Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

vận dụng nguyên lý marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.45 KB, 29 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ








KHUẤT VĂN KHANH









VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MARKETING TRONG THU HÚT

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH PHÚC







LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH










Hà Nội – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o





KHUẤT VĂN KHANH





VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MARKETING TRONG THU HÚT


ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH PHÚC

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 05





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM THỊ LIÊN









Hà Nội – 2012

MỤC LỤC


Mục lục
Danh mục các tài liệu viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
Chương 1: Những vẫn đề cơ bản về Marketing địa phương trong xúc tiến đầu tư
trực tiếp nước ngoài
1.1. Khái niệm và quan điểm, sự cần thiết Marketing địa phương
1.1.1. Marketing địa phương
1.1.2. Quy trình marketing địa phương
1.1.3. Công cụ Marketing địa phương
1.2. Nội dung Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1. Xây dựng chiến lược Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.2. Xây dựng các mối quan hệ đối tác
1.2.3. Xây dựng hình ảnh địa phương
1.2.4. Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư
1.2.5. Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư
1.2.6. Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến Marketing địa phương
1.4. Kinh nghiệm marketing của một số nước
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997-2011
2.1. Tổng quan về Vĩnh Phúc
2.2. So sánh lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh so với một số
địa phương trong vùng
2.2.1. Những lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2. So sánh với tỉnh Bắc Ninh
2.2.3. So sánh với tỉnh Hải Dương
2.2.4. So sánh với tỉnh Hà Nam
2.3. Tình hình thu hút đầu tưu FDI của tỉnh

2.3.1. Số dự án đăng ký và vốn đầu tư
Trang
i
ii
iii
1
6

6
6
10
14
22
23
25
25
31
31
33
34
37

43

59

59
59

61

61
61
62
62
i
2.3.2. Cơ cấu đầu tư FDI phân bổ theo lĩnh vực
2.3.3. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ của các Nhà đầu tư
2.3.4. Kết quả đóng góp FDI
2.3.5. Kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh phản ánh hiệu quả marketing
thu hút đầu tư của tỉnh
2.4. Thực trạng hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.4.1. Điểm mạnh
2.4.2 Những khó khăn hạn chế
2.5. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc
3.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam; mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh có ảnh
hưởng tới giải pháp Marketing thu hút FDI của tỉnh trong thời gian tới
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam
3.1.2. Một số định hướng mục tiêu và giải pháp chung phát triển KT-XH của tỉnh
Vĩnh Phúc, có ảnh hưởng tới định hướng marketing của tỉnh
3.2. Quan điểm, phương hướng về marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của tỉnh
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút đầu tư nước
ngoài của tỉnh
3.3.1. Xây dựng chiến lược Marketing trong thu hút đầu tư nước ngoài, có trọng
điểm
3.3.2. Tổ chức củng cố, kiện toàn cơ quan làm marketing
3.3.3. Bố trí ngân sách thỏa đáng phục vụ cho công tác marketing thu hút đầu tư
nước ngoài

3.3.4. Xây dựng đội ngũ làm công tác marketing chuyên nghiệp
3.3.5. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường marketing
3.3.6. Tạo chuyển biến mạnh trong cải cách hành chính
3.3.7. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng marketing thu hút đầu tư
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
63
64
65

65
67
67
76
78

81

81
81

86

87

88

88
90


90
91
91
92
92
94




ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Viết tắt Nội dung
BQL các KCN Ban Quản lý các Khu công nghiệp
CN Công nghiệp
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
FDI Foreign Direct Investment: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross domestic product: Tổng sản phẩm quốc nội
JETRO
Japan External Trade Organization: Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật
Bản
JIBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
JICA
Japan International Cooperation Agency: Văn phòng hợp tác quốc tế
Nhật Bản
HĐND Hội đồng nhân dân
KOTRA
Korea Trade Investment Promotion Agency: Văn phòng Xúc tiến
thương mại đầu tư Hàn Quốc

NLN Nông lâm nghiệp
ODA Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức
PCI Province Competition Index: Chỉ số năng lực cạnh tranh
UBND Uỷ ban nhân dân
UNCTAD
United Nations Conference on Trade and Development: Diễn đàn
Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc
WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới











iii
3


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn:
Marketing địa phương là xu thế khách quan, tất yếu trong quá trình hội nhập
quốc tế đặc biệt trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và là yếu tố rất quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hoạt động Marketing địa
phương dang diễn ra hết sức sôi nổi trong cả nước. Làm tốt công tác Marketing địa

phương sẽ giúp địa phương có nguồn lực quan trọng phục phát triển kinh tế - xã hội.
Được tái lập từ ngày 01-01-1997 với khởi điểm là một tỉnh nghèo, nhưng bằng
sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, tỉnh Vĩnh
Phúc đã đề ra nhiều giải pháp Marketing thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với điều
kiện của tỉnh.
Tuy nhiên công tác marketing của tỉnh trong thu hút đầu tư nước ngoài FDI
cũng bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế. Mới đây, Vĩnh Phúc đứng thứ 23 trong cả nước
và thứ 8 ở miền Bắc chỉ với 9 dự án cấp mới và vốn đăng ký là 88,4 triệu USD. Như
vậy, so với bình diện chung của cả nước, đầu tư FDI vào Vĩnh Phúc đang có xu hướng
giảm. Vì vậy việc tổng kết về lý luận và thực tiễn hoạt động Marketing thu hút đầu tư
nước ngoài tại tỉnh là hết sức cần thiết, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoạch
định những giải pháp chính sách, cơ chế thích hợp cho phát triển kinh tế- xã hội.
2. Tên đề tài: Vận dụng nguyên lý Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Vĩnh Phúc.
3. Tình hình nghiên cứu:
Marketing địa phương là một lĩnh vực đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu
tìm hiểu, nhiều bài viết, tài liệu được công bố. Tuy nhiên marketing địa phương nhằm
thu hút đầu tư trực tiết nước ngoài chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều tại các
tỉnh, địa phương của Việt Nam. Một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như:
- “Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI” - Mai Thế Cường, 2005;
- “Thu hút FDI vào Bắc Ninh - phân tích dưới góc độ Marketing” - Trần Thị
Thu Hà, 2010;
- “Marketing địa phương với việc quảng bá thương hiệu TP Hồ Chí Minh” -
GS. Ts. Hồ Đức Hùng, Viên trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển, 2005;
4

- “Chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút khách du lich đến thành phố
Đà Nẵng” - Nguyễn Thị Thống Nhất, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2010.
4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Mục đích:

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận khoa học về hoạt động Marketing địa phương
trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi:
Hoạt động Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
từ năm 1997 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Từ nguồn tài liệu sẵn có và từ các nguồn tài liệu
liên quan đến đề tài, các hồ sơ lưu trữ của một số cơ quan liên quan.
- Phương pháp lôgic lịch sử: Nhận định, đánh giá kết quả công tác Marketing
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vấn đề liên quan đảm bảo tính khách
quan, tính logic với lịch sử phát triển.
6. Nội dung nghiên cứu:
- Một số vấn đề lý luận về công tác Marketing cấp tỉnh trong thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing cấp tỉnh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing tỉnh Vĩnh Phúc trong thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn:
- Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách: Đề tài là cơ sở để
xây dựng chính sách nhằm đẩy mạnh marketing và quản lý đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Đồng thời, cũng tạo ra cơ chế cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu
quả trên địa bàn tỉnh.
- Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài sẽ đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của tỉnh, góp phần
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết lao động, việc làm, tạo động lực cho
sự phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ
5


- Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu: Đề tài có thể dùng làm căn cứ để
đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu soạn thảo chính sách phát triển kinh tế của
tỉnh, đề xuất cho tỉnh những chính sách, cơ chế hợp lý nhằm tiến hành có hiệu quả
công tác marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
8. Bố cục luận văn bao gồm:
- Mở đầu.
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Marketing địa phương trong thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997-2011
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của tỉnh.
- Kết luận.




















6

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU
HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.

1.1 . Khái niệm và quan điểm, sự cần thiết Marketing địa phương.
1.1.1. Marketing địa phương.
Hiện nay do có nhiều tài liệu viết về marketing đang được sử dụng rộng rãi nên
cũng có rất nhiều cách định nghĩa về Marketing khác nhau. Theo Philip Kotler thì
marketing được hiểu như sau: “Marketing là một hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng
nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng phương thức trao đổi”.
Marketing địa phương là tập hợp các chương trình hoạt động được địa
phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển kinh
tế.
Nếu xem địa phương như một sản phẩm cần phải chào hàng, tìm kiếm thị
trường và khách hàng riêng cho mình thì kiến thức chung về marketing cũng được sử
dụng như kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, khác với những sản phẩm hàng hóa bình
thường, “sản phẩm địa phương” là sản phẩm duy nhất mang một đặc tính riêng, nhất là
đặc điểm về vị trí, không gian của nó.
1.1.2. Quy trình marketing địa phương.
- Trước tiên, địa phương phải xác định khách hàng mục tiêu; qua đó lựa chọn
chiến lược định vị phù hợp với điều kiện và khả năng của mình hướng tới khách hàng
đã lựa chọn.
- Chủ thể thực hiện marketing địa phương chính là những tác nhân tham gia vào
hoạt động marketing, bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân sống và làm việc tại địa
phương.
- Khách hàng của marketing địa phương chính là những đối tượng mà địa

phương muốn hướng tới. Có bốn loại khách hàng mà một địa phương có thể hướng
tới: du khách, người lao động và thân nhân của họ, nhà đầu và thị trường xuất khẩu.
- Sau khi lựa chọn khách hàng mục tiêu, vấn đề quan trọng mà địa phương cần
làm định hướng cho chiến lược marketing trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu là định vị
bản sắc và hình ảnh địa phương.
1.1.3. Công cụ Marketing địa phương:
7

1.1.3.1. Sản phẩm: Sản phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình và
vô hình (các dịch vụ), bao hàm cả yếu tố vật chất và phi vật chất. 6, tr234.
Đối với địa phương sản phẩm là tất cả những gì mà nhà đầu tư nhận được từ địa
phương, cả những yếu tố khách quan (cứng) như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên
thiên nhiên và những yếu tố chủ quan (mềm) như chính sách, cơ chế, thái độ và trình
độ nhân lực.
1.1.3.2. Giá cả: là tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình đầu tư mà nhà
đầu tư phải bỏ ra để nhận được những sản phẩm mà địa phương cung cấp cho họ. Giá
cả trong marketing địa phương phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm địa phương cung cấp
cho khách hàng.
1.1.3.3. Kênh phân phối: phản ánh việc nhà đầu tư có nhận được những giá trị
lợi ích mà địa phương cam kết cung cấp hay không. Kênh phân phối với marketing địa
phương lại phụ thuộc vào chủ thể của địa phương và phụ thuộc cả vào nhà đầu tư nữa.
Nếu sản phẩm trong marketing địa phương được nhà đầu tư nhận định tốt thì có nghĩa
là kênh phân phối đã hoạt động hiệu quả.
1.1.3.4. Truyền thông: nhằm thu hút đầu tư thể hiện ở phương thức mà địa
phương thông tin đến cho các nhà đầu tư mục tiêu về những gì địa phương đã và đang
làm giúp họ đạt được mục tiêu.
1.2. Nội dung Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Marketing xúc tiến đầu tư cần thể hiện cụ thể ở các nội dung theo sơ đồ sau:













Nội dung
Marketing thu hút
đầu tư

Xây
dựng
chiến
lược
thu hút
đầu tư
Xây
dựng
các
mối
quan
hệ đối
tác
Xây
dựng
hình

ảnh
địa
phương

Lựa
chọn
mục
tiêu và
tạo cơ
hội
đầu tư
Cung
cấp
dịch
vụ cho
các
nhà
đầu tư
Giám
sát và
đánh
giá các
hoạt
động
và kết
quả
8


Hình 1.2. Nội dung công tác Marketing thu hút đầu tư.

1.2.1. Xây dựng chiến lược Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xây dựng chiến lược marketing thu hút đầu tư thường được tiến hành theo 3
bước như sau:
- Bước 1: Đánh giá nhu cầu và tiềm năng đầu tư.
- Bước 2: Hướng tới các ngành và các khu vực có nguồn vốn đầu tư.
- Bước 3: Xây dựng chiến lược Marketing thu hút đầu tư.
1.2.2. Xây dựng các mối quan hệ đối tác.
Xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho các nhà
đầu tư. Các mối quan hệ đối tác này có thể được phân loại theo 3 cách: nhằm phát triển
sản phẩm, marketing hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
1.2.3. Xây dựng hình ảnh địa phương.
Việc xây dựng hình địa phương nhằm cung cấp đầy đủ và chính xác nhất thông
tin về đất nước mình, rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực tế, thay đổi hình
ảnh của đất nước với tư cách là một địa điểm đầu tư.
1.2.4. Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư.
Sau khi tiến hành chiến lược xây dựng hình ảnh, cơ quan Marketing thu hút đầu
tư bắt đầu thực hiện một chiến lược vận động đầu tư. Các địa phương có thể tiến hành
thiết kế một cơ sở dữ liệu sát thực để phục vụ các nhà đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu
về các nhà đầu tư tiềm năng nhằm định hướng cho vận động đầu tư. Sau đó nhóm tổ
chức vận động thu hút đầu tư có thể bắt đầu liên hệ với các nhà đầu tư.
1.2.5. Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư.
Hỗ trợ dịch vụ cho các nhà đầu tư bao gồm chuẩn bị và sắp xếp chương trình đi
thăm địa phương, địa điểm đầu tư; tổng hợp kế hoạch phát triển và theo dõi, hỗ trợ nhà
đầu tư.
1.2.6. Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả.
Việc giám sát và đánh giá này có thể tiến hành theo trình tự sau: Giám sát tình
hình môi trường đầu tư tại địa phương; Giám sát và đánh giá hoạt động của cơ quan
Marketing thu hút đầu tư; Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến Marketing địa phương.
- Nhận thức về tầm quan trọng của công tác Marketing;

9

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội;
- Sự thay đổi của môi trường đầu tư trong nước;
- Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới.






























10

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 1997 - 2011

2.1. Tổng quan về Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các
tỉnh Việt Bắc với Hà Nội và nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tỉnh
Vĩnh Phúc có 3 vùng kinh tế: vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, và vùng Thủ đô. Tỉnh có diện tích đất tự nhiên 1.231,77 km2, dân số 1,03
triệu người.
Địa hình của Vĩnh Phúc chia làm ba vùng: rừng núi, trung du và đồng bằng.
Vùng rừng núi nằm ở phía bắc, tiếp giáp với khu vực rừng núi của 2 tỉnh Tuyên Quang
và Thái Nguyên. Vùng đồng bằng phía nam có tổng diện tích 46.8 nghìn ha. Vùng
trung du ở giữa có địa hình đồi gò xen kẽ nhau từ đông sang tây, thuộc địa bàn các
huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, thành phố Vĩnh Yên và thị xã
Phúc Yên.
Về mặt thủy văn, trên địa bàn Vĩnh Phúc, hệ thống sông suối khá đa dạng,
trong đó lớn nhất là hai hệ thống sông Lô và sông Hồng. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm,
hồ lớn được hình thành bởi kiến tạo địa lí hoặc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
sau này, như đầm Vạc, đầm Rượu, đầm Đông Mật,
Về hệ thống giao thông vận tải, tỉnh có cả đường bộ, đường sắt và đường hàng
không. Đường bộ gồm quốc lộ 2, 2B, 2C Hệ thống giao thông đường thuỷ cũng được
chú ý và khá phát triển, nhất là trên hệ thống sông Hồng, Sông Lô. Đường hàng không,
tỉnh nằm liền kề với sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía

Bắc.
Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc tương đối đa dạng do có địa hình rừng núi và gò
đồi, nhất là có vườn quốc gia Tam Đảo.
Nguồn lực lao động của tỉnh là 584,59 nghìn người: khoảng 7,3% lao động có
trình độ chuyên môn kĩ thuật; lao động chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn.
Bên cạnh những thuận lợi rất căn bản, sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc cũng
có nhiều khó khăn và hạn chế như: nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, chưa có tích
11

luỹ, đời sống của một bộ phận cư dân còn khó khăn, dẫn đến hạn chế khả năng tự đầu
tư phát triển; Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu
của nền sản xuất hàng hoá và phát triển thương mại trong cơ chế thị trường;…
2.2. So sánh lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh so với một số địa phương
trong vùng.
2.2.1. Những lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc:
- Nằm trong quy hoạch vùng kinh tế thủ đô, vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có
nhiều điều kiện hưởng lợi từ các chính sách đầu tư phát triển của nhà nước;
- Có vị trí địa lý gần cảnh hàng không Nội Bài - cửa ngõ giao lưu quốc tế; gần
thủ đô Hà Nội và nằm trong vùng hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng;
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh khá đồng bộ, và phát triển đa dạng, hệ thống
đường sắt, đường sông và đường bộ, rất thuận lợi cho lưu thông hàng hóa dịch vụ;
- Cơ sở hạ tầng xã hội tương đối tiên tiến so với trong vùng;
- Tốc độ tăng trưởng khá, tổng thu ngân sách lớn; có lực lượng các doanh
nghiệp trong và ngoài nước hùng hậu, đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả như:
Honda, Toyota, Deawoo bus, Foxcom, Compall…;
- Công tác quy hoạch của tỉnh đã tương đối hoàn chỉnh.
- Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có truyền thống cần cù, có nhiều sáng
tạo trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Một số hạn chế so sánh: không có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản; tài
nguyên về du lịch, dịch vụ, khu vui chơi giải trí rất phong phú nhưng chưa được khai

thác; Hạ tầng kỹ thuật tuy vậy vẫn còn thiếu đồng bộ, chất lượng chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển; Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát
triển của tỉnh, đặc biệt là nhu cầu nhân lực chất lượng cao.
2.2.2. So sánh với tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh cũng nằm trong vùng thủ đô, gần Hà Nội, có nhiều điều kiện về vị trí
địa lý, giao thông, hạ tầng, nhân lực thuận lợi cho thu hút đầu tư như tỉnh Vĩnh Phúc.
Với diện tích 822.712 km2, dân số trên 1 triệu người, Bắc Ninh trong những năm trở
lại đây có bước phát triển mạnh mẽ với 132 doanh nghiệp FDI, tổng số vốn đăng ký
2,3 tỷ USD, đã quy hoạch 15 khu công nghiệp với 7.225 ha (đến năm 2020). Công
nghiệp của tỉnh Bắc Ninh bao gồm một số lĩnh vực điện tử viễn thông, cơ khí, với sự
hiện diện của một số nhà đầu tư lớn như: Canon, Samsung, ABB, Nokia, Foxconn….
12

Bắc Ninh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia; văn hóa phi vất thể quan họ;
nhiều làng nghề truyền thống.
2.2.3. So sánh với tỉnh Hải Dương:
Hải Dương nằm trong vùng thủ đô, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội, nằm trên nhiều tuyến đường quan trọng nối liền Hà Nội với
thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh có diện tích 1.663 km2, dân số trên 1,7
triệu người. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch 17 khu công nghiêp, (10 khu công nghiệp đã
đi vào hoạt động) với tổng diện tích 3.591 ha. Trên địa bàn tỉnh có 166 dự án FDI đi
vào sản xuất tổng số vốn giải ngân đạt 1, 767 tỷ USD. Hải Dương còn được biết đến
bới những sản phẩn truyền thống như bánh đậu xanh Hải Dương, sản phẩm gốm sứ Hải
Dương. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại đạt khá.
2.2.4. So sánh với tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam (Diện tích 859,5 km2, dân số 785,057 người) là cửa ngõ phía
Nam của thủ đô, cách Hà Nội 50 km. Hiện nay tỉnh có 5 khu Công nghiệp với tổng
diện tích 716 ha đã được cấp phép, khu công nghiệp Duy Tiên chỉ cách sân bay Nội
Bài 40 km … Hà Nam giàu tài nguyên khoáng sản phục vụ công nghiệp vật liệu xây
dựng, xi măng; nhiều tiềm năng khai thác phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh Hà Nam

đang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, phấn đấu GDP tăng bình
quân trên 13,5 % năm.
2.3. Tình hình thu hút đầu tưu FDI của tỉnh.
2.3.1. Số dự án đăng ký và vốn đầu tư:
Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI (số liệu lũy kế đến 2011).

Nội dung
Giai đoạn năm 2011
Tổng số dự án Trong đó FDI
Tổng số dự án
611 116
Tỷ lệ % số dự án FDI / Tổng dự án 20 %
Tổng vốn đầu tư (triệu USD) (*) 3.843,0 2.313,0
Tỷ lệ % vốn đầu tư FDI/ Tổng vốn đầu t
ư.
60,2 %
Tổng vốn thực hiện (triệu USD) 895,95
Tỷ lệ % vồn FDI thực hiện/ vốn đăng ký 38,7%
Chi tiết tình hình thực hiện:

13

1- Đã đi vào sản xuất kinh doanh 229 86
2- Đang triển khai xây dựng cơ bản 72 06
3- Đang san nền, xây hàng rào 83 04
4- Đang đền bù, giải phóng mặt bằng 84 03
5- Đang làm thủ tục sau cấp phép đầu tư 126 04
6- Chưa triển khai/Giãn tiến độ đầu tư 17 17
Nguồn: Báo cáo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
- Toàn tỉnh thu hút được 611 dự án (lũy kế). Trong đó có 116 dự án FDI chiếm 20 %.

Có 86 dự án FDI đã đi vào hoạt động, chiếm 74 % dự án FDI.
- Vốn đăng ký dự án FDI chiếm 60,2 %. Trong khi đó số dự án chỉ chiếm 20 %.
Tỷ lệ vốn thực hiện đạt 38,7 %.
2.3.2. Cơ cấu đầu tư FDI phân bổ theo lĩnh vực.
Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy cả số lượng dự án và số vốn đầu tư vào công
nghiệp đạt tỉ lệ rất cao 81 % đến 89 %. Trong khi đó các lĩnh vực dịch vụ, du lịch,
nông nghiệp đạt thấp từ (5 đến 5,3 %).
Bảng 2.2: Cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực năm 2011:
Lĩnh vực Tổng số dự án Trong đó FDI
1- Công nghiệp 228 97
Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 2.530,5 1.878,9
Tỷ lệ vốn đầu tư vào Công nghiệp/Tổng vốn
FDI (%)
81,23
2- Du lịch, dịch vụ, đô thị 293 14
Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 995,31 392,15
Tỷ lệ vốn đầu tư vào Du lịch, dịch vụ, đô thị/Tổng
vốn FDI (%)
16,95
3- Nông nghiệp 14 5
Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 43,14 41,92
Tỷ lệ vốn đầu tư vào Nông nghiệp/Tổng vốn FDI
(%)
1,81
Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
2.3.3. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ của các Nhà đầu tư.
14

Toàn tỉnh hiện có các nhà đầu tư đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ
yếu là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Bảng 2.3: Cơ cấu đầu tư phân theo vùng lãnh thổ của Nhà đầu tư:
Vùng lãnh thổ Nội dung Năm 2011
Nhật Bản Tổng số dự án 15
Vốn đầu tư (triệu USD) 624,6
Vốn đầu tư/Tổng vốn đầu tư FDI (%) 28,6
Hàn Quốc Tổng số dự án 35
Vốn đầu tư (triệu USD) 189,1
Vốn đầu tư/Tổng vốn đầu tư FDI (%) 8,6
Đài Loan Tổng số dự án 45
Vốn đầu tư (triệu USD) 1.234,1
Vốn đầu tư/Tổng vốn đầu tư FDI (%) 56,6
Trung Quốc Tổng số dự án 10
Vốn đầu tư (triệu USD) 45,8
Vốn đầu tư/Tổng vốn đầu tư FDI (%) 0,2
Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
- Các nhà đầu tư đến từ Đài Loan dẫn đầu cả về số dự án (45) cả về tổng vốn
đầu tư (1.234 triệu USD) và tỷ lệ vốn đầu tư chiếm 56,6 % vốn FDI. - Tiếp đó là các
nhà đầu tư đến từ Nhật Bản tuy số dự án (15) đứng sau Hàn Quốc song số vốn đầu tư
chiến ( 28,6 %) và hiệu quả đầu tư rất cao đóng góp tích cực cho ngân sách tỉnh.
2.3.4. Kết quả đóng góp FDI.
Bảng 2. 4: Đóng góp FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nội dung Năm 2011
Tổng giá trị FDI
Giá trị sản xuất Công nghiệp
(giá CĐ 94): tỷ đồng
51.729 36.892
71,31%
Giá trị xuất khẩu: triệu USD 544,33 497,65
91,42 %
Nộp ngân sách:

tỷ đồng
15.124,44 13.053,18
86,30 %
15

Giải quyết lao động: người 77.578 33.080
42,64 %
Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
- Về giá trị sản xuất công nghiệp: Năm 2011, giá trị sản xuất của khu vực FDI
đạt gần 36.892 tỷ đồng, bằng 71,31%; về giá trị xuất khẩu các doanh nghiệp FDI cũng
chiếm số lượng chủ đạo 74,90 % đến 91,42 %; về giá trị nộp ngân sách các doanh
nghiệp FDI: Giai đoạn 2000-2011, tỷ lệ nộp ngân sách bằng 82,98% đến 86,30% tổng
thu ngân sách; doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho 37,04% đến
42,64% số lao động trong các doanh nghiệp. Trong đó, lao động địa phương chiếm
trên 60%.
2.3.5. Kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh phản ánh hiệu quả marketing
thu hút đầu tư của tỉnh.
Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh hằng năm là một trong những yếu tố đánh
giá chất lượng môi trường canh tranh thu hút đầu tư, biện pháp điều hành kinh tế của
chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự
tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng
động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý.
Bảng 2.5: Kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc (PCI) 2006
– 2011
STT Năm
Điểm tổng
hợp
Kết quả xếp hạng/ 63
tỉnh thành
Nhóm điều hành.

1 2006 61,27 8 Tốt
2 2007 66.06 7 Tốt
3 2008 69.37 3 Rất tốt
4 2009 66.65 6 Rất tốt
5 2010 61.73 15 Tốt
6 2011 62.57 17 Tôt
Nguồn: Các báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh - Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam.
2.4. Thực trạng hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.4.1. Điểm mạnh:
16

2.4.1.1. Triển khai có hiệu quả hoạt động truyền thông xây dựng hình ảnh
đặc trưng của tỉnh.
- Khẩu hiệu: “Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh
Phúc- Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”
là thông điệp mạnh mẽ thể hiện quan điểm của tỉnh đối với các nhà đầu tư trong và
ngoài nước;
- Tổ chức xây dựng phim tư liệu, phát hành hàng chục loại tài liệu, tờ gấp giới
thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Vĩnh Phúc, tổ chức phát hành tới các tổ chức,
người nước ngoài, các nhà đầu tư;
- Xây dựng trang Web của tỉnh; các trang Web của các Sở ban ngành trong tỉnh
để cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế- xã hội, tình hình thu hút
đầu tư của tỉnh và cả nước, các văn bản pháp luật mới, cơ chế chính sách về đầu tư,
giới thiệu về các KCN của tỉnh, giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh ;
- Tỉnh đã tiếp đón làm việc và tạo điều kiện cho các đoàn phóng viên nước
ngoài vào quay phim, ghi hình giới thiệu về tỉnh Vĩnh Phúc; Lãnh đạo tỉnh cũng đã tổ
chức các buổi tiếp xúc báo chí, trả lời phỏng vấn báo, đài nước ngoài để quảng bá hình
ảnh, môi trường thu hút đầu tư của tỉnh;

2.4.1.2. Tổ chức các cuộc buổi hội thảo, diễn đàn thu hút đầu tư.
Tỉnh đã tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn thu hút đầu tư trong nước và quốc
tế (trung bình 3-4 cuộc trong nước, 2-3 cuộc ở nước ngoài/ năm), tham gia đoàn công
tác của các cơ quan Trung ương đi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. Thông qua tiếp xúc
trực tiếp trao đổi, thảo luận, trả lời thắc mắc các Doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài
thấy được quyết tâm, thiện trí của tỉnh trong việc thu hút đầu tư đồng thời có cơ hội
tìm hiểu rõ thêm môi trường đầu tư của tỉnh thông qua các buổi hội thảo, diễn đàn.
2.4.1.3. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác.
- Tỉnh xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với một số cơ quan Trung ương có quan
hệ trực tiếp tới thu hút đầu tư nước ngoài; Duy trì mối quan hệ với Đại sứ quán nước
ngoài tại Việt Nam và các Tổ chức hợp tác phát triển Quốc tế tạo điều kiện thuận lợi
cho thu hút đầu tư.
- Tỉnh Vĩnh Phúc cho phép thành lập Hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại tỉnh. Tổ chức tọa đàm chuyên đề hội nhập kinh tế quốc tế; chiến lược phát
17

triển doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ra nhập WTO, biện pháp hạn chế đình công lãng
công; hội thi thể dục thể thao giao lưu văn hóa văn nghệ…. nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
FDI phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời hướng tới sự quan tâm chú ý của các
nhà đầu tư nước ngoài tới tiềm năng và tới môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4.1.4. Tích cực cải thiện môi trường thu hút đầu tư.
- Cải cách hành chính phục vụ thu hút đầu tư: tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư thông qua giải quyết nhanh các thủ tục, nâng cao tính hấp dẫn của
các nhà đầu tư, tạo môi trường thân thiện, giúp các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả.
- Tỉnh đã tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế xã
hội: tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 2006-2011 là gần 14 ngàn tỷ VND; Tổng vốn đầu
tư hạ tầng hàng rào khu công nghiệp từ khi tỉnh thành lập đến hết năm 2011 là 1.245
nghìn tỷ đồng. Một số dự án như Dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường,
công suất các nhà máy cung cấp nước sạch đạt khoảng 107.500, m3/ ngày đêm;…
- Đẩy mạnh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu

tư: Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ người dân bị thu hồi đất như: hỗ trợ đất dịch vụ,
hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm trong khu công nghiệp, nhà máy…
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp: Với 53 cơ sở
đào tạo, dạy nghề, hằng năm giới thiệu trên 30 ngàn lao động, việc làm.
- Thu hút nguồn vốn ODA phục vụ cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, bao
gồm các dự án: Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc; Mở rộng hệ thống cấp
nước Mê Linh; Nâng cấp thiết bị đào tạo nghề;…
- Phát triển các khu, cụm công nghiệp: Đến hết năm 2011, trên địa bàn có 9 khu
công nghiệp, với tổng diện tích là 2.284 ha, trong đó có 6 khu công nghiệp đã thành
lập và đang hoạt động.
2.4.1.5. Ban hành chính sách thuận lợi hỗ trợ nhà đầu tư:
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng có hiệu quả chủ trương của
Đảng, chính sách của nhà nước, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư như:
Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐ ngày 28 tháng 01 năm 2002 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định
số 2475/2002/QĐ-UB ngày 09 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc
ban hành quy định ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Nghị quyết số
18

13/2004/NQ-HĐ ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về
việc Hỗ trợ đầu tư một số hạng mục hạ tầng các khu công nghiệp.
2.4.1.6. Một số cơ quan chính thực hiện marketing thu hút đầu tư của tỉnh.
Một số cơ quan đóng vai trò quan trọng, trực tiếp, tham mưu đề xuất Tỉnh ủy,
UBND tỉnh chủ trương XTĐT FDI, như:
Sở Kế hoạch và Đầu tư: có vai trò là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
tỉnh thực hiện Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực hiện dự án cải thiện
môi trường đầu tư; tham mưu các cơ chế chính sách liên quan đến thu hút đầu tư.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh là cơ quan tham mưu trực tiếp với
UBND tỉnh, tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, tổ chức tiếp xúc khi nhà
đầu tư đến tỉnh tìm hiểu môi trường đầu tư; tham mưu đề xuất cấp phép cho nhà đầu tư

nước ngoài; tổ chức tổng kết theo dõi đánh giá hoạt động FDI.
Sở Ngoại vụ: Tham mưu cho UBND tỉnh, Tỉnh ủy thực hiện công tác kinh tế
đối ngoại; tham gia tổ chức hoạt động marketing, vận động đầu tư nước ngoài; xây
dựng môi trường đầu tư phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh; tham
mưu hợp tác hữu nghị; thông tin tuyên truyền đối ngoại, quảng bá giới thiệu tiềm
năng, chính sách đầu tư tỉnh tới cộng đồng quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài.
2.4.2. Những khó khăn hạn chế.
2.4.2.1. Tỉnh chưa có văn bản mang tính chiến lược, thiếu một tầm nhìn dài
hạn, có tính hệ thống. Một số năm gần đây tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm tổ chức
thu hút đầu tư, tuy nhiên cũng chỉ có tính định hướng do hạn chế về kinh phí và thủ tục
hành chính để thực hiện.
2.4.2.2. Chưa có cơ quan chuyên trách. Tỉnh chưa có cơ quan nào được giao
đảm nhận hoàn toàn, có tính chuyên nghiệp công tác thu hút đầu tư, đặc biệt chưa có
tính “chuyên nghiệp”, bên cạnh đó sự phối kết hợp giữa các sở ban ngành, UBND các
huyện thành thị chưa nhịp nhàng.
2.4.2.3. Ngân sách dành cho công tác Marketing rất hạn chế: do chưa có
chương trình mang tính chiến lược hay kế hoạch dài hạn hoặc do việc thanh quyết toán
theo chế độ nhà nước thì khó có thể đáp ứng được với một số nội dung hoạt động
marketing thu hút đầu tư có tính đặc thù, trên thực tế rất khó triển khai.
19

2.4.2.4. Đội ngũ làm công tác Marketing còn mỏng, năng lực trình độ chuyên
môn còn hạn chế. Trong đó đặc biệt là khả năng về hội nhập kinh tế quốc tế và trình
độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung).
2.4.2.5. Môi trường thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh
chưa đồng bộ, chậm được nâng cấp, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, cảng phục
vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, hệ thống lưới điện, cung cấp nước…;
- Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực;
- Cải cách thủ tục hành chính còn chậm: Các thủ tục hành chính còn chưa thực

sự “một cửa”, còn chồng chéo, chưa có tính minh bạch, nhất quán và không ổn định
đã gây ra những khó khan cho nhà đầu tư;
- Tỉnh chưa có hệ thống cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho nhà đầu tư: Hệ
thống này bao gồm các cơ quan, chính quyền liên quan, các tổ chức dịch vụ trung
gian, chưa có sự phối hợp đồng bộ để hỗ trợ các nhà đầu tư từ khâu tiếp cận thông tin,
đến hoàn thành các thủ tục hành chính, triển khai dự án, đưa dự án đi vào hoạt động.
2.5. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn:
2.5.1. Do là tỉnh mới được tái lập năm 1997 nên chưa có điều kiện để làm
marketing mang tính chiến lược, hay có một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống.
2.5.2. Các cơ quan chức năng có liên quan đến xúc tiến đầu tư, tạo dựng hình
ảnh của tỉnh chủ yếu mang chức năng quản lý nhà nước chưa có tính hỗ trợ, dịch vụ,
tư vấn cho các nhà đầu tư.
2.5.3. Xuất phát tư tỉnh nghèo vì thế ngân sách dành cho công tác Marketing rất
hạn chế, thậm chí chứa được đầu tư đúng với vai trò của nó.
2.5.4. Cùng với tiến trình đổi mới nhanh trên đất nước ta tỉnh Vĩnh Phúc cũng
đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đội ngũ làm công tác Marketing chuyên nghiệp,
năng lực trình độ chuyên môn chưa theo kịp với sự phát triển.
2.5.5. Nguyên nhân của tình trạng môi trường thu hút đầu tư kém cạnh tranh.
- Mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng trong đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật
song do nguồn lực yếu, đầu tư dàn chải, quản lý yếu kém, chậm tiến độ, chi phí tăng
cao vì thế gây lãng phí, ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ hoàn thành các công trình
trọng điểm, không tạo được sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
20

- Trong nhưng năm gần đây tỉnh đẩy mạnh đầu tư xây dựng các loại hình đào
tạo nhưng mới chỉ đáp ứng yêu cầu về số lượng, mà chưa chú trọng về chiều sâu, chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ chuyên môn kỹ thuật
của người lao động thấp.
- Mặc dù tỉnh đã có ban hành hệ thống các văn bản thủ tục hành chính “một
cửa”, tuy nhiên khi đi vào hoạt động vẫn còn tình trạng chồng chéo, gây ra những khó

khăn, phiền hà cho nhà đầu tư.
- Do nhận thức cố hữu của các cơ quan quả lý nhà nước mà hệ thống cung cấp
dịch vụ chuyên nghiệp cho nhà đầu tư chậm hình thành, chưa đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn thu hút đầu tư.
- Tỉnh chưa có phương thức markeing phù hợp để tiếp xúc trực tiếp với các
Công ty, Tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ. Chưa tập
trung mở rộng quan hệ hợp tác với các với các Ngân hàng, Tổ chức tài chính quốc tế
lớn, các Tổ chức tư vấn xúc tiến đầu tư ở nước ngoài có uy tín để hỗ trợ trong tiếp cận
khác hành mục tiêu của mình.
- Tỉnh chưa chủ động “đặt hàng” tranh thủ sự ủng hộ hợp tác của các cơ quan,
Bộ ban ngành của Trung ương về marketing thu hút đầu tư.
- Tỉnh chưa quan tâm đến công tác tranh thủ các cơ quan truyền thông trong và
ngoài nước, các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình trong và ngoài nước để
nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
- Các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với cộng đồng các nhà đầu tư nước
ngoài đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chưa được nhiều, vẫn còn hình thức
chưa đi vào thực chất nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời tạo sức hấp
dẫn để thu hút đối với các nhà đầu tư mới.
- Chưa hình thành hoạt động nghiên cứu thị trường, đánh giá tiềm năng, thực
trạng và xu hướng đầu tư quốc tế.
- Việc cố gắng tạo dựng hình ảnh của tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn hình thức, chưa
có chiều sâu và cũng chưa tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho các nhà đầu tư.
- Các ấn phẩm thông tin, tuyên truyền chưa đa dang chưa phong phú cũng là
một nguên nhân cần đước tháo gỡ trong thời gian tới đây.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo ở trong và ngoài nước chưa mang tính chủ động,
bài bản, vẫn thường là bị động dựa váo các cơ quan trung ương.
21

CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT

ĐÂU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH.

3.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam, mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh có ảnh
hưởng tới giải pháp Marketing thu hút FDI của tỉnh trong thời gian tới.
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam
Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, trên tất cả các lĩnh kinh
tế, văn hóa, chính trị, không một quốc gia nào đứng ngoài xu hướng tất yếu này. Xu
thế toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi địa phương, quốc gia cần tranh thủ các nguồn lực bằng
cách đẩy mạnh các hoạt động marketing địa phương.
Việt Nam đã và đang hội nhập sâu, rộng hơn và trở thành một bộ phận cấu
thành, không thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế, chính trị thế giới. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh, khai thác thị trường trong nước, đặc biệt đang có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các nước các vùng lãnh thổ trong việc vận động thu hút đầu tư FDI, thì đòi hỏi
phải có một tư duy mới về phát triển marketing địa phương trên phạm vi cả nước cũng
như ở mỗi địa phương như Vĩnh Phúc.
Cuộc suy thoái kinh tế thế giới vừa qua đã làm chậm tiến độ triển khai các dự
án đầu tư nước ngoài (FDI). Theo dự báo của nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế hàng
đầu trên thế giới, sau năm 2011, thế giới ghi nhận sự phục hồi của một số nền kinh tế
lớn thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, sự ổn định của tăng trưởng kinh tế Trung
Quốc, Châu âu tuy có nguy cơ đổ vỡ tài chính do khủng hoảng nợ công của một số
nước trong khối kinh tế EU. Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới
là rất khả quan. Theo đó đầu tư FDI trên thế giới, dòng vốn đầu tư FDI trong những
năm tới vào Việt Nam tiếp tục tăng trở lại.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong những năm tới là tiếp tục thực hiện
đồng bộ các giải pháp phục vụ có hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài. Ngày 15/4/2010
Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 41-CT/TW về tăng cường công tác
ngoại giao kinh tế, trong đó xác định Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thường
xuyên, là ưu tiên hàng đầu trong ba trụ cột của công tác đối ngoại là ngoại giao chính
trị, ngoại giao kinh tế, và ngoại giao văn hóa.
22


3.1.2. Một số định hướng mục tiêu và giải pháp chung phát triển KT-XH của tỉnh
Vĩnh Phúc, có ảnh hưởng tới định hướng marketing của tỉnh.
Về định hướng phát triển kinh tế- xã hội, Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ
XV, nêu rõ: “Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền
vững; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế,
khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển”; “phấn đấu đến năm 2015
cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”.
Đến năm 2015, Tỉnh phần đấu mục tiêu về kinh tế có tốc độ tăng trưởng đạt
bình quân đạt 14-15%/năm. Quy mô GDP đến 2015 đạt khoảng 86-86 nghìn tỷ đồng
(4-4,5 tỷ USD); GDP bình quân đầu người đạt khoảng 75 triệu đồng (3.500 – 4.000
USD); Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 61-62%; dịch vụ 31-
32% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 6,5-7%; Tỷ lệ huy động GDP vào
ngân sách nhà nước hàng năm đạt 22-25%; Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội: 142.000 – 145.000 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu: 3 - 3,5 tỷ USD.
Như vậy, trong những năm tới, để phát huy hết tiềm năng lợi thế của tỉnh và
phấn đấu đạt được và vượt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, đòi hỏi sự nỗ
lực lớn của nhân dân và các cấp chính quyền trong tỉnh. Một trong những nhiệm vụ để
đáp ứng yêu cầu đó nhanh là phải huy động một lượng lớn kinh phí đầu tư cho phát
triển, trong đó thu hút được doanh nghiệp ngoài nước (FDI).
3.2. Quan điểm, phương hướng về marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của tỉnh.
- Trong những năm tới tiếp tục đẩy mạnh marketing phục vụ thu hút nguồn vốn
FDI, để vừa tranh thủ nguồn vốn đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh, vừa
tranh thủ công nghệ tiên tiến hiện đại, kinh nghiệm và phương pháp quản lý tiên tiến,
góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao trình độ công nhân, người lao
động có trình độ tay nghề cao.
- Marketing thu hút đầu tư của tỉnh cần tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn
có thứ hạng trên thế giới về tiềm lực tài chính, công nghệ cao; xuất đầu tư cao; chú

trọng vào thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ở Trung ương để kết hợp hoạt động vận
động đầu tư ở trong nước với các hoạt động vận động ở nước ngoài; Tăng cường quan

×