Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty tnhh kiểm toán – tư vấn thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.22 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để hiểu biết thêm và thực hành những gì đã được học trong trường Đại học, em đã
được nhận vào thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế (ATC). Trong thời gian
thực tập em đã được làm việc cùng các nhân viên khác trong công ty. Mọi thắc mắc và câu
hỏi gần như được giải đáp hoàn toàn nhờ có sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, cũng
như được thực hành trong thực tế những gì đã được học, từ đó giúp em hiểu được bản chất
của các thủ tục, các tài liệu…
Là một trong những công ty kiểm toán đang phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) đã đạt được những thành tựu đáng kể trên
bước đường xây dựng và phát triển của mình. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, đội
ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, công ty đã và đang tạo được uy tín trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán.
Bài báo cáo tổng hợp của em được trình bày theo 3 phần:
Phần I: Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm
toán – Tư vấn thuế
Phần II: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn
thuế
Phần III: Nhận xét và các kiến nghị tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH
Kiểm toán – Tư vấn thuế
Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành bài báo cáo nhưng trong quá trình làm vẫn không
tránh khỏi những sai sót. Vậy mong thầy giáo hướng dẫn cùng các anh, chị trong công ty
giúp đỡ em để em hoàn thành Báo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy T.S. Đinh Thế Hùng cùng các anh, chị trong công ty
đã nhiệt tình hướng dẫn để em hoàn thành Báo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cám ơn!
1
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế:
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Thuế (ATC) là doanh nghiệp kiểm toán độc, tiền


thân là Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế, thành lập ngày 05/08/2003 theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002678, đến ngày 04/10/2006 được Sở KH & ĐT
Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102028349 chuyển đổi mô hình hoạt
động từ công ty cổ phần sang công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định tại Thông
tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 và Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về tiêu
chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán.
Tháng 12 năm 2007 Công ty kiểm toán Việt Âu sáp nhập vào ATC
Tháng 11 năm 2011, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép kiểm
toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đây là
một bước phát triển mới của công ty.
Hoạt động của ATC tuân thủ theo Chuẩn mực nghề nghiệp, chịu sự quản lý của Hội
kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Bộ tài chính nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Việt Nam.
ATC được sáng lập và điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo và kiểm toán viên có trình độ,
giàu tâm huyết, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và
tư vấn cho các Doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trong nhiều lĩnh vực
khác nhau trong nền kinh tế.
Thông tin chi tiết về đơn vị thực tập công ty Kiểm toán - Tư vấn thuế:
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán- Tư vấn thuế
Tên giao dịch quốc tế: Auditing- Tax Cosultancy Joint stock company
Tên viết tắt: ATC
Hình thức sở hữu: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng
2
Trụ sở chính: Phòng 201, Đơn nguyên 2, Toà nhà 262 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh
Xuân, Hà Nôi.
Văn phòng đại diện:
Tại Vinh: Phòng 507, tầng 5, Toà Nhà Techco, Đường Quang Trung, Thành Phố
Vinh, Tỉnh Nghệ An.

Tại Quảng Ngãi: Lô 51, Khu dân cư cao cấp Trường Xuân, Phường Trần Phú, Thành
Phố Quảng Ngãi.
Tại TP.HCM: Phòng 205, Toà Nhà HUD, 159 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh,
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84) 362662284.
Fax: (+84) 362662285.
Email:
Website:
1.1.2 Một số thành tựu chính
1.1.2.1 Các khách hàng chủ yếu của công ty
Với hơn 10 năm hoạt động Công ty kiểm toán ATC đã và đang cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp cho hàng trăm khách hàng truyền thống hoạt động trên nhiều lĩnh vực, bao
gồm:
Nhóm khách hàng là các Doanh nghiệp Nhà nước (hơn 70 khách hàng truyền thống)
gồm các doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty lớn của Việt Nam như:
Tổng công ty lương thực miền Bắc (VNF1), Tổng công ty VINACONEX, Tổng công ty
LILAMA, Tổng công ty dầu khí Việt Nam,
Nhóm khách hàng là các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm các doanh
nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, như:
Khách hàng Nhật Bản: Công ty TNHH Kỹ thuật R Việt Nam, Công ty Pacific Hòa
Bình, Công ty Kyoei Dietech Việt Nam,
Khách hàng Trung Quốc, Đài Loan: Công ty thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp EH,
Công ty Chyun Jaan, Công ty TNHH Dragon Jet, Công ty Haoshing Việt Nam,
Khách hàng Hàn Quốc: Công ty TNHH Kor – Vi Pack, Công ty TNHH WooWon
Vina, Công ty TNHH DECOVIL, Công ty Vi Vid, Công ty TNHH Daejin Việt Nam,
3
Khách hàng nước ngoài khác: Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Thụy Điển,
Công ty ASIA Song, Công ty TNHH Blanco Việt Nam, Công ty Tillike, Công ty SS
Builder,
- Nhóm khách hàng là các công ty TNHH, cổ phần trong nước với hơn 80 khách hàng

