Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề cương quản lí dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.55 KB, 15 trang )

1. Quản lý dự án là gì?
Nguyên tắc quản lý dự án xây dựng? Những nội dung chủ yếu của quản lý
dự án xây dựng?
 Quản lý dự án xây dựng là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn
lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình
dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đạt
được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng, đảm bảo an toàn lao động,
bảo vệ môi trường bằng những biện pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
 Nguyên tắc quản lý dự án xây dựng:
• Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với kế hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảm đảm an
ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy đinh của
pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
• Tùy theo vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau
đây:
-Đối với các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành
phần, Nhà nươc quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ viêc xác định
chủ đầu tư,lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà
thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào
khai thác sử dụng.
-Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo
lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước và vốn đầu tư phát triển doanh
nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh
nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án.
-Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân,chủ đầu tư
quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng
hỗn hợp nhiều vốn khác nhau thì bên góp vốn thỏa thuận về phương thức
quản lý hoặc quản lý theo quy định với nguồn vốn có tỉ lệ % lớn nhất trong
tổng mức đầu tư.
-Đối với các dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự
án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác


hoặc tự thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được
quản lý, thực hiện nhưu 1 dự án độc lập. việc phân chia dự án thành các dự
án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.
 Nội dung chủ yếu của quản lý dự án xây dựng bao gồm: file ảnh
2. Trình bày các hình thức quản lý dự án. Phân tích sự mối liên hệ về nhiệm
vụ, quyền hạn của chủ đầu tư với ban quản lý dự án và tư vấn quản lý dự
án trong các hình thức quản lý đó.
Căn cứ vào điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người
quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình
thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau :
 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án : trường hợp này chủ đầu tư
thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.
Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự
án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản
lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý không có đủ điều kiện, năng
lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án :
+Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự
án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào
khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả,tính khả thi của dự án và tuân
thủ các quy định của pháp luật. Ban quản lý dự án có thể được giao
quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp
nhận và phải đảm bảo nguyên tắc :dự án không bị gián đoạn, được quản
lý và quyết toán theo đúng quy định. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo,
kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ban quản lý dự án.
+Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do
chủ đầu tư ủy quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiêm trước pháp luật và
chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
 Hình thức thuê tư vấn quản lý dự án :

Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn điều hành quản lý dự án thì tổ
chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy
mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của của tư vấn quản lý dự án
được thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
Chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình
hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi thực hiên hợp đồng của tư vấn
quản lý dự án.
-Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án :
+Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án,
thực hiện dự án đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử
dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định
của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức
tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu
tư quản lý thưc hiện quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo
dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
+Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thỏa thuận trong
hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự
án chịu trách nhiêm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam
kết trong hợp đồng.
3. Trình bày các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định
đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình
thức : đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế,chỉ định thầu và lựa chọn nhà thầu
thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
1. Đấu thầu rộng rãi.
- Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây
dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
- Bên mời thầu phải thông báo rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu tối thiểu 10 ngày
trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

- Bên dự thầu chỉ được tham gia khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công
trình theo điệu kiện thông báo của bên mời thầu.
- Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu tại
nước ta hiện nay.
2. Đấu thầu hạn chế.
Là hình thức đấu thầu mà Bên mời thầu mời một số nhà thầu(tối thiểu là 5)
có đủ năng lực tham dự. hình thức này chỉ được xem xét áp dụng trong các
điều kiện sau đây :
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu gói thầu.
- Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế co lợi hơn.
3. Chỉ định thầu.
Là hình thức chủ đầu tư xây dựng hoặc người quyết định đầu tư chỉ định
trực tiếp nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện
cong việc với giá hợp lý.
Hình thức này thực hiện trong các trương hợp sau đây :
- Gói thầu có giá trong hạn mức.
- Gói thầu dich vụ tư vấn không quá 3 tỷ, mua sắm hàng hóa không
quá 2 tỷ, xây lắp, tổng thầu không quá 5 tỷ.
- Gói thầu mua sắm tài sản không quá 100 triệu để duy trì hoạt động
thường xuyên.
- Các điều luật khác theo Điều 20 luật đấu thầu, Điều 101 luật xây
dựng :
- Công trình bí mật quốc gia.
- Gói thầu cẩn triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp.
- Gói thầu dịch vụ tư vấn.
- Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng,

tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả.
- Gói thầu rà phá bom mìn, vật nổ.
- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
- Các trường hợp khác do thủ tướng chính phủ quyết định.
4.Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
Việc lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được thực
hiện theo hình thức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Các
công trình trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải thi tuyển kiến trúc.
- Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên.
- Các công trình văn hóa, thể thao, các công trình công cộng có quy
mô lớn.
- Các công trình có kiến trúc đặc thù.
5.Lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng.
Các hình thức lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng :
- Tổng thầu thiết kế thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế xây dựng công
trình.
- Tổng thầu thi công thực hiện toàn bộ công việc thi công công trình.
- Tổng thầu thực hiện toàn bộ công việc thiết kế và thi công công trình.
- Tổng thầu thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị,
thi công công trình.
- Tổng thầu chìa khóa trao tay thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lập
dự án đến việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công
trình.
4.Trình bày các trường hợp hủy đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dư thầu. Phân tích
một vài trường hợp để thấy sự cần thiết phải hủy đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự
thầu.
 Hủy hợp đồng xây dựng đối với một trong các trường hợp sau :
- Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu.
- Có bằng chứng cho thấy Bên mời thầu thông đồng với nhà thầu.
- Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ

mời thầu.
- Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng
đến lợi ích của Bên mời thầu.
Căn cứ vào quyết định của người có thẩm quyền, Bên mời thầu có trách nhiệm
thông báo đến các nhà thầu tham gia đấu thầu về việc hủy đấu thầu.
 Loại bỏ hồ sơ dự thầu : hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong các trường hợp sau :
- Không đáp ứng yêu cầu quna trọng củ hồ sơ mời thầu.
- Không đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá.
- Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu
dịch vụ tư vấn học nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do Bên mời thầu
phát hiện.
- Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu
dịch vụ tư vấn.
5.Hiểu thế nào là hợp đồng xây dựng? Trình bày các nguyên tắc ký kết hợp
đồng xây dựng. Tại sao hợp đồng ký kết phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện
và bình đẳng?
-Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên
nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để
thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham
gia hợp đồng. Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ
sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật.
-Nguyên tắc chung ký kết hợp đồng xây dựng :
Hợp đồng xây dựng được ký kết trên nguyên tắc : tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,
hợp tác, trung thực, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và các thỏa thuận
được ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa
chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán
hợp đồng.
Tùy thuôc vào mức độ phức tạp của hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng có thể

áp dụng các quy định để soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng. Đối với các hợp
đồng của các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ thì tất cả các nội dung liên
quan đến hợp đồng các bên có thể ghi ngay trong hợp đồng. Đối với các hợp đồng
của các gói thầu thuộc các dự án phức tạp, quy mô lớn thì nội dung của hợp đồng
có thể tách riêng thành điều kiện chung và điều kiện riêng của hợp đồng :
Điều kiện chung của hợp đồng là tài liệu quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối
quan hệ của các bên hợp đồng.
Điệu kiện riêng của hợp đồng là tài liệu cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của
điều kiện chung áp dụng cho hợp đồng.
6.Trình bày trình tự lập và quản lý tiến độ thực hiện một dự án xây dựng công
trình.
1,Trình tự lập tiến độ :
• Bước 1. Xác định các công việc và mối quan hệ giứa chúng : là xem xét
công việc nào làm trước, công việc nào làm sau, những công việc nào có thể
làm đồng thời với công việc đang xét.
• Bước 2. Lập sơ đồ mạng sơ bộ : có 3 phương pháp lập sơ đồ mạng sơ bộ :
+Phương pháp 1 : đi từ đầu đến cuối dự án. Cách này thường áp dụng khi
biết rõ các công việc của dự án.
+Phương pháp 2 : đi ngược từ cuối lên đầu dự án. Thường áp dụng với các
dự án hoàn toàn mới mẻ mà không biết rõ các công việc cũng như trình tự,
mối liên hệ giữa các công việc.
+Phương pháp 3 : làm từng cụm. Thường áp dụng cho các dự án lớn, phức
tạp. Người ta chia dự án thành các mảng,cụm công việc rồi chia cho từng
người, nhóm người lập riêng. Liên kết các mạng con thu được theo cách trên
ta sẽ có một sơ đồ mạng lớn thống nhất.
• Bước 3. hoàn thiện sơ đồ mạng : kiểm tra sơ đồ mạng thu được. Nếu cần thì
có thêm sự kiện phụ, công việc ảo. Ngược lại có thể bỏ các sự kiện thừa. Sau
đó ghi tên các công việc, kiểm tra lại mạng xem đã đủ các công việc chưa,
có đúng quy tắc lập mạng không ?. Nếu tất cả đã đảm bảo thì vẽ lại mạng
dưới hình thức rõ ràng nhất và dễ đọc nhât.

