Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Thanh toán trong thương mại quốc tế chương 3 nghiệp vụ thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 42 trang )

Nghiệp vụ TMQT
1
Chương 3
THANH TOÁN TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
Học kỳ 2, 2012 - 2013
Nghiệp vụ TMQT
2
Mục đích của chương
Các phương thức thanh toán quốc tế và hướng
dẫn các DN XNK những nghiệp vụ và cách
thức lựa chọn phương thức thanh toán
Các phương tiện sử dụng trong
thanh toán quốc tế
Cách phòng chống rủi ro trong
thanh toán
Nghiệp vụ TMQT
3
Nội dung của chương
Các phương tiện thanh toán quốc tế
3.1
Các phương thức thanh toán quốc tế
3.2
Nghiệp vụ TMQT
4
Tài liệu tham khảo
• UCP 600
• Yêu cầu phát hành thư tín dụng của
Vietcombank
• L/C của công ty Dệt may Huế (tiếng Anh –
tiếng Việt)


Nghiệp vụ TMQT
5
3.1 Các phương tiện thanh
toán quốc tế
Nghiệp vụ TMQT
6
Các phương tiện thanh toán quốc tế
3.1.1 Séc (Check, cheque)
3.1.2 Hối phiếu (Bill of Exchange)
3.1.3 Lệnh phiếu (Promissory B/E)
3.1.4 Thẻ tín dụng (credit card)
Nghiệp vụ TMQT
7
Séc (Check, Cheque)
• Khái niệm
– Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của
người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho
ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số
tiền nhất định để trả nợ cho người cầm séc,
người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của
người ấy
Nghiệp vụ TMQT
8
Ví dụ
Nghiệp vụ TMQT
9
Nội dung của tờ séc
• Tiêu đề của tờ séc
• Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc
• Ngân hàng trả tiền

• Tài khoản trả tiền
• Số tiền bằng chữ, bằng số
• Tên và địa chỉ người trả tiền
• Tên và địa chỉ người hưởng lợi và tài khoản
của họ (nếu có)
• Chữ ký của người phát hành séc
Nghiệp vụ TMQT
10
Những điều kiện thành lập tờ séc
• Người ký séc phải có tài khoản tại ngân hàng
• Mệnh giá của tờ séc không được vượt quá
số dư có trên tài khoản
• Các nội dung trên tờ séc phải được ghi đầy
đủ, chính xác, không tẩy xóa, không được
dùng bút chì và bút đỏ
• Phải sử dụng những mẫu séc do những tổ
chức ngân hàng phát hành
Nghiệp vụ TMQT
11
Thời hạn hiệu lực của séc
• Theo công ước Geneve 1931, quy định thời
hạn hiệu lực của séc như sau:
– 8 ngày nếu séc lưu hành trong 1 nước
– 20 ngày nếu séc lưu hành trong 1 châu
– 70 ngày nếu séc lưu hành ở các nước không
cùng một châu
Lưu ý: ở Việt Nam sử dụng séc trong nước để
thanh toán, theo quy định là xuất trình trong
thời hạn là 15 ngày làm việc
Nghiệp vụ TMQT

12
Các loại séc trong thanh toán
• Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của nó
– Séc đích danh (nominal cheque): trên tờ séc ghi rõ tên và địa chỉ
của người hưởng lợi.
– Séc vô danh (cheque to bearer): không ghi tên người hưởng lợi
mà chỉ ghi “trả cho người cầm séc).
– Séc theo lệnh (cheque to order): chuyển nhượng được nhưng
phải qua thủ tục ký hậu
• Căn cứ vào cách thanh toán séc
– Séc tiền mặt
– Séc chuyển khoản (transferable cheque)
– Séc bảo chi (certified cheque – séc xác nhận)
– Séc du lịch (traveller’s cheque)
– Séc gạch chéo (crossed cheque)
Nghiệp vụ TMQT
13
Hối phiếu (Bill of Exchange)
• Khái niệm
– Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do
người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch
vụ…ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua,
người nhận cung ứng, và yêu cầu người này phải trả
một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định,
trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi qui
định trong mệnh lệnh ấy.
• Lưu ý
– Ở Việt Nam, để giải thích về hối phiếu, áp dụng hối
phiếu, chúng ta sử dụng Luật thống nhất về hối phiếu
(Uniform Law for Bills of Exchange – ULB 1930)

