mục đích đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài việc thiết lập chương trình HACCP cho sản phẩm thịt viên nhằm tạo thế đứng
cho mặt hàng này ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nó sẽ làm tiền đề cho
việc áp dụng HACCP cho các sản phẩm khác tại công ty chế biến thực phẩm nội địa và
xuất khẩu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào dây chuyền sản xuất heo viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
- Tìm hiểu quy trình công nghệ.
- Xây dựng quy phạm thực hành sản xuất tốt – GMP.
- Xây dựng quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP cho dây chuyền sản xuất.
- Xây dựng chương trình HACCP cho dây chuyền sản xuất heo viên.
4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn của đồ án
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang iv
- Đối tượng: Sản phẩm heo viên.

- Phạm vi: Dây chuyền sản xuất heo viên hiện đại có tại phân xưởng sản xuất của
Nhà máy chế biến thịt C.P Việt Nam.
- Giới hạn của đồ án: Hệ thống HACCP hoàn chỉnh phải bắt đầu từ nguồn gốc
nguyên liệu đến khi cung ứng ra thị trường. Nhưng do điều kiện hiện tại của Nhà máy và
thời gian thực tập có hạn nên chúng tôi chỉ thực hiện việc xây dựng HACCP từ công
đoạn tiếp nhận nguyên liệu đến khi ra thành phẩm. Đây là giới hạn của đồ án.




































Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang v
MỤC LỤC
Đề mục Trang
Trang bìa
Nhiệm vụ đồ án
Lời cảm ơn i
Mở đầu ii
Mục lục iv
Danh sách hình vẽ v
Danh sách bảng biểu ix
Chương 1. TỔNG QUAN 1
1.1. Tổng quan về công ty Cổ Phấn chăn nuôi C.P Việt Nam 1
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.1.2. Vị trí và địa điểm xây dựng Nhà máy 1
1.1.3. Sơ đồ mặt bằng nhà máy 2
1.1.4. Phương pháp kiểm tra chất lượng tại Nhà máy 5
1.1.5. Xử lý phế thải và nước thải 5

1.1.6. Chế độ vệ sinh tại Nhà máy 5
1.1.7. Các sản phẩm chính của Công ty 7
1.2. Tổng quan về quản lý chất lượng thực phẩm 9
1.2.1. Một số khái niệm về chất lượng 9
1.2.2. Các phương pháp đảm bảo chất lượng thực phẩm 11
1.2.3. Lịch sử hình thành hệ thống HACCP 16
1.2.4. Khái niệm về HACCP 17
1.2.5. Các thuật ngữ dùng trong HACCP 18
1.2.6. Các nguyên tắc cơ bản để hình thành HACCP 19
1.2.7. Các bước thực hiện HACCP 20
1.2.8. Tầm quan trọng của hệ thống HACCP 35
1.3. Chương trình tiên quyết để xây dựng hệ thống HACCP 36
1.3.1. Chương trình quy phạm sản xuất tốt – GMP 37
1.3.2. Chương trình quy phạm vệ sinh chuẩn – SSOP 53

Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang vi
Chương 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HEO VIÊN 62
2.1. Giới thiệu về nguyên liệu 62
2.1.1. Thịt nạc heo 62
2.1.2. Mỡ heo – Tiêu chuẩn mỡ heo 66
2.1.3. Tiêu chuẩn nước làm nước đá trong sản xuất thực phẩm 67
2.1.4. Chất phụ gia, gia vị 68
2.1.5. Bao bì cho sản phẩm 74
2.2. Quy trình công nghệ chế biến heo viên 76
2.3. Giải thích quy trình 77
2.3.1. Tiếp nhận nguyên liệu 77
2.3.2. Xử lý sơ bộ 78
2.3.3. Làm lạnh 78

2.3.4. Xay thịt 78
2.3.5. Cân 79
2.3.6. Băm trộn 79
2.3.7. Định hình 80
2.3.8. Nấu 80
2.3.9. Làm nguội 81
2.3.10. Làm lạnh 81
2.3.11. Đóng gói 82
2.3.12. Dò kim loại 82
2.3.13. Sản phẩm – lưu kho 82