• Bước 4. Tính sơ đồ mạng :
+Đánh số các sự kiện.
+Ghi thời gian công việc, tên công việc, nhu cầu nguồn lực.
+Tính toán sơ đồ mạng và xác định đường găng.
+Tính toán các thời gian dự trữ.
• Bước 5. Chuyển sơ đồ mạng lên lịch tiến độ.
Để tiện việc theo dõi, ta chuyển sơ đồ mạng lên trcuj thời gian. Nếu cần có
thể chuyển thành sơ đồ mạng ngang.
• Bước 6. Tối ưu hóa sơ đồ mạng.
Lập biểu đồ nhân lực và các nhu cầu nguồn lực khác. Điều chỉnh sơ đồ mạng
theo tieu chuẩn tối ưu về sử dụng nguồn lực.
2,Quản lý tiến độ :
- Sau khi đã điều chỉnh sơ đồ mạng theo các tiêu chuẩn tối ưu và đã có các biểu đồ
nhu cầu nhân lực và các nguồn lực khác thì công việc tiếp theo là quản lý tiến độ,
tìm cách thực hiện các công việc đã tính toán trên sơ đồ mạng để hoàn thành dự án
đúng thời hạn đã vạch ra.
Các công việc cần làm để quản lý tiến độ trong quá trình thực hiện dự án:
- Tổ chức phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công nhân về kế hoạch tổ chức thực hiện
dự án.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị bằng "phiếu công việc".
- Tổ chức mạng lưới theo dõi, đôn đốc và nắm tình hình sản xuất.
- Nhận định tình hình, đề ra biện pháp xử lý khi có thay đổi.
7.Trình bày về chất lượng công trình xây dựng và đặc điểm của công trình xây
dựng ảnh hưởng đến chất lượng.
 Chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi mức độ đáp ứng yêu cầu
của các đặc tính sau : công năng, độ tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ
thuật, độ bền vững, tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác, sử dụng ;
tính kinh tế và đảm bảo tính gian.
Rộng hơn chất lượng công trình xây dựng công trình còn có thể và cần được
hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản

phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó
với các vấn đề liên quan.
- Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai đoạn
đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình đó. Nghĩa là vấn đề chất
lượng xuất hiện và cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về
xây dựng công trình, từ khâu lập quy hoạch, lập dự án đến khảo sát, thiết kế,
thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết
hạn phục vụ…
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của
nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ,
các bộ phận, hạng mục công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm
định nguyên vật liệu, cấu kiện, MMTB mà còn ở quá trình hình thành và
thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ
công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình có thể phục vụ mà
còn ở thời hạn phải hoàn thành, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư
phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu
thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết
kế, thi công xây dựng…
- Vệ sinh và bảo vệ môi trường.
 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng.
- Tính cá biệt, đơn chiếc : Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc vì nó phụ
thuộc vào đơn đặt hàng của người mua, vào điều kiện địa lý, địa chất công
trình nơi xây dựng, sản phẩm xây dựn mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về
công dụng, cấu tạo và phương pháp sản xuất, chế tạo. Do đó, hệ thống quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình quy phạm, công nghệ thi công rất
phức tạp và đa dạng.
- Được xây dựng và sử dụng tại chỗ : Sản phẩm xây dựng là công trình được

xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng
cũng như thời gian sử dụng lâu dài. Vì tính chất này nên khi tiến hành xây
dựng phải được chú ý ngay từ khâu quy hoạch,lập dự án, chọn địa điểm xây
dựng, khảo sát thiết kế và thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh
làm lại không đảm bảo về thời gian hoàn thành công trình gây thiệt hại vốn
đầu tư và giảm bớt tuổi thọ của công trình.
- Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp : Sản phẩm xây dựng
thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng chủng loại vât tư, thiết
bị xe máy thi công và hao phí lao động cho mỗi công trình cũng rất khác
nhau, luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Công tác giám sát chất lượng của
nguyên vật liệu, cấu kiện, MMTB thi công gặp nhiều khó khăn. Giá thành
sản phẩm xây dựng phức tạp, thường xuyên thay đổi theo từng khu vực,
từng thời kỳ gây khó khăn cho công tác khống chế giá thành công trình.
- Liên quan đến nhiều ngành đến môi trường tự nhiên và cộng đòng dân cư.
Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương tiện cung cấp
các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm và cả về phương tiện sử
dụng công trình. Sản phẩm xây dựng ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan thiên
nhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích cộng đồng nhất là đối với dân cư địa
phương nơi đặt công trình do đó vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường được
đặc biệt quan tâm.
- Thể hiện trình độ phát triển kinh tế- văn hóa – xã hội từng thời kỳ. Sản phẩm
xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc
phòng. Sản phẩm xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng
kiến trúc, mang bản sắc văn hóa dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt của
dân cư…
 Đặc điểm của sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng :
- Sản xuất xây dựng có tính di động cao : Sản xuất xây dựng thiếu tính ổn
định, có tính di động cao theo lãnh thổ. Đặc điểm này gây ra những bất lợi :
+Thiết kế thay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư về công năng hoặc trình độ
kỹ thuật, về vật liệu.

+Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đổi phù
hợp với thời gian và địa điểm xây dựng, gây khó khăn cho việc tổ chức sản
xuất, cải thiện điều kiện việc làm và nảy sinh nhiều chi phí cho vấn đề di
chuyển sản xuất, cho xây dựn công trình tạm phcuj vụ thi công.
+Địa điểm xây dựng công trình luôn thay đổi nên phương pháp tổ chức sản
xuất và biện pháp kỹ thuật cũng thay đổi cho phù hợp.
- Thời gian xây dựng công trình dài, cho phí sản xuất lớn :
+Vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của các doanh nghiệp
xây dựng thường bị ứ đọng trong công trình.
+Doanh nghiệp xây dựng dễ gặp rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như rủi ro
về điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, các rủi ro thanh toán, biến động giá
cả,rủi ro về an ninh, an toàn.
- Tổ chức quản lý sản xuất phức tạp : Qúa trình sản xuất xây dựng mang tính
tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp, các công việc xen kẽ và có ảnh hưởng
lẫn nhau, có thể có nhiều đơn vị cùng tham gia thi công công trình. Do đó
công tác quản lý sản xuất trên công trường rất phức tạp, biến động, gặp
nhiều khó khăn phát sinh do điều kiện thời tiết, khí hậu.
- Sản xuất xây dựng tiến hành ngoài trời : Sản xuất xây dựng thường được
tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên tới các
hoạt động lao động.
- Sản xuất theo đơn đặt hàng : và thường là sản phẩm xây dựng được sản xuất
đơn chiếc. Dẫn đến :
+Sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng thường có tính bị động
và rủi ro do phụ thuộc vào kết quả đấu thầu.
+Việc tiêu chuẩn hóa, định hình hóa các mẫu sản phẩm và công nghệ chế tạ
sản phẩm xây dựng gặp nhiều khó khăn.
+Giá cả của sản phẩm xây dựng thường không thống nhất và phải được xác
định trước khi ra đời trong hơp đồng giao nhận thầu hoặc đấu thầu.
9.Trình bày khái niệm chi phí đầu tư xây dựng công trình, các nguyên tắc
quản lý chi phí. Nêu một vài ví dụ cụ thể để làm rõ chức năng quản lý nhà

nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
 Khái niệm : chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết
để xây dựng mới hoặc sủa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.
 Nguyên tắc quản lý chi phí :
- Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục
tiêu,hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách
quan của kinh tế thị trường.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hơp
với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại
nguồn vốn và các quy định của nhà nước.
- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dụng công trình phải được tính đúng, tính
đủ và phù hợp độ dài thời guan xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là
chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để xây dựng công trình.
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công
trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các
quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi
kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Những chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được người quyết định đầu
tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, thanh toán chi phí đầu tư xây dựng công
trình.
*"Nêu một vài ví dụ cụ thể để làm rõ chức năng quản lý nhà nước về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình".
- + ban hành Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm tổng mức đầu tư, dự
toán xây dựng công trình, định mức và giá xây dựng công trình, phương
pháp đo bóc khối lượng, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi
công.