Nghiệp vụ TMQT
14
Đặc điểm của hối phiếu
• Tính trừu tượng của hối phiếu
– Trên hối phiếu không cần phải ghi nguyên nhân của
việc trả tiền mà chỉ ghi số tiền phải trả và những vấn
đề liên quan đến việc trả tiền
• Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu
– Hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền bắt buộc
• Người trả tiền phải trả theo đúng các nội dung ghi trên tờ hối
phiếu
• Không được dựa vào bất cứ lý do riêng nào để từ chối trả
tiền
• Tính lưu thông
– Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang
người khác trong thời hạn của nó
Nghiệp vụ TMQT
15
Hình thức của hối phiếu
• Hối phiếu phải lập thành văn bản; có thể viết tay,
đánh máy, in sẵn
• Ngôn ngữ của hối phiếu: bằng 1 thứ tiếng, cùng một
ngôn ngữ (thường là tiếng Anh)
• Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực
dễ phai, mực đỏ
• Hối phiếu có thể được lập thành nhiều bản nhưng
phải đánh số thứ tự, có giá trị như nhau. Khi 1 tờ hối
phiếu nào đó được thanh toán thì những tờ hối
phiếu khác bỏ đi
• Hối phiếu có thể tự người sử dụng tạo lập hoặc sử

dụng các mẫu do ngân hàng hoặc những tổ chức tài
chính phát hành.
Nghiệp vụ TMQT
16
Nội dung của hối phiếu
• Theo quy định của ULB 1930, trên tờ hối phiếu phải
có các nội dung bắt buộc sau:
– Tiêu đề của hối phiếu (Bill of Exchange)
– Địa điểm và ngày tháng lập hối phiếu
– Số tiền của hối phiếu
– Số hiệu của tờ hối phiếu
– Thời hạn trả tiền
– Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện
– Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary)
– Người trả tiền hối phiếu (Drawee)
– Người ký phát hối phiếu (Drawer)
Nghiệp vụ TMQT
17
Hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu
BILL OF EXCHANGE
No… Place………
For… Date……….
At……… sight of this FIRST Bill of Exchange (Second of the same tenor
and date being unpaid). Pay to the order of………………………………
………………………………………………………………………………
the sum of……………………………………………………………………

To…………………….
Nghiệp vụ TMQT
18

Hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu
HỐI PHIẾU
Số hiệu…… Địa điểm………
Số tiền…… Ngày………….
Trả……… ngay khi nhìn thấy tờ Hối phiếu thứ nhất này (Tờ Hối phiếu thứ
hai có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền). Trả theo lệnh của……
………………………………………………………………………………
số tiền là ……………………………………………………………………

Gửi…………………….
Nghiệp vụ TMQT
19
Hối phiếu dùng trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ
BILL OF EXCHANGE
No… Place………
For… Date……….
At……… sight of this FIRST Bill of Exchange (Second of the same tenor and date
being unpaid). Pay to the order of………………………………
………………………………………………………………………………………
the sum of…………………………………………………………………………

Value received as per our invoice(s) No.(s)……………………………………
dated……………………………………………………………………………
Drawn under……………………………………………………………………
Irrevocable L/C No……………………… dated………………………………. …
To…………………….
Nghiệp vụ TMQT
20
Hối phiếu dùng trong phương thức thanh toán tín

dụng chứng từ
HỐI PHIẾU
Số hiệu……… Địa điểm………
Số tiền……… Ngày………….
Trả……… ngay khi nhìn thấy tờ Hối phiếu thứ nhất này (Tờ Hối phiếu thứ hai có
cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền). Trả theo lệnh của
………………………………………………………………………………………
số tiền là…………………………………………………………………………

Giá trị trả theo hóa đơn thương mại của chúng tôi số……………………………
ký ngày……………………………………………………………………………
Ký phát cho……………………………………………………………………
L/C không hủy ngang số……………………… mở ngày……………………………
Gửi…………………….
Nghiệp vụ TMQT
21
Nghiệp vụ TMQT
22
Nghiệp vụ TMQT
23
Các loại hối phiếu
• Căn cứ vào thời hạn trả tiền
– Hối phiếu trả tiền ngay (sight bill)
– Hối phiếu có kỳ hạn (usance bill)
• Căn cứ vào chứng từ kèm theo
– Hối phiếu trơn (clean bill)
– Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill)
• Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu
– Hối phiếu đích danh (nominal bill)
– Hối phiếu vô danh (hối phiếu trả cho người cầm phiếu

– bearer bill)
– Hối phiếu theo lệnh (order bill)
Nghiệp vụ TMQT
24
Các nghiệp vụ trong quá trình
lưu thông hối phiếu
• Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)
– Là hình thức hay thủ tục pháp lý để xác nhận việc
đảm bảo thanh toán của người trả tiền hối phiếu
– Được thực hiện đối với những hối phiếu có kỳ hạn
– Ghi chú:
• Có thể ký chấp nhận ở mặt sau
• Đóng dầu chấp nhận tờ hối phiếu ở đâu cũng được
• Có thể chấp nhận bằng 1 tờ giấy rời
• Người NK chấp nhận sẽ gửi tờ hối phiếu lại cho người XK,
đến ngày thanh toán người XK gởi tờ hối phiếu để được
thanh toán
Nghiệp vụ TMQT
25
Các nghiệp vụ trong quá trình
lưu thông hối phiếu
• Chiết khấu hối phiếu (Discount)
– Là hình thức cho vay của ngân hàng, theo đó,
người hưởng lợi có thể xuất trình hối phiếu
chưa đến hạn cho ngân hàng để được nhận
một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của hối
phiếu
– Chênh lệch đó gọi là lợi tức chiết khấu
• Số tiền CK = mệnh giá – lợi tức chiết khấu

×