Chương 3. XÂY DỰNG QUY PHẠM SẢN XUẤT TỐT VÀ QUY PHẠM VỆ SINH
CHUẨN CHO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT HEO VIÊN 83
3.1. Xây dựng quy phạm thực hành sản xuất tốt – GMP 83
3.1.1. Khái niệm, vai trò và phạm vi áp dụng 83
a). Khái niệm 83
b). Vai trò của GMP 83
c). Phạm vi của GMP 83
3.1.2. Phân tích thực trạng của nhà máy dựa trên yêu cầu của GMP 83
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang vii
3.1.3. Xây dựng các quy phạm và biểu mẫu giám sát dựa trên yêu cầu của GMP
kiểm soát quá trình chế biến 86
3.1.4. Bảng tổng hợp kế hoạch thực hiện GMP cho quy trình sản xuất heo viên 101
3.1.5. Chương trình vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ tại Nhà máy 102
3.2. Xây dựng chương trình vệ sinh chuẩn – SSOP 106
3.2.1. Khái niệm, vai trò và phạm vi áp dụng 106
3.2.2. Phân tích thực trạng của Nhà máy dựa trên yêu cầu của SSOP 106


Chương 4. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HACCP CHO SẢN PHẨM HEO VIÊN
4.1. Thành lập đội HACCP 119
4.1.1. Phân công trách nhiệm 119
4.1.2. Chính sách mục tiêu của nhà máy 120
4.2. Mô tả sản phẩm – chỉ tiêu sản phẩm 121
4.2.1. Mô tả sản phẩm heo viên 121
4.2.2. Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm heo viên 122
4.3. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất heo viên 123
4.4. Bảng mô tả quy trình công nghệ 123
4.5. Phương pháp phân tích xác định mối nguy 126
4.5.1. Các loại mối nguy 126
4.5.2. Bảng phân tích mối nguy cho sản phẩm heo viên 129
4.6. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn 141
4.7. Bảng tổng kết kế hoạch HACCP 142
4.8. Thẩm định kế hoach HACCP trước khi ban hành áp dụng 145
4.8.1. Mục đích 145
4.8.2. Phạm vi áp dụng 145
4.8.3. Phương pháp thẩm định 145
4.8.4. Thẩm tra và tái thẩm định hệ thống 145
4.9. Hệ thống quản lý chung 149
4.9.1. Thủ tục kiểm soát hồ sơ 149
4.9.2. Thủ tục kiểm soát tài liệu 151

Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang viii
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 155
5.1. Kết luận 155
5.2. Kiến nghị 155
Tài liệu tham khảo I

Phụ lục II





































Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang ix
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình Trang
Hình 1.1. Logo công ty 1
Hình 1.2. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy 2
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức hành chính 4
Hình 1.4. Sản phẩm heo viên 7
Hình 1.5. Một số sản phẩm chả lụa 7
Hình 1.6. Một số loại xúc xích của nhà máy 8
Hình 1.7. Sơ đồ 4 câu hỏi quyết định CCP 27
Hình 1.8. Sơ đồ quyết định giải pháp hành động sửa chữa 30
Hình 1.9. Sơ đồ quá trình áp dụng hệ thống HACCP 34
Hình 1.10. Mối liên quan giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất lượng
VSATTP – HACCP 37
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến heo viên 76
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến heo viên 87
Hình 4.1. Sơ đồ các bước xây dựng hệ thống HACCP 118
Hình 4.2. Sơ đồ đội HACCP trong nhà máy 119
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến heo viên 126




















Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang x
DANH DÁCH BẢNG BIỂU
Bảng Trang
Bảng 1.1. Các thuật ngữ dùng trong HACCP 18
Bảng 1.2. Bảng phân tích các mối nguy vật lý 22
Bảng 1.3. Bảng phân tích các mối nguy hóa học 24
Bảng 1.4. Bảng phân tích các mối nguy vi sinh vật 25
Bảng 1.5. Số nhà vệ sinh theo quy định 25
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100gram thịt heo 63
Bảng 2.2. Thành phần acid amin không thay thế có trong thịt heo 63
Bảng 2.3. Hàm lượng chất kháng sinh trong thịt 63

