Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp tư nhân xây dựng phúc anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.31 KB, 73 trang )

Lời cám ơn
Qua 4 năm học tập tích lũy kiến thức trên ghế giảng đường và trải qua 3
tháng tiếp xúc thực tế tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh, nay em đã
có được kết quả mong đợi là hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp thể hiện vốn
kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh
Doanh cũng như quí thầy cô trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua. Đây là niềm tin, là cơ sở
vững chắc để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cám ơn cô Phan Thị Thanh Thủy đã hướng dẫn tận tình và bổ
sung cho em những kiến thức còn thiếu để em hoàn thành luận văn trong thời
gian nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân xây dựng
Phúc Anh các cô chú, anh chị ở các phòng ban trong doanh nghiệp. Đặc biệt là
các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài vụ, phòng Kinh doanh tổng hợp và
phòng Tổ chức hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những
tài liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình đúng thời hạn,
đúng yêu cầu
Sau cùng, em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quí thầy cô trường Đại học
Kinh tế Huế , Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang công tác tại
doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh, chúc doanh nghiệp luôn thành công
trên mọi lĩnh vực kinh doanh.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN THỦY
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2


Đối tượng nghiên cứu 2
Phạm vi không gian 2
Phạm vi thời gian 2
1.1 Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4
1.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 5
1.1.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 7
1.1.3.5 Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động 12
1.1.4 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 13
1.1.5 Phương pháp nghiên cứu 14
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh tỉnh Thừa Thiên Huế 16
2.1.1 Quá trình hình thành 16
2.1.2 Qúa trình phát triển 16
2.1.3 Chức năng kinh doanh 17
2.1.4 Tình hình nhân sự của công ty qua 3 năm 17
2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý 17
2.1.7. Thuận lợi và khó khăn 22
2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 23
2.2.2 Phân tích tình hình chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 31
2.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 36
2.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 42
2.2.5 Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 47
2.3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc
Anh 51
2.3.2 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 51
2.3.3 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 54
2.3.4 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất 55
2.4 Phân tích khả năng sinh lợi và tốc độ chu chuyển của vốn lưu động 55
2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh
56
2.4.1.1 Phân tích tình hình công nợ 56

2.4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán 58
2.5 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân xây dựng
Phúc Anh 60
2.5.1 Thuận lợi 60
2.5.2 Hạn chế 61
3.1 Nâng cao chất lượng các công trình xây dựng 63
3.2 Tập trung duy trì và phát triển mạnh lĩnh vực hoạt động truyền thống 63
3.3 Nâng cao tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp 64
3.4 Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh doanh 64
3.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing 65
I. Kết luận 66
II. Kiến nghị 67
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VLĐ : Vốn lưu động
DT : Doanh thu
GTTL : Giao thông thủy lợi
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
ĐVT : Đơn vị tính
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
TS : Tài sản
VCSH : Vốn chủ sở hữu
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 19
Bảng 2: Tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 - 2012 25

Bảng 3: Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 33
Bảng 4: Tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 - 2012 37
Bảng 5: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 43
Bảng 6: Phân tích khả năng sinh lời 49
Bảng 7: Kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh 52
Bảng 8: Phân tích tình hình công nợ 57
Bảng 9: Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 59
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu hội nhập về kinh tế, đặc biệt là
việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh
nghiệp Việt Nam vào một môi trường kinh doanh mới đầy tính cạnh tranh và thử
thách. Và đó cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên
trường quốc tế.
Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, cạnh
tranh gay gắt các doanh nghiệp phải tạo được một chỗ đứng trên thương trường.
Và một trong những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, các
doanh nghiệp phải xác định được phương hướng, mục tiêu, phương pháp sử
dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp và cần phải xác định được các nhân tố
ảnh hưởng cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết đối
với mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh,
sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của
mình, xác định được nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát
hiện và khai thác các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện
pháp để khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó có thể đề

ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho kỳ sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
Vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích hoạt động kinh
doanh, em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
1
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt
được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng
vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhất là tìm ra những hạn chế tồn tại
trong doanh nghiệp và nguyên nhân của nó. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục,
định hướng kinh doanh cho kỳ tới, giúp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và
phát huy các tiềm lực của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2010
đến năm 2012. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho
những năm sau.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm các nội dung sau:
- Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và
lợi nhuận.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn
- Phân tích khái quát tình hình tài chính
Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại doanh nghiệp tư nhân Phúc anh, địa
chỉ 324 đường Điện Biên Phủ thành phố Huế
Phạm vi thời gian
- Trực tiếp thâm nhập thực tế tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc
Anh trong khoản thời gian ngắn, bắt đầu từ ngày 22/10/2013 và kết thúc vào
ngày 22/12/2013.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
2
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
- Thu thập số liệu trong khoản thời gian 3 năm: 2010, 2011, 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp chỉ số
- Và một số phương pháp khác
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
3
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh
1.1.1.1Khái niệm
Phân tích hiêụ quả hoạt động kinh doanh là việc đi sâu nghiên cứu theo
yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các
thông tin kinh tế bằng phương pháp phân tích thích hợp, so sánh số liệu và phân

giải mối liên hệ nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn
tiềm năng cần được
khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải
thiện các hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với
điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh
doanh cao hơn.
1.1.1.2. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng và hạn chế trong hoạt
động kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh, dù ở bất kỳ doanh nghiệp nào, hình thức hoạt
động nào cũng không thể sử dụng hết những tiềm năng sẵn có trong doanh
nghiệp mình, đó là những khả năng tiềm ẩn chưa phát hiện được.Chỉ có phân
tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới giúp các nhà quản lý phát hiện
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
4
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
và khai thác những khả năng tiềm tàng này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn. Thông qua đó, các nhà quản lý còn tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của
các vấn đề phát sinh và từ đó có những giải pháp, chiến lược kinh doanh thích
hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Là cơ sở đề ra quyết định kinh doanh.
Thông qua các chỉ tiêu trong tài liệu phân tích mà cho phép các nhà quản trị
doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng và mặt mạnh, hạn chế của doanh
nghiệp mình.
Trên cơ sở đó,doanh nghiệp ra những quyết định đúng đắn cùng với các
mục tiêu chiến lược kinh doanh.Vì vậy, người ta xem phân tích hoạt động kinh doanh
như là một hoạt động thực tiễn vì phân tích luôn đi trước quyết định kinh doanh.
- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh:

Kinh doanh, dù trong bất cứ vĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào thì đều
có rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn thì mỗi doanh nghiệp
phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích, dựa
trên những tài liệu đã thu thập được thì doanh nghiệp có thể dự đoán các điều
kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong doanh
nghiệp như phân tích về: tài chính, lao động, vật tư, trang thiết bị, …. có trong
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải phân tích các điều kiện tác động
từ bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, … Trên cơ sở phân
tích các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dự
đoán được rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và đề ra phương án phòng ngừa.
1.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập, do đó đã tạo ra những thời cơ và
thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.Để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp phải biết tận dụng thời cơ, vượt qua những khó khăn thách thức trước mắt,
từng bước xác định vị thế của mình trên thương trường. Và điều quan trọng đối
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
5
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
với mỗi doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển
cho doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động có hiệu quả
mà hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật
lực, tiền vốn, …) để đạt được mục tiêu xác định của doanh nghiệp. Mục tiêu sau
cùng của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận. Khi kinh doanh có lợi nhuận,
doanh nghiệp có thể đảm bảo cho quá trình tái đầu tư mở rộng sản xuất và cũng
đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một tế
bào của xã hội, vì vậy khi doanh nghiệp phát triển cũng góp phần thúc đẩy xã
hội phát triển. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và mở
rộng thị trường
Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn
tại và phát triển, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tạo cho mình ưu thế
để cạnh tranh. Ưu thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá bán, cơ cấu hoặc
mẫu mã sản phẩm, ….
Trong giới hạn về khả năng các nguồn lực, doanh nghiệp chỉ có thể thực
hiện điều này bằng cách tăng khả năng khai thác các nguồn lực trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: Doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ
sử dụng máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp
nhằm thu hút khách hàng.
Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động trong cạnh tranh và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng
thị trường, ngược lại, mở rộng thị trường góp phần tăng khả năng tiêu thụ và khả
năng sử dụng các nguồn lực sản xuất, tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
6
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo đời sống cho người lao động
trong doanh nghiệp.
Đối với mỗi người lao động, tiền lương là phần thu nhập chủ yếu nhằm duy
trì cuộc sống của họ. Do đó, phấn đấu để tăng thêm thu nhập của người lao động
trong doanh nghiệp luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Vì doanh
nghiệp có thể sử dụng tiền lương như một công cụ để nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Thu nhập ngày càng cao, càng ổn định cùng với các khoản tiền thưởng sẽ
tạo nên sự tin tưởng và tinh thần hăng say lao động trong toàn doanh nghiệp,
đồng thời việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm lao động bằng cách trừ vào

