Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam và các giải pháp vượt qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 89 trang )






LUẬN VĂN:

Các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng
thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam và các giải
pháp vượt qua





LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2006 được đánh giá là một năm có rất nhiều thay đổi đối với nền kinh tế
Việt Nam nó được đánh dấu bằng rất nhiều sự kiện quan trọng như tháng 11/2006
Việt nam chính thúc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc
tế.Tháng 12/2006 Mỹ kí hiệp định bình thường hoá vĩnh viễn quan hệ thương mại
quốc tế với Việt Nam.Những sự kiện quan trọng này đã mở ra một triển vọng mới
cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho Việt Nam đây cũng là cơ hội và thách
thức cho kinh tế Việt Nam.
Hiện tại Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển giá trị ngành nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân và ngành thuỷ sản trong
những năm qua đã góp phần không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc dân vào giá trị xuất
khẩu chung của nền kinh tế. Đây cũng là một ngành kinh tế của Việt Nam phát triển
trên thị trường nước ngoài rất sớm và cũng rất thành công nó được đánh giá là một
ngành kinh tế thâm nhập sâu vào thị trường thế giới tiếp thu được những thành tựu
khoa học kĩ thuật hiên đại, đồng thời áp dụng nhiều tiêu chuẩn kĩ thuật của thuỷ sản


thế giới để đáp ứng đòi hỏi của thị trường các nước nhập khẩu.
Theo thông tin từ Bộ thương mại xuất khẩu năm 2006 xuất khẩu Việt Nam đã
đạt được kỉ lục mới với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 39,5 tỷ USD.Với 8 mặt
hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD thì mặt hàng thuỷ sản đứng vị trí thứ
4.Trong đó thị trường của ngành này là Nhật Bản, Mỹ,EU, Nga, Hàn Quốc, Trung
Quốc… đều là những thị trường lớn và là đối tác quen thuộc thường xuyên của Việt
Nam.
Đối với thị trường Mỹ đây được đánh giá là một thị trường tiềm năng, thị
trường Mỹ là một thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản lớn do vậy mở ra triển
vọng cho ngành thuỷ sản Việt Nam thâm nhập khẳng định mình trong thị trường
này.Tuy nhiên thị trường Mỹ cũng là một thị trường tương đối phức tạp khó tính
với những chính sách bảo hộ ,tiêu chuản kĩ thuật khắt khe.Trong một vài năm gần
đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này tăng đáng kể nó cũng trở
thành một thị trường có vị trí quan trọng đối với ngành thuỷ sản Việt Nam .Tuy
nhiên thị trường Mỹ cũng là một thị trường rất khó tính và phức tạp với những
chính sách bảo hộ ,những tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe, trong một vài năm liên tiếp
ngành thuỷ sản của chúng ta gặp khó khăn bởi những rào cản thương mại của Mỹ
tiêu biểu là hai vụ kiên cá tra cá ba sa và vụ kiện tôm đã để lại những bài họcvà kinh
nghiệm quý giá cho ngành khi xuất khẩu sang thị trường này.Chín vì vậy để hàng
thuỷ sản Việt Nam có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường ,vượt qua các rào cản
về thương mại tránh được những rủi ro đáng tiếc như sự kiện vụ kiện cá tra ba sa và
tôm bán phá giá trên thị trường Mỹ em xin chọn đề tài:
"Các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt
Nam và các giải pháp vượt qua”.
Phạm vi và đối tượng của đề tài là tìm hiểu các rào cản thương mại của thị
trường Mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu trong đó có thuỷ sản nhập khẩu từ thị
trường Việt Nam,các số liệu tổng hợp từ 1990 đến 2006.Qua những hiểu biết của thị
trường em xin kiến nghị một số giải pháp để giúp cho ngành thuỷ sản Việt Nam có
thể vượt qua rào cản tăng kim ngạch xuất khẩu đông thời tránh những rủi ro do rào
cản thương mại của thị trường Mỹ.

Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là phương pháp
logic,phương pháp tổng hợp ,phương pháp thống kê,và một số phương pháp khác
…đồng thời em còn kết hợp những thông tin thu thập từ sách báo, tạp chí các đề tài
nghiên cứu có liên quan cùng những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập để
phân tích tình hình thực tế nhằm rút ra những nhận xét mang tính chất khách quan
từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề đặt ra.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I:Những vấn đề lý luận về rào cản thương mại
Chương II:Thực trạng về các loại rào cản thương mại đối với hàng thuỷ sản
của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Chương III: Các giải pháp vượt qua rào cản thương mại để xuất khẩu thuỷ
sản vào thị trường Mỹ.













CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI.

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI.
1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI.