Bảng 2.4. Giới hạn hàm lượng kim loại nặng có trong mỡ heo 66
Bảng 2.5. Giới hạn thuốc thú y cho phép trong mỡ heo 67
Bảng 2.6. Giới hạn vi sinh vật có trong mỡ heo 67
Bảng 2.7. Bảng chỉ tiêu vi sinh của nước trong chế biến thực phẩm 67
Bảng 2.8. Bảng chỉ tiêu hóa lý của nước trong chế biến thực phẩm 68
Bảng 2.9. Tiêu chuẩn kỹ thuật của protein đậu nành 69
Bảng 2.10. Chỉ tiêu của muối ăn trong chế biến thực thực phẩm (TCVN: 3973:1984) . 71
Bảng 2.11. Tiêu chuẩn của bột ngọt (TCVN:1459:1974) 72
Bảng 2.12. Tiêu chuẩn của đường 72
Bảng 2.13. Tiêu chuẩn bột tiêu (TCVN:7036:2002) 73
Bảng 2.14. Điều kiện thử nghiệm và giới hạn an toàn đối với nguyên liệu và bao bì thành
phẩm dạng PE, PP 74
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kế hoạch thực hiện GMP cho quy trình sản xuất heo viên… 101
Bảng 3.2. Chương trình làm vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ tại Nhà máy 102
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kế hoạch SSOP và nội dung thực hiện các SSOP 106
Bảng 4.1. Bảng phân công trách nhiệm trong đội HACCP 119
Bảng 4.2. Bảng mô tả sản phẩm heo viên 121
Bảng 4.3. Bảng chỉ tiêu hóa lý cho sản phẩm heo viên 122
Bảng 4.4. Bảng chỉ tiêu vi sinh vật cho sản phẩm heo viên 122
Bảng 4.5. Bảng hàm lượng kim loại nặng cho sản phẩm heo viên 123
Bảng 4.6. Bảng mô tả quy trình công nghệ sản xuất heo viên 123
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang xi
Bảng 4.7. Bảng các mối nguy hóa học 127
Bảng 4.8. Bảng các mối nguy vật lý và nguồn phát sinh 127
Bảng 4.9. Các mối nguy sinh học 127
Bảng 4.10. Bảng phân tích mối nguy cho sản phẩm heo viên 129
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp xác định CCP cho quy trình sản xuất heo viên 141
Bảng 4.12. Bảng tổng kết kế hoạch HACCP cho sản phẩm heo viên 142

Bảng 4.13. Bảng kiểm nghiệm, lấy mẫu gởi nhà kiểm nghiệm độc lập 145
Bảng 4.14. Nội dung thẩm tra lại các điểm CCP của sản phẩm heo viên 146
Bảng 4.15. Bảng kiểm tra vi sinh 148
Bảng 4.16. Bảng kiểm tra hóa – lý 149



Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 1
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam – Nhà Máy Chế
Biến Thịt
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển [14]






Nhà máy chế biến thịt thuộc công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam là một thành
viên của tâp đoàn C.P Thái Lan do ông THEWIN PHAKTHIN làm giám đốc.
Nhà máy chế biến thịt được bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép ngày 10/08/2001,
được xây dựng vào ngày 02/07/2001, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 09/01/2002.
Vốn đầu tư ban đầu là 2.000.000 USD.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 9100 m
2
với công suất dự kiến lên đến 20 tấn
sản phẩm/ngày.

Công ty phát triển bền vững do có đầu tư theo chiều sâu. Với đội ngũ cán bộ công
nhân lành nghề, hăng say lao động cùng với máy móc thiết bị hiện đại, công ty đã đạt
được nhiều thành công và đời sống của công nhân viên ngày càng được cải thiện hơn.
Công ty luôn coi trọng việc mở rộng quan hệ và tìm kiếm đối tác kinh doanh với các
doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam.
Tọa lạc tại khu công nghiệp Biên Hòa II, nơi có vị trí địa lý rất thuận lợi vừa gần khu
chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tỉnh và các tỉnh lân cận, nhà máy cách thành phố Hồ Chí
Minh khoảng 25 cây số, đây là trung tâm thương mại và là thị trường tiêu thụ hàng hóa
lớn nhất cả nước.
1.1.2. Vị trí và địa điểm xây dựng nhà máy [14]

Nhà máy chế biến thuộc Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam nằm ở số 11, lô
13, đường 19A, khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.
Địa điểm xây dưng mang lại nhiều thuận lợi:
Hình 1.1. Logo Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 2
- Thứ nhất gần nguồn nguyên liệu (nguyên liệu thịt sử dụng cho chế biến xúc xích
được lấy chủ yếu từ nhà máy gia công giết mổ gà ở Đồng nai).
- Thứ hai gần nơi tiêu thụ vì Đồng nai là một vùng kinh tế trọng điểm của phía nam
cùng với thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu hợp thành tam giác kinh tế mạnh
nhất ở phía nam và là nơi tập trung bộ phận dân cư đông đúc cùng với đó là nhiều trung
tâm thương mại và khu công nghiệp được xây dựng.
- Thứ ba hệ thống giao thông trong vùng rộng rãi là trung tâm khu công nghiệp Biên
Hòa nên thuận lợi cho các khu công nghiệp chuyên dùng khi vận chuyển nguyên liệu hay
thành phẩm.
1.1.3. Sơ đồ mặt bằng nhà máy - phân xưởng chế biến, tổ chức quản lý [14]

