Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Phân tích mô hình SWOT của coca cola trong môi trường kinh doanh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.8 KB, 32 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
===== + + + =====
Bài thảo luận:
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA
COCA – COLA TRONG MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH VIỆT NAM
Nhóm: 50 Cent
Lớp: NHE – K10
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hưng
2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
1. Vũ Thị Hiền Hòa (nhóm trưởng)
2. Trần Thị Vui
3. Trần Huyền Trang
4. Lương Thùy Ninh
5. Lương Thu Hường
6. Lê Thị Phú
7. Nguyễn Thị Lan Anh
8. Dương Thị Sỹ
9. Phạm Thị Huyền
10. Phạm Thị Huế
3
MỤC LỤC:
I. Các yếu tố và tác động của môi trường kinh doanh Việt Nam.
1. Các yếu tố môi trường kinh doanh Việt Nam.
2. Những tác động của môi trường kinh doanh Việt Nam.
II. Đánh giá tiềm lực công ty coca – cola:
1. Đối thủ cạnh tranh.
2. Điểm mạnh của cocacola.
3. Điểm yếu của công ty.


III. Mô hình swot và những chiến lược marketing của coca – cola.
1. Kết hợp S – O
2. Kết hợp S – T
3. Kết hợp W – O
4. Kết hợp W – T
4
I. Các yếu tố và tác động của môi trường kinh doanh Việt Nam.
1. Các yếu tố môi trường kinh doanh Việt Nam:
Yếu tố kinh tế:
Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp trong các chu kỳ
kinh tế - Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội
Từ biểu đồ ta thấy từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới
với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng
nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt
8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết
quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm,
tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm
2007
Môi trường chính trị - pháp luật:
 Thủ tục đăng kí doanh nghiệp:
5
Các nghiên cứu về môi trường kinh doanh hầu hết đều nhận định rằng thủ tục
đăng kí kinh doanh đã được cải thiện rất nhiều và là một điểm sáng của môi trường
kinh doanh Việt Nam.
Thành tựu lớn nhất trong quá trình phát triển doanh nghiệp chính là sự cải
thiện về khung pháp lý liên quan đăng kí kinh doanh và gia nhập thị trường. Hiện
tại, các doanh nghiệp gia nhập dễ dàng hơn rất nhiều so với các năm trước, thủ tục,
thời gian và chi phí đã thực sự được cắt giảm.
Luật doanh nghiệp năm 2000 và năm 2005 là một bước tiến rất dài trong việc

tạo lập môi trường tích cực cho sự phát triển công nghiệp của Việt Nam. Đây là
một trong những lí do chính yếu giải thích những tiến bộ vượt bậc của khu vực tư
nhân những năm gần đây. Từ năm 2000 đến năm 2005, hơn 160 nghìn doanh
nghiệp tư nhân mới được thành lập với tổng vốn đăng kí gần 27 tỉ USD, gấp 2 lần
vốn FDI trong cùng thời kì.
Các văn bản mà các địa phương (ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương) ban hành đã được đơn giản hóa và cụ thể hóa. Việc thực hiện chế độ
phân cấp toàn diện cho ủy ban nhân dân tỉnh và ban quản lý khu công nghiệp, khu
chế xuất trong các thủ tục đăng kí, thẩm tra đầu tư và quản lý đầu tư đã giải tỏa
được hiện tượng ách tắc trong tiếp nhận, phân loại, thẩm tra và cấp giấy chứng
nhận đầu tư.
 Bảo vệ nhà đầu tư:
Trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB, chỉ tiêu “bảo vệ nhà đầu tư”
xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư bao gồm:
- Tính minh bạch trong giao dịch.
- Trách nhiệm pháp lý của giám đốc.
- Khả năng của cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái.
Việc đưa vào thực thi 2 luật mới của Việt Nam là luật Doanh nghiệp và luật
Chứng khoán đã giúp tăng cường bảo vệ nhà đầu tư. Luật Chứng khoán quy định rõ
hoạt động của thị trường chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán. Luật
6
Doanh nghiệp yêu cầu các nhà đầu tư phải có tiếng nói trong các hoạt động chính
của công ty. Cả 2 luật đều nâng cao yêu cầu báo cáo và minh bạch thông tin của
công ty, đặc biệt là thông tin về giao dịch với bên có liên quan.
Tuy nhiên, mặc dù Luật mới có quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của giám
đốc và thành viên hội động quản trị nhưng chưa cung cấp cơ chế thực thi các quy
định này. Các tòa án kinh tế ở VN chưa có quyền xét xử các vụ việc liên quan đến
nhà đầu tư kiện giám đốc hay thành viên hội đồng quản trị. Theo báo cáo của WB,
VN vẫn nằm trong nhóm nước bảo vệ nhà đầu tư kém nhất.
Việt Nam chỉ đạt 2.7/10 điểm cho chỉ số này, trong đó chỉ số về trách nhiệm

của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ
đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 6/10).
VN cần phải tiến hành nhiều cải cách trong lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư để họ
có thể tự tin hơn khi bỏ vốn đầu tư.
Môi trường dân số:
 Môi trường nhân khẩu:
Đời sống các tầng lớp dân cư Việt Nam ở các vùng, miền trên cả nước tiếp tục
được cải thiện - đó là kết quả sơ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 do
Tổng cục Thống kê tiến hành.
Về thu nhập của dân cư, trong năm 2003-2004, thu nhập bình quân đầu
người/tháng theo giá hiện hành đạt 484.000 đồng, tăng 36% so với năm 2001-2002.
Ở khu vực thành thị, thu nhập đạt 795.000 đồng, tăng 27,8%; khu vực nông
thôn đạt 377.000 đồng, tăng 36,9% so với năm 2001-2002 và tăng nhanh hơn khu
vực thành thị.
So với các vùng trong nước, thu nhập bình quân đầu người ở Tây Nguyên tăng
cao nhất do giá cà phê và một số mặt hàng nông sản tăng; đặc biệt do tác động của
các chính sách của Nhà nước đối với vùng Tây Nguyên. Nhờ đó đến nay, tỷ lệ hộ
nghèo về lương thực, thực phẩm của cả nước đã giảm từ 9,9% xuống còn 7,8%,
7
trong đó ở thành thị còn 3,5%, riêng ở khu vực nông thôn còn 8,9%, giảm 3% so
với năm 2001-2002.
Mức chi tiêu cho đời sống năm 2003-2004 của cả nước đạt 370.000
đồng/người/tháng theo giá hiện hành, tăng 37,5% so với năm 2001-2002, góp phần
giảm số hộ nghèo cả nước xuống còn 24,1%. Cũng theo kết quả khảo sát, hệ số
chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người/tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm
hộ nghèo nhất trong thời kỳ 2003-2004 tăng so với các năm trước 13,5 lần ( năm
2001-2002 là 12,5 lần)
 Cơ cấu dân số:
Bảng 1: Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2007)
Đơn vị : %

