Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.2 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – 2008”
Tên công trình :
SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC
DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
GVHD : TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
Nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Kim Liên -TCDN9-K30
Đỗ Vũ Hồng Hạnh - TCDN9-K30
Nguyễn Thị Kim Tuyến - TCDN9-K30
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá
1.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá 3
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá 3
1.1.2.1 Tỷ lệ lạm phát tương đối 3
1.1.2.2 Lãi suất 3
1.1.2.3 Thu nhập tương đối 4
1.1.2.4 Kiểm soát của chính phủ 4
1.2 Các loại nhạy cảm với rủi ro tỷ giá
4
1.2.1 Độ nhạy cảm giao dịch 4
1.2.2 Độ nhạy cảm kinh tế 5
1.2.3 Độ nhạy cảm chuyển đổi 6
1.3 Tác động của rủi ro tỷ giá tới giá trị doanh nghiệp, cụ thể là tác động


tới dòng tiền của doanh nghiệp
7
1.3.1 Đối với khoản chi phí đầu vào sẽ trả bằng ngoại tệ 7
1.3.2 Đối với các khoản doanh thu bằng ngoại tệ
10
1.3.3 Rủi ro kiệt giá tài chính
11
1.4 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
11
1.4.3 Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
11
1.4.2 Hợp đồng giao sau (Future)
12
1.4.3 Hợp đồng quyền chọn ( option)
12
1.4.4 Công cụ hoán đổi (Swap)
15
Phần 2: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Phân tích ngành dệt may VN
16
2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may VN
16
2.1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam
16
2.1.1.2 Vị trí ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
17
2.1.1.3 Nhu cầu về may mặc
18
2.1.1.4 Phân tích tình hình xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt
Nam

20
2.1.1.5 Tình hình tiêu thụ hàng dệt may
21
2.1.1.6 Nhận xét chung về tình hình xuất nhập lhẩu của ngành dệt
may
22
2.1.2 Các rủi ro trong ngành dệt may VN và đánh giá rủi ro
26
2.1.2.1 Rủi ro từ môi trường bên ngoài
26
2.1.2.3 Rủi ro từ bản thân doanh nghiệp
29
2.1.3 Phân tích SWOT ngành dệt may VN
33
2.1.3.1 Điểm mạnh
34
2.1.3.2 Điểm yếu
35
2.1.3.3 Cơ hội
35
2.1.3.4 Thách thức
36
2.1.4 Dự báo tăng trưởng và chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm
2010
36
2.1.4.1 Mục tiêu
36
2.1.4.2 Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

35

2.1.4.3 Các chỉ tiêu chủ yếu
36
2.2 Phân tích ảnh hưởng rủi ro tỷ giá tới giá trị doanh nghiệp dệt may Việt
Nam
38
2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào
38
2.2.2 Doanh số
39
2.2.3 Lợi nhuận
40
2.2.4 Rủi ro kiệt giá tài chính
40
2.3 Chính sách phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp ngành dệt
may Việt Nam
41
2.3.1 Vẫn rất ỷ lại vào sự bảo hộ tỷ giá của nhà nước
41
2.3.2 Chưa nhận thấy tầm quan trọng của các công cụ phái sinh
42
2.3.3 Doanh nghiệp chưa có kế hoạch phòng ngừa rủi ro song hành cùng kế
hoạch hoạt động
43
2.3.4 Việc sử dụng các công cụ phái sinh ở thị trường Việt Nam còn khá
mới mẻ và môi trường kinh tế không có sự khuyến khích
43
2.4 Một số công cụ phái sinh mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã sử
dụng trong thời gian qua, hiệu quả
45
2.4.1 Một số công cụ phái sinh mà các ngân hàng đã triển khai trong thời

gian qua
45
2.4.2 Vấn đề ứng dụng các công cụ phái sinh của các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam, hiệu quả
52
PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1 Xây dựng sàn giao dịch quyền chọn ở Việt Nam
53
3.1.1 Khái niệm thị trường sàn giao dịch quyền chọn
54
3.1.2 Những quy định trên sàn giao dịch quyền chọn tiền tệ
55
3.1.3 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường sàn giao dịch quyền chọn
57
3.1.4 Các thành phần tham gia thị trường
57
3.1.5 Nguyên tắc hoạt động
58
3.2 Một số giải pháp vĩ mô phát triển thị trường các công cụ tài chính phái
sinh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá
59
3.2.1 Tạo những cơ sở, điều kiện tiền đề, và điều kiện pháp lý cho việc phát
triển và mở rộng giao dịch các công cụ phái sinh
59
3.2.1.1 Quy định về giới hạn và giá mua
59
3.2.1.2Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính
phái sinh 60
3.2.1.3Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường
quốc tế 60

3.2.1.4Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển
khai các hợp đồng phái sinh
61
3.2.1.5Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính
61
3.2.1.6 Hoàn thiện những quy định pháp luật còn thiếu và chưa phù
hợp, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh
62
3.2.1.7 Hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán
Quốc tế- Một điều kiện cần quan trọng để thị trường công cụ tài chính phái sinh
hoạt động có hiệu quả
63
3.2.1.8 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước và các Ngân hàng thương mại
63
3.2.2 Xây dựng cơ chế chính sách tỷ giá phù hợp
64
3.2.2.1 Kiểm soát dòng vốn đầu tư
64
3.2.2.2 Mở rộng biên độ tỷ giá
65
3.2.2.3 Việc mở rộng biên độ tỷ giá phải đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu
67
3.2.2.4 Cần xây dựng một lãi suất tham chiếu chuẩn
68
3.3 Tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
70
3.3.1 Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may
70

3 3.2 Chuyển đổi sản xuất dệt may theo dạng FOB, xây dựng trung tâm
nguyên phụ liệu tránh rủi ro tỷ giá
72
3.3.3 Sừ dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
73
3.3.3.1 Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho doanh nghiệp
73
3.3.3.2 Nâng cao trình độ quản trị rủi ro cho doanh nghiệp
74
3.3.3.3 Đẩy mạnh công tác dự báo
75
3.3.3.4 Ða dạng hóa nguồn thu bằng ngoại tệ
75
3.3.3.5 Cần có cơ cấu thanh toán ngoại tệ hợp lý khi USD giảm giá,
chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
76
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Ngành dệt may đang là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.
Với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,7 tỉ USD năm 2007, tăng 32% so với 2006, dệt
may đã qua mặt "anh cả” dầu thô, trở thành mặt hàng công nghiệp có kim ngạch
xuất khẩu ấn tượng nhất trong năm. Các DN cũng đã chủ động hơn trong việc tự
mình mở rộng tìm kiếm thị trường mới. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ mang về
4,4-4,5 tỉ USD, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu. EU đạt 1,4-1,5 tỉ USD,
chiếm 18%. Nhật dù chỉ chiếm 9% nhưng cũng mang về hơn 700 triệu USD.
Mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2008 phải đạt 9,5 tỉ USD, tăng gần 22% so với
năm 2007.
Nhưng cũng là ngành nhập khẩu nguyên vật liệu rất lớn. Để có thể xuất được số
hàng dệt may trị giá 7,7 tỉ USD trong năm 2007, VN phải chi tới 5,2-5,3 tỉ USD để
nhập nguyên phụ liệu sản xuất. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may gặp phải rủi ro tỷ

giá rất cao.
Tỷ giá hối đoái lại chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như lãi suất, giá vàng,
đồng USD, giá xăng dầu
Thế giới có những biến động rất mạnh trong thời gian qua. Giá vàng tăng kỷ lục
963USD/ounce vào chiều ngày 27/2. Do có sự lo ngại về tình trạng suy thoái kinh
tế ở nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và các nền kinh tế lớn mạnh khác do đó giá
các đồng tiền mạnh có xu hướng mất giá dẫn tới các nhà đầu tư ưa chuộng vàng và
các kim loại quý. Sụt giảm về nguồn cung vàng và các kim loại quý khi hoạt động
của các công ty khai thác tại Nam Phi bị đình trệ do khủng hoảng quyền lực tại
nước này càng đẩy giá vàng tăng cao.
Giá dầu đạt ngưỡng hơn 100usd/thùng do OPEC quyết đinh không tăng sản
lượng, và đồng USD giảm giá mạnh.
Cục dự trữ liên bang Mỹ FED liên tiếp cắt giảm lãi suất cơ bản, tính từ tháng 9
năm ngoái tới nay FED đã 6 lần cắt giảm lãi suất cơ bản đẩy lãi suất xuống còn
2,25% nhằm giúp cho nền kinh tế phục hồi trở lại vì mối lo ngại cuộc khủng
hoảng đang đến gần và theo nhận định đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
nhất tính từ sau thế chiến thứ hai. Và điều này làm cho đồng USD giảm mạnh so
với các đồng tiền trong rổ tiền tệ.
Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam còn cứng nhắc, đồng USD là ngoại tệ
được giao dịch chủ yếu trong thanh toán quốc tế. Theo thống kê tới 80% doanh
nghiệp sử dụng đồng USD để thanh toán nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
lại bảo đảm tỷ giá USD/VND, và chỉ cho tỷ giá này dao động theo biên độ cho
phép. Trong tương lai sẽ dần nới lỏng hơn và tiến tới còn thả nổi hoàn toàn. Vì vậy
rủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), môi trường kinh doanh rộng mở, hoạt động thanh toán có sự
góp mặt ngày càng lớn của những ngoại tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồng
USD.
Các doanh nghiệp dệt may còn thờ ơ với rủi ro tỷ giá. Thị trường tiền tệ tại Việt
Nam chưa gặp những biến động lớn. Những nước chịu khủng hoảng tài chính châu
Á năm 1997 đã bị sốc trong khủng hoảng và chính nhờ đó, họ vươn lên mạnh mẽ.

Thái Lan, Malaysia, Philipine đang là những quốc gia có hệ thống chống rủi ro tài
chính phát triển mạnh trong khu vực. Việc ứng dụng các công cụ chống rủi ro tài
chính tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng phải sự ngập ngừng e
ngại của DN. Chủ yếu do DN chần chừ, không hiểu và không biết, còn ngân hàng
thì phải ra sức thuyết phục.
Dệt may là ngành bị cạnh tranh gay gắt khi nước ta là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Vào WTO đồng nghĩa với việc các nước trong khối
phải thực hiện nghĩa vụ bãi bỏ hạn ngạch dệt may, thực thi tự do hóa thương mại
toàn cầu. Và nó dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong bức tranh toàn cầu, sự thay
đổi thị phần
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Phân tích ngành dệt may Việt Nam: Dệt may là ngành đang có kim ngạch xuất
khẩu cao nhất của Việt Nam nhưng lại chịu nhiều rủi ro về cạnh tranh, tỷ giá ,
hàng rào mậu dịch,đối tác …nhất là rủi ro tỷ giá do chúng ta xuất khẩu nhiều
nhưng cũng nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu, Việt Nam đã là thành viên của
WTO, vì vậy cơ hội mở ra rất lớn nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanh
nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Chúng ta sẽ
đi phân tích các cơ hội cũng như thách thức này, và để tìm ra đâu là điểm mạnh
của dệt may VN để từ đó phát huy và đâu là điểm yếu để khắc phục giúp ngành
dệt may hội nhập sâu rộng hơn và mở rộng được nhiều thị phần hơn
Rủi ro tỷ giá đang là nỗi lo của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thởi kỳ
hội nhập. Các sản phẩm phái sinh như: SWAP, OPTION, FUTURE, FORWARD
sẽ là các công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp sử dụng để chống lại rủi ro tỷ giá
và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá
Việt Nam chúng ta đã và đang hội nhập sâu rộng với thế giới, chúng ta đã là thành
viên của tổ chức thương mại thế giới cái điều mà Việt Nam đa tha thiết phải làm
được trong vòng hàng chục năm qua đã thành hiện thực.Các doan nghiệp trong
nước có cơ hội mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. Nhưng chúng ta càng

hội nhập sâu rộng bao nhiêu thì cũng có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn vấp
phải bấy nhiêu. Rủi ro là khó tránh khỏi nhất là rùi ro tỷ giá hối đoái khi các
doanh nghiệp tiến hành trao đổi mua bán bằng ngoại tệ
1.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá
Tỷ giá hối đoái đo lường giá trị của một đồng tiền trên một đơn vị đồng tiền khác.
Khi các điều kiện kinh tế thay đổi, tỷ giá hối đoái có thể biến động một cách đáng
kể.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà các hoạt động kinh doanh của một công ty sẽ bị tác động
bởi những thay đổi trong tỷ giá. Các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế
luôn phải liên tục theo dõi tỷ giá hối đoái vì dòng tiền của các công ty này phụ
thuộc nhiều vào tỷ giá.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá.
Tại bất cứ thời điểm nào, một đồng tiền thể hiện mức giá mà tại đó mức cầu bằng
mức cung của đồng tiền đó và đây là tỷ giá cân bằng. Những thay đổi trong cầu
hoặc cung tiền sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá cân bằng, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
thông qua tác động của chúng lên điều kiện cung cầu:
1.1.2.1 Tỷ lệ lạm phát tương đối
Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động
thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền và
cung tiền và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái.
Nếu một nước có lạm phát cao một cách tương đối với Mỹ, xuất khẩu của nước
này sang mỹ sẽ giảm( cầu của Mỹ với tiền của nước này giảm), nhập khẩu của
nước này sẽ tăng( cung tiền được đổi lấy đô la tăng) và gây sức ép lên giá trị cân
bằng của tiền. sự thay đổi mức lạm phát ở mỗi quốc gia sẽ tác động làm thay đổi
tỷ giá hối đoái, tùy thuộc vào mức độ và sự tác động của các yếu tố khác được
xem xét để có thể thấy được sự tác động của lạm phát. Lạm phát có tác động đến
lãi suất thực của một quốc gia nên lãi suất của một nước cũng tác động đến tỷ giá.
1.1.2.2 Lãi suất
Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài,
đến lượt nó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ và

vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Nếu một nước có lãi suất tăng tương đối so với lãi suất của Mỹ thì dòng vốn của
Mỹ dùng để mua chứng khoán của nước này sẽ tăng ( cầu của Mỹ đối với tiền
nước này tăng) dòng vốn chảy ra để mua chứng khoán Mỹ giảm ( cung tiền đổi
sang đô la Mỹ giảm ) và có sức ép tăng giá lên giá trị cân bằng của tiền.
Để đánh giá những biến động của tỷ giá hối đoái ta thường so sánh lãi suất thực
giữa các quốc gia. Bởi lẽ nó kết hợp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát, mà
cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng tới tỷ giá. Khi các nhân tố khác không đổi, sẽ có
mối tương quan cao giữa chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá đồng
tiền của hai nước đó.
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
1.1.2.3 Thu nhập tương đối
Thu nhập tương đối của một nước cũng tác động đến tỷ giá hối đoái. Giả dụ khi
thu nhập tương đối của một nước tăng trong khi thu nhập của các nước khác
không đổi. Mức cầu về hàng hóa nước ngoài của người dân nước này tăng, nhu
cầu về ngoại tệ của của nước này tăng trong khi cung ngoại tệ không đổi tạo sức
ép tăng tỷ giá.
1.1.2.4 Kiểm soát của chính phủ
Trong hệ thống tỷ giá hối đoái có quản lý chính phủ có thể can thiệp vào thị
trường ngoại hối để khống chế giá trị của một đồng tiền. Các ngân hàng trung
ương quản lý tỷ giá hối đoái nhằm: làm dịu bớt các biến động của tỷ giá và thiết
lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn hoặc ứng phó với các xáo trộn tỷ giá tạm thời.
Chính phủ của một nước có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua nhiều cách khác
nhau.
Áp đặt hàng rào về ngoại thương: thí dụ nếu chính phủ Mỹ muốn tăng giá đồng đô
la, họ có thể đánh thuế trên hàng nhập khẩu cao nhằm giảm lượng hàng nhập khẩu,
hành động này sẽ làm giảm nhu cầu của Mỹ đối với ngoại tệ và tạo áp lực tăng giá
đồng đô la. Chính phủ cũng có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu.
Áp đặt những hàng rào về ngoại hối
Can thiệp vào thị trường ngoại hối

Tác động đến những biến động vĩ mô như: lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân
Tỷ giá hối đoái sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp lên giá trị
của doanh nghiệp.Chúng ta sẽ thấy được thông qua những độ nhạy cảm sẽ
đưpợc nêu dưới đây .
1.2 Các loại nhạy cảm với rủi ro tỷ giá
Giá trị của dòng tiền vào và ra của một công ty bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau
sẽ bị tác động bởi những thay đổi trong tỷ giá.
1.2.1 Độ nhạy cảm giao dịch
Mức độ mà giá trị của các giao dịch bằng tiền mặt trong tương lai chịu tác động
của những giao động trong tỷ giá gọi là độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ
giá.
Đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, độ nhạy cảm giao dịch
phát sinh khi có những thay đổi trong giá cả hang hóa, lãi suất và tỷ giá, điều này
sẽ làm thay đổi giá trị của một khoản thu nhập hoặc các khoản chi phí.
Đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá được thực theo hai bước: thứ
nhất xác định dòng tiền vào và ra dự kiến bằng ngoại tệ, thứ hai xác định rủi ro
tổng thể của độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá của các dòng tiền này.
Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá đến các dòng tiền thuần: các công ty
đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro ty giá yêu cầu phải dự kiến dòng
tiền vào và ra hợp nhất cho tất cả các công ty con phân theo từng loại ngoại tệ.
nhưng dòng tiền vào và ra của mỗi loại ngoại tệ là không chắc chắn nên công ty
cần triển khai một dãy tỷ giá có thể có cho mỗi loại ngoại tệ. Để dự đoán chính
xác tỷ giá của các ngoại tệ trong tương lai thì các công ty có thể đánh giá dữ kiện
lịch sử:
Tính biến động của tiền tệ theo thời gian: tính biến động của tiền tệ liên tục thay
đổi theo thời gian.
Khi đánh giá độ nhạy cảm giao dịch đối với tỷ giá: thứ nhất là phải xác định quy
mô vị thế mỗi loại tiền. Bước thứ hai là xác định vị thế của từng đồng tiền tác
động như thế nào đến công ty. Hai bước này được thực hiện bằng cách đánh giá độ
lệch chuẩn và hệ số tương quan giữa các đồng tiền.

1.2.2 Độ nhạy cảm kinh tế
Các hoạt động kinh tế ở nước ngoài của một công ty, doanh thu và chi phí được
thể hiện trong báo cáo tài chính của công ty luôn bị tác động bởi những giao động
trong tỷ giá hối đoái.
Mức độ mà hiện giá của dòng tiền trong tương lai của một công ty có thể chịu tác
động bởi những giao động trong tỷ giá được gọi là độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi
ro tỷ giá.
Độ nhạy cảm kinh doanh đối với rủi ro tỷ giá: khái niệm này nói lên những giao
động trong tỷ giá sẽ làm thay đổi dòng tiền trong tương lai của một công ty như
thế nào, bao gồm doanh số và chi phí trong tương lai.
Cả hai thành phần độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh doanh đối với rủi
ro tỷ giá được gọi là độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá.
Độ nhạy cảm kinh tế trong trường hợp đồng tiền tăng giá và giảm giá: khi đồng
nội tệ tăng giá, doanh số bán trong nước có khả năng sẽ giảm đi đáng kể do giá cả
hàng hóa tính bằng nội tệ từ các công ty cạnh tranh nước ngoài đang hoạt động tại
địa phương sẽ giảm đi. Kết quả là người tiêu dung trong nước sẽ chuyển sang sử
dụng hàng hóa thay thế nước ngoài có giá rẻ hơn tính bằng nội tệ. Khi nội tệ tăng
giá thì giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ sẽ tăng lên làm cho hàng hóa
xuất khẩu mất tính cạnh tranh, do đó doanh số xuất khẩu giảm.
Xem xét dòng tiền chi ra của công ty: đồng nột tệ tăng giá, chi phí nhập khẩu cho
một đơn vị hàng hóa tính bằng đồng nội tệ sẽ giảm đi. Bên cạnh đó nợ nước ngoài
cũng sẽ giảm. Các kết quả sẽ diễn ra ngược lại trong trường hợp đồng tiền trong
nước tăng giá.
Tác động của độ nhạy cảm kinh tế đối với công ty trong nước: không những các
công ty kinh doanh quốc tế mà ngay cả các công ty kinh doanh thuần túy nội địa
cũng chịu tác động của độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá. Khi một công ty
chỉ hoạt động kinh doanh thuần túy trong nước, chẳng hạn nếu đồng ngoại tệ giảm
giá làm cho giá cả hàng hóa trong nước của các công ty nước ngoài tính bằng nội
tệ giảm đi, khi đó người tiêu dùng hàng trong nước sẽ chuyển sang tiêu dùng hàng
hóa thay thế của các công ty nước ngoài. Kết quả là doanh số của các công ty

trong nước giảm dẫn đến dòng tiền thu vào giảm.
Đối với các công ty hoạt động kinh doanh quốc tế, mức độ nhạy cảm đối với rủi ro
tỷ giá sẽ lớn hơn so với các công ty hoạt động kinh doanh nội địa. Các tác động
của biến động tỷ giá có thể tác động đến thành quả của một công ty, có thể là tác
động thuận lợi hoặc bất lợi, tác động tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm kinh tế đối
với tỷ giá.
Trong khi độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá có tác động thuận lợi hay bất
lợi lên một công ty thì nó mang lại tính chất quyết định đối với công ty khi đánh
giá độ nhạy cảm kinh tế tiềm ẩn rủi ro tỷ giá và sau đó xác định liệu công ty có
nên cách ly khỏi nhạy cảm này hay không. Đối với các công ty có hoạt động nằm
rải rác khắp nơi trên thế giới, do tác động của dòng tiền luân chuyển vào, ra và
dòng tiền luân chuyển nội bộ công ty định danh bằng các loại tiền khác nhau thì
việc đánh giá giao động tỷ giá lên tất cả công ty con rất phức tạp.
1.2.3 Độ nhạy cảm chuyển đổi
Độ nhạy cảm của các báo cáo tài chính hợp nhất của một công ty đối với rủi ro tỷ
giá được gọi là độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá.
Vậy có cần thiết quan tâm tới độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá? Việc
sử dụng đồng tiền qui ước để chuyển đổi thu nhập của các công ty con thành các
báo cáo thu nhập hợp nhất tuy có tác động đến thu nhập nhưng lại không ảnh
hưởng gì đến dòng tiền của công ty. Chính vì vậy một số nhà phân tích cho rằng
không cần thiết phải nghiên cứu về độ nhạy cảm chuyển đổi. Đối với các MNC,
các nhà phân tích cho rằng lợi nhuận của các công ty con không thực sự chuyển
đổi sang đồng tiền của các công ty mẹ. Nếu đồng tiền địa phương nơi công ty con
đang hoạt động đang yếu đi thì thu nhập sẽ được giữ lại để tái đầu tư chứ không
chuyển về công ty mẹ. Mặc dù vậy báo cáo tài chính của công ty con vẫn phải
chuyển đổi sang đồng tiền của công ty mẹ, điều này làm cho báo cáo tài chính của
công ty con bi sai lệch.
Các nhân tố xác định độ nhạy cảm chuyển đổi
▪ Mức độ giao dịch với nước ngoài của các công ty con ở nước ngoài: hoạt
động của các công ty con được thực hiện bởi các chi nhánh ở nước ngoài

càng lớn, thì các khoản mục trong các báo cáo tài chính bị tác động bởi độ
nhạy cảm chuyển đổi càng lớn.
▪ Địa phương hoạt động của các công ty con nước ngoài: các khoản mục
trong báo cáo tài chính của mỗi công ty con ( tài sản, các khoản nợ, thu
nhập ) được đo lường bởi đồng tiền của quốc gia đó. Nếu công ty con hoạt
động ở những quốc gia có đồng tiền ít biến động thì rủi ro chuyển đổi khi
chuyển về đồng tiền của công ty mẹ sẽ thấp.
▪ Các phương pháp kế toán đang sử dụng: mỗi quốc gia đều có những
nguyên tắc kế toán đặc thù mà các chi nhánh nước ngoài của mỗi công ty
phải tuân theo. Sự khác biệt trong phương pháp kế toán của mỗi quốc gia sẽ
tác động đến báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và đến độ nhạy
cảm chuyển đổi.
Để đo lường độ nhạy cảm chuyển đổi, các công ty có thể dự báo thu nhập tính
bằng mỗi loại ngoại tệ và sau đó xác địn biến động tỷ giá tiềm ẩn của mỗi loại
ngoại tệ so với đồng bản tệ.
1.3 Tác động của rủi ro tỷ giá tới giá trị doanh nghiệp, cụ thể là
tác động tới dòng tiền của doanh nghiệp
1.3.1 Đối với các khoản chi phí đầu vào sẽ trả bằng ngoại tệ:
Tình huống phân tích: Một công ty Mỹ nhập hàng từ Châu Âu, giá trị lô hàng là 2
triệu EUR, sẽ trả vào 30 ngày sau. Hiện tại (giả sử là ngày 01/03), tỷ giá giao ngay
giữa USD và EUR là 1,2 USD/EUR.
Theo số liệu thống kê từ diễn biến tỷ giá (hàng tháng) trên thị trường ngoại hối
thời gian qua cho thấy, mức tăng cao nhất của EUR so với USD là 11% và mức
giảm nhiều nhất của EUR so với USD là 8,4%. Với thông tin này, công ty có thể
kỳ vọng vào tình huống tốt nhất xảy ra là 30 ngày sau, EUR giảm giá 8,4% so với
USD. Khi đó, chi chí để có được 2 triệu EUR trả tiền hàng sẽ chỉ còn 2.198.400
USD. Tương tự trường hợp xấu nhất cũng có thể xảy ra là EUR sẽ tăng 11% so
với USD vào 30 ngày sau. Lúc bấy giờ để có được 2 triệu EUR, công ty phải chi
đến 2.664.000USD.
Nếu 30 ngày sau, EUR giảm giá hơn so với USD thì điều đó càng tuyệt vời. tuy

nghiên dưới góc độ quản trị rủi ro, công ty cần quan tâm đến tình huống xấu nhất
và khả năng xảy ra nó. Công ty có thể xem xét các phương án bảo hiểm rủi ro tỷ
giá sau:
1.3.1.1 Sử dụng hợp đồng kỳ hạn:
Hiện tại, công ty sẽ đến ngân hàng mua hợp đồng 2 triệu EUR kỳ hạn 30 ngày tại
mức tỷ giá kỳ hạn 1,24 USD /EUR (do ngân hàng yết)
30 ngày sau, khi đến hạn trả tiền hàng, công ty sẽ trả 2,48 triệu USD cho ngân
hàng để nhận 2 triệu EUR. Điều này đã giúp công ty cố định được kuồng tiền của
mình trong tương lai, giúp công ty chủ động hơn trong kế hoạch tài chính. Tuy
nhiên, vấn đề đáng lo ngại ở đây là nếu tỷ giá giao ngay 30 ngày sau không tăng
mà kại giảm thấp hơn 1,24USD/EUR thì việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn không có
hiệu quả, thậm chí công ty còn bị lỗ một khoản tiền so với thị trường giao ngay
vào thời điểm đó. Lúc bấy giờ, khoản lỗ ấy sẽ được xem như chi phí bảo hiểm mà
công ty phải trả cho việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn.
1.3.1.2 Sử dụng hợp đồng tương lai:
Hiện tại, công ty mua 16 hợp đồng tương lai EUR giao hàng tháng 6 (cùng năm) ở
mức tỷ giá 1,29USD/EUR để trả tiền hàng.
30 ngày sau,công ty bán lại 16 hợp đồng tương lai EUR này cho Sở giao dịch với
tỷ giá F
*
và ra thị truờng giao ngay mua 2 triệu EUR để trả tiền hàng với tỷ giá S
*
.
Trong thực tế, tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai và tỷ giá giao ngay luôn
biến động cùng chiều. Có 2 tình huống có thể xảy ra vào thời điểm 30 ngày sau:
Tình huống 1: EUR tăng giá so với USD
Khi đó, ở thị trường tương lai công ty lời 16 x 125000 x (F
*
- 1,29) (với F
*

là tỷ giá
công ty bán lại hợp đồng 30 ngày sau).
Thời điểm 30 ngày sau cũng là lúc công ty cần 2 triệu EUR để trả tiền hàng nên
công ty mua chúng trên thị trường giao ngay tại tỷ giá S
*
(với 1,2<S
*
<F
*
). Như
vậy, so với thời điểm 1/3 thì công ty đã bị lỗ ở thị trường giao ngay: 2.000.000 x
(S
*
- 1,2) (USD).
Nhờ vào việc sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro tỷ giá nên khoản bị lỗ
trên thị trường giao ngay được bù đắp một phần bằng khoản tiền lời có được từ thị
trường tương lai. Như vậy tổng số tiền công ty phải chi là: (2.000.000 x S
*
) – [16 x
125.000 x( F
*
- 1,29)] (USD)
Tình huống 2: EUR giảm giá so với USD:
Ở thị trường tương lai công ty bị lỗ 16 x 125000 x (1,29 – S*) (USD).
30 ngày sau, công ty mua trên thị trường giao ngay tại tỷ giá S
*
, công ty lời:
2.000.000 x (1,2 – S
*
) (USD).

Như vậy nhờ việc sử dụng hợp đồng tương lai , công ty dùng khỏan lời ở thị
trường giao ngay để bù đắp cho khỏan lỗ phát sinh ở thị trường tương lai
Lời do có bảo hiểm
Lỗ do có bảo hiểm
Tóm lại, khi sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro tỷ giá công ty không
lời hoàn toàn cũng không lỗ hoàn toàn do có sự bù đắp lẫn nhau giữa thị trường
tương lai và thị trường giao ngay.
1.3.1.3 Sử dụng hợp đồng quyền chọn:
Hiện tại, công ty ký kết với ngân hàng hợp đồng quyền chọn, trong đó công ty
mua quyền chọn mua 2 triêu EUR. Giả sử quyền chọn mua do ngân hàng phát
hành có các đặc điểm sau:
Quyền chọn mua: 2 triệu EUR
Kiểu quyền chọn: kiểu Châu Âu
Tỷ giá thực hiện quyền chọn (E): 1,24USD/EUR
Phí quyền chọn: 0,017USD/EUR
Ngày đáo hạn: 30 ngày sau
Như vậy công ty phải trả cho ngân hàng một khoản phí là: 34.000USD (0,017 x
2.000.000) vào lúc ký kết hợp đồng. Số tiền này được xem như phí bảo hiểm mà
công ty sẽ không được hoàn lại cho dù có thực hiện quyền của mình hay không.
Nếu 30 ngày sau, S
*
>E thì công ty sẽ thực hiện quyền của mình theo call option đã
mua, nghĩa là công ty sẽ mua 2 triệu EUR tại mức tỷ giá 1,24USD/EUR. Tổng chi
phí công ty bỏ ra là:34.000 + 2.000.000 x 1,24 = 2.524.000 USD
Nếu 30 ngày sau, S* <E thì công ty sẽ không thực hiện quyền của mình mà sẽ mua
lại trên thị trường giao ngay tại mức tỷ giá S
*
. Tổng chi phí công ty bỏ ra là:
34.000+2.000.000 x S
*

= 2. 000.000 x (S
*
+ 0,017) (USD)
Như vậy, công ty đã chắc chắn một điều là để có được 2 triệu EUR vào 30 ngày
sau thì 2.514.000USD là chi phí tối đa mà công ty sẽ chi ra.
Trên đây là các cách sử dụng 3 công cụ phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá
cho các khoản phải trả bằng ngoại tệ. Công ty có thể lựa chọn phương án phù hợp
nhất với tình hình tài chính và đặc thù riêng của mình trên cơ sở so sánh hiệu quả
dự tính của từng phương án, có sử dụng các công cụ hỗ tợ dự báo sự biến động tỷ
giá.
1.3.1.4 Sử dụng hợp đông hóan đổi ngoại hối:
Trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá, hóan đổi thường được sử dụng khi người bảo
hiểm có các luồng tiền bằng ngoại tệ ngược chiều nhau nhưng lại mất cân đối về
mặt thời gian. Ta hãy xem tình huống sau:
Công ty ABC ( Việt Nam) hiện đang có 1 triệu USD nhưng cần sử dụng. Công ty
đã ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu (trị giá 1 triệu USD) với 1 đối tác ở Mỹ,
theo đó 1 tháng sau công ty sẽ trả tiền hàng. Lúc nay công ty cũng cần tiền để
trang trải các khỏan phải trả trong nước. như vậy, công ty đang ở vị thế bất cân đối
về thời gian giữa các luồng tiền. Một vài giải pháp mà công ty ABC có thể xem
xét:
(1) Cứ giữ 1 triệu USD (gửi tiết kiệm) để 1 tháng sau trả riền hàng nhập
khẩu.Số tiền VND đang cần có thể vay ngân hàng. Làm như vật công ty
không phải lo ngại về rủi ro tỷ giá giữa USD và VND nhưng lại cân nhắc
lãi vay VND,và những khó khăn gặp phải khi đi vay ngân hàng.
(2) Công ty bán giao ngay 1 triệu USD để lấy VND sử dụng trong 1 tháng rồi 1
tháng sau sẽ mua lại 1 triệu USD theo tỷ giá giao ngay lúc đó. Lúc này
công ty phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.
(3)Nếu sử dụng giao dịch hoán đổi, công ty sẽ ký kết một hợp đồng hoán đổi
với ngân hàng, trong đó công ty bán giao ngay 1 triệu USD tại tỷ giá S và
mua kỳ hạ 1 tháng 1 triệu USD tại tỷ gái F (với S và F được xác định ngay

khi ký kết hợp đồng). Làm như vậy, công ty sẽ có được ngay số tiền mình
cần để chi trả trong nước, đồng thời 1 tháng sau công ty có 1 triệu USD để
trả tiền hàng theo tỷ giá kỳ hạn đã thỏa thuận với ngân hàng cho dù lúc đó
USD có tăng hay giảm so với VND. Điêu quan trọng là khi tiến hành swap
giữa USD và VND, công ty hòan toàn chủ động được lế hoạch tài chính của
mình do các luồng tiền phát sinh từ giao dịch này đều được xác định trước
1.3.2 Đối với các khoản doanh thu bằng ngoại tệ:
Giả sử công ty Mỹ xuất hàng sang Châu Âu, giá trị lô hàng là 2 triệu EUR, sẽ thu
vào 30 ngày sau. Công ty hiện đang lo ngại về việc 30 ngày sau EUR giảm giá
đáng kể do với USD. Công ty sẽ xem xét các phương án bảo hiểm rủi ro tỷ giá
sau:
1.3.2 1 Sử dụng hợp đồng kỳ hạn:
Công ty sẽ ký hợp đồng bán 2 triệu EUR kỳ hạn 30 ngày với ngân hàng. 30 ngày
sau khi công ty thu được tiền hàng, công ty sẽ bán cho ngân hàng với tỷ giá thỏa
thuận lúc ban đầu.
1.3.2.2Sử dụng hợp đồng tương lai:
Hiện tại, công ty bán 16 hợp đồng tườn lai EUR giao hàng tháng 6 ( cùng năm) tại
mức tỷ giá của hợp đồng tương lai mua bán ở hiện tại. 30 ngày sau, công ty mua
lại 16 hợp đồng tương lai EUR giao hàng tháng 6 tại tỷ giá mà hợp đồng này đang
được mua bán trên thị trường tương lai vào thời điểm đó. Như vậy vị thế của công
ty tại thị trường tương lai đã được tất toán. Thực hiện 2 giao dịch đối ứng này trên
thị trường tương lai có thể làm công ty lời(khi tỷ giá hợp đồng tương lai giảm)
hoặc lỗ ( khi tỷ giá hợp đồng tương lai tăng) một lhỏan tiền (tính bằng USD)
Công ty tiến hành bán giao ngay 2 triệu EUR theo tỷ giá giao ngay vào thời điểm
30 ngày sau. Khi đó, khoản lời (hoặc lỗ) trên thị trường tương lai sẽ bù đắp cho
khỏan lỗ (hoặc lời) ở thị trường giao ngay nếu so với thời điểm 1/03.
1.3.2.3 Sử dụng hợp đồng quyền chọn:
Công ty sẽ ký hợp đồng quyền chọn với ngân hàng, trong đó công ty sẽ trả một
khỏan phí quyền chọn cho ngân hàng để mua quyền chọn bán (put option) 2 triệu
EUR tại mức tỷ giá thực hiện quyền chọn thỏa thuận, ngày đáo hạn quyền chọn là

30 ngày sau. Nếu 30 ngày sau tỷ giá giao ngay trên thị thấp hơn tỷ gái thực hiện
quền chọn thì công ty sẽ thực hiện quyền chọn của mình, nghĩa là bán 2 triệu
EUR cho ngân hàng. Còn nếu tỷ gái giao ngay cao hơn tỷ gái quyền chọn đã thỏa
thuận thì công ty sẽ không thực hiện quyền chọn của mình mà sẽ tiến hành bá 2
triệu EUR trên thị trường giao ngay.
1.3.3 Rủi ro kiệt giá tài chính
Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá , giá cả hàng hoá
và chứng khoán thị trường tác động đến thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi
ro kiệt giá tài chính.
Các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những nhạy cảm từ các nhân tố
thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán. Những rủi ro kinh
doanh phát sinh do những quyết định của doanh nghiệp như doanh nghiệp nên
mua hàng ở đâu, nên sử dụng đồng tiền nào trong giao dịch thương mại quốc tế,
đây là những rủi ro có thể phòng ngừa được.
Những bất ổn trong tỷ giá, lãi suất hay giá cả hàng hóa chắc chắn sẽ làm thay đổi
dòng tiền thực sự của công ty. Những bất ổn trong tỷ giá ngày càng trở nên rõ ràng
hơn từ thập kỷ 1970 đến nay đã làm cho ngày càng có nhiều hơn các công ty nhận
ra tầm quan trọng độ nhạy cảm với rủi ro tài chính. Tính dễ bị tổn thương với rủi
ro tài chính khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi
không có sự tương thích giữa doanh thu và chi phí của một doanh nghiệp.
Và nhận thấy mối lo ngại từ rủi ro tỷ giá mang lại là vấn đề rất quan trọng trong
thế giới mở ngày nay.Thị trường tài chính đã phát triển ra các công cụ để phòng
ngừa và hạn chế rủi ro mà tỷ giá mang lại bẳng một loại sản phẩm áo tính ưu việt
rất cao đó là các sản phẩm phái sinh.
1.4 Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Các sản phẩm phái sinh cho phép chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại trừ
hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận hay gia tăng rủi ro. Thị t
rường này đòi hỏi phải tồn tại các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Các công cụ phái sinh chủ yếu được áp dụng trên thị trường tài chính thế giới hiện
nay bao gồm: kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi:

1.4.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Hợp đồng kỳ hạn: là hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – để mua
hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá thỏa thuận ngày hôm nay.
Nếu vào ngày đáo hạn giá thực tế cao hơn giá thực hiện người sở hữu hợp đồng sẽ
kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn người sở hữu sẽ chiu một khoản lỗ.
Hợp đồng kỳ hạn gần giống một quyền chọn, nhưng quyền chọn cho quyền nhưng
không bắt buộc phải thực hiện giao dich trong khi hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải
thực hiện. nếu giá tài sản cơ sở thay đổi, người nắm giữ quyền chọn có thể quyết
định mua hoặc bán với giá cố định. Mặt khác, hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có
nghĩa vụ phải mua và bán hàng hóa.
Công cụ này là loại hợp đồng “song phương”, thực hiện vô điều kiện. Theo đó, hai
bên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định trong hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn
thường được giao dịch trên thị trường phi tập trung, không có một qui định/thể chế
nào bắt buộc đối với các giao dịch giữa các tổ chức/cá nhân; Không thực hiện
thanh toán bù trừ hàng ngày và giá trị khác “0” chỉ được hạch toán vào ngày đáo
hạn cho bên thắng (+) và bên thua (-) nếu hợp đồng được thực hiện thành công.
1.4.2 Hợp đồng giao sau (Future)
Hợp đồng giao sau là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua hoặc
bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá thỏa thuận ngày hôm nay. Các
hợp đồng được giao dịch trên sàn giao dịch giao sau và chịu quá trình thanh toán
hằng ngày.
Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống với
hợp đồng kỳ hạn. Về bản chất, chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳ
hạn, nhưng các hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là
sàn giao dịch giao sau. Người mua hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ mua
hang hóa vào một ngày trong tương lai có thể bán hợp đồng trên thị trường giao
sau. Điều này giúp họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng hóa. Ngược lại, người bán
hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ bán hàng hóa vào một ngày trong tương
lai, có thể mua lại hợp đồng trong thị trường giao sau, điều này giúp họ thoát khỏi
nghĩa vụ bán hàng hóa.

Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau cũng có rủi ro hai chiều. Nhưng
khác biệt rõ rệt nhất với thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau sử dụng hai công cụ
để loại bỏ rủi ro tín dụng: Thứ nhất thay vì giao nhận giá trị hợp đồng thông qua
viêc thanh toán đơn nhất vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị của hợp đồng
giao sau được thực hiện vào cuối ngày chúng được giao dịch. Đặc tính thứ hai của
hợp đồng giao sau giúp làm giảm rủi ro không thanh toán là yêu cầu tất cả thành
viên tham gia thị trường, người bán và người mua đều như nhau- thực hiện một
khoản ký gửi được gọi là ‘khoản ký quỹ’. Nếu hợp đồng giao sau của bạn tăng giá
trị trong ngày trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khoản ký
quỹ của bạn vào cuối ngày. Ngược lại, nếu hợp đồng của bạn giảm giá trị, khoản
lỗ sẽ được trừ ra và số dư tài khoản ký quỹ của bạn giảm xuống dưới mức tối thiểu
đã được thỏa thuận, bạn sẽ bị yêu cầu nộp khoản ký quỹ bổ sung.
1.4.3 Hợp đồng quyền chọn ( option)
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán, trong
đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ để mua hoặc bán một tài sản
vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Người mua trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán
quyền chọn sẵn sàng bán hoặc nắm giữ tài sản nếu người mua từ bỏ quyền mua.
Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call). Một quyền chọn để
bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Hợp đồng quyền chọn chỉ qui định
quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Quyền chọn mua (CALL): cho phép người mua option có quyền mua hay
không mua tài sản theo giá hợp đồng.
Quyền chọn bán (PUT): cho phép người mua option có quyền bán hay không
bán tài sản theo giá hợp đồng.
Giá thực hiện option (Strike): là tỷ giá mà người mua Option được quyền ấn
định trước với người bán Option và được chốt trong suốt thời hiệu hợp đồng.
Dựa vào sự chênh lệch giữa giá Strike và giá Spot, có 3 kiểu giá Strike:
• In – The –Money (ITM)
• At – The Money (ATM)

• Out Of The Money (OTM)
Ví dụ: Giá Strike
Giả sử gía spot là 1 EUR = 19500 VND
CALL EUR GIÁ STRIKE PUT EUR
ITM 19.000 VND OTM
ATM 19.500 VND ATM
OTM 20.000 VND ITM
Quyền chọn ngang giá ATM (At the money)- quyền chọn mà giá thực hiện là
giá kỳ vọng hiện hành. quyền chọn ngang giá ATM đựơc chi trả bằng cách hi sinh
một phần đáng kể trong mức lợi nhuận tiềm năng của công ty. Tuy nhiên giá của
hợp đồng quyền chọn mua sẽ giảm khi giá thực hiện tăng tương đối so với giá hiện
tại của tài sản.
Một người mua hợp đồng quyền chọn mà sẵn sàng chấp nhận mức lỗ tiềm
năng lớn hơn và đổi lại sẽ chịu phí quyền chọn thấp hơn thì sử dụng quyền chọn
kiệt giá OTM ( Out of the money )
Người mua quyền có thể: thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người
mua khác; hay không thực hiện quyền. Các giao dịch quyền chọn thường được
thực hiện thông qua trung tâm thanh toán bù trừ, cả hai bên không cần giao dịch
trực tiếp với nhau mà thông qua các thành viên đã đăng ký của trung tâm giao
dich, các thỏa thuận mua và bán hợp đồng được khớp khi hồ sơ của hai bên được
khớp với nhau về giá thực hiện, phí quyền chọn, ngày đáo hạn. Việc từ chối hay
không từ chối quyền khi giá vào ngày đáo hạn cao (hay thấp) hơn giá trong hợp
đồng sẽ được quyết định trên cơ sở mức độ chênh lệch giữa giá định trước với giá
thực tế của sản phẩm chính ở ngày đáo hạn và quyền phí. Nghĩa là “giá của hợp
đồng quyền chọn bằng chênh lệch giá giữa giá thực tế với giá trong hợp đồng
“cộng” với phí mua quyền nếu người mua quyền thực hiện được quyền thành công
theo hợp đồng, hoặc đơn giản chỉ là phí để “rút lui” không thực hiện hợp đồng. Cụ
thể, trong khi người mua hợp đồng quyền chọn mua mong muốn giá của sản phẩm
hợp đồng sẽ tăng lên trong ngày đáo hạn thì người mua hợp đồng lựa chọn bán lại
hy vọng giá xuống, nếu cao hơn giá định trước họ sẽ từ chối quyền bán và chịu

mất quyền phí.
.
Diễn biến giá trị option
Yếu tố thị trường Giá trị của CALL option Giá trị của PUT option
Giá spot tăng Tăng Giảm
Giá spot giảm Giảm Tăng
Độ biến động tăng Tăng Tăng
Độ biến động giảm Giảm Giảm
Thời hạn dài Tăng Tăng
Thời hạn ngắn Giảm Giảm
So sánh option với giao dịch spot
Giao dịch option Giao dịch spot
Vốn ít, lời nhiều Phải bỏ nhiều vốn
Tỷ suất lợi nhuận cao Tỷ suất lợi nhuận thấp
Ít chi phí vay mượn vốn Chi phí vay mượn vốn cao
Tổng chi phí đã xác định Mức lỗ chưa xác định
Tóm tắt các đồ thị lợi nhuận đối với các vị thế được giữ đến khi đáo
hạn
- Giao dịch quyền chọn mua
Mua quyền chọn mua
Bán quyền chọn mua
- giao dịch quyền chọn bán
1.4.4 Công cụ hoán đổi (Swap)
Là việc mua và bán đồng thời tài sản gốc tương tự hoặc nghĩa vụ tương đương với
số tiền vốn mà việc hoán đổi các giao dịch tài chính cho phép cả hai bên tham gia
các điều kiện thuận lợi hơn mong muốn. Thực chất của hợp đồng này là hai bên
thoả thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai. Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi là
giao dịch trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn. Cụ thể, ở thị trường
hoán đổi Mỹ, hầu như chưa có qui định nào ràng buộc. Hiện nay, hiệp hội hoán
đổi và phái sinh quốc tế mới chỉ đưa ra tài liệu chuẩn về quy trình giao dịch và thủ

tục pháp lý (chỉ áp dụng ở Mỹ). Ở Châu Âu, thị trường hoán đổi chủ yếu do các
ngân hàng vận hành, được điều chỉnh bởi một số quy định của Luật Ngân hàng.
Nhìn chung, cho đến nay chỉ có quy định đối với người môi giới về việc tổ chức
các giao dịch hoán đổi, không quy định về trách nhiệm của các đối tác trên thị
trường đối với việc thực hiện hợp đồng. Hạn chế của thị trường này là khi muốn
giao dịch, một bên đối tác phải tìm được đối tác bên kia đang sẵn sàng làm đối tác
giao dịch với mình ( phải có sự trùng hợp về nhu cầu đối với thời gian đáo hạn,
cấu trúc các dòng tiền và khối lượng vốn ). Hợp đồng hoán đổi được thiết kế riêng
theo nhu cầu của hai bên đối tác, chính vì vậy các điều kiện của hợp đồng mang
tính cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Hợp đồng hoán đổi ra đời để xử lý những bất
tương xứng giữa tài sản có và tài sản nợ của Ngân hàng và doanh nghiệp về lãi
suất, kỳ hạn và quốc tịch của đồng tiền, giúp ngân hàng và doanh nghiệp quản lý
tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình.
Mua quyền chọn bán Bán quyền chọn bán
Phần 2: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Phân tích ngành dệt may VN
2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may VN
2.1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam:
Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử phát
triển lâu đời ở Việt Nam. Đặc biệt, ngành dệt sợi có từ lâu và phát triển mạnh
trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Trước khi thực dân Pháp xâm lược Đông
Dương đã tồn tại nhiều nhà sản xuất vải tại Việt Nam sử dụng sợi nhập khẩu. Thực
dân Pháp đã tăng thuế nhập khẩu sợi làm cho sản xuất vải tại Việt Nam gặp nhiều
khó khăn.Nhưng trong thời kỳ này nhiều nhà máy dệt hiện đại do Pháp đầu tư đã
được thành lập. Năm 1889, nhà máy dệt đầu tư tại Việt Nam được Pháp xây dựng
tại Nam Định, tiếp theo là năm 1894 tại Hà Nội và sau đó tại Hải Phòng. Năm
1912, ba nhà máy hợp nhất thành “Công ty dệt vải Đông Kinh”. Chính phủ Thực
dân thu được nhiều lợi nhuận từ việc kinh doanh độc quyền ngành này.
Sau đại chiến thế giới thứ hai, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển
đáng kể. Vào thới gian đó, các doanh nghiệp dệt ở miền Bắc nhập máy móc thiết

bị deẹt sợi từ tTrung Quốc, Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, còn các doanh nghiệp
ở miền Nam nhập từ các nước phương tây để đẩy mạnh sản xuất hàng dệt- may.
Năm 1975, sau khi Việt Nam thống nhất, các doanh nghiệp dệt – may quy mô lớn
của miền Nam được quốc hữu hóa và được đưa vào hệ thống kinh tế bao cấp. Ủy
ban Kế hoạch Nhà Nước giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp may về kế hoạch sản
xuất, số lượng, giá. Các doanh nghiệp may căn cứ vào đó tính số lượng nguyên
liệu đầu vào trình lên Ủy ban Kế hoạch về các doanh nghiệp nhuoọm có thể đáp
ứng yêu cầu. Sau đó, căn cứ vào những đề nghị này, Ủy ban Kế hoạch lại giao chỉ
tiêu sản luọng cho các doanh nghiệp nhuộm, ấn định về giá và ngày giao hàng, các
doanh nghiệp nhuộm lại tính lượng sợi cần thiết rồi trình Ủy ban Lế hoạch Nhà
nước về nhà sản xuất sợi theo yêu cầu. Cuối cùng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
giao chỉ thị cho doanh nghiệp sợi sản xuất lượng sợi cần thết như kế hoạch được
trình bày ở trên.
Trong nền kinh tế kế hoạch, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt, nhuộm và
may rất mật thiết. Các doanh nghiệp may tiến hành sản xuất theo thiết kế, số lượng
và giá đã được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quy định. Các doanh nghiệp này
thường xuyên nắm bắt những thông tin như loại vải nào thì có thể sản xuất ở
doanh nghiệp nào và giữ mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhuộm. Đơn
giá, mẫu mã… của vải sử dụng ở các doanh nghiệp may do Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước quy định, nhưng nhà cung cấp vải lại do các doanh nghiệp may đệ trình lên
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước nhưng thực chất quyết định cuối cùng vẫn do các
doanh nghiệp này đưa ra. Đồng thời, các doanh nghiệp nhuộm cũng giữ mối quan
hệ khăng khít với casc doanh nghiệp dệt. Xét trên toàn ngành, mối quan hệ trực
tiếp, laau dài giữa các doanh nghiệp đã được duy trì khá tốt. Tuy nhiên, mối quan
hệ khăng khít cùng việc chia xẻ thông tin giữa các doanh nghiệp khác ngành đã có
sự thay đổi lớn từ sau khi có Hiệp định thương mại gia công ủy thác (Hiệp định
ngày 19 tháng 5) được ký kết giữa chính phủ Liên Xô cũ và Chính phủ Việt Nam
vào naem 1986. Theo Hiệp định này, Chính phủ Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu
tơ sợi từ Liên Xô để tiến hành sản xuất hàng may mặc tại các doanh nghiệp Nhà
nước, sau đó, xuất khẩu trở lại Liên Xô. Hiệp định này đã làm giảm hẳn nhu cầu

đối với sản phẩm của các doanh nghiệp nhuộm và dệt trong nước và mối quan hệ
mật thiết giữa các doanh nghiệp cũng bị rạn nứt. Việc các doanh nghiệp dệt,
nhuộm lớn đầu tư vào ngành may đã đẩy nhanh hơn sự rạn nứt này. Các nhà sản
xuất dệt và nhuộm cũng hoạt động trên cả lĩnh vực may và để tồn tại họ cần nhận
được những đơn đặt hàng gia công ủy thác của Liên Xô. Các doanh nghiệp trong
các lĩnh vực dệt, nhuộm, vải từ mối quan hệ hợp tác đã trở thành đối thủ cạnh
tranh của nhau. Người ta cho rằng đó là nguyên nhân lịch sử chủ yếu khiến cho sự
phân ngành trong ngành dệt – may Việt Nam chưa phát triển.
2.1.1.2 Vị trí ngành công nghiệp dệt may Việt Nam:
* Vị trí ngành công nghiệp dệt may trên thế giới:
Ngành công nghiệp dệt may gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của mỗi
con người. Vì vậy, từ rất lâu trên thế giới, ngành công nghiệp này được hình thành
và đi lên cùng với sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Đây là ngành thu
hút nhiều lao động với kỹ năng không cao, có điều kiện mở rộng thương mại quốc
tế, vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sản xuất không lớn lắm .Do vậy, trong quá
trình công nghiệp hóa tư bản ở các nước phát triển Anh, Pháp, Ý…cho đến các
nước công nghiệp mới như Hàn quốc, Đài loan, Hồng kông, Singapore…ngành
dệt may đều có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của họ. Nhưng
hiện nay, giờ công lao động của công nhân dệt may ở các nước này cao hơn ta rất
nhiều, do vạy hiệu quả sản xuất dệt may ở các nước đó thấp.
Các nước NIC châu Á như Hàn quốc, Đài Loan, Malaisia…đang chuyển sản xuất
dệt may sang các nước có lao động dồi dào và giá nhân công rẻ hơn như Ấn Độ,
Trung Quốc, Inđônêxia, Bănglađet, Việt Nam…Chúng ta tiếp nhận nhiều công
trình liên doanh hoặc 100% vốn từ các nước đó.
* Vị trí ngành công nghiệp dệt may Việt Nam:
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân nhằm đảm bảo hàng hóa cho tiêu dùng trong nước, có điều mở rộng
thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ra ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm
xuất khẩu, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Liên tục trong hơn 15 năm
qua(từ năm 1992 đến nay), ngành dệt may đã từ vị trí thứ 2 vươn lên vị trí thứ 1

vào năm 2007 trong 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất đất nước, vượt qua
mặt dầu khí.

×