1.1.3.1. Sơ đồ mặt bằng nhà máy – Phân xưởng chế biến
























Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 3
































P. kỹ thuật
điện
Hình 1.2: Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy chế biến thịt

P.Bảo vệ
P. Kinh
doanh
P. Bán
hàng
VĂN
PHÒNG
P.Locker
Căng tin
P. R&D
WC
P. thí
nghiệm
Máy nén 1
Trạm biến
thế
Máy phát
điện
P.SX xúc
xích tiệt
trùng
P. Giặt ủi
Nồi hơi
Kho chứa
rác
P. Hóa
chất
P. Bảo trì
máy móc
Khu vực

rửa bin
chứa
P. chứa
nguyên liệu
khô
Nhà nghỉ
P. Y tá
P. Bộ
phận
kho
Cửa
xuất
hang gà
tươi
đóng
gói
Lối
xuất gà
P.
premix

Kho chờ xuất gà
Lối
nhập

Cửa xuất gà
P.thay đồ
Cửa xuất xúc xích
Kho bảo quan xúc xích sau
đóng gói

P.chờ đóng gói
P.
thay
đồ
P. làm
lạnh
nhanh
P. làm
lạnh
nhanh

P.
làm
nguội
P.
chứa
thịt
viên
P.nấu
thịt
viên
P.nấu
xúc
xích
P. Rửa
P. nhồi bọc và
định hình
P. Nguyên liệu
Máy tạo đá vảy
P. Sản xuất SC

Cửa gom rác
P.
thay
đồ
Máy nén 2
CỔNG
SÂN
Bình chứa
dầu
Hành lang
P.bao

P. Kế
toán
Kho chứa sản
phẩm gà tươi
đóng gói, đông
lạnh


Khu vực nhập
gà nguyên liệu
và sản xuất sản
phẩm gà tươi
Khu
vực
sx
các
sản phẩm
từ trứng và

sản phẩm
chiên
P.
Rửa
Dụng
cụ
P. Để
trolley,bin
chứa,
máy móc
P.đóng gói
P.kế hoạch

Hành lang
Hành lang
Hình 1.2. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy chế biến thịt
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 4
* Nhận xét:
- Nhìn vào sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy nhìn chung ta thấy có một số điểm chưa
hợp lý đó là khu vực chế biến sản phẩm chiên ở gần khu vực chế biến trứng trộn đường
và trong quá trình sản xuất có xảy ra tình trạng hàng chín và hàng sống để lẫn lộn làm
tăng nguy cơ nhiễm chéo.
- Phòng rửa rổ bố trí ở trong xưởng sản xuất và đặc biệt gần phòng đóng gói sẽ dẫn
đến nguy cơ nhiễm chéo do rổ được các xe vận chuyển đưa đi giao hàng xong được đem
về nhà máy để rửa sạch và tái sử dụng, số rổ này sẽ được di chuyển từ kho thành phẩm
bảo quản thịt viên qua phòng đóng gói thịt viên sau đó mới đến được khu vực rửa rổ
(phòng rửa dụng cụ).
- Không có quy định chặc chẽ về lối đi giành cho mỗi khu vực chế biến hàng sống

và hàng chín.
- Tuy nhiên do diện tích mặt bằng nhà máy hơi hẹp và kinh phí để xây dựng các
phòng trong khu vực sản xuất chưa hợp lý là không nhỏ nên bộ phận lãnh đạo nhà máy
dù biết là không hợp lý nhưng vẫn phải duy trì sản xuất và tìm các biện pháp để khắc
phục dần.
1.1.3.2. Sơ đồ tổ chức quản lý tại nhà máy chế biến thịt





















GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Phòng
Nhân
sự
Phòng
sản
xuất
Phòng
kế hoạch
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
QA
Phòng
Marketing
thị trường
Phòng
kinh
doanh
tp.
HCM
Phòng
kinh
doanh
Đồng
Nai
Bộ
phận
kho
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức hành chính nhà máy chế biến thịt

Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 5
1.1.4. Phương pháp kiểm tra chất lượng tại nhà máy chế biến thịt [14]
Phòng Q.C có trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu, kiểm tra dây chuyền sản xuất, bán
thành phẩm và thành phẩm nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh cho thực phẩm. Thực hiện
các nghiệp vụ và thủ tục kiểm dịch đúng theo quy định.
Đồng thời chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ với cục thú y dự phòng, liên hệ chặt chẽ
với cục thú y trung ương, thành phố để được cung cấp đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng
của các loại mặt hàng, mẫu mã cho sản phẩm.
Vấn đề bảo quản nguyên liệu thịt của nhà máy cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu
mua thịt đã qua sơ chế, xử lý thì sau khi được QC kiểm tra và đạt yêu cầu chất lượng thì
cho các lô hàng vào kho trữ đông với nhiệt độ kho là -18
0
C để bảo quản và chế biến dần.
Đối với nguyên liệu là thịt gà được giết mổ tại nhà máy thì phần lớn đem bán cho thị
trường nội địa, số còn lại sau khi QC kiểm tra xong được đem đi cấp đông nhanh ở -35
0
C,
thời gian 18 giờ và được bảo quản ở kho đông nhiệt độ -18
0
C.
1.1.5. Xử lý phế thải và nước thải
1.1.5.1. Phế thải
Tất cả các chất phế thải trong nhà máy được công nhân vệ sinh trong nhà máy thu
gom về đúng nơi quy định. Sau đó phế thải được công ty xử lý chất thải và vệ sinh môi
trường Khu Công Nghiệp Biên Hoà II thu gom và đem đi xử lý.
1.1.5.2. Nước thải
a) Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, sau đó cùng với nước thải sản