Nguồn: - TĐTDS 1979, 1989, 1999 - Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2007
8
Số liệu bảng 1, cho thấy cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi nhanh
chóng: tỷ lệ dân số của các nhóm tuổi đều tăng lên hoặc giảm đi một cách rõ rệt.
Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em ở nhóm (0-4) tuổi, năm 2007 so với năm 1979 chỉ còn khoảng
1/2. Ngược lại, trong 20 năm, tỷ lệ nhóm tuổi từ 5 trở lên đó tăng tới hơn hai lần: từ
0,16% năm 1979 tăng lên 0,38 % năm 1999. Điều này báo hiệu tuổi thọ tăng lên và
xu hướng già hoá dân số đang diễn ra.
Sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã và đang tác động to lớn đến sự phát
triển kinh tế – xã hội ở nước ta theo cả hai chiều: tạo ra cơ hội và nảy sinh những
thách thức lớn.
Bảng 2: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi phản ảnh khả năng tham gia
lao động:
Như vậy, sau gần 30 năm, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã
tăng từ khoảng 50% lên 65%, nghĩa là tăng thêm 15%. Nói khác đi, so với năm
1979, số người ở độ tuổi lao động trong 100 người dân, năm 2007 đã tăng thêm 15
9
người. Năm 2005, ở các nước phát triển, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là 63%,
các nước đang phát triển khoảng 61,1% còn các nước kém phát triển nhất chỉ có
52,6%.
Quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định số
lượng người “trong độ tuổi lao động”. Ở Việt Nam, không chỉ quy mô dân số tăng
lên không ngừng mà cả “Tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi” cũng tăng nhanh. Do vậy,
số người trong độ tuổi lao động tăng lên với tốc độ thường cao hơn nhiều so với
tốc độ tăng dân số.
 Quy mô dân số:
Việt Nam là quốc gia có dân số đông. Dân số Việt Nam năm 2008 đạt xấp xỉ
86,2 triệu người, đông thứ 12 trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ,
Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines).
Mật độ dân số cao 260 người/km

2
(đứng thứ 41/208 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới) trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp, nên diện tích đất sản xuất
nông nghiệp bình quân đầu người thấp và giảm mạnh (chỉ còn 0,11 ha, nếu tính
riêng diện tích đất trồng lúa thì chỉ còn một nửa). Điều này đặt ra vấn đề cấp bách
về bảo vệ quỹ đất.
Dân số năm 2008 đã tăng gần 70,6 triệu người, hay cao gấp trên 5,5 lần so với
năm 1921, bình quân một năm tăng 1,98% (tăng thấp nhất là thời kỳ 1943-1951 do
hàng triệu người chết đói và chết trong chiến tranh). Tốc độ tăng dân số trong các
thời kỳ đã có xu hướng giảm xuống, đến thời kỳ 1986-2008 còn 1,31%/năm, trong
đó năm 2008 còn 1,2%. Tuy nhiên, đó vẫn là tỷ lệ cao thứ 32 ở châu Á và thứ 114
trên thế giới; mức tăng tuyệt đối vẫn còn trên 1 triệu người. Dân số đông, lại tăng
lớn, nên sức ép về lao động việc làm rất lớn.
Tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 72, đứng thứ 20 châu Á, thứ 83 thế giới.
Đây là kết quả của việc nâng cao mức sống, kết quả tích cực của công tác y tế và
chăm sóc sức khỏe. Đó cũng là một trong những yếu tố làm cho thứ bậc về chỉ số
10
phát triển con người (HDI) của Việt Nam hơn một số nước có GDP bình quân đầu
người cao hơn.
Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam nếu năm 1930 mới là 7,4%, đến năm
1951 là 10%, đến năm 1976 đã vượt qua mốc 20%, và đến năm 2008 là 27,9%. Tỷ
lệ này chỉ đứng thứ 41 châu Á, 177 thế giới. Mặc dù tỷ lệ còn thấp, nhưng vẫn có
cảm giác chật chội trong đô thị Việt Nam là do những yếu kém về quy hoạch, trật
tự giao thông, môi trường nước, không khí Tỷ lệ nữ trong dân số vẫn còn cao hơn
nam (năm 2008 là 50,9% so với 49,1%), đặc biệt là tỷ lệ sinh nam/nữ (112/100)
mất cân bằng lớn Việt Nam là quốc gia có dân số đông.
1. Những tác động của môi trường kinh doanh Việt Nam:
Thách thức:
 Hệ thống pháp luật yếu kém vẫn còn là một cản trở lớn:
Theo Điều tra về Cảm nhận của Doanh nghiệp năm 2004 do Diễn đàn Doanh