truyền thống, như: Công ty thang máy Thăng Long, Công ty cổ phần phát triển bóng đá,
Công ty xây dựng Phúc Khánh, Công ty TNHH Bảo Long, Công ty Cổ phần đầu tư Trung
Dũng,
- Các dự án trong nước và quốc tế, như: Dự án phòng chống sốt rét do EC tài trợ, Dự
án nghiên cứu lao động nữ - NOVIB, Dự án xây dựng trường tiểu học xã Dũng Phong,
huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình,
- Các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành (hơn 200 công trình), như: Công trình
Quốc lộ 39, Dự án nâng cấp Quốc lộ 13 tỉnh Bình Phước, Quốc lộ 32, Đường giao thông liên
tỉnh xã Bắc Ninh,
Để đạt được sự tin tưởng của gần 300 khách hàng truyền thống, ATC không chỉ đảm
bảo nguyên tắc hoạt động độc lập, khách quan và bí mật số liệu với phương châm coi uy tín
và chất lượng là tiêu chí khẳng định thương hiệu của ATC mà còn không ngừng đa dạng hóa
trong các dịch vụ cung cấp.
1.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của ATC
Với phương châm hoạt động “Sự phát triển của khách hàng là sự phát triển của ATC”
cùng với đội ngũ nhân sự với phong cách chuyên nghiệp, có chiều sâu về kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, tốt nghiệp đại
học và sau đại học chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm, kinh tế xây dựng và luật kinh tế, Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế đã mở
rộng được lĩnh vực hoạt động, thu hút thêm nhiều khách hàng trong các ngành nghề khác
nhau và gặt hái được nhiều thành tựu, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự phát triển của ATC được thể hiện qua số liệu về kết quả kinh doanh trong vài năm
trở lại đây.
4
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm
Đơn vị : Người, VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng khách hàng 270 293 301
Số lượng KTV 10 10 12

Doanh thu 9.366.824.774 10.915.648.483 11.967.365.457
Lợi nhuận sau thuế 493.091.522 626.191.599 653.485.465
LNST/DT 5.26% 5.74% 5.46%
Nguồn: Phòng Hành Chính – Tổng Hợp
Từ bảng trên ta thấy được rằng công ty đang tăng trưởng tốt trong 3 năm gần đây về
cả doanh thu, số lượng khách hàng dù trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các công
ty kiểm toán đang rất khắc nghiệt. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động của công ty ngày
càng lớn mạnh và số lượng khách hàng của công ty vẫn không ngừng tăng lên. Cùng với
việc tăng doanh thu và lợi nhuận công ty không ngừng củng cố năng lực của mình khi số
kiểm toán viên tăng lên 2 người trong năm 2013 để đáp ứng cho sự phát triển và mở rộng
của công ty.
Nhìn vào tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận trong bảng tính sau:
Bảng 1.2: Tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận
Chỉ tiêu Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012
Doanh thu 16.54% 9.63%
Lợi nhuận 26.99% 4.36%
Ta thấy tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty đang có sự chững lãi đáng kể,
tuy có tăng về số lượng khách hàng, doanh thu, nhưng tốc độ tăng vẫn ở mức khá cao.
1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị
Các dịch vụ của Công ty được xây dựng trên cơ sở đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu cả về chuyên môn và văn hoá, với các chuyên ngành
kế toán, kiểm toán, thuế và xây dựng cơ bản. Dưới đây là chi tiết một số dịch vụ mà Công ty
kiểm toán ATC đang cung cấp:
1.2.1 Dịch vụ kiểm toán
5
Đây là một trong những dịch vụ mạnh nhất của công ty hiện nay với doanh thu và số
lượng khách hàng tăng liên tục qua các năm, là dịch vụ chính chiếm tỷ lệ doanh thu lớn nhất
trong kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Dịch vụ kiểm toán bao gồm các dịch vụ
sau:
- Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên

- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế
- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hiện hành
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước đó
- Kiểm tra soát xét báo cáo tài chính
- Kiểm toán xác nhận nguồn vốn
- Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán nội bộ.
1.2.1 Dịch vụ kế toán
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán gồm: Mở và ghi sổ kế toán, lập các Báo cáo tài
chính định kỳ, xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, trợ giúp việc chuyển đổi hệ
thống kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ này bao
gồm:
- Ghi chép và giữ sổ sách kế toán cho doanh nghiệp
- Tư vấn lực chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán
- Tư vấn xử lý các vướng mắc trong nghiệp vụ kế toán
- Tuyển chọn nhân viên kế toán và kế toán trưởng
- Tư vấn xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với yêu vầu quản lý
- Tư vấn và cung cấp phần mềm kế toán phù hợp
1.2.2 Dịch vụ đào tạo
Công ty còn cung cấp dịch vụ đào tạo để đào tạo nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng
và chuyên môn cho nguồn nhân lực. Ngoài ra sẽ hỗ trợ cho khách hàng trong việc tìm kiếm
và tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và thích hợp nhất. Dịch vụ đào tạo bao gồm :
- Tổ chức các khóa học về kế toán, kiểm toán, quản trị tài chính cho doanh nghiệp
- Đào tạo cấp chứng chỉ Kiểm toán thực hành, Kế toán thực hành
- Đào tạo về quản trị Doanh nghiệp
- Đào tạo kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro doanh nghiệp
1.2.3 Dịch vụ định giá
Ngoài các dịch vụ trên công ty còn cung cấp dịch vụ định giá cho các doanh nghiệp
với mục đích như: Cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể, chia, tách công ty…. Trên cơ sở đảm bảo
6
chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng công ty luôn không ngừng nâng cao chất lượng

dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Định giá doanh nghiệp cho các mục đích: cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập, giải thể
- Định giá bất động sản và tài sản hữu hình của doanh nghiệp
- Xác định giá trị tài sản phi vật chất: thương hiệu, lợi thế thương mại
1.2.4 Dịch vụ tư vấn
Công ty cũng tiến hành tư vấn một số các lĩnh vực cho khách hàng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất. Đây cũng là một trong những
dịch vụ quan trọng cấu thành nên doanh thu của công ty. Dịch vụ tư vấn trên các lĩnh vực:
- Đại lý thuế
- Tư vấn xử lý các vướng mắc về các loại thuế
- Tư vấn miễn, giảm, ưu đãi thuế, tư vấn hoàn thuế
- Tư vấn lập Báo cáo, quyết toán thuế
- Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế
- Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ; xây dựng các quy chế kiểm soát nội bộ
phù hợp với mô hình doanh nghiệp
- Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp
- Tư vấn dự án: lập dự án, thẩm định, chuyển nhượng,…
- Tư vấn cho doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán
- Tư vấn mua bán doanh nghiệp (M&A)
7
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN GIÁM ĐỐC
BAN CỐ VẤN
VPĐD T.P HẢI DƯƠNG
VPĐD T.P BẮC GIANG
VPĐD T.P THÁI NGUYÊN
VPĐD T.P QUẢNG NGÃI
VPĐD T.P
HỒ CHÍ MINH

P.KIỂM TOÁN I
P.KIỂM TOÁN II
P.KIỂM TOÁN III
P.TƯ VẤN
P.KIỂM TOÁN DỰ ÁN
P.HÀNH CHÍNH-TỔNG HỢP
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý
1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng
có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phải phối hợp chặt chẽ với các phòng
nghiệp vụ khác. Theo mô hình này các kế hoạch của Ban Giám Đốc sẽ được truyền thẳng
xuống cho bộ phận và mọi thông tin từ các bộ phận chức năng sẽ được truyền trực tiếp tới
Ban giám đốc.
Theo phương châm hướng tới khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp
ATC thực hiện việc quản lý theo danh mục khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu trách
nhiệm một số khách hàng nhờ đó mà chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng sẽ
được đảm bảo và nâng cao do sự am hiểu khách hàng và việc qui kết trách nhiệm trong quản
lý.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của ATC
8
1.3.2 Chức năng của từng bộ phận
Mô hình tổ chức được xây dựng theo theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng có
trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phải phối hợp chặt chẽ với các phòng
nghiệp vụ khác. Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm các bộ phận sau:
Ban cố vấn: Bao gồm những thành viên đã từng công tác tại Công ty có kinh nghiệm
chuyên sâu trên các lĩnh vực: Kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế có nhiệm vụ tư vấn cho
Công ty trong hoạt động, trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Hội đồng Thành viên: Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất trong công ty, có
nhiệm vụ chỉ đạo, xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, lựa chọn
cơ cấu tổ chức cho Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định những vấn đề

liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty.
Ban kiểm soát: Được lập ra nhằm mục đích kiểm soát các hoạt động của Công ty,
nhằm phát hiện ra những sai sót và những yếu điểm trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Ban
kiểm soát chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên.
Ban Giám Đốc: Ông Lê Thành Công là Giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động
hàng ngày của Công ty, là đại diện của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước hội
đồng thành viên về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Phòng Kiểm toán Nghiệp vụ I, II, III: Hoạt động trong lĩnh Kiểm toán. Trong đó:
Trưởng phòng là người quản lí phòng kiểm soát, soát xét quy trình tiến hành kiểm
toán, cũng như chất lượng kiểm toán của các nhân viên cấp dưới. Ngoài ra Trưởng phòng
cũng đồng thời tham gia trong việc quản lý các mối quan hệ với khách hàng lập và thống
nhất kế hoạch kiểm toán, kiểm tra dữ liệu báo cáo, xem xét các sai sót của nhân viên cấp
dưới và soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi chuyển cho giám đốc xem xét.
KTV là người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, được phân công làm
trưởng nhóm, phụ trách nhóm kiểm toán đến đơn vị khách hàng, trực tiếp làm việc với khách
hàng cùng với đoàn kiểm toán và giám sát các trợ lý kiểm toán trong quá trình thực hiện
kiểm toán.
Trợ lý kiểm toán là thành viên trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với từng
phần hành kiểm toán.
Phòng tư vấn: Nghiệp vụ chính là tư vấn cho khách hàng các trong lĩnh vực kế toán, tài
9
Kế toán trưởng
Kế toán viên Thủ quỹ
chính, thuế…
Phòng Kiểm toán XDCB: Chức năng của phòng Kiểm toán XDCB là thực hiện Kiểm
toán các công trình xây dựng.
Phòng Hành chính – Tổng hợp: Có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức của
công ty, tổ chức nhân sự, công tác đào tạo, bảo vệ tài sản,… Ngoài ra phòng cũng đảm
nhiệm việc theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo kế
toán, thanh toán lương, tạm ứng cho các cán bộ công nhân viên.