xuất được đấu nối trực tiếp với hệ thống thoát nước thải và dẫn về trạm xử lý nước thải
tập trung của KCN Biên Hòa 2.
b) Nước thải trong sản xuất:
Toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ việc sản xuất của Nhà máy được thu gom và
dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Biên Hòa 2.
Chi phí xử lý nước thải là 1USD/m
3
(tính 70% lượng nước cấp vào) tức là: Ví dụ:
nước cấp vào (nước sinh hoạt và sản xuất) là 500m
3
thì nước thải tính bằng 70% của
500m
3
× chi phí xử lý nước thải mình phải trả.
1.1.6. Chế độ vệ sinh tại công ty
1.1.6.1. Định nghĩa vệ sinh
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 6
Vệ sinh cá nhân là việc kiểm soát tình trạng môi trường chế biến, vận chuyển, bảo quản
thực phẩm. Vệ sinh để phòng chống, ngăn ngừa sự vấy nhiễm vi sinh vật từ côn trùng,
con người vào thực phẩm.
1.1.6.2. Vệ sinh cá nhân
- Đối với nhân viên: Toàn bộ công nhân làm việc được mang khẩu trang, ủng, áo bảo
hộ lao động, nón, theo đúng quy tắc trong quá trình làm việc. Phải thay và giặt sạch sẽ
hàng ngày để tránh nhiễm bẩn cho thực phẩm.
Tuyệt đối không được đeo trang sức trong quá trình làm việc trong xưởng sản xuất.
Phải rửa tay bằng nước rửa tay, xịt cồn, phải lội qua bể nước rửa ủng. Trong quá trình sản
xuất nếu phải ra ngoài thì phải thao tác lại theo đúng quy trình vệ sinh cá nhân.
- Đối với khách: Không được tự ý vào nơi sản xuất nếu chưa được sự đồng ý của Ban

lãnh đạo. Mặc áo choàng, đội mũ trùm, đi ủng, mang khẩu trang (nếu cần). Chấp hành
đúng vệ sinh cá nhân.
1.1.6.3. Vệ sinh trong môi trường sản xuất
Đầu ca, cuối ca, giữa ca phải làm vệ sinh sạch sẽ trong khu vực sản xuất, kể cả khu
vực để các phụ phẩm.
Tại phòng để nguyên liệu, phòng nấu, phòng thành phẩm, phải vệ sinh sạch sẽ, các
thiết bị, dụng cụ trong phòng phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
Ở phòng đóng gói quá trình vệ sinh đòi hỏi nghiêm ngặt hơn:
- Phải xịt cồn 70
0
vào tay 15phút / lần.
- Rửa tay và thay bao tay mới 60 phút/lần.
- Sau khi dụng cụ làm xong phải ngâm trong bin chứa chlorua 1500 ppm.
- Trước khi sử dụng bàn, dao, kéo, phải được vệ sinh lại và tráng bằng nước sôi
90
0
C, sau đó dùng khăn trắng lau khô và xịt cồn 70
0
.
- Cấm rửa bàn tại phòng đóng gói.
- Cuối ca phải tổng vệ sinh khu vực đóng gói, sau đó xịt oxinia active 0,5% cho tất cả
các thiết bị máy móc và dụng cụ làm sản phẩm.
- Nghiêm cấm sử dụng điện thoại di động trong khu vực sản xuất.

Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 7
1.1.7. Các sản phẩm chính của công ty và thị trường tiêu thụ [14]
1.1.7.1. Các sản phẩm chính của công ty
Nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến. Các sản

phẩm của công ty rất đa dạng, có 5 nhóm sản phẩm chính: nhóm xúc xích, nhóm truyền
thống, nhóm hàng khô, nhóm thịt viên và nhóm sản phẩm khác. Riêng nhóm sản phẩm
truyền thống cũng rất phong phú như: Chả lụa, giò thủ, nem… Các sản phẩm được người
tiêu dùng biết đến với nhãn hiệu: CP, Superchef.
Và mới đây để đa dạng hóa thêm chủng loại sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường công ty đã cho ra đời dòng sản phẩm mới xúc xích tiệt trùng heo và xúc
xích tiệt trùng bò.





