Nghiệp Việt Nam thực hiện, các doanh nghiệp được phỏng vấn vẫn chưa hài lòng
với môi trường pháp lý và chính sách hiện tại. Hệ thống pháp luật và chính sách về
kinh doanh hiện nay còn nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ. Mâu thuẫn không chỉ
tồn tại trong bản thân các luật và chính sách mà còn xuất hiện thêm khi các luật và
chính sách mới ra đời tồn tại song song với các văn bản cũ.
Việc thực thi pháp luật là một khâu yếu nhất trong hệ thống pháp luật của Việt
Nam. Cũng trong điều tra nói trên của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam, các doanh
nghiệp đã bày tỏ mức độ hài lòng với việc thực thi luật pháp. Ví dụ, chế tài thực thi
các quy định bảo đảm hiệu lực hợp đồng của Việt Nam là một chế tài được coi là
kém hiệu quả nhất trong khu vực. Thời gian trung bình để giải quyết tranh chấp
hợp đồng ở Việt Nam là 404 ngày với 37 thủ tục và chi phí lên đến 30% GDP trên
đầu người- trong khi đó số liệu tương ứng ở Thái Lan là 390 ngày, 26 thủ tục và chi
phí ở mức 13,4%.
 Hệ thống hành chính nặng nề, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp:
11
Trong năm qua, đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực cải cách hành chính công,
một ví dụ cụ thể là cho đến tháng 10 năm 2004, mô hình Một cửa-Một dấu đã được
triển khai ở 40% các tỉnh, 86% các huyện và 12% các xã. Tuy nhiên, các thủ tục
hành chính công vẫn được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính tới môi
trường kinh doanh và những vấn đề thường được nhắc đến nhiều nhất là:
i. Thủ tục hành chính cho kinh doanh còn quá nhiều, có thủ tục không cần
thiết.
ii. Sự can thiệp hành chính thái quá và tuỳ tiện của các cơ quan nhà nước vào
hoạt động sản xuất kinh doanh.
iii. Tình trạng cán bộ nhà nước sách nhiễu và gây khó khăn cho doanh nghiệp
chưa giảm.
iv. Sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành
chính.
Một ví dụ cụ thể là việc đăng ký kinh doanh, mặc dù đã có rất nhiều cải thiện
kể từ khi có Luật Doanh nghiệp, nhưng hiện nay để đăng ký kinh doanh ở Việt

Nam, doanh nghiệp vẫn cần phải chờ 56 ngày để hoàn thành 11 thủ tục với tổng chi
phí chiếm khoảng 29% thu nhập bình quân đầu người/năm. Cũng với công việc đó
ở Singapore, doanh nghiệp chỉ cần đợi 8 ngày, hoàn thành 7 thủ tục với chi phí
chiếm khoảng 1% thu nhập bình quân đầu người/năm.
 Tham nhũng đe doạ sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế:
Các doanh nghiệp trả lời điều tra về cảm nhận môi trường kinh doanh năm
2004 của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng đấu tranh chống tham
nhũng là hành động cấp bách nhất mà Chính phủ cần tiến hành trong năm tới.
Tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh và có thể làm méo mó các chính sách
phát triển kinh tế. Theo một điều tra gần đây của Ban Nội chính Trung ương, kết
quả sơ bộ cho thấy rằng tham nhũng đang lan tràn ở những lĩnh vực như đầu tư cơ
sở hạ tầng, quản lý đất đai, thuế. Một loạt những vụ việc tham nhũng lớn ở các bộ
ngành và tổng công ty (như dầu khí, thương mại…) được phát hiện trong năm qua
12
một mặt thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Chính phủ, mặt khác thể hiện
mức độ trầm trọng và ảnh hưởng tiêu cực của tệ nạn này tới nền kinh tế và môi
trường kinh doanh.
 Chi phí đầu vào cao:
Cộng đồng doanh nhân trong và ngoài nước cho rằng cơ sở hạ tầng yếu kém,
chi phí đầu vào sản xuất cao đang làm ảnh hưởng nhiều tới khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trong Diễn đàn Doanh nghiệp năm 2004, các doanh nghiệp đã thảo
luận nhiều về vấn đề này. Các chi phí đầu vào hiện đang còn cao bao gồm chi phí
vận tải, thuê văn phòng, đóng góp an sinh xã hội và thiết bị sản xuất. Bảng dưới
đây so sánh ba loại chi phí kinh doanh tại Hà Nội và một số thành phố khác ở châu
Á, qua đó cho thấy Việt Nam có chi phí cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh
chính trong khu vực.

Hà Nội
Bangkok
Manila

Jakarta
Kuala
Lumpur
Thuê văn phòng
(US$/m2/ tháng)
25
11
7
18
14
Chi phí giao thông
(US$/ công-ten-nơ 40
feet tới t/p Yokohama,
Nhật Bản)
1.300
1.200
850
990
575
Chi phí đóng góp
của chủ doanh nghiệp
tính trên lương tháng
(lương hưu, BHYT, BH
thất nghiệp)
17
4
6.21
7.24
12
Nguồn: JETRO: "So sánh chi phí đầu tư tại các thành phố châu Á”, tháng 3