lương sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người. Từ đó nâng cao
năng suất lao động trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngày nay, mục tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận.Các doanh nghiệp hoạt động phải có lợi nhuận và đạt lợi nhuận càng cao
càng tốt, đồng nghĩa với việc đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Đây là vấn đề trọng tâm của mỗi doanh nghiệp và trở thành điều kiện
sống còn để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thương trường.
1.1.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh
trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề
phức tạp và có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối
tượng lao động, . v.v…
Bởi vậy khi phân tích phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như: kết quả sản xuất kinh
doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lợi của vốn, ….
1.1.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
a. Chỉ tiêu doanh thu
- Khái niệm: Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ
kinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa - dịch vụ, từ hoạt động tài
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
7
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
chính, hoạt động bất thường … Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan
trọng phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua nó chúng ta
có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
· Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
· Doanh thu từ hoạt động tài chính
· Doanh thu từ hoạt động bất thường
b. Chỉ tiêu chi phí

Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa, nó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt
động kinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả
kinh doanh nhất định. Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh vì chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
c. Chỉ tiêu lợi nhuận
- Khái niệm: Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra
giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là
chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu
chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu lợi nhuận
Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận
cấu thành sau đây:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
8
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác.
- Tỷ suất lợi nhuận
· Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính
trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc tổng
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng doanh thu thuần cộng thu

nhập hoạt động tài chính và thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo.
· Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này dùng đểđánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh
nghiệp (hoặc tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng tài sản
của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
· Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp và được xác định bằng công thức:

Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 1 đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu
được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao - chứng tỏ hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
9
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
Kết quả đầu ra, có thể được tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng, doanh
thu, lợi nhuận, … Chi phí đầu vào có thể được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành
sản xuất, giá vốn hàng bán, giá thành toàn bộ, tư liệu lao động, đối tượng lao
động, vốn cố định, …
1.1.3.3 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của các đơn vị kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản
xuất – kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản
xuất – kinh doanh, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả
sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất.
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu
phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự
tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài vật lực, phù hợp với
hiệu quả kinh tế nói chung. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Hv = G / V
Trong đó: Hv là hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ phân
tích của doanh nghiệp.
G là sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ
V là vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Theo công thức trên, HV càng lớn - chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Muốn tăng hiệu quả sử dụng vốn
cần phải tăng giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu bán hàng. Mặt
khác phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần
tập trung các biện pháp sau :
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
10
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
- Giảm tuyệt đối những bộ phận vốn thừa, không cần dùng
- Đầu tư hợp lý về tài sản cốđịnh
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động
- Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu

- Nâng cao năng suất lao động
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá bán, tăng khối lượng sản phẩm
hàng hóa tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
1.1.3.4 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất
Các chỉ tiêu về lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp là một hình thức đo lường, đánh giá thành tích của doanh nghiệp
sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, tổng số tiền lãi tính bằng số
tuyệt đối chưa thể đánh giá được đúng đắn chất lượng tổ chức, quản lý sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn
sẽ thu được tổng số tiền lãi lớn hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn.
Vì vậy, cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh
lời của vốn sản xuất, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Mức doanh lợi theo vốn sản xuất được xác định bằng công thức:
Mức doanh lợi theo vốn sản xuất
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số vốn sản xuất bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng về tiền lãi. Chỉ tiêu này
càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất càng cao.
Mức doanh lợi theo vốn lưu động
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
11
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
1.1.3.5 Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không

ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như tiền, nguyên
vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở về
hình thái tiền tệ. Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất kinh doanh,
vốn lưu động cũng biến đổi liên tục, theo chu kỳ qua các giai đoạn: dự trữ - sản
xuất – tiêu thụ.
Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định kể từ lúc bắt đầu bỏ
tiền ra mua nguyên vật liệu và yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ số vốn
đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hóa. Do vậy, khi phân tích
tốc độ chu chuyển vốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay vốn lưu động
- Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
* Phân tích chỉ tiêu hệ số luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
H = G / Vlđ
Trong đó: H là số lần luân chuyển vốn lưu động.
G là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Vlđ là vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn lưu động dùng vào sản xuất kinh
doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ.
b. Độ dài bình quân của một lần luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
N = T / H
Trong đó: N là số ngày của một lần luân chuyển vốn lưu động của
doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
12
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
T là thời gian theo lịch của kỳ phân tích tính theo ngày. Qui
ước: một tháng có 30 ngày, một quí có 90 ngày, một năm có 360 ngày.

H là số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ phân tích.
Chỉ tiêu này phản ánh, mỗi một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân
tích hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng quay vốn
lưu động càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
1.1.4 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.4.1 Phân tích tình hình công nợ
a. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn
Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ,
khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn.
Điều đó tạo cho doanh nghiệp chủđộng về vốn đảm bảo cho quá trình kinh
doanh thuận lợi. Ngược lại, tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình
trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa kéo dài, đơn vị mất đi tính chủ động
trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽ
dẫn đến tình trạng phá sản.
b. Vòng luân chuyển các khoản phải thu
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, và được xác định bằng công thức:
Vòng quay các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
c. Kỳ thu tiền bình quân
Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là
để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
13
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
Kỳ thu tiền bình quân
=
Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng quay các khoản phải thu
1.1.4.2 Phân tích khả năng thanh toán
a. Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Tỷ lệ thanh toán hiện hành
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn thu
Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (là các
khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh
doanh bình thường). Hệ số này xấp xỉ 1 thì doanh nghiệp có thể đủ khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp được
đánh giá là tốt. Tuy nhiên tỷ lệ này còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và
chu kỳ hoạt động của từng doanh nghiệp.
b. Tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ lệ thanh toán nhanh thể hiện giá trị của các khoản vốn bằng tiền,
khoản đầu tư ngắn hạn và khoản phải thu khách hàng có thể thanh toán được
bao nhiêu phần trăm các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho ) / Nợ ngắn hạn
1.1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán,
bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài
chính, …do phòng Kế toán doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh thành phố
Huế cung cấp và một số tài liệu khác do phòng kinh doanh tổng hợp, phòng tổ
chức hành chính của công ty cung cấp.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
14
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp những kiến thức
đã học ở trường, trên sách báo, tạp chí có liên quan. Đồng thời kết hợp với việc

tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán, phòng
kinh doanh tổng hợp và phòng tổ chức hành chính của công ty về các vấn đề
nghiên cứu.
1.1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu
Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh,
phân tích chi tiết, phân tích tỷ lệ, ….Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ
yếu trong chuyên đề này là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ
giữa các con số.
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt
động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời
gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc
so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa
chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối
hoặc tương đối hoặc số bình quân; nội dung thực hiện phân tích so sánh:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy được
xu hướng phát triển, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng
thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số
lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán
liên tiếp.
Ngoài ra còn tham khảo sách báo, lên mạng internet, … để thu thập một số
thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
15
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG PHÚC ANH
THÀNH PHỐ HUẾ