- + công bố định mức xây dưng, hướng dẫn hợp đồng trong hoạt
động xây dựng
- + thẩm định, thẩm tra phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán xây
dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn nhà nước.
Thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng công
trình.
10.Trình bày tóm tắt các nội dung của kiểm soát chi phí trong các giai đoạn
đầu tư xây dựng công trình.
Nội dung kiểm soát chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình :
1.Kiểm soát chi phí giai đoạn trước xây dựng :
-Kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư.
Công tác kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư phải đảm bảo rằng tổng mức
đầu tư được tính đúng, tính đủ và tạo tiền đề chô việc kiểm soát các thành phần chi
phí ở bước sau. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các công việc sau :
• Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư : căn cứ
vào tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của công trình, mức độ thể hiên
thiết kế cơ sở và các tài liệu liên quan để đánh giá sự phù hợp của phương
pháp xác định tổng mức đầu tư.
• Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư :
Tùy theo từng công trình phải bổ sung cần thiết hoặc loiaj bớt các chi phí
không cần thiết phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của công trình.
Kiểm soát chi phí còn cần phải xem xét đến sự hợp lý của các thành phần
chi phí của tổng mức đầu tư khi chúng chịu sự tác động của các yếu tố như :
diện tích sàn, hình dạng và vẻ thẩm mỹ của công trình, sự tuân thủ quy
hoạch, thời hạn đưa công trình vào sử dụng.
• Lập kế hoạch chi phí sơ bộ.
Kế hoạch chi phí sơ bộ được hiểu là phân bổ tổng mức đầu tư cho các thành
phần của dự án. Trong chi phí xây dựng còn có vấn đề phân bổ chi phí cho
các bộ phận chủ yếu của công trình(phần ngầm, phần nổi, chi phí nội thất,
lắp đặt thiết bị, cấp thoát nước, dịch vụ điện…)

- Kiểm soát chi phí trong dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
Việc kiểm soát chi phí tring dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình bao
gồm :
• Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các dự toán bộ phận, hạng mục công trình,
bao gồm kiểm tra :
Sự phù hợp giữa khối lượng công việc trong dự toán và thiết kế.
Việc áp dụng giá xây dựng và tính toán các khoản mục chi phí khác trong dự
toán.
• Kiểm tra sự phù hợp giữa dự toán bộ phận, hạng mục công trình với giá trị
tương ứng trong kế hoạch chi phí sơ bộ.
• Lập kế hoạch chi phí trên cơ sở dự toán để phê duyệt, xác định dự toán gói
thầu trước khi đấu thầu.
- Kiểm soát chi phí trong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, bao gồm :
• Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong Hồ sơ
mời thầu, bao gồm các công việc :
• Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp giữa khối lượng trong hồ sơ mời thầu các gói
thầu bộ phận, hạng mục công trình với khối lượng đã đo bóc để lập dự toán
ở giai đoạn trước.
• Kiểm tra các hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều
khoản khác liên quan đến chi phí hợp đồng.
• Dự kiến giá gói thầu trên cơ sở khối lượng, các điều kiện của hồ sơ mời
thầu và thời điểm đấu thầu.
- Chuẩn bị giá ký hợp đồng.
• Công tác chuẩn bị giá ký hợp đồng bao gồm các công việc :
• Kiểm tra, phân tích giá dự thầu của các nhà thầu và sự tuân thủ các hướng
dẫn cũng như điều kiện hợp đồng đã đưa ra trong hồ sơ mời thầu. Kiến
nghị chủ đầu tư hình thức xử lý trong trường hợp giá dự thầu của nhà
thầu vượt gói thầu dự kiến.
• Lập báo cáo kết quả chi phí các gói thầu trúng thầu và giá ký hợp đồng.
• Kiểm tra giá hợp đồng chuẩn bị ký kết, kiến nghị đàm phán điều chỉnh các

điều kiện hợp đồng nếu thấy có khả năng phát sinh chi phí ảnh hưởng
đến công tác kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng công trình
 Kiểm soát chi phí trong thanh toán hợp đồng xây dựng.
- Kiểm soát chi phí trong thanh toán hợp đồng xây dựng phải đảm bảo giá trị
- toán, sự hợp lý của các khoản đề nghị thanh toán cho các phần công việc
phục vụ dự án và chi phí quản lý dự án.
- Kiểm tra và giám sát các thay đổi trong nội dung công việc cần thực hiện
của dự án, các thanh toán hợp đồng nằm trong giới hạn giá gói thầu hoặc
không vượt chi phí đã xác định. Trình tự và nội dung công việc cần thực
hiện :
- Căn cứ khối lượng dự toán, tiến độ thực hiện và các điều kiện hợp đồng để
kiểm tra, đối chiếu và so sánh khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán,
phát hiện những bất hợp lý trong đề nghị thanh toán của nhà thầu.
- Căn cứ vào các điều khoản về phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán
đã quy định trong trong hợp đồng và khối lượng hoàn thành để kiểm tra giá
trị đề nghị thanh phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, lập báo cáo
đánh giá và đề xuất sửu lý phát sinh về chi phí.
- Lập báo cáo tiến độ và các giá trị đã thanh toán theo từng thời điểm đã xác
định và đối chiếu với kế hoạch chi phí, kiến nghị xử lý khi xuất hiện khả
năng giá trị thanh toán vượt kế hoạch chi phí đã xác định.
- Lập báo cáo đánh giá quyết định quyết toán cuối cùng của các hợp đồng với
nhà thầu
 Kiểm soát chi phí trong quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
Trình tự và nội dung cong việc cần thực hiện :
- Toàn bộ các khoản mục chi phí trong hồ sơ quyết toán sẽ được kiểm tra, đối
chiếu để đảm bảo rằng các chi phí thực hiện là đúng nội dung chi phí và hợp
lý, hợp pháp.
- Lập báo cáo cuối cùng về giá trị quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình,
so sánh với kế hoạch chi phí và giá trị tổng mức đầu tư được phê duyệt.

- Lập kế hoạch lưu trữ số liệu về chi phí xây dựng công trình.
11. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình là gì, khác gì so
với thanh quyết toán hợp đồng xây dựng? Tóm tắt nội dung hồ sơ thanh toán
vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình đó là việc kho bạc nhà nước chi
trả các khoản chi phí hợp pháp cho các công việc xây dựng đã hoàn thành
được nghiệm thu cho nhà thầu căn cứ theo hồ sơ đề nghị từ phía chủ đầu tư.
- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình là việc lập hồ sơ trình cấp có
thẩm quyền, thẩm tra và phê duyệt toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện
trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.
- "Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình là gì, khác gì so với
thanh quyết toán hợp đồng xây dựng":
- + thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình là việc kho bạc nhà
nước, căn cứ theo Hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, chi trả cho nhà
thầu xây dựng (vd: nhà thầu quy hoạch, tư vấn, thi công) các khoản chi phí
hợp pháp cho việc thực hiện các phần công việc xây dựng đã hoàn thành
được nghiệm thu bàn giao theo đúng quy định pháp luật.
- + quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình việc chủ đầu tư lập
hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, và phê duyệt toàn bộ chi phí hợp
pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.
-
- Như vậy về cơ bản, chúng khác thanh quyết toán hợp đồng xd ở 2 ý: thứ
nhất, thanh quyết toán hđxd chỉ trong phạm vi nội bộ một hợp đồng, phạm vi
thanh quyết toán vđt xd ct áp dụng cho nhiều hợp đồng khác nhau trong một
dự án đt xdct qua các giai đoạn của quá trình thực hiện dự án. Thứ 2, phạm
vi khái niệm thanh quyết toán vđt xd ct áp dụng chỉ cho các dự án sử dụng
vốn nhà nước, còn thanh quyết toán hđxd áp dụng cho cả các hợp đồng của
các dự án không sử dụng vốn nhà nước.



×