Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

phân tích môi trương kinh doanh việt nam hiện nay-cụ thể doanh nghiệp beeline.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.5 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
I. Đánh giá môi trường kinh doanh ở Việt Nam
1. Các yếu tố vĩ mô
a, Yếu tố nhân khẩu học
b, Yếu tố kinh tế
c, Yếu tố chính trị- pháp luật
d, Yếu tố văn hóa
e, Yếu tố công nghệ
f, Yếu tố địa lý
2. Các yếu tố vi mô
a, Yếu tố khách hàng
b, Yếu tố đối thủ cạnh tranh
c, Yếu tố cung ứng sản xuất
d, Yếu tố năng lực của doanh nghiệp
3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp
II. Phân tích cụ thể về Beeline
1. Thị trường viễn thông ở Việt Nam hiện nay
2. Giới thiệu về Beeline
3. Các yếu tố môi trường vĩ mô
4. Các yếu tố môi trường vi mô
5. Phân tích mô hình SWOT
6. Các chiến lược Marketing cụ thể
I. Đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam
1) Các yếu tố vĩ mô
a, Yếu tố nhân khẩu học
Có nguồn gốc từ vùng đất hiện nằm ở phía nam Trung Quốc và
miền bắc Việt Nam, người Việt đã tiến về phía nam trong tiến trình
kéo dài hơn hai nghìn năm để chiếm lấy các vùng đất bờ biển phía
đông bán đảo Đông Dương
• Tổng dân số: ~ 86 triệu người (2010)
• Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ


• Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)
• Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6%
dân số cả nước).
Cơ cấu độ tuổi:
0-14 tuổi: 29,4%
15-64 tuổi: 65%
trên 65 tuổi: 5,6%
b, Yếu tố kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: GDP 6 tháng đầu năm đạt 6- 6.1%
- Thu nhập bình quân đầu người: trên 1.100 USD/năm (2010)
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13.8%
- Lạm phát đang được kiềm chế và được kiểm soát ở mức 0.1 –
0.3% hàng tháng.
- Lượng kiều hối đạt 3.6 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài (FDI) đạt 5.4 tỷ USD, cao hơn 6% so với cùng kỳ năm
ngoái.
- Các ngân hàng đồng ý hạ lãi suất cho vay VND từ mức 14% xuống
còn 12% - 12.5% trong tháng 7, giảm lãi suất mức tiền gửi hiện
nay từ 11.5% xuống còn 10.2% trong 3 tháng tới
- Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao: đại lộ Thăng Long, hầm
Kim Liên…
 Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền
kinh tế hàng hoá kém phát triển, mang nặng tính tự cấp tự túc sang
thành nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao. Do nền kinh
tế nước ta có cơ cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội thấp kém.
Trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc
hậu, không có khả năng cạnh tranh. Hầu như không có đội ngũ nhà
doanh nghiệp có tầm cỡ.
Thu nhập của người làm công ăn lương và nông dân thấp kém, sức
mua hàng hoá của xã hội và dân cư thấp nên nhu cầu tăng chậm,

dung lượng thị trường trong nước còn hạn chế. Các biểu hiện trên
một mặt phản ánh trình độ thấp kém về dung lượng cung cầu hàng
hoá và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Mặt khác
nó cũng tạo ra áp lực buộc chúng ta phải vượt qua thực trạng đó và
đưa nền kinh tế phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành
phần. Tiếp cận đặc điểm này của kinh tế hàng hoá theo các khía
cạnh sau :
- Nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế gắn liền với sự tồn tại và
phát triển kinh tế hàng hoá.
- Thực trạng kinh tế hàng hoá ở nước ta kém phát triển là do nhiều
nhân tố, nhưng nhân tố gây hậu quả nặng nề nhất là sự nhận thức
không đúng dẫn đến nôn nóng xoá bỏ nhanh các thành phần kinh
tế.
Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp về nhiều mặt,
có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng thấp kém.
- Nền kinh tế hàng hoá chịu tác động của sự thay đổi cơ cấu ngành
theo hướng nền kinh tế dịch vụ phát triển nhanh chóng.Đặc điểm
này gắn liền với hai khía cạnh sau :
+ Nó đảm bảo cho mọi người, mọi doanh nghiệp dù ở thành phần
kinh tế nào cũng đều được tự do kinh doanh theo pháp luật, được
pháp luật bảo hộ quyền sở hữu và quyền thu nhập hợp pháp.
+ Các chủ thể kinh tế đều được hoạt động theo cơ chế tự chủ, hợp
tác, cạnh tranh với nhau và đều bình đẳng trước pháp luật.
- Nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở” giữa
nước ta với các nước trên thế giới.
- Sự ra đời nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã làm cho thị
trường dân tộc hoạt động trong sự gắn bó với thị trường thế giới.
- Nền kinh tế hàng hoá với cơ cấu “mở” ra đời bắt nguồn từ quy