1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Theo mô hình tập trung, tức là toàn bộ công tác kế toán trong Công ty được tiến hành
tập trung tại phòng kế toán của Công ty.
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty ATC
Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thông
tin kinh tế trong toàn công ty theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống
kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. Ngoài ra kế toán
trưởng còn hướng dẫn, kiểm tra việc chỉ đạo hạch toán, lập kế hoạch tài chính, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính tại Công ty
Kế toán viên: Là người thực hiện việc xử lý các nghiệp vụ kế toán, ghi sổ kế toán,
tổng hợp số liệu trình kế toán trưởng phê duyệt.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm giữ tiền, thực hiện thu chi theo yêu cầu khi có sự phê
duyệt của kế toán trưởng và Ban Giám đốc.
10
PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ
2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Việc tổ chức nhân sự trong một cuộc kiểm toán là hết sức quan trọng đòi hỏi người
quản lý phải bố trí nhân sự phù hợp sao cho vừa khoa học, vừa tiết kiệm được nguồn lực mà
vẫn hiệu quả. Bởi vì khi vào mùa kiểm toán thì các Công ty kiểm toán nói chung và ATC
nói riêng luôn lâm vào tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng.
Chủ nhiệm kiểm toán lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp với yêu cầu của hợp đồng
kiểm toán. Các thành viên trong nhóm kiểm toán phải có đủ tiêu chuẩn về năng lực, tính
chính trực và thời gian để thực hiện hợp đồng kiểm toán. Nếu các chuyên gia nội bộ như
thuế, quản lý rủi ro tham gia vào hợp đồng kiểm toán thì chủ nhiệm kiểm toán phải cân nhắc
có hay không có người có hiểu biết chuyên môn cần thiết hướng dẫn và giám sát công việc
của họ. Khi chuyên gia nội bộ được sử dụng, chủ nhiệm kiểm toán vẫn phải chịu trách
nhiệm đối với toàn bộ công việc thực hiện và kết luận đạt được. Trong một cuộc kiểm toán
cụ thể đối với những khách hàng cũ, chủ nhiệm kiểm toán thường phân công các KTV hay

các nhóm kiểm toán đã kiểm toán khách hàng trước đó để tận dụng những hiểu biết sẵn có
về khách hàng, tiết kiệm thời gian tìm hiểu khách hàng.
Theo đó, việc bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán sẽ gồm có:
- Thành viên BGĐ chỉ đạo chung cho toàn cuộc kiểm toán.
- Người soát xét công việc kiểm soát chất lượng
- Chủ nhiệm kiểm toán.
- KTV chính (trưởng nhóm).
- Trợ lý KTV.
Tại Công ty, khi một nhóm kiểm toán thực hiện một cuộc kiểm toán thì dựa trên kinh
nghiệm của KTV và tiến độ để phân công công việc. Trong một nhóm kiểm toán, công việc
thường được phân công như sau:
- Thành viên BGĐ chịu trách nhiệm chỉ đạo soát xét chung cho toàn cuộc kiểm toán.
- Người xoát xét công việc kiểm soát chất lượng soát xét các giấy tờ làm việc, báo
cáo kiểm toán dự thảo và yêu cầu Trưởng nhóm giải trình bổ sung, sửa đổi
11
Giai đoạn I
Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn II
Thực hiện kiểm toán
toán
Giai đoạn III
Kết thúc kiểm toán
toán
- Chủ nhiệm kiểm toán có thể sẽ tham gia vào cuộc kiểm toán và soát xét toàn bộ báo
cáo kiểm toán.
- KTV chính (Trưởng nhóm) là người trực tiếp tham gia vào giai đoạn thực hiện kế
hoạch kiểm toán, làm việc với khách hàng, liên hệ với khách hàng khi có yêu cầu như cần
cung cấp tài liệu… KTV chính sẽ đảm nhiệm những phần hành phức tạp để đảm bảo cho
công việc kiểm toán được diễn ra trôi chảy và đúng tiến độ.
- Trợ lý KTV là những nhân viên ít kinh nghiệm hơn tham gia trực tiếp vào giai đoạn