Hình 1.4. Sản phẩm heo viên của nhà máy chế biến thịt
Hình 1.5. Một số sản phẩm chả lụa của công ty C.P Việt Nam

Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 8


















1.1.7.2. Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ tại các kênh phân phối: siêu thị, khu thương mại,
các chợ, công ty suất ăn công nghiệp, bếp ăn công nghiệp, trường học, chuỗi cửa hàng
C.P Freshmart sẽ là “Tủ lạnh của gia đình bạn” theo phương châm hoạt động chung của
C.P. toàn cầu: C.P – Kitchen of the word (C.P – Nhà bếp của thế giới).
Công ty còn mở các chi nhánh trên khắp cả nước. Mỗi tỉnh thành đều có ít nhất một chi
nhánh, các chi nhánh này hoạt động như một đại lý lớn làm nhiệm vụ phân phối hàng hóa
đến các hệ thống bán lẻ như cửa hàng, siêu thị…






Cocktail xông khói Xúc xích đỏ xúc xích cotail heo xúc xích veal

Xúc xích franfuter Xúc xích phô mai Xúc xích Vienna Lạp xưởng mai quế lộ

Hình 1.6. Một số loại xúc xích của nhà máy chế biến thịt
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 9
1.2. Tổng quan về quản lý chất lượng thực phẩm [3,6]
1.2.1. Một số khái niệm về chất lượng
1.2.1.1. Thực phẩm
Thực phẩm là những sản phẩm dạng rắn hoặc lỏng mà con người dùng để ăn, uống
nhằm thỏa mãn nhu cầu, cung cấp dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
1.2.1.2. Chất lượng và chất lượng thực phẩm
- Chất lượng là tập hợp các đặc tính hàng hóa, tạo cho hàng hóa có khả năng thỏa
mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn của người tiêu dùng.
- Chất lượng thực phẩm là tập hợp các đặc tính của sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu
sử dụng trong điều kiện về kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội nhất định.
1.2.1.3. Hệ thống chất lượng
Hệ thống chất lượng là tập hợp tất cả các nhân tố tác động lên chất lượng sản phẩm
trong một phạm vi nhất định ( nhà máy, quốc gia …).
Các nhân tố tác động lên chất lượng sản phẩm: quản lý tổ chức, thiết bị nhà máy, vệ
sinh công nghiệp, tài chính, khách hàng, yếu tố công nghệ, tay nghề công nhân, nguồn
nguyên liệu.
Do đó để đảm bảo chất lượng làm ra thì phải quản lý chất lượng theo hệ thống nghĩa
là quản lý tất cả các yếu tố tác động lên chất lượng bởi vì chỉ một yếu tố nào đó không

được quản lý đều có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng.
1.2.1.4. Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý, xác định
chính sách chất lượng, qui định rõ mục đích, trách nhiệm và các biện pháp thực hiện
chính sách đó.
1.2.1.5. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến
hành và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tin rằng hàng hoá sẽ thoả mãn đầy đủ
các yêu cầu chất lượng đặt ra.
1.2.1.6. Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và những kỹ thuật mang tính tác nghiệp
nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 10
Mục đích của việc kiểm soát chất lượng là
- Xác định giá trị thật của hiệu quả lao động
- So sánh hiệu quả thực tế với mục tiêu đề ra
Dựa trên những kết quả thu thập được về sự khác biệt giữa hiệu quả thực tế và mục
tiêu đặt ra, người phụ trách chất lượng xác định những nguyên nhân làm cho hoạt động
chất lượng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó có thể hiệu chỉnh lại kế hoạch hay thay
đổi cách thức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thực tế của hoạt động chất lượng
1.2.1.7. Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng là các hoạt động phân tích, đo đếm để đánh giá các chỉ tiêu chất
lượng sản phẩm.
1.2.1.8. Đánh giá chất lượng
Đánh giá chất lượng là sự xem xét độc lập và hệ thống được tiến hành nhằm xác định
xem các hoạt động đảm bảo chất lượng có được thực thi đúng quy định hay không. Quản
lý chất lượng, đảm bảo chất lượng mang tính chiến lược (là kế hoạch lâu dài, không đổi).
Kiểm soát chất lượng, kiểm tra chất lượng, đánh giá chất lượng mang tính sách lược (là