luật phân bố và phát triển không đều về tài nguyên thiên nhiên, sức
lao động và thế mạnh giữa các nước.
- Nền kinh tế hàng hoá theo cơ cấu “mở”, thích ứng với chiến lược
thị trường “hướng ngoại”.
- Phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa với
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự quản lý kinh tế vĩ mô
của nhà nước.
- Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế nhà nước
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước với bản
chất vốn có của nó, lại nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt và
trọng yếu nên trở thành nhân tố kinh tế bảo đảm cho kinh tế hàng
hoá của các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Tính hiện thực của vai trò định hướng xã hội chủ
nghĩa của kinh tế nhà nước chỉ được khẳng định khi nó phát huy
được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác.
- Vai trò quản lý của nhà nước, nhân tố đảm bảo cho định hướng xã
hội chủ nghĩa của kinh tế hàng hoá :
+ Sự phát triển kinh tế hàng hoá bên cạnh mặt tích cực, đem lại sự
phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế cao của nó, mặt
khác nó không tránh khỏi những khuyết tật nhất định về mặt xã hội
như : phá sản, khủng hoảng, tàn phá môi trường ... Những khuyết
tật này cần phải có sự quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
+ Nền kinh tế hàng hoá giữa các nước , ngoài sự khác nhau về trình
độ phát triển và sự phân phối lợi ích kinh tế giữa các tầng lớp dân
cư do kinh tế đem lại nhằm mục đích gì? có lợi cho ai? Còn có sự
khác nhau không kém phần quan trọng là ở trình độ quản lý theo
cơ chế thị trường của nhà nước.
+ Nước ta do chịu ảnh hưởng lâu ngày cuả cơ chế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu , bao cấp... Nên vai trò quản lý của nhà nước ta là
nhân tố đảm bảo cho định hướng XHCN của kinh tế hàng hoá.Một

nền kinh tế hàng hoá kém phát triển, mang nặng tính chất tự cung
tự cấp, chuyển sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp
đến cao đòi hỏi nhà nước phải sử dụng có hiệu quả các công cụ
pháp luật, tài chính, tiền tệ, tín dụng ... Mặt khác phải tạo ra môi
trường và điều kiện cho sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác
tiềm năng của các thành phần kinh tế, thực hiện các chính sách xã
hội đảm bảo cho sự thống nhất giữa kinh tế và xã hội.
c, Yếu tố chính trị- pháp luật
- Tình hình chính trị- an ninh ổn định
- Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh
tế hiện nay
- Nền kinh tế mở sau khi nước ta gia nhập WTO, các chính sách
kinh tế phù hợp hơn không những với các doanh nghiệp Việt Nam
mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta.
- Cơ chế điều hành của nước ta hiện nay: chủ trương đường lối theo
Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền. Hệ
thống chính trị hiện nay ra đời từ khi thiết lập Nhà nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa, gồm các cấu thành quyền lực chính trị sau: Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, Nhân dân trong hệ
thống chính trị, Hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam: Là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vừa là lực lượng hợp thành,
vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị XHCN, bảo đảm cho hệ
thống chính trị giữ được bản chất giai cấp công nhân và bảo đảm mọi
quyền lực thuộc về nhân dân.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: là tổ chức trung tâm và là trụ cột
của hệ thống chính trị, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt
nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của
đời sống xã hội và thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại.Các tổ chức