thực hiện kế hoạch kiểm toán, trợ lý KTV sẽ đảm nhiệm một số phần hành không quá phức
tạp theo yêu cầu của KTV chính.
2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
Hàng năm Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế gửi thư chào hàng tới các khách
hàng bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Thông qua thư chào hàng Công ty sẽ
thông báo cho khách hàng các loại dịch vụ mà Công ty có khả năng cung cấp.
Bằng việc gửi thư chào hàng Công ty chủ động thiết lập và duy trì mối quan hệ với
khách hàng và thu hút sự quan tâm thường xuyên của khách hàng đối với các dịch vụ mà
Công ty cung cấp. Khác với Công ty kiểm toán khác, ATC thường tiến hành gặp gỡ trực
tiếp, thoả thuận và ký kết hợp đồng. Sau khi ký kết hợp đồng Kiểm toán Công ty sẽ xây
dựng kế hoạch Kiểm toán và chương trình Kiểm toán cụ thể.
Quá trình tiến hành cuộc kiểm toán tại Công ty tuân thủ theo qui trình chung của mọi
cuộc kiểm toán bao gồm ba giai đoạn theo sơ đồ sau
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm toán
12
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương
trình kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là bước chuẩn bị quan trọng nhằm nâng cao hiệu
quả công việc, giữ vững uy tín nghề nghiệp với khách hàng. Kế hoạch kiểm toán giúp KTV
phối hợp với nhau hiệu quả, là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng với
khách hàng, là căn cứ để KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán.
Các công việc cụ thể của giai đoạn này như sau:
2.2.1.1 Khảo sát, chấp nhận khách hàng, kết hợp đồng:
- Khảo sát, chấp nhận khách hàng: Với khách hàng cũ Công ty tiến hành xem xét và
đánh giá rủi ro xem liệu có nên tiếp tục kiểm toán cho năm hiện tại hay không. Đối với
khách hàng mới, việc đánh giá xem có chấp nhận kiểm toán hay không là rất cần thiết để
tránh rủi ro, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Các thông tin cần thu thập trong giai đoạn
này bao gồm: Xem xét các thông tin chung về khách hàng, nhu cầu của khách hàng về dịch
vụ kiểm toán, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát chất lượng, cơ cấu tổ chức hoạt động,
tình hình kinh doanh…Sau khi xem xét xong trưởng nhóm sẽ quyết định xem liệu rủi ro thấp

hay cao để tiến hành kí kết hợp đồng dịch vụ.
Sau đây là bảng câu hỏi chấp nhận khách hàng.
Bảng 2.1: Bảng câu hỏi với khách hàng cũ:
Có Không
Không
áp dụng
Các sự kiện của năm hiện tại
Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.
Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên
quan đến tính chính trực của BGĐ.
Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên
BCKT năm nay.
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như
vậy trong tương lai không.
BCKT năm trước có bị ngoại trừ.
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.
Mức phí
13
Có Không
Không
áp dụng
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của
Công ty.
Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên
BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.
Quan hệ với KH
Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi
chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan

đến KH.
Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm
kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp.
Thành viên BGĐ của Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm
toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế
gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH.
Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của
quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.
Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc
Giám đốc của KH:
- thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
- thành viên BGĐ của Công ty
- cựu thành viên BGĐ của Công ty
- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với
những người nêu trên
Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp
trở thành nhân viên của KH.
Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động
kinh doanh thông thường, giữa KH và Công ty hoặc thành viên
của nhóm kiểm toán.
Mẫu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại
khác.
Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
Công ty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh
14
Có Không
Không
áp dụng
hưởng đến tính độc lập.

Khác
Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ
nhiệm làm kiểm toán.
Bảng 2.2: Bảng câu hỏi với khách hàng mới:
Các vấn đề xem xét Có
Không
Không
áp dụng
KTV tiền nhiệm
Đã gửi thư đến KTV tiền nhiệm để biết lý do không tiếp tục làm
kiểm toán
Đã nhận được thư trả lời của KTV tiền nhiệm
Thư trả lời có chỉ ra những yếu tố cần phải tiếp tục xem xét hoặc
theo dõi trước khi chấp nhận?
Nếu có vấn đề phát sinh, đã tiến hành các bước công việc cần
thiết để đảm bảo rằng việc bổ nhiệm là có thể chấp nhận được?
Có vấn đề nào cần phải thảo luận với Thành viên khác của BGĐ.
Nguồn lực
Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
và các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.
Lợi ích tài chính
Có bất kỳ ai trong số những người dưới đây nắm giữ trực tiếp
hoặc gián tiếp cổ phiếu hoặc chứng khoán khác của KH:
- Công ty
- Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên
BGĐ)
- Thành viên BGĐ của Công ty
- Trưởng phòng tham gia cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
- Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với
những người nêu trên.

Công ty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên
của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.
15
Các vấn đề xem xét Có
Không
Không
áp dụng
Các khoản vay và bảo lãnh
Liệu có khoản vay hoặc khoản bảo lãnh, không có trong hoạt
động kinh doanh thông thường:
- Từ KH cho Công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm
kiểm toán.
- Từ Công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán
cho KH
Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu
của Công ty.
Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên
BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
Tham gia trong Công ty
Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc
Giám đốc của KH:
- Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên
BGĐ)
- Thành viên BGĐ của Công ty
- Cựu thành viên BGĐ của Công ty
- Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với
những người nêu trên.
Có thành viên dự kiến (bao gồm cả thành viên BGĐ) của nhóm
kiểm toán đã từng là nhân viên hoặc Giám đốc của KH.

Liệu có mối quan hệ kinh doanh gần gũi giữa KH hoặc BGĐ của
KH với:
- Công ty
- Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên
BGĐ)
- Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với
những người nêu trên.
16
Các vấn đề xem xét Có
Không
Không
áp dụng
Tự kiểm tra
Công ty có cung cấp dịch vụ khác ngoài kiểm toán cho KH.
Tự bào chữa
Công ty có đang tham gia phát hành hoặc là người bảo lãnh phát
hành chứng khoán của KH.
Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi
chuyên môn, có tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào liên quan
đến KH.
Thân thuộc
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán có quan hệ thân thiết
hoặc quan hệ ruột thịt với:
- BGĐ của KH.
- Nhân viên của KH có thể ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề
trọng yếu của cuộc kiểm toán.
Mâu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại
khác.
- Kí hợp đồng: Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét

các rủi ro Công ty sẽ tiến hành kí kết hợp đồng với KH.
2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán:
Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho các cuộc kiểm toán bao gồm các nội
dung sau: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị, về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ,
đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu, nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán.
Ngoài ra xác định các vấn đề như chế độ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán áp dụng, tình hình
kinh doanh của KH, các rủi ro chủ yếu, mục tiêu, phương pháp tiếp cận, nhu cầu về chuyên
gia, thời gian thực hiện…
2.2.1.3 Đánh giá hệ thống KSNB:
Công ty sẽ tiến hành về việc đánh giá hệ thống KSNB trong đó Công ty sẽ đánh giá
cả về hệ thống kế toán. Ngoài ra KTV sẽ thu thập các thông tin về môi trường kiểm soát của
doanh nghiệp, nhận xét của Ban giám đốc, đánh giá xem thủ tục kiểm soát đó có được thiết
lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản hay không.
17
2.2.1.4 Xây dựng chương trình kiểm toán:
Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt bởi ban lãnh đạo công ty KTV sẽ
xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể với các thủ tục kiểm toán cần áp dụng đối với từng
thành phần cụ thể, người thực hiện và ngày thực hiện.
Trong quá trình lập chương trình kiểm toán KTV sẽ dựa vào việc đánh giá hệ thống
KSNB, hệ thống kế toán, thủ tục phân tích để xác định rủi ro, phân bổ mức trọng yếu cho
từng khoản mục từ đó xem xét áp các thủ tục kiểm toán nào được áp dụng để có thể thu
được những bằng chứng hiệu lực và thích hợp nhất.
2.2.2 Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán.
Trong giai đoạn này KTV cùng với các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện các thủ tục kiểm
toán với thời gian, nội dung và phạm vi như chương trình kiểm toán đã thiết kế.
Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán sẽ được phân công thực hiện các phần
hành kiểm toán cụ thể. Các thủ tục kiểm toán được tiến hành trong giai đoạn này như
sau:
+ Thử nghiệm kiểm soát : Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng Kiểm toán về sự
thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Thử nghiệm cơ bản: Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng Kiểm toán liên quan
đến báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến báo cáo
tài chính.
Thử nghiệm cơ bản gồm:
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư.
- Quy trình phân tích. Dựa trên 2 cấp độ.
Cấp độ1: KTV khẳng định có dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ hay không. Nếu
không, công việc kiểm toán được triển khai theo hướng sử dụng ngay các trắc nghiệm về
độ vững chãi với số lượng lớn. Trường hợp ngược lại có thể sử dụng kết hợp trắc nghiệm
đạt yêu cầu với trắc nghiệm độ vững chãi trên một số lượng ít hơn các nghiệp vụ.
Cấp độ 2: Nếu độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ở mức độ cao
thì bằng chứng Kiểm toán được thu thập và tích luỹ chủ yếu qua trắc nghiệm đạt yêu cầu với
một số ít trắc nghiệm độ vững chãi. Ngược lại nếu độ tin cậy của hệ thống này được đánh
giá ở mức độ thấp thì trắc nghiệm độ tin cậy được thực hiện với số lượng lớn hơn.
18
Sau đây là một số các thủ tục được tiến hành liên quan tới kiểm toán hàng tồn kho
Bảng 2.3: Chương trình kiểm toán hàng tồn kho:
STT Thủ tục
Người
thực
hiện
Tham
chiếu
I. Thủ tục chung
1
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành.
2
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm

trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với
BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu
có).
II. Kiểm tra phân tích
1 So sánh số dư HTK (kể cả số dư dự phòng) và cơ cấu HTK
năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất
thường.
2
So sánh tỷ trọng HTK với tổng tài sản ngắn hạn năm nay so
với năm trước, đánh giá tính hợp lý của những biến động.
3
So sánh thời gian quay vòng của HTK với năm trước và kế
hoạch, xác định nguyên nhân biến động và nhu cầu lập dự
phòng (nếu có)
4
So sánh cơ cấu chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất
chung) năm nay với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các
biến động.
III. Kiểm tra chi tiết
1 Tham gia chứng kiến kiểm kê HTK cuối năm
1.1 Xác định tất cả các kho (của DN hoặc đi thuê), hàng ký
gửi , định giá trị các kho và đánh giá rủi ro của từng kho để
xác định nơi KTV sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê.
1.2 Thực hiện thủ tục chứng kiến kiểm kê theo Chương trình
kiểm kê HTK
1.3 Đối với kho đi thuê: Yêu cầu bên giữ kho xác nhận số lượng
hàng gửi, nếu trọng yếu.
4.5 Hàng gửi bán:
4.5.
1

Đối chiếu số lượng hàng gửi bán hoặc gửi thư xác nhận cho
bên nhận gửi (nếu cần) hoặc chứng từ vận chuyển, hợp đồng
19
hoặc biên bản giao nhận hàng sau ngày kết thúc niên độ kế
toán để đảm bảo tính hợp lý của việc ghi nhận.
4.5.
2
Tham chiếu đơn giá hàng gửi bán đến kết quả kiểm tra việc
tính giá ở phần Thành phẩm.
5 Kiểm tra lập dự phòng giảm giá HTK
5.1 Tìm hiểu và đánh giá tính hợp lý của các phương pháp tính
dự phòng áp dụng (nếu có).
5.2 Soát xét lại HTK quay vòng chậm, tồn kho lỗi thời hoặc đã
hư hỏng.
5.3 Phân tích lợi nhuận gộp để xem xét liệu có phát sinh HTK có
giá thành cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện để xác định
nhu cầu lập dự phòng.
5.4 Đảm bảo không có sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế
toán, có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trong năm và giá trị
HTK.
5.5 Đánh giá cách xử lý thuế đối với các khoản dự phòng giảm
giá đã trích lập.
6 Kiểm tra tính đúng kỳ: Chọn mẫu các nghiệp vụ nhập kho
đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trước và sau
______ ngày lập báo cáo và kiểm tra phiếu nhập, vận đơn,
hóa đơn, hợp đồng với báo cáo nhập kho, sổ chi tiết HTK,
báo cáo mua hàng để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi chép
đúng kỳ hạch toán.
7 Kiểm tra việc trình bày: Kiểm tra việc trình bày HTK trên
BCTC.

2.2.3 Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán trên cơ sở kết quả các thủ
tục kiểm toán tiến hành lập báo cáo kiểm toán.
Trước khi tiến hành lập báo cáo kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải rà soát lại
toàn bộ các bước công việc đã thực hiện, đưa ra các bút toán điều chỉnh, gặp mặt khách hàng
để bàn bạc và trao đổi các vấn đề liên quan đến báo cáo kiểm toán nhằm giảm thiểu tối đa
những bất đồng có thể phát sinh sau khi báo cáo kiểm toán được công bố.
Công việc cuối cùng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán Ban Giám Đốc tiến hành đánh
giá chất lượng cuộc kiểm toán đã thực hiện và rút kinh nghiệm cho cuộc kiểm toán sau.
2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
20
Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong
suốt cuộc kiểm toán chứa đựng các thông tin cần thiết phản ánh các thủ tục kiểm toán đã
áp dụng làm minh chứng cho việc hình thành ý kiến của KTV. Sau đó, hồ sơ sẽ được
xem xét, phê duyệt bởi trưởng phòng kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán được phân loại thành:
Hồ sơ kiểm toán chung: Lưu giữ các thông tin chung nhất về khách hàng, sử dụng cho
các cuộc kiểm toán cho nhiều năm. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, KTV tiến hành đánh giá và
bổ sung các thông tin cần thiết vào hồ sơ kiểm toán chung. Trong hồ sơ kiểm toán chung
thường bao gồm các loại giấy tờ như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Quyết
định thành lập công ty, Biên bản họp Hội đồng quản trị…
Hồ sơ kiểm toán năm: Được lưu thành từng tập cho từng năm kiểm toán. Hồ sơ kiểm
toán năm bao gồm các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được liên quan đến năm tài
chính được kiểm toán làm căn cứ cho việc hình thành ý kiến của KTV gồm các tài liệu như:
Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, các thông tin liên quan đến đoàn kiểm toán, báo cáo tài
chính của khách hàng….
Một số quy định về màu hồ sơ kiểm toán:
Hồ sơ chung: File màu đỏ
Hồ sơ năm: File màu xanh
Năm chẵn gáy file màu hồng
Năm lẻ gáy file màu xanh

Bên ngoài 1 file kiểm toán có chứa các thông tin để nhận biết ở gáy file bao gồm:
- Tên công ty khách hàng
- Năm kiểm toán
- Phòng thực hiện kiểm toán
- Năm thực hiện
Bên trong file chứ đầy đủ các thông tin về cuộc kiểm toán theo mẫu:
HỒ SƠ KIỂM TOÁN
THÔNG TIN CHUNG
Tên khách hàng:
Kỳ kế toán năm: từ ngày……………đến ngày………………
Loại hồ sơ: Hồ sơ kiểm toán sơ bộ Hồ sơ kiểm toán chính thức
NHÓM KIỂM TOÁN
21
Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán :
Người soát xét công việc KSCL :
Chủ nhiệm kiểm toán
KTV chính/ Trưởng nhóm :…………………………………………
Kiểm toán viên :………………………………………….
Trợ lý kiểm toán 1 :………………………………………….
Trợ lý kiểm toán 2 :………………………………………….
Trợ lý kiểm toán 3 :………………………………………….
THỜI GIAN KIỂM TOÁN
Ngày bắt đầu :………………………………………….
Ngày kết thúc :………………………………………….
Ngày phát hành báo cáo kiểm toán :………………………………………….
Hồ sơ này được soát xét và lưu vào ngày: ………………………………………………
Một số quy định về lưu trữ hồ sơ kiểm toán:
Chỉ lưu tại các tủ ngoài văn phòng đối với Hồ sơ kiểm toán của năm hiện tại và
năm trước liền kề. Riêng hồ sơ chung phải được lưu tại tủ file riêng để sử dụng hàng
năm.

Các hô sơ kiểm toán từ năm thứ 3 trở đi phải được lưu vào kho một cách khoa học
theo quy định lưu trữ của công ty.
Phòng hành chính tổng hợp trực tiếp kiểm tra và hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong
việc sắp xếp lại Hồ sơ kiểm toán, thay gáy hồ sơ cho đúng màu quy định và lập hồ sơ chung
cho khách hàng.
Các phần hành kiểm toán chi tiết được quy định như sau:
A Kế hoạch kiểm toán
A100 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
A200 Hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và nhóm kiểm toán
A300 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
A400 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh hoạt động
A500 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
A600 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận
22
A700 Xác định mức trọng yếu
A800 Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu
A900 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
B Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
B100 Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo
B200 Thư quản lí và các tư vấn khác cho khách hàng
B300 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán
B400 Tổng hợp kết quả kiểm toán
B500 Tài liệu do khách hàng cung cấp
C Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
C100 Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền
C200 Chu trình mua hàng, phải trả và thanh toán
C300 Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn
C400 Chu trình lương và phải trả người lao động
C500 Chu trình TSCĐ và XDCB
D Kiểm tra cơ bản tài sản

D100 Tiền và các khoản tương đương tiền
D200 Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn
D300 Phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn
D400 Phải thu nội bộ và phải thu khác
D500 Hàng tồn kho
D600 Chi phí trả trước và tài sản khác
D700 TSCĐ hữu hình, vô hình, XDCB dở dang
D800 TSCĐ thuê tài chính
E Kiểm tra cơ bản nợ phải trả
E100 Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn
E200 Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn
E300 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
E400 Phải trả người lao động, các khoản trích theo lương
E500 Chi phí phải trả ngắn hạn và dài hạn
23
E600 Phải trả nội bộ và phải trả khác ngắn hạn và dài hạn
F Kiểm tra cơ bản nguồn vốn CSH và TK ngoại bảng
F100 Vốn CSH và vốn khách
F200 Cổ phiếu quỹ
F300 Nguồn kinh phí và quỹ khác
F400 TK ngoài bảng cân đối kế toán
G Kiểm tra cơ bản
G100 Doanh thu
G200 Giá vốn hàng bán
G300 Chi phí bán hàng
G400 Chi phí quản lí doanh nghiệp
G500 Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
G600 Thu nhập và chi phí khác
G700 Lãi trên cổ phiếu
H Kiểm tra các nội dung khác

H100 Kiểm tra các nội dung khách
H200 Các tài liệu khác
Nội dung trong phần hành tiền và các khoản tương đương tiền được quy định như sau:
D110: Leadsheet
Liệt kê các giấy tờ làm việc đã thực hiện trong phần hành và tổng hợp tất cả mọi số kết quả
của các giấy tờ làm việc.
D120: Thuyết minh BCTC
Nội dung: Thể hiện chính sách kế toán của KH về khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và
nội dung của khoản mục sẽ được trình bày trên Thuyết minh BCTC
D130: Chương trình kiểm toán
Gồm các mục
A: Mục tiêu
Nêu mục tiêu với khoản mục cần đạt được
B: Rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục
Xác định các rủi ro và các thủ tục với từng rủi ro đó
24
C: Các thủ tục kiểm toán
Nêu cụ thể các thủ tục cần thực hiện với khoản mục và được phân theo 3 loại thủ tục: thủ tục chung,
Kiểm tra phân tích, kiểm tra chi tiết
D: Kết luận
Thể hiện các kết luận của KTV sau khi thực hiện các thủ tục trên với phần hành này
Giây tờ làm việc từ D140 là giấy tờ làm việc chi tiết, thể hiện cụ thể các thủ tục trong chương trình
kiểm toán đã được thực hiện như thế nào với từng mục nhỏ trong khoản mục:
D140: Tiền mặt
Mục tiêu:
- Đảm bảo tiền mặt là có thực
- Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
- Được hạch toán chính xác, đầy đủ và trình bày phù hợp trên BCTC theo quy định
Tài liệu:
- Sổ chi tiết TK 111, sổ quỹ

- Biên bản kiểm kê; các chứng từ phiếu thu, phiếu chi, tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, chứng từ
chuyển tiền, các hóa đơn,
D150: Tiền gửi ngân hàng
Mục tiêu:
- Số dư tiền gửi ngân hàng là có thực
- Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
- Được hạch toán chính xác, đầy đủ và trình bày phù hợp trên BCTC theo quy định
Tài liệu:
- Sổ chi tiết TK 112
- Các chứng từ: GBN, GBC, sổ phụ ngân hàng, ủy nhiệm chi, séc, các hóa đơn, chứng từ liên quan
nếu có.
D160: Tiền đang chuyển
Mục tiêu:
- Đảm bảo tài sản của đơn vị là có thực;
- Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
- Được hạch toán chính xác, đầy đủ và trình bày phù hợp trên BCTC theo quy định
Tài liệu:
25

×