kế hoạch ngắn hạn, có thể thay đổi).
1.2.1.9. Chỉ tiêu chất lượng
Ba nhóm chỉ tiêu thực phẩm:
- An toàn thực phẩm: Thực phẩm không được gây hại cho người tiêu dùng do được
chế biến và tiêu dùng đúng cách. Đây là yêu cầu không thể thiếu và là yếu tố hàng đầu
của thực phẩm.
- Tính khả dụng: là sự phù hợp về chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu
dùng, bao gồm sự hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng.
- Tính kinh tế: là sản phẩm không được gây hại về kinh tế cho người tiêu dùng như:
dán nhãn sai, thiếu khối lượng tịnh, cỡ sai,…
1.2.1.10. Cải tiến chất lượng
Chất lượng vừa là một cơ hội mà cũng vừa là thách thức cho tất cả các công ty. Vì
vậy, nếu không thực hiện tốt công tác chất lượng đối với một sản phẩm thì thị trường của
công ty sẽ bị đe dọa và khách hàng sẽ rời bỏ.
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 11
Chính vì vậy, tất cả các công ty đều không ngừng cải thiện chất lượng của sản phẩm,
tìm mọi cách thực hiện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo nguyên tắc “sản phẩm
sau phải tốt hơn sản phẩm trước và khoảng cách giữa các đặc tính của sản phẩm với
những yêu cầu của khác hàng ngày càng phải gần nhau hơn”. Nếu thực hiện được những
điều này thì sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng được nâng
cao và sản phẩm sẽ được khách hàng hài lòng và chấp nhận.
Có nhiều cách để cải tiến chất lượng:
- Thay đổi công nghệ tốt hơn để sản xuất sản phẩm.
- Thay đổi những đặc tính của sản phẩm để tạo ra các loại sản phẩm khác nhau (tính
đa dạng hóa của sản phẩm.
- Áp dụng các công cụ cải tiến chất lượng như các loại biểu đồ kiểm soát quá trình để
xác định độ ổn định của quá trình sản xuất nhằm giảm khuyết tật cho sản phẩm.
Có thể cải tiến chất lượng bằng cách thực hiện tốt hơn chế độ hậu mãi đối với khách

hàng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và củng cố lòng
tin của khách hàng đối với sản phẩm.
1.2.1.11. Các bên liên quan đến chất lượng
Ba bên liên quan đến chất lượng
- Người tiêu dùng: luôn luôn đề ra yêu cầu chất lượng cao, giá rẻ.
- Người sản xuất; đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải có lợi nhuận.
→ Giữa hai bên luôn luôn tồn tại một mâu thuẫn.
- Nhà nước: nhiệm vụ của Nhà nước là đề ra các yêu cầu, chỉ tiêu tối thiểu phải đạt
được và giám sát việc thực hiện của người sản xuất, giám sát người tiêu dùng.
1.2.2. Các phương pháp đảm bảo chất lượng thực phẩm
1.2.2.1. Đảm bảo chất lượng
Khái niệm:
Sự tín nhiệm của một khách hàng đối với một nhà cung cấp chính là giá trị từ sản
phẩm mà họ nhận được khi phải bỏ ra một khỏan chi phí. Nhưng sự tín nhiệm này không
thể có ngay khi sản phẩm được cung cấp cho họ mà chỉ có thể đạt được điều đó bằng
cách đảm bảo chất lượng sản phẩm lâu dài.
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 12
Như vậy trong một tổ chức thì việc đảm bảo chất lượng bao gồm hai mục đích là : tạo
lòng tin cho khách hàng đối với sản phẩm và tạo lòng tin cho lãnh đạo.
Vai trò của đảm báo chất lượng:
Đảm bảo chất lượng là cơ sở để quản lý chất lượng sản phẩm . Do đó việc đảm bảo
chất lượng thực hiện theo đúng với thíêt kế ban đầu, theo đúng nhu cầu thị trường sẽ
mang lại cho công ty nhiều khác hàng hơn và nhiều lợi nhuận hơn.
Ở Nhật Bản khi triển khai công tác quản lý và đảm bảo chất lượng, người ta thường
tuân thủ theo nguyên tắc: “chất lượng là trên hết”. Theo nguyên tắc này, các doanh
nghiệp có thể thu được một số lợi ích như sau:
- Chất lượng sản phẩm ngày càng ổn định và nâng cao
- Vị trí sản phẩm, thương hiệu ngày càng được ổn định và nâng cao

- Chi phí giảm, năng suất lao động và lợi nhuận tăng cao
Những lợi ích của việc quản lý và đảm bảo chất lượng:
Những lợi ích hữu hình và cả vô hình mang lại từ việc thực hiện tốt quản lý và đảm
bảo chất lượng là không có giới hạn. Thật vậy, nhờ áp dụng tốt việc quản lý và đảm bảo
chất lượng mà một số doanh nghiệp đã đạt được rất nhiều thành công. Đó cũng chính là
nguyên nhân làm cho việc quản lý và đảm bảo chất lượng phổ biến và phát triển trên toàn
thế giới.
Một số lợi ích tiêu biểu mà thực hiện tốt việc quản lý và đảm bảo chất lượng
mang lại cho doanh nghiệp như sau:
- Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm, giảm chi phí,
mở rộng thị trường.
- Giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được số lượng các sản phẩm khuyết tật. Từ đó,
xác định được nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi của sản phẩm khuyết tật.
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát được sự biến động của chất lượng sản phẩm
- Nâng cao lòng tự trọng của doanh nghiệp đối với khách hàng về mức chất lượng
hàng hóa đã đưa ra thị trường
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 13
- Có nhiều khách hàng mới sẽ giúp tăng tốc độ phát triển của doanh nghiệp, ổn định
lao động, nâng cao thu nhập và doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường với chính
sản phẩm của mình
- Giúp khách hàng có cái nhìn lạc quan đối với doanh nghiệp, đồng thời thu hút được
nhiều khách hàng mới.
1.2.2.2. Phương pháp quản lý truyền thống
Lấy mẫu đại diện sản phẩm cuối cùng để kiểm tra.
- Ưu điểm khi áp dụng phương pháp truyền thống:
Chi phí kiểm tra thấp.
- Nhược điểm khi áp dụng phương pháp truyền thống:
+ Độ chính xác không cao.

+ Chi phí để khắc phục hậu quả lớn
+ Phản ứng của nhà sản xuất liên quan đến chất lượng không kịp thời.
1.2.2.3. Phương pháp quản lý theo GMP [11,12]
GMP là nhóm chữ cái của cụm từ Good Manufacturing Practice và được hiểu là
Quy phạm thực hành sản xuất tốt.
GMP là những qui định, thủ tục, thao tác thực hành cần phải tuân thủ trong quá trình
sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu về chất, về lượng. GMP
áp dụng cho từng sản phẩm hay một sản phẩm cụ thể. Chương trình GMP của một mặt
hàng là tập hợp của nhiều qui phạm.
- Ưu điểm khi áp dụng GMP:
+ Giúp ta kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất từ khâu
nguyên liệu đến khâu thành phẩm.
+ Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với vấn đề liên quan đến chất lượng sản
phẩm.
+ Chi phí khắc phục hậu quả thấp.
- Nhược điểm khi áp dụng GMP:
Xây dựng chương trình HACCP cho sản phẩm heo viên

SVTH: Phan Thị Ngọc An Trang 14
Việc tổ chức quản lý và chi phí về kiểm tra chất lượng lớn hơn so với phương pháp
truyền thống.
1.2.2.4. Phương pháp quản lý theo ISO [6]
ISO là chữ cái của cụm từ International Standarization Organization và được hiểu
là tổ chức quốc tế vể tiêu chuẩn hóa.
ISO ra đời có mục đích tạo thuận lợi cho giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế trong
các lĩnh vực văn hoá, khoa học, kỹ thuật, kinh tế.
ISO 9000 là hệ thống đảm bảo chất lượng xuyên suốt từ thiết kế, sản xuất, lắp đặt,
dịch vụ…được tiêu chuẩn hoá và văn bản hoá.
ISO là hệ thống đảm bảo chất lượng được nghiên cứu và xây dựng năm 1979, đến
năm 1987 được công bố ấn bản đầu tiên và áp dụng vào các công ty sản xuất. Đến

năm1994 công bố ấn bản lần 2: ISO 9000:1994 (gồm 5 “thành viên”) rồi đem áp dụng
thực tế trong tất cả các lãnh vực. Đến tháng 12/2000 công bố ấn bản lần 3: ISO
9000:2000 (gồm 3 “thành viên”).
Hệ thống ISO 9000:1994 gồm:
- ISO 9000: giới thiệu về ISO
- ISO 9001: áp dụng trong các lãnh vực: thiết kế, sản xuất, kiểm tra chất lượng sản
phẩm, bán hàng (lắp đặt), dịch vụ kỹ thuật sau khi bán hàng (bảo hành).
- ISO 9002: áp dụng trong các lãnh vực: sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, lắp
đặt.
- ISO 9003: áp dụng trong các lãnh vực: kiểm tra chất lượng thực phẩm
- ISO 9004: hướng dẫn áp dụng ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003.
Hệ thống ISO 9000:2000 gồm: ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004.
- Ưu điểm khi áp dụng ISO:
+ Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài trong việc đảm bảo chất lượng.
+ Đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước.
+ Tháo gỡ hàng rào mậu dịch (sản phẩm được lưu thông khắp nơi).

×