Rào cản thương mại là những quy định về thuế quan và phi thuế quan,quy định
về kĩ thuật nhằm hạn chế về di chuyển hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia gây bóp
méo thương mại.
1.1.2. CÁC HÌNH THỨC CỦA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI.
1.1.2.1. RÀO CẢN THUẾ QUAN.
 Khái niệm.
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi một đơn vị hàng hoá xuất khẩu hay
nhập khẩu của mỗi quốc gia .
 Phân loại thuế quan.
Thuế quan có thể được chia làm 3 loại:
 Thứ nhất: thuế quan do chính phủ đánh vào hàng hoá xuất khẩu của
mình được gọi thuế quan xuất khẩu.
 Thứ hai:thuế quan mà chính phủ một nước đánh vào hàng hoá được
chuyển qua ngang lãnh thổ nước đó trước khi đến đích cuối cùng gọi là
thuế quá cảnh.
 Thứ ba: thuế quan mà chính phủ một nước áp dụng đối với hàng hoá
nhập khẩu vào nước đó gọi là thuế quan nhập khẩu.
 Ưu nhược điểm của việc sử dụng hàng rào thuế quan.
 Ưu điểm:thuế quan nhập khẩu tạo ra hàng rào bảo hộ giúp các nhà sản
xuất trong nước chống lại nhập khẩu từ bên ngoài do thuế nhập khẩu
làm tăng chi phí của hàng hoá nhập khẩu. Đồng thời thuế tạo ra nguồn
thu cho ngân sách chính phủ.
 Nhược điểm : do phải trả giá cao hơn cho đối với hàng nhập khẩu đo
đó dẫn tới tiêu dùng giảm và cũng làm giảm lợi ích xã hội
1.1.2.2.HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN.
 Khái niệm.
Hệ thống phi thuế quan trong thương mại, đôi khi cũng được gọi là rào cản phi
thuế quan, rào cản kỹ thuật, là một trong những biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ
người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước
 Phân loại .

 Hạn ngạch: hay hạn chế số lượng là biện pháp quy định số lượng
hàng hoá được đưa vào hay đưa ra khỏi một nước trong một quãng
thời gian nhất định.
 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện:là một biện pháp mà hạn chế xuất
khẩu mà theo đó một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu
phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình nếu không
họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.Hình thức này thường
được áp dung riêng với từng quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn ở
một mặt hàng nào đó.
 Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật: đó là những quy định về tiêu
chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động ,bao bì đóng gói , đặc biệt
là các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm,vệ sinh phòng dịch đối với động
thực vật tươi sống,tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái đối với
các máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ…
 Trợ cấp xuất khẩu: chính phủ có thể áp dụng biện pháp trợ cấp trực
tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong
nước.Bên cạnh đó chính phủ còn có thể thực hiện một khoản vay ưu
đãi với bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm
của nước mình sản xuất ra. Đây chính là các khoản tín dụng viện trợ
mà chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng khi cho các
nước phát triển vay( thường kèm theo điều kiện).
Ngoài ra còn có một số công cụ khác như:
 Các loại thuế và phí trong nước
 Các quy định và thủ tục hải quan
 Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường liên quan đến cạnh tranh
 Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung)
 Các thực tiễn về mua sắm của Chính phủ
 Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu
 Quy định hoặc chi phí về vận chuyển
 Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)

 Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hoặc người lao
động
 Các công cụ bảo hộ thương mại (chống bán phá giá, thuế đối kháng,
quyền tự vệ)
 Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng hàng rào phi thuế quan
Ưu điểm:
Hạn ngạch
Đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, mang lại thu nhập cho chính phủ và
không có tác dụng hỗ trợ các loại thuế khác.Hạn ngạch mang tính chắc chắn hơn
thuế quan trong vẩn đề bảo hộ cán nhà sản xuất nội địa ưa thích vì làm cho giá hàng
sản xuất nội địa cao tăng lên và cho phép các nhà sản xuất trong nước thực hiện quy
mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn trong điều kiện thương mại tự do.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Không đặt ra sự hạn chế số lượng xuất khẩu như hạn ngạch mà đòi hỏi quốc gia
xuất khẩu phải hạn chế một cách ‘tự nguyện’ xuất khẩu sang nước mình nên tránh
được một số tiêu cực trong việc xin hạn ngạch xuất khẩu
Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật
Đặt ra nhằm đáp ứng cuộc sống của con người xuất phát từ đòi hỏi thực tế đảm
bảo yêu cầu chất lượng cuộc sống sức khoẻ của người tiêu dùng .Về mặt kinh tế những
quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước.
Trợ cấp xuất khẩu
Sẽ giúp cho các nhá sản xuất trong nước có điều kiện thuận lợi phát triển sản
xuất giúp cho họ có được những khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh
quốc tế. Trợ cấp xuất khẩu thực sự có ích khi dùng vào những mục đích nhất định.
Đồng thời một số biện pháp bảo hộ thực sự xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống
xã hội thể hiện trình độ văn minh thương mại như đố với những tiêu chuẩn kĩ thuật
đặt ra với hàng nhập khẩu.
Nhược điểm:
Các loại rào cản này đều nhằm mục đích hạn chế số lượng hàng nhập khẩu do
đó dẫn tới khan hiếm hàng hoá nhập khẩu,giá cả tăng,giảm sức mua trong nướcvà