chính trị-xã hội và đoàn thể nhân dân: Đây là những tổ chức đại diện cho
lợi ích của các cộng đồng xã hội khác nhau tham gia vào hệ thống chính
trị theo tôn chỉ, mục đích, tính chất của từng tổ chức. Ở Việt Nam hiện có
5 tổ chức chính trị-xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn,
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Cựu chiến binh. Ngoài ra còn có nhiều tổ chức xã hội và các
đoàn thể nhân dân khác.
Nhân dân trong hệ thống chính trị: Với tư cách là người sáng tạo lịch sử,
nhân dân là lực lượng quyết định trong quá trình biến đổi xã hội, hình
thành nên hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam. Mọi quyền lực đều
thuộc về nhân dân và họ thực hiện quyền lực của mình chủ yếu thông qua
Nhà nước; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiến Pháp: Hiến pháp Việt Nam hiện nay được Quốc hội khóa VIII thông
qua năm 1992 (bổ sung, sửa đổi vào năm 2001 tại kỳ họp thứ 10 Quốc
hội khóa X). Hiến Pháp năm 1992 là sự kế thừa và phát triển các bản
Hiến Pháp trước đó (1946, 1959, 1980). Sự ra đời của Hiến pháp 1992 là
bước phát triển quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Hiến pháp
1992 là văn bản pháp luật nền tảng và có giá trị cao nhất, thể chế hóa
những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh
tế, chính trị, khẳng định mục tiêu XHCN, thể chế hóa nền dân chủ XHCN
và các quyền tự do của công dân. Hiến pháp năm 1992 bao gồm Lời nói
đầu, 7 chương và 147 điều quy định rõ Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế;
Văn hóa-giáo dục, khoa học- công nghệ; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân; Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ; Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân; Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô; Sửa đổi Hiến pháp.
Hiến pháp chỉ rõ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước là
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước bảo đảm và không
ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; thực hiện chính

sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nhân dân sử dụng
quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đây là
những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của nhân dân.
d, Yếu tố văn hóa
- Luôn luôn gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
- Phương tiện truyền thông được phủ sóng khắp vùng miền, kể cả
vùng sâu vùng xa, giúp người dân tiếp cận được những kiến thức
văn hóa mới nhất
- Trình độ văn hóa của người dân đang ngày càng nâng cao
- Văn hóa doanh nghiệp, yếu tố vàng của thành công:
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn
hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít
khó khăn.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì
còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn
UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và
thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi
cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang
diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng
dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các
giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập
quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp
trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng

cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những
người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền
vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong
doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó.
Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh
nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp
Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan
và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một
nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do
những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập
dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh
và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi
các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao
thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo;
chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất
lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố
khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh
hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến.
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi
yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức
thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh
hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con
người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các
giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá
doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Theo ông Trần
Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận xét: Văn hoá của
doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và
tác phong làm việc của nhân viên. Cũng theo ông Bảo, đối tác khi quan
hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá

doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó.
Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu á
thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các
nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu
tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng
động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn
hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan. Đó là
việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua
“Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hoá doanh
nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ
là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi
việc tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ
tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá
chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm
của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền
tảng văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và
niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có
tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh
nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân.
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể.
Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh
nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các
yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và
thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp
trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.
- Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp

Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp. Các hạt nhân văn hóa
là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp
với nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp
xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù
nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt.
Văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh
nghiệp liên doanh hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đình. Hạt nhân văn
hóa doanh nghiệp bao gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và
hệ giá trị.
- Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để
tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh
nghiệp không thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những
lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa.
Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp
khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược
lại.
- Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp
Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các
doanh nghiệp thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và
buộc mọi người khi vào làm việc cho doanh nghiệp phải tuân theo. Tuy
nhiên, các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc
hiệu quả thấp. Trong trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu
chuẩn mới là cần thiết.
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh
quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây
dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực
kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công
cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa

mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp
có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây
dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
- Văn hóa tập đoàn đa quốc gia
Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên
thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa
quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các
chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập
đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc gia
nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong
những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty
đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi
tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường
thế giới. Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận
động của văn hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của
sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc.
Chẳng hạn, để có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi tiếng với màu xanh tươi trẻ,
Tập đoàn Pepsi phải chọn cách tiếp cận văn hóa phương Đông - sản xuất
loại đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Cola với biểu tượng thiếu âm và thiếu
dương (biểu tượng của những người theo Phật giáo) để đến với khách
hàng là những tín đồ của Phật giáo. Để bảo hộ cho biểu tượng này, Tập
đoàn phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệu Pepsi đã lên tới 55
tỷ USD. Đối thủ cạnh tranh của Pepsi Cola là Tập đoàn Coca Cola. Tập
đoàn này có nền văn hóa hùng mạnh và với những ưu thế về danh tiếng,
uy tín cũng như nghệ thuật kinh doanh đã chiến thắng Pepsi Cola trên
thương trường mặc dù đồ uống Coca Cola chỉ được xếp thứ 7 trong số 12
loại đồ uống hàng đầu của nước Mỹ về chất lượng và đồ uống này đã bị
người tiêu dùng châu Âu tẩy chay vào năm 1999.
- Văn hóa doanh nghiệp gia đình
Các doanh nghiệp gia đình được xem là một loại định chế độc đáo trong

đó một gia đình là hạt nhân của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gia
đình chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ
và lòng trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh nghiệm, bí quyết
được gia đình đúc rút được trong quá trình kinh doanh. Thông thường,
trong gia đình, người chủ gia đình thường nắm được bí quyết về một
nghề nghiệp nào đó và dựa vào nghề nghiệp đó để thành lập doanh
nghiệp gia đình. Vì thế, văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng
rất lớn tác động của phong cách lãnh đạo của người chủ gia đình. Kỷ luật
trong doanh nghiệp gia đình thường được đề cao vì họ vừa là người chủ
sở hữu vừa là người sử dụng các tài sản của gia đình. Chẳng hạn, doanh
nghiệp sản xuất giày dép Biti’s (Việt Nam) là một biến thể của doanh
nghiệp gia đình. Doanh nghiệp này có một nền văn hóa mạnh và các
thành viên của doanh nghiệp đều thấm nhuần được những giá trị và chuẩn
mực của văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp này đang có triển vọng trở
thành một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên của Việt Nam.
Có thể nói, Văn hoá doanh nghiệp là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho
doanh nghiệp mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của
các doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp mình
thực hiện được phương thức kinh doanh "lấy con người làm trung tâm",
mà còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp
đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó
của nhân viên với doanh nghiêp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
e, Yếu tố công nghệ
- Hệ thống nghiên cứu công nghệ- kĩ thuật đang được chú ý và ngày
càng được cải tiến cho phù hợp với trình độ công nghệ kĩ thuật
nước ngoài.
- Nhà nước đang ngày càng chú trọng vào việc đầu tư Khoa học- kĩ
thuật cao như công nghệ biển, công nghệ vũ trụ...
- Công nghệ thông tin ngày càng chứng tỏ bước phát triển phi
thường.

- Số người dùng mạng Internet đã vượt ngưỡng 22 triệu.
- Hơn 50% dân số đang dùng điện thoại di động.
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu
tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật
mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần
mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện
ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có
chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm
năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng to lớn tới sản xuất,
kinh doanh và cả sự tiêu thụ. Các phát minh mới, các tiến bộ của khoa
học kỹ thuật sẽ làm ra các sản phẩm mới, đồng thời làm này sinh các nhu

×