năm 2004.
13
 Hệ thống cơ sở hạ tầng kém:
Về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương
đương (của VN năm 2005 là 3.112 USD, năm 2006 ước đạt khoảng 3.325 USD),
nếu so với VN thì Indonesia gấp 1,4 lần; Philippines gấp 1,5 lần; CHND Trung
Hoa gấp 1,9 lần; Thái Lan gấp 2,8 lần; Malaysia gấp 3,6 lần; Hàn Quốc gấp 6,6 lần;
Singapore gấp 9,1 lần; Nhật Bản gấp 9,4 lần
Nhưng so về cơ sở hạ tầng thì khoảng cách sẽ còn lớn hơn nữa. Thời gian để
VN đạt mức như hiện nay của các nước trên về cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ nhiều
hơn về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương!
Đó là chưa nói, những nước này trong thời gian tương ứng cũng tăng trưởng với giá
trị tuyệt đối của 1% tăng lên cao hơn VN. Chính phủ sẽ tập trung đầu tư hệ thống
đường cao tốc, cảng biển, hệ thống điện, đường sắt
 Chủ trương nội địa hóa, phát triển công nghiệp phụ trợ đã được đề ra từ
khá lâu, nhưng việc triển khai thực hiện rất chậm, vừa thiếu chủ động, vừa tăng tính
gia công, vừa phụ thuộc vào nước ngoài, trong khi giá cả tăng giảm thất thường.
Đã vậy, đối với một số đơn vị trong nước sản xuất cung cấp phụ tùng ô tô, xe
máy, linh kiện điện tử cũng tham gia vào việc lắp ráp hoặc gia công, trở thành đối
thủ cạnh tranh trực tiếp với khách hàng của họ, nên các công ty nước ngoài sẽ
không dám chuyển giao công nghệ, đào tạo cho các nhà cung cấp trong nước và
như thế sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển.
 Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến trên nhiều lĩnh
vực, làm cho môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh và rất dễ dẫn đến những vụ
kiện về mặt này.
 Công nhân lành nghề nói riêng và đào tạo nguồn nhân lực nói chung còn
thiếu và yếu. Đồng thời với việc tăng ngân sách cho giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh
xã hội hóa, thí điểm cổ phần hóa các trường đại học công lập là việc mở rộng
chương trình hợp tác đào tạo giữa các trường đại học VN và đại học nước ngoài.
14

Trong giai đoạn 2008 - 2010, Bộ sẽ chọn thêm 9 trường nữa tham gia chương
trình liên kết đào tạo này. Ngoài ra, Bộ còn chủ trương đẩy mạnh việc đào tạo theo
nhu cầu của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng giảng viên, giáo viên theo yêu cầu
mới về chuẩn tri thức, đổi mới cơ chế tài chính
 Khu vực nông thôn rộng lớn còn chiếm tỷ trọng cao về lao động, chuyển
dịch lao động chậm, tỷ lệ thiếu việc làm còn lớn, thu nhập thấp, lao động chưa qua
đào tạo nhiều, tỷ lệ nghèo còn cao, nên dung lượng thị trường nhỏ, tâm lý tiểu nông
còn nặng
Ngay cả ba yếu tố được coi là hấp dẫn, thì yếu tố giá nhân công rẻ sẽ mất dần
lợi thế; còn tiềm năng thị trường thì về số dân không thể sánh được với Ấn Độ,
Trung Quốc, Indonesia, về tốc độ tăng trưởng từ nhiều năm nay ta vẫn thấp thua
Trung Quốc (năm 2002 tăng 9,1%, năm 2003 tăng 10%, năm 2004 tăng 10,1%,
năm 2005 tăng 9,9%, năm 2006 tăng 10,5%, quý I/2007 tăng 10,5%) và từ vài năm
nay ta cũng thấp thua Ấn Độ (năm 2003 tăng 8,28%, năm 2004 tăng 8,53%, năm
2005 tăng 8,53%, năm 2006 tăng khoảng 8,3%)
 Vấn đề sa thải lao động: Dù vấn đề tuyển dụng đã cải thiện rất nhiều và
thuận lợi nhưng vấn đề sa thải còn nhiều khó khăn. Những người sử dụng lao động
hiện nay thường đau đầu với việc không có đủ nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng
yêu cầu công việc của mình, trong khi muốn sa thải lao động lại không dễ dàng,
khiến cho thị trường lao động của Việt Nam bị mất đi tính linh hoạt.
 Thời gian lo thủ tục xuất nhập khẩu và chi phí xuất khẩu rất cao (trung bình
24 ngày và số tiền lên tới 669 USD/container). Điều này sẽ làm hạn chế sức cạnh
tranh của Việt Nam thời kỳ hậu WTO, dù đây cũng là lĩnh vực quan trọng trong
GDP, được kỳ vọng nhiều trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
 Thời gian và chi phí giải quyết các trường hợp phá sản ở Việt Nam vẫn còn
kém hiệu quả, xếp hạng 121/178. Cơ chế hiện tại để giải quyết phá sản ở Việt Nam
vẫn còn khó khăn và mất nhiều thời gian.
15
Một trường hợp phá sản tại Việt Nam ước tính mất khoảng hơn 5 năm và tốn
15% chi phí giá trị tài sản nếu áp dụng quy trình chính thức. Hơn nữa khi kết thúc

việc phá sản, các bên liên quan chỉ thu hồi lại được 18% giá trị tài sản. Vì thế rất ít
doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt
động.
 Sự sinh sôi của các đối thủ cạnh tranh:
Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm thâm nhập vào thị trường từ mọi phía.
Các đối thủ mới không chỉ tạo sức ép về giá, thị trường có nhiều thương hiệu hơn,
điều đó có nghĩa là việc tìm được chỗ đứng cho thương hiệu trở nên khó khăn hơn.
Theo đó, mỗi thương hiệu có xu hướng bị đặt vào những vị trí nhỏ hẹp hơn. Các thị
trường được nhắm đến trở nên nhỏ hơn và những thị trường không nhắm tới được
lại phình to hơn. Những nỗ lực để tìm thấy một đoạn thị trường rộng lớn trở nên
khó khăn hơn trong bối cảnh các thương hiệu tràn ngập trên thị trường. Hơn nữa,
một số đối thủ cạnh tranh sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức hoạt động
mới. Hậu quả có thể dẫn đến sự mất ổn định của môi trường cạnh tranh. Bên cạnh
đó, trên thị trường cũng xuất hiện một xu hướng là các đối thủ sẽ bắt chước bất cứ
phương thức hoạt động nào đang đạt được sự thành công.
 Sự phân tán của thị trường và hoạt động truyền thống:
Nếu như trước đây, một thương hiệu có thể dễ dàng đạt được hiệu quả qua các
phương tiện truyền thông bởi khi đó chỉ có một số rất ít sự lựa chọn cũng như
phương tiện để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Các thị trường tập trung còn hết
sức phổ biến và chưa có các đoạn thị trường nhỏ. Trong khi đó, các nhà quản lý
thương hiệu hiện nay phải đối mặt với một môi trường rất khác mà ở đó khó có thể
đạt được sự nhất quán cần thiết để xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh.
Việc điều phối càng trở nên khó khăn hơn do các hoạt động hỗ trợ thương
hiệu thường được các tổ chức và cá nhân khác nhau tiến hành để đạt được những
triển vọng và mục tiêu khác nhau. Các hoạt động như quảng cáo, PR, tài trợ,
khuyến mãi, triễn lãm, dự trữ hàng hóa, tiếp thị trực tiếp, thiết kế bao bì, thiết kế
16
định danh doanh nghiệp hay đặc trưng thương hiệu (corporate identity) đều có ảnh
hưởng trực tiếp đến thương hiệu. Đôi khi chính những đơn vị trong nội bộ một
công ty cũng sử dụng một hoặc nhiều trong những hình thức này làm phương tiện

cạnh tranh, điều đó có thể dẫn đến sự thiếu phối hợp và xung đột mục tiêu.
Thêm vào đó, các công ty đang chia dân cư thành những thị trường mục tiêu
nhỏ hơn và có nhiều tiềm năng hơn. Công việc này được thực hiện thông qua
những phương tiện truyền thông và những kênh phân phối đặc biệt. Bên cạnh đó,
họ còn phát triển những đặc trưng thương hiệu khác nhau cho những đoạn thị
trường mới. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý các đặc trưng khác nhau cho cùng
một thương hiệu luôn mang đến những rắc rối cho cả thương hiệu và khách hàng
do các thông điệp được gửi đi trên các phương tiện truyền thông hay bị chồng chéo
nhau khiến khách hàng biết đến rất nhiều đặc trưng cho cùng một thương hiệu. Như
vậy càng có nhiều đặc trưng thương hiệu khác nhau thì việc điều phối để phát triển
một thương hiệu mạnh càng trở nên khó khăn hơn. Việc xây dựng một thương hiệu
trong môi trường kinh doanh hiện nay là không dễ dàng.
 Sự phức tạp của các chiến lược thương hiệu:
Trước đây, một thương hiệu là một thực thể đơn lẻ và là đối tượng trọng tâm
cần được củng cố và phát triển đối với các nhà quản lý thương hiệu. Ngày nay tình
thế đã thay đổi. Sự ra đời của những thương hiệu phụ, thương hiệu mở rộng,
thương hiệu về thành phần sản phẩm, các thương hiệu về nhà tài trợ và các thương
hiệu công ty khiến cho các nhà quản lý thương hiệu phải bận rộn hơn nhiều. Như
trường hợp của thương hiệu Coke là một ví dụ. Biểu trưng Coke được trông thấy
trên hàng chục sản phẩm, bao gồm Diet Cherry Coke, Caffein Free Diet Coke,
Coke Classic … Tuy nhiên, ở mỗi định vị thị trường, thương hiệu Coke lại mang
một hình ảnh khác nhau. Ở các cửa hàng rau quả, Coke được coi là một thương
hiệu sản phẩm; tại các sự kiện thể thao, nó là một thương hiệu tài trợ; và tại các
cộng đồng có các nhà máy đóng chai sản phẩm thì Coke là một thương hiệu công
ty. Sự phức hợp này làm cho việc quản lý thương hiệu trở nên khó khăn. Ngoài
17
việc phải thiết kế được đặc trưng thương hiệu, các nhà quản lý thương hiệu cần
phải hiểu được vai trò của thương hiệu trong từng bối cảnh. Ngoài ra, họ cũng cần
phải làm rõ về mặt chiến lược và nâng cao nhận thức của khách hàng về những mối
quan hệ giữa các thương hiệu (thương hiệu công ty với thương hiệu phụ, thương

hiệu mở rộng …)
 Xu hướng thay đổi các chiến lược:
Đôi khi, trong các công ty cũng xảy ra những áp lực nội bộ lớn liên quan đến
việc thay đổi đặc trưng và phương pháp thực hiện chương trình phát triển thương
hiệu trong khi đặc trưng cũ vẫn còn hiệu quả hay còn chưa hết tiềm năng. Những
thay đổi kiểu này có thể làm giảm giá trị hay thậm chí làm mất đi giá trị thương
hiệu.
Một thực tế là có rất nhiều công ty đã quá chú trọng đến việc phát triển thương
hiệu mà không lưu tâm đến việc đầu tư chất xám và vốn để đổi mới sản phẩm và
dịch vụ một cách thực sự toàn diện. Hiển nhiên việc đầu tư này luôn không chỉ tốn
kém và mạo hiểm mà còn dẫn đến việc giảm lợi nhuận về mặt ngắn hạn. Ngoài ra,
các nhà quản lý thương hiệu có thể đang quá tự mãn với những thành công của hiện
tại và quá khứ, mặt khác do luôn phải luôn bận tâm đến những vấn đề thường trực
hằng ngày. Do đó họ không nhìn thấy rõ những diễn biến và thay đổi của môi
trường cạnh tranh. Do bỏ qua và không nắm được những diễn biến trên thị trường
cũng như những bước phát triển về công nghệ, các nhà quản lý làm cho các thương
hiệu của mình ngày càng mờ nhạt, mất đi động lực cạnh tranh. Kết quả là sức mạnh
cạnh tranh của thương hiệu dần dần bị suy yếu. Đây chính là cơ hội tốt để các đối
thủ cạnh tranh, vốn không có gì nhiều để mất, xâm nhập thị trường và chiến thắng
với những nỗ lực đổi mới của mình.
 Áp lực đầu tư ở nơi khác:
Vị trí của một thương hiệu hùng mạnh là một vấn đề chiến lược tiềm năng bởi
nó thu hút cả sự tự mãn và lòng tham. Khi một thương hiệu được coi là hùng mạnh
sẽ xuất hiện xu hướng giảm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh trọng tâm để tăng
18
cường các hoạt động kinh doanh ngắn hạn hay đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh
mới. Tuy nhiên, người ta luôn lầm tưởng rằng thương hiệu không bị ảnh hưởng nếu
ít được hỗ trợ và rằng có nhiều cơ hội đầu tư khác hấp dẫn hơn. Cuối cùng là các
lĩnh vực kinh doanh mới thu hút nhiều nguồn lực công ty lại thường không thành
công do chúng có những đòi hỏi quá cao trong khi khả năng của các công ty để tổ

chức và quản lý những lĩnh vực kinh doanh mới lại chỉ có hạn.
 Các áp lực về kết quả kinh doanh ngắn hạn:
Những áp lực đạt được những kết quả kinh doanh ngắn hạn thường gây cản
trở đến những đầu tư vào thương hiệu, đặc biệt là ở Mỹ. Người sáng lập ra hãng
Sony, ông Akio Morita cho rằng phần lớn các nhà quản trị công ty ở Mỹ đều mong
muốn tạo ra lợi nhuận nhanh chóng hơn là cố gắng làm cho sản phẩm có sức cạnh
tranh lâu dài. Một nghiên cứu tại các công ty ở lĩnh vực công nghiệp lớn như dệt
may, thép, điện tử gia dụng, chế tạo máy bay và chế tạo ô tô đã kết luận rằng những
sức ép thái quá về lợi nhuận tức thời mà hy sinh những cơ hội lâu dài là một nhân
tố chủ yếu gây nên sự suy giảm khả năng cạnh tranh của các hãng kinh doanh Mỹ
so với Nhật Bản và Châu Âu.
Cơ hội:
 Quy mô thị trường vốn nợ của Việt Nam là tương đối nhỏ, chiếm khoảng
dưới 10% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các thị trường phát triển là 80% GDP. Điều
này cho thấy thị trường nó có tiềm năng phát triển rất lớn.
 Về ảnh hưởng của tình hình suy thoái nền kinh tế Mỹ đến Việt Nam, Việt
Nam đang có một nền kinh tế vững mạnh, thị trường vốn và tài chính vững chắc, về
trung hạn và dài hạn là rất ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng như một
số nước châu Á hiện nay rất “khỏe” và sẽ không có những ảnh hưởng quá lớn đối
với các thị trường này”.
 Việt Nam gia nhập WTO cuối năm ngoái đã tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Thời gian tiêu tốn cho thủ tục xuất nhập khẩu
giảm đáng kể so với năm ngoái.
19
 Việt Nam tăng cường bảo vệ nhà đầu tư thông qua việc ban hành Luật
Doanh nghiệp mới và Luật chứng khoán, trong đó quy định những hoạt động chính
của công ty phải có sự tham gia của nhà đầu tư và nâng cao yêu cầu công khai
thông tin của công ty, đặc biệt thông tin về giao dịch của các bên có liên quan.
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 163/2006 về giao dịch bảo
đảm đã cho phép doanh nghiệp sử dụng tất cả động sản hiện có và sẽ có trong

tương lai, hữu hình và vô hình làm vật thế chấp.
 Giá nhân công rẻ, môi trường xã hội ổn định, nhiều ưu đãi đầu tư chi phí
sản xuất ở mức thấp nhất trong khu vực, giúp tăng sức cạnh tranh của môi trường
kinh doanh, trình độ lao động khá, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin
II. Đánh giá tiềm lực công ty coca – cola:
Năm 1886, khi CocaCola lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng Alanta,
chắc hẳn người Mỹ không ngờ được tương lai là “bá chủ toàn cầu” của thức uống
này. Sự lan rộng của thương hiệu Cocacola gói gọn trong thông điệp “ăn, ngủ, nghỉ
với Cocacola” của tập đoàn này. Hay nói một cách khác, hình ảnh của từng lon
nước giải khát Coca đã trở thành biểu trưng cho cách sống vồn vã, bận rộn nhưng
đầy trẻ trung, sức sống của người dân Mỹ.
Sự hiện diện của Cocacola trên khắp 5 châu lục của thế giới là thành công của
hơn 100 năm sáng tạo, tìm tòi và chuyển tải yếu tố văn hóa Mỹ vào thương hiệu,
đồng thời quang bá yếu tố văn hóa đó đến toàn thế giới. Vượt qua thành kiến, yếu
tố khác biệt văn hóa và tâm lý người tiêu dùng kể cả ở những thị trường khó khăn
như Trung Quốc, Trung Đông, CocaCola vẫn tìm được sự hòa nhập, thích nghi mà
không đánh mất hình ảnh của thứ nước giải khát “của người Mỹ”.
Ngày nay, Coca – Cola được bán trên 150 quốc gia trên thế giới, doanh thu
trong năm 2003 của Coca Cola đã vượt 15 tỷ USD. Nhưng không phải những bộ óc
siêu việt của những ông vua thương mại không mắc lỗi lầm. Vào năm 1985, ban
quản trị của Coca Cola đã vấp phải một lỗi lầm nghiêm trọng khi họ thay đổi công
20
thức của Coca Cola để cho ra đời một sản phẩm mới gọi là "New Coke". Kết quả là
những năm sau đó, doanh số bán của Coca Cola tuột dốc thảm hại, khiến họ lập tức
ngưng sản xuất "New Coke" và trở lại sản xuất "Classic Coke". Sự thay đổi về
công thức đã làm Coca Cola mất đi một số khách hàng đáng kể.
1. Đối thủ cạnh tranh.
Thị trường nước giải khát Việt Nam trong những năm gần đây có sự cạnh
tranh sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài. Chiếm lĩnh thị trường nước giải khát hiện nay vẫn là hai đại gia
Coca-Cola và Pepsi Cola (chiếm hơn 60% thị phần cả nước), còn lại thị trường của
các đơn vị sản xuất trong nước như Tân Hiệp Phát, TRIBECO, BIDRICO… Do áp
lực cạnh tranh trên thị trường, khiến các doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản
phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất; trong đó có việc giảm tỷ trọng sản xuất
nước giải khát có gas.
Thị trường xuất khẩu nước giải khát, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả,
nước uống bổ dưỡng đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Giá trị
xuất khẩu nước uống bổ dưỡng chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nước giải
khát. Ngành nước giải khát đã chiếm được một thị phần lớn tại các thị trường cao
cấp như: Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Singapre, Trung Quốc. Các
doanh nghiệp nước giải khát có nhiều sản phẩm xuất khẩu phải kể đến như: Công
ty CP thực phẩm Đồng Giao, Công ty Yến sào Khánh Hòa, Công ty CP Nước giải
khát TRIBECO…
Vậy có thể thấy đối thủ cạnh tranh lớn nhất của côcacola hiện nay là Pepsi
cola.
2. Điểm mạnh của cocacola:
 Coca-Cola là công ty nước giải khát lớn nhất thế giới với hơn 450
thương hiệu sáng giá.
Trên quy mô toàn cầu, Coca-Cola là nhà cung cấp số một thế giới về nước
uống, nước ép và các đồ uống làm từ nước ép, trà và cà phê pha sẵn.
21
Kể từ khi quay lại thị trường Việt Nam năm 1994, Coca-Cola đã đầu tư hơn
200 triệu USD cho thị trường này và có các nhà máy đóng chai ở Hà Tây (cũ), Đà
Nẵng và TP HCM. Công ty cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam nhiều thương
hiệu nước giải khát nổi tiếng như Coca-Cola, Sprite, Fanta, Thumbs Up, Coca-Cola
Light (cho người ăn kiêng), Schweppes; cùng các sản phẩm mới như nước cam có
tép Minute Maid Splash, nước uống tinh khiết đóng chai Joy và nước tăng lực
Samurai.
 Xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng: coca – cola là một

trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng
tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập.
 Sự tự tin: Nếu có một thương hiệu nào đó được xem là tự tin thì đó
phải là Coca-Cola và sự tự tin này được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu
quảng cáo của họ. Những câu chủ đề như “Thức uống không cồn tuyệt vời của
quốc gia” (1906), “6 triệu một ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn
muốn là một chai Coke” (1952), “Coke là thế” (1982) và “Luôn luôn là Coca-
Cola” (1993) đều chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thương hiệu này.
 Tính xác thực: Kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, Coca-Cola đã tự
gán cho mình là “Thứ thật”. Mặc cho sự có mặt của những loại thức uống
hương vị cola trước đó, ví như rượu Vin Mariani, và cho dù Pepsi-Cola có
khởi đầu sau đó một thập niên so với đối thủ của mình ở Atlanta (năm 1894),
Coca-Cola vẫn luôn được xem là loại thức uống cola đích thực nhất trên thị
trường.
 Tính bền vững: Khác hẳn với sự xuất hiện ngắn ngủi vào thập niên
1980 của sản phẩm yểu mệnh “New Coke”, Coca-Cola vẫn luôn duy trì được
tính cách nhất quán của mình. Tính cách này được xác lập trong thời kỳ trị vì
lâu dài của Robert Woodruff, Tổng giám đốc của công ty từ năm 1923 cho đến
khi Roberto Goizeta tiếp nhận cương vị này vào năm 1981. Công ty này chỉ
22
mới chứng kiến 10 triều đại giám đốc điều hành trong suốt lịch sử lâu dài của
mình.
 Sức hấp dẫn trẻ trung: ngay từ lúc ban sơ, Coca-Cola đã nhắm vào
giới trẻ, thậm chí họ còn đặt cả những mẫu quảng cáo trên những bản tin học
đường ở Atlanta trong các thập niên 1880, 1890. Sau đó vào năm 1931,
thương hiệu này đã phối hợp với hình ảnh ông già Noel vừa uống xong một
chai Coca-Cola để trở thành một trong những chứng nhận sản phẩm nổi bật
nhất mọi thời đại.
 Phong cách Mỹ: Suốt thế kỷ 20, hình ảnh của Coca-Cola luôn là tiêu
biểu cho tính cách Mỹ, từ những áp phích quảng cáo ban đầu có hình huyền

thoại Ty Cobb cho đến biểu ngữ to lớn có tên thương hiệu để chào đón sự trở
về của phi hành gia Phil Armstrong sau chuyến du hành đến mặt trăng. Và
trong suốt Thế chiến thứ hai, công ty này thậm chí còn hỗ trợ tiếp tế quân nhu
cho quân đội Mỹ ở nước ngoài.
 Tính thẩm mỹ: Coca-Cola thấu hiểu sức mạnh của tính thẩm mỹ hơn
bất cứ một thương hiệu tiêu dùng nào khác. Năm 1915, họ tổ chức một cuộc
thi thiết kế mẫu chai Coca-Cola. Mẫu đoạt giải chính là kiểu chai thuỷ tinh
Coca-Cola tròn trịa mà chúng ta vẫn nhìn thấy cho đến ngày nay, được đánh
giá là một thiết kế thương mại tốt nhất của mọi thời. Chính kiểu chai mới này
đã giúp Coca-Cola tái xuất hiện và chiếm lại vị thế hàng đầu của mình trên
khắp thị trường thế giới. Hai màu biểu tượng thương hiệu đơn giản trắng và đỏ
được sử dụng từ năm 1955 là một minh chứng khác nữa cho sự tập trung vào
chất lượng thẩm mỹ của thương hiệu này.
 Thương hiệu hàng đầu thế giới:
Coca-Cola được xem là một biểu tượng mang lại sự sảng khoái cho tất cả mọi
người. Kiểu dáng quen thuộc và nổi bật của chai Coca-Cola cũng như sự khác biệt
của nhãn hiệu đã trở thành một phần cuộc sống của người tiêu dùng. Thật vậy, cứ
mỗi phút trong mỗi ngày lại có một người uống một trong những sản phẩm của
23
Coca-Cola như – Coca classic, diet Coca , hoặc Coca-light với nhiều mùi như vani,
cherry hoặc chanh có hoặc không có caffeine.
Nước uống có gas luôn là một phần của phong cách Mỹ từ hơn 100 năm nay
và vẫn giữ vững vị trí nước uống mang lại sự sảng khoái nhất. Theo số liệu thực tế
cho thấy, một trong bốn loại nước uống được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ hiện nay là
loại nước có gas, trong đó doanh số bán lẻ đạt đến con số 61 tỉ USD mỗi năm.
Coca-cola là một thương hiệu vững chắc được thừa nhận trên toàn thế giới.
Coca-cola là một trong 100 thương hiệu hàng đầu thế giới (2006, theo Business
week-Interbrand). Có giá trị là 67000 tỷ đola(2006). Giành được vị trí tốt trong
cuộc cạnh tranh với Pepsi (xếp hạng 22 với 12690 tỷ USD). Sở hữu 4 trong 5
thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới : coca-cola, diet coke,sprite và Fanta.

Trong những năm qua, công ty đã có 1 cuộc đầu tư lớn vào việc phát triển
thương hiệu. Do đó, ngày nay Coca-cola được thế giới công nhận là thương hiệu
hàng đầu thế giới.
 Niềm đam mê của khách hàng dành cho Coca-Cola nguyên thủy: Giám
đốc sản xuất Donald Keough của cocacola đã từng thừa nhận: “Đơn giản là tất cả
thời gian, tiền bạc và các kĩ năng chúng tôi bỏ ra nghiên cứu khách hàng để cho ra
một loại Coca-Cola mới đã không khám phá được sự gắn bó sâu sắc bên trong mà
nhiều người dành cho Coca-Cola nguyên thủy. Niềm đam mê dành cho Coca-Cola
nguyên thủy, vâng phải chính từ “đam mê” đã khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên.
Nó là một bí mật tuyệt vời của người Mỹ, một điều khó hiểu rất đáng yêu của
người Mỹ và bạn có thể xem nó tương tự như là một tình yêu, một niềm tự hào và
một lòng yêu nước.”
 Có hệ thống phân phối hiệu quả: ví dụ có nhiều máy bán hàng tự động
bán Coke hơn là bán Pepsi.
 Chiến lược marketing và mẫu mã sản phẩm luôn được ưu tiên hàng
đầu: Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại
những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán
24
ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Coca Cola
được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên ngoài dán nhãn hiệu màu
đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45 độ. Với màu đỏ tươi
và với những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca Cola đã thành công trong việc hấp
dẫn và lôi cuốn khách hàng.
 Có một tổ chức lớn mạnh:
Với thu nhập trên 24 tỷ USD, coca-cola có một tổ chức lớn mạnh. Coca-cola
có nhà máy, hệ thống phân phối và thị trường nước giải khát lớn nhất thế giới. Bán
sp đầu tiên của mình ở Mỹ vào năm 1886 và ngày nay, coca-cola đã có mặt trên
200 quốc gia, đã bán được trên 52 tỷ chai của tất cả các loại sản phẩm mỗi ngày.
Cty đã xây dựng 1 cơ sở hạ tầng vững mạnh trên toàn tg. Sở hữu trên 32 nhà
máy sản xuất chủ yếu đặt ở khắp thế giới. sở hữu hoặc thu hút trên 37 tổ chức với

97 nhà máy đóng chai chủ yếu đặt ở ngoài nước mỹ.
3. Điểm yếu:
 Hương vị của coca - cola không ngọt bằng của Pespi.
Trong những năm 1970, sau khi tiến hành chiến dịch “ Thử thách Pepsi” - để
khách hàng so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của Pepsi và sản phẩm mang khẩu
hiệu của Coca-Cola “the real thing”. Kết quả là hầu hết những ai tham gia đều
thích công thức ngọt hơn của Pepsi.
 Mùi vị không thay đổi qua trên 100 năm:
Đã từ lâu lắm rồi cái tên nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một
biểu tượng văn hoá tiêu dùng và ẩm thực của người Mỹ. Coca-Cola cũng là thương
hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu khi mà cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người đang
uống thứ nước giải khát màu nâu này.
Tập đoàn Coca-Cola hiện có mặt tại 200 nước trên thế giới. Lịch sử ra đời và
phát triển của nước Coca-Cola là lịch sử chiến thắng vinh quang và ngoạn mục của
mặt hàng tiêu dùng bình thường nhất. Tập đoàn Coca-Cola có trên 30.000 công
nhân ở khắp thế giới ngày đêm trực tiếp sản xuất bên những dây chuyền đóng chai
25
và đóng lon Coca-Cola hiện đại.Đó chỉ là con số những người ăn lương trực tiếp
của tập đoàn. Còn số lượng những người kinh doanh, làm đại lý phân phối độc
quyền hưởng hoa hồng của Coca-Cola thì có thể lên đến hàng trăm nghìn người.
Coca-Cola luôn luôn tự hào, dù đóng chai ở đâu, nước nào thì mùi vị và chất lượng
nước giải khát Coca-Cola không đổi.
III. Mô hình swot và những chiến lược marketing của coca –
cola.
O
T
S
S/O
S/T
W

W/T
W/T
Kết hợp S – O:
 Ưu tiên hàng đầu chiến lược marketing và mẫu mã sản phẩm:
Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại
những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán
ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được
sự ưu tiên này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào.
Một yếu tố khác dẫn đến thành công của Coca Cola là hình thức trình bày sản
phẩm. Coca Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên ngoài
dán nhãn hiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45
độ. Với màu đỏ tươi và với những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca Cola đã thành
công trong việc hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng.
 Nhấn mạnh quản lý danh tiếng:
Coca-Cola hoạt động trên phạm vi nhiều nước, thành đạt trong kinh doanh,
đánh bại các đối thủ cạnh tranh, song chưa từng dùng cách đút lót, mặc dù tham

×