dẫn đến lợi ích xã hội giảm. Cụ thể:
Hạn ngạch hạn chế số lượng hàng nhập khẩu nên sẽ làm cho giá hàng nội địa
tăng lên làm giảm sức mua , lãng phí nguồn lực của xã hội .Có thể dẫn đến tiêu cực
khi “xin” hạn ngạch nhập khẩu
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng có tác động kinh tế như tác động của hạn
ngạch nó cũng dẫn đến vấn đề giảm sức mua,giảm nguồn lực xã hội .
Những quy định về tiêu chuản kĩ thuật có thể dẫn đến hạn chế và làm méo mó
dòng vận động của hàng hoá trên thị trường thế giới.Hiện nay có đến 1/3 khối lượng
buôn bán quốc tế gặp trở ngại do có quá nhiều tiêu chuẩn mà các quốc gia đặt ra.
Trợ cấp xuất khẩu:sẽ làm mức cung thị trường nội địa giảm do mở rộng quy
mô sản xuất ,giá cả thị trường nội địa tăng lên, người tiêu dùng trong nước sẽ bị
thiệt một khoản tiền nhất định. Chi phí ròng của xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc
khuyến khích xuất khẩu gây thiệt hại cho xã hội gồm có chi phi nội địa tăng lên do
sản xuất thêm nhiều sản phẩm và chi phí do giảm mức tiêu dùng trong nước .
1.2. CÁC LOẠI RÀO CẢN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ
1.2.1. RÀO CẢN THUẾ QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP
KHẨU.
Biểu thuế nhập khẩu (hay còn gọi là biểu thuế quan) HTS hiện hành của Hoa
Kỳ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có
hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989. Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ
được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác
Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tai Bruxen. Mức thuế nhập khẩu của
Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm.
 Các loại thuế :
 Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ
lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá
nhập khẩu. Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương
vị đóng gói không quá 3 kg/gói là 6,4%.
 Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông
sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại

thuế này chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.
Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi
trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập
khẩu trong năm. (Xem thêm phần về Thuế Thời vụ dưới đây.)
 Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số
lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản. Ví dụ thuế suất
MFN đối với nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg
+ 20%.
 Thuế theo hạn ngạch: Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho
phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn
ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu.
Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng đối với số lượng trong hạn ngạch bình
quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn ngạch trung
bình là 53%. Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các sản
phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường. Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng
đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối
với số lượng vượt hạn ngạch trung bình là 53%. Thuế hạn ngạch hiện nay
đang được áp dụng với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm
đường.
 Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo
thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004
đối với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31
tháng 3 là 1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là
1,80 USD/m3, và ngoài những thời gian trên được miễn thuế.
 Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa kỳ là
áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất
nhập khẩu càng cao. mức thuế FMN đối với cá tươi sống hoặc ở dạng philê
đông lạnh là 0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4%
đến 6%. Loại thuế này cá tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và
hàng sơ chế hơn là hàng thành phẩm.

 Luật Thuế:
 Luật Thuế năm 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào
Hoa Kỳ, bảo vệ chống lại việc nhập khẩu hàng giả. Đến nay nhiều điều
khoản của luật này vẫn còn hiệu lực, song thuế suất đã được nhiều lần sửa
đổi và hạ xuống nhiều.Luật Thuế năm 1930 quy định tất cả hàng hoá nhập
khẩu có xuất xứ ngoại quốc phải được đánh dấu nước xuất xứ bằng tiếng
Anh, phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá được, ghi ở chỗ dễ nhìn thấy trên bao
bì. Việc xác định xuất xứ là rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước
đang phát triển hoặc những nước đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ sẽ
được hưởng thuế suất thấp hơn. Quy định này chỉ bắt buộc với sản phẩm
hoàn chỉnh, khi nhập vào Hoa Kỳ có thể bán thẳng cho người tiêu dùng.Hàng
nhập khẩu vi phạm quy định ghi nhãn xuất xứ sẽ bị Hải quan giữ lại. Hải
quan có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm quy định ghi nhãn
xuất xứ bằng 10% trị giá hàng hoá, trừ phi hàng đó được tái xuất, tiêu huỷ
hoặc ghi nhãn xuất xứ dưới sự giám sát của Hải quan.
 Luật Thương mại năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động buôn
bán. Luật có nhiều điều khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công
nghiệp Hoa Kỳ bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu.
 Hiệp định Thương mại năm 1979: Bao gồm các điều khoản về sự bảo trợ của
Chính phủ về các rào cản kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và
thuế chống hàng thừa, ế.
 Luật tổng hợp Thương mại và Cạnh tranh năm 1988: Luật này uỷ nhiệm
Tổng thống Hoa Kỳ tham gia vòng đàm phán Uruguay, đồng thời thiết lập
thủ tục đặc biệt cho phép Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với
các quyết định không chịu mở cửa cho hàng hoá Hoa Kỳ vào và vi phạm
Quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.
 Quy định mới của Hải quan Hoa Kỳ về việc đặt cọc tiền thuế đối với hàng
nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá khi xuất sang thị trường này. Theo
quy định mới, khoản tiền đặt cọc sẽ tương đương với giá trị thuế chống bán
phá giá tính trên tổng lượng hàng mà một công ty nhập khẩu (từ nước bị áp