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh tỉnh Thừa
Thiên Huế
2.1.1 Quá trình hình thành
- Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh được thành lập theo giấy phép
đăng ký kinh doanh số 3101000454. Do sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thừa Thiên
Huế,cấp ngày 08/07/2002 số tài khoản 421104000228 tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chợ Mai Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh là một đơn vị hạch toán độc
lập có con dấu, có hệ thống tài khoản riêng phù hợp với phương thức hạch toán
theo đều lệ và quy chế của sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế .
- Tên giao dịch : Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh có vốn ban đầu
là 500.000.000 đồng,trong đó vốn lưu động 400.000.000 đồng vốn cố định
100.000.000 đồng.
2.1.2 Qúa trình phát triển
- Ban đầu Doanh Nghiệp chỉ là một đội xây dựng nhỏ những đã không ngừng
phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường và hoạt động ngày càng hiệu quả,vì vậy sau hai năm đi vào hoạt động, đơn
vị từng bước đi vào ổn định và phát triển và trở thành Doanh Nghiệp.Doanh nghiệp
đã không ngừng lớn mạnh và đã đứng vẫn trên thị trường thể hiện qua chỉ tiêu về
tình hình nhân sự sau hai năm đi vào hoạt động, Doanh nghiệp đã có hơn 170 các
cán bộ công nhân viên,trong đó 10 người có trình độ đại học,cao đẳng,12 người có
trình độ trung cấp,và hơn 148 công nhân kỹ thuật lành nghề.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
16
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
- Có thể nói Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh là một đơn vị đang
trên đà phát triển ngày càng mạnh.Tuy nhiên để có thể đứng vẫn trên thị
trường,Doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh,khả năng chiếm lĩnh thị trường và luôn tìm cách nắm bắt cơ hội phát
triển để tự khẳng định mình

2.1.3 Chức năng kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh chuyên xây dựng dân
dụng,công nghiệp,giao thông thủy lợi,các trạm biến áp điện,đường dây trung hạ
thế,và thiết bị bưu chính viễn thông…
2.1.4 Tình hình nhân sự của công ty qua 3 năm
- Ở Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh ban đầu là một đơn vị
nhỏ,vốn ban đầu chỉ là 500.000.000 đồng,trong đó vốn lưu động 400.000.000
đồng,vốn cố định là 100.000.000 đồng.Doanh thu chỉ có 700.000.000 đồng
nhưng qua mười năm hoạt động Doanh nghiệp không ngừng phấn đấu nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh cạnh tranh trên thị trường và hoạt động ngày càng
có hiệu quả,và Doanh nghiệp biết khai thác nguồn vốn lưu động vì vậy vốn ban
đầu chỉ có 500.000.000 đồng nay đã lên đến 21.000.000.000 đồng và nguồn vốn
lưu động đã lên đến 17.000.000.000 đồng và vốn cố định 4.000.000.000 đồng và
doanh thu 139.276.531.000 đồng.
2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý
- Tổ chức bộ máy quản lý tại Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
17
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp
 Giải thích mối quan hệ
* Quan hệ trực tuyến
* Quan hệ đối chiếu
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
18
Giám Đốc
Phòng tổ chức hành
chính
Phòng kế toán
hành chính

Phòng kỹ
thuật thi
công
Các tổ độiXưởng cơ khí
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
32.250.747 37.718.224 72.588.208 5.467.477 16.95 34.869.985 92.45
Lợi nhuân từ hoạt
động kinh doanh
1.732.648 3.224.290 11.073.180 1.491.642 86.09 7.848.890 243.43
Lợi nhuân trước
thuế
1.680.514 3.215.413 11.476.929 1.534.899 91.34 8.261.516 256.93
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
462.871 999.474 1.834.070 536.603 115.93 834.597 83.50
Lợi nhuận sau
thuế
1.217.643 2.215.939 9.642.859 998.297 81.99 7.426.920 335.16
(Nguồn: báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân xây dựng Phúc Anh giai đoạn 2010 – 2012)
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
19
GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
Chú thích: Bảng tính thuế thu nhập doanh nghiệp

ĐVT: 1000đ
Năm
LN trước
thuế
Điều chỉnh
tăng
Điều chỉnh
giảm
Thu nhập
chịu thuế
Thuế
suất
Thuế TNDN
2010
1.680.514 - -54,806 1.625.708 28% 455.198
2011
3.215.413 832.171 -123.900 3.923.684 28% 1.098.632
2012
11.476.929 - -9.853.357 1.623.572 28% 454.600
SVTH: Nguyễn Văn Thủy
20

×