thuế) trong vòng 12 tháng.
 Tu chính án Byrd: Với tên gọi chính thức “Luật đền bù phá giá và trợ giá tiếp
diễn 2000”, hàng năm “Tu chính án Byrd” cho phép trực tiếp rót các khoản
tiền thu được từ việc áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ giá cho
các công ty Hoa Kỳ đã tham gia khởi kiện bán phá giá để đòi phải áp đặt các
loại thuế này. Tu chính án Byrd khuyến khích các nhà sản xuất của Hoa Kỳ
khởi xướng các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá, vì họ biết rõ
rằng họ sẽ “đủ tư cách” để nhận các khoản phân bổ từ tiền thuế thu được.
Ngày 21/12/2005, Thượng viện Hoa Kỳ đã biểu quyết thông qua việc bãi bỏ
Tu chính án Byrd, nhưng phải sau 2 năm nữa hiệu lực của Tu chính án Byrd
này mới thực sự bị xoá bỏ.
 Luật uu đãi thương mại Andean (Andean Trade Preference Act - ATPA)
được ban hành tháng 12 năm 1991 nhằm hỗ trợ các nước Bolivia, Colombia,
Ecuador và Peru trong cuộc chiến chống sản xuất và buôn lậu ma tuý bằng
cách phát triển kinh tế. Theo Luật này, hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ
những các nước Adean vào Hoa Kỳ được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu,
trong đó có khoảng 6.300 sản phẩm được miễn thuế hoàn toàn.ATPA được
thay thế bằng Luật Xúc tiến Thương mại và Xoá bỏ Ma tuý (ATPDEA) được
ban hành tháng 8 năm 2002 là một phần của Luật Thương mại năm 2002.

 Luật Hỗ trợ Phát triển Châu Phi (African Growth and Opportunity Act -
AGOA). Luật này cho phép gần như toàn bộ các hàng hoá của 38 nước Châu
Phi được nhập khẩu vào Hoa Kỳ miễn thuế và không bị hạn chế về số lượng.
Chính quyền Mỹ đang đề nghị Quốc hội gia hạn hiệu lực của Luật này khi
hết hạn vào năm 2008.
 Mức thuế
 Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có
quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành
viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là
thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ

như Việt Nam. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1%
đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%.
Hàng dệt may và giầy dép thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN
theo giá trị nói chung bình quân khoảng 4%. Mức thuế MFN được ghi trong
cột “General” của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ.
 Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dung đối với những nước
chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương
với Hoa Kỳ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non-MFN nằm trong
khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN. Mức thuế
Non- FMN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.
 Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hàng hoá
nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hưởng
thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 áp
dụng chung với dưa chuột chế biến là 9,6%, trong khi đó nếu nhập khẩu từ
Canada hoặc Mêxicô thì được miễn thuế. Thuế suất ưu đãi đối với hàng nhập
từ Canada và Mêxicô được ghi ở cột “Special” của cột 1 trong biểu thuế HTS
trong đó (CA) là ký hiệu dành cho Canada và (MX) là ký hiệu dành cho
Mêxicô
 Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences -
GSP). Một số hàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa
kỳ cho hưởng GSP được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chương trình
GSP của Hoa kỳ thực sự được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1976 với thời hạn
ban đầu là 10 năm. Từ đó đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều
lần với một số sửa đổi.Hiện nay, có khoảng 3.500 sản phẩm từ trên 140 nước
và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi này của Hoa kỳ, trong đó không có Việt
nam. Những hàng hoá được hưởng GSP của Hoa kỳ bao gồm hầu hết các sản
phẩm công nghiệp và bán công nghiệp, một số mặt hàng nông thuỷ sản, vàcác
nguyên liệu công nghiệp.Những mặt hàng không được đưa vào diện hưởng
GSP bao gồm một số mặt hàng hàng dệt may; đồng hồ; các mặt hàng điện tử
nhập khẩu nhậy cảm; các mặt hàng thép nhập khẩu nhậy cảm; giầy dép, túi

xách tay, các loại bao ví dẹt, găng tay lao động, và quần áo da; và các sản
phẩm thuỷ tinh bán công nghiệp và công nghiệp nhập khẩu nhậy cảm.
 Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê (Caribbean Basin Initiative - CBI).
Điểm mấu chốt của CBI là cho phép Tổng thống quyền đơn phương dành ưu
đãi thương mại cho hàng nhập khẩu từ các nước và lãnh thổ nằm trong khu
vực Lòng chảo Caribê để hỗ trợ cho các nước và vùng lãnh thổ này phục hồi
và phát triển kinh tế. Sáng kiến này được thể hiện trong các luật của Hoa Kỳ
như: Luật Phục hồi Kinh tế Khu vực Lòng chảo Caribê ban hành tháng 8 năm
1983 (hay còn gọi là CBI I), Luật Mở rộng Phục hồi Kinh tế Khu vực Lòng
chảo Caribê năm 1990 (hay còn gọi là CBI II), và Luật Hợp tác Thương mại
Khu vực Lòng chảo Caribê, có hiệu lực tháng 10 năm 2000 (hay còn gọi là
CBI III).
Kể từ CBI I đến CBI III hiện nay, những ưu đãi thương mại mà Hoa kỳ đơn
phương dành cho các nước và lãnh thổ được hưởng lợi ngày càng nhiều và
lớn hơn. Hiện nay, có 24 nước và vùng lãnh thổ được hưởng lợi của CBI. Hầu
hết các sản phẩm có xuất xứ từ những nước và vùng lãnh thổ này được nhập
khẩu vào Hoa kỳ không bị hạn chế về số lượng và được miễn thuế. CBI III đã
bổ xung một số loại hàng dệt may vào danh mục hưởng lợi (không bị hạn chế
số lượng và được miễn thuế), số còn lại vẫn chịu sự điều tiết của các hiệp
định dệt may song phương. Các nhóm hàng chưa được miễn thuế hoàn toàn,
song được hưởng mức thuế ưu đãi thấp hơn mức MFN bao gồm: giầy dép, túi
xách tay, túi hành lý, các loại túi ví dẹt, găng tay lao động, quần áo da.
Để được hưởng ưu đãi theo CBI, hàng hoá phải đáp ứng 3 yêu cầu xuất xứ:
(1) Phải được nhập trực tiếp từ một nước được hưởng lợi vào lãnh thổ hải
quan Hoa Kỳ; (2) Phải chứa ít nhất 35% hàm lượng nội địa của một hoặc
nhiều nước hưởng lợi (hàm lượng nguyên liệu xuất xứ Hoa kỳ chiếm tới 15%
tổng trị giá hàng hoá cũng có thể tính vào yêu cầu 35% này), và (3) Hàng hóa
phải là sản phẩm được trồng, sản xuất hoặc chế tạo hoàn toàn ở nước hưởng
lợi hoặc nếu có nguyên liệu nước ngoài thì nó phải được biến đổi thành sản
phẩm mới hoặc khác ở nước hưởng lợi.

 Luật ưu đãi thương mại Andean (Andean Trade Preference Act - ATPA) được
ban hành tháng 12 năm 1991 nhằm hỗ trợ các nước Bolivia, Colombia,
Ecuador và Peru trong cuộc chiến chống sản xuất và buôn lậu ma tuý bằng
cách phát triển kinh tế. Theo Luật này, hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ
những các nước Adean vào Hoa Kỳ được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu,
trong đó có khoảng 6.300 sản phẩm được miễn thuế hoàn toàn.
ATPA được thay thế bằng Luật Xúc tiến Thương mại và Xoá bỏ Ma tuý
(ATPDEA) được ban hành tháng 8 năm 2002 là một phần của Luật Thương
mại năm 2002. ATPDEA đã mở rộng diện các mặt hàng được miễn thuế
nhập khẩu. ATPDEA có hiệu lực đến 31 tháng 12 năm 2006. Tổng thống Hoa
Kỳ có thể huỷ hoặc tạm ngừng quyền hưởng lợi, hoặc huỷ, tạm ngừng hoặc
thu hẹp một số lợi ích của một nước nào đó nếu như nước này không thỏa
mãn các tiêu chuẩn hưởng lợi đặt ra trong Luật.
Bốn nước Adean nói trên cũng được hưởng GSP, song diện mặt hàng được
ưu đãi theo ATPA rộng hơn GSP và qui định về xuất xứ trong ATPA cũng
rộng rãi hơn. Ví dụ, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Puerto Rico, Virgin Islands
thuộc Mỹ, và các nước hưởng lợi của Luật Phục hồi Kinh tế Khu vực Lòng
chảo Caribê có thể được tính vào yêu cầu 35% trị giá gia tăng nội địa. Những
mặt hàng không được ưu đãi theo Luật ATPA và ATPDEA cũng tương tự
như những mặt hàng không được hưởng lợi theo CBI.
 Luật Hỗ trợ Phát triển Châu Phi (African Growth and Opportunity Act -
AGOA). Luật này cho phép gần như toàn bộ các hàng hoá của 38 nước Châu
Phi được nhập khẩu vào Hoa Kỳ miễn thuế và không bị hạn chế về số lượng.
Chính quyền Mỹ đang đề nghị Quốc hội gia hạn hiệu lực của Luật này khi hết
hạn vào năm 2008.
 Các hiệp định thương mại tự do song phương. Tính đến hết tháng 1 năm
2004, Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với Israel
(1985), Jordan (2000), Singapore (2002), Chi lê (2002), và Australia (2004).
Hoa Kỳ đang tiếp tục đàm phán các hiệp định tương tự với nhiều khu vực và
nước trên thế giới, trong đó có khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ. Nhìn

chung, hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ những nước có hiệp định thương
mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp
hơn nhiều so với mức thuế MFN

 Các ưu đãi thuế quan khác. Hoa Kỳ còn dành ưu đãi thuế quan cho những
hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại
các Sản phẩm Ô tô .Hiệp định Thương mại Máy bay Dân dụng .Hiệp định
Thương mại các Sản phẩm Dược và những cam kết giảm thuế của Vòng
Uruguay đối với hoá chất nguyên liệu trực tiếp của thuốc nhuộm Các mặt
hàng kim loại chế biến ở nước ngoài từ kim loại mua của Hoa Kỳ khi nhập
khẩu vào Hoa Kỳ được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá mua của Hoa
Kỳ. Hàng lắp ráp từ các bộ phận mua của Hoa Kỳ khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ
được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá mua của Hoa Kỳ.
1.2.2. RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU.
Theo nghiên cứu của OECD thì việc sử dụng các loại rào cản phi thuế quan là
một trong những cách phổ biến để thay thế cho các quy định cắt giảm thuế quan
của WTO . Đúng đầu thế giới về một nền kinh tế phát triển Mỹ đã áp dụng những
biện pháp rào cản phi thuế quan đa dạng như :
1.2.2.1. Rào cản kĩ thuật trong thương mại
 Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): các
quy định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho người, vật nuôi
và cây trồng.
 Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy định về chất
lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc
trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất. Các quy định này có thể cho
phép một quốc gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn.
 Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn
gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các
tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường. Sự trỗi dậy của các hàng
rào kỹ thuật vô hình trong thương mại đã tạo ra một môi trường thương

mại không tích cực, thông thoáng. Trong khi một số các rào cản kỹ thuật
trong thương mại có cơ sở khoa học thì rất nhiều hàng rào khác lại không
có cơ sở và chúng được sử dụng ngày càng nhiểu để hạn chế tự do thương
mại. Từ giữa những năm 1990, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đánh giá rằng các
sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ đạt trị giá 5 tỷ đô la Mỹ là đối
tượng bị áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại của 63 nước trên
thế giới. Mặt khác, trong vài năm gần đây, Mỹ đã gia tăng đáng kể việc
giám sát nhập khẩu tại các cửa khẩu dẫn đến kết quả là danh mục các sản
phẩm nhập khẩu bị giám sát đã không ngừng tăng lên.
1.2.2.2.Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối
tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và
phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
1.2.2.3Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA).Việc ban hành
đạo luật này tạo điều kiện cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ khủng
bố và ra các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm. Đạo luật này
quy định rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm nhập các thực phẩm
nhập khẩu không đăng ký theo quy định và các sản phẩm không có đủ những thông
tin cần thiết. FDA và CBP đã ban hành hướng dẫn thực hiện trong đó giải thích các
cơ quan chức năng làm thế nào để thực thi các quy định này. Đạo luật bắt đầu có
hiệu lực từ 12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi từ 1/11/2004. Đạo luật này có nhiều
quy định được xem như những rào cản thương mại đối với hàng hóa hiện đang và sẽ
được nhập khẩu vào Mỹ.
1.2.2.4.Luật về nhãn hiệu hàng hóa Ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ
quan chức năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về
nhãn hiệu, tên thương mại, tácquyền và sáng chế. Đạo luật về Nhãn hiệu năm 1946
cấm nhập khẩu những sản phẩm làmnhái theo những thương hiệu đã được đăng ký
tại Hoa kỳ, hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đạo luật Thuế quan năm 1930
cho phép các cơ quan hải quan Mỹ cấm nhập các sản phẩm từ nước ngoài mang
nhãn hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Hoa Kỳ. Các quy định của
Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữu những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác

giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp phí đăng ký theo quy
định.
1.2.2.5.Hệ thống đăng ký quốc gia Hoa kỳ Có hai đạo luật quy định về chức
năng cơ bản của hệ thống đăng ký quốc gia và phạm vi ban hành các quy phạm pháp
luật liên quan là Đạo luật về đăng ký toàn liên bang và Đạo luật về các thủ tục hành
chính. Đạo luật về về các thủ tục hành chính ban hành năm 1934 thiết lập một hệ
thống đồng bộ các quy định cho các cơ quan quản lý hành chính, còn Đạo luật đăng
ký toàn liên bang ban hành năm 1946 đã bổ sung những yêu cầu quan trọng áp dụng
cho Hệ thống đăng ký liên bang.
1.2.2.6.Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa. Theo Đạo luật về Thực phẩm,
Dược phẩm và Mỹ phẩm toàn liên bang (FD&C Act), mỗi nhãn hiệu thực phẩm
phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường
cũng có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua và sử dụng. Tất
cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về
thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng hàng ngày, nước
xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu v.v… bằng tiếng Anh.
1.2.2.7.Các quy định về phụ gia thực phẩm. Các phụ gia thực phẩm phải được
kiểm duyệt trước khi đưa ra thị trường. Trước khi chào bán một loại thực phẩm hoặc
phụ gia tạo màu vào thị trường Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn yêu cầu lên FDA để
được phê duyệt. Một đơn xin phê duyệt về thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có
các bằng chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó thực sự có tác dụng như dự kiến.
FDA sau đó dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học hiện có sẽ chấp thuận nếu chất phụ gia
đó an toàn theo các điều kiện sử dụng đã đề xuất.
1.2.2.8 Luật thuế chống phá giá
Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác
định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa
Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa
là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc
ở nước thứ 3 thay thế thích hợp.
Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện

(1) DOC phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ
được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ,
(2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại
vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công
nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ.
Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị
thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị thông
thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là:
(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa,
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba,
(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các
khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng
gói.
“Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá
bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất
hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán
sang nước thứ ba.
Nếu từ hai nước trở nên bị kiện bán phá giá hoặc trợ giá, luật yêu cầu USITC
đánh giá lũy tích số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các
nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ
trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi
là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của
sản phẩm bị điều tra), việc điều tra nước đó sẽ được dừng lại. Cũng có những quy
định miễn trừ áp dụng những quy tắc lũy tích ví dụ như việc áp dụng đối với các
nước được hưởng ưu đãi của Sáng kiến Lòng chảo Caribê (CBI) và đối với Ixaren.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI.
Hiện nay thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, sự giao lưu trao đổi khinh tế
đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia tạo nên sự phát triển kinh tế của các quốc gia
cung với đó là sự phát triển của nền kinh tế thế giới .Có rất nhiều lý do để chính phủ
một nước can thiệp thương mại là bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ hoặc theo đuổi

chính sách thương mại chiến lược.
Để thực sự thành công trên thị trường nước ngoài thì vượt qua các rào cản
thương mại là một vấn đề tất yếu khách quan.Rào cản thương mại cũng là một công
cụ để hội nhập kinh tế quốc tế.
Khi nền kinh tế của một quốc gia đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế
giới ,khi quốc gia đó thực sự muốn phát triển hợp tác với các quốc gia khác thì
không còn cach nào khác là phải có những biện pháp thích hợp để vượt qua nó.
Vượt qua rào cản thương mại không chỉ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia
tự khẳng định được mình trong bước đường hội nhập mà nó còn là động lực để mỗi
doanh nghiệp tự nâng cao chất lượng sản phẩm của mình cho phù hợp với xu thế và
đặc điểm đòi hỏi của thị trường xuất khẩu,nâng cao uy tín với bạn hàng ,tránh được
những rủi ro cho doanh nghiệp ở thị trường quốc tế .Điều đó cũng chính là mỗi
doanh nghiệp tự rèn cho mình tính chuyên nghiệp trong kinh doanh trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC LOẠI RÀO CẢN THƯƠNG
MẠI ĐỐI VỚI HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.

2.1.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM.
2.1.1. TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM.
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông
Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Đông, Nam và Tây Nam giáp biển Thái
Bình Dương; phía Tây và phía Bắc gắn liền với lục địa châu Á. Phần đất liền của
Việt Nam trải dài từ 23
o
23' đến 08
o

02' vĩ độ Bắc và chiều ngang từ 102
o
08' đến
109
o
28' kinh độ Đông. Chiều dài tính theo đường thẳng trong đất liền từ Bắc xuống
Nam khoảng 1.650 km. Chiều ngang từ Đông sang Tây nơi rộng nhất trên đất liền là
600 km, nơi hẹp nhất 50 km.
Việt Nam có biên giới đất liền dài 3.730 km. Phía Bắc giáp nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa với chiều dài biên giới 1.150 km. Phía Tây giáp Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 1.650 km và giáp Vương quốc
Cămpuchia - 930 km.
Qua biển Đông và vịnh Thái Lan là Cộng hoà Philippin, Cộng hoà Inđônêxia,
Cộng hoà Singapo, Cộng hoà Brunây và Liên bang Malaixia
2.1.1.2.Lĩnh vực khai thác thuỷ sản
 Khai thác hải sản
Là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên biển và vùng nước lợ.
Hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam được tiến hành tập trung trong khu vực
ngư trường số 71, khu vực Trung - Tây Thái Bình Dương, theo bản đồ ngư trường
thế giới của FAO.
Nhìn chung, nghề khai thác hải sản Việt Nam là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ
là chủ yếu. Do sự tăng trưởng quá lớn cường lực khai thác nên trữ lượng nguồn lợi ở
vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bị đe doạ, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao
đã bị khai thác quá mức. Vì vậy ngành Thuỷ sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại
nghề khai thác để giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách
phát triển khai thác các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ (khai thác
hải sản xa bờ), đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh vực hoạt
động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá,
tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí, v.v
Khai thác hải sản xa bờ:

Là hoạt động khai thác hải sản tiến hành ở vùng biển có độ sâu từ 30m trở lên
(đối với vùng biển Bắc Bộ, Đông - Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan), từ 50m trở lên
(đối với vùng biển miền Trung).
Từ năm 1991 đến năm 2001, tổng sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng với
tốc độ bình quân là 9%/năm. Tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ trong tổng sản
lượng hải sản khai thác năm 2001 là 33,87% và tiếp tục tăng trong những năm sau.
 Khai thác thuỷ sản nội địa
Là hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong các sông, hồ, đầm phá và các
vùng nước ngọt tự nhiên khác.
Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250
nghìn tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng
thời cũng có nhiều sản phẩm quý.
 Khai thác ở hồ
Việt Nam có trên 200 nghìn ha hồ, gồm khoảng 10% là diện tích hồ tự nhiên và
90% là diện tích hồ chứa. Tổng sản lượng khai thác cá tự nhiên ở hồ hằng năm
khoảng 9.000 tấn, trong đó 4.000 tấn khai thác ở hồ tự nhiên, 5.000 tấn khai thác ở
hồ chứa. Ngoài cá, ao hồ còn cung cấp giáp xác, nhuyễn thể, rong, làm thực phẩm
cho người và làm dược liệu, thức ăn chăn nuôi.
 Khai thác ở vùng trũng ngập lũ
Miền Bắc và miền Trung không có vùng trũng ngập lũ lớn và kéo dài, nhưng ở
đồng bằng sông Cửu Long có những vùng trũng ngập rất lớn như Đồng Tháp Mười
- 140 nghìn ha, Tứ giác Long Xuyên - 218 nghìn ha, thời gian ngập lũ hằng năm từ
2 - 4 tháng. Đây là nơi lý tưởng để khai thác các loài cá di cư từ hệ thống sông Cửu
Long vào mùa mưa. Sản lượng cá khai thác tự nhiên ở riêng hai vùng trũng ngập lũ
này đạt khoảng trên 20.000 tấn mỗi năm.
 Khai thác cá sông
Nguồn lợi cá sông ở miền Bắc và miền Trung do không được bảo vệ nên đã
gần như cạn kiệt. Hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Nam Bộ hằng năm cung cấp một
lượng thuỷ sản nước ngọt đáng kể. Ngư dân ven sông Cửu Long vẫn duy trì được
nghề khai thác cá sông với sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm.

Bảng1: Số liệu khai thác và nuôi trồng thuỷ sản


Tổng số
Chia ra
Năm
Khai thác Nuôi trồng

Nghìn tấn
1990
890,6

728,5 162,1

1991
969,2

801,1 168,1

1992
1016,0

843,1 172,9

1993
1100,0

911,9 188,1

1994

1465,0

1120,9 344,1

1995
1584,4

1195,3 389,1

1996
1701,0

1278,0 423,0

1997
1730,4

1315,8 414,6

1998
1782,0

1357,0 425,0

1999
2006,8

1526,0 480,8

2000

2250,5

1660,9 589,6

2001
2434,7

1724,8 709,9
2002
2647,4

1802,6 844,8
2003
2859,2

1856,1 1003,1
2004
3142,5

1940,0 1202,5
Sơ bộ 2005
3432,8

1995,4 1437,4

(Nguồn Bộ thuỷ sản)
2.1.1.3.Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản
Chiều dài bờ biển là 3260km,đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng
Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng
sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền

Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải
rộng 226 nghìn km
2
, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km
2
, gấp 3
lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây
Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những
ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới.
Trong vùng viển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân
cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo
ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có
nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần
nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ
sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao
hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu
Long, v.v… đó là nguồn thực phẩm chính hằng ngày của hầu hết ngư dân vùng
nông thôn Việt Nam. Ở đất nước này, có lẽ không có một gia đình nông dân nào mà
ở đó người ta không thấy có một loại dụng cụ đánh bắt cá, chí ít cũng có một cần
câu.
Bảng 2: Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Đơn vị: nghìn ha



Nghìn ha

Nghìn ha

Nghìn ha


Nghìn ha

Nghìn ha

Nghin ha


CHỈ TIÊU
2000 2001 2002 2003 2004 Sơ bộ 2005








T
ỔNG SỐ

641,9

755,2

797,7

867,6

920,1


959,9

Di
ện tích n
ư
ớc mặn, lợ

397,1

502,2

556,1

612,8

642,3

677,2


Nuôi



50,0

24,7

14,3


13,1

11,2

16,5


Nuôi tôm

324,1

454,9

509,6

574,9

598,0

616,9


Nuôi h
ỗn hợp và thuỷ sản khác

22,5

22,4


31,9

24,5

32,7

43,4


Ươm, nuôi gi
ống thuỷ sản

0,5

0,2

0,3

0,3

0,4

0,4

Di
ện tích n
ư
ớc ngọt

244,8


253,0

241,6

254,8

277,8

282,7


Nuôi cá

225,4

228,9

232,3

245,9

267,4

272,1


Nuôi tôm

16,4


21,8

6,6

5,5

6,4

6,5


Nuôi h
ỗn hợp và thuỷ sản khác

2,2

0,5

0,4

1,0

1,1

1,2


Ươm, nuôi gi
ống thuỷ sản


0,8

1,8

2,3

2,4

2,9

2,9

Nguồn :Tổng cục thống kê
2.1.2. V ai trò và vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản
giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt
động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải
sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng
7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